Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Mặt tích cực và tiêu cực của phong cách lãnh đạo độc tài và dân chủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.65 KB, 3 trang )

*Tích cực:
- Hitler là một người rất có tài về quân sự kết hợp với tài hùng biện được tôi luyện đến
mức xuất sắc, do đó việc vận dụng phong cách lãnh đạo chuyên chế độc đoán đã phát huy
được tài quân sự và hùng biện của ông.
- Vận dụng tư tưởng để đổi mới nước Đức, đưa họ ra khỏi khủng hoảng. Nước Đức lúc
này đang trong tình trạng khủng hoảng sau thất bại của chiến tranh thế giới thứ nhất nên
rất cần một đường lối chính sách, tư tưởng có thể làm cho nước Đức vực dậy, những tư
tưởng của Hitler được đưa ra còn rất mới lạ, nên việc thực hiện tư tưởng đó yêu cầu phải
sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán. Nhờ việc sử dụng phong cách lãnh đạo này đã
tạo ra những thành tựu đáng kể trên.
- Việc sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán giúp Hitler giải quyết công việc một cách
nhanh chóng, đảm bảo được mục tiêu một cách chính xác. Thể hiện ở chỗ chưa đầy 20
năm kể từ khi Hitler công khai tuyên truyền tư tưởng độc tài (1921) đã đạt được những
thành tựu vô cùng to lớn, từ những bước đi đầu tiên trong Đảng Quốc xã đến việc xây
dựng một lực lượng quân đội hùng hậu, từ việc khởi động chiến tranh thế giới tứ 2 đến
những thắng lợi đạt được trong chiến tranh.
- Giúp thâu tóm toàn bộ quyền lực cả về chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao.. việc đó
giúp Hitler rất có uy lực, không ai có quyền được chối cãi, chống đối cũng như làm thất
bại những âm mưu tham vọng lật đổ ông.
- Về mặt quân sự, vì bản chất quân đội là nhận thông tin từ trên xuống, chấp hành và thực
hiện nên lãnh đạo theo phong cách chuyên quyền là yêu cầu cao nhất.
=> Việc áp dụng phong cách lãnh đạo độc đoán là rất cần thiết đối với Hitler nói riêng và
nước Đức nói chung thời kỳ đó, bởi vì yêu cầu đặt ra cao nhất trong thời kỳ này chính là
làm sao để đưa nước Đức vực dậy một cách nhanh chóng nhất có thể cả về chính trị, kinh
tế, quân sự… và chỉ có lãnh đạo theo phong các độc đoán chuyên quyền mới làm được.
* Tiêu cực:
- Thói ngông nghênh trong lúc làm việc và đón tiếp người khác tại văn phòng, khi làm
việc ông muốn tiếp ai thì tiếp, không muốn thì đuổi họ đi, công việc gì mình quan tâm thì
giải quyết, không để ý đến trọng trách quốc gia, chỉ chú ý đến quyền lực trong tay mình
nên tạo ra rất nhiều kẻ chống đối muốn lật đổ ông.
- Hitler quá tự tin vào tài năng của bản thân, tự phụ đối với tài hung biện của mình, ông


dần mắc bệnh hoang tưởng, ngủ quên trong tài năng, vinh quang của mình nên không


thèm lắng nghe bất cứ lời khuyên của ai, luôn tự cho mình đúng điều đó đã làm cho
Hitler phải gánh chịu nhiều thất bại đau đớn.
- Phong cách độc đoán đưa thông tin một chiều từ trên xuống, những ý kiến sáng tạo của
cấp dưới đều bị Hitler bác bỏ nhanh chóng, ông không nghe lời bất cứ ai nên đã dẫn đến
nhiều quyết định sai lầm, và phải nhận sự thất bại đau đớn, nhất là thất bại ở chiến tranh
thế giới thứ 2.
- Việc áp đặt người khác đã làm hạn chế tinh thần sáng tạo của họ, làm cho họ thấy bất
mãn và dần trở nên buông xuôi, chỉ nghe mà không cần hiểu, làm mà không có mục đích.
Điều đó là nguyên nhân dẫn tới tai họa của nước Đức.
- Vì phong cách lãnh đạo độc đoán đã làm Hitler xa rời với ý chí nguyện vọng của nhân
dân, không biết thương dân, những người đã từng rất tin tưởng ông, nhưng kết quả là
không ai tiếc thương cho cái chết của ông.
- Hitler đàn áp rất dã man những người chống đối mình, người bị buộc từ chức, người bị
giết, kẻ bị ép chết… không từ một ai. Những hành động đó đã làm cấp dưới khiếp sợ,
không dám chống lại, không dám đưa ra ý kiến nên Hitler mất đi những sáng kiến của
cấp dưới. Họ chỉ biết sợ chứ không hề tôn kính trung thành với ông, thậm chí còn căm
ghét ông. Trước mặt ông, dưới sự điều khiển của ông thì răm rắp làm theo một cách trung
thành nhưng khi thoát khỏi sự chi phối của ông thì sẵn sàng phản bội, sẵn sàng từ bỏ ông
để chạy theo mong muốn bị kìm nén bao lâu của họ. Thể hiện như ở trân Staligrat tướng
Paulus đã dẫn quân đầu hàng đồng minh trong sự cay đắng của Hitler.
- Khi gặp thất bại, vì sợ mất phong độ, sợ bị người khác nhìn ông là một kẻ không có tài
năng nên ông không ngần ngại đổ lỗi cho người khác, không chịu nhìn nhận cái sai của
mình. Thậm chí ông đánh đổi cả cái chết vì quá tự cao tự đại để không chịu nhục.
Tóm lại, phong cách lãnh đạo độc đoán của Hitler mang cả ưu và nhược điểm, tuy nhiên
nhược điểm lớn nhất của Hitler chính là nguyên nhân dẫn tới thất bại lớn nhất cuộc đời
ông và gây thảm họa cho người Đức và cả thế giới lại xuất phát từ chính quan điểm mục
tiêu sai lầm, kết hợp với sự độc đoán chuyên quyền của ông đã làm cho Hitler trở thành

một kẻ vĩ đại nhưng bị căm ghét.
* Hồ Chí Minh
* Tích cực:
- Được sự ủng hộ của toàn bộ nhân dân.


- Tác phong tập thể – dân chủ của Bác luôn luôn tạo ra được không khí làm việc hoạt bát,
phấn khởi, hăng hái và đầy sáng tạo. Hiệu quả công việc được tăng cao.

- Phát huy được mọi khả năng sáng tạo, làm nở rộ những tài năng, sáng kiến của nhân
dân, tạo ra những nguồn lực dồi dào cho tiến bộ và phát triển của đất nước.
- Phát huy được sức mạnh tập thể, đoàn kết của toàn dân trong sản xuất, kháng chiến
giành độc lập dân tộc. Biểu hiện là dù kẻ thù xâm lược có mạnh đến đâu, nhân dân ta đều
có thể đánh bại.
* Tiêu cực:
- Quyền làm chủ thuộc về dân, Đảng và Nhà nước là của dân, do dân bầu và phụng sự
cho nhân dân cho nên mọi ý kiến đều nhất trí theo ý kiến của nhân dân nên đôi khi không
thể thực hiện theo kiến riêng của lãnh đạo.
- Trong quá trình lấy ý kiến có thể xảy ra nhiều tranh cãi, khó xử, khó đi đến quyết định
cuối cùng.
- Tốn nhiều thời gian quyết định.
Tóm lại, Phong cách dân chủ của chủ tịch Hồ Chí Minh tuy có nhiều ưu điểm như phát
huy được sức mạnh tập thể, tính đoàn kết và tinh thần của nhân dân nhưng lại dẫn tới hậu
quả làm tốn thời gian khi đưa ra quyết định, trong một số trường hợp thì không những
công việc không được giải quyết mà còn gây lãng phí thời gian và tiền bạc.



×