Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO CỦA MỘT SỐ TÁC PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.43 KB, 3 trang )

PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO CỦA MỘT SỐ TÁC PHẨM
VĂN XUÔI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1945 – 1975
I. KHÁI NIỆM, BIỂU HIỆN GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO VÀ CÁCH PHÂN TÍCH
GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO CỦA MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC
1. Khái niệm, biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học
a. Khái niệm:
Giá trị nhân đạo là giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính được
tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc đối với nỗi đau của con người, sự nâng niu trân
trọng những nét đẹp trong tâm hồn con người và lòng tin vào khả năng vươn dậy của
họ.
b/ Biểu hiện của giá trị nhân đạo
- Sự bất bình, tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên con người
- Sự đồng cảm, xót thương trước số phận bất hạnh của con người
- Sự phát hiện, trân trọng ước mơ, khát vọng, phẩm chất tốt đẹp của con
người
- Ước mong (mang đến cuộc sống tốt đẹp, gieo niềm tin,…chỉ ra con đường
đấu tranh) của tác giả giành cho con người
2. Cách phân tích giá trị nhân đạo của một tác phẩm văn học
a. Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm
b. Giải thích khái niệm giá trị nhân đạo
c. Phân tích các biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm
CÁC EM NÊN ĐẶT RA HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI
ĐÓ. Các câu đó có thể là:
- Tố cáo đối tượng nào? Gây nên đau khổ gì? Cho ai?
- Đồng cảm, xót thương cho số phận bất hạnh của ai? Vì sao?
- Những phẩm chất, khát vọng …nào của các nhân vật nào được phát hiện và trân
trọng?
- Tác giả gửi gắm ước mong gì đối với cuộc đời, số phận nhân vật qua tác phẩm?....
d. Nhận xét, đánh giá
- Cách thức thể hiện giá trị nhân đạo (nghệ thuật thể hiện)
- Điểm mới mẻ, sâu sắc trong tư tưởng nhân đạo của tác giả


II. PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO TRONG TÁC PHẨM VỢ CHỒNG A
PHỦ CỦA TÔ HOÀI VÀ VỢ NHẶT CỦA KIM LÂN
1. GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO CỦA TÁC PHẨM VỢ CHỒNG A PHỦ - TÔ HOÀI
- Giới thiệu ngắn gọn về nhà văn Tô Hoài và truyện ngắn Vợ chồng A Phủ
- Giải thích khái niệm giá trị nhân đạo
- Phân tích các biểu hiện:
+ Tố cáo sự tàn bạo của giai cấp thống trị miền núi (tiêu biểu là cha con thống lí
Pá Tra): lợi dụng cường quyền, thần quyền bốc lột sức lao động, chà đạp quyền sống
chính đáng, quyền tự do của con người…


+ Bênh vực và cảm thông sâu sắc với những con người có số phận bất hạnh như
Mị và A Phủ (nỗi đau khổ của Mị khi làm con dâu gạt nợ, tình trạng bị áp bức của
APhủ)
+ Trân trọng khát vọng tự do, hạnh phúc và phẩm chất tốt đẹp của người lao
động miền núi trong xã hội cũ (Phẩm chất tốt đẹp, sức sống tiềm tàng của Mị, A Phủ)
+ Đồng tình với tinh thần phản kháng, đấu tranh của những người bị áp bức và
vạch ra con đường giải phóng cho họ (sự phản kháng của Mị, hành động cắt dây cởi
trói, hành động chống lại của APhủ…)
- Đánh giá
+ Nghệ thuật dựng truyện, miêu tả tâm lí nhân vật
+ Nét mới trong tư tưởng nhân đạo của tác phẩm:
• Niềm tin vào sức sống tiềm tàng mạnh mẽ của con người và khả năng vươn
dậy của họ
• Đồng tình với tinh thần phản kháng, đấu tranh và chỉ ra con đường giải
phóng cho người nông dân bị áp bức
2. GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO CỦA TÁC PHẨM VỢ NHẶT - KIM LÂN
- Giới thiệu ngắn gọn về nhà văn Kim Lân và truyện ngắn Vợ Nhặt
- Giải thích khái niệm giá trị nhân đạo
- Phân tích các biểu hiện:

+ Tác giả bộc lộ niềm xót xa, thương cảm với cuộc sống bi đát của người dân
nghèo trong nạn đói, qua đó tố cáo tội ác tày trời của bọn thực dân phát xít đối
với nhân dân ta (chi tiết nạn đói và tình cảnh con người trong cái đói)
+ Tác phẩm đi sâu khám phá và trân trọng khát vọng hạnh phúc, khát vọng
sống của con người
• Khát vọng hạnh phúc của Tràng
• Ý thức bám lấy sự sống rất mạnh mẽ của thị
• Ý thức vun đắp cho cuộc sống của các nhân vật (bà cụ Tứ, Thị, Tràng)
• Hi vọng về sự đổi đời của nhân vật Tràng
+ Lòng tin sâu sắc vào phẩm giá và lòng nhân hậu của con người
• Tràng: sự thông cảm, lòng thương người, sự hào phóng, ý thức trách nhiệm…
• Thị thay đổi từ chao chát, chỏng lỏn sang ý tứ, cư xử hiền hậu, đúng mực, đảm
đang
• Bà cụ Tứ: thương con, bao dung, nhân hậu, lạc quan…
- Đánh giá
+ Nghệ thuật xây dựng tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật…
+ Nét nổi bật trong tư tưởng nhân đạo của tác phẩm:
Niềm tin sâu sắc của tác giả vào phẩm giá, vào bản năng sống, khát vọng sống
mạnh mẽ và tình người đậm đà của người lao động, dù họ phải sống trong hoàn
cảnh tăm tối.
THỬ SO SÁNH NÉT KHÁC NHAU CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG NHÂN
ĐẠO THỂ HIỆN QUA HAI TÁC PHẨM
BÀI TẬP


- Chọn một trong hai tác phẩm, viết bài văn phân tích giá trị nhân đạo của tác
phẩm đó




×