Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Thực trạng một số loại hình giúp việc gia đình ở quận cầu giấy, hà nội và đề xuất phải pháp giúp nâng cao quyền lợi người lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.49 KB, 25 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 20 đổi mới, Việt Nam đã đạt những thành tựu to lớn trên tất cả
các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Cùng với tốc độ tăng trưởng
kinh tế hàng năm đạt trung bình hơn 7%, một trong những thành tựu đáng kể
là đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt. Số lượng
các gia đình có mức thu nhập ổn định và khá giả ngày càng tăng nhanh. Tuy
nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, quy luật của nền kinh tế thị trường cũng
dẫn đến sự phân tầng xã hội ngày càng gay gắt. Biểu hiện rõ nhất là sự phân
hóa về thu nhập giữa các nhóm xã hội, đặc biệt giữa khu vực thành thị và
nông thôn. Cùng với những hệ quả xã hội khác, tình trạng nhập cư ngày càng
tăng ở các đô thị cũng như sự chuyển dịch cơ cấu nghề nghiệp của một bộ
phận lao động ở nông thôn diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Trong đó, giúp việc
gia đình tại đô thị đã hình thành một thị trường lao động thực sự dành cho phụ
nữ nông thôn.
Trong những năm qua, đời sống của các tầng lớp nhân dân được cải
thiện rõ rệt, nhất là ở các đô thị, do đó nhu cầu tận hưởng các loại hình dịch
vụ xã hội của các gia đình ở đô thị ngày càng tăng. Thuê người giúp việc gia
đình để có thời gian tập trung cho công việc và nâng cao chất lượng sống
đang trở thành nhu cầu thực tế của nhiều gia đình ở các đô thị. Trong khi đó,
ở các khu vực nông thôn, dưới tác động của việc giải thể các hợp tác xã nông
nghiệp và khoán sản phẩm, các gia đình phải tự chủ trong tổ chức sản xuất
trên một phần đất đai canh tác nhỏ hẹp. Điều này dẫn đến tình trạng dư thừa
lao động và mức sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Qui luật về cung
cầu lao động cùng với sự tự do di chuyển được bảo đảm trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đưa một làn sóng những người lao
động nông thôn, trong đó có rất nhiều phụ nữ, ra các thành phố tìm việc làm.
Một bộ phận không nhỏ phụ nữ nông thôn đã ra đô thị để tham gia hoạt động
giúp việc gia đình (Nghiên cứu của Diễn đàn Phát triển Việt Nam, 2007).
1



Thực tế cho thấy, các hoạt động giúp việc gia đình đã đáp ứng phần nào
nhu cầu kinh tế-xã hội của cả những gia đình sử dụng dịch vụ giúp việc và
những gia đình có lao động đi giúp việc. Việc sử dụng dịch vụ giúp việc ở
nhiều gia đình đã giúp người phụ nữ và các thành viên giảm bớt gánh nặng
công việc gia đình, có nhiều thời gian hơn cho nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí,
cũng như thời gian đầu tư cho công việc, học tập trước những áp lực ngày
càng cao của xã hội đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Các
hoạt động giúp việc gia đình cũng góp phần giải quyết tình trạng thiếu việc
làm ở một bộ phận dân cư, trong đó có nhiều phụ nữ nông thôn.
Các kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học Dân số, Gia đình và Trẻ em
trong năm 2005 cho thấy nhu cầu về dịch vụ giúp việc gia đình ở khu vực đô
thị, đặc biệt là tại các thành phố lớn, đang ngày càng tăng cao. Tuy nhiên,
việc đáp ứng những nhu cầu về dịch vụ giúp việc gia đình đang diễn ra một
cách tự phát. Hoạt động giúp việc gia đình về mặt quản lý nhà nước chưa
được coi là một nghề, do đó, hoạt động này chưa được Bộ luật Lao động hay
một Bộ luật nào khác của Nhà nước đề cập đến.
Bên cạnh đó, một thực tế cần lưu ý là nguồn cung chủ yếu của hoạt
động giúp việc trong gia đình đô thị chủ yếu là những phụ nữ và trẻ em nghèo
từ nông thôn, với trình độ học vấn thấp, ít hiểu biết về xã hội đô thị và hầu
như chưa qua đào tạo nghề. Do đó, họ là những nhóm xã hội dễ bị tổn thương,
dễ bị lạm dụng. Mặt khác, do chưa có những biện pháp quản lý nhà nước cần
thiết, nên có những dấu hiệu cho thấy đã nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức
tạp làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội, cũng như quyền lợi của các bên
liên quan đến hoạt động này. Việc đăng ký tạm trú của người giúp việc từ
nông thôn ra thành phố làm việc, theo Luật cư trú, cũng chưa được coi trọng
và thực hiện đầy đủ. Những trường hợp phụ nữ hay trẻ em bị đối xử tàn tệ, bị
xâm phạm thân thể hay nhiều gia đình bị người giúp việc lấy trộm tài sản
hoặc tùy tiện bỏ việc làm đảo lộn cuộc sống của gia đình, là những vấn đề
ngày càng gây bức xúc đời sống và dư luận xã hội.

2


Nhìn chung, với qui mô của hoạt động giúp việc gia đình ngày càng
lớn, liên quan tới nhiều gia đình ở cả khu vực đô thị và nông thôn, việc nghiên
cứu đánh giá đầy đủ thực trạng hoạt động giúp việc gia đình hiện nay là hết
sức cần thiết. Đây sẽ là cơ sở khoa học giúp cho các cơ quan quản lý Nhà
nước có được những biện pháp quản lý phù hợp và cần thiết để quyền lợi của
người lao động giúp việc gia đình và các gia đình sử dụng dịch vụ này được
xã hội bảo vệ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của đất nước một
cách bền vững. Vì vậy tôi lựa chọn đề tài “ Thực trạng một số loại hình
giúp việc gia đình ở quận Cầu Giấy, Hà Nội và đề xuất phải pháp giúp
nâng cao quyền lợi người lao động” là đề tài nghiên cứu với mong muốn
giải đáp được những vấn đề nghiên cứu trên.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu:
Những năm qua, song song với sự phát triển kinh tế nhanh là sự phân hóa
về nghề nghiệp, thu nhập ngày càng lớn giữa các vùng, miền và nhóm xã hội,
đặc biệt giữa nông thôn và đô thị. Qui luật về cung cầu lao động cùng với sự
tự do di chuyển được bảo đảm trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa đã đưa một làn sóng những người lao động nông thôn, trong đó có
rất nhiều phụ nữ ra các thành phố tìm việc làm. Một bộ phận không nhỏ phụ
nữ nông thôn đã ra đô thị để tham gia hoạt động giúp việc gia đình (Nghiên
cứu của Diễn đàn Phát triển Việt Nam, 2007).
Một khảo sát của Viện Khoa học Dân số, Gia đình và Trẻ em (2005)
cho thấy nhu cầu về dịch vụ giúp việc gia đình ở khu vực đô thị, đặc biệt là tại
các thành phố lớn, đang ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, việc đáp ứng những
nhu cầu về dịch vụ giúp việc gia đình đang còn diễn ra một cách tự phát. Lao
động giúp việc gia đình, về mặt quản lý nhà nước, chưa được coi là một nghề,
do đó, hoạt động này chưa được Bộ luật Lao động hay một Bộ luật nào khác
của Nhà nước ta đề cập đến. Việc đăng ký tạm trú của nhiều phụ nữ nông

thôn ra thành phố làm việc, theo Luật cư trú, còn chưa được coi trọng và thực
hiện nghiêm túc.
3


Cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào ở nước ta đánh giá một cách
đầy đủ về thực trạng hoạt động giúp việc gia đình. Các nhà quản lý và nghiên
cứu lao động xã hội chưa có nhiều thông tin liên quan về vấn đề này. Những
phụ nữ làm công việc gia đình ở Việt Nam được đối xử như thế nào? họ có bị
lạm dụng không? là những vấn đề còn bỏ ngỏ, chưa được quan tâm nghiên
cứu. Khảo sát của Dương Kim Hồng (2007) là một nghiên cứu có liên quan
trực tiếp nhất đến nội dung nghiên cứu của chủ đề này. Khảo sát đã phần nào
phản ánh được một số khía cạnh của hoạt động giúp việc gia đình ở hai thành
phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã chỉ ra hai loại hình
cơ bản trong hoạt động giúp việc gia đình là: (1) người lao động ở ngay trong
nhà của gia chủ; (2) người lao động thuê nhà trọ ở ngoài. Tuy nhiên, hạn chế
của nghiên cứu này là chỉ chủ yếu lấy ý kiến của những người là chủ hộ gia
đình có thuê người giúp việc. Còn thiếu những thông tin phản ánh trực tiếp
tâm trạng, hoàn cảnh và những nguyện vọng của người lao động giúp việc gia
đình. Một nghiên cứu khác của Lê Việt Nga (2005) đã thực hiện thu thập
thông tin từ cả ba đối tượng liên quan trực tiếp đến hoạt động là: người lao
động, chủ hộ gia đình thuê người giúp việc và người làm nghề môi giới hoạt
động giúp việc gia đình. Nghiên cứu trên bước đầu chỉ ra những tác động của
việc thuê người giúp việc tới gia đình sử dụng dịch vụ, một số khó khăn trở
ngại của các bên liên quan trong hoạt động này. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ
ra nhu cầu về thuê người giúp việc gia đình hiện nay ở Hà Nội là rất lớn.
Nghiên cứu của Lê Việt Nga chỉ dựa trên một qui mô mẫu nghiên cứu khá
nhỏ bao gồm 20 phỏng sâu người làm thuê, 20 người sử dụng lao động và 5
cán bộ giới thiệu việc làm. Nghiên cứu chỉ mới tập trung vào một số khía
cạnh trong công việc của người lao động ở trong gia đình có sử dụng dịch vụ.

Các nghiên cứu liên quan nêu trên chưa cung cấp thông tin về những
động cơ và hoàn cảnh gia đình của người lao động trước khi rời quê hương ra
thành phố tìm việc làm, những mối liên hệ xã hội giữa người lao động và các
gia đình sử dụng dịch vụ, những tương tác xã hội giữa người lao động và các
thành viên trong gia đình thuê người giúp việc, cũng như các tác động về kinh
4


tế-xã hội của hoạt động này đối với cộng đồng và gia đình của người lao động
ở các vùng nông thôn nói chung. Với mục đích có căn cứ về mặt khoa học và
thực tiễn cho việc đề xuất các kiến nghị về quản lý các hoạt động dịch vụ giúp
việc gia đình, đề tài “Thực trạng một số loại hình giúp việc gia đình ở quận
Cầu Giấy, Hà Nội hiện nay và đề xuất giải phápgiúp nâng cao quyền lợi
người lao động” sẽ tập trung vào các khía cạnh xã hội, các mối quan hệ xã hội
nhiều chiều ở khu vực đô thị là nơi chủ yếu diễn ra hoạt động giúp việc gia
đình và cộng đồng nông thôn, là nơi cung cấp nguồn lao động cho hoạt động
này.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá thực trạng lao động giúp việc gia đình ở quận Cầu Giấy, Hà
Nội hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp và cần
thiết để nâng cao chất lượng dịch vụ giúp việc gia đình, đồng thời bảo vệ
quyền lợi người sử dụng lao động và đặc biệt quan tâm đến người quyền lợi
lao động.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng một số loại hình giúp việc gia đình ở
Hà Nội hiện nay.
4.2 Khách thể nghiên cứu:
- Người lao động giúp việc gia đình ở đô thị;
- Chủ hộ gia đình có thuê người giúp việc trong gia đình;
5. Phương pháp nghiên cứu:

5.1 Phương pháp phân tích tài liệu:
- Tổng hợp, phân tích hệ thống các quan điểm, chính sách về dịch vụ giúp
việc gia đình.
- Tổng hợp và phân tích hệ thống các công trình nghiên cứu, các kết quả điều
tra khảo sát, các báo cáo tổng hợp về tình hình kinh tế xã hội chung của địa
5


bàn nghiên cứu. Tổng quan các kết quả nghiên cứu khoa học đã được thực
hiện có liên quan đến đề tài để đánh giá được những thành tựu, hạn chế của đề
tài và vấn đề nghiên cứu đặt ra.
5.2. Phương pháp điều tra xã hội học:
Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng để thu thập thông tin
trực tiếp từ các đối tượng nghiên cứu. Hai công cụ nghiên cứu chính được sử
dụng trong việc thu thập thông tin từ các đối tượng nghiên cứu là phỏng vấn
sâu và bảng hỏi anket. Phỏng vấn sâu sẽ được tiến hành với tất cả các đối
tượng nghiên cứu. Bảng hỏi anket được sử dụng để thu thập thông tin của
người lao động và người thuê lao động
* Định lượng (phỏng vấn bằng bảng hỏi).
Phương pháp này cho phép nghiên cứu đo lường được thực trạng một
số loại hình giúp việc trong gia đình. Các bảng câu hỏi sẽ được thiết kế phù
hợp với các nhóm đối tượng điều tra nhằm thu thập thông tin một cách khách
quan, khoa học. Bảng câu hỏi sẽ được thử nghiệm trước khi sử dụng để khảo
sát chính thức. Đề tài sẽ thực hiện 100 phỏng vấn bằng bảng anket đối với
người lao động và người sử dụng lao động giúp việc gia đình.
* Định tính (phỏng vấn sâu):
Phương pháp này giúp cho tìm hiểu sâu về thực trạng các loại hình giúp
việc gia đình. Một bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu sẽ được thiết kế để thu thập
thông tin cho từng đối tượng nhằm thực hiện mục đích của đề tài đặt ra.
- 20 phỏng vấn sâu người lao động giúp việc gia đình

- 20 phỏng vấn sâu hộ gia đình thuê người giúp việc gia đình
* Xử lý thông tin định lượng: nghiên cứu sẽ sử dụng chương trình SPSS
for Windows version 12.0 để nhập dự liệu, xử lý và phân tích thông tin thu
thập được từ nghiên cứu thực địa.

6


* Xử lý thông tin định tính: Dữ liệu định tính thu được từ các cuộc phỏng
vấn sâu sẽ được phân tích bằng phần mềm NVivo để mã hóa và thực hiện các bước
xử lý thông tin phụ vụ cho việc viết báo cáo kết quả nghiên cứu.
* Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu có chủ đích là quận Cầu Giấy, sau đó
chọn mẫu ngẫu nhiên 2 phường của quận để nghiên cứu.
6. Khung lý thuyết:
Nông thôn
- Hoàn cảnh gia đình
- Các đặc điểm cá nhân
- Động cơ
- Nhu cầu việc làm
- Sử dụng thu nhập của
người lao động gửi về

Đô thị

Môi giới
Họ hàng
Bạn bè

7


- Điều kiện lao động
- Cấu trúc gia đình thuê
lao động
- Tương tác xã hội giữa
người lao động và gia
đình thuê lao động
- Thu nhập
- Hòa nhập môi trường
đô thị


PHẦN NỘI DUNG

1. Cơ sở lý luận của việc hình thành và phát triển thị trường lao động
giúp việc gia đình
Giúp việc gia đình là loại hình dịch vụ bao gồm nhiều loại hình lao
động, trong đó, các hộ gia đình sử dụng người lao động ở bên ngoài, không
phải là thành viên trong hộ gia đình, nhằm đáp ứng các nhu cầu của các thành
viên gia đình. Theo các tác giả đề tài “Nghiên cứu nhu cầu dịch vụ gia đình
Việt Nam trong thời kỳ đổi mới” do Viện Khoa học Dân số, Gia đình và Trẻ em
(2005) thực hiện, lao động gia đình bao gồm tất cả các dịch vụ đáp ứng các nhu
cầu của gia đình như giúp việc nội trợ gia đình, giúp việc tại các cửa hàng của
gia đình, dịch vụ gia sư, dịch vụ khám chữa bệnh tại nhà, dịch vụ thương mại,
dịch vụ giao thông vận tải và dịch vụ văn hoá, du lịch, vui chơi, giải trí.
Một số nghiên cứu quan niệm rằng: lao động giúp việc gia đình là công
việc trong gia đình được thực hiện bởi người không phải là thành viên gia
đình. Nó được thực hiện bởi các nô lệ trong nhiều xã hội trước, như Hy Lạp,
Rome. Dưới chế độ gia trưởng, công việc này được thực hiện bởi những
người phụ nữ. Lao động giúp việc gia đình liên quan đến một nghề nghiệp
không hấp dẫn bởi thời gian làm việc dài, lương thấp, điều kiện sống nghèo

àn, vị trí xã hội thấp, và phụ thuộc vào thói quen cá nhân của người chủ (1).
Ngoài ra, lao động giúp việc gia đình là cụng việc của người làm thuê, được
các gia đình thuê để thực hiện các công việc gồm: lau dọn nhà, nấu ăn, chăm
sóc trẻ em, làm vườn, và các dịch vụ cá nhân.
Trong các loại công việc nêu trên, giúp việc nội trợ gia đình và giúp
việc tại các cửa hàng của gia đình ở đô thị có đặc điểm là chủ yếu sử dụng lao
động phổ thụng từ nông thôn, họ còn ít được đào tạo chuyên môn và những
lao động này thường ăn ở ngay tại trong gia đình, đặc biệt là đối với công việc
giúp việc nội trợ gia đình. Trong khi các cửa hàng của gia đình có thuê lao
động là một loại hình dịch vụ sản xuất kinh doanh và có sự quản lý của các cơ
(1)

/>
8


quan chức năng của Nhà nước thì lao động giúp việc nội trợ trong gia đình là
một loại hình lao động gia đình khỏ phổ biến hiện nay nhưng lại chưa được
quản lý chặt chẽ.
Công việc gia đình gồm cả việc chăm sóc lực lượng lao động sản xuất (cha mẹ
và con đang ở độ tuổi lao động), cũng như chăm sóc, giáo dục lực lượng lao động
trong tương lai (trẻ nhỏ hoặc trẻ đang đi học) và chăm sóc các đối tượng yếu thế, phụ
thuộc (như người già, người ốm, người khuyết tật). Công việc gia đình cú ý nghĩa hết
sức quan trọng đối với sự sống còn của mỗi con người nhưng chưa được coi là “công
việc thực sự” bởi nó không mang lại thu nhập tiền mặt trực tiếp. Tuyên bố Bắc Kinh và
Cương lĩnh hành động toàn cầu vỡ sự tiến bộ của phụ nữ đó khẳng định: phụ nữ đóng
góp vào công cuộc phát triển không chỉ thông qua lao động, việc làm được trả công mà
cũn bằng một khối lượng lớn các công việc không được trả công. Trên thế giới nhiều
nước đó nghiên cứu và tính toán được giá trị của công việc gia đình - loại hình lao
động không được trả công. Thậm chí có những nhà khoa học đó khẳng định nếu đưa

cả giá trị của lao động gia đình vào GDP thỡ GDP sẽ tăng lên từ 40% đến 70%(1).

Trong nghiên cứu này, lao động giúp việc gia đình được hiểu là lao
động nội trợ trong gia đình. Trên cơ sở tổng hợp và phân tách hoạt động giúp
việc nội trợ gia đình, lao động giúp việc gia đình được quan niệm như sau:
Giúp việc gia đình là một khái niệm được dùng để chỉ việc thực hiện hàng loạt
những cụng việc trong gia đình từ cụng việc nội trợ phục vụ các bữa ăn của gia
đình đến các việc nhà như vệ sinh nhà cửa, lau chùi, dọn dẹp, giặt giũ… và cả
việc chăm súc người già, trẻ em của những người không phải là thành viên
trong hộ gia đình, và họ được trả công trên cơ sở thoả thuận. Hoạt động giúp
việc gia đình diễn ra trong một môi trường chật hẹp với một chuỗi những việc
“lặt vặt”, cả những việc có tên lẫn những việc không tên, cả những việc đòi
hỏi thời gian và sức lực lẫn những việc có thể vừa làm vừa chơi. Tất cả những
công việc đó đan xen lẫn nhau, diễn ra gần như cả ngày, không có thời gian
cố định, đòi hỏi người lao động giúp việc gia đình phải hoàn thành theo yêu
cầu của gia chủ.

((1)

, Lao động gia đình - giá trị to lớn chưa được nhìn nhận, ngày 21/1/2006.

9


1.1. Lý thuyết cung cầu lao động
Theo lý thuyết cung cầu lao động, khi thị trường lao động xó hội cú nhu
cầu về một loại hỡnh lao động cụ thể nào đó thỡ sẽ cú sự cung ứng hay đáp
ứng loại hình lao động đó. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, sự đáp ứng
cỏc nhu cầu về lao động thường được thực hiện kịp thời để thoả món nhu cầu
của các nhóm dân số (Kinh tế học phát triển, 2002) .

Thực tế về cung cầu lao động giúp việc nội trợ gia đình không chỉ có riêng ở
Việt Nam hiện nay mà đó diễn ra ở các nước khác trên thế giới từ lâu khi những
nước này bắt đầu quá trình công nghiệp hóa như Anh, Nhật Bản từ cuối thế kỷ 19
hay Thái Lan từ những năm 70 của thế kỷ trước (Dương Kim Hồng, 2005).
1.2. Lý thuyết phân tầng xã hội
Phân tầng xã hội là hình thức tổ chức của xã hội trong đó một số nhóm
có những điều kiện kinh tế (tài sản, nghề nghiệp, thu nhập…) tốt hơn và
những nhóm khác kém hơn. Phân tầng xã hội diễn ra trong hầu hết cỏc hình
thái xã hội của loài người, từ các xã hội tiền nông nghiệp đến các xã hội công
nghiệp hiện đại. Sự phân tầng xã hội diễn ra nhanh hơn, rõ nét hơn trong các
xã hội hiện đại, nhất là ở các nước có nền kinh tế phát triển.
1.3. Lý thuyết phân công lao động xã hội theo giới
Thuyết nữ quyền xuất phát trên cơ sở phong trào nữ quyền phương
Tây. Nhiều trường phái nữ quyền đó dựa vào các học thuyết xã hội để làm
thay đổi quan hệ giới nhằm nâng cao địa vị của phụ nữ trong gia đình và xã
hội, đồng thời đấu tranh để bảo vệ và mở rộng các quyền của phụ nữ. Đúng
gúp cơ bản của thuyết nữ quyền là vấn đề “phụ nữ” được đặt ra, được tiếp cận
tuy chưa toàn diện nhưng đó rất sâu sắc. Hai lĩnh vực hoạt động của phụ nữ là
lĩnh vực “công cộng” và “riêng tư” được đặt ra theo các mức độ khác nhau và
theo các trường phái khác nhau. Thuyết nữ quyền cho rằng, để tạo điều kiện
cho phụ nữ không bị ép làm những công việc không công thì tất cả các công
việc gia đình sẽ là các dịch vụ được trả tiền. Trong điều kiện đó, phụ nữ sẽ có
điều kiện hoàn thiện mình để vươn lên ngang bằng nam giới và quyền độc lập
10


về kinh tế của phụ nữ sẽ là điều kiện quyết định sự độc lập về chính trị, văn
hóa của phụ nữ.
Trong phân công lao động tự nhiên theo giới ở hầu hết các xã hội thì
phụ nữ thường làm những công việc ít đòi hỏi sức cơ bắp hơn so với nam

giới. Do đó, trong các xã hội, phụ nữ thường có vai trò đảm nhiệm các công
việc nội trợ trong gia đình, một loại công việc tốn nhiều thời gian và sức lực,
mà hầu như không được nhìn nhận như một công việc, không được trả lương.
“Trách nhiệm của họ là làm những việc nhà - là những việc không được trả
công. Phụ nữ bị coi là người kiếm tiền phụ ngay cả khi họ là lực lượng lao
động chính, kiếm tiền nuôi cả nhà”[1]. Kể cả trong các xã hội hiện đại, khi cả
phụ nữ và nam giới đều tham gia lực lượng lao động của xã hội, thì vai trò
chính trong công việc nội trợ vẫn là người phụ nữ.
Vận dụng các lý thuyết về cung cầu lao động, phân tầng xã hội và phân
công lao động xã hội theo giới chúng ta có thể dễ dàng giải thích được tại sao
ngày càng có nhiều phụ nữ nông thôn ra thành phố làm nghề giúp việc gia
đình trong bối cảnh của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
đang diễn ra mạnh mẽ.
2. Những đặc điểm của người lao động giúp việc gia đình và các hộ
sử dụng lao động
Dịch vụ giúp việc gia đình hiện nay ở Hà Nội mang tính xã hội rất lớn.
Dịch vụ này liên quan đến hàng trăm ngàn người lao động, chủ yếu là phụ nữ,
ở đó các lứa tuổi, hoàn cảnh gia đình và ở hầu khắp các vùng nông thôn các
tỉnh miền Bắc từ Hà Tĩnh trở ra. Các chủ hộ gia đình có thuê lao động gia
đình bao gồm đủ các thành phần trong xã hội đô thị từ cỏn bộ làm trong các cơ
quan nhà nước khác nhau đến người dán làm ở các khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh. Họ cũng ở đó các lứa tuổi từ dưới 30 đến trờn 60. Một bộ phận lớn các
chủ hộ gia đình là những người về hưu. Không chỉ các gia đình khá giả mới
thuê người giúp việc gia đình. Những gia đình cú mức sống trung bình cũng
thuê người giúp việc khi đấy là nhu cầu bức bách của họ. Khu dân cư nào cũng
11


có gia đình thuờ người giúp việc. Ở những khu dân cư có mức sống cao, tỷ lệ
hộ gia đình có thuê người giúp việc có thể hơn 30 %. Sự có mặt của người làm

nghề giúp việc gia đình là một phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt
hàng ngày của cộng đồng dân cư đô thị từ gần hai mươi năm nay.
3. Các loại hình lao động giúp việc gia đình ở quận Cầu Giấy, Hà Nội
hiện nay
Về nội dung cụng việc, có ba loại hình lao động giúp việc gia đình chủ
yếu là chăm sóc người già yếu, trông coi trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ và thực
hiện những công việc nội trợ khác như nấu ăn, giặt giũ và dọn dẹp nhà cửa.
Đa số các gia đình thuê người giúp việc là để chăm súc người già và trông coi
trẻ em ở gia đình trong bối cảnh chưa phát triển được các cơ sở công cộng
cho các đối tượng này như ở một số nước phát triển. Những gia đình có điều
kiện kinh tế khá giả thường thuê người giúp việc để dành thời gian nhiều hơn
cho cụng việc ngoài xã hội và nghỉ ngơi.
Biểu đồ 1. Tỷ trọng người giỳp việc trong gia đình theo nội dung cụng việc

Về điều kiện sinh hoạt, có hai loại hình lao động giúp việc gia đình là
người giúp việc ở cùng với gia đình và người giúp việc không ở cùng gia
đình. Do nhu cầu của đa số các gia đình là cần giúp việc để chăm súc người
già và trẻ nhỏ, hơn nữa người lao động lại chủ yếu đến từ các vùng nông thôn,
cho nên phần lớn người giúp việc là ở cùng với gia đình. Số người giúp việc
không ở cùng gia đình chiếm một tỷ trọng ít hơn. Họ ở trong các nhà trọ và
hàng ngày đến giúp việc cho cỏc gia đình. Có một số người giúp việc có gia
đình và nhà cửa ở ngay tại địa bàn.
12


Biểu đồ 2. Tỷ trọng người giúp việc ở cựng gia đình và không ở cùng gia đình

Kết quả khảo sỏt cho thấy, cú bốn loại hỡnh cung cấp lao động giỳp
việc gia đỡnh, cụ thể là: (1) Qua trung tâm giới thiệu việc làm; (2) Qua bà
con, họ hàng ở quê; (3) Qua bạn bè, người quen và (4) Gia đình tự tìm. Số các

hộ gia đình tìm người giúp việc qua các trung tâm giới thiệu việc làm chỉ
chiếm khoảng 15 %. Tuy nhiên, với con số ước tính qui mô số lượng người
giúp việc hiện nay ở Hà Nội là khoảng 80.000 người, thì các trung tâm giới
thiệu việc làm đó cung cấp được cho các gia đình hàng chục ngàn người giúp
việc, góp phần đáp ứng kịp thời những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của
những gia đình này về giúp việc nội trợ, đặc biệt đối với những cụng việc như
trông coi trẻ em và chăm sóc người già yếu.
Bảng 1. Cỏc nguồn cung cấp lao động gi úp việc gia đình

Nguồn lao động
Trung tâm giới thiệu việc làm
Qua bà con, họ hàng
Qua bạn bố, người quen
Tự tìm được
Cộng

Ý kiến

Ý kiến

hộ gia đình
15,3
33,6
47,1
4,0
100,0

người lao động
12,7
33,0

49,7
4,7
100,0

4. Thực trạng hoạt động lao động giúp việc gia đình
Số lượng phụ nữ lao động giúp việc đến Hà Nội có xu hướng tăng dần
qua các năm từ thời kỳ đầu những năm 1990 trở lại đây. Số lao động giúp
việc gia đình ở Thủ đô đặc biệt tăng rất nhanh trong những năm gần đây. Tỷ
13


lệ số hộ gia đình bắt đầu sử dụng lao động giúp việc gia đình từ năm 2006 đến
nay chiếm gần 50 %. Tuy vậy, số lượng các hộ gia đình tìm được người giúp
việc ước tính chỉ chiếm khoảng một phần ba.
Dịch vụ giúp việc gia đình đó góp phần giải quyết nhu cầu bức bách
của hàng chục ngàn các hộ gia đình ở Hà Nội trong việc chăm sóc người già,
trông coi trẻ em và làm các cụng việc nội trợ hàng ngày. Dịch vụ này cũng
mang lại thu nhập không nhỏ cho những người lao động nếu so sánh với thu
nhập của các loại hình lao động phổ thông khác ở thành phố hay thu nhập của
chính họ ở các vùng nông thôn. Ước tính có một số lượng không nhỏ trẻ em ở
nông thôn không bị thất học từ nguồn thu nhập này. Đồng thời hàng chục
ngàn gia đình ở nông thôn có thể đó thoátt nghèo từ khoản tiền khoảng 600 tỷ
đồng hàng năm của người lao động giúp việc gia đính ở Hà Nội gửi về.
Lợi ích của việc sử dụng lao động giúp việc gia đình cho cộng đồng
dân cư ở Hà Nội cũng như cho người lao động và gia đình họ ở các vùng
nông thôn là rất lớn. Nhu cầu thuờ lao động giúp việc gia đình đang rất lớn và
có xu hướng tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên, hoạt động của loại hình lao động gia
đình hiện nay ở Hà Nội đang có nhiều bất cập.
1. Trong lĩnh vực lao động giúp việc gia đình trên địa bàn quận là cả
cung và cầu đối với người giúp việc đều rất lớn nhưng chỉ khoảng một phần

ba số hộ gia đình có nhu cầu về giúp việc gia đình là được đáp ứng. Trong bối
cảnh trên địa bàn các huyện ngoại thành của Hà Nội mở rộng có số lao động
nông nghiệp dôi dư ra ngày càng nhiều dưới áp lực của việc dành đất cho các
khu công nghiệp mới, sự chưa quan tâm đầy đủ tới công tác đào tạo chuyển
đổi nghề cho phụ nữ nông thôn làm dịch vụ ở khu vực đô thị bao gồm cả lao
động giúp việc gia đình của chính quyền địa phương các cấp và các cơ quan
chức năng của thành phố là một nguy cơ lớn đối với đời sống của nông dân
nói riêng và trật tự an toàn xã hội nói chung. Nhu cầu của hàng trăm ngàn gia
đình ở đô thị về lao động giúp việc gia đình chưa được đáp ứng sẽ gây ra
nhiều khó khăn cho các thành viên trong các gia đình này ổn định công việc,
14


sử dụng hiệu quả thời gian lao động và nâng cao chất lượng cuộc sống gia
đình. Yếu tố này có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển bền vững của
nhiều gia đình ở Hà Nội.
2. Trong hoạt động lao động giúp việc gia đình hiện nay ở Hà Nội là đa
số những người làm giúp việc nội trợ gia đình không được đào tạo để có
những kỹ năng cần thiết cho công việc của họ. Đây là một công việc có mức
thu nhập tương đối khỏ và ổn định đối với những người lao động nông thôn
nhưng họ hầu như thiếu các kỹ năng chuyên môn cho công việc cũng như các
hiểu biết cần thiết về ứng xử văn hóa trong các gia đình ở đô thị. Những hạn
chế này của người lao động đó cản trở họ tiếp cận tới nhiều gia đình ở thành
phố. Khi những người giúp việc bộc lộ cỏc yếu kém của họ, các gia đình
thường sa thải họ để tìm người khác. Cú thể đây là lý do của nhiều gia đình
trong một vài năm phải thay tới hàng chục người giúp việc khác nhau.
3. Nhận thức còn hạn chế của đa số người lao động đối với việc học
nghề giúp việc cũng là một bất cập lớn trong việc phát triển nghề này. Đây là
một công việc mà những người lao động có thể làm lâu dài vì kế sinh nhai.
Hàng trăm ngàn hộ gia đình ở Hà Nội cú ý định sử dụng lao động giúp việc

gia đình lâu dài. Theo Điều 5 của Bộ luật lao động, mọi hoạt động tạo ra việc
làm, thu hútt nhiều lao động đều được Nhà nước khuyến khớch. Thực tiễn
hoạt động của trung tâm 20-10 thuộc Hội phụ nữ Hà Nội cho thấy, những
người lao động sau khi học xong các lớp đào tạo nghề giúp việc gia đình của
Hội đều có việc ngay. Tuy vậy, số lượng người giúp việc được đào tạo qua
những lớp như vậy còn rất ít so với nhu cầu của thị trường. Cung không đủ
cầu. Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết người lao động cú thể còn coi giúp
việc gia đình là một công việc tạm thời và họ không muốn học để có việc làm
lâu dài.
5. Vai trò trung tâm giới thiệu việc làm trong việc cung cấp lao
động gia đình

15


Như trên đã nêu, Hiện nay, có bốn nguồn cung cấp lao động giúp việc
gia đình, gồm: (i) Cỏc trung tâm giới thiệu việc làm; (ii) Qua bà con họ hàng
ở quê; (iii) Qua bạn bè, người quen (iv) Tự tìm qua quảng cáo hoặc gặp gỡ
ngẫu nhiên. Các số liệu thu được cho thấy là các trung tâm giới thiệu việc
làm ở Hà Nội đang giữ một vai trò còn hạn chế đối với thị trường lao động
này. Chỉ có khoảng 15 % số hộ gia đình hay người lao động sử dụng môi giới
dịch vụ qua các trung tâm này.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có một số trung tâm giới thiệu
việc làm của Hội phụ nữ. Còn lại đa số các trung tâm giới thiệu việc làm là do
tư nhân đứng ra thành lập và có đăng ký hoạt động với ngành Lao động,
Thương binh và Xã hội của Thành phố. Các trung tâm giới thiệu việc làm bắt
đầu phát triển các lao động giúp việc gia đình trong khoảng 5 năm trở lại đây
nhằm thỏa mãn nhu cầu về người giúp việc của các gia đình ở đô thị.
Các trung tâm giới thiệu việc làm chưa có vai trò chủ đạo trong việc
cung cấp nguồn lao động giúp việc gia đình. Bên cạnh một số trung tâm giới

thiệu việc làm hoạt động cú trách nhiệm và cung cấp được kịp thời lao động
giúp việc gia đình thì còn nhiều cơ sở hoạt động chưa hiệu quả. Những cơ sở
này ít chịu trách nhiệm đối với người giúp việc cũng như những gia đình sử
dụng dịch vụ của họ. Đa số các gia đình và người lao động có ấn tượng xấu
về các Trung tâm nói trên. Sự hoạt động kém hiệu quả của các Trung tâm có
thể đó hạn chế số lượng người lao động tìm được việc làm cũng như số gia
đình tìm được người giúp việc phù hợp.
6. Các lợi ích và khó khăn của lao động giúp việc gia đình
6.1. Lợi ích của lao động giúp việc gia dình
6.1.1. Đối với người giúp việc
- Nhìn chung, phụ nữ nông thôn ra thành phố làm lao động giúp việc gia
đình là có nhiều lợi ích. Thứ nhất là họ có điều kiện để tìm được một việc làm
ổn định bởi vì những gia đình sử dụng lao động này nói chung đều có nhu cầu
16


thuê lao động lâu dài và nhu cầu thuê loại hình lao động giúp việc đang ngày
càng tăng lên.
- Lợi ích thứ hai là họ có được thu nhập khá cao. Nếu như trung bình
một tháng, một người lao động giúp việc có thể để dành 1,1 triệu đồng để gửi
về quê giúp gia đình hoặc chi tiêu cá nhân, thì một công nhân nữ làm việc
trong ngành dệt may chỉ có thể tiết kiệm tối đa từ 200-300.000đ một tháng.
- Thứ ba là họ có những điều kiện sinh hoạt tốt. Phần lớn những người giúp
việc gia đình cú thể ăn ở ngay trong nhà của cỏc hộ gia đình mà họ đang làm.
6.1.2. Với gia đình có nhu cầu
- Dịch vụ giúp việc gia đình cú thể đáp ứng một số nhu cầu bức thiết của
cuộc sống gia đình đô thị. Cuộc sống của nhiều gia đình cú thể bị đảo lộn nếu
không tìm được người lao động giúp việc để trông trẻ nhỏ hay chăm sóc
người già yếu.
- Lợi ích nữa của lao động giúp việc gia đình là giúp cho nhiều phụ nữ

cú điều kiện giảm được gánh nặng công việc nội trợ, có nhiều thời gian hơn
để nghỉ ngơi, giải trí, nâng cao chất lượng cuộc sống.
6.2. Những khó khăn của lao động giúp việc gia đình
6.2.1. Đối với những người giúp việc
- Khó khăn đầu tiên của hầu hết những người lao động giúp việc gia
đình là họ chưa được qua một lớp đào tạo chuyên môn nào về công việc gia
đình ở đô thị.
Khó khăn thứ hai đối với những người lao động giúp việc gia đình là
sự khác biệt về lối sống văn hóa, cách ứng xử trong gia đình giữa nông thôn
và thành thị. Người giúp việc gặp rất nhiều khó khăn để học và thích nghi
cách ứng xử văn hóa ở các gia đính đô thị. Nếu không thích nghi được, người
giúp việc dễ bị tổn thương đôi khi chỉ qua cách nói hay sở thích cá nhân, và
tệ hơn là mất việc làm.

17


Khú khăn thứ ba là chưa có sự quản lý Nhà nước đối với loại hình
lao động này. Cụng việc này chưa được coi là một nghề. Do đó , chưa có cơ
quan chức năng nào cú trách nhiệm tổ chức đào tạo, dạy nghề hay giới thiệu
dịch vụ giúp việc gia đình cho cả người lao động và các gia đình cần thuê
người giúp việc.
6.2.2. Đối với cỏc gia đình
Khú khăn thứ nhất của các gia đình có nhu cầu thuê lao động giúp
việc là tìm được một người lao động phù hợp. Số phụ nữ nông thôn ra thành
phố tìm việc làm có thể rất đông, nhưng hầu hết họ lại chưa qua đào tạo ở một
khóa học nghề đơn giản nào.
Khú khăn thứ hai của các gia đình là chất lượng lao động giúp việc
gia đình rất kém, mức độ đáp ứng nhu cầu chưa cao, đôi khi còn gây những
khó chịu, bất mãn cho gia chủ.

Khú khăn thứ ba đối với các hộ gia đình cần người giúp việc là ý thức
kỷ luật kém của nhiều người lao động. Hiện tượng những người giúp việc tùy
tiện bỏ việc là rất phổ biến, nhất là những dịp lễ, tết, khi họ về quê rồi không
quay lại.
Mối lo ngại lớn nhất của cỏc gia đình là về tính cách của người giúp
việc. Làm sao có thể tin tưởng được người giúp việc khi giao cho họ trông coi
con nhỏ, bố mẹ già và toàn bộ tài sản nhà cửa của mình khi mà ít có sự ràng
buộc giữa hai bên và không rõ lai lịch nhân thân của người giúp việc.
7. Nhu cầu sử dụng lao động giúp việc gia đình hiện nay
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có ít nhiều gia đình bắt đầu sử dụng lao
động giúp việc từ những năm 1980. Tuy nhiên, số lượng gia đình này rất ít (2/
100 gia đình). Việc sử dụng lao động giúp việc gia đình phổ biến hơn vào
năm 1997 và đặc biệt phổ biến trong vũng 5 năm trở lại đây. Cụ thể, tỷ lệ hộ
gia đình bắt đầu thuê người giúp việc tăng từ 3% trong thời kỳ 1990-1995 lên
15,7% thời kỳ 1996-2000; 31,3% thời kỳ 2001-2005 và lờn tới 48,7% từ năm
18


2006 đến nay (biểu đồ 3). Trong 3 năm 2006, 2007 và 2008, tỷ trọng số hộ
gia đình bắt đầu có thuê người giúp việc tăng liên tục từ 8,3%; 15,0% đến
18,3% một cách tương ứng.
Biểu đồ 3. Tỷ lệ gia đình bắt đầu thuê người giúp việc qua các năm

Các số liệu thống kê về số hộ gia đình có sử dụng lao động giúp việc
gia đình ở các tổ dân phố, trên địa bàn của 2 phường thuộc quận Cầu Giấy, tỷ
lệ trung bình số hộ gia đình có thuê lao động giúp việc gia đình khoảng 12,5
%. Với qui mô dân số của khu vực nội thành Hà Nội hiện nay là khoảng 2,4
triệu người với 650.000 hộ gia đình, ước tính số lượng người lao động giúp
việc gia đình ở các vùng nông thôn từ hơn 20 tỉnh về Hà Nội cứ khoảng
80.000 người.

Như các số liệu nêu trên đó chỉ ra là qui mô số người giúp việc có xu
hướng ngày càng tăng qua các năm. Số gia đình bắt đầu thuê người giúp việc
trong những năm gần đây tăng lên rất nhiều. Hơn 80 % số chủ hộ gia đình
được hỏi ý kiến đó thể hiện ý định là họ có nhu cầu thuê lao động giúp việc
gia đình lâu dài. Với con số ước tính như nêu trên là hiện nay có khoảng
80.000 người lao động giúp việc gia đình đang làm cho các gia đình ở khu
vực nội thành Hà Nội và nhu cầu về loại hình lao động này đang tiếp tục tăng
lờn rõ rệt như vậy, có thể nhận xét là qui mô lao động làm nghề giúp việc gia
đình hiện nay ở quận Cầu Giấy nói riêng thành phố Hà Nội nói chung đang
còn tăng lên.
8. Các giải pháp quản lý trong thời gian tới
19


- Giải pháp thứ nhất thực hiện công tác tuyên truyền làm thay đổi nhận
thức của phụ nữ nông thôn về công việc giúp việc gia đình ở đô thị. Những
người lao động nói chung, và phụ nữ lao động nông thôn núi riêng cần có
nhận thức đúng đắn về lao động giúp việc gia đình trong xã hội hiện nay. Đây
là một công việc hợp pháp được pháp luật khuyến khích và bảo vệ. Đây là
một công việc mang lại thu nhập ổn định lâu dài, do đó có thể coi là một nghề
để sinh sống cho người lao động. Vì vậy, người lao động cần phải nhận thức
được rằng để làm một công việc ổn định lâu dài có thu nhập đảm bảo cuộc
sống, người lao động cần phải học qua các lớp đào tạo nghề về giúp việc gia
đình. Qua các lớp học nghề như vậy, bờn cạnh các kỹ năng làm các công việc
nội trợ gia đình, những người lao động cần được trang bị nhưng kiến thức và
hiểu biết tối thiểu về lối sống, cách ứng xử văn hóa cũng như nhu cầu của các
gia đình ở đô thị đối với một người giúp việc trong gia đình.
- Giải pháp thứ hai đào tạo nghề, đào tạo kỹ năng ứng xử văn hóa
trong gia đình cho người giúp việc và cấp chứng chỉ hành nghề cho người lao
động. Ngành Lao động Thương binh và Xó hội của Hà Nội cần phối hợp với

các ban, ngành và đoàn thể liên quan để mở các lớp đào tạo nghề giúp việc
gia đình trong hệ thống các trung tâm đào tạo nghề và giới thiệu việc làm hiện
nay của Hà Nội. Người lao động cần được học các kỹ năng chăm sóc người
già, chăm sóc trẻ nhỏ, phòng ngừa tai nạn thương tích cho trẻ em cũng như
những kỹ năng làm các công việc nội trợ khác, cũng như những hiểu biết về
lối sống và cách ứng xử văn hóa trong cỏc gia đình ở đô thị. Đồng thời cấp
chứng chỉ hành nghề giúp việc gia đình cho người lao động nhằm thu hút
người lao động vào học các lớp đào tạo nghề giúp việc gia đình. Bên cạnh đó,
ngành lao động cần có qui định bắt buộc những người làm nghề giúp việc gia
đình phải có chứng chỉ học nghề, đồng thời gắn quyền lợi và trách nhiệm rõ
ràng đối với việc tham gia học nghề. Ngành lao động cần phối hợp với ngành
văn hóa để xây dựng các nội dung đào tạo về ứng xử văn hóa trong gia đình ở
đô thị cho các lớp đào tạo nghề giúp việc gia đình.

20


- Giải pháp thứ ba: quản lý quan hệ lao động giữa gia đình cú sử dụng
lao động giúp việc gia đình. Ngành lao động cần qui định về việc thực hiện
hợp đồng lao đồng bằng văn bản giữa hai bên. Chính quyền địa phương cơ sở
cần quản lý hồ sơ các hợp đồng lao động này. Hợp đồng lao động bằng văn
bản sẽ là một cơ sở pháp lý quan trọng để giải quyết các mâu thuẫn phát sinh
giữa các bên liên quan.

21


KẾT LUẬN
Dịch vụ giúp việc gia đình ở địa bàn nghiên cứu nói riêng và thành phố Hà
Nội nói chung mang tính xã hội rất lớn. Dịch vụ này liên quan đến hàng trăm

ngàn người lao động, chủ yếu là phụ nữ, ở đủ các lứa tuổi, hoàn cảnh gia đình và
ở hầu khắp các vùng nông thôn các tỉnh miền Bắc từ Hà Tĩnh trở ra. Các chủ hộ
gia đình có thuê lao động gia đình bao gồm đủ các thành phần trong xã hội đô thị
từ cán bộ làm trong các cơ quan nhà nước khác nhau đến người dân làm ở các khu
vực kinh tế ngoài quốc doanh. Các loại hình lao động giúp việc gia đình đa dạng
về tính chất công việc, điều kiện sinh hoạt cũng như về nguồn cung cấp lao động.
Dịch vụ giúp việc gia đình đó góp phần giải quyết nhu cầu bức bách của
hàng chục ngàn các hộ gia đình ở Hà Nội trong việc chăm sóc người già, trông coi
trẻ em và làm các công việc nội trợ hàng ngày. Dịch vụ này cũng mang lại thu
nhập không nhỏ cho những người lao động nếu so sánh với thu nhập của các loại
hình lao động phổ thông khác ở thành phố hay thu nhập của chính họ ở các vựng
nông thôn.
Lợi ích của việc sử dụng lao động giúp việc gia đình cho cộng đồng dân cư
ở Hà Nội cũng như cho người lao động và gia đình họ ở các vùng nông thôn là rất
lớn. Nhu cầu thuê lao động giúp việc gia đình đang rất lớn và có xu hướng tiếp tục
tăng lên. Tuy nhiên, hoạt động của loại hình lao động gia đình hiện nay ở Hà Nội
đang có nhiều bất cập liên quan đến cung - cầu lao động; chất lượng lao động giúp
việc; nhận thức của xã hội đối với các loại hình công việc này; và công tác quản
lý của các cơ quan chức năng.
Tình trạng thiếu các giải pháp quản lý phù hợp đối với các hoạt động lao
động giúp việc gia đình ở Hà Nội đó và đang cản trở sự phát triển lành mạnh của
thị trường lao động này. Việc bảo đảm trật tự an ninh công cộng cho cộng đồng
dân cư ở các đô thị và việc bảo vệ những quyền lợi chính đáng của các gia đình
và đặc biệt là đông đảo những người giúp việc đòi hỏi các cơ quan chức năng của
thành phố Hà Nội phải quan tâm và có những giải pháp quản lý đối với lao động
giúp việc gia đình.
22


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Vân Anh, Lờ Khanh (chủ biên), Trẻ em làm thuê gíúp việc
gia đình ở Hà Nội, Nxb Chớnh trị quốc gia, Hà Nội, 2000.
2. Mai Huy Bích, Người làm thuê việc nhà và tác động của họ đến gia đình
thời kỳ đổi mới kinh tế xó hội, Tạp chí Khoa học về Phụ nữ, số 4/2004.
3. Bộ luật lao động sửa đổi 2007. Nxb Lao động Xó hội, Hà Nội, 2007.
4. Ban chấp hành trung ương, chỉ thị số 49-CT/TW, Về xây dựng gia đình
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội, 2005.
5. Đào Bích Hà, Hiện trạng cụng việc và đời sống của nữ nhập cư làm
giúp việc nhà tại thành phố Hồ Chớ Minh, Tạp chí Xã hội học 2/2009.
6. Chu Mạnh Hùng, Vấn đề trẻ em gái giúp việc gia đình tại các thành phố
lớn, Tạp chí Luật học, đặc san về bình đẳng giới, 2005.
7. Lê Việt Nga, Tác động của lao động gia đình tới gia đình (Nghiên cứu
trường hợp phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội), Tạp chí Gia
đình và Giới, số 1/2006.
8. Nguyễn Đức Mạnh, Nghiên cứu nhu cầu dịch vụ gia đình Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới, Viện Khoa học Dõn số, Gia đình và Trẻ em, Hà
Nội, 2005.
9. Đặng Bích Thủy, Điều kiện sống và làm việc của trẻ em gái từ nông
thôn ra Hà Nội làm nghề giúp việc gia đình, Tạp chí Khoa học về Phụ
nữ, số 6/2001.
10. Trần Thị Kim Xuyến, Gia đình và những vấn đề của gia đình hiện đại.
Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội, 2002.
11. Nguyễn Thắng Vu (chủ biên), 5 nghề dịch vụ, Nxb Kim đồng, Hà Nội, 2009.
12. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Viện Nghiên cứu Kinh tế thành phố
Hồ Chí Minh và Trung tâm Nâng cao Chất lượng Cuộc sống (Life),

23


Báo cáo kết quả khảo sát, Trẻ em làm thuê giúp việc gia đình tại thành

phố Hồ Chớ Minh. 2006.
13. Tổ chức Cứu trợ Trẻ em Thụy Điển (SCS), Viện Gia đình và Giới
(IFGS), Báo cáo kết quả nghiên cứu, Trẻ em giúp việc gia đình ở Hà
Nội, Hà Nội, 2005.
14. Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội, 2008.
15. Đại học Mahidol, Thực trạng phụ nữ Myanma làm giúp việc gia đình
ở Thái Lan, Viện Nghiên cứu Dân số và Xã hội, Thái Lan, 2007.
16. Replacing housework in the service economy: gender, class, and raceethnicity in service spending, Philip N.Cohen, Gender & Society12.n2
(april 1998): pp 219 (13).
17. Rhacel Salazar Parrenas, Servants of Globalization: Women, Migration
and Domestic Work. Stanford University Press, 2001, 309 pp.
18. Arat Koc, S. (2001), The politics of family and immigration in the
subordination of domestic workers in Canada. Trong: Fox, B (chủ biờn),
Family patterns, gender relations, Ontario: Oxford university press.
19. Nagel, J. (2003), Race, ethnicity and sexuality. Intimate intersections,
forbidden frontiers. New York: Oxford university press.
20. Philip N. Cohen. Replacing housework in the service economy: gender,
class, and race-ethnicity in service spending. Gender & Society 12 N2. 1998

24


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU

1

1. Tính cấp thiết của đề tài


1

2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

3

3. Mục tiêu nghiên cứu

5

4. Phương pháp nghiên cứu

5

5. Đối tượng nghiên cứu

5

6. Khung lý thuyết

7

PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

8

1.

8


Cơ sở lý luận của việc hình thành và phát triển thị trường lao động
giúp việc gia đình
Lý thuyết cung cầu
Lý thuyết phân tầng xã hội
Lý thuyết phân công lao động theo giới

10
10
10

2. Những đặc điểm của người lao động giúp việc gia đình và các hộ sử
dụng lao động

11

3. Các loại hình lao động giúp việc gia đình ở Hà Nội hiện nay

12

4. Thực trạng hoạt động lao động giúp việc gia đình

14

5. Các lợi ích và khó khăn của lao động giúp việc gia đình

16

6. Nhu cầu sử dụng lao động giúp việc gia đình hiện nay

18


7. Nhu cầu sử dụng lao động giúp việc gia đình hiện nay

18

8. Các giải pháp quản lý trong thời gian tới

19

PHẦN KẾT LUẬN

21

1. Kết luận

21

TÀI LIỆU THAM KHẢO

23

25


×