Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Phong cách lãnh đạo của chủ tịch hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.33 KB, 10 trang )

1.Giới thiệu về tiểu sử của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh (19 tháng 5 năm 1890 – 2 tháng 9 năm 1969) tên thật là Nguyễn Sinh
Cung .Là một nhà cách mạng, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong
những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn
vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ 20, một chiến sỹ cộng sản quốc tế. Ông là
người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam khai sinh nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là
Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951 –
1969.Là một lãnh tụ được nhiều người ngưỡng mộ và tôn sùng, lăng của ông được
xây ở Hà Nội, nhiều tượng đài của ông được đặt ở khắp mọi miền Việt Nam, hình
ảnh của ông được nhiều người dân treo trong nhà, đặt trên bàn thờ và được in ở
hầu hết mệnh giá đồng tiền Việt Nam. Ông được thờ cúng ở một số đền thờ và
chùa Việt Nam.[6][7][8] Ông đồng thời cũng là một nhà văn, nhà thơ và nhà báo
với nhiều tác phẩm viết bằng cả tiếng Việt, tiếng Hán và tiếng Pháp. Ông đã được
tạp chí Times bình chọn là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất của thế kỷ .

2.Môi trường văn hóa kinh doanh hiện nay tại Việt nam
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm đến việc xây dựng
văn hóa doanh nghiệp, thậm chí có những doanh nghiệp không hề tiếc tiền mời các
công ty nước ngoài đến hoạch định văn hóa doanh nghiệp cho công ty mình. Học
tập văn hóa doanh nghiệp tiên tiến nước ngoài đã trở thành tư duy mới của các
doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO), đất nước đã hội nhập ngày càng sâu, rộng hơn vào
nền kinh tế toàn cầu, đó là một lời mời không thể khước từ “luật chơi” nghiệt ngã
của thương trường trong nước và quốc tế: cạnh tranh và đào thải. Điều đó đòi hỏi


giới doanh nhân Việt Nam phải nhanh chóng hoàn thiện nhân cách, trí tuệ, sự đoàn
kết, đồng lòng, xây dựng cộng đồng doanh nghiệp mạnh mẽ, với hành trang “văn
hóa kinh doanh Việt Nam” vững vàng, chủ động, sẵn sàng trước những thách thức


mới. Thời đại ngày nay, ước vọng làm giàu đã được pháp luật hóa, xã hội hóa,
quốc tế hóa, và văn hóa hóa. Nhà doanh nghiệp và các ông chủ doanh nghiệp
không thể giấu từng hào trong cạp quần, trong túi áo chắt bóp, ki bo từng ngàn,
từng vạn đồng. Tất nhiên, không biết tiết kiệm, tính toán, không biết dùng đồng
tiền đúng chỗ, đúng lúc, đúng đối tượng, đúng mục đích thì cũng không biết cách
làm giàu. Các doanh nghiệp hôm nay phải là những người có tầm nhìn rộng và xa,
có đầu óc suy nghĩ sâu xa, sắc sảo, có giác quan đặc biệt cảm nhận nhạy bén trước
một thực tế sôi động và biến động khôn lường. Những con người ấy phải được tôn
trọng, được tôn vinh, phải được đồng cảm chia xẻ vui, buồn, phải được bênh vực
và bảo vệ. Phải định vị lại những giá trị cho họ, phải tính cách nào đó mà tôn vinh
họ, vừa giúp họ xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam,
cần phải hội tụ đủ 4 yếu tố: Tâm - Tài - Trí - Dũng. Nghĩa là “Có tâm thì có đức;
Có tài thì có tầm; Có trí thì có lực; Có dũng thì có tiết”. Mỗi doanh nhân hội đủ
yếu tố trên sẽ tạo thành một cộng đồng chuyên nghiệp, rèn luyện đạo đức với các
quan hệ: gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, nhân viên và hơn hết là ý thức trách nhiệm
của một công dân trước đất nước, có tầm nhìn vượt qua sự nhỏ mọn, manh mún,
vượt qua sự kiếm tìm lợi nhuận đơn thuần. Mạnh mẽ và dũng cảm trên thương
trường trong nước và quốc tế. Các yếu tố còn thể hiện ở các giá trị chuẩn mực sau:
Tinh thần dũng cảm trong sáng tạo, luôn có tư tưởng mới, phương pháp mới. Biết
kết hợp sức mạnh về nhân sự, tài chính và các nguồn lực khác vào kinh doanh;
Tinh thần dám mạo hiểm, chấp nhận rủi ro để đạt được những mục tiêu của mình;
Tinh thần theo đuổi không bao giờ thỏa mãn, doanh nghiệp là con người của hành
động và giàu trí tưởng tượng, có nhân cách mạnh mẽ, lòng tự tin và sự kiên trì bền
bỉ; Tinh thần quyết chí dám đi đến thắng lợi, luôn luôn dũng cảm đi đến thắng lợi


cuối cùng; Tinh thần quyết đoán trong công việc, khả năng lựa chọn những phương
án tối ưu trong các phương án…

Có 4 xu hướng chủ yếu phát triển của văn hóa doanh nghiệp Việt Nam:

Một là, tôn trọng con người với tư cách là chủ thể hành vi, coi trọng tính tích cực
và tính năng động của con người trong kinh doanh, công việc nâng cao tố chất của
con người là điều kiện quan trọng đầu tiên của phát triển doanh nghiệp.
Hai là, coi trọng chiến lược phát triển và mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp để bồi
dưỡng ý thức văn hóa doanh nghiệp cho toàn thể công nhân viên chức.
Ba là, coi trọng việc quản lý môi trường vật chất và tinh thần của doanh nghiệp, tạo
ra không gian văn hóa tốt đẹp, bồi dưỡng ý thức tập thể và tinh thần đoàn kết nhằm
cống hiến sức lực, trí tuệ cho doanh nghiệp.
Bốn là, coi trọng vai trò tham gia quản lý của công nhân viên chức, khích lệ tinh
thần trách nhiệm của tất cả các thành viên doanh nghiệp.
Trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay, văn hóa doanh nghiệp Việt Nam có 4
đặc điểm nổi bật sau đây:
Tính tập thể: Quan niệm tiêu chuẩn đạo đức của doanh nghiệp là do toàn thể thành
viên doanh nghiệp tích lũy lâu dài cùng nhau hoàn thành, có tính tập thể.
Tính quy phạm: Văn hóa doanh nghiệp có chức năng điều chỉnh kết hợp: trong
trường hợp lợi ích cá nhân và doanh nghiệp xảy ra xung đột thì công nhân viên
chức phải phục tùng các quy định, quy phạm của văn hóa mà doanh nghiệp đã đề
ra, đồng thời doanh nghiệp cũng phải biết lắng nghe, cố gắng giải quyết hài hòa để
xóa bỏ xung đột.


Tính độc đáo: Doanh nghiệp ở những quốc gia khác nhau, doanh nghiệp khác nhau
ở cùng một quốc gia đều cố gắng xây dựng văn hóa doanh nghiệp độc đáo trên cơ
sở của vùng đất mà doanh nghiệp đang tồn tại. Văn hóa doanh nghiệp phải bảo
đảm tính thống nhất trong nội bộ từng doanh nghiệp, nhưng giữa các doanh nghiệp
khác nhau cần phải tạo nên tính độc đáo của mình.
Tính thực tiễn: Chỉ có thông qua thực tiễn, các quy định của văn hóa doanh nghiệp
mới được kiểm chứng để hoàn thiện hơn nữa. Chỉ khi nào văn hóa doanh nghiệp
phát huy được vai trò của nó trong thực tiễn thì lúc đó mới thực sự có ý nghĩa.
Để phát huy ưu thế của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh kinh

tế toàn cầu, khi đối mặt với doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp của chúng
ta cần phải xem xét và kiện toàn hơn nữa văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh
nghiệp khi được xây dựng hoàn thiện không những kích thích sự phát triển sản
xuất mà còn có ý nghĩa quan trọng để xây dựng uy tín và thương hiệu của doanh
nghiệp.
Văn hóa bao giờ cũng là mục tiêu, động lực của sự phát triển. Đặc biệt trong giai
đoạn toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, vai trò của
văn hóa càng trở nên quan trọng, cấp thiết hơn bao giờ hết. Sau khi gia nhập WTO,
Việt Nam đang đứng trước những thời cơ và thách thức to lớn. Một trong những
thách thức đó là phát triển văn hóa như thế nào để văn hóa thực sự là động lực thúc
đẩy phát triển nền kinh tế đất nước.

3. Phong cách lãnh đạo dân chủ và ứng dụng của nó
3.1 phong cách lãnh đạo dân chủ
Phong cách lãnh đạo dân chủ được đặc trưng bằng việc người quản lý biết phân
chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến cấp dưới, đưa họ tham gia vào
việc khởi thảo các quyết định.Phong cách lãnh đạo dân chủ còn tạo ra những điều


kiện thuận lợi để cho những người cấp dưới được phát huy sáng kiến, tham gia vào
việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích
cực trong quá trình quản lý.
Đặc điểm của lãnh đạo có phong cách lãnh đạo dân chủ:
Cho phép nhân viên tham gia đóng góp ý kiến & triển khai công việc theo theo
năng lực của mỗi người.Luôn tham khảo ý kiến của nhân viên đối với các công
việc có liên quan đến chuyên môn của nhân viên.Xây dựng cơ chế để nhân viên có
quyền hạn nhất định, có thể chủ động trong việc quyết định các công việc do mình
phụ trách.Người có phong cách lãnh đạo dân chủ thường là người hiền hòa, ít cáu
giận, luôn tìm hiểu nguyên nhân sâu xa rồi giải quyết một cách thấu đáo.Một môi
trường làm việc thoải mái, năng động, chủ động thường là nơi có những người lãnh

đạo dân chủ.
Ưu điểm mà phong cách lãnh đạo dân chủ mang lại:
Nhân viên làm việc hiệu quả hơn: do nhân viên được chủ động trong việc quyết
định các công việc do mình phụ trách nên công việc được xử lý một cách nhanh
chóng hơn, chính xác & hiệu quả hơn.Không khí thân thiện, định hướng nhóm,
định hướng nhiệm vụ: mọi người tập trung vào việc xử lý công việc, phối hợp thực
hiện công việc thay vì ganh ghét, đố kỵ nhau.Hiệu quả công việc liên tục được
nâng cao do người lãnh đạo dân chủ có được những quyết định đúng đắn, bám sát
với thực tế.
Môi trường làm việc thoải mái, thân thiện và có triển vọng nên nhân viên gắn bó
làm việc lâu dài, toàn tâm, toàn ý lo cho công việc của công ty.Công ty có nhiều ưu
thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh bởi phát huy được sức mạnh tập thể.
Tầm nhìn về phong cách lãnh đạo dân chủ:


Phong cách lãnh đạo là xu thế tất yếu của phong cách lãnh đạo hiện đại. Phong
cách lãnh đạo cũng là trình độ lãnh đạo, tầm nhìn cả người lãnh đạo. Công việc
điều hành doanh nghiệp vốn nhiều khó khăn.
Nếu sử dụng phong cách lãnh đạo dân chủ, bạn sẽ tập hợp được nhân sự tài năng,
toàn tâm, toàn ý cùng bạn đưa doanh nghiệp phát triển.
3.2 ứng dụng trong phong cách lãnh đạo của Hồ Chí Minh
Là những người có trọng trách trong một công ty, những nhà lãnh đạo, quản lý cần
rèn luyện phong cách làm việc dân chủ. Theo Hồ Chí Minh thì: Một người dù tài
giỏi đến đâu cũng không thể nắm được hết mọi mặt của một vấn đề phức tạp, cũng
như không thể biết hết được mọi việc trong đơn vị cũng như đời sống xã hội. Cho
nên, cần phải có cách làm việc tập thể để phát huy được trí tuệ của tập thể, của
đông đảo quần chúng nhân dân nhằm hoàn thành sự nghiệp của một tập thể, một
đơn vị hay địa phương mà riêng một mình lãnh đạo, quản lý không làm nổi. Tập
thể lãnh đạo là dân chủ. Lãnh đạo, quản lý không phát huy trí tuệ tập thể, thì sẽ dẫn
đến tệ bao biện, độc đoán, chủ quan, chuyên quyền.

Tuy nhiên, có ý thức tập thể cao, biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến tập thể, phát
huy trí tuệ tập thể, nhưng lại không có tính quyết đoán, không dám chịu trách
nhiệm cá nhân trước tập thể, thì không thể có những quyết định kịp thời đáp ứng
yêu cầu cuộc sống đòi hỏi và công việc cũng không thể tiến triển được.
Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu ý các cán bộ lãnh đạo, quản lý rằng:
“Không phải vấn đề gì nhỏ nhặt, vụn vặt, một người vẫn có thể giải quyết được,
cũng cứ đưa ra bàn mới là tập thể lãnh đạo. Nếu làm như vậy là hiểu máy móc. Kết
quả là cứ khai hội mà hết ngày giờ. Những việc bình thường, một người có thể giải
quyết đúng, thì người phụ trách cứ cẩn thận giải quyết đi. Những việc quan trọng
mới cần tập thể quyết định”.


Đặc biệt trong những thời điểm then chốt, khi có thời cơ người lãnh đạo, quản lý
phải dám nghĩ, dám làm, dám quyết đoán. Như Người khẳng định:
“Lạc nước hai xe đành bỏ phí
Gặp thời một tốt cũng thành công”[6].
Chính vì vậy phong cách làm việc của người lãnh đạo, quản lý đúng đắn là phải
kết hợp chặt chẽ giữa cách làm việc dân chủ tập thể với tính quyết đoán, dám chịu
trách nhiệm cá nhân trước tập thể, trước nhân viên công ty, kịp thời đưa ra những
quyết sách đúng. Những hiện tượng coi thường tập thể, hoặc dựa dẫm, ỷ lại tập thể,
không dám quyết đoán, không nêu cao trách nhiệm cá nhân đều làm trì trệ, suy yếu
năng lực lãnh đạo, hiệu quả quản lý của người lãnh đạo.
Cần thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, nói với làm
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rõ: “Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ
phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng
túng như nhắm mắt mà đi”.“Làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò
trong đêm tối, vừa chậm chạp vừa hay vấp váp”. Vậy nên người lãnh đạo, quản lý
cần phải có lý luận mới có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Song, sự cần thiết phải biết liên hệ lý luận với thực tiễn trong công tác. “Thực tiễn
không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên

hệ với thực tiễn là lý luận suông”. Lý luận cốt để áp dụng vào thực tế. Chỉ học
thuộc lòng, để đem lòe thiên hạ thì lý luận ấy cũng vô ích. Thậm chí, thuộc lý luận
mà xa rời thực tiễn thì sẽ dẫn tới bệnh giáo điều, sách vở, làm tổn hại cho tổ chức
cho công ty.
Một trong những yêu cầu về phong cách làm việc của cán bộ lãnh đạo, quản lý là
phải có năng lực vận dụng sáng tạo lý luận vào thực tiễn. Hồ Chí Minh chỉ rõ:


“Học tập chủ nghĩa Mác- Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi
người và đối với bản thân mình; là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa
Mác- Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tiễn ở nước ta.”
Điểm nổi bật nhất ở Hồ Chí Minh, chính là luôn luôn có sự thống nhất giữa lý luận
với thực tiễn, tư tưởng và hành động, nói đi đôi với làm. Cả cuộc đời cách mạng
đầy phong ba, bão táp của Người là một bài học lớn chiếu sáng nguyên tắc tư
tưởng, đạo đức, phong cách làm việc - Nói đi đôi với làm. Người nói: “1 tấm
gương sống còn giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền”. Với người lãnh đạo,
quản lý. “Phải lấy kết quả thiết thực đã giúp sức bao nhiêu cho sản xuất và lãnh
đạo sản xuất mà đo ý chí cách mạng của mình. Hãy kiên quyết chống bệnh nói
suông, thói phô trương hình thức, lối làm việc không nhằm mục đích nâng cao sản
xuất”.
Qua đó ta rút ra được bài học cho các doanh nghiệp , cho các nhà lãnh đạo hay các
CEO là muốn cso được sự tín nhiệm của nhân viên cũng như sự tôn trọng của họ
thì phong cách làm việc tốt nhất là phải:

"Từ trong nhân viên ra, trở lại nơi nhân viên. Nghĩa là gom góp mọi ý kiến rời rạc,
lẻ tẻ của nhân viên (người lao động), rồi phân tích nó, nghiên cứu nó, sắp đặt nó
thành những ý kiến có hệ thống. Rồi đem nó tuyên truyền, giải thích cho nhân viên
(người lao động) và làm nó thành ý kiến của nhân viên, và làm cho nhân viên giữ
vững và thực hành ý kiến đó. Đồng thời nhân lúc họ thực hành, ta xem xét lại, coi
ý kiến đó có đúng hay không. Rồi lại tập trung ý kiến của người lao động, phát

triển những ưu điểm, sửa chữa những khuyết điểm, tuyên truyền, giải thích, làm
người lao động giữ vững và thực hành.Cứ như thế mãi thì lần sau chắc đúng mực
hơn, hoạt bát hơn, đầy đủ hơn lần trước.Đó là cách lãnh đạo cực kỳ tốt"


3.3 Ảnh hưởng của phong cách dân chủ tới hoạt động của doanh nghiệp.
* Tích cực:
- Tạo ra những điều kiện thuận lợi cho cấp dưới được phát huy sáng kiến, tham gia vào
việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực
trong quá trình quản lý.
- Nhân viên làm việc hiệu quả hơn: do nhân viên được chủ động trong việc quyết định
các công việc do mình phụ trách nên công việc được xử lý một cách nhanh chóng hơn,
chính xác & hiệu quả hơn.
- Không khí thân thiện, định hướng nhóm, định hướng nhiệm vụ: mọi người tập trung
vào việc xử lý công việc, phối hợp thực hiện công việc thay vì ganh ghét, đố kỵ nhau.
- Hiệu quả công việc liên tục được nâng cao do người lãnh đạo dân chủ có được những
quyết định đúng đắn, bám sát với thực tế.
- Môi trường làm việc thoải mái, thân thiện và có triển vọng nên nhân viên gắn bó làm
việc lâu dài, toàn tâm, toàn ý lo cho công việc của công ty.
- Công ty có nhiều ưu thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh bởi phát huy được sức
mạnh tập thể.
* Tiêu cực:
- Tốn nhiều thời gian để đi đến quyết định.
- Đôi khi không thống nhất được ý kiến của nhân viên trong một số vấn đề cụ thể nếu
không có người điều hành đủ chuyên môn, hiểu biết và sự quyết đoán.
- Nhà lãnh đạo phụ thuộc vào ý kiến của cấp dưới.
3.4. Kết luận:
Phong cách lãnh đạo dân chủ nhà quản trị phát huy được năng lực tập thể, trí tuệ của tập
thể, phát huy được tính sáng tạo của cấp dưới, quyết định của nhà quản trị được cấp dưới



chấp nhận và làm theo. Tuy nhiên với phong cách lãnh đạo này nhà quản trị dễ là người
theo chân cấp dưới, khó lựa chọn quyết định cho mình, bỏ lỡ thời cơ kinh doanh.



×