Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Nguyên tắc bảo hiểm xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.64 KB, 9 trang )

ĐỀ SỐ 3

Câu 1:
Phân tích các nguyên tắc bảo hiểm xã hội
Câu 2:
Anh C là thương binh, có mẹ là bà mẹ Việt Nam anh hùng. Do sức khỏe yếu nên
anh C không đi làm. Tháng 2/2014, anh C bị ốm phải vào bệnh viện điều trị, nhưng
do bệnh hiểm nghèo nên anh C đã qua đời. Được biết anh C có con bị tàn tật suy
giảm 82% khả năng lao động.
Hỏi:
1. Anh C và gia đình anh được hưởng những chế độ an sinh xã hội nào?
2. Trong thời gian anh C bị ốm điều trị tại bệnh viện có được hưởng chế độ
an sinh xã hội nào không? Nếu có thì là những chế độ gì?


NỘI DUNG

I. Phân tích các nguyên tắc bảo hiểm xã hội
Theo điều 5 của luật BHXH thì nguyên tắc BHXH được quy đinh như sau:
a) Mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng BHXH
và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH.
Nguyên tắc này được thể hiện trên các mặt sau: có đóng BHXH thì được hưởng
chế độ; thời gian tham gia đóng BHXH nhiều, mức đóng góp cao thì mức trợ cấp
ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN, lương hưu, trợ cấp tử tuất và trợ cấp thất nghiệp
được hưởng với mức cao và ngược lại. Tuy nhiên, với đặc tính của bảo hiểm thì
chia sẻ giữa những người tham gia là không thể thiếu, nguyên tắc chia sẻ của
BHXH được thể hiện ở tất cả các chế độ, nhưng rõ nết nhất là ở các chế độ: ốm
đau, thai sản, TNLĐ-BNN và trợ cấp thất nghiệp
b) Mức đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền
lương, tiền công của người lao động.
Mức đóng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do người lao động


lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung.
Theo nguyên tắc này, nếu người lao động tham gia BHXH bắt buộc thì phải đóng
BHXH theo một mức xác định sẵn còn nếu tham gia BHXH tự nguyện thì đóng
BHXH theo mức mà người đó lựa chọn.


c) Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian
đóng BHXH tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở
thời gian đóng BHXH.
Với nguyên tắc này, giữa BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện có sự liên thông,
đảm bảo cho người tham gia BHXH khi hết tuổi lao động có nhiều cơ hội được
hưởng chế độ hưu trí do thời gian đóng BHXH được tính bằng tổng thời gian đóng
BHXH của 2 loại hình. Tuy nhiên theo quy định của Luật BHXH thì trong cùng
một thời điểm, người lao động chỉ được tham gia đóng BHXH bắt buộc hoặc
BHXH tự nguyện.
d) Quỹ BHXH được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, được
sử dụng đúng mục đích, được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần của
BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp.
Nguyên tắc này quy định quỹ BHXH được quản lý thống nhất và hạch toán theo
các quỹ thành phần trên cơ sở công khai, minh bạch, sử dụng đúng mục đích nhằm
đảm bảo cho việc quản lý, đầu tư quỹ có hiệu quả và phục vụ cho công tác hạch
toán, đánh giá tình hình cân đối quỹ để có điều chỉnh về chính sách cho phù hợp,
đảm bảo cân đối thu – chi, điều chỉnh kịp thời khi các quỹ thành phần tạm thời bị
mất cân đối, không ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia BHXH.
5. Việc thực hiện BHXH phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời
và đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH.
Với nguyên tắc này, việc thực hiện BHXH đối với người lao động phải được
nghiên cứu để quy định cụ thể về hồ sơ, quy trình, thời hạn giải quyết sao cho phù
hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động, người sử dụng lao động khi
tham gia BHXH và khi giải quyết hưởng các chế độ BHXH.



II. Bài tập tình huống
1. Chế độ an sinh xã hội anh C và gia đình anh C được hưởng
Anh C là thương binh, được hưởng chế độ ưu đãi cho thương binh theo pháp
lệnh 26/2005/PL-UBTVQH11 sửa đổi bổ sung năm 2012.
Các chế độ ưu đãi anh C được hưởng quy định tại điều 20 pháp lệnh 26/2005/PLUBTVQH11 sửa đổi bổ sung năm 2012 :
Các chế độ ưu đãi đối với thương binh bao gồm:
“1. Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả
năng lao động và loại thương binh;”
Nếu anh C là thương binh suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 81% trở
lên: được hưởng phụ cấp hàng tháng.
“Trường hợp có vết thương đặc biệt nặng: Cụt hoặc liệt hoàn toàn hai chi trở lên;
mù hai mắt; tâm thần nặng dẫn đến không tự lực được trong sinh hoạt hưởng phụ
cấp đặc biệt hàng tháng. Thương binh hưởng phụ cấp đặc biệt hàng tháng thì
không hưởng phụ cấp hàng tháng.
Thương binh suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 81% trở lên song ở gia
đình được trợ cấp người phục vụ” (nghị định 31/2013/NĐ-CP)
2. Bảo hiểm y tế; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào thương
tật của từng người và khả năng của Nhà nước;
3. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp thương binh suy
giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng
năm;


4. Được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh
này; căn cứ vào thương tật và trình độ nghề nghiệp được tạo điều kiện làm việc
trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động;
5. Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản
xuất, được miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở

quy định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh này”
Mẹ anh C là bà mẹ Việt Nam anh hùng được hưởng chế độ ưu đãi theo điều 15
pháp lệnh 26/2005/PL-UBTVQH11:
“1. Các chế độ ưu đãi đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng bao gồm:
a) Các chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ quy định tại Điều 14 của Pháp lệnh
này;
b) Phụ cấp hàng tháng;
c) Trợ cấp người phục vụ đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình;
d) Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm;
đ) Nhà nước và xã hội tặng nhà tình nghĩa hoặc hỗ trợ về nhà ở quy định tại
khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh này.
2. Người phục vụ Bà mẹ Việt Nam anh hùng sống ở gia đình được Nhà nước mua
bảo hiểm y tế.”
Chế độ điều dưỡng quy định tại 17/2006/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BYT:
“Phương thức điều dưỡng
a) Điều dưỡng tại các cơ sở điều dưỡng:


- Điều dưỡng một lần, tối đa là 10 ngày (không kể thời gian đi và về).
- Mức chi điều dưỡng: 1.000.000 đồng/người/lần, bao gồm:
+ Tiền ăn sáng và 2 bữa chính:
+ Thuốc bổ và thuốc chữa bệnh thông thường:

650.000 đồng
50.000 đồng

+ Chi khác (quà tặng, tiền điện, nước cho nhà nghỉ, khăn mặt, xà phòng, bàn chải,
thuốc đánh răng, nghe chuyện thời sự, văn nghệ, tham quan, chụp ảnh, báo chí,
phục hồi chức năng,...): 300.000 đồng.
Trong thời gian điều dưỡng tập trung nếu bị ốm đau đột xuất thì được giới thiệu đi

điều trị tại bệnh viện gần nhất theo chế độ BHYT hiện hành.
b) Điều dưỡng tại gia đình:
- Điều dưỡng một lần.
- Mức chi điều dưỡng 700.000 đồng/người/lần.”

“1. Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên sống ở gia đình
được trợ cấp người phục vụ.
Người phục vụ thương binh quy định tại khoản này được Nhà nước mua bảo hiểm
y tế.
2. Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được Nhà nước mua
bảo hiểm y tế cho cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi
hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết
tật đặc biệt nặng.


3. Khi thương binh chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, thân
nhân được hưởng một khoản trợ cấp.
4. Thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết thì thân nhân
được hưởng trợ cấp tiền tuất như sau:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi
trở lên đối với nữ; con dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi
học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tiền tuất
hàng tháng;
b) Cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng từ đủ 60 tuổi trở lên đối với nam, từ đủ 55 tuổi
trở lên đối với nữ sống cô đơn không nơi nương tựa; con mồ côi cả cha mẹ dưới
18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng,
khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng và trợ cấp tiền
tuất nuôi dưỡng hàng tháng.
5. Con của thương binh được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5
Điều 4 của Pháp lệnh này.”


- Nếu anh C là thương binh suy giảm khả năng lao động dưới 61%:
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Nghị định 31/2013/NĐ-CP quy định chế độ ưu
đãi đối với thân nhân khi thương binh chết:
“1. Khi thương binh chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; đại diện
thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.”
Thân nhân của anh C sẽ được nhận:
- Mai táng phí


- Trợ cấp 1 lần
- Nếu anh C là thương binh suy giảm khả năng lao động 61% trở lên:
Thân nhân anh C, cụ thể là mẹ và con anh C sẽ được hưởng những ưu đãi:
- Được nhà nước mua bảo hiểm y tế
- Nhận mai táng phí
- Trợ cấp tiền tuất hàng tháng
Nếu vợ anh C cũng đã chết thì con anh C bị khuyết tật tỷ lệ 82% sẽ được trợ cấp
tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng.
- Chế độ ưu đãi trong giáo dục quy định tại Điều 54 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP:
+ Hỗ trợ học phí và trợ cấp mỗi năm học một lần đối với người có công với
cách mạng và con của họ theo quy định của Pháp lệnh khi học tại các cơ sở
giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông; cơ sở giáo dục nghề nghiệp có
khóa học từ một năm trở lên hoặc cơ sở giáo dục đại học.
+ Trợ cấp hàng tháng đối với người có công với cách mạng và con của họ
theo quy định của Pháp lệnh khi học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có
khóa học từ một năm trở lên hoặc cơ sở giáo dục đại học.
- Người có công với cách mạng và con của họ đang theo học tại các cơ sở thuộc hệ
thống giáo dục quốc dân thì hưởng ưu đãi theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi
người có công.
+ Người có công với cách mạng và con của họ nếu đồng thời học ở nhiều cơ

sở giáo dục hoặc nhiều khoa, nhiều ngành trong cùng một trường thì được
hưởng một chế độ ưu đãi.
- Chế độ ưu đãi về nhà ở quy định tại Điều 55 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP:


+ Người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ được hỗ trợ cải thiện
nhà ở tùy theo hoàn cảnh, công lao đóng góp của từng người và khả năng
của Nhà nước, địa phương. Việc hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào chế độ ưu
đãi cao nhất mà người đó được hưởng và chỉ giải quyết một lần.
+ Người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ nếu mua nhà ở thuộc sở
hữu nhà nước thì được miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp
luật về đất đai.
+ Người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ nếu được Nhà nước giao
đất làm nhà ở thì tùy theo công lao đóng góp sẽ được giảm một phần tiền sử
dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

2. Các chế độ khi anh C điều trị tại bệnh viện
- Chế độ bảo hiểm y tế:
Theo sửa đổi tiết a điểm 3.2 khoản 3 mục I phần II của Thông tư liên tịch số
21/2005/TTLT/BYT-BTC:
“Đối với người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 và người
hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa
19 tháng Tám năm 1945, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, người hưởng
chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh điều trị vết thương,
bệnh tật tái phát tại các cơ sở khám chữa bệnh do BHYT quy định, người cao tuổi
từ 90 tuổi trở lên: Quĩ BHYT thanh toán 100% chi phí của dịch vụ”
- Chế độ điều dưỡng
- Chế độ trợ cấp dụng cụ chỉnh hình




×