Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

KHẢO sát THỰC TRẠNG và ĐÁNH GIÁ CÔNG tác vệ SINH AN TOÀN môi TRƯỜNG THỰC tập tại XƯỞNG hàn đề XUẤT các GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TIẾNG ồn và RUNG ĐỘNG TRONG sản XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (912.1 KB, 22 trang )

TRƯỜNG CĐKT LÝ TỰ TRỌNG TP.HCM
KHOA ĐỘNG LỰC
LỚP:13CĐÔ2

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC
VỆ SINH AN TOÀN MÔI TRƯỜNG THỰC TẬP TẠI
XƯỞNG HÀN ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
-TIẾNG ỒN VÀ RUNG ĐỘNG TRONG SẢN XUẤT

NHÓM SV: TRẦN VĂN PHƯỚC
THƯỢNG CÔNG
THỨC
ĐOÀN VĂN THẮNG
PHẠM XUÂN TÚ
GVHD:

Tháng 12, năm 2014


MỤC LỤC

Trang
A. khảo sát thực trạng và đánh giá công tác vệ sinh an toàn
môi trường thực tập tại xưởng thực hành hàn và đề xuất các giải
pháp khắc phục.
I.An toàn trong hàn và cắt bằng khí
1.An toàn đối với chai chứa khí
2. Chú ý an toàn trong quá trình hàn cắt bằng khí
II.An toàn Vệ sinh Lao động đối với thợ hàn cắt OXY-AXETYLEN
1. Trước khi làm việc :
2. Trong lúc làm việc


3. Sau khi làm việc
III. An toàn trong hàn điện:
IV. Một số điều cần lưu ý :
B. Tiếng ồn và rung động trong sản xuất.
I. Tiếng ồn
II.Rung động
III. Ảnh hưởng của tiếng ồn và rung động đối với cơ thể con người
1.Tác hại của tiếng ồn:
2.Tác hại của rung động:
3. Các biện pháp phòng chống tiếng ồn và rung động
2


A. khảo sát thực trạng và đánh giá công tác vệ sinh an toàn mooi trường thực

tập tại xưởng thực hành hàn và đề xuất các giải pháp khắc phục.
I.An toàn trong hàn và cắt bằng khí
1.An toàn đối với chai chứa khí:
a. Các chú ý về an toàn trong bảo quản, vận chuyển: Chỉ sử dụng các chai còn
trong hạn sử dụng
Thông thường việc vận chuyển chai bằng tay rất khó khăn, nên sử dụng các
phương tiện vận chuyển chuyên dùng (xe chở chai v.v.). Có thể lăn chai ở trạng
thái nghiêng nhưng không được kéo lê, lăn chai đặt nằm
Chai phải được bảo vệ để tránh bị cắt, va đập. Không được để chai bị rơi hay va
đập vào nhau.
Không dùng chai làm con lăn, giá đỡ.
Chai phải có dấu hiệu nhận biết rõ ràng để nhận biết loại khí. Khi có nghi ngờ về
thành phần khí, phải trả lại chai không được sử dụng.
Chai đã sử dụng hết khí phải để riêng, đánh dấu rõ ràng
Khi bảo quản chai, nhà để chai phả đảm bảo thông gió. Không để chai oxy cùng

gian nhà với các chai chứa khí cháy hay các chất oxy hoá.
Không đặt chai gần nguồn nhiệt hay chạm vào dây điện
b. Khi sử dụng chai: Các chai, đặc biệt là chai LPG, C2H2 phải đặt ở vị trí đứng
và được cố định chắc chắn.
Khi mở van chai phải mở bằng tay, mở từ từ. Nếu không mở được phải trả lại chai,
không cố tính dùng các dụng cụ khác để mở.
Áp kế và van giảm áp phải phù hợp với loại khí và áp suất khí bên trong chai.
Không được phép tự sửa chữa chai, van giảm áp.
Không cho phép tia lửa, kim loại nóng chảy, dây điện, khí nóng hay ngọn lửa tiếp
xúc với chai
Không được để dầu mỡ dây vào chai oxy
3


Không được phép dùng oxy thay thế cho khí nén, khí ni tơ trong các phương tiện
dùng khí nén hay khi thử đường ống
Chỉ mở không quá 1,5 vòng đối với van chai C2H2
Không được phép dùng 1 chai oxy cho 2 chai khí cháy bằng cách sử dụng chữ T
trên đường ống cấp khí
Biện pháp xử lý khi phát hiện chai bị rò rỉ: Ngưng sử dụng, khóa ngay van chai,
đưa chai ra vị trí thoáng gió, xa nguồn nhiệt và tia lửa, đặt biển báo và thông báo
cho người cung cấp chai.

Hình 1: bình khí oxy và acetylen

2. Chú ý an toàn trong quá trình hàn cắt bằng khí: Không dùng ống mềm quá
dài, tránh để ống bị xoắn. Ống phải được bảo vệ không để xe hay các vật khác cán
qua
Xử lý ngay các vị trí xì hở, các đầu nối ống bị hở phải cắt hay thay mới, không
được phép băng bó.

Định kỳ kiểm tra ống mềm. Kiểm tra độ kín bằng cách nạp khí trơ vào ống đến áp
suất làm việc rồi nhúng vào nước
Ống mềm phải được bảo vệ tránh tia lửa hàn, xỉ hàn và dầu mỡ. Khi không sử
dụng phải bảo quản cẩn thận.
Khi mồi lửa, trước hết phải mở van oxy, sau đó mới mở van khí cháy. Nếu mở van
khí cháy trước, nếu áp lực oxy không đủ có thể gây ra cháy ngược
Không được phép để mỏ hàn, mỏ cắt quá nóng có thể gây hiện tượng cháy ngược.
4


Khi thay mỏ hàn, mỏ cắt phải khóa van giảm áp, không được bẻ gập ống
Khi ngưng cắt/hàn trong thời gian ngắn có thể khóa van trên mỏ cắt/hàn, không
cần khóa van chai.
Nếu ngưng/hàn cắt trong thời gian dài, phải:
- Khóa van chai
- Mở van mỏ cắt để xả hết khí thừa trong ống
- Đóng van mỏ cắt và xả lỏng hết vít điều chỉnh trên van giảm áp.

Hình 2: Máy hàn khí

II.An toàn Vệ sinh Lao động đối với thợ hàn cắt OXY-AXETYLEN
1. Trước khi làm việc :
1. Những người hội đủ các điều kiện sau được làm công việc hàn hơi, cắt :
- Trong độ tuổi lao động qui định của nhà nước.
- Đã qua kiểm tra sức khỏe bởi cơ quan y tế.
- Được đào tạo chuyên môn và có chứng chỉ kèm theo, được huấn luyện BHLĐ và
được cấp thẻ an toàn.
2. Người thợ hàn, cắt phải sử dụng đúng và đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân
gồm quần áo vải bạt, mũ vải, ghệt vải bạt, giầy da lộn cao cổ, mũ mềm hoặc cứng,
khẩu trang, dây đai an toàn (khi làm việc trên cao ở chỗ chênh vênh).

3. Sắp xếp nơi làm việc gọn gàng, kiểm tra tình trạng nước, cát, bình cứu hỏa và
khu vực hàn.
4. Chuẩn bị nước để làm nguội mỏ hàn.
5


5. Kiểm tra tình trạng hoàn hảo của :
- Các chỗ nối ống cao su với mỏ hàn và bộ giảm áp (dùng nước xà phòng chứ
không dùng lửa hơ).
- Mỏ hàn, bộ giảm áp và các ống cao su dẫn khí (cấm sử dụng ống cao su đã hư
hỏng hoặc dùng băng dính dán chỗ bị thủng trên ống).
- Sự lưu thông của miệng phun mỏ hàn.
- Sự lưu thông của ống dẫn ôxy và ống dẫn axêtylen.
- Không lắp lẫn ống cao su dẫn khí axêtylen vào chai ôxy hoặc ngược lại (ống màu
đỏ dẫn axêtylen, ống màu đen dẫn ôxy) hoặc áp kế của chai axêtylen vào chai ôxy
hoặc ngược lại. Nếu phát hiện thấy các điều đó phải loại trừ ngay.
6. Chai ôxy và chai axêtylen phải đặt ở tư thế đứng, dùng xích hoặc vòng kẹp gắn
vào tường để giữ chai không đổ. Cấm không được để các chai chứa khí trên trục
đường vận chuyển của xí nghiệp. ở những nơi để chai phải treo biển "tránh dầu mỡ
". Các chai này phải đặt xa đuờng dây điện, xa các thiết bị khác ít nhất 1 mét và
cách xa các nguồn nhiệt như lò rèn, lò sấy ít nhất là 5 mét.
7. Không dùng búa hoặc các dụng cụ phát ra tia lửa để gõ vào nắp chai chứa khí.
Trường hợp không mở được nắp thì phải gởi trả chai về nhà máy nạp khí. Không
tự ý tìm cách mở.
Sau khi đã mở nắp chai phải kiểm tra xem có vết dầu mỡ bám trên đầu chai không.
Không được để dầu mỡ bám dính vào chai.
8. Trước khi lắp bộ giảm áp vào chai phải :
- Kiểrn tra lại tình hình ren của ống cút lắp bộ giảm áp.
- Mở van chai ra 1/4 hoặc l/2 vòng quay của van để xịt thông các bụi bặm bám ở
van. Khi xịt không được đứng đối diện với miệng thoát của van mà phải đứng

tránh về một bên. Sau khí đã thông van thì chỉ dùng tay vặn khóa van mà không
dùng chìa khóa nữa.
9. Không sử dụng bộ giảm áp đã chờn ren hoặc trong tình trạng không hoàn hảo.
Nghiêm cấm tiến hành hàn khi chai ôxy không có bộ giảm áp.
Việc lắp bộ giảm áp vào chai phải do người thợ chính tiến hành làm. Chìa khóa vặn
tháo phải luôn luôn ở trong túi người dó.
Khi đã lắp xong bộ giảm áp vào chai, nếu thấy có khí xì ra thì phải dùng chìa vặn
khóa van chai lại rồi rnới được thay đệm lót.
10. Khi mở van chai axêtylen phải dùng loại chìa khoá vặn chuyên dùng. Trong
thời gian làm việc chìa khoá này phải thường xuyên treo ớ cổ chai.
6


2. Trong lúc làm việc :
1. Khi đốt mỏ hàn, đầu tiên phải mớ khóa dẫn ôxy ra 1/4 hoặc 1/2 vòng, sau đó
mới mở khóa dẫn axêtylen. Sau khi đã mở cả hai khóa cho xịt ra chốc lát thì mới
được châm lửa mỏ hàn.
2. Khi châm lửa mỏ hàn phải dùng diêm quẹt lửa chuyên dùng, cấm châm bằng
cách dí mỏ hàn vào một chi tiết kim loại nào đó đang nóng đỏ.
3. Khi tiến hành hàn, cắt không được quàng ống cao su dẫn khí vào cổ, vào vai,
kẹp vào chân, cuộn tròn hoặc bẻ gập ống, xoắn ống, không được để ống dính dầu
mỡ, không được để ống chạm đường dây điện hay ở gần các nguồn nhiệt.
4. Chiều dài của ống dẫn khí không được dài quá 20m. Trong điều kiện làm công
việc hàn sửa chữa, lắp ráp cho phép dùng ống dài đến 40m, nhưng khi cần nối ống
thì ở chỗ nối đó phải dùng ống đệm lồng lót vào trong và hai đầu phải dùng kẹp cơ
khí kẹp chặt. Chiều dài của đoạn nối phải từ 3m trở lên và chỉ được nối hai mối mà
thôi. Cấm sử dựng bất kỳ kiểu nối nào khác. Cấm gắn vào ống mềm các chạc hai,
chạc ba, để phân nhánh cấp khí đồng thời cho một số mỏ hàn, mỏ cắt khi hàn thủ
công (hàn bằng tay).
5. Khi mỏ hàn, mỏ cắt đang cháy, không được mang chúng ra khỏi khu vực làm

việc dành riêng cho thợ hàn-cắt khi tiến hành hàn, cắt trên cao, cấm mang mỏ hàn
đang cháy leo lên thang.
6. Khi nghỉ giải lao dù chỉ trong chốc lát phải tắt lửa mỏ hàn, mỏ cắt và đóng núm
cung cấp khí ở mỏ hàn, mỏ cắt để đề phòng hiện tượng "nuốt lửa " xảy ra khi
người thợ bỏ đi nơi khác.
Khi nghỉ lâu (giao ca, ăn trưa) ngoài việc tắt lửa mỏ hàn, mỏ cắt như trên, còn phải
khóa van ở chai ôxy và chai axêtylen đồng thời núm vặn ở bộ phận giảm áp phải
nớì ra hết cỡ nén của lò xo trong bộ giảm áp.
7. Khi thấy mỏ hàn nóng quá thì phải tắt lửa mỏ hàn, nhúng đầu mỏ hàn vào chậu
nước sạch, chờ nguội hẳn mới được làm việc lại.
8. Cấm :
- Tiến hành hàn khi vừa đốt mỏ hàn lên mà thấy ở đầu mỏ hàn có hoa đỏ hoặc khi
ngọn lửa ở mỏ hàn tạt lại (nuốt lửa).
- Dùng các sợi dây thép thay cho dây đồng đúng cỡ để thông miệng phun đầu mỏ
hàn bị tắt.
- Tiến hành sửa chữa mỏ hàn, mỏ cắt, van chai chứa khí cũng như những thiết bị
khác ở khu vực đang hàn.
9. Khi phát hiện thấy có khí xì ra ở van chai hoặc ở ống cao su thì phải báo cho
7


quản đốc phân xưởng biết để đình chỉ các công viêc có ngọn lửa trần ở các khu vực
lân cận, đồng thời mang chai bị xì đó ra khu vực qui định.
10. Khi mở van chai, điều chỉnh áp suất khí, cấm không được hút thuốc, quẹt diêm.
11. Khi thấy bộ giảm áp ở chai ôxy có hiện tượng bị tắc thì phải dùng nước sạch
đun nóng để hơ. Không dùng lửa để sấy nóng.
l2. Khi tiến hành hàn, cắt trong các thể tích kín, phải đốt mỏ hàn, mỏ cắt từ phía
ngoài mang vào, không được vào trong đó rồi mới châm lửa.
13. Khi tiến hành hàn, cắt trong các gian nhà có sàn bằng gỗ hoặc vật liệu dễ cháy
thì phải dùng các tấm tôn, amiăng che phủ cẩn thận.

14. Khi tiến hành hàn, cắt trên cao ở chỗ chênh vênh (trên l,5m) phải sử dụng dây
đai an toàn.
15. Khi tiến hành hàn, cắt các thùng chứa xăng dầu và các chất lỏng dễ cháy khác
phải được giám đốc nhà máy cho phép, đồng thời phải dùng dung dịch 5-10% xút
ăn da để súc rửa. Sau đó dùng nước nóng súc rửa lại, chờ bay hơi hết mới được
thực hiện. Trường hợp hàn, cắt trong các thể tích kín có cửa, nắp thì cửa, nắp đó
phải mở ra phía ngoài.
16. Không được phép tiến hành hàn, cắt các thùng chứa, thiết bị đường ống... khi
trong chúng còn tồn tại một áp suất hơi khí hoặc chất lỏng.
17. Khi tiến hành hàn, cắt bên trong các thể tích kín phải đeo mặt nạ phòng độc và
thực hiện thông gió trao đổi không khí. Nếu nhiệt độ ở nơi làm việc từ 40-50oC thì
phải làm, việc luân phiên nhau mỗi người không quá 20 phút trong đó, sau mỗi
phiên phải ra ngoài nghỉ ngơi ít nhất 20 phút mới vào làm việc lại.
18. Các chai ôxy khi đem tới nhà máy nạp phải chừa lại một áp suất không nhỏ
hơn 0,5kg/cm2, còn các chai axêtylen hòa tan phải chừa lại một áp suất không nhỏ
hơn trị số trong bảng sau:
19. ở khoảng cách ngắn dưới 10m cho phép dịch chuyển chai bằng cách vần nó ở
tư thế đứng bằng tay, không được mang găng tay. Khi vận chuyển nội bộ trong
phân xưởng ở cự ly trên 10m phải dùng xe chuyên dụng và chai phải được xích lại.
Cấm khiêng vác chai ôxy trên vai.
3. Sau khi làm việc:
l. Khi tắt mỏ hàn phải đóng khóa axêtylen trước rồi mới đóng van ôxy sau.
2. Sau khi đã tắt mỏ hàn, phải khóa van chai lại, xả hết khí trong ống dẫn, rồi nới
hết cỡ nén lò xo cửa bộ giảm áp. ống cao su và mỏ hàn cuộn tròn lại cho gọn gàng
8


và để vào chỗ qui định, còn bộ giảm áp thì tháo ra để vào ngăn kéo riêng.
3. Đối với máy cắt tự động và bán tự dộng thì phải ngắt nguồn điện, còn ống cao su
và mỏ cắt thì không tháo ra mà chỉ việc tách chúng ra khỏi nguồn cung cấp khí.

4. Phải tắt hệ thống gió cục bộ (nếu có).
5. Làm vệ sinh nơi làm việc, sắp xếp lại chỗ làm việc trật tự gọn gàng. Những chi
tiết mới hàn xong còn nóng đỏ hoặc còn nóng ấm thì phải xếp lại một chỗ rồi treo
bảng "Chú ý, vật đang nóng ".
6. Nếu ca làm việc trước phát hiện thấy những hiện tượng không an toàn hoặc một
số chi tiết nào đó của thiết bị sắp hỏng cần thay thế thì phải báo lại cho ca sau biết
(ghi vào sổ trực ca) để ca sau khắc phục kịp thời.

Hình 3: xưởng hàn

III. An toàn trong hàn điện:
1. Các nhân tố nguy hiểm: Tia hồ quang gây bỏng giác mạc
Vật hàn nóng có thể gây bỏng
Nguy cơ cháy cao
Sản sinh ra khí độc, bụi
Nguy cơ điện giật
2. Các biện pháp an toàn cơ bản: Luôn mang găng tay, mặc đồ bảo hộ phù hợp.
Quần áo bảo hộ phải là loại cao cổ, túi có nắp để tránh xỉ hàn bắn vào người. Giữ
cho quần áo sạch sẽ, không dây dầu mỡ hay các chất cháy
Loại bỏ các chất dễ cháy khỏi khu vực làm việc (khoảng cách tối thiểu là 10m).
Nếu được thì di chuyển công việc ra các vị trí không có chất cháy. Trong trường
9


hợp bắt buộc phải có phương phòng cháy cụ thể, che phủ tất cả các vật liệu dễ cháy
bằng các tấm phủ chịu lửa, cử người canh chừng và trang bị đầy đủ dụng cụ chữa
cháy, người canh chừng phải có mặt trong suốt quá trình hàn và nửa giờ sau khi kết
thúc việc hàn
Sau khi kết thúc công việc phải kiểm tra cẩn thận tất cả các biểu hiện có thể gây
cháy

Máy hàn và và các thiết bị phải được thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng
Khói hàn có thể gây ngộ độc, do đó phải thực hiện tốt việc thông gió. Trong mỗi
điều kiện làm việc, người quản lý phải thiết lập được phiếu an toàn ghi rõ điều kiện
thông gió, thiết bị bảo hộ (mặt nạ hàn, thiết bị thở,quần áo, găng tay v.v.)

Hình 4: hàn điện và máy hàn điện

IV. Một số điều cần lưu ý :
1. Phải căn cứ vào các điều ghi trong "Qui phạm kỹ thuật an toàn các bình chứa áp lực QPVN 2 axêtylen (cùng các chi tiết kỹ thuật kèm theo).
2. Chỉ vận chuyển các chai ôxy bằng phương tiện cơ giới có là xo giảm xóc hay chai được lót kỹ
vận chuyển, chai phải có nắp chụp và các đầu mũ phải xếp quay về một phía, chai được xếp ngan
10


11


hình 5: khảo sát xưởng hàn

B. Tiếng ồn và rung động trong sản xuất.
I. Tiếng ồn
Tiếng ồn là tập hợp các âm thanh khác nhau về cường độ và tần số không có nhịp
gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất lao động.
Cường độ âm thanh là số năng lượng truyền qua một đơn vị diện tích 1cm trên
phương truyền của sóng âm trong 1 giây đồng hồ gọi là cường độ âm thanh. Đơn
vị dB.
Tần số của âm thanh là số chu kỳ thực hiện được trong thời gian 1 giây. Đơn vị là
Hz. Tai người nghe được âm thanh có tần số 20 - 20000Hz.
-Khả năng thích nghi mức độ ồn của mỗi người có khác nhau nhưng chỉ giới hạn
tối đa dưới 90dB

-Các đặc trưng vật lý quan trọng nhất của âm thanh là:
Vận tốc âm,
Áp suất âm,
Cường độ âm và phổ am thanh.
-Các đặc trưng cho cảm giác nghe mà âm thanh gây ra cho con người:Âm lượng độ
cao và âm sắc.
12


Âm (sóng âm) là các dao động cơ học lan truyền trong các môi trường rắn,lỏng và
khí. Vận tốc lan truyền sóng âm phụthuộc các tính chất và mật độ môi trường.

Âm thanh được nghe có tần số tử16 Hz đến 20k Hz. Giới hạn này ở mỗi người
không giống nhau,tùy theo lứa tuổi và cơn quan thính giác.
Những sóng âm ngoài giới hạn nêu trên con người không nghe
thấy được:
+ Hạ âm: v < 16 Hz ;
+ Siêu âm: v > 20k Hz ;
+ Ngoại siêu âm: v > 1 GHz
Người ta phân loại tiếng ồn theo đặc tính như sau:
+ Tiếng ồn cơ khí: trường hợp trục bị rơ, mòn
+ Tiếng ồn va chạm: Rèn, dập
+ Tiếng ồn không khí: khí chuyển động với tốc độ cao như động cơ phản lực

13


+ Tiếng nổ hoặc xung: động cơ diezen hoạt động

14



Hình 6 : mức độ của tiếng ồn

Hình 7: bảng phân loại tiếng ồn

II.Rung động
15


Là dao động cơ học của vật thể đàn hồi,sinh ra khi trọng tâm và trục đối xứng của
chúng xê dịch trong không gian hoặc do sự thay đổi có tính chu kỳ hình dạng mà
chúng có ở trạng thái tĩnh.
Trong lao động sản xuất, khi máy móc thiết bị hoạt động phát ra tiếng ồn thì đồng
thời cũng gây ra rung động.
Rung động được đặc trưng bởi ba thông số:Biên độ dao động λ.
Biên độ của vận tốc dao động γ
Biên độ của gia tốc dao động β.
Mức vận tốc dao động rung động:
Lc= 20.log γ / γo

; [dB]

Trong đó: γ0= 5.10-8 [m/s] – ngưỡng quy ước biên độ của vận tốc dao động.
Các bề mặt dao động tiếp xúc với không khí xung quanh nó,khi bề mặt dao động
sẽhình thành sóng âm nghịch pha trong lơp không khí bao quanh. Mức sóng âm
này được đo bằng áp suất âm hình thành do rung động.
III. Ảnh hưởng của tiếng ồn và rung động đối với cơ thể con người
1.Tác hại của tiếng ồn:
Cường độ tiếng ồn tối thiểu có thể gây ra tác dụng mệt mỏi đối với thính giác con

người phụ thuộc vào tần số tiếng ồn. Đối với sóng âm tần số (20004000)[Hz] thì
tác dụng mệt mỏi sẽ bắt đầu từ lúc cường độ tiếng ồn đạt 80dB; đối với tần số cao
hơn, (50006000)[Hz] thì bắt đầu từ 60dB. Cường độ tiếng ồn lớn hơn 70dB thì
không còn nghe tiếng đối thoại và mọi thông tin bằng âm thanh của con người trở
nên vô hiệu.
a/Đối với cơ quan thính giác:
-Khi chịu tác dụng của tiếng ồn, độ nhạy cảm của thính giác giảm xuống, ngưỡng
nghe tăng lên. Khi rời môi trường ồn đến nơi yên tĩnh, độ nhạy cảm có khả năng
phục hồi lại nhanh nhưng sự phục hồi đó chỉ có 1 hạn độ nhất định.
-Dưới tác dụng kéo dài của tiếng ồn, thính lực giảm rõ rệt và phải sau 1 thời gian
khá lâu sau khi rời nơi ồn, thính giác mới phục hồi lại được.
16


-Nếu tác dụng của tiếng ồn lặp lại nhiều lần, thính giác không còn khả năng phục
hồi hoàn toàn về trạng thái bình thường được, sự thoái hoá dần dần sẽ phát triển
thành những biến đổi có tính chất bệnh lý gây ra bệnh nặng tai và điếc.
b/Đối với hệ thần kinh trung ương:
-Tiếng ồn cường độ trung bình và cao sẽ gây kích thích mạnh đến hệ thống thần
kinh trung ương, sau 1 thời gian dài có thể dẫn tới huỷ hoại sự hoạt động của dầu
não thể hiện đau đầu, chóng mặt, cảm giác sợ hãi, hay bực tức, trạng thái tâm thần
không ổn định, trí nhớ giảm sút...
c/Đối với hệ thống chức năng khác của cơ thể:
-Ảnh hưởng xấu đến hệ thông tim mạch, gây rối loạn nhịp tim.
-Làm giảm bớt sự tiết dịch vị, ảnh hưởng đến co bóp bình thường của dạ dày.
-Làm cho hệ thống thần kinh bị căng thẳng liên tục có thể gây ra bệnh cao huyết
áp.
-Làm việc tiếp xúc với tiếng ồn quá nhiều, có thể dần dần bị mệt mỏi, ăn uống sút
kém và không ngủ được, nếu tình trạng đó kéo dài sẽ dẫ Tiếng ồn có thể gây ra
những dạng tai nạn lao động:

gây điếc nghề nghiệp, đặc điểm là điếc không phục hồi được, điếc không đối xứng,
và không tự tiến triển khi công nhân thôi tiếp xúc vối tiếng ồn.
tác dụng tiếng ồn lâu ngày làm các cơ quan chức phận của cơ thể mất cân bằng,
gây suy nhược cơ thể, hạn chế lưu thông máu, tai ù, căng thẳng đầu óc, giảm khả
năng lao động và sự tập trung chú ý, từ đó là nguyên nhân gây tai nạn lao động.

Hình 8: mệt mỏi vì tiếng ồn

Tiếng ồn gây mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu, tăng huyết áp, mất cân bằng gây hội chứ
tiền đình, rối loạn cơ quan tiêu hóa, rối loạn thần kinh, các thao tác mất chính xác
17


ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm; ở phụ nữ có thể hay cáu gắt và
có nguy cơ một số bệnh mãn tính nặng lên.
Ảnh hưởng trong giao tiếp: Trong lao động sản xuất, tiếng ồn cao ảnh hưởng đến
giao tiếp đối với mọi người xung quanh, gây căng thẳng, khó chịu và có thể bị tai
nạn lao động.
2.Tác hại của rung động:
Phạm vi dao động mà ta thu nhận như rung động âm nằm trong giới hạn (128000)
[Hz]. Theo hình thức tác động người ta chia ra: rung động chung và rung động cục
bộ.
Chấn động (rung động) chung gây ra dao động cho toàn cơ thể, còn chấn động cục
bộ chỉ làm cho từng bộ phận cơ thể dao động.
-Khi cường độ nhỏ và tác động ngắn thì sự rung động này có ảnh hưởng tốt như
tăng lực bắp thịt, làm giảm mệt mỏi,...
-Khi cường độ lớn và tác dụng lâu gây khó chịu cho cơ thể. Những rung động có
tần số thấp nhưng biên độ lớn thường gây ra sự lắc xóc, nếu biên độ càng lớn thì
gây ra lắc xóc càng mạnh. Tác hại cụ thể:
· Làm thay đổi hoạt động của tim, gây ra di lệch các nội tạng trong ổ bụng, làm rối

loạn sự hoạt động của tuyến sinh dục nam và nữ.
Rung động gây ra dao động của cả cơ thể hoặc dao động của từng bộ phận. Rung
động gây ảnh hưởng đến tim mạch, gây rối loạn tuyến giáp trạng, tuyến sinh dục
nam nữ, gây viêm khớp, vôi hóa các khớp.
Rung động ở tần số thấp (dưới 20 Hz) gây nên suy, tổn thương cột sống và làm
tăng các bệnh khác. Rung động ở tần số cao (10 – 1000Hz) gây nên bệnh rung
chuyển nghề nghiệp, tổn thương gân, cơ, xương, khớp, thần kinh, gây đau cơ,
khuyết xương, lồi xương, thưa xương và hoại tử xương.
Nếu bị lắc xóc và rung động kéo dài có thể làm thay đổi hoạt động chức năng của
tuyến giáp trạng, gây chấn động cơ quan tiền đình và làm rối loạn chức năng giữ
thăng bằng của cơ quan này.
Rung động kết hợp với tiếng ồn làm cơ quan thính giác bị mệt mỏi quá mức dẫn
đến bệnh điếc nghề nghiệp.
18


Rung động lâu ngày gây nên các bệnh đâu xương khớp, làm viêm các hệ thống
xương khớp. Đặc biệt trong điều kiện nhất định có thể phát triển gây thành bệnh
rung động nghề nghiệp.
Đối với phụ nữ, nếu làm việc trong điều kiện bị rung động nhiều sẽ gây di lệch tử
cung dẫn đến tình trạng vô sinh. Trong những ngày hành kinh, nếu bị rung
động và lắc xóc nhiều sẽ gây ứ máu ở tử cung.
3. Các biện pháp phòng chống tiếng ồn và rung động
Từ lúc lập tổng mặt bằng nhà máy phải nghiên cứu các quy hoạch xây dựng chống
tiếng ồn và rung động, hạn chế sự lan truyền của chúng ngay trong phạm vi của xí
nghiệp và cả khu vực xung quanh. Có thể trồng các dải cây xanh, phải đảm bảo các
khoảng cách tối thiểu để tiếng ồn không vượt mức cho phép. Cần chú ý hướng gió
mùa chính trong năm, đặc biệt là mùa hè, sao cho gió thổi từ khu nhà tới nhà máy
chứ không được ngược lại, các xưởng ồn nên tập trung đặt ở cuối hướng gió chính.
Để giảm tiếng ồn do các phương tiện vận tải có thể áp dụng các biện pháp: cấm

bóp còi, xây các tường chắn âm, làm mặt đường phẳng.Cơ giới hóa, tự động hóa,
hoàn thiện quá trình công nghệ
Nhà xưởng xây cao, rộng, xung quanh tường và trần nhà bọc bằng vật liệu giảm
âm như tấm xốp, mạt cưa, bông vải...
Bao kín toàn bộ máy, thiết bị gây ra tiếng ồn bằng vật liệu giảm âm thanh.
Định kỳ bảo dưỡng máy, thiết bị như tra dầu, mỡ, thay thế các bộ phận chi tiết đã
bị mài mòn, hư hỏng. Máy móc thiết bị phải đảm bảo chắc chắn không gây rung
chuyển, các ốc vít phải được bắt chặt. Thay thế các bộ phận kim loại bằng vật cách
âm như cao su, nhựa
Dùng những bộ phận giảm rung bằng lò xo, cao su để giảm rung.
Hút rung động: Để hút rung động người ta dùng các vật liệu đàn hồi dẻo để phủ
các mặt cấu kiện dao động của máy móc, Lúc đó yêu cầu các vật liệu hút rung
động phải gắn chặt với mặt dao động.
Biện pháp cá nhân: Người lao động phải sử dụng các trong bị phòng hộ cá nhân
như nút bịt tai, cái che tai, bao ốp tai. Phải thường xuyên lau chùi đảm bảo vệ sinh
19


cho các thiết bị này. Giảm thời gian tiếp xúc với tiếng ồn. Hằng năm phải được
khám sức khỏe nghề nghiệp.
a. Làm giảm hay triệt tiêu ngay từ nơi phát sinh

Là biện pháp chủ yếu chống ồn.
Các biện pháp:
Thay đổi tính đàn hồi và khối lượng của các bộ phận máy móc để thay đổi tần số
dao động riêng của chúng tránh cộng hưởng.
Thay thép bằng vật liệu chất dẻo,tecxtolit,fibrolit,.....; mạ crom hoặc quét sơn bề
mặt các chi tiết hoặc dùng các hợp kim ít vang khi va chạm.
Bọc lót các bề mặt thiết bị chịu rung dao động bằng các vật liệu hút hoặc giảm
rung động có ma sát nội dung lớn như bitum,cao su,tôn,vòng phớt,amiang,chất

dẻo,matit đặc biệt.
Sử dụng bộ giảm chấn bằng lò xo hoặc cao su để cách ly rung động.
Dùng phương pháp hút rung động bằng cách dùng các vật liệu đàn hồi dẻo như cao
su,chất dẻo,sợi tẩm bitum,matit,.... có modun đàn hồi cỡ 104 – 105 N/cm2 (lớp điệm
cứng) hay bằng 103 N/cm2 (lớp đệm mềm) có tổn thất trong lớn,để phủ các mặt cấu
kiện dao động của máy móc.
Tự động hóa quá trình công nghệ và áp dụng hệ thống điều khiển từ xa.
Bố trí các xưởng ồn làm việc vào những buổi có ít người làm việc.
Đây là biện pháp chống ồn chủ yếu bao gồm việc lắp ráp có chất lượng cao các
máy móc và động cơ, sửa chửa kịp thời các máy móc thiết bị, không nên sử dụng
các thiết bị đã cũ, lạc hậu…
Giảm tiếng ồn tại nơi phát sinh có thể thực hiện theo các biện pháp sau:
Hiện đại hóa thiết bị, hoàn thiện quá trình công nghệ bằng cách:
+ Tự động hóa quá trình công nghệ và áp dụng hệ thống điều khiển từ xa.
+ Thay đổi tính đàn hồi và khối lượng của các bộ phận máy móc để thay đổi tần
số dao động riêng của chúng tránh hiện tượng cộng hưởng.
20


+ Thay thép bằng chất dẻo, tecxtolit, fibrôlit..., mạ crôm hoặc quét mặt các chi
tiết bằng sơn hoăc dùng các hợp kim ít vang hơn khi va chạm.
+ Bọc các mặt thiết bị chịu rung động bằng các vật liệu hút hoặc giảm rung
động có nội ma sát lớn như bitum, cao su, vòng phớt, amiăng, chất dẻo, matit
đặc biệt.
+ Sử dụng bộ giảm rung bằng lò xo hoặc cao su để cách rung động.
+ Sử dụng các loại lớp phủ cứng hoặc mềm để hút rung động.
- Quy hoạch thời gian làm việc của các xưởng hợp lý:
+ Bố trí các xưởng ồn làm việc vào những buổi ít người làm việc…
+ Lập đồ thị làm việc cho công nhân để họ có thời gian nghỉ nghơi hợp lý, làm
giảm thời gian có mặt của họ ở những nơicó mức ồn cao.

b. Giảm trên đường lan truyền

Áp dụng các nguyên tắc hút âm và cách âm.
Năng lượng âm lan truyền trong không khí (hình 9):
một phần bị phản xạ lại,một phần bị vật liệu kết cấu hút, và:một phần xuyên qua
kết cấu bức xạ vào phòng bên cạnh.
Hình 9. Lan truyền sóng âm.

Vật liệu hút âm có các loại:
Vật liệu có nhiều lỗ nhỏ.
Vật liệu có nhiều lỗ nhỏ đặt sau tấm đục lỗ.
21


Kết cấu cộng hưởng.
Những tấm hút âm đơn.

Hình 10 : vật liệu hút âm và phòng cách âm

Để cách âm cho máy nén và các thiết bị công nghiệp khác thông thường người ta
làm vỏ bọc động cơ. Vỏ bọc làm bằng kim loại, gỗ, chất dẻo, kính và các vật liệu
khác.
Để giảm dao động truyền từ máy vào vỏ bọc, người ta không liên kết cứng giữa
chúng mà nên đặt vỏ bọc trên đệm cách ly chấn động làm bằng vật liệu đàn hồi.
Để chống tiếng ồn khí động, người ta có thể sử dụng các buồng tiêu âm, ống tiêu
âm và tấm tiêu âm.

22



Hình 11: ống tiêu âm
c. Dùng phương tiện bảo vệ cá nhân

Để chống ồn sử dụng các loại dụng cụ như bịt tai làm bằng chất dẻo,che tai và bao
ốp tai.
Để chống rung động sử dụng các bao tay có đệm đàn hồi, giày có đế chống rung.

23



×