Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Phát triển chương trình đào tạo nghề giúp việc nhà theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội tại tỉnh Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 123 trang )

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang là xu thế tất yếu,
khách quan và là nhu cầu cấp bách đối với mỗi quốc gia. Đó vừa là quá trình hợp
tác, vừa là quá trình cạnh tranh để cùng phát triển. Trong xu thế đó, sự cạnh tranh
giữa các quốc gia trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế ngày càng
quyết liệt, gay gắt hơn. Cạnh tranh kinh tế quốc tế đòi hỏi phải tăng năng suất lao
động, nâng cao chất lượng hàng hoá và đổi mới công nghệ một cách nhanh chóng.
Trong lĩnh vực kinh tế, lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về quốc gia nào có nguồn nhân
lực chất lượng cao. Vì vậy, chú trọng phát triển nguồn nhân lực với chất lượng cao
chính là chìa khoá để phát triển nền kinh tế.
Nguồn nhân lực nói chung, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ có chất
lượng cao nói riêng đang thật sự trở thành yếu tố quan trọng trong sự nghiệp CNHHĐH đất nước, đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của đất
nước, tạo sức mạnh cạnh tranh trên thị trường lao động trong nước, khu vực và quốc
tế.
Trong đường lối phát triển đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Đảng và
Nhà nước coi việc phát triển dạy nghề có vị trí quan trọng trong chiến lược phát
triển nguồn nhân lực của đất nước. Giáo dục nghề nghiệp gắn liền với đào tạo
nguồn nhân lực tham gia vào xây dựng và phát triển đất nước. Mục tiêu luật dạy
nghề chỉ rõ dạy nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ
có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm
nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện
cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm
hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước1. Việt nam đã lĩnh hội được vai trò to lớn của giáo dục, cho nên
trong sự hội nhập hôm nay, mạng lưới giáo dục ở Việt Nam được mở rộng ra khắp
tỉnh thành, với nhiều loại hình đào tạo khác nhau.
Bình Dương là tỉnh thuộc vùng miền Đông Nam Bộ nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam gồm thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Bình Dương, Đồng

1


Luật Dạy nghề của Quốc Hội khóa XI, kỳ họp thứ 10, số 6/2006/QH11 ngày 19 tháng 11 năm 2006. Điều 4, chương I

1


Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước, Long An và Kiên Giang. Với lợi
thế về điều kiện địa lý tự nhiên thuận lợi, gần thành phố Hồ Chí Minh: trung tâm
kinh tế - văn hóa của cả nước; đất đai bằng phẳng, nền đất thuận lợi trong xây dựng
cơ bản với suất đầu tư thấp; có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy
qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á …; cách sân
bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển từ 10 - 15 Km; con người Bình Dương
cần cù, năng động. . .Tất cả đã tạo điều kiện cho Bình Dương kết hợp nhuần nhuyễn
những nhân tố ''Thiên thời – Địa lợi - Nhân hòa'' để vượt khó đi lên, trở thành một
trong những tỉnh, thành phố có tốc độ phát triển nhanh và toàn diện nhất và trong
lĩnh vực công nghiệp. Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng bình quân 15,5%/năm.
Những thành tựu của Bình Dương trong thời gian qua chính là sự nhạy bén tận dụng
thời cơ, tiếp thu nhanh và vận dụng nghiêm túc, sáng tạo các chủ trương, đường lối
đổi mới và cải cách hành chính của Đảng và Nhà nước vào hoàn cảnh và thực tiễn
của địa phương; kịp thời đề ra các quyết sách đáp ứng yêu cầu và phù hợp với điều
kiện phát triển trong từng thời kỳ, đặc biệt là quyết sách “Trải chiếu hoa” mời gọi
các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến Bình Dương để sản xuất, kinh doanh, tạo
động lực quan trọng để phát triển kinh tế. Đến nay, toàn tỉnh có trên 3.200 doanh
nghiệp vốn đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư gần 15 ngàn tỷ đồng và trên l.000
doanh nghiệp của 37 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đầu tư hoạt động với
tổng vốn đầu tư trên 4 tỷ 700 triệu đô đa Mỹ, bổ sung nguồn vốn và góp phần quan
trọng vào công cuộc phát triển các mặt kinh tế- xã hội của tỉnh.
Tỉnh Bình Dương đã tiến hành quy hoạch 25 khu công nghiệp - cụm công
nghiệp và đến nay toàn tỉnh có 16 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện
tích và 3.275 ha, trong đó có 7 khu công nghiệp tập trung ở các huyện phía Nam
tỉnh, hình thành và hoạt động trong giai đoạn 1995 - 2000, đạt tỷ lệ lấp kín diện tích

trên 95%. Ngoài ra, tỉnh đang triển khai xây dựng Khu Liên hợp Công nghiệp Dịch vụ - Đô thị với quy mô diện tích gần 4.200 ha, trong đó bao gồm các khu trung
tâm dịch vụ và nhà ở đa dạng, cao cấp thích hợp cho nhiều đối tượng khác nhau và
6 khu công nghiệp với hạ tầng cơ sở hiện đại tầm cỡ quốc tế và khu vực. Các khu
công nghiệp mới như Mai Trung, Mỹ Phước 2 và 3, Rạch Bắp, Nam Tân Uyên. . .
Và Khu Liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị sẽ là khu vực thu hút đầu tư lớn

2


của tỉnh trong ngành công nghiệp và dịch vụ trong những năm tới. Với chủ trương
“Trải chiếu hoa mời gọi đầu tư” Bình Dương luôn đổi mới, đang và sẽ là điểm đến
lý tưởng của mọi chủ đầu tư trong và ngoài nước.
Cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Bình Dương thì vai trò
người phụ nữ được cải thiện một cách căn bản, phụ nữ ngày càng tham gia vào các
hoạt động xã hội nhiều hơn trước, họ vừa đi làm vừa đảm trách công việc nhà, nuôi
dạy con cái, chăm sóc gia đình, nấu nướng…… Do vậy, quả là vất vả và khó khăn
khi thu xếp làm sao cho ổn định cả việc nhà lẫn việc ngoài xã hội? Trước thực tế đó
nhu cầu cần người Giúp việc nhà cho các gia đình ở Bình Dương là rất lớn. Thế
nhưng, hiện nay tỉnh Bình Dương chưa có chương trình đào tạo hay tài liệu hướng
dẫn cụ thể nghề “Giúp việc nhà”, người giúp việc chỉ làm theo kinh nghiệm mang
tính tự phát hoặc theo sự hướng dẩn của chủ nhà. Chính vì vậy, người nghiên cứu
thiết nghỉ cần phải có một chương trình đào tạo nghề “Giúp việc nhà” ngắn hạn,
nhằm trang bị cho người giúp việc những kiến thức, kỹ năng cần thiết, tạo điều kiện
cho người giúp việc tự tin hơn trong công việc của mình và giảm bớt gánh nặng của
người phụ nữ trong công việc gia đình, giúp người phụ nữ an tâm hơn trong công
tác xã hội; nhằm góp phần giải quyết việc làm nói riêng và phát triển nguồn nhân
lực của đất nước nói chung và thực thi một cách hiệu quả mục tiêu của giáo dục
nghề nghiệp đề ra.
Xuất phát từ những ý định trên, người nghiên cứu đã mạnh dạn làm đề tài
“ Phát triển chương trình đào tạo nghề giúp việc nhà theo hướng đáp ứng nhu

cầu xã hội tại tỉnh Bình Dương”.
Luận văn được thực hiện với sự hướng dẩn của TS. Nguyễn Văn Tuấn.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu:

Phát triển chương trình đào tạo nghề “Giúp việc nhà” đáp ứng nhu cầu xã hội
tại tỉnh Bình Dương nhằm:
 Góp phần vào việc phát triển các chương trình giáo dục dạy nghề tại Bình
Dương nói riêng và thực hiện trọng tâm của ngành giáo dục nói chung.
 Giải quyết việc làm cho lao động nữ ở các vùng nông thôn.

3


 Góp phần vào việc xây dựng nguồn nhân lực đang cần thiết cho việc phát
triển nghề Giúp việc nhà tại tỉnh Bình Dương và khu vực Đông Nam Bộ.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:


Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển chương trình đào tạo nghề.



Khảo sát và đánh giá thực trạng đào tạo nghề giúp việc nhà hiện nay, nhu
cầu lao động, nhu cầu học tập nghề giúp việc nhà tại tỉnh Bình Dương.



Đề xuất phát triển chương trình đào tạo nghề “Giúp việc nhà” trình độ sơ cấp
nghề cho Trung tâm GDTX-KTHN Thuận An- tỉnh Bình Dương.


3. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Chương trình đào tạo nghề Giúp việc nhà trình độ sơ cấp nếu được xây dựng
và giảng dạy thì sẽ đáp ứng nhu cầu của người học và người tuyển dụng tại tỉnh
Bình Dương.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chương trình đào tạo nghề “Giúp việc nhà” trình độ sơ cấp.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Nghề “ Giúp việc nhà” tại tỉnh Bình Dương.
4.3. Khách thể điều tra
 Chương trình đào tạo nghề “Dịch vụ chăm sóc gia đình” của trường trung
cấp nghề Lê Thị Riêng và các trung tâm đào tạo cung ứng người giúp việc
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh


Người chủ và người lao động đang làm việc tại các gia đình của tỉnh Bình
Dương.

 Lãnh đạo các cơ sở dạy nghề trong tỉnh Bình Dương.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Những phương pháp nghiên cứu cơ bản sử dụng để thực hiện luận văn là:
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tìm hiểu cơ sở pháp lý của đề tài, các mô hình xây dựng và phát triển chương trình
đào tạo nghề tiêu biểu trên thế giới, phương pháp tiếp cận đào tạo theo mô-đun.

4


Phương pháp nghiên cứu tài liệu: phương pháp nghiên cứu tài liệu làm cơ sở để

phát triển cơ sở lý luận của đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Thông qua nghiên cứu thực trạng các điều
kiện thực tế, nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đánh giá và thiết kế các bảng hỏi để
thu nhận thông tin làm cơ sở đánh giá về thực trạng đào tạo nghề, đánh giá nhu cầu
nghề nghiệp, việc làm của nghề giúp việc nhà trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến nhận xét của những chuyên gia về lĩnh vực
này.
Hội thảo chuyên đề: Hội thảo phân tích nghề “Giúp việc nhà”.
5.3. Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng toán thống kê xử lý các thông tin
khảo sát để mô tả.
6. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
Trong điều kiện thực tế nghiên cứu, luận văn thực hiện một số nội dung trong
phạm vi như sau:
6.1. Khảo sát thực trạng nhu cầu học nghề giúp việc nhà của người lao động và
nhu cầu tuyển dụng của các gia đình tại tỉnh Bình Dương.
6.2. Khảo sát thực trạng đào tạo nghề giúp việc nhà tại các gia đình, các cơ sở
đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
6.3. Xây dựng đề cương chương trình đào tạo nghề “Giúp việc nhà” trình độ sơ
cấp ở mức thiết kế nội dung chương trình chi tiết mà chưa qua thực nghiệm.
7. NHỮNG GIÁ TRỊ ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

7.1. Tính thực tiễn
Giúp cho các cơ sở đào tạo và các cơ quan quản lý đào tạo có tài liệu đào
tạo và quản lý.

5


7.2. Khả năng triển khai ứng dụng vào thực tế

Các kết quả nghiên cứu của đề tài hoàn toàn có khả năng ứng dụng vào thực
tế đào tạo nghề giúp việc nhà cho các trung tâm đào tạo và cung ứng người giúp
việc, các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Cấu trúc luận văn gồm 3 phần:
A. PHẦN MỞ ĐẦU
B. PHẦN NỘI DUNG
▪ Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển chương trình đào tạo nghề
▪ Chương 2: Cơ sở thực tiễn về phát triển chương trình đào tạo nghề Giúp việc nhà.
▪ Chương 3: Phát triển chương trình đào tạo nghề Giúp việc nhà trình độ cấp
nghề cho Trung tâm GDTX-KTHN Thuận An-Bình Dương
C. PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

6


Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ CƠ BẢN
1.1.1. Khái niệm và thuật ngữ về phát triển chương trình
 Chương trình (Curriculum)
Hiện nay có rất nhiều cách hiểu về chương trình đào tạo. Tuy nhiên, có thể
nhận thấy những điểm cốt lõi của nó
- Chương trình: là một hệ thống thông tin biên soạn cho giáo viên bao gồm:
Trình tự về nội dung, trang thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao, các yêu cầu về
tiêu chuẩn đạt được. [34, tr.ix]
- Chương trình: là tất cả những kinh nghiệm mà cá nhân người học có trong
một chương trình giáo dục mà mục đích là để đạt được những mục tiêu và
liên quan đến từng mục tiêu cụ thể, đó là kế hoạch trong điều kiện của một
khuôn khổ giữa lý thuyết và nghiên cứu hay là sự hành nghề giữa thực tiễn
và truyền thống. [45, tr.3]

- Theo Wentling (1993) cho rằng: chương trình đào tạo là một bảng thiết kế
tổng thể cho một hoạt động đào tạo (đó có thể là một khóa học kéo dài vài
giờ, một ngày, một tuần hoặc một vài năm). Bảng thiết kế tổng thể đó cho
biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ ra những gì có thể trông đợi ở
người học sau khóa học, nó phát họa ra qui trình cần thiết để thực hiện nội
dung đào tạo, nó cũng cho biết phương pháp đào tạo và cách thức kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập, và tất cả các cái đó được sắp xếp theo một thời
gian biểu chặt chẽ. [42, tr.5]
- Chương trình học: là quy trình và nội dung của chương trình đào tạo của
môn học, ngành học, bộ môn hay trường học. Curriculum mang ý nghĩa
rộng hơn, chung hơn, Syllabus mang ý nghĩa cụ thể, giới hạn hơn là nội
dung giảng dạy cho một môn học (hay đơn vị học tập), thường gắn với một
kỳ kiểm tra để đánh giá kết quả học tập. Như vậy, chương trình dạy học là
văn bản trong đó phải bao gồm xác định các mục đích (cụ thể có mục tiêu
cho từng bài học, môn học, ngành học), nội dung, quá trình, phương pháp
dạy học và đánh giá của một chương trình giáo dục. [28, tr.4]

7


- Chương trình: là một hệ thống nhiều cấp độ. Bao gồm chương trình dạy học
của một quốc gia, một ngành học, bậc học, cấp học, lớp học, môn học, bài
học, đơn vị tri thức học tập,…Các chương trình của một ngành học, bậc
học,… tức là những chương trình trong đó có nhiều chương trình môn học
thì luôn bao gồm chương trình khung và chương trình của từng môn học.
Dù chương trình dạy học ở cấp độ vĩ mô (ngành học, bậc học, nghề, …)
hoặc vi mô (môn học, bài học) dù ít hay nhiều đều bao gồm 5 yếu tố cơ bản
của hoạt động dạy học: mục tiêu dạy học của chương trình; nội dung dạy
học; hình thức tổ chức và phương pháp dạy học; qui trình, kế hoạch triển
khai; đánh giá kết quả. [42, tr.5]

 Các thành tố của chương trình (Curriculum elements): Một dạng thông tin cụ
thể dưới hình thức của một trong các sản phẩm thuộc về chương trình. (Ví dụ:
Tỉ lệ giáo viên/học viên; các yêu cầu đạt được khi tốt nghiệp; các yêu cầu về
trang thiết bị…). [34, tr.ix]
 Xây dựng chương trình (Curriculum Development): Một hệ thống thiết kế thực
tiễn và hợp lý bao gồm các công việc: Thu thập các dữ liệu cần thiết, đi đến
các quyết định, xác định được nội dung tiêu chí và các hoạt động giảng dạy,
thực hiện đánh giá cả về sản phẩm lẫn về quy trình; cũng như sửa chữa, hiệu
chỉnh các chương trình có liên quan đến dạy nghề. [34, tr.xii]
 Phát triển chương trình (Curriculum Development): là một quá trình thiết kế,
điều chỉnh sửa đổi dựa trên việc đánh giá thường xuyên liên tục 2
 Nghề (Job): Là nghề nghiệp trong phạm vi hẹp, cụ thể và chuyên sâu. [34,
tr.x]
 Nghề nghiệp (Occupation): Tên chung đặt cho một nhóm công nhân thực hiện
các nhiệm vụ và công việc tương tự nhau với mục đích hành nghề để kiếm
sống và thăng tiến. [34, tr.x]
 Lĩnh vực nghề nghiệp (Occupational area): Việc phân loại các nghề có liên
quan mật thiết với nhau theo phạm vi và cùng có chung một loại sản phẩm,
quy trình hoặc dịch vụ. [30, tr.2]

2

Hoàng Ngọc Vinh (tài liệu dịch từ Milagros Campos Valles): Phát triển chương trình đào tạo giáo dục
chuyên nghiệp theo năng lực thực hiện – Chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý. Hạ Long, 2006, trang 2.

8


 Khảo sát nghề (Occupational research): Một phương thức thu thập dữ liệu về
một nghề cụ thể để có thể xây dựng được nội dung đào tạo nghề. Phương thức

đó được thực hiện bằng cách quan sát tại chỗ thao tác công việc của một công
nhân, và trao đổi với họ về các công việc mà họ thực hiện. [34, tr.x]
 Phân tích nghề (Job Analysis): Một tiến trình nhằm xác định các nhiệm vụ và
công việc mà một công nhân lành nghề phải thực hiện được trong nghề nghiệp
của mình. [34, tr.xi]
 Bản mô tả nghề (Job description): Một danh sách chi tiết các nhiệm vụ và
trách nhiệm của một người trong nghề. [30, tr.1]
 Nhiệm vụ (Duty): Nhiệm vụ của một nghề là một phát biểu thể hiện một
chuyên môn hẹp của nghề hoặc một vị trí nào đó trong thực tế sản xuất. [34, tr.
xi]
 Công việc (Task): Một đơn vị việc làm cụ thể, có thể quan sát được của một
việc làm đã hoàn tất (có một khởi điểm và một kết thúc xác định), có thể chia
nhỏ thành 2 hay nhiều bước và được thực hiện trong một khoảng thời gian hữu
hạn; khi hoàn tất kết quả sẽ có thể là một sản phẩm, bán thành phẩm, một dịch
vụ hoặc một quyết định, mà thông thường người thợ được phân công để thực
hiện. [34, tr.ix]
 Công việc trong nghề (Job task): Công việc thực hiện của một nghề cụ thể.
[34, tr.ix]
 Danh mục công việc (Task listing): Một danh mục các công việc mà các công
nhân lành nghề thực sự có thực hiện trong nghề. [34, tr.x]
 Phân tích công việc (Task analysis): Phương pháp phân tích một công việc
trong một ngành nghề nào đó để xác định được các bước để thực hiện được
công việc đó, các kỹ năng và kiến thức có liên quan mà người thợ cần có, và
các tiêu chuẩn mà giới sản xuất đòi hỏi cho việc thực hiện công việc. [34, tr.xi
 Quy trình (Procedure): Các bước theo thứ tự dẫn tới việc hoàn tất một công
việc. [34, tr.xi]
 Kỹ năng (Skill): Khả năng thực hiện toàn bộ hay một phần của công việc. [34,
tr.x]

9



 Thái độ (Attitude): Các cảm xúc và hành vi bề ngoài của con người đối với
một việc làm hoặc công việc. [34, tr.xi]
 Năng lực (Competence): Việc một công nhân thực hiện một công việc bằng
cách thể hiện các kiến thức, kỹ năng và thái độ mà công việc đó đòi hỏi. [34,
tr.x]
 Sự thành thạo (Proficiency): Mức độ thực hiện một công việc. [34, tr.xi]
 Thực hiện công việc (Performance): Một quy trình quan sát được (đòi hỏi phải
có kiến thức, kỹ năng, và thái độ làm việc phù hợp) để làm “một việc gì đó”
theo một tiêu chuẩn chấp nhận được với kết quả là một sản phẩm, một bán
thành phẩm, một quyết định hay một dịch vụ. [34, tr.xi]
 Tiêu chuẩn thực hiện (Performance standard): Các tiêu chí được áp dụng
trong một nghề dùng để xác định xem một công việc đã được thực hiện một
cách thỏa đáng hay chưa. [34, tr.xi]
 Tiêu chí (Criteria): Tiêu chuẩn đòi hỏi ở người công nhân nhằm đạt tới việc
thực hiện thành thạo một mục tiêu công việc. [34, tr.xi]
 Trang thiết bị (Equipment): Một nhóm các thiết bị có liên quan với nhau được
sử dụng trong một mục đích cụ thể nào đó. [30, tr.4]
 Vật tư hành nghề (Occupational supplies): Gồm các vật tư có liên quan cụ thể
tới đặc tính của từng ngành nghề, được tiêu thụ trong quá trình giảng dạy. [30,
tr.4]
 DACUM: thuật ngữ được viết tắt từ các chữ cái của cụm từ tiếng Anh
“Develop A Curriculum” (Xây dựng một chương trình). Đây là một phương
pháp phân tích nghề, qua đó một tiểu ban gồm các chuyên gia lành nghề được
tập hợp và dẫn dắt bởi một thông hoạt viên đã được đào tạo để cùng xác định
danh mục các nhiệm vụ và công việc mà các công nhân lành nghề phải thực
hiện trong nghề nghiệp của họ. [34, tr.ix]
 Mô-đun (Module): Tập hợp một số công việc có liên quan với nhau nhằm
cung cấp một số kiến thức và kỹ năng để người học có thể hành nghề ngay

trong một lĩnh vực chuyên môn hẹp của nghề hoặc một vị trí nhất định của sản
xuất. [34, tr.ix]

10


 Đào tạo (Training): Quá trình cải tiến năng lực của con người bằng cách cung
cấp kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để một cá nhân có thể đạt được
mục tiêu hành nghề cụ thể. [34, tr.ix]
 Học tập (Learning): Việc đạt được các tri thức mới, các kỹ năng mới, và thái
độ làm việc. Một thay đổi có thể quan sát được hoặc đánh giá được về thái độ
của học viên. Một điều mà chỉ có người đó mới có thể tự làm cho chính mình.
[34, tr.ix]

11


1.1.2. Khái niệm và thuật ngữ về giáo dục nghề nghiệp
 Dạy nghề (Vocational Training): Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm
trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học
nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành
khoá học. Được thực hiện dưới một năm đối với đào tạo nghề trình độ sơ cấp.
[20, chương 1]
 Giáo dục nghề nghiệp (Technical and Vocational Education): được sử dụng
như một thuật ngữ toàn diện về các khía cạnh của quá trình giáo dục, bổ sung
vào nền giáo dục nói chung, bao gồm việc nghiên cứu những công nghệ và các
môn khoa học có liên quan, và việc đạt được kỹ năng thực hành, thái độ, sự
hiểu biết và kiến thức liên quan đến nghề nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác
nhau của nền kinh tế và cuộc sống xã hội. Giáo dục nghề nghiệp và kỹ thuật
còn có thể được hiểu thêm là:

-

Một phần không thể thiếu của nền giáo dục nói chung;

-

Môt phương tiện (hoặc cách thức) nhằm chuẩn bị cho các lĩnh vực nghề
nghiệp và tham gia hiệu quả vào thế giới việc làm;

-

Một khía cạnh của học tập suốt đời và chuẩn bị cho tinh thần trách nhiệm
công dân;

-

Một công cụ cho việc thúc đẩy sự phát triển bền vững và toàn diện về môi
trường;

-

Một phương pháp để tạo điều kiện xóa đói giảm nghèo. [48, tr.7]

 Giáo dục kỹ thuật ( Technical Education): là giáo dục để mưu sinh bằng một
nghề nghiệp mà sự thành công phụ thuộc phần lớn vào kiến thức kỹ thuật và
sự hiểu biết về khoa học và công nghệ để ứng dụng vào sản xuất.
 Mục tiêu dạy nghề trình độ sơ cấp: Dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm trang bị
cho người học nghề năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực
hành một số công việc của một nghề; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý
thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe, tạo điều kiện cho người học

nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục
lên trình độ cao hơn. [20, chương 2]
12


 Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp: Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp
thể hiện mục tiêu dạy nghề trình độ sơ cấp; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng,
phạm vi, và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức dạy nghề; cách thức
đánh giá kết quả học tập đối với mỗi mô-đun, mỗi nghề. [20, chương 2]
1.1.3. Đào tạo theo nhu cầu xã hội:
 Nhu cầu: “Nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm
nhận được” [24, tr7]. Con người có nhiều nhu cầu đa dạng và phức tạp.
Xét dưới góc độ xây dựng chương trình, cần biết nhu cầu của học sinh và nhu
cầu của xã hội. Nhu cầu học sinh không thể tách biệt hoàn toàn khỏi nhu cầu xã
hội và ngược lại. Nhu cầu của nhóm này có liên hệ mật thiết với nhóm kia và
thường hài hòa với nhau. Chẳng hạn nhu cầu cá nhân về sự khỏe mạnh thể chất
thì phù hợp với yêu cầu xã hội về những con người có thể chất khỏe mạnh. Phân
biệt giữa sở thích và mong muốn của học sinh là cần thiết trong xây dựng chương
trình. Sở thích ám chỉ thái độ, khuynh hướng thiên về một cái gì đó (Ví dụ ca hát,
bóng rổ). Mong muốn bao gồm mơ ước, ao ước hoặc thèm khát một cái gì đó (Ví
dụ mong muốn có căn biệt thự sang trọng, nhiều quần áo hợp thời trang). Theo
Peter F.Oliva thì không có mô hình xây dựng chương trình nào được phát triển
theo sở thích hay mong muốn của học sinh. Tuy nhiên những nhà xây dựng
chương trình vẫn không lờ đi những sở thích và mong muốn chính đáng và có
thật. [50, tr.286-288]
 Thế nào là nhu cầu xã hội?
Nhu cầu xã hội là một khái niệm rộng, bao gồm nhiều thành phần, trong đó có ba
nhóm nhu cầu cơ bản: [6]
Nhu cầu của nhà nước là chiến lược phát triển nguồn nhân lực với tầm nhìn xa
đến mười lăm, hai mươi năm, với các ngành nghề đặc biệt, đảm bảo cho sự phát

triển lâu dài của đất nước. Nhu cầu đào tạo này thường chọn các mục tiêu đi
trước, đón đầu về khoa học, công nghệ, vượt trước nhu cầu đào tạo của doanh
nghiệp. Nhu cầu đào tạo này có số lượng lớn, có căn cứ và có cơ sở dự doán hàng
năm.
Nhu cầu của doanh nghiệp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực bao gồm
đào tạo cán bộ quản lý và lao động chuyên môn trực tiếp. Phần lớn nhu cầu của

13


doanh nghiệp là đào tạo nhân lực lao động chuyên môn trực tiếp, đòi hỏi người
học sau khi tốt nghiệp có thể làm việc được, phù hợp với nhu cầu cụ thể của
doanh nghiệp. Nhu cầu đào tạo này phù hợp với các trình độ: đại học theo hướng
trình độ ứng dụng, kỹ thuật viên trình độ cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và
dạy nghề. Tuy nhiên nhu cầu đào tạo này chưa được tổng hợp, thiếu thông tin dự
báo nhu cầu đào tạo hàng năm.
Nhu cầu của người học là nhu cầu cá nhân của học sinh, sinh viên. Nhu cầu này
thường thay đổi, đa dạng nhưng phải được nghiên cứu và tôn trọng. Đó là nhu
cầu của bản thân người học để nâng cao trình độ, học để tìm kiếm việc làm, để
làm một nghề có thể sống được, học để tìm việc làm cho mình và cho người
khác. Bên cạnh đó là nhu cầu của gia đình và phụ huynh học sinh, hướng con em
họ lựa chọn ngành nghề theo truyền thống gia đình. Nhu cầu của người học
thường thay đổi một cách tự phát, theo nhu cầu của thị trường lao động, rất khó
xác định nhưng cần phải dự báo.
Ba nhóm nhu cầu thường xuyên biến động, thay đổi theo từng giai đoạn, phụ
thuộc vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, tạo ra một tập hợp, có các
vòng giao thoa với nhau. Tùy theo tầm nhìn và nhiệm vụ đào tạo, nhà trường
điều chỉnh số lượng người học, ngành nghề và trình độ đào tạo cho phù hợp với
xu thế phát triển, thỏa mãn nhu cầu đào tạo của nhà nước, của doanh nghiệp và
nhu cầu của bản thân người học.

 Đào tạo theo nhu cầu xã hội:
 Đào tạo theo nhu cầu xã hội là các trường phải đào tạo đúng những ngành
mà xã hội cần. Nguồn nhân lực được đào tạo không thiếu hay không thừa sẽ
tránh sự lãng phí về phía nhà nước là nguồn lực, về người dân là tiền bạc và
với người là cơ hội và thời gian.
 Đào tạo theo nhu cầu xã hội là người được đào tạo khi ra trường phải đáp
ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng, tức là phải làm việc phù hợp với quy mô
của doanh nghiệp . “Nếu chúng ta đào tạo trình độ làm việc trong doanh
nghiệp vừa và nhỏ thì chắc chắn không thể thõa mãn nhu cầu của một công

14


ty đa quốc gia. Do đó phải xác định nhà trường sẽ đáp ứng nhu cầu xã hội ở
múc độ nào, người sử dụng phải đào tạo lại, đào tạo thêm những gì...”[ 53]
Như vậy, cần phải có các cơ quan dự báo về nhu cầu của xã hội về số
lượng theo ngành nghề và trình độ đào tạo ở các cấp: quốc gia, vùng miền và
từng địa phương với tầm nhìn từ thời gian ngắn cho đến trung và dài hạn. “Từng
cá nhân, đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng lao động ở từng địa
phương phải cung cấp số liệu cho mạng lưới dự báo và năng lực đào tạo của
từng trường, phân tích lựa chọn số liệu của từng ngành nghề và trình độ đào tạo
thích hợp”. [6]
Đào tạo theo nhu cầu xã hội là nhà trường đào tạo những gì mà xã hội
cần chứ không phải những gì mà nhà trường có. Để đáp ứng những nhu cầu của
nhà tuyển dụng thì khi đào tạo nhà trường phải làm những cuộc khảo sát, thống
kê dự báo về nhu cầu của cơ sở sữ dụng lao động và nhu cầu người học để thông
tin về số lượng người lao động cần đào tạo và chất lượng đào tạo. Mặt khác, gắn
kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp sẽ làm cho hiệu quả và chất lượng
đào tạo sẽ tốt hơn.
1.2. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1.2.1. Đặc trưng của hệ thống đào tạo nghề hiện đại
Trong thời đại khoa học và công nghệ đang phát triển với tốc độ vũ bão như
hiện nay, hệ thống đào tạo nghề không chỉ tạo điều kiện giúp phát huy hết năng lực
học tập của người học mà còn phải giúp cho họ có đủ năng lực để đương đầu với
những thử thách của một thế giới nghề nghiệp luôn biến động. Theo Nguyễn Minh
Đường thì một hệ thống dạy nghề hiện đại có các đặc trưng sau:
 Mềm dẻo, linh hoạt với đa mục tiêu, nhiều loại hình để có thể đáp ứng được
nhu cầu đa dạng của thị trường lao động cũng như của người học;
 Có tính liên thông giữa các cấp trình độ, tạo khả năng cho người lao động có
khả năng học tập suốt đời, không ngừng nâng cao trình độ để vươn lên đỉnh
cao nghề nghiệp;
 Có khả năng chuyển đổi để người lao động có thể đổi nghề trước sự thay đổi
nhanh chóng của sản xuất, của tiến bộ khoa học và công nghệ mà không cần
phải học lại từ đầu;
15




Thừa nhận năng lực của người nhập học, vì đầu vào của dạy nghề rất đa dạng
với nhiều trình độ khác nhau. Do vậy, dạy nghề phải có những chương trình
thích hợp cho từng đối tượng;

 Các chương trình dạy nghề phải có tính doanh nghiệp để giúp học sinh có thể
tự tạo được việc làm sau khi tốt nghiệp. [25, tr.18]

16


1.2.2. Xu hướng tiếp cận chương trình đào tạo trên thế giới

Có ba hướng tiếp cận trong việc thiết kế chương trình dạy học:
 Tiếp cận nội dung (Content approach): là cách tiếp cận chú trọng chủ yếu đến
nội dung kiến thức cần truyền thụ và mối quan tâm của người lập trình là nội
dung kiến thức. Quan trọng nhất khi xác định nội dung dạy học theo hướng
này là khối lượng và chất lượng kiến thức cần truyền thụ cho người học.
 Tiếp cận theo mục tiêu (Objective approach): là cách tiếp cận nhấn mạnh mục
tiêu đào tạo, coi mục tiêu đào tạo là tiêu chí để lựa chọn nội dung, phương
pháp, cách thức thi cử và đánh giá kết quả đào tạo. Mục tiêu dạy học cũng là
chuẩn để đánh giá kết quả học tập.
 Tiếp cận phát triển (Development approach): là cách tiếp cận chú trọng phát
triển những năng lực tiềm ẩn của cá nhân, phát triển sự hiểu biết của người
học hơn là quan tâm đến việc người học nắm được một khối lượng kiến thức
như thế nào. [22, tr.141]
Mỗi cách tiếp cận đều có ưu và nhược điểm trong việc xây dựng và phát
triển chương trình đào tạo. Tùy thuộc vào quan điểm của người dạy về mục đích
dạy học để có cách tiếp cận phù hợp. Do đó, từ những hướng tiếp cận chương trình
đào tạo như trên, người nghiên cứu phát triển chương trình đào tạo nghề “Giúp
việc nhà” theo hướng tiếp cận mục tiêu.
1.2.3. Các mô hình phát triển chương trình đào tạo nghề tiêu biểu trên thế giới
1.2.3.1. Mô hình phát triển chương trình đào tạo (Training Development
model)
Do Tiến sĩ John Collum, đưa vào đào tạo từ năm 1995 tại Viện Đào tạo Giáo
viên kỹ thuật (TITI), Nepal. [49]
Mô hình phát triển Chương trình đào tạo được xây dựng cho hệ thống
chương trình đào tạo nghề theo mô-đun, phù hợp với mô hình đào tạo theo năng lực
thực hiện. Mô hình phát triển gồm các giai đoạn được thể hiện trong sơ đồ 1.1

17



Hướng dẫn
phân tích đầu –cuối

Khảo sát thực trạng

Xác định
mục đích đào tạo

Xây dựng
mục tiêu đào tạo cụ thể

Xem xét lại toàn bộ
các giai đoạn

Xác định tiêu chí
thành công của đào tạo

Đánh giá đào tạo

Xây dựng
công cụ đánh giá

Tổ chức
đào tạo

Xây dựng tài
liệu giảng dạy

Thiết kế hoạt
động giảng dạy


Thu thập nguồn
lực cho giảng
dạy

Tiến hành đào tạo

Hướng dẫn
đào tạo tiếp tục

Sơ đồ 1. 1: Mô hình phát triển chương trình đào tạo của John Collum,TITI- Nepal
 Khảo sát thực trạng (Identify Organizational Climate): một số tổ chức xem
đào tạo nghề là cách để giải quyết tất cả các vấn đề của họ. Trong giai đoạn
của quá trình thiết kế đào tạo, các giảng viên nên trao đổi nhiều người để thu
thập dữ liệu về: Nhu cầu tổ chức, kế hoạch hiện tại và tương lai của tổ chức,

18


thay đổi lãnh đạo trong tương lai gần, tầm quan trọng nơi tổ chức trong đào
tạo. Sau quá trình trao đổi đó, giảng viên sẽ có những nhận định rõ ràng, xác
thực hơn trong tổ chức đào tạo.
 Thực hiện phân tích đầu - cuối (Conduct Front- End Analysis): kết quả của
giai đoạn phân tích đầu - cuối nên là một danh sách kiến thức hay kỹ năng sẽ
được giảng dạy trọng tâm trong quá trình đào tạo cùng với tiêu chuẩn thực
hiện cho mỗi kỹ năng.
 Xác định mục đích đào tạo (Determine training purpose and goals): việc xác
định mục đích đào tạo sẽ cung cấp thêm thông tin về công tác đào tạo. Một số
mục tiêu được viết như là tiêu điểm cho đào tạo, một số là bổ sung thêm, hoặc
cụ thể hơn kết quả. Là mục đích cho toàn bộ chương trình học, xác định năng

lực mà người hành nghề thực hiện.
 Xây dựng mục tiêu đào tạo cụ thể (Develop training objectives): là xây dựng
mục tiêu cho mỗi mô-đun, hoặc cho từng kỹ năng. Đây là mục tiêu thực hiện
cuối cùng TPO (Terminal Performance Objective). Mỗi một kỹ năng sẽ được
đánh giá theo quy trình và sản phẩm cuối cùng của người học.
 Xác định tiêu chí thành công của đào tạo (Determine training success
criteria): các tiêu chí được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, từ đó xác định
vị trí cụ thể người hành nghề làm việc. Và được viết bằng thẻ kỹ năng, sau khi
đã qua đào tạo, thẻ kỹ năng có sẵn là để xác định tiêu chuẩn thành công của
đào tạo.
 Xem xét toàn bộ các giai đoạn (Review/ Rivise all phases): nhóm điều phối
xây dựng chương trình sẽ thực hiện công việc hoàn thiện chương trình, luôn
theo dõi tiến trình xây dựng chương trình, cùng với chuyên gia nội dung và
chuyên gia phương pháp thực hiện theo đúng quy trình. Đồng thời tổ chức các
hội thảo mời chuyên gia đóng góp ý kiến, thẩm định và ban hành chương
trình.
 Xây dựng công cụ đánh giá (Develop Evaluation Tool): bộ công cụ đánh giá
nhằm đánh giá năng lực thực hiện cho mỗi kỹ năng. Đó là bảng đánh giá quy
trình thực hiện thông qua các tiêu chí đánh giá.

19


 Tổ chức đào tạo (Organize the training) bao gồm: sự giao tiếp, ngân quỹ, giá
cả, quyền lợi và sự thỏa thuận cho lợi ích của nhu cầu.Thiết kế các hoạt động
giảng dạy (Design Intructional Activities): thiết kế bài giảng nên xây dựng cho
mỗi kỹ năng. Mỗi thẻ kỹ năng sẽ được đánh giá. Tất cả các hoạt động nên theo
trình tự cho hiệu quả học.
 Xây dựng tài liệu giảng dạy (Design Intructional Materials): tất cả những tài
liệu hướng dẫn phải được chuẩn bị có chất lượng.

 Thu thập nguồn lực cho giảng dạy (Obtain Intructional resources): nguồn lực
như là: chuyên gia nội dung chính, phim, video, sách, thiết bị phải được sắp
xếp đủ thời gian.
 Tiến hành đào tạo (Conduct the training): để chứng minh việc xây dựng trở
nên thiết thực.
 Hướng dẫn đào tạo tiếp tục (Conduct training follow-up): Một chương trình
đào tạo có ý nghĩa khi nó mang đặc trưng lắp ghép và phát triển. Người học
được lựa chọn phương thức và thời gian học tập thích hợp. Đồng thời họ có
thể tham gia vào các khóa bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề trong
lãnh vực chuyên môn.
 Đánh giá quá trình đào tạo (Evaluate the training): Đánh giá quá trình đào tạo
làm căn cứ bổ sung, điều chỉnh chương trình đào tạo. Đánh giá chương trình
đào tạo nhằm đưa ra hướng cải thiện chương trình và đề xuất bồi dưỡng nâng
cao năng lực đào tạo. Đánh giá đào tạo theo quy trình thực hiện các kỹ năng
của chương trình.
1.2.3.2. Mô hình hệ thống công nghệ đào tạo (Training Technology Systems
model – TTS). [47, tr.30]
Do Richard Swanson xây dựng đầu tiên vào năm 1987, phát triển dựa trên lý
thuyết và các khái niệm thông dụng trong các lĩnh vực kinh tế, tâm lý, quản lý và
giáo dục. Mô hình có 5 giai đoạn như sau: phân tích, thiết kế, xây dựng, thực hiện,
kiểm soát.
Phân tích (Analyze): Trong giai đoạn phân tích, một tổ chức đào tạo và vấn đề
không đào tạo là hai lĩnh vực khác nhau. Phân tích hành vi hoạt động để giúp khẳng

20


định các kết quả đánh giá nhu cầu làm nền tảng, thiết kế, xây dựng và đánh giá một
chương trình đào tạo hoàn chỉnh.
 Thiết kế (Design): Trong suốt giai đoạn thiết kế, cả việc thiết kế chương trình

và thiết kế bài giảng đều được quan tâm. Mô hình chương trình có liên quan
đến việc phối hợp một chương trình đào tạo cụ thể với các nhu cầu tổ chức.
Tám yếu tố được xem như một quá trình thiết kế gồm có: “Tinh thần sẵn sàng
đào tạo; Bài học; Cấu trúc nội dung; Chuỗi các bài giảng; Ngày dạy; Ôn tập
và thực hành; Củng cố và hiểu biết về kết quả”. Mỗi bài học được chuẩn bị
như là một chuỗi bài học dựa trên phân tích hành vi hoạt động và 8 yếu tố trên.
 Phát triển (Develop): Khi xây dựng chương trình, chúng ta viết phần ôn lại cho
mô hình bài học. Chúng ta cần chuẩn bị người dạy và tài liệu dựa trên phương
tiện để bổ sung cho bài soạn giáo án. Phần này cũng bao gồm phần ôn lại kỹ
và kiểm tra tài liệu để đảm bảo chúng đáp ứng được nhu cầu.
1. Phân tích

2. Thiết kế

3. Phát triển

4.Thực hiện

5.Kiểm
soát

1.1 Đánh giá
nhu cầu và đề
xuất

2.1 Thiết kế
chương trình

3.1 Phát triển
tài liệu đào tạo


4.1 Kế hoạch
quản lý chương
trình

5.1 Đánh giá
đào tạo

Chấp thuận đề
xuất đào tạo

2.2 Thiết kế bài
giảng

3.2 Lập bài kiểm
tra thí điểm cho
chương trình đào
tạo

4.2 Tổ chức đào
tạo.

5.2 Báo cáo
đánh giá hiệu
quả đào tạo

1.2 Phân tích
công việc làm
tổng thể


2.3 Soạn giáo
án

5.3 Theo dõi
sau Đào tạo

1.3 Phân tích
hành vi việc
làm cụ thể

Chấp thuận
các phân tích

Chấp nhận để
tiếp tục đào
tạo

Sơ đồ 1. 2: Mô hình hệ thống công nghệ đào tạo
( Nguồn: Finch, Curtis R and Crunkilton, John R. 1993).

 Thực hiện (Implement): Giai đoạn thực hiện là xử lý việc quản lý và phân phối
giảng dạy. Quản lý đào tạo gồm có thời khóa biểu môn học, xúc tiến và quản
lý. Phân phối giảng dạy gồm có sự định rõ một phần ba các phương pháp
21


giảng dạy, một trong số này được các giáo viên sử dụng khi hướng dẫn riêng
cho một đối tượng cụ thể với nội dung và trong ngữ cảnh cụ thể, giúp giáo
viên nhất quán nội dung đã được xác định trong giai đoạn phân tích và có thể
thực hiện được.

 Kiểm soát (Control): Giai đoạn kiểm soát tập trung vào 3 phần: đánh giá và
báo cáo hiệu quả đào tạo, xem lại công tác đào tạo, duy trì công tác đào tạo
của giáo viên khi họ trở lại công việc. Thông tin này hữu ích vì nó có thể là
đầu vào cho các quyết định quản lý gồm công tác xét duyệt chương trình đào
tạo.
1.2.3.3. Mô hình phát triển chương trình đào tạo nghề
Development for Occupational Training – CDOT). [49]

(Curriculum

Gồm ba giai đoạn: đánh giá nhu cầu, xây dựng chương trình, thực hiện đào tạo.
Sơ đồ 1.3: Mô hình phát triển chương trình đào tạo nghề của Dr.John Collum
Phân tích nhu cầu đào tạo
Khảo sát thực trạng nghề





Đánh giá nhu cầu
Xây dựng chương trình

Nghiên cứu tài liệu
Khảo sát thực tế
Thành lập nhóm Cố vấn kỹ thuật
Báo cáo thực trạng nghề
Phân tích nghề




Thực hiện phân tích nghề

Sản phẩm cấp I

Danh mục nhiệm vụ và công việc
Thiết kế chương trình






Thành lập nhóm xây dựng chương trình
Phát triển mục tiêu chương trình
Thiết kế cấu trúc chương trình
Phát triển các đặc điểm của chương trình

Sản phẩm cấp II

Đề cương chương trình
Phân tích công việc





Kiểm tra lại tên công việc
Lựa chọn các công việc để đào tạo
Thực hiện phân tích công việc


Sản phẩm cấp III

Tài liệu phân tích công việc
Phân tích giảng dạy






Thực hiện phân tích giảng dạy
Xây dựng các chỉ số đánh giá sự thực hiện
Xây dựng mục tiêu học tập
Xây dựng bộ hồ sơ về năng lực

Sản phẩm cấp IV

Hướng dẫn chương trình

Xây dựng tài liệu



Phát triển các tài liệu giảng22
dạy
Tài liệu Hướng dẫn giáo viên

Sản phẩm cấp V



1.2.3.4. Mô hình hệ thống xây dựng chương trình giảng dạy (The Systematic
Curriculum & Instructional Development – SCID). [51, tr.22]
Thành phần chính

PHÂN TÍCH
A1: Thực hiện phân
tích nhu cầu

A 2: Tiến hành phân
tích nghề

A 3: Tiến hành kiểm
tra các phần công
việc

A 4: Lựa chọn công
việc đào tạo

A 5: Tiến hành phân
tích tiêu chuẩn công
việc

A 6: Tiến hành phân
tích vấn đáp công
việc

THIẾT KẾ
B 1: Xác
định phương
pháp đào tạo


B 4: Xây dựng
kế hoạch đào
tạo.

B 3: Xây dựng
hiệu suất đo
lường.

B 2: Xây
dựng mục
tiêu học
tập.

XÂY DỰNG

C 1 a: Xây
dựng bảng mô
tả năng lực

C 1 b: Xây
dựng chương
trình giảng dạy

C 3: Xây dựng
phương tiện hỗ
trợ

C 2 b: Xây
dựng giáo án


C 4: Kiểm tra thí
điểm/Xem xét
tài liệu

Hoặc
C 2 a: Xây
dựng hướng
dẫn học tập/
Modules

THỰC HIỆN
D 1: Thực thi
kế hoạch đào
tạo

D 2: Tiến hành
đào tạo

D 3: Tiến hành
đánh giá tổng
thể

D 4: Lưu
hồ sơ đào
tạo

23
ĐÁNH GIÁ
E 1: Đánh giá


E 2: Phân tích

E 3: Hiệu chỉnh hoạt


Sơ đồ 1.4: Sơ đồ SCID (The systemati Curriculum & Instructional Development)
của Trung tâm giáo dục và đào tạo việc làm tại “ The Ohio State University”.
Mô hình gồm các giai đoạn như sau:
 Giai đoạn 1: Phân tích chương trình (Curriculum Analysis): bao gồm 6 thành
tố. Thành tố thứ nhất, là phân tích nhu cầu, trong đó các nhu cầu thực sự phải
được xác định. Thành tố thứ hai, là phân tích nghề nên sử dụng phương pháp
DACUM. Thành tố thứ ba, là kiểm tra công việc phân tích, việc kiểm tra này
có thể mở rộng trong phân tích nghề, với cỡ mẫu phỏng vấn từ một đến 100
hoặc hơn 100 công nhân lành nghề, điều này cung cấp phương tiện đánh giá
về tầm quan trọng và độ khó của của mỗi công việc, thu thập được các thông
tin có giá trị về nghề cần phân tích. Với các thông tin đã thu thập được, rất dễ
dàng lựa chọn được công việc để đưa vào chương trình. Thành tố thứ tư, là lựa
chọn công việc để đào tạo trong chương trình. Thành tố thứ năm, là phân tích
tiêu chuẩn công việc. Thông tin được thu thập trong bước này cực kỳ quan
trọng trong việc xác định các bước và các quyết định về thực hiện công việc,
kiến thức, tiêu chuẩn nghề. Thành tố thứ sáu, là phân tích công việc trình bày,
đây là kỹ thuật phỏng vấn và quan sát các công nhân lành nghề khi họ thực
hiện công việc của họ.
 Giai đoạn 2: Thiết kế chương trình giảng dạy (Curriculum Design): gồm 4
thành tố, dựa trên các thông tin đã thu thập ở giai đoạn một. Thành tố thứ nhất,
xác định hướng tiếp cận đào tạo trong chương trình, điều quan trọng là loại
chương trình giảng dạy nào cần phải xây dựng. Thành tố thứ hai, là xây dựng
các mục tiêu học tập cho mỗi công việc hay nhóm công việc. Thành tố thứ ba,
là xây dựng tiêu chuẩn đo lường mức độ hoàn thành công việc. Thành tố thứ

tư, là lập kế hoạch đào tạo, kế hoạch này phải được lập một cách chi tiết và đề
cập đến nhiều khía cạnh.

24


 Giai đoạn 3: Xây dựng hướng dẫn (Instructional development): bao gồm 4
thành tố, thường được sử dụng cho các chương trình giảng dạy dựa trên năng
lực hoặc dựa trên thành tích công việc. Thành tố thứ nhất là xây dựng bảng
mô tả năng lực. Thành tố thứ hai, là xây dựng các hướng dẫn học tập hoặc các
mô-đun học tập. (Đối với chương trình truyền thống thì thành tố đầu tiên là,
xây dựng các chương trình hướng dẫn. Thành tố thứ hai trong chương trình
này là xây dựng giáo án. Thành tố thứ ba, là xây dựng các phương tiện hỗ trợ,
đó có thể là những tấm phim đèn chiếu đơn giản, poster, các slide trình chiếu,
hoặc các băng hình video…. Thành tố cuối cùng, trong giai đoạn này là kiểm
tra thí điểm và xem xét lại tài liệu, bước này rất quan trọng cần đầu tư nhiều
về kinh tế và thời gian để điều chỉnh và cải tiến những điểm cần thay đổi.
 Giai đoạn 4: Thực hiện đào tạo (Training Implementation) gồm 4 bước: Bước
thứ nhất, bắt đầu bằng việc thực hiện kế hoạch đào tạo đã được xây dựng ở
giai đoạn thiết kế. Bước thứ hai, sau khi thử nghiệm là việc tiến hành đào tạo.
Bước thứ ba, là tiến hành đánh giá định hình. Bước cuối cùng là lưu hồ sơ đào
tạo.
 Giai đoạn 5: Đánh giá chương trình (Program Evaluation): giai đoạn cuối
cùng này bao gồm cả 3 thành tố: sau khi đánh giá sơ bộ đã hoàn tất, Bước Thứ
nhất, là đánh giá tổng thể để thu thập các số liệu sử dụng cho việc duy trì hay
cải tiến chuơng trình đào tạo. Thứ hai, là phân tích và lý giải những thông tin
thu thập sẽ giúp đưa ra các kiến nghị về cải tiến chương trình. Bước cuối cùng
trong giai đoạn này là hiệu chỉnh những hoạt động. Hoàn tất giai đoạn đánh
giá sẽ tạo ra dữ liệu về kết quả hoàn thành công việc trong việc xây dựng bất
kỳ chương trình đào tạo nào.

Từ những mô hình phát triển chương trình của các tác giả như trên, người
nghiên cứu thấy rằng các bước cần thiết để phát triển chương trình là đi từ
bước phân tích đến bước cuối cùng là đánh giá. Cho nên người nghiên rút ra
nhiệm vụ cơ bản và các bước cần thiết để phát triển một chương trình đào tạo
nghề là: khảo sát thực trạng hoặc nhu cầu, phương án xây dựng, thực hiện,
kiểm tra và đánh giá.
1.2.4. Phát triển chương trình trên cơ sở phân tích nghề
1.2.4.1. Phân tích nghề

25


×