Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp ở trường trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.34 KB, 6 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BÁO CÁO TÓM TẮT
SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN
DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP HUYỆN
Kính gửi: Ban thi đua – khen thưởng huyện
I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN.
- Họ và tên: Nguyễn Tấn Tài.

Năm sinh: 1979.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học sư phạm Toán.
- Chức năng nhiệm vụ được phân công: Hiệu trưởng.
- Đơn vị công tác: Trường THCS Thạnh Lợi.
II. NỘI DUNG:
1. Thực trạng:
1.1. Thuận lợi:
Học sinh hăng hái tham gia dự thi học sinh giỏi các cấp.
Các em năng nổ trong hoạt động, nhiệt tình trong lao động, quý mến thầy
cô, hăng hái tham gia các hoạt động học tập, đặc biệt quyết tâm tham gia bồi dưỡng
học sinh giỏi khi được tuyển chọn.
Lực lượng bồi dưỡng học sinh nhiệt tình và tâm huyết.
Ban giám hiệu nhà trường luôn xem việc giáo dục mũi nhọn là nhu cầu cần
thiết để đưa giá trị giáo viên và giá trị nhà trường lên một tầm cao mới.
Cơ sở vật chất nhà trường đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng giữa thầy và trò trong
nhà trường.
Những năm gần đây công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đã có những bước tiến
nhảy vọt, có nhiều giải cao trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp.
1.2. Khó khăn:
Là một trường với quy mô nhỏ, giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong


công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
Số lượng học sinh của nhà trường ít nên khó khăn trong việc tuyển chọn hay
tạo nguồn.
1


Học sinh chọn lựa môn để bồi dưỡng chưa đúng năng lực, sở trường của
mình của mình.
Nhà trường chưa hỗ trợ về kinh phí giáo viên đúng mức, cũng như chưa
khen thưởng khích lệ giáo viên và học sinh đúng mức.
Phụ huynh học sinh cũng thật sự chưa quan tâm đến công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi.
1.3. Tồn tại và nguyên nhân:
Nhà trường với quy mô nhỏ, giáo viên ít và 100% là giáo viên trẻ chưa có
nhiều kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng nên ít có học sinh đạt giải cấp huyện.
Việc tuyển chọn hay tạo nguồn còn nhiều khó khăn do số lượng học sinh ít
nên số lượng học sinh khá giỏi, năng khiếu cũng ít nên nguồn để bồi dưỡng hạn hẹp,
chỉ chọn đại khái một vài em rồi tiến hành bồi dưỡng như vậy vừa tốn công lại không
hiệu quả.
Học sinh thích thú đối với thầy cô bồi dưỡng đạt giải nên chọn thầy cô đó
bồi dưỡng chư chưa thật sự biết được năng lực, sở trường của bản thân mình còn hơn
thế nếu được tư vấn trước khi thi tuyển.
Khen thưởng khích lệ đối với giáo viên và học sinh chưa đúng mức do kinh
phí hoạt động quá hạn hẹp.
Phụ huynh học sinh chưa thật sự quan tâm đến công tác này do điều kiện
kinh tế, quan điểm về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi chưa đúng, chưa có niềm tin
đối với công tác giáo dục mũi nhọn của nhà trường.
2. Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng.
2.1. Tên sáng kiến kinh nghiệm:
“Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

các cấp ở trường THCS Thạnh Lợi”.
2.2. Lĩnh vực áp dụng: Quản lí công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp ở
trường THCS Thạnh Lợi.
3. Mô tả nội dung, bản chất của sáng kiến.
Nhà trường những năm trước đây, phong trào thi chọn học sinh giỏi hàng
năm đều rất hạn chế do nhà trường có quy mô nhỏ, giáo viên ít, thiếu về bộ môn, biến
động giáo viên thường xuyên do chuyển công tác, giáo viên phần lớn chưa có nhiều
kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng, việc trao đồi học tập kinh nghiệm lại vô cùng
khó khăn vì đây là kinh nghiệm tích luỹ của bản thân từng người và thể hiện sự hơn
kém nhau giữa các đồng nghiệp trong toàn ngành nên không thể chia sẽ. Tuy nhiên
một vài năm trở lại đây nhà trường trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng đã có
bước tiến nhảy vọt.
2


Qua những thuận lợi, hạn chế trên về thực trạng chất lượng công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi các cấp trong nhà trường, tôi đề ra một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp cụ thể như sau:
- Nhà trường cần xây dựng kế hoạch trong đó có các lộ trình cụ thể đối với
từng hội thi kể cả bắt buộc hay khuyến khích tham gia; Các hội thi có lộ trình ngắn
như “Ứng xử tình huống sư phạm”, “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các
tình huống thực tế”, IOE, Violympic toán (bằng tiếng Anh, tiếng Việt), … thì cần xây
dựng và phát động phong trào nhanh và hỗ trợ các em cùng tham gia hiệu quả. Các
hội thi cần lộ trình dài như: “Thí nghiệm thực hành”, “Văn hay chữ tốt”, “Học sinh
giỏi các bộ môn văn hoá lớp 9”, “Giải toán bằng máy tính cầm tay”… thì tạo nguồn từ
các lớp đầu cấp như lớp 6 hoặc trễ hơn là lớp 7.
- Ban giám hiệu nhà trường cần tổ chức tuyển chọn hàng năm thật sự
nghiêm túc, vì đây giai đoạn quan trọng để định hình cho học sinh trong quá trình bồi
dưỡng và xác định mục tiêu cần phấn đấu; công tác này không được tổ chức sơ sài vì
như vậy tạo cho học sinh cảm giác thiếu tôn trọng, học sinh chưa cảm thấy mình đặc

biệt hơn các bạn khác và chưa cảm thấy quan trọng khi tham gia hoạt động này, sẽ dễ
dẫn đến chán nản trong quá trình bồi dưỡng và có thể hiệu quả bồi dưỡng không khả
quan.
- Bồi dưỡng học sinh giỏi không phải bất kỳ giáo viên nào cũng có thể làm
được nên hiệu trưởng nhà trường cần phân công giáo viên bồi dưỡng có năng lực, có
phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, biết sưu tầm, học hỏi và tích luỹ
kinh nghiệm. Với các thầy cô mà các em tin tưởng sẽ tạo niềm tin vững chắc từ học
sinh, khi được bồi dưỡng các em sẽ hết mình tham gia, quyết tâm đầu tư vào bộ môn
đã chọn và có hy vọng vào mục tiêu đề ra. Chính vì vậy cần phải mạnh dạn cơ cấu lại
các chức danh chuyên môn quan trọng như tổ trưởng hay tổ phó chuyên môn là những
giáo viên có khả năng bồi dưỡng hiệu quả nhằm tăng thêm quyền hạn cho người giáo
viên, bên cạnh đó họ có thể phát huy, nhân rộng trên toàn tổ chuyên môn của mình.
- Mỗi một giáo viên phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi riêng
cho mình vì qua đây nhà trường có thể kiểm tra, giám sát và tạo điều kiện cho giáo
viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, đối người giáo viên cũng có thể điều chỉnh tiến độ bồi
dưỡng cho phù hợp. Bên cạnh đó cần xây dựng lộ trình sàng lọc học sinh nhằm lập
danh sách chính thức tham gia có hiệu quả tham gia các hội thi cấp trên tổ chức.
- Phối hợp với phụ huynh học sinh tổ chức nghiêm túc việc đưa rước các em
tham gia dự thi từ cấp huyện trở lên, việc này rất cần thiết vì sau quá trình bồi dưỡng
các em cần vững tâm va chạm thực tế, vì vậy cần có nguồn động viên từ thầy cô và
cha mẹ.
- Nhà trường cần phối hợp với phụ huynh học sinh, ban đại diện cha mẹ học
sinh xây dựng nguồn kinh phí hỗ trợ giáo viên trong quá trình bồi dưỡng, khen
thưởng kịp thời cho giáo viên và học sinh khi tham gia đạt giải.
3


- Tổ chức buổi lễ trao giấy khen hết sức long trọng cho học sinh và giáo
viên khi đạt thành tích tốt dưới sự chứng kiến của chính quyền địa phương, phụ huynh
học sinh, thầy cô giáo và học sinh toàn trường.

- Đối với mỗi hội thi đều cần một Hội đồng thẩm định để thẩm định các bài
viết, các sản phẩm trước khi tham gia dự thi đặc biệt là các hội thi khuyến khích tham
gia.
- Học sinh chọn môn dự thi thì nhà trường nhất định không để học sinh tự
quyết định mà phải có sự tư vấn của Hội đồng nhà trường, việc này sẽ làm cho học
sinh xác định đúng hướng, đúng sở trường và hiệu quả trong hội thi mà học sinh cần
được bồi dưỡng. Không nên xem nhẹ việc này vì khi đã xác định sai thì không thể
quay lại, nên công tác bồi dưỡng trở nên lãng phí, mất thời gian, thiệt hại nhiều công
sức và không mang lại hiệu quả gì cho mục tiêu đã xác định.
+ Ngoài ra còn một số điểm riêng của giáo viên ở trường cụ thể là:
Một là: Giáo viên bồi dưỡng trên tinh thần tự nguyện, chỉ bồi dưỡng học
sinh giỏi đạt giải để chứng minh khả năng của bản thân.
Hai là: Nhà trường luôn tạo điều kiện hết mình trong công tác bồi dưỡng
học sinh giỏi của giáo viên, thường xuyên động viên, thăm hỏi và khích lệ từ những
ngày đầu bồi dưỡng.
Ba là: Đặc biệt ưu tiên trong xét thi đua hay đề nghị khen thưởng.
Bốn là: Thường xuyên tuyên dương trong các buổi hội đồng sư phạm nhà
trường.
Năm là: Vận động các nguồn quỹ hỗ trợ, khen thưởng giáo viên.
4. Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến.
4.1. Khả năng áp dụng.
Có thể áp dụng rộng rãi trong các trường THCS đối với cong tac bồi dưỡng
học sinh giỏi các cấp.
4.4. Phạm vi áp dụng.
Áp dụng cho công tác quản lý bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường Trung
học cơ sở.
5. Những lợi ích và hiệu quả mang lại của sáng kiến.
5.1. Kết quả bước đầu.
* Kết quả tham gia học sinh giỏi các cấp năm học 2012 – 2013:
- Cấp huyện:

+ Văn hay chữ tốt : 01 giải khuyến khích.
+ HSG các bộ môn văn hóa lớp 9: 01 giải khuyến khích.
4


- Cấp tỉnh:
+ HSG các bộ môn văn hóa lớp 9: 01 giải III HSG.
* Kết quả tham gia học sinh giỏi các cấp năm học 2013 – 2014:
- Cấp huyện:
+ Hội thi “Văn hay chữ tốt” đạt: 03 giải. (Trong đó: 01 giải III và 02 giải
khuyến khích).
+ Hội thi “Sáng tác thơ, truyện ngắn” đạt: 03 giải khuyến khích.
+ Hội thi “Hùng biện tiếng Anh” đạt: 02 giải khuyến khích.
- Cấp tỉnh:
+ Hội thi “Văn hay chữ tốt” đạt: 01 giải khuyến khích.
* Kết quả tham gia học sinh giỏi các cấp năm học 2014 – 2015:
- Cấp huyện:

+ Hội thi “Văn hay chữ tốt” đạt: 05 giải. (Trong đó 01 giải nhất và 04
giải khuyến khích).
+ Hội thi “Giao lưu Anh ngữ” đạt: 01 giải khuyến khích.
+ Hội thi IOE đạt: 01 giải khuyến khích.
+ Hội thi HSG các bộ môn văn hoá lớp 9 đạt: 01 giải III môn Toán và
01 giải khuyến khích môn Lịch sử.
- Cấp tỉnh:
+ Hội thi HSG các bộ môn văn hoá lớp 9 đạt: 01 giải khuyến khích.
* Kết quả tham gia học sinh giỏi các cấp năm học 2015 – 2016:
- Cấp huyện:
+ Hội thi “Văn hay chữ tốt” đạt: 02 giải. (Trong đó 01 giải giải nhất, 01 giải
III).

+ Hội thi “viết về ứng xử tình huống sư phạm” đạt: 03 giải. (Trong đó 01
giải III, 02 KK).
+ Hội thi “Giải Toán bằng máy tính cầm tay” đạt: 03 giải KK.
+ Hội thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tế
đạt: 03 giải. (03 sản phẩm được chọn tham gia cấp tỉnh).
+ Hội thi HSG các bộ môn văn hoá lớp 9 đạt: 04 giải. (Trong đó 01 giải nhất
và 04 giải khuyến khích).
- Cấp tỉnh:
5


+ Hội thi “Văn hay chữ tốt” đạt: 02 giải. (Trong đó 01 giải III và 01 giải
KK, Tham gia dự thi khu vực chưa đạt giải).
+ Hội thi HSG các bộ môn văn hoá lớp 9 có 02 học sinh được cử tuyển tham
gia cấp tỉnh chưa có kết quả.
5.2. Lợi ích và hiệu quả mang lại.
- Nâng cao thương hiệu, uy tín của nhà trường đặc biệt là vị thế của người
giáo viên trong lòng nhân dân và các cấp quản lý.
- Nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, đặt biệt là chất lượng giáo dục mũi
nhọn trong nhà trường.
- Nâng cao hiệu quả học tập, ý thức trách nhiệm và tinh thần bồi dưỡng rèn
luyện tri thức của học sinh.
- Xây dựng mối quan hệ nhà trường – gia đình ngày càng bền vững, quan
tâm nhiều hơn đối với con em mình, quan tâm đến giáo dục của địa phương.
- Nâng cao được sự tín nhiệm của người giáo viên đối với học sinh, tạo niềm
tin vững chắc để có thể làm cho các em đam mê, thích thú các môn học đã được
chứng minh qua đạt giải các kỳ thi học sinh giỏi các cấp.
- Tạo được niềm tin từ xã hội đối với chất lượng giáo dục xã nhà.
- Xây dựng được môi trường học tập, giảng dạy tích cực – lành mạnh, cũng
như mối quan hệ thầy – trò thân ái.

Rút kinh nghiệm:
Công tác bồi dưỡng phải được xây dựng trên tinh thần đoàn kết, tự nguyện
giữa giáo viên và học sinh.
Ban giám hiệu nhà trường phải là người bạn đồng hành cùng giáo viên và
học sinh trong suốt quá trình đào tạo và bồi dưỡng.
Nhà trường phải là cầu nối vững chắc giữa phụ huynh học sinh và công tác
bồi dưỡng.
Trên đây là những sáng kiến, cải tiến giải pháp mới của bản thân tôi trong
năm học 2015 – 2016.
Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét, công nhận đề tài sáng
kiến cấp huyện./.
Thủ trưởng đơn vị

Thạnh Lợi, ngày 24 tháng 3 năm 2015
Người báo cáo

Nguyễn Tấn Tài
6



×