Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiểu luận môn quản lý chất lượng xây dựng điều kiện của chủ đầu tư để thực hiện công tác thiết kế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.85 KB, 17 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
--------------------

TIỂU LUẬN
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG

Giảng viên hướng dẫn: GS.TS. Vũ Đình Phụng
Học viên: Nguyễn Tường Vy
Mã học viên: 1582850302105
Lớp: 23QLXD22

Hà Nội, tháng 06 năm 2016


Tiểu luận: Quản lý chất lượng xây dựng

GVHD: GS-TS Vũ Đình Phụng

LỜI NĨI ĐẦU
Những năm gần đây, cơng tác đầu tư xây dựng cơ bản được triển khai
ngày một nhiều, số lượng các cơng trình ở mọi quy mơ ngày một tăng. Hàng
năm có nhiều dự án đầu tư xây dựng cơng trình được triển khai. Trình độ quản
lý các chủ đầu tư cũng như trình độ chun mơn của các nhà thầu trong thiết kế
và thi công được nâng lên một bước đáng kể.
Hầu hết các cơng trình, hạng mục cơng trình được đưa vào sử dụng trong
thời gian qua đều đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, quy mô, công suất, công
năng sử dụng theo thiết kế, đảm bảo an toàn chịu lực, an toàn trong vận hành và
đã phát huy được hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những bước phát triển trên,
trong hoạt động xây dựng vẫn còn vấn đề về chất lượng đáng để chúng ta quan
tâm.


Trước đây, khi nói đến dự án đầu tư xây dựng, người ta thường quan tâm
và đặt vấn đề quản lý, sử dụng nguồn vốn và tiến độ thi cơng lên hàng đầu sau
đó mới đến quản lý chất lượng cơng trình (CLCT).
Tuy nhiên, khi Luật Xây dựng được ban hành đã có sự thay đổi lớn, cơng
tác quản lý CLCT đã trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu. Đây là sự thay đổi
quan trọng về pháp luật, góp phần tạo ra sự chuyển biến nhận thức cho chính
những người làm cơng tác quản lý trong ngành Xây dựng. Các chuyên gia của
Cục giám định nhà nước về CLCTXD thường ví “phịng bệnh hơn chữa bệnh”.
Điều này hồn tồn đúng với thực tế bởi ngun tắc chính của quản lý CLCTXD
là phòng ngừa. Quản lý chất lượng thi cơng xây dựng cơng trình bao gồm các
hoạt động quản lý chất lượng của nhà thầu thi công xây dựng; giám sát thi cơng
xây dựng cơng trình và nghiệm thu cơng trình xây dựng của chủ đầu tư; giám sát
tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng cơng trình. Công tác quản lý chất lượng
vật liệu trong thi công xây dựng là một trong các cơng tác chính của cơng tác
quản lý chất lượng cơng trình xây dựng.
Chất lượng cơng trình xây dựng khơng những có liên quan trực tiếp đến an
toàn sinh mạng, an toàn cộng đồng, hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng cơng
trình mà còn là yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước
Sau một vài sự cố cơng trình xảy ra trong thời gian qua đã khiến dư luận
đặt ra nhiều câu hỏi: nguyên nhân nào dẫn đến các sự cố, ai là người quản lý và
chịu trách nhiệm về chất lượng cơng trình xây dựng, khi có sai phạm thì xử lý
Học viên: Nguyễn Tường Vy - Lớp 23QLXD22

2


Tiểu luận: Quản lý chất lượng xây dựng

GVHD: GS-TS Vũ Đình Phụng


như thế nào...? Chất lượng cơng trình xây dựng đã trở thành vấn đề được quan
tâm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển, đời sống và an toàn sinh mạng
con người.
Bằng kinh nghiệm và kiến thức của bản thân, được sự giảng dạy nhiệt tình
về mơn “Quản lý chất lượng xây dựng” của Thầy Vũ Đình Phụng, em xin được
trình bày tiểu luận gồm các nội dung sau:
I. Hãy phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng các cơng
trình xây dựng. Liên hệ trong công việc thực tế.
II. Hiểu như thế nào là đủ năng lực và điều kiện của chủ đầu tư để thực
hiện công tác thiết kế, giám sát, thi công? Nêu ý kiến cá nhân.
Học viên

Nguyễn Tường Vy

Học viên: Nguyễn Tường Vy - Lớp 23QLXD22

3


Tiểu luận: Quản lý chất lượng xây dựng

GVHD: GS-TS Vũ Đình Phụng

NỘI DUNG
I. Phân tích những ngun nhân ảnh hưởng đến chất lượng các cơng trình
xây dựng, liên hệ trong công việc thực tế:
I.1. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng các cơng trình xây
dựng:
Chất lượng cơng trình xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững,
kỹ thuật và mỹ thuật của cơng trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu

chuẩn xây dựng, các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và
hợp đồng kinh tế. Để có được chất lượng cơng trình xây dựng như mong muốn,
có nhiều yếu tố ảnh hưởng, trong đó có yếu tố cơ bản nhất là năng lực quản lý
(của chính quyền, của chủ đầu tư) và năng lực của các nhà thầu tham gia các quá
trình hình thành sản phẩm xây dựng. Các nguyên nhân chủ yếu:
Thứ nhất là: Công tác chuẩn bị đầu tư, tư vấn thiết kế chưa tốt, chưa đầy
đủ, nên khi chuyển sang thiết kế phải khảo sát lại. Không chỉ kém ở tư vấn mà
đến khi thiết kế lại tiếp tục mắc khiếm khuyết.
Thứ hai là: Thuộc về nhà thầu cơng trình. Nhiều nhà thầu có năng lực tài
chính kém, cơng tác quản lý cũng như giám sát cịn nhiều hạn chế.
Thứ ba là: Về cơ quan Nhà nước, Quản lý Nhà nước lĩnh vực này đã có
nhiều văn bản quy định, nhưng việc triển khai còn thiếu đồng bộ, chưa kiên
quyết. Hiện nay, vấn đề quản lý chất lượng cơng trình xây dựng nói chung đang
là vấn đề cần quan tâm.
I.2. Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng các cơng trình
xây dựng:
1. Giai đoạn lập dự án:
Có vai trị quyết định chất lượng sản phẩm liên quan nhiều đến chủ đầu tư
và tư vấn lập dự án. Chủ đầu tư phải thường xuyên cập nhật và áp dụng các tiêu
chuẩn, định mức kinh tế-kỹ thuật hiện hành, kiểm tra, rà soát năng lực hoạt động
của các tổ chức tư vấn. Tránh tình trạng sử dụng nhà thầu là “sân sau” của chủ
đầu tư dẫn đến việc kiểm soát chất lượng lỏng lẻo. Đối với các tổ chức tư vấn,
cần có chính sách và cơ chế thoả đáng tạo cho họ có điều kiện trau chuốt sản
phẩm của mình, vì trong giai đoạn này, tư vấn sẽ đưa ra nhiều phương án để chủ
đầu tư lựa chọn một phương án tối ưu cả về kinh tế và kỹ thuật.
Học viên: Nguyễn Tường Vy - Lớp 23QLXD22

4



Tiểu luận: Quản lý chất lượng xây dựng

GVHD: GS-TS Vũ Đình Phụng

2.Giai đoạn lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật:
Một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá tính hiệu quả kinh tế - xã
hội mà cơng trình mang lại chính là chất lượng của cơng trình. Chất lượng đảm
bảo đúng theo yêu cầu của hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt. Nhà thầu thiết kế
phải quản lý chất lượng theo các qui định hiện hành, áp dụng hệ thống quản lý
chất lượng theo ISO và tăng cường công tác giám sát tác giả thiết kế. Tuân thủ
các qui định về nhân lực trong hồ sơ trúng thầu thiết kế; Không được sử dụng
cán bộ kém năng lực khi tham gia thiết kế.
3. Giai đoạn thi công:
Trong hồ sơ trúng thầu, nhà thầu đã đề xuất biện pháp thi công cũng như
hệ thống quản lý chất lượng. Hệ thống quản lý chất lượng phải được áp dụng và
phù hợp với u cầu, tính chất, qui mơ của cơng trình; Biện pháp thi cơng phải
được kiểm sốt bởi tư vấn giám sát và tổ chức tư vấn cấp chứng nhận chất
lượng; Kiểm tra thiết bị, thí nghiệm vật liệu trước khi sử dụng; Kiểm sốt an
tồn lao động và vệ sinh môi trường.
4.Giai đoạn nghiệm thu bàn giao công trình:
Là một việc làm cần thiết để khẳng định cơng trình có đạt tiêu chí về chất
lượng hay khơng. Tổ chức tư vấn độc lập có đủ điều kiện và năng lực sẽ thực
hiện công tác kiểm tra, đánh giá và cấp chứng nhận.
5. Ảnh hưởng của các hoạt động trước thi cơng đến chất lượng cơng trình
xây dựng.
Mức độ ảnh hưởng của các hoạt động xây dựng đến chất lượng cơng trình
xây dựng giảm dần theo thời gian tính từ khi mới thành ý tưởng dự án đến khi
công trình xây dựng hồn thành, được bàn giao vào khai thác, sử dụng. Muốn có
cơng trình xây dựng có chất lượng tốt thì trước hết thiết kế phải tốt.
Muốn có thiết kế đạt chất lượng thì trước hết khảo sát phải đúng. Khảo sát

sai sót dẫn đến thiết kế khơng đúng, nếu phát hiện sai sót kịp thời sẽ phải chỉnh
sửa thiết kế, thay đổi biện pháp thi công, kéo dài thời gian xây dựng, phát sinh
chi phí. Trường hợp khơng phát hiện kịp thời thì hạu quả sẽ cịn lớn hơn, thậm
chí có thể dẫn đến các thảm hoạ không thể lường trước.

Học viên: Nguyễn Tường Vy - Lớp 23QLXD22

5


Tiểu luận: Quản lý chất lượng xây dựng

GVHD: GS-TS Vũ Đình Phụng

Đối với các cơng trình đó vấn đề thường là bị kéo dài thời gian xây
dựng/hoặc các tiêu chuẩn kỹ thuật không đảm bảo và cuối cùng là phát sinh chi
phí. Một số trường hợp chi phí phát sinh là tương đối lớn.
Tóm lại, ý tưởng đầu tư ban đầu, và tiếp theo đó là các bước nghiên cứu
đầu tiên như lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (Báo cáo đầu tư xây dựng cơng
trình)...cần được chú ý đặc biệt. Sự chú ý đặc biệt đó có thể thể hiện bằng cơ chế
khuyến khích, thi tuyển, hoặc/và thảo luận những ý tưởng đầu tư, bằng cách
tăng định mức chi phí cho cơng tác lập dự án...
6. Cơng tác lựa chọn nhà thầu.
Trong thời gian qua, công tác quản lý chất lượng các cơng trình xây dựng
đã được thực hiện tương đối tốt. Trong đó, cơng tác lựa chọn nhà thầu thực hiện
các hạng mục như: khảo sát, thiết kế, thi công, kiểm định chất lượng và chứng
nhận sự phù hợp của cơng trình tn thủ các quy định của Luật Xây dựng, Luật
Đấu thầu và Nghị định của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và
Lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả đã đạt được, công tác lựa chọn các nhà

thầu vẫn còn tồn tại các điểm hạn chế nhất định ảnh hưởng đến chất lượng, tiến
độ và giá thành của cơng trình. Để các cơng trình xây dựng được triển khai đáp
ứng các yêu cầu về chất lượng và tiến độ, các Chủ đầu tư lưu ý các vấn đề sau
đây:
- Hồ sơ mời thầu cần nêu rõ yêu cầu cam kết huy động đầy đủ thiết bị thi
cơng để thực hiện gói thầu, u cầu nhân sự (ngoài nhân sự đảm nhận chức danh
Giám đốc điều hành) phải đáp ứng về số lượng, trình độ năng lực, kinh nghiệm
thực hiện các hợp đồng tương tự với gói thầu sẽ triển khai để có thể xử lý hoặc
đề xuất xử lý kịp thời các vướng mắc phát sinh trong q trình thi cơng;
- Sau khi có quyết định cơng nhận Nhà thầu thi cơng của Cấp có thẩm
quyền, Chủ đầu tư phải tập hợp, cung cấp đầy đủ 01 bộ hồ sơ dự thầu của Nhà
thầu trúng thầu cho Sở quản lý chuyên ngành để theo dõi, quản lý;
- Trong q trình thi cơng, phải thường xuyên rà soát đối chiếu các đề
xuất kỹ thuật trong hồ sơ dự thầu với quá trình triển khai (đặc biệt là các biện
pháp tổ chức thi công, tiến độ thi công), kiểm tra sự phù hợp về huy động nhân
sự, máy móc giữa thực tế hiện trường và với hồ sơ dự thầu, đề xuất giải pháp xử
lý kịp thời đối các Nhà thầu không đủ điều kiện năng lực thực hiện hợp đồng.
Học viên: Nguyễn Tường Vy - Lớp 23QLXD22

6


Tiểu luận: Quản lý chất lượng xây dựng

GVHD: GS-TS Vũ Đình Phụng

7. Cơng tác Tư vấn xây dựng cơng trình.
Lực lượng tư vấn đầu tư xây dựng cơng trình hiện nay được đánh giá là đã
có những bước trưởng thành vượt bậc, trong mức độ nhất định đã đáp ứng được
nhu cầu, góp phần đắc lực vào cơng cuộc phát triển cơ sở hạ tầng... Tư vấn đầu

tư xây dựng tham gia vào các dự án trong suốt các giai đoạn: từ khi lập quy
hoạch, lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư các giai đoạn: đề xuất - khởi xướng và
chuẩn bị đầu tư, khảo sát, thiết kế, lập đồ án thiết kế kĩ thuật, thiết kế bản vẽ thi
công, thẩm tra, kiểm định, tư vấn giám sát, tư vấn quản lý dự án.
Với một khối lượng công việc đồ sộ, các doanh nghiệp tư vấn đầu tư chỉ
sau một thời gian đã nhanh chóng nắm bắt, năng động, đổi mới và sáng tạo để
trở thành các đối tác tin cậy. Một số doanh nghiệp đã hoạch định và kiên trì thực
hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học công nghệ trong
nhiều năm, đã xây dựng được thương hiệu và uy tín của mình. Bên cạnh những
ưu điểm, vài năm gần đây, khơng ít những vấn đề về chất lượng dịch vụ tư vấn
đã xuất hiện, thậm chí có khi cả về chất lượng dịch vụ, đạo đức tư vấn.
Công tác lập dự án và quy hoạch cịn yếu, tư vấn chưa có tầm nhìn tổng
thể, dài hạn, nên các dự án ln bị rơi vào tình trạng phải điều chỉnh, bổ sung
trong quá trình thực hiện, nhiều dự án mới lập xong quy hoạch các số liệu dự
báo đã lạc hậu, không sử dụng được. Chất lượng đồ án chưa cao, tính sáng tạo
còn kém, hiện tượng sao chép đồ án khá phổ biến, “thiếu tính tư vấn ngay trong
sản phẩm tư vấn”. Nhiều sai sót xuất hiện trong các đồ án, từ khâu khảo sát, điều
tra, đến thiết kế kĩ thuật, giám sát thi công... dẫn đến đồ án phải chỉnh sửa nhiều
lần, kéo dài thời gian thi công, phát sinh khối lượng, tăng kinh phí dự án. Tư vấn
giám sát nói chung yếu, một số cán bộ không đủ năng lực thực hiện các nhiệm
vụ tư vấn khi phát sinh sự cố, một số người có hành vi tiêu cực.
8. Cơng tác thí nghiệm.
Hiện tại, tổng số các phịng thí nghiệm trên địa bàn Tỉnh là 05. Số lượng
như vậy là chưa nhiều so với yêu cầu.
Tuy nhiên, Với vốn đầu tư 1-3 tỷ đồng, năng lực các phịng thí nghiệm chỉ
thực hiện được các phép thử thông thường đối với một số loại vật liệu phổ biến
(bê tông, xi măng, vữa, kính xây dựng, gốm sứ xây dựng, vật liệu hữu cơ, thiết
bị cơ điện hay thí nghiệm và quan trắc kết cấu cơng trình…), trong khi các phép

Học viên: Nguyễn Tường Vy - Lớp 23QLXD22


7


Tiểu luận: Quản lý chất lượng xây dựng

GVHD: GS-TS Vũ Đình Phụng

thử liên quan tới đánh giá tác động của gió, động đất, cháy hầu như chưa được
thực hiện.
Những tồn tại bất cập trong hoạt động kiểm định chất lượng cơng trình.
Nhu cầu thực tế đối với hoạt động kiểm định là rất lớn, nhưng số lượng
các tổ chức hoạt động có kinh nghiệm trong lĩnh vực này chưa nhiều, chưa có
chuyên gia được đào tạo chuyên nghiệp. Ngành kiểm định đang thiếu các tiêu
chuẩn kỹ thuật, cũng như quy trình kỹ thuật hướng dẫn phương pháp kiểm định.
Cơng tác kiểm định chất lượng cơng trình hiện cịn tồn tại một số bất cập như:
Chưa phân định rõ ranh giới công việc thực hiện giữa tổ chức kiểm tra, chứng
nhận với tổ chức tư vấn giám sát; quy trình thực hiện chưa có sự thống nhất…
Nguyên nhân là do thiếu quy định về công nhận các tổ chức kiểm định, nên
khơng thể thống kê chính xác số lượng, cũng như quản lý năng lực của các tổ
chức hoạt động trong lĩnh vực này. Thực tế cho thấy, cần bổ sung các quy định
công nhận các tổ chức kiểm định chất lượng cơng trình, sửa đổi quy định về
điều kiện năng lực của tổ chức cho phù hợp. Ngoài ra, cần mở rộng hoạt động
sang các lĩnh vực chứng nhận vật liệu, sản phẩm xây dựng.
9. Công tác quản lý chất lượng vật liệu thi cơng.
Cơng trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con
người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị
với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt
nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Chính vì vậy, chất
lượng cơng trình xây dựng phụ thuộc vào chất lượng của vật liệu xây dựng. Vật

liệu xây dựng lại rất đa dạng về chủng loại. Để đảm bảo được chất lượng cơng
trình xây dựng, cần kiểm tra, giám sát chất lượng chúng khi đưa vào sử dụng.
Công tác quản lý chất lượng vật liệu trong thi công xây dựng là một trong
các công tác chính của cơng tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng. Cơng
tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng nói chung và vật liệu xây dựng nói
riêng phải tuân theo Luật Xây dựng; Nghị định Chính phủ về quản lý chất lượng
cơng trình xây dựng, trong đó có một số điều khoản cần lưu ý đối với việc quản
lý chất lượng vật liệu như sau:
- Nhà thầu thi cơng xây dựng phải thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật
liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị cơng trình, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng
và lắp đặt vào cơng trình xây dựng theo tiêu chuẩn và u cầu thiết kế.
Học viên: Nguyễn Tường Vy - Lớp 23QLXD22

8


Tiểu luận: Quản lý chất lượng xây dựng

GVHD: GS-TS Vũ Đình Phụng

- Ngồi việc phải cung cấp cho chủ đầu tư giấy chứng nhận chất lượng vật
tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào cơng trình của nhà sản xuất, nhà thầu thi cơng
xây dựng cịn phải cung cấp cho chủ đầu tư kết quả thí nghiệm của các phịng thí
nghiệm hợp chuẩn đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng và kết quả
kiểm định chất lượng thiết bị của các tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cơng nhận đối với thiết bị lắp đặt vào cơng trình trước khi đưa vào xây
dựng cơng trình theo quy định.
- Chủ đầu tư phải kiểm tra phịng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật
liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng phục vụ thi công xây dựng của nhà thầu thi
cơng xây dựng cơng trình.

- Chủ đầu tư phải kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết
bị lắp đặt vào cơng trình do nhà thầu thi cơng xây dựng cơng trình cung cấp theo
yêu cầu của thiết kế.
Qua việc kiểm tra chất lượng các cơng trình có chất lượng kém cho thấy
cịn nhiều tồn tại, trong đó chất lượng của vật liệu đưa đến chân cơng trình xây
dựng, đặc biệt là các chủng loại vật liệu xây dựng khai thác tự nhiên và vật liệu
xây dựng do địa phương sản xuất cịn có những lơ hàng chưa đạt u cầu về chất
lượng gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của cơng trình xây dựng. Đây là
một trong những yếu tố tác động trực tiếp trong thi công xây lắp, việc kiểm tra,
kiểm soát cho từng loại vật liệu theo ba đặc trưng cơ bản là “định tính, định hình
và định lượng” cịn có những thiếu sót. Do đó khi vật liệu đưa đến cơng trình
xây dựng khi thì thiếu về “định lượng” (đơn vị đo lường không chuẩn), khi thì
thiếu về quy cách “định hình”, … nên rất khó khăn cho các doanh nghiệp thực
hiện thi công xây lắp cũng như các bộ phận liên quan như thiết kế, giám sát kỹ
thuật chủ đầu tư, chủ đầu tư hoặc các đơn vị quản lý liên quan.
Tóm lại, cơng tác quản lý chất lượng vật liệu xây dựng phải được quan
tâm trong hồ sơ thiết kế, trong các điều kiện kỹ thuật của hồ sơ mời thầu và đặc
biệt từ giai đoạn chuẩn bị thi công và trong suốt quá trình thi cơng xây dựng
cơng trình.
10. Cơng tác an tồn, vệ sinh môi trường tại các dự án.
Để đảm bảo thực hiện tốt cơng tác an tồn cơng trình, tính mạng con
người và tài sản, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường tại các dự án xây

Học viên: Nguyễn Tường Vy - Lớp 23QLXD22

9


Tiểu luận: Quản lý chất lượng xây dựng


GVHD: GS-TS Vũ Đình Phụng

dựng cơng trình, u cầu các Chủ đầu tư, các đơn vị điều hành dự án thực hiện
một số nội dung sau:
- Trong quá trình thực hiện dự án cơng trình phải đảm bảo các u cầu về
an tồn trong xây dựng, vận hành, khai thác sử dụng công trình, an tồn phịng,
chống cháy, nổ và bảo vệ mơi trường.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác an tồn trong suốt q trình
thực hiện dự án. Đặc biệt chú trọng và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng cơng
trình thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm an tồn cho người, máy móc, thiết
bị, tài sản, cơng trình đang xây dựng, cơng trình ngầm và các cơng trình liền kề.
- Thực hiện các biện pháp kỹ thuật an tồn riêng đối với những hạng mục
cơng trình hoặc cơng việc có u cầu nghiêm ngặt về an toàn.
- Thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm hạn chế thiệt hại về người và tài
sản khi xảy ra mất an tồn trong thi cơng xây dựng.
11. Xử lý vi phạm về chất lượng.
Nguyên nhân ở phần nào thì người thực hiện phần việc đó phải chịu trách
nhiệm chính. Như vậy, thậm chí, những người liên quan đến việc hình thành ra
cơng trình từ khảo sát, thiết kế, thi cơng cơng trình phải chịu trách nhiệm “chung
thân” trong suốt thời gian tuổi thọ đang định của cơng trình.
Tất nhiên, trách nhiệm tồn diện về chất lượng cơng trình xây dựng vẫn là
chủ đầu tư.
Cơ quan quản lý nhà nước đã phân cấp theo địa giới hành chính do mình
quản lý có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra sự tuân thủ những quy định của
pháp luật.
Nghị định về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng, hoạt động quản lý
chất lượng cơng trình xây dựng đã quy định rõ phạm vi và đối tượng áp dụng
Nghị định; phân loại phân cấp cơng trình; quản lý chất lượng khảo sát xây dựng;
quản lý chất lượng thiết kế cơng trình; quản lý chất lượng thi cơng cơng trình;
bảo hành cơng trình; giải quyết sự cố cơng trình xây dựng và tổ chức thực hiện

Nghị định.

Học viên: Nguyễn Tường Vy - Lớp 23QLXD22

10


Tiểu luận: Quản lý chất lượng xây dựng

GVHD: GS-TS Vũ Đình Phụng

I.3. Liên hệ thực tế:
Phân tích những ngun nhân ảnh hưởng đến chất lượng cọc khoan nhồi
và đề xuất các biện pháp xử lý phù hợp.
1. Sự lắng đọng bùn khoan dưới mũi cọc:
a. Nguyên nhân:
Trong quá trình khoan tạo lỗ, phần đất ngay dưới đáy lỗ khoan bị xáo
động và hấp thụ bentonite chuyển sang trạng thái dẻo kết hợp với sự lắng đọng
bùn khoan tạo thành 1 lớp vật liệu nhão ngay dưới mũi cọc làm giảm sức kháng
mũi cọc.
b. Đề xuất giải pháp xử lý.
Giải pháp khả thi nhất và đã được sử dụng tại nhiều nước trên thế giới là
kỹ thuật xói rửa và bơm vữa xi măng gia cường đáy cọc. Kỹ thuật này được tóm
tắt, bao gồm các cơng đoạn sau:
- Lắp đặt ống cơng tác để xói rửa và bơm vữa xi măng đáy cọc: các ống
bơm này được lắp đặt ngay trong quá trình lắp đặt lồng thép cọc.
- Khoan đáy cọc: thông qua ống khoan, khoan đáy cọc để tạo đường luân
chuyển của nước và vữa xi măng khi khi xói rửa và bơm gia cường đáy cọc.
- Xói rửa đáy cọc bằng phương pháp bơm nước dưới áp lực cao: Nước rửa
sẽ được bơm vào từ một ống này và thoát ra tại một ống khác mang theo mùn

khoan.
- Bơm vữa xi măng gia cường đáy.
2. Bê tông mũi cọc bị xốp do lẫn tạp chất:
a. Nguyên nhân:
Quả cầu đổ bê tông không đạt yêu cầu; khoảng cách từ đáy ống đổ bê
tông đến đáy lỗ khoan quá lớn, mẻ bê tông đầu tiên của cọc bị phân tầng hoặc bị
trộn lẫn với hỗn hợp bùn sét trong quá trình bê tơng rơi từ miệng ống đổ đến đáy
lỗ khoan, phần bê tông mũi cọc bị xốp, không đạt chất lượng.
b. Đề xuất giải pháp hạn chế:
Quả cầu đổ bê tổng cần phải trịn đều, đờng kính quả cầu phải đảm bảo
tiếp xúc kín khít với thành ống dẫn. Trước khi đổ bê tông, phải đặt quả cầu tại vị
Học viên: Nguyễn Tường Vy - Lớp 23QLXD22

11


Tiểu luận: Quản lý chất lượng xây dựng

GVHD: GS-TS Vũ Đình Phụng

trí phía dưới cổ phễu đổ bê tơng khoảng 20- 40cm để khi bê tông chảy trong ống
quả cầu đảm bảo sẽ đi trước và đẩy dung dịch khoan ra khỏi đáy ống dẫn.
Đáy ống đổ bê tông không được cách đáy hố khoan quá 20 cm. Không được đổ
vào cọc phần bê tông bôi trơn máy bơm, nếu quả cầu khơng được trịn đều cần
lưu ý khơng được rót trực tiếp bê tơng lên quả cầu làm nghiêng lật quả cầu.
3. Thân cọc co thắt lại hoặc phình ra hoặc bị oằn đi:
a. Nguyên nhân:
Ở khu vực địa chất yếu cục bộ thân cọc có thể sẽ phình ra hoặc bị oằn
cong do từ biến của lớp đất dưới lực đẩy của bê tông tươi; Trường hợp sau khi
khoan tạo lỗ xong, vì sự cố nào đó chưa thể tiến hành lắp hạ lồng thép và đổ bê

tông cọc ngay được, tiết diện lỗ khoan cũng có thể bị co thắt lại do sự đẩy ngang
của đất.
b. Đề xuất giải pháp hạn chế:
Trong quá trình khoan tạo lỗ cần phải thờng xuyên theo dõi các lớp địa
chất mà mũi khoan đi qua và phải đối chứng với hồ sơ địa chất) nếu phát hiện sự
khác biệt, cần báo cáo ngay với đơn vị liên quan để có biện pháp xử lý kịp thời.
Giữ ổn định vách lỗ khoan bằng ống vách có nhược điểm là chi phí rất cao, tuy
nhiên việc điều chỉnh chiều dài ống vách theo chiều sâu cọc là giải pháp cần
được xem xét trong trường hợp này.
4. Thân cọc có lẫn các thấu kính đất hoặc bị gián đoạn bởi các lớp đất:
a. Nguyên nhân:
Những dạng hư hỏng trên chủ yếu thường xuất phát từ sự cố sập thành
vách lỗ khoan trong quá trình thi công cọc khoan nhồi. Sập thành vách thường
do các nguyên nhân chính sau:
- Khi khoan gặp tầng đất quá yếu, nhưng khơng có ống vách gia cố.
- Mực vữa bentonite trong lỗ khoan hạ thấp hơn cao độ yêu cầu.
- Các chỉ tiêu kỹ thuật của dung dịch bentonite khơng thích hợp với địa
tầng cần khoan.
- Áp lực thủy động trong tầng cát, cát pha sét quá lớn.
- Tốc độ khoan quá nhanh vữa bentonite chưa kịp hấp thụ vào thành vách

Học viên: Nguyễn Tường Vy - Lớp 23QLXD22

12


Tiểu luận: Quản lý chất lượng xây dựng

GVHD: GS-TS Vũ Đình Phụng


- Nâng hạ gàu khoan quá nhanh gây hiệu ứng Pitông dẫn đến sập thành
vách lỗ khoan.
b. Đề xuất giải pháp hạn chế:
- Trong quá trình khoan cần kiểm tra lại địa chất để đối chiếu với số liệu
dùng trong hồ sơ thiết kế, để kịp thời phát hiện những vùng đất yếu cục bộ, xem
xét điều chỉnh tăng thêm chiều dài ống vách nếu cần thiết.
- Tuỳ theo phơng pháp thi công, loại địa tầng và mực nước ngầm, mà ta
cần nghiên cứu chọn bentonite độ nhớt, độ ph và các chỉ tiêu tính năng khác của
dung dịch bentonite cho phù hợp.
- Khi khoan gặp tầng cát có chứa nước ngầm với áp lực lớn, nước ngầm
có áp này sẽ chảy vào trong lỗ khoan mang theo đất cát ở vách lỗ khoan làm cho
lỗ khoan tại tầng này mở rộng ra, có thể kéo theo các tầng phía trên bị sụp. Nếu
gặp sự cố này nên đưa ống vách qua tầng này, hoặc dùng biện pháp hạ mực
nước ngầm trước khi khoan.
Để tránh sập vách cần phải khoan nhẹ nhàng tránh những động tác đột
ngột.
5. Bề mặt thân cọc bị rỗ:
a. Nguyên nhân.
Những hư hỏng này có thể do các nguyên nhân chính sau:
- Do sử dụng bê tơng có thành phần khơng thích hợp, độ sụt quá thấp làm
bê tông rỗ hoặc phân tầng.
- Do sự lưu thơng nước ngầm làm trơi vữa ximăng, chỉ cịn lại hạt cốt
liệu.
b. Đề xuất giải pháp hạn chế:
Với đặc điểm của cọc khoan nhồi là không được đầm nén bằng các loại
thiết bị đầm bêtông thông thường, nên một thực tế rất phổ biến là các loại cấu
kiện này khi thi công thường không đạt mác thiết kế hoặc bề mặt bị rỗ.
Trên quan điểm lưu biến học, bê tông là một dạng vật chất gồm hai pha: pha vữa
chảy và pha rắn. Do vậy, để đạt được khả năng tự chảy và tự đầm lèn của bê
tông dùng trong cọc khoan nhồi, tỷ lệ vật chất mịn cần phải được tăng cường

nhiều hơn so với bê tông thường. Tuy nhiên, việc tăng lượng vật chất mịn không
đồng nghĩa với việc chỉ tăng tỷ lệ xi măng, hay tăng tỉ lệ nước.v.v. .như lâu nay
Học viên: Nguyễn Tường Vy - Lớp 23QLXD22

13


Tiểu luận: Quản lý chất lượng xây dựng

GVHD: GS-TS Vũ Đình Phụng

ta đang thực hiện... Đề nghị xem xét việc sử dụng bê tông tự đầm trong thi công
cọc khoan nhồi.
II. Hiểu như thế nào là đủ năng lực và điều kiện của chủ đầu tư để thực
hiện công tác thiết kế, giám sát, thi công? Nêu ý kiến cá nhân.
II.1. Điều kiện để Chủ đầu tư tự thực hiện dự án:
1. Bảo đảm đủ năng lực, kinh nghiệm:
Chủ đầu tư phải bảo đảm có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện tồn
bộ cơng việc thuộc gói thầu và phải bảo đảm việc tự thực hiện của chủ đầu tư
mang lại hiệu quả cao hơn so với việc lựa chọn nhà thầu khác để thực hiện gói
thầu và phải đáp ứng các điều kiện:
- Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh
(theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập) phù hợp
với yêu cầu của gói thầu.
- Đủ nhân lực chủ chốt, cán bộ, công nhân kỹ thuật sử dụng cho gói thầu
thuộc chủ đầu tư (trừ lao động phổ thơng); đủ máy móc, thiết bị dùng để thi
cơng gói thầu và phải thuộc sở hữu của chủ đầu tư hoặc chủ đầu tư phải chứng
minh được khả năng huy động được máy móc, thiết bị dùng cho gói thầu đáp
ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu.
2. Chọn nhà thầu tư vấn giám sát độc lập:

Chủ đầu tư lựa chọn theo quy định của Luật Đấu thầu một nhà thầu tư vấn
giám sát độc lập với chủ đầu tư về tổ chức và tài chính theo quy định của pháp
luật.
Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định các nội dung công việc
phải được giám sát khi thực hiện, chủ đầu tư phải lựa chọn tư vấn giám sát theo
quy định. Trong trường hợp khơng có tư vấn giám sát độc lập quan tâm hoặc
không lựa chọn được tư vấn giám sát độc lập do gói thầu được thực hiện tại các
vùng sâu, vùng xa theo quy định của pháp luật hiện hành liên quan, gói thầu có
giá trị nhỏ dưới 1 tỷ đồng thì chủ đầu tư phải thực hiện giám sát cộng đồng theo
quy định của pháp luật về giám sát đầu tư của cộng đồng.
Trường hợp áp dụng hình thức tự thực hiện đối với các gói thầu cải tạo,
sửa chữa lớn các thiết bị, dây chuyền sản xuất không bắt buộc phải thuê tư vấn

Học viên: Nguyễn Tường Vy - Lớp 23QLXD22

14


Tiểu luận: Quản lý chất lượng xây dựng

GVHD: GS-TS Vũ Đình Phụng

giám sát. Chủ đầu tư phải cung cấp các hồ sơ cần thiết để nhà thầu tư vấn giám
sát thực hiện nhiệm vụ quy định.
3. Trường hợp không được chuyển nhượng khối lượng cơng việc:
Trong q trình thực hiện, chủ đầu tư không được chuyển nhượng khối
lượng công việc với tổng số tiền cao hơn 10% giá trị tự thực hiện cho các đơn vị
khác không phải là thành viên của Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị.
Với nội dung trên, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị căn cứ
vào năng lực và kinh nghiệm của mình (bao gồm cả năng lực của các đơn vị

thành viên) để áp dụng hình thức tự thực hiện đối với các dự án do Tổng công ty
làm chủ đầu tư cho phù hợp.
II.2. Ý kiến cá nhân về việc Chủ đầu tư tự thực hiện dự án:
Khi chủ đầu tư tự thực hiện dự án có những ưu điểm và nhược điểm sau:
1. Ưu điểm:
- Giảm chi phí thực tế thực hiện.
- Tận dụng năng lực của chủ đầu tư.
- Tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi.
- Kiểm soát chất lượng tốt hơn.
- Sử dụng nhân lực linh hoạt.
- Kiểm soát tiến độ dễ dàng.
- Thanh quyết tốn dễ dàng
2. Nhược điểm:
- Có khả năng phát sinh tiêu cực.
- Không tận dụng vốn của nhà thầu được.
- Năng lực tài chính phải mạnh, nếu không sẽ như chơi dao 2 lưỡi
- Sử dụng khối lượng lớn nguồn lực: tài chính, nhân lực, máy móc thiết
bị...

Học viên: Nguyễn Tường Vy - Lớp 23QLXD22

15


Tiểu luận: Quản lý chất lượng xây dựng

GVHD: GS-TS Vũ Đình Phụng

KẾT LUẬN
Qua bài tiểu luận này giúp em nắm chắc hơn môn học Quản lý chất lượng

xây dựng cũng như các vấn đề trong hoạt động xây dựng, đặc biệt là công tác
Quản lý chất lượng xây dựng hiện nay, cơng tác quản lý dự án có thể tránh được
những sai sót trong những cơng trình lớn, phức tạp.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và không ngừng nâng cao
đời sống nhân dân, nhu cầu xây dựng các dự án cơng trình quy mơ lớn, phức tạp
cũng ngày càng nhiều. Thông qua việc áp dụng phương pháp quản lý dự án khoa
học hiện đại giúp việc thực hiện các dự án cơng trình lớn, phức tạp đạt được
mục tiêu đề ra một cách thuận lợi.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Thầy Vũ Đình Phụng đã tận tình
giúp đỡ chúng em hồn thành mơn học này./.

Học viên: Nguyễn Tường Vy - Lớp 23QLXD22

16


Tiểu luận: Quản lý chất lượng xây dựng

GVHD: GS-TS Vũ Đình Phụng

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội khóa 13 thơng qua tại
kỳ họp thứ 7 ngày 18/06/2014 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.
2. Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 được Quốc hội khóa 13 thơng qua tại
kỳ họp thứ 6 ngày 26/11/2013 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.
3. Nghị định số 46/2015/NĐ- CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ về quản
lý chất lượng và bảo trì cơng trình xây dựng.
4.Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ về
Hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây
dựng

5. Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 06 năm 2015 của Chính
phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình.
6. Nghị định số Số: 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 03 năm 2015 của
Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
7. Thơng tư số 06/2010/TT-BXD, ngày 26/05/2010 của Bộ Xây dựng
hướng dẫn phương pháp xác định giá ca máy và thiết bị thi công xây dựng cơng
trình.
8. Bài giảng mơn Quản lý chất lượng xây dựng.
9. Các văn bản quy phạm pháp luật và các tài liệu liên quan khác.

Học viên: Nguyễn Tường Vy - Lớp 23QLXD22

17



×