Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

PHƯƠNG PHÁP dạy học TOÁN có lời văn ở học SINH lớp 1 TRƯỜNG TIỂU học VIỆT TIẾN VĨNH bảo hải PHÒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.5 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC VÀ MẦM NON

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN CÓ LỜI VĂN
Ở HỌC SINH LỚP 1 TRƯỜNG TIỂU HỌC
VIỆT TIẾN- VĨNH BẢO-HẢI PHÒNG

Sinh viên nghiên cứu: Phạm Lê Mỹ Linh
Lớp: ĐH Giáo dục tiểu học K15.3
Giảng viên hướng dẫn: TS. Đỗ Thị Cỏong


Năm học: 2015-2016


MỤC LỤC

3


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của vấn đề
Cấp tiểu học là cấp học đầu tiên nền tảng của hệ thống giáo dục tạo ra
những cơ sở ban đầu rất cơ bản bền vững cho trẻ tiếp tục học ở lớp cao hơn. Mỗi
môn học ở tiểu học đều góp phần vào việc hình thành và phát triển kĩ năng và
nhân cách cho học sinh. Trong đó môn toán và tiếng việt có vị trí đặc biệt quan
trọng. Bởi lẽ các kiến thức và kĩ năng sau này của môn toán của tiểu học có
nhiều ứng dụng trong đời sống, cần thiết cho phát triển việc học. Môn toán giúp
học sinh nhận biết mối quan hệ về số lượng, hình dạng không gian trong thế giới
hiện thực , góp phần quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ,


phương pháp suy luận , phương pháp giải quyết vấn đề, giúp hình thành nhiều
phẩm chất quan trọng. Ở tiểu học môn toán có rất nhiều nội dung khác nhau,
trong đó giải toán có lời văn chiếm một vị trí rất quan trọng. Học giải toán có lời
văn không đơn thuần như học các phép tính thông thường, để giải được những
bài toán đòi hỏi học sinh phải tư duy cao , phải phân tích bài toán, chọn lời giải
ngắn gọn phù hợp với yêu cầu đề bài đưa ra và tìm cách tính đúng đắn. Đồng
thời giải toán có lời văn có ý nghĩa sau: Có tác dụng giáo dục học sinh có ý chí
vượt khó, đức tính cẩn thận chu đáo, làm việc có kế hoach , tự kiểm tra công
việc của mình, có óc độc lập suy nghĩ sáng tạo. Thông qua các bài toán có lời
văn giúp rèn luyện phát triển các năng lực giải quyết vấn đề khả năng diễn đạt
Ở lứa tuổi lớp một, kiến thức đối với các em đều mới lạ, sự nhận thức của
các em còn non kém, tư duy kém bền vững và đang ở giai đoạn phát triển. Trong
đó, vốn hiểu biết vốn sốn lại quá ít, trình độ nhận thức lại không đồng đều. Khi
giải bài toán có lời văn các em phải đọc nhiều viết nhiều câu lời giải phù hợp với
phép tính , với yêu cầu bài toán đã ra. Qua việc giải toán có lời văn cho học sinh
giáo viên có thể dễ dành phát hiện những mặt mạnh, yếu của từng em về kiến
thức, kĩ năng, tư duy giúp học sinh phát huy được tính chủ động sáng tạo.
Hướng dẫn học sinh tìm được lời giải đúng và hay là rấ khó. Để dạy tốt dạng
toán này đòi hỏi phải đầu tư nghiên cứu, tìm ra những biện pháp cụ thể cho từng
tiết dạy.
Phương pháp dạy học phù hợp giúp nâng cao chất lượng giảng dạy và kết
quả tiêp thu, phát huy tính tích cực chủ động chiếm lĩnh kiến thức cho học sinh.
Vì vậy mà em nghiên cứu “ Phương pháp dạy học toán có lời văn ở học sinh lớp
1 trường tiểu học Việt Tiến “

4


2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này góp phần nâng cao phân môn và hình thành kĩ năng

diễn đạt, kĩ năng tư duy, kĩ năng suy luận cho học sinh nhằm xuất một số biện
pháp hình thành kĩ năng giải toán cho học sinh lớp một
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp dạy học toán có lời văn ở học sinh lớp một
3.2 Khách thể nghiên cứu
Giáo viên và học sinh lớp 1 Trường tiểu học Việt Tiến
22 giáo viên và 140 học sinh
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và sử dụng các biện pháp trên cơ sở đảm bảo tính khoa học,
tính thực tiễn và khả thi có thể góp phần nâng ca chất lượng giải toán có lời văn
cho học sinh lớp một. Nếu học sinh nắm được kĩ năng giải toán có lời văn thì
các em sẽ giải chính xác và làm nền tảng cho giải toán có lời văn ở các lớp trên
5.Nhiệm vụ nghiên cứu:
Cơ sở lý luận về việc vận dụng phương pháp dạy học toán có lời văn ở học
sinh lớp 1 trường tiểu học Việt Tiến Vĩnh Bảo Hải Phòng
Thực tiễn của về phương pháp dạy học toán có lời văn ở học sinh lớp một
Đề xuất một số biện pháp nhằm vận dụng hiệu quả các phương pháp dạy
học toán có lời văn ở học sinh lớp một góp phần nâng cao chất lượng dạy học
6. Phạm vi nghiên cứu
Vì thời gian và khả năng có hạn nên em chỉ đi sâu nghiên cứu vấn đề
sau:”Chương trình toán lớp một mạch kiến thức giải toán có lời văn”
7. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đảm bảo tính chính xác, khoa học khách quan em phối hợp
các phương pháp nghiên cứu sau:

5


-Phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái

quát hóa tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dưng cơ sở lý luận
cho đề tài
-Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia : Giảng viên hướng dẫn tìm hiểu vấn
đề nghiên cứu
-Phương pháp phỏng vấn sâu: Trò chuyện với giáo viên và học sinh những
khó khăn khi dạy và học giải toán có lời văn ở lớp một
-Phương pháp nghiên sản cứu phẩm hoạt động: Thực nghiệm kết quả
nghiên cứu
-Phương pháp kiểm tra: Điều tra bằng phiếu anket, xây dựng hai loại bảng
điều tra dùng cho giáo viên và học sinh để thu thập thông tin về thực trạng vấn
đề nghiên cứu
-Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động dạy học môn toán thông qua dự
giờ và thu thập thông tin quan đến việc dạy và học
-Phương pháp toán

6


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN CÓ
LỜI VĂN Ở LỚP 1
1.1.

Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Từ xưa tới nay phương pháp luôn là điều quan trọng trong tất cả các việc
làm, nếu không có phương pháp rõ ràng sẽ khó khăn trong việc tiến hành dẫn tới
kết quả đạt được không cao. Phương pháp là cách thức con đường biện pháp để
thực hiện một hoạt động nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Do vậy yếu tố
phương pháp luôn được đè cao đặc biệt trong dạy học toán( môn học logic).
Phương pháp dạy học là cách thức tiến hành các hoạt động của người dạy và

người học nhằm thực hiện một nội dung dạy học đã được xác định. Dạy giải
toán có lời văn ở lớp 1 là vấn đề khó nên phương pháp dạy học rất cần thiết. Có
rất nhiều các nghiên cứu liên quan đến phương pháp dạy toán như:
-Phương pháp dạy học môn toán ở tiểu học (Nhà xuất bản giáo dục-2008)
-Hướng dẫn giải toán (Nhà xuất bản giáo dục)
-Những lỗi khi giải toán ở tiểu học (Nhà xuất bản giáo dục 2010)
-Phương pháp giải bài toán ở tiểu học – Lê Công Hạnh
-Phương pháp viết nghiên cứu ứng dụng sư phạm
-Sách giáo viên thiết kế môn toán ở lớp một
-Sách giáo khoa lớp 1
-Các đề tài nghiên cứu, khóa luận tốt nghiệp của các trường đại học ...
Có vô vàn nghiên cứu liên quan đến toán học và phương pháp dạy học môn
toán ở tiểu học và ở lớp một nhưng chưa có nghiên cứu nào ở trường tiểu học
Việt Tiến. Vậy bài nghiên cứu của em là nghiên cứu phương pháp dạy học toán
có lời văn ở học sinh lớp 1 ở trường tiểu học Việt Tiến
1.2. Bài toán có lời văn
Bài toán có lời văn được hiểu là tình huống có vấn đề trong đó chứa đựng
các dữ kiện ẩn số nhất định, ẩn số được mô tả bằng các tình huống ngôn ngữ .
Việc giải nó chủ thể phải phân tích tình huống ngôn ngữ để tìm kiếm thuật giải
trong đó
Các bài toán có lời văn ở tiểu học chia làm hai dạng : bài toán đơn và bài
toán hợp. Bài toán đơn là bài toán khi giải chỉ có một phép tính . Khi giải tốt các
7


bài toán đơn có thể tổng hợp để giải bài toán hợp . Đối với học sinh lớp một mới
chỉ học bài toán đơn
Giải toán có lời văn là một trong bốn mạch kiến thức cơ bản môn toán 1
( số và phép – đo đại lượng – yếu tố hình học – giải toán có lời văn )
Mục tiêu của daỵ học giải toán có lời văn lớp một nhằm giúp học sinh :

Nhận biết được thế nào là bài toán có lời văn ( cấu trúc các phần của bài
toán)
Biết giải và trình bày bài giải các bài toán đơn bằng một phép tính cộng hoặc
một phép tính trừ . Trong đó có bài toán về thêm bớt một số đơn vị ( viết được
bài giải bao gồm : câu trả lời , phép tính và đáp số)
Bước đầu phát triển tư duy , rèn luyện phương pháp giải toán có khả năng
diễn đạt ( phân tích vấn đề, giải quyết vấn đề trình bày vấn đề bằng ngôn ngữ
nói và viết ...) Tăng cường dạy học phương pháp giải toán nhằm giúp học sinh
biết nêu bài toán từ một tình huống cụ thể ( nêu vấn đề) biết trình bày bài giải
( trình bày vấn đề) không sa vào những bài tán đánh đó với lời giải quá phức tạp
vượt quá độ chuẩn. Đó là tích cực rèn luyện khả năng diễn đạt cho học sinh ngay
từ lớp một, tăng cường kỹ năng giải toán thực hành luyện tập với những bài toán
có tính cập nhật gắn liền với thực tiễn sinh động liên quan đến môi trường sống
xung quanh các em
Thông qua giải toán có lời văn các em phát triển được trí tuệ, rèn luyện kĩ
năng tổng hợp: đọc viết diễn đạt trình bày tính toán. Toán có lời văn là mạch
kiến thức tổng hợp các mạch kiến thức toán học . Toán có lời văn là cầu nối giữa
toán học và đời sống thực tế , giữa toán học và các môn khác
1.3. Cơ sở thực tiễn
Đối với học sinh lớp một, môn toán tuy có dễ nhưng để học sinh đọc hiểu
bài toán có lời văn, việc hoàn thành bài toán có câu lời giải và phép tính phù hợp
không dễ . Mục đích chính của đề tài là giúp giáo viên nói-học sinh hiểu-học
sinh thực hành diễn đạt đúng
*Thực trạng học sinh lớp 1
-Một số em chưa biết tóm tắt bài toán , chưa biết phân tích đề toán để tìm
ra đường lối, chưa biết tổng hợp để trình bày bài giải, diễn đạt vụng về thiếu
logic .
8



-Ngôn ngữ toán học còn hạn chế, kỹ năng tính toán trình bày thiếu khoa
học chưa chính xác chưa có biện pháp phương pháp học toán, giải toán một cách
máy móc dập khuôn, bắt chước
- Học sinh phần lớn biết giải toán có lời văn có kết quả đúng của bài toán
-Học sinh bước đầu biết vận dụng bài toán có lời văn vào thực tế
- Trình bày bài còn chưa sạch đẹp
- Một số học sinh chưa chịu khó trong việc làm bài tập về nhà chưa rèn
luyện thêm
-Học sinh mới bắt đầu làm quen với dạng toán này lần đầu, tư duy của
các em còn mang tính trực quan là chủ yếu
Một số nguyên nhân dẫn đến việc dạy và học toán có lời văn ở tiểu học
chưa hiệu quả:
*Nguyên nhân từ học sinh:
-Đặc điểm tư duy: Lớp 1 thao tác tổng hợp còn sơ đẳng, khả năng tư duy
còn hạn chế
-Đặc điểm trí nhớ: Tính không chủ định vẫn chiếm ưu thế, trí nhớ trực quan
hình tượng được phát triển hơn từ ngữ logic, học sinh có khả năng ghi nhớ tốt
dặc biệt là ghi nhớ máy móc, chưa biết sử dụng các biện pháp ghi nhớ nhất là
các biện pháp ghi nhớ ý nghĩa, tình cảm có ảnh hưởng lớn đến đọ bền vững và
độ nhanh của ghi nhớ. Trẻ nhanh nhớ nhưng rất nhanh quên
-Đặc điểm tri giác : tri giác của các em mang tính không chủ định chỉ biết
nhìn chưa biết qua sát, phụ thuộc và chính đối tương tri giác đượm màu sắc xúc
cảm. Tri giác phản ánh những thuộc tính trực quan, cụ thể của sự vật, hiện
tượng. Tronh phát triển tri giác của học sinh, giáo viên tiểu học có vai trò rất lớn
trong việc chỉ dạy cách nhìn, hình thành kỹ năng nhìn cho học sinh, hướng dẫn
các em biết xem xét, biết lắng nghe. Vì khả năng chú ý không củ định mạnh nên
việc sử dụng đồ dùng dạy học là phương tiện quan trọng để tổ chức sự chú ý cho
học sinh. Nhu cầu hứng thú có thể kích thích và duy trì chú ý không chủ định
cho giáo viên cần tìm cách làm cho giờ học hấp dẫn để lôi kéo sự chú ý của học
sinh.

*Nguyên nhân từ phía giáo viên:

9


Cách tiếp cận chuyển đổi phương pháp dạy còn lúng lúng, chưa phát huy
được tính tích cực chủ động của học sinh, dạy theo phương pháp thuyết trình
“thầy truyền thụ trò tiếp thu
-Một số giáo viên dạy chưa khắc sâu được các dạng toán
-Một số giáo viên ngại sử dụng đồ dùng minh họa, ngại toán tắt bằng sơ đồ hình
vẽ hoặc đoạn thẳng ...
-Một số giáo viên còn chưa quan tâm nhiều tới học sinh
1.4.Một số phương pháp sử dụng trong dạy toán có lời văn ở lớp một


Phương pháp trực quan

Khi dạy “ giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp một “ thướng sử dụng
phương pháp trực quan giúp học sinh tìm hiểu đề bài , tóm tắt đề toán thông qua
việc sử dụng tranh ảnh mẫu vật, sơ đồ ... giúp học sinh dễ hiểu bài hơn từ đó tìm
ra đường lối giải một cách thuận lợi. Đặc biệt trong sgk toán lớp một có hai loại
tranh vẽ giúp học sinh giải toán có lời văn đó là: một loại gợi ra phép cộng một
loại gợi ra phép trừ vì vậy chỉ cần nhìn vào tranh vễ học sinh đã định ra được
cách giải bài toán. Trong trường hợp này bắt buộc giáo viên phải sử dụng tranh
vẽ và phương pháp trực quan


Phương pháp đàm thoại ( hỏi đáp)

Sử dụng hướng dẫn học sinh tìm hiểu, phân tích đề bài, tìm đường lối giải,

chữa bài làm của học sinh ...


Phương pháp phát hiện giải quyết vấn đề

Mỗi dạng toán thêm bớt giáo viên có thể biến tấu để có có những bài toán
có vấn đề. Chẳng hạn bài toán “ bớt “ bài toán thêm. Giáo viên có thể tạo tình
huống có vấn đề bằng cách cho sẵn lời giải, học sinh tự đặt phép tính hoặc cho
sẵn phép tính học sinh đặt câu lời giải, cho hình vẽ học sinh đặt lời bài toán và
giải
Với những tình huống khó có thể phối hợp với các phương pháp khác để
giúp học sinh thuận lợi chi việc làm bài như : phương pháp thảo luận nhóm,
phương pháp kiến tạo
Một số hình thức tổ chức dạy học phát huy tính tích cực của học sinh
-Dạy theo nhóm
10


-Dạy học cá nhân
-Tổ chức trò chơi
- Liên hệ , giải các bài toán thực tế, tích hợp dạy các môn học khác
- Trong quá trình dạy toán có lời văn một việc không thể thiếu giúp cho học
sinh chủ động sáng tạo trong quá trình học tập, phát triển ngôn ngữ, kĩ năng
trình bày, giao tiếp đó chính là những bài toán do học sinh tự liên hệ nêu ra.
Thông qua việc đề toán và giải ngững bài toán thực tế giúp học sinh hiểu sâu
kiến thức hơn
-Tích hợp dạy lồng ghép các môn học khác như : giáo dục đạo đức , giáo
dục kĩ năng sống cho học sinh
-Giúp học sinh nắm được các bước giải bài toán có lời văn
-Quy trình giải bài toán có lời văn thông thường qua 4 bước

-Đọc tìm hiểu đề bài
-Tìm đường lối giải bài toán
-Trình bày bài giải
-Kiểm tra lại bài giải
1.5.Một số giải pháp
Mức độ 1 :
Ngay từ đầu học kì một các bài toán được giới thiệu ở mức độ nhìn hình
viết phép tính. Mục đích cho học sinh hiểu bài toán qua hình vẽ, suy nghĩ chọn
phép tính thích hợp
VD 1 2=3
Bài này chỉ yêu cầu học sinh viết dấu cộng vào phép tính để được 1+2=3
Sau đó đến mức độ tăng dần học sinh phải viết cả phép tính và kết quả VD:
1+1=2
Và yêu cầu tăng dần Học sinh có thể nhìn tranh bài 4 trang 77 diễn đạt theo
2 cách
*Mức độ 2 :
11


Đến cuối học kì I học sinh đã được làm quen với toán tắt bằng lời
VD : bài 3 trang 87
Có: 10 quả bóng
Cho

: 3 quả bóng

Còn

:... quả bóng


10-3=7
Học sinh từng bước làm quen với lời thay cho hình vẽ, dần thoát li khỏi
hình ảnh trực quan từng bước tiếp cận đề bài toán. Yêu cầu học sinh phải đọc và
hiểu được tóm tắt, biết diễn đạt đề bài và giải bằng lời chọn phép tính thích hợp
chưa cần viết lời giải
*Mức độ 3:
Giới thiệu bài toán có lời văn bằng cách cho học sinh tiếp cận với một đề
bài toán chưa hoàn chỉnh kèm theo hình vẽ yêu cầu hoàn thiện. Tư duy học sinh
từ hình ảnh phát triển thành ngô ngữ, thành chữ viết. Cấu trúc đề toán gồm hai
phần: phần cho biết và phần hỏi
*Mức độ 4 :
SGK ra phần tóm tắt đề toán và giải bài toán hoàn chỉnh để học sinh làm
quen
Bài giải gồm 3 phần: câu lời giải, phép tính và đáp số
Cần luyện kĩ cho học sinh phần tóm tắt bài toán. Câu lời giải không bắt
buộc theo mẫu mà để học sinh diễn đạt theo ý hiểu của mình. Hướng dẫn học
sinh làm đúng theo 4 bước đề giải bài toán

12


CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ VIỆC DẠY VÀ HỌC CỦA TRƯỜNG
TIỂU HỌC VIỆT TIẾN
2.1. Thực trạng về việc dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 trường
tiểu học Việt Tiến
2.1.1. Vài nét về trương tiểu học Việt Tiến
Trường tiểu học Việt Tiến được thành lập từ năm 1946 tới nay đã được 70 năm.
Trước đây trường gồm 1 khu chính tại Liễu Kinh và 2 khu phụ 1 tại Viên Lang 1
tại Tẩm Thượng nhưng hiện nay đã tập trung về khu chính. Trường gồm 18 lớp
với 27 giáo viên và hai cán bộ quản lí. Các giáo viên của trương hiện nay đều có

trình độ đại học. Cơ sở vật chất của trường tuy chưa hiện đại nhưng tương đối
đầy đủ.
2.1.2. Thực tề daỵ học tại trường
Sau trao đổi cùng giáo viên dạy toán có lời văn ở lớp một thấy được thực
tế: đa số lớp 1 đã biết đọc biết viết biết cộng trừ một số phép tính đơn giản, học
sinh lớp 1 còn gặp một học sinh số khó khăn trong việc giải toán có lời văn đó là
: Một số em chưa biết tóm tắt bài toán, chưa biết phân tích đề toán để tìm ra
cách giải, chưa biết tổng hợp để trình bày bài giải, diễn đạt vụng về thiếu logic,
ngôn ngữ toán học còn hạn chế, kĩ năng tính toán, trình bày thiếu chính xác
thiếu khoa học, chưa có biện pháp phương pháp học toán và giải toán một cách
máy móc nặng nề dập khuôn bắt chước, tiếp thu một cách thụ động. Do học sinh
mới bắt đầu làm quen với dạng toán này nên tư duy của các em mang tính trực
quan là chủ yếu. Mặt khác ở giai đoạn này các em còn chưa đọc thông viết thạo,
khi đọc còn phải đánh vần nên khi đọc xong có thể vẫn chưa hiểu đề.
Giáo viên đã nắm được các kiến thức, có kinh nghiệm trong việc dạy học
sinh lớp một dạy đúng và đủ theo chương trình sách giáo khoa nhưng chưa áp
dụng thêm các biện pháp đổi mới, những phương pháp dạy mới, chưa thật sự
quan tâm được hết các học sinh. Giáo viên chưa chuẩn bị tốt cho các em khi dạy
những bài trước. Những bài hình vẽ viết phép tính thích hợp, đối với những bài
này hầu như học sinh đều làm được nên giáo viên hay chủ quan, ít nhấn mạnh
hoặc không chú ý lắm mà chỉ tập trung vào dạy kĩ năng đặt tính, tính toán của
các em mà quên mất rằng đó là những bài bước đệm, bước đầu của dạng toán có
lời văn sau này. Đối với giáo viên dạy lớp 1 khi dạy dạng bài nhìn hình vẽ viết
phép tính thích hợp cần cho học sinh quan sát tranh tập nêu bài toán. Có thể tập
cho những em học sinh giỏi tập trung nêu câu trả lời như vậy trong một thời gian
dài đến lúc học giải toán có lời văn học sinh sẽ không bỡ ngỡ dễ tiếp thu dễ hiểu
13


Qua khảo sát:

*Bảng 1:Ý kiến của giáo viên về mức độ khó khi dạy toán có lời văn ở lớp 1
Mức độ
Rất khó
Khó
Bình thường
Dễ

Tỉ lệ
10%
70%
15%
5%

Đầu tiên giúp học sinh nắm chắc cấu tạo của một bài toán có lời văn. Bài
toán có lời văn gồm hai thành phần chính là những cái đã cho biết và những cần
tìm. Vì khó có thể giải thích cho học sinh bài toán là gì nên mục tiêu đầu tiên là
giới thiệu cho các em hai bộ phận của một bài toán
+ Cái đã cho( dữ kiện)
+Cái cần tìm ( câu hỏi)
Để làm được việc này toán lớp 1 đã vẽ bốn bức tranh, kèm theo là 4 đề
toán: 2 đề còn thiếu dữ kiện, 1 đề còn thiếu câu hỏi, 1 đề thiếu cả dữ kiện và câu
hỏi (biểu thị bằng dấu...). Học sinh quan sát tranh rồi nêu miệng đề toán, sau đó
điền số vào chỗ các dữ kiện rồi điền từ vào chỗ câu hỏi. Từ đó giáo viên giới
thiệu cho học sinh bài toán thường có hai phần những số đã cho và số phải tìm.
Giáo viên hướng dẫn cho các em giải toán có lời văn ở học sinh lớp 1 có 2 dạng
*Dạng thêm-gộp
VD: (118/SGK 1) Lúc đầu tổ em có 6 bạn, sau đó có thêm 3 bạn nữa hỏi tổ
em có bao nhiêu bạn?
Bài 3 (124/SGK 1) Một hộp có 12 bút xanh và 3 bút đỏ. Hỏi hộp đó có tất
cả bao nhiêu cái bút?

*Dạng bớt-tách
VD: Bài 1 (160/SGK 1) Cửa hàng có 15 búp bê, đã bàn đi 2 búp bê. Hỏi
cửa hang còn lại bao nhiêu búp bê?
Bài 2( 151?SGK 1) Tổ em có 9 bạn, trong đó có 5 bạn nữ. Hỏi tổ em có
mấy bạn nam?
14


Như vậy việc dạy toán có lời văn cho học sinh lớp 1 giúp các em nắm
được các dạng, cách giải không dễ dàng cần một qua trình dài mới có thể hình
thành cho học sinh kĩ năng và phương pháp.
Việc ngầm chuẩn bị cho học sinh các tiền đề giải bài toán có lời văn là
chuẩn bị cho học sinh cả về viết câu lời giải và viết phép tính . Chính vì vậy
ngay sau các bài tập “nhìn tranh điền phép tính thích hợp vào dãy 5 ô trống”
giáo viên chịu khó đặt thêm cho các em những câu hỏi để các em trả lời miệng
Ví dụ : “ Từ bức tranh “ 3 con chim trên cành, 1 con chim bay tới “ ở
trang 47 SGK, sau khi học sinh điền phép tính vào dãy ô trống :
3+1=4
Giáo viên hỏi tiếp : “ vậy có tất cả mấy con chim?” để học sinh trả lời
miệng “có tất cả 4 con chim”, hoặc số chim có tất cả là bao nhiêu ?” ( số chim
có tất cả là 4...)
Cứ làm như vậy nhiều lần học sinh sẽ quen dần với cách nêu lời giải
bằng miệng . Do đó các em sẽ dễ dàng viết được các câu trả lời sau này
Tiếp theo, trước khi chính thức được học giải toán có lời văn , học sinh
sẽ được học bài nói về cấu tạo của một bài toán có lời văn gồm hai thành phần
chính là những cái đã cho (đã biết) và những cái phải tìm (chưa biết). Vì khó có
thể giải thích cho học sinh bài toán là gì? Nên mục tiêu của tiết này chỉ là giới
thiệu cho các em hai bộ phận của một bài toán :
-Những cái đã cho (dữ kiện)
-Và cái phải tìm (câu hỏi)

Để làm việc này sách toán đã vẽ 4 bức tranh, kèm theo là 4 đề toán : 2 đề
còn thiếu dữ kiện , 1 dề còn thiếu câu hỏi, 1 đề thiếu cả dữ kiện và câu hỏi “biểu
thị bằng dấu ...” Học sinh quan sát tranh rồi nêu miệng đề toán , sau đó điền số
vào chỗ các dữ kiện rồi điền từ vào chỗ câu hỏi ( còn để trống). Từ đó giáo viên
giới thiệu cho các em bài toán thường có hai phần
-Những số đã cho
-Số phải tìm (câu hỏi)
Bài này giúp các em hiểu sâu hơn về cấu tạo của “ bài toán có lời văn”
Các loại toán có lời văn trong chương trình củ yếu là hai loại toán : thêm –
bớt thỉnh thoảng có biến tấu một chút :
15


Bài toán có “thêm” thành bài toán gộp , chẳng hạn : “ An có 4 quả bóng ,
Bình có 3 quả bóng. Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng?”, dạng này khá phổ biến
Bài toán “bớt” thành bài toán tìm số hạng chẳng hạn :” Lớp 1A có 35 bạn
trong đó có 20 bạn nữ . Hỏi lớp 1A có bao nhiêu bạn nam ? dạng này ít gặp vì
dạng này hơi khó
Về hình thức trình bày bài giải , học sinh phải trình bày bài giải đầy đủ
theo quy định thống nhất từ lớp 1 đến lớp 5
-Câu lời giải
-Phép tính giải
-Đáp số
Ví dụ : Xét bài toán “ nhà An có 5 con gà mẹ mua thêm 4 con gà. Hỏi
nhà A có tất cả mấy con gà?”
Bài giải
Nhà An có tất cả số con gà là:
5+4=9 (con gà)
Đáp số: 9 con gà
-Về số lượng bài toán trong một tiết học được rút bớt để dành thời gian cho

học sinh viết câu trả lời . Chẳng hạn trước đây trong một tiết “ bài toán nhiều
hơn “ học sinh phải giải 8 bài toán ( 4 bài mẫu, 4 bài luyện tập), thì bây giờ
trong tiết “ giải bài toán có lời văn”(thêm) học sinh phải giải 4 bài (1 bài mẫu, 3
bài luyện tập)...
-Để lường trước về vốn từ và khả năng đọc hiểu học sinh khi “giải bài toán
có lời văn chương trình toán lớp 1đã có những giải pháp hạn chế dùng các vần
khó trong đề toán như : thuyền, quyển...tăng cường dùng các vần và các tiếng dễ
đọc, dễ viết như cam gà, Lan...trong đề toán
-Lựa chọn câu hỏi trong đề toán sao cho học sinh chỉ cần chỉnh sửa một
chút xíu thôi là đọc ngay câu lời giải
-Cài sẵn cốt câu lời giải vào tóm tắt để học sinh có thể dựa vào tóm tắt mà
viết câu lời giải
-Cho phép thậm chí khuyến khích học sinh tự nghĩ ra nhiều cách đặt lời
giải khác nhau. Chẳng hạn với bài toán:”An có 4 quả bóng , Bình có 3 quả bóng.
16


Hỏi cả 2 bạn có mấy quả bóng? Học sinh có thể đặt lời giải theo nhiều cách khác
nhau
VD: cả hai bạn có.....
Hai bạn có ...
An và bình có số quả bóng là...
Số bóng có tất cả là...
*Bảng 2:Về việc giáo viên cho học sinh đọc đề bài toán
Mức độ
Đọc nhiều lần
Đọc vài lần
Đọc 1 lần
Đọc lướt qua


Tỉ lệ
90%
10%
0%
0%

*Bảng 3:Ý kiến đánh giá của giáo viên về tóm tắt bài toán
Mức độ
Rất quan trọng
Quan trọng
Bình thường
Không quan trọng

Tỉ lệ
80%
20%
0%
0%

*Bảng 4:Giáo viên gợi ý cho học sinh tóm tắt bài toán
Mức độ
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Ít
Không

Tỉ lệ
95%
5%
0%

0%

*Bảng 5:Học sinh tự tóm tắt đề toán
Mức độ
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Không tóm tắt được
17

Tỉ lệ
5%
75%
20%


Bước đầu tiên của giải bài toán có lời văn là đọc và tìm hiểu đề toán giúp
học sinh nắm được bài toán cho điều gì và cần tìm điều gì. Đây là bước quan
trọng không thể thiếu khi làm bài có thể ảnh hưởng lớn đến đúng sai của bài
toánMột số em học sinh còn hay nhầm cái đã biết và cái cần tìm. Nắm rõ điều
này giáo viên thường cho học sinh đọc và gợi ý giúp các em hiểu đề bài hiểu rõ
một số từ khóa quan trọng như thêm, bớt, bay đi, còn lại. Giúp học sinh dễ chú ý
giáo viên gạch chân các từ ngữ chính trong đề bài.Tóm tắt bài toán có thể bằng
lời hoặc sơ đồ đoạn thẳng. Dựa vào những câu hỏi gợi ý của giáo viên, học sinh
từ đó có thể suy luận và các bài tập sau có thể làm theo tương tự. Trong thời kì
đầu tóm tát đề toán qua sử dụng phương pháp đàm thoại. “ bài toán cho
gì?”.”Hỏi gì?” và dựa vào câu trả lời của học sinh để viết tóm tắt, sau đó cho học
sinh dựa vào đó để nêu lại đề toán. Đây là cách tốt giúp trẻ ngầm phân tích đề
toán.
Ví dụ: Với bài 3 trang 118 giáo viên hỏi:
Em thấy dưới ao có mấy con vịt ( có 5 con vịt..)

Em có bài toán thế nào?
Sau đó giáo viên cho học sinh đọc đề ở sách giáo khoa , hướng dẫn tóm tắt
đề toán
Có thể lồng “cốt câu” lời giải vào trong tóm tắt, để dựa vào đó học sinh dễ
viết câu lời giải hơn.
*Bảng 6:Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm lời giải của bài toán
Mức độ
Thương xuyên
Thỉnh thoảng
Ít
Không cần

Tỉ lệ
95%
5%
0%
0%

*Bảng 7:Giáo viên gợi ý phép tính cho học sinh
Mức độ
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Ít
Không cần

Tỉ lệ
15%
30%
45%
10%

18


*Bảng 8:Về việc học sinh biết viết câu lời giải
Mức độ
Biết viết
Thỉnh thoảng
Không biết viết

Tỉ lệ
47%
45%
8%

*Bảng 9: Học sinh biết viết phép tính
Mức độ
Biết viết
Thỉnh thoảng
Không biết viết

Tỉ lệ
65%
30%
5%

VD: Bài 3/118
Bài toán cho biết gì? (Dưới ao có 5 con vịt- trên bờ có 4 con vịt)
Bài toán hỏi gì? ( Tất cả có mấy con vịt?)
-Giáo viên thường hỏi:” Muốn biết đàn vịt có tất cả mấy con các em làm
thế nào?” (phải gộp số vịt trên bờ và dưới ao lại). “làm tính gì?” ( tính cộng).

“Mấy cộng mấy” (5+4=9)
-Sau khi học sinh đã xác định được phép tính, nhiều khi việc hướng dẫn
học sinh đặt câu lời giải còn khó hơn( thậm chí khó hơn nhiều) việc chọn
phép tính và ra đáp số. Với học sinh lớp 1, lần đầu tiên được làm quen với
cách giải loại toán này nên các em rất lúng túng. Thế nào là câu lời giải? Vì
sao phải viết câu lời giải? Không thể giải thích cho học sinh lớp 1 hiểu một
cách thấu đáo nên có thể giúp học sinh bước đầu hiểu và nắm được cách làm.
Giáo viên thường dùng những cách như:
-Đưa ra câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu và cuối để có câu lời giải
hoặc thêm từ là để có câu lời giải
-Đảo cụm từ
-Dựa vào dòng cuối cùng của tóm tắt, coi như đó là từ khóa của câu lời
giải

19


Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh tự nêu nhiều câu lời giải khác nhau,
sau đó bàn bạc để chọn câu thích hợp nhất, không bắt buộc các em nhất nhất
viết theo một kiểu
*Bảng 10: Giáo viên cho học sinh làm nháp trước khi làm vào vở
Mức độ
Thương xuyên
Thỉnh thoảng
Ít
Không cần

Tỉ lệ
83%
27%

0%
0%

*Bảng 11: Mức độ học sinh nắm được cách trình bày
Mức độ
Biết trình bày
Chưa chắc chắn
Chưa biết trình bày

Tỉ lệ
50%
30%
20%

*Bảng 12: Mức độ học sinh biết viết danh số
Mức độ
Biết viết
Còn nhầm lẫn
Chưa biết viết

Tỉ lệ
86%
10%
4%

Có thể coi việc trình bày bài giải hiện nay là một sản phẩm của tư duy.
Thực tế hiện nay các em học sinh lớp 1 trình bày bài giải còn hạn chế ngay cả
học sinh khá giỏi. Các em viết còn sai chính tả, chưa biết khoảng cách hợp lí,
chưa sạch sẽ hay dập xóa,... Cần rèn cho học sinh nề nếp và thói quen trình bày
bài giải một cách chính xác khoa học, sạch đẹp dù trong giấy nháp, bảng con, vở

hay giấy kiểm tra.
Rèn lời giải cho học sinh:
Câu lời giải cách lề 1 ô ( hoặc 2 ô) tùy theo số lượng chữ
Phép tính cách lề 2 ô
Đáp số cách lề 3 ô
20


VD:
Bài giải
Đàn vịt có tất cả số con là:
5+4=9 (con)
Đáp số: 9 con vịt
Giáo viên giải thích cho học sinh tại sao từ con lại được đạt trong ngoặc
đơn: Theo cách hiểu sẽ là 5 con+ 4 con = 9 con nhưng viết như vậy dài dong
thiếu khoa học nên cách viết 5+4=9 (con) là cách viết ngắn gọn phù hợp. Trong
đáp số của bài toán thì không có phép tính nên ta ghi đầy đủ: “ Đáp số : 9 con
vịt” mà không cần ngoặc đơn.
*Bảng 13: Tỉ lệ giáo viên cho học sinh kiểm tra lại bài toán:
Mức độ
Thương xuyên
Thỉnh thoảng
Ít
Không cần

Tỉ lệ
90%
7%
3%
0%


*Bảng 14: Mức độ học sinh tự giác kiểm tra lại sau khi làm xong bài
Mức độ
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Ít
Không

Tỉ lệ
10%
15%
45%
30%

Học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 1 thường không có thói quen
sau khi làm xong bài kiểm tra lại bài giải vì vậy dễ dẫn tới những sai sót. Giáo
viên cần giúp học sinh xây dựng thói quen học tập. Kiểm tra lời giải về phép
tính, về đáp số hoặc tìm thêm cách giải khác nhất là đối tượng học sinh khá giỏi.
Ví dụ khi giải bài toán có lời van hoàn chỉnh ở lớp1
Tiết 105
Bài toán: Nhà An có 9 con gà, mẹ đem bán 3 con gà. Hỏi nhà An còn lại
mấy con gà?
21


Học sinh đọc và phân tích bài toán:
Thông tin cho biết gì? (cho biết có 9 con gà, mẹ mang bán 3 con gà)
Câu hỏi là gì? ( còn lại mấy con gà)
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc tóm tắt, giúp học sinh nhận thấy câu
lời giải ở loại toán bớt này khác với loại toán thêm ở chỗ thay cụm từ có tất cả

bằng cụm từ còn lại là
Bài giải
Số gà còn lại là
9-3=6 (con)
Đáp số : 6 con gà
Bài 1 trang 152
Bài toán: Trong bến có .... ô tô, có thêm...... ô tô vào bến.
Hỏi........................................................................................?
Học sinh quan sát tranh và hoàn thiện bài toán và giải bài toán
Đoạn thẳng AB

: 5cm

Đoạn thẳng BC

: 3cm

Cả hai đoạn thẳng: ..... cm?
Học sinh phân tích đề toán tìm ra cái đã cho và cái cần tìm, hình thành câu lời
giải và phép tính. Sau đó trình bày lời giải hoàn chỉnh
Bài giải
Cả hai đoạn thẳng dài là:
5+3=8 (cm)
Đáp số: 8cm
*Bảng 15: Giáo viên cho học sinh làm thêm các bài tập nâng cao mở rộng
Mức độ
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Ít
22


Tỉ lệ
30%
30%
30%


Không

10%

Theo các thầy cô trong trương ngoài việc dạy cho học sinh hiểu và giải tốt
bài toán có lời văn giáo viên cần giúp các em hiểu chắc hiểu sâu loại toán này.
Mỗi bài, môi tiết về giải toán có lời văn giáo viên cần phất huy tư duy, trí tuệ,
phát huy tính tích cực chủ động của học sinh bằng việc hướng cho học sinh tự
tóm tắt đè toán, tự đặt đề toán theo dữ kiện đã cho, tự đặt đề toán theo tóm tắt đã
cho trước, giải toán từ tóm tắt, nhìn tranh vẽ, sơ đồ viết viết tiếp nội dung đề
toán vào chỗ trống, đặt câu hỏi cho bài toán.
Mở rộng một số dạng toán: gộp 2 số lượng
VD: Hồng cho Bình 12 nhãn vở. Hải cho Bình 5 nhãn vở. Hỏi bình được
cho tất cả bao nhiêu nhãn vở.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng sơ đồ từ đó tìm ra hướng giải
dễ dàng
Đối với bài toán có dữ kiện đã cho có số lượng là 1 chục, 1 đôi. Khi thực
hiện phép tính cần phải đổi trước khi viết câu lời giải sau đó thực hiện phép tính.
( học sinh thường hay quên phần này)
2.2. Các phương pháp áp dụng trong dạy giải toán có lời văn cho học sinh
lớp 1
*Bảng 16: Giáo viên áp dụng hình ảnh đồ dùng thiết bị dạy học trong dạy
giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1

Mức độ
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Ít
Không

Tỉ lệ
50%
30%
20%
0%

Con đường nhận thức của học sinh tiểu học là:” Từ trực quan sinh động
đến tư duy trừu tượng rồi từ tư duy trừu tượng trở lại thực tiễn. Đồ dùng thiết bị
dạy học là phương tiện vật chất, phương tiện hữu hình cực kì cần thiết khi dạy
giải bài toán có lời văn cho học sinh lớp 1. Cũng trong một bài toán có lời văn
nếu chỉ dùng lời để dẫn dắt, dùng lời để hướng dẫn học sinh làm bài thì vừa vất
vả tốn công vừa hiệu quả không cao sẽ khó khăn nhiều so với dùng đồ dùng
23


thiết bị, tranh ảnh vật thực để minh họa. Chính vì vậy cần thiết phải sử dụng đồ
dùng thiết bị dạy học để dạy học sinh giải bài toán có lời văn.

24


*Bảng 17: Giáo viên sử dụng giáo án điện tử trong dạy giảo toán có lời văn cho
học sinh lớp 1
Mức độ

Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Ít
Không

Tỉ lệ
30%
55%
15%
0%

Qua việc sử dụng đồ dùng dạy học bằng công nghệ thông tin trong quá
trình dạy- học toán nói chung hay dạy học toán có lời văn nói riêng giáo viên đã
giúp cho học sinh từng bước phát triển khêu gợi khả năng quan sát và phỏng
đoán, tìm tòi kiến thức. Giờ học toán diễn ra nhẹ nhàng, sinh động nhằm tích
cực hóa các hoạt động của học sinh.
-

-

-

-

Đưa công nghệ thông tin vào vào dạy học toán có lời văn giúp giáo viên
tiết kiệm được thời gian viết và nói, thay thế cho nhiều thao tác, kẻ vẽ
hình, đưa hình ảnh minh họa và các hoạt động dạy toán.
Việc trình chiếu chữa bài cho học sinh bằng máy chiếu giúp cho học sinh
nhận biết và khắc phục được những tồn tại ( học sinh nhìn thấy nhiều bài
của bạn).

Nội dung dạy - học toán qua sử dụng công nghệ thông tin đưa tới cho các
em nhiều kiến thức hơn, giúp các em tích cực hóa trong các hoạt động
nhận thức
Một số học sinh tiếp cận, thực hành sử dụng máy tính sớm.

100% giáo viên áp dụng phương pháp trực quan trong dạy giải toán có lời
văn cho học sinh tiểu học. Giáo viên sử dụng phương pháp trực quan giúp học
sinh tìm hiểu đề bài, tóm tắt đề toán thông qua tranh ảnh, mẫu vật, sơ đồ,... từ đó
học sinh hiểu đề bài hơn, tìm đường lối giải một cách thuận lợi. Đặc biệt trong
sách giáo khoa toán 1 có hai loại tranh vẽ giúp học sinh giải toán có lời văn đó
là: một là loại gợi ra phép cộng hai là gợi ra phép trừ. Như vậy chỉ cần nhìn vào
tranh vẽ học sinh đã có thể định ra được cách giải bài toán. Trong những trường
hợp này bắt buộc giáo viên phải sử dụng tranh vẽ và phương pháp trực quan.

25


×