Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ DU LỊCH PHÚC VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.41 MB, 96 trang )

CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ
SẢN XUẤT, TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG
DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1. Cơ sở lý luận chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.1.1. Chi phí sản xuất
1.1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất
Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp ba yếu tố cơ bản đó là: Tƣ liệu lao động,
đối tƣợng lao động và sức lao động để tạo ra các nguồn lực mới dƣới dạng sản phẩm
lao vụ, dịch vụ. Sự mất đi các yếu tố trên để đổi lấy kết quả thu về nhằm thỏa mãn các
mục tiêu hoạt động chính là bản chất của chi phí . Nhƣ vậy, chi phí sản xuất của doanh
nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật
hóa cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh và tính cho một kỳ cụ thể (tháng, quý, năm).
Nhƣ vậy, để quản lý chi phí một cách có hiệu quả chúng ta phải nắm vững đƣợc
bản chất của chi phí. Các loại chi phí phát sinh trong doanh nghiệp bao gồm hai loại:
một là các chi phí bỏ ra để tạo nên một giá trị sử dụng nào đó cũng nhƣ thực hiện giá
trị sử dụng này và hai là các loại chi phí không liên quan đến việc tạo ra giá trị sử
dụng. Mặt khác, khi xem xét bản chất của chi phí trong doanh nghiệp cần xác định rõ:
 Chi phí của doanh nghiệp phải đƣợc đo lƣờng và tính toán bằng tiền trong một
khoảng thời gian nhất định.
 Độ lớn của chi phí phụ thuộc vào hai yếu tố chủ yếu: khối lƣợng các yếu tố sản
xuất đã tiêu hao trong kì và giá cả của một đơn vị yếu tố sản xuất hao phí.
Xét về thực chất thì chi phí sản xuất kinh doanh là sự chuyển dịch vốn của doanh
nghiệp vào đối tƣợng tính giá nhất định. Xuất phát từ mục đích và nguyên tắc kinh
doanh trong nền kinh tế thị trƣờng thì mọi sản phẩm khi nó đƣợc tạo ra luôn đƣợc các
doanh nghiệp quan tâm đến hiệu quả nó mang lại. Vì vậy để quản lý hiệu quả và kịp
thời đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp cần biết số chi
phí đã chi ra cho từng loại hoạt động, cho từng loại sản phẩm, dịch vụ là bao nhiêu, tỷ
trọng từng loại chi phí, khả năng hạ thấp các loại chi phí này là nhƣ thế nào.
1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất
Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp chi phí sản xuất vào từng loại, từng


nhóm khác nhau theo những đặc trƣng nhất định. Tùy thuộc vào mục đích, yêu cầu về
công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra thì chi phí sản xuất kinh doanh cần đƣợc phân
loại theo các tiêu thức phù hợp.
 Phân loại chi phí theo yếu tố (nội dung kinh tế)
1


Theo cách phân loại này, căn cứ vào tính chất kinh tế, nội dung kinh tế của chi
phí sản xuất khác nhau để chia thành các yếu tố chi phí. Mỗi yếu tố chi phí bao gồm
những chi phí có cùng nội dung kinh tế. Theo cách phân loại này chi phí đƣợc chia
thành các yếu tố sau:
 Chi phí nguyên vật liệu bao gồm: chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên
vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế và chi phí nguyên vật liệu
khác sử dụng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ.
 Chi phí nhân công: yếu tố chi phí nhân công là các khoản chi phí về tiền lƣơng
phải trả cho ngƣời lao động, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thất nghiệp, kinh phí công đoàn theo tiền lƣơng.
 Chi phí khấu hao: yếu tố chi phí này bao gồm khấu hao của tất cả TSCĐ dùng
vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
 Chi phí dịch vụ mua ngoài: là số tiền phải trả cho các dịch vụ mua ngoài phục
vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (nhƣ điện, nƣớc,…).
 Chi phí khác bằng tiền: là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình
sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố chi phí nói trên.
 Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm.
Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho
từng đối tƣợng. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất đƣợc chia thành các loại nhƣ
sau:
 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu
chính, phụ, nhiên liệu…. tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm
hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.

 Chi phí nhân công trực tiếp: gồm tiền lƣơng, phụ cấp lƣơng và các khoản trích
cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ với tiền
lƣơng phát sinh.
 Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xƣởng
sản xuất (trừ chi phí nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp)
Chi phí ngoài sản xuất của doanh nghiệp đƣợc xác định bao gồm:
 Chi phí bán hàng: bao gồm toàn bộ những chi phí phát sinh liên quan đến tiêu
thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ.
 Chi phí quản lý doanh nghiệp: bao gồm những chi phí phát sinh liên quan đến
quản trị kinh doanh và quản lý hành chính trong doanh nghiệp.
 Phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí và mức độ hoạt động
2

Thang Long University Library


Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất đƣợc chia thành:
 Chi phí khả biến: là những chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ thuận với sự thay
đổi mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Mức độ hoạt động có thể là số lƣợng sản
phẩm sản xuất, số lƣợng sản phẩm tiêu thụ, số giờ máy hoạt động,... Trong doanh
nghiệp sản xuất, biến phí phổ biến nhƣ: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp….
 Chi phí bất biến: là những chi phí mà về tổng số không thay đổi khi có sự thay
đổi về mức độ hoạt động của đơn vị nhƣ chi phí khấu hao tài sản cố định theo phƣơng
pháp bình quân, chi phí thuê cửa hàng, chi phí điện chiếu sáng…
 Chi phí hỗn hợp: là chi phí mà bản thân nó gồm tất cả các yếu tố định phí và
biến phí. Để phục vụ cho việc lập kế hoạch, kiểm soát thì nhà quản trị cần sử dụng
những phƣơng pháp thích hợp để tách chi phí hỗn hợp thành biến phí và định phí.
Việc phân loại theo phƣơng pháp này có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết kế,
xây dựng mô hình chi phí trong mối quan hệ giữa chi phí, khối lƣợng và lợi nhuận, xác

định điểm hòa vốn cũng nhƣ đƣa ra các quyết định kinh doanh quan trọng, xác định
đúng đắn phƣơng hƣớng để nâng cao hiệu quả của chi phí.
 Ngoài ra còn một số cách phân loại khác nhƣ phân loại theo mối quan hệ với
quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh, phân loại theo khả
năng quy nạp chi phí vào các đối tƣợng kế toán chi phí, phân loại theo mối quan hệ chi
phí và các khoản mục trên báo cáo tài chính.
Mỗi cách phân loại chi phí đều có những vai trò riêng. Tùy thuộc vào đặc điểm
sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý của mình, doanh nghiệp sẽ chọn cho mình
cách phân loại chi phí thích hợp.
1.1.2. Giá thành sản phẩm
1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao
động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác đƣợc dùng để sản xuất hoàn thành
một khối lƣợng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định.
1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm
 Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành.
Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm đƣợc chia thành 3 loại sau:
 Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm đƣợc tính trên cơ sở các định mức
chi phí hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Định mức chi phí đƣợc xác
định trên cơ sở các định mức kinh tế - kỹ thuật của từng doanh nghiệp trong từng thời

3


kỳ. Giá thành sản phẩm định mức cũng đƣợc xác định trƣớc khi bắt đầu quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
 Giá thành sản phẩm kế hoạch: là giá thành sản phẩm đƣợc tính toán trên cơ sở
chi phí kế hoạch và số lƣợng sản phẩm sản xuất kế hoạch. Giá thành kế hoạch bao giờ
cũng đƣợc tính toán trƣớc khi bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
trong một thời kỳ. Giá thành sản phẩm kế hoạch là mục tiêu phấn đấu trong kỳ sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời nó cũng là căn cứ để so sánh, phân tích,
đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch.
 Giá thành sản phẩm thực tế: là giá thành sản phẩm đƣợc tính toán và xác định
trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp đƣợc trong kỳ cũng nhƣ
số lƣợng sản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụ trong kỳ. Giá thành thực tế chỉ có
thể tính toán đƣợc khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và đƣợc tính toán
cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị. Phân loại theo phạm vi tập hợp chi
phí.
Theo cách phân loại này, giá thành đƣợc phân loại thành hai loại sau:
 Giá thành sản xuất sản phẩm: là giá thành bao gồm các chi phí liên quan đến
quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm nhƣ: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm đã sản xuất hoàn thành. Giá
thành sản xuất sản phẩm đƣợc dùng để hạch toán thành phẩm, giá vốn hàng xuất bán
và mức lãi gộp trong kỳ của doanh nghiệp.
 Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: là giá thành bao gồm giá thành sản xuất
tính cho sản phẩm tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
phát sinh trong kỳ tính cho sản phẩm này. Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ chỉ tính
và xác định cho số sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất và đã tiêu thụ, nó là căn cứ để
tính toán, xác định mức lợi nhuận thuần trƣớc thuế của doanh nghiệp.
1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Về bản chất thì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiện hai mặt của
quá trình sản xuất kinh doanh. Chúng giống nhau về chất vì đều cùng biểu hiện bằng
tiền những hao phí về lao động sống, lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra,
nhƣng khác nhau về mặt lƣợng. Khi nói đến chi phí sản xuất là giới hạn chỉ trong một
thời kỳ nhất định, không phân biệt cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chƣa,
còn khi nói đến giá thành sản xuất sản phẩm là xác định một lƣợng chi phí sản xuất
nhất định, tính cho một đại lƣợng kết quả hoàn thành nhất định.
Giữa chi phí và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chi phí
sản xuất trong kỳ là căn cứ, là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, công việc, lao vụ
hoàn thành. Sự tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất có ảnh hƣởng trực tiếp đến giá

4

Thang Long University Library


thành sản phẩm, làm cho giá thành có thể hạ xuống hoặc tăng lên. Nhận biết đƣợc mối
quan hệ này giúp doanh nghiệp có thể đƣa ra những quyết định đúng đắn về chi phí và
giá thành nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
1.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1.2.1. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
1.2.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tƣợng kế toán tập hợp chi phí là phạm vi và giới hạn để tập hợp chi phí nhằm
đáp ứng yêu cầu kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm. Thực chất việc xác định
đối tƣợng kế toán chi phí sản xuất là xác định nơi gây ra chi phí (phân xƣởng, bộ phận
sản xuất, giai đoạn công nghệ,…) hoặc đối tƣợng chịu chi phí (sản phẩm, đơn đặt
hàng…).
Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tƣợng kế toán chi phí sản xuất
trong doanh nghiệp có thể là:
 Từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng.
 Từng phân xƣởng, giai đoạn công nghệ sản xuất.
 Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp.
Để xác định đƣợc đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất cần dựa vào các cơ sở sau
đây:
 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất: sản xuất giản đơn hay phức tạp.
 Sản xuất giản đơn: đối tƣợng hạch toán CPSX có thể là sản phẩm hay toàn bộ
quá trình sản xuất hoặc có thể là nhóm sản phẩm.
 Sản xuất phức tạp: đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất có thể là bộ phận, chi
tiết sản phẩm, các giai đoạn chế biến, phân xƣởng sản xuất hoặc nhóm chi tiết, bộ
phận sản phẩm…
 Loại hình sản xuất: Sản xuất đơn chiếc, sản xuất hàng loạt nhỏ hay sản xuất

hàng loạt với khối lƣợng lớn.
 Sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ: đối tƣợng hạch toán chi phí là các
đơn đặt hàng riêng biệt.
 Sản xuất hàng loạt với khối lƣợng lớn phụ thuộc vào quy trình công nghệ sản
xuất (đơn giản hay phức tạp) mà đối tƣợng hạch toán chi phí sản xuất có thể là sản
phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết, nhóm chi tiết, giai đoạn công nghệ…
 Yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh: Dựa trên cơ sở trình
độ, yêu cầu và tổ chức quản lý để xác định đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất. Với

5


trình độ cao, có thể chi tiết đối tƣợng hạch toán CPSX và tính giá thành ở các góc độ
khác nhau. Với trình độ thấp thì đối tƣợng có thể bị hạn chế và thu hẹp.
1.2.1.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng để tập hợp, phân bổ chi phí cho từng đối
tƣợng kế toán đã xác định. Tùy thuộc vào khả năng quy nạp của chi phí, kế toán sẽ áp
dụng phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất một cách phù hợp.
 Phƣơng pháp tập hợp trực tiếp:
Phƣơng pháp này áp dụng trong trƣờng hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên
quan trực tiếp đến các đối tƣợng tập hợp chi phí đã xác định. Vì vậy, phƣơng pháp này
có ƣu điểm là độ chính xác cao. Tuy nhiên, trên thực thế, có nhiều loại chi phí không
thể tập hợp riêng cho từng đối tƣợng sản xuất, mặt khác tập hợp chi phí theo phƣơng
pháp này tốn nhiều thời gian và công sức.
 Phƣơng pháp tập hợp gián tiếp:
Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng khi một loại chi phí có liên quan đến nhiều đối
tƣợng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, không thể tập hợp trực tiếp cho từng đối tƣợng
đƣợc. Theo phƣơng pháp này, đầu tiên, kế toán căn cứ vào các chi phí phát sinh sẽ tiến
hành tập hợp chung các chi phí lien quan đến nhiều đối tƣợng, sau đó lựa chọn tiêu
thức phân bổ phù hợp để tiến hành phân bổ chi phí cho các đối tƣợng liên quan. Để

làm đƣợc điều này, ta cần:
 Xác định hệ số phân bổ:
Tổng chi phí sản xuất cần phân bổ
H=

Tổng đại lƣợng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ

 Xác định mức chi phí phân bổ cho từng đối tƣợng:
Ci = Ti x H
Trong đó:
H: Hệ số phân bổ
Ci: Chi phí sản xuất phân bổ cho đối tƣợng i
Ti: Đại lƣợng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ cho đối tƣợng i
1.2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1.2.2.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (chi phí NVLTT) là chi phí bao gồm các khoản
chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ… đƣợc sử dụng trực tiếp trong
kỳ để sản xuất sản phẩm hoặc thực thiện lao vụ, dịch vụ.
6

Thang Long University Library


 Chứng từ sử dụng
Chứng từ sử dụng dùng để hạch toán chi phí NVLTT là: phiếu xuất kho, phiếu
nhập kho vật liệu, phiếu chi, hóa đơn GTGT…
 Tài khoản sử dụng
Để theo dõi các chi phí NVLTT, kế toán sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp”. Tài khoản này đƣợc mở chi tiết cho từng đối tƣợng tập hợp chi phí
(phân xƣởng, bộ phận sản xuất…). Kết cấu và nội dung của TK 621 nhƣ sau:

TK 621
Tập hợp chi phí nguyên vật liệu sử dụng + Giá trị NVL sử dụng không hết, nhập
trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm lại kho
hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ trong kỳ.
+ Trị giá của phế liệu thu hồi (nếu có)
+ Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp để tính giá thành.
+ Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp vƣợt trên mức bình thƣờng

Tài khoản 621 không có số dƣ cuối kỳ.

7


 Phƣơng pháp kế toán
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ kế toán chi phí NVLTT
TK 621

TK 152
Xuất kho NVLTT đƣa vào
sản xuất

TK 152
NVLTT không sử dụng hết
nhập lại kho

TK 331, 111, 112
Mua NVL xuất dùng trực
tiếp cho sản xuất TK 133

Thuế GTGT đầu vào
đƣợc khấu trừ

TK 154
Kết chuyển chi phí NVLTT
trong kỳ

TK 632

Kết chuyển chi phí NVL
trên mức bình thƣờng

TK 411, 338
Nhận vốn góp, vay mƣợn
bằng NVL
1.2.2.2. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là các khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho công
nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm bao gồm: lƣơng chính, lƣơng phụ, phụ cấp, các
khoản trích theo lƣơng (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ).
Về nguyên tắc, chi phí nhân công trực tiếp cũng đƣợc tập hợp giống chi phí NVL
trực tiếp. Trƣờng hợp cần phân bổ gián tiếp thì tiêu thức phân bổ thƣờng đƣợc lựa
chọn là: chi phí tiền công định mức (hoặc kế hoạch), giờ công, khối lƣợng sản phẩm
sản xuất…
 Chứng từ kế toán sử dụng
Để ghi nhận chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ kế toán sử dụng
những chứng từ sau: lệnh sản xuất, bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ,
bảng thanh toán tiền lƣơng,thƣởng, tạm ứng lƣơng (phiếu chi lƣơng hoặc lệnh chi
lƣơng, chứng từ khấu trừ lƣơng...), phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn
thành, bảng thanh toán tiền làm thêm giờ, bảng kê trích nộp các khoản theo lƣơng,
bảng phân bổ tiền lƣơng và BHXH.

 Tài khoản sử dụng
Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 “Chi phí nhân
công trực tiếp”. Tài khoản này đƣợc mở chi tiết theo từng đối tƣợng tập hợp chi phí,
kết cấu và nội dung của TK 622 nhƣ sau:
8

Thang Long University Library


TK 622
Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp vào + Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện lao để tính giá thành sản phẩm
vụ, dịch vụ.
+ Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
vƣợt trên mức bình thƣờng

Tài khoản 622 không có số dƣ cuối kỳ.
 Phƣơng pháp kế toán
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ kế toán chi phí NCTT
TK 622

TK 334

TK 154

Kết chuyển chi phí NCTT
trong kỳ

Tiền lƣơng phải trả công
nhân sản xuất


TK 338
Các khoản trích theo lƣơng
của công nhân trực tiếp SX
TK 632
TK 335
Trích trƣớc tiền lƣơng
nghỉ phép của công
nhân trực tiếp sản xuất

Phần chi phí NCTT vƣợt trên
định mức bình thƣờng

1.2.2.3. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh liên quan đến phục vụ và quản
lý sản xuất trong phạm vi phân xƣởng, tổ sản xuất nhƣ: chi phí tiền lƣơng của quản
đốc phân xƣởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng

9


tiền khác. Chi phí sản xuất chung cần tập hợp riêng theo từng địa điểm phát sinh chi
phí, sau đó tiến hành phân bổ cho các đối tƣợng liên quan.
Tập hợp chi phí sản xuất chung phải phân bổ cho các đối tƣợng thì tiêu chuẩn
phân bổ có thể là CP NVLTT, CP NCTT, định mức là chi phí sản xuất chung, số giờ
chạy máy…
Công thức phân bổ chi phí sản xuất chung:
CPSXC
phân bổ cho
=

từng đối
tƣợng

Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tƣợng
x
Tổng tiêu thức phân bổ tất cả các đối tƣợng

Tổng
CPSXC cần
phân bổ

 Chứng từ kế toán sử dụng:
Để hạch toán chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, kế toán dựa vào những
chứng từ nhƣ sau: Phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, bảng tính khấu hao, bảng thanh
toán tiền lƣơng…
 Tài khoản sử dụng
Để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627: “Chi phí
sản xuất chung”. Nội dung của TK 627 nhƣ sau:
TK 627
Phản ánh các khoản chi phí sản xuất - Các khoản làm giảm chi phí sản xuất
chung phát sinh trong kỳ
chung
- Chi phí sản xuất chung cố định không
đƣợc phân bổ, kết chuyển vào TK 632
- Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản
xuất chung vào TK 154

Tài khoản 627 không có số dƣ cuối kỳ
TK 627 đƣợc chi tiết thành các TK cấp 2 sau:
Tài khoản 6271- Chi phí nhân viên phân xƣởng

Tài khoản 6272 - Chi phí vật liệu
Tài khoản 6273 - Chí phí dụng cụ sản xuất
Tài khoản 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ
Tài khoản 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài
Tài khoản 6278 - Chi phí bằng tiền khác
10

Thang Long University Library


 Phƣơng pháp kế toán:
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ kế toán chi phí SXC
TK 627

TK 334, 338

TK 111, 138, 152

(3382, 3383, 3384, 3389)
Chi phí nhân viên ở các
phân xƣởng sản xuất
TK 152, 153

Các khoản ghi giảm
chi phí SXC

Chi phí NVL, CCDC xuất
dùng cho phân xƣởng
TK 154
TK 142, 242, 335

Chi phí trả trƣớc, trích trƣớc
tính vào chi phí SXC

Kết chuyển hoặc phân bổ
chi phí SXC
TK 632

TK 214
Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 111, 112, 141, 331

Kết chuyển CPSXC cố đinh
(không phân bổ) vào giá vốn

Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 133
Thuế GTGT
(nếu có)

1.2.2.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
 Theo phƣơng pháp Kê khai thƣờng xuyên
Phƣơng pháp này theo dõi, phản ánh thƣờng xuyên, liên tục, có hệ thống tình
hình nhập, xuất, tồn kho vật tƣ trên sổ kế toán. Phƣơng pháp kế toán kê khai thƣờng
xuyên có ƣu điểm là giúp cho việc giám sát chặt chẽ tình hình biến động của hàng tồn
kho đồng thời giảm tình trạng sai sót trong việc ghi chép và quản lý (giữa thủ kho và
kế toán). Tuy nhiên phƣơng pháp này vẫn có những hạn chế đó là phải tăng khối lƣợng
ghi chép hàng ngày, tốn thời gian, phải mở nhiều sổ kế toán khác nhau, vì khi có
nghiệp vụ phát sinh, kế toán phải mở các sổ liên quan để ghi chép. Điều này cũng làm

11



cho công tác lƣu trữ các sổ sách kế toán trở nên khó khăn. Nhƣng hiện nay, nhƣợc
điểm này đƣợc khắc phục khi doanh nghiệp sử dụng các phần mềm kế toán.
Điều kiện áp dụng: thích hợp trong các doanh nghiệp sản xuất và các đơn vị
thƣơng mại kinh doanh mặt hàng có giá trị lớn.
Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thành theo phƣơng
pháp kê khai thƣờng xuyên, kế toán sử dụng tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang.
Kết cấu TK 154 nhƣ sau:
TK 154
+ Kết chuyển CP NVLTT, CP NCTT, CP + Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm
SXC phát sinh trong kỳ cho từng đối đã chế tạo xong hoặc chuyển đi bán.
tƣợng tập hợp chi phí.
+ Chi phí thực tế của khối lƣợng dịch vụ
+ Giá trị vật liệu thuê ngoài chế biến.
hoàn thành cung cấp cho khách hàng
+ Chi phí thuê ngoài chế biến.

+ Giá trị sản phẩm hỏng, phế liệu thu hồi
(nếu có).
+ Trị giá NVL nhập lại kho.

Số dƣ Nợ: CPSX dở dang cuối kỳ

Sơ đồ 2.4. Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phƣơng pháp KKTX
TK 154

TK 621


TK 138, 152, 111…
Trị giá SP hỏng bồi
thƣờng, phế liệu thu hồi

Kết chuyển CP NVLTT
TK 622

TK 155

Kết chuyển CP NCTT
Giá thành SP hoàn thành
nhập kho

TK 627

TK 157
Kết chuyển CP SXC

Giá thành hàng gửi đi bán
không qua nhập kho
TK 632
Tiêu thụ TP trực tiếp
không qua kho

12

Thang Long University Library


 Theo phƣơng pháp Kiểm kê định kỳ

Đây là phƣơng pháp theo dõi không thƣờng xuyên, liên tục tình hình biến động
của hàng tồn kho. Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê hàng tồn kho, kế toán xác định
giá trị hàng tồn kho cuối kỳ và giá trị hàng tồn kho xuất trong kỳ theo công thức:
Trị giá
vật tƣ
xuất kho

=

Trị giá vật
tƣ tồn kho
đầu kỳ

+

Tổng giá trị
vật tƣ mua
vào trong kỳ

-

Trị giá vật
tƣ tồn kho
cuối kỳ

Mọi biến động vật tƣ không theo dõi, phản ánh trên các TK HTK. Giá trị vật tƣ
mua và nhập kho đƣợc phản ánh trên TK 611 – mua hàng. Các TK HTK chỉ sử dụng
để kết chuyển số dƣ đầu kỳ và cuối kỳ vào thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ.
Phƣơng pháp kiểm kê định kỳ có ƣu điểm là : giảm nhẹ khối lƣợng công việc
hạch toán. Tuy nhiên, phƣơng pháp này còn có các nhƣợc điểm nhƣ sau: công việc kế

toán dồn vào cuối kỳ. Kiểm tra không thƣờng xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất kho
sẽ gây hạn chế chức năng kiểm tra của kế toán trong quản lý. Khó phát hiện sai sót nếu
kiểm kê hàng thực tế nhập kho không trùng với ghi sổ kế toán.
Điều kiện áp dụng: thƣờng đƣợc áp dụng ở những doanh nghiệp có nhiều chủng
loại vật tƣ với quy cách mẫu mã khác nhau, giá trị thấp và đƣợc xuất dùng thƣờng
xuyên.
Tài khoản sử dụng:
a. TK 611 – Mua hàng
TK 611
+ Kết chuyển giá trị NVL, CCDC tồn đầu + Kết chuyển giá trị NVL, CCDC tồn
kỳ
cuối kỳ
+ Giá trị NVL, CCDC mua vào trong kỳ

+ Kết chuyển giá trị NVL, CCDC xuất
dùng trong kỳ
+ Giá trị NVL, CCDC mua vào đƣợc
CKTM, giảm giá
+ Giá trị NVL, CCDC thiếu hụt, mất mát.

TK 611 không có số dƣ cuối kỳ và đƣợc mở chi tiết thành 2 TK cấp 2 sau:
Tài khoản 6111 – Mua NVL
Tài khoản 6112 – Mua hàng hóa

13


Sơ đồ 2.5. Sơ đồ hạch toán tài khoản mua hàng
TK 152, 153


TK 611

TK 152, 153

Kết chuyển giá trị
NVL, CCDC tồn CK

Kết chuyển giá
trị NVL, CCDC
tồn ĐK
TK 111,112,
141, 331, 338, 411

TK 621

Mua NVL,
CCDC trong kỳ
Giá trị NVL, CCDC
sử dụng trong kỳ

TK 133

Thuế GTGT
(nếu có)
b. Tài khoản 631 - giá thành sản xuất
Theo phƣơng pháp này, các chi phí trong kỳ đƣợc tập hợp và kết chuyển vào TK
631. Cuối kỳ, sau khi đã kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang thì kết chuyển sản phẩm
làm dở từ tài khoản 631
Trình tự hạch toán TK 631 nhƣ sau:


14

Thang Long University Library


Sơ đồ 2.6. Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phƣơng pháp KKĐK
TK 631

TK 154
Kết chuyển CP
SX SPDD ĐK

TK 154
Kết chuyển CP
SXKD CK

TK 621

TK 611
Giá trị NVL
dùng trong
kỳ

TK 632

Kết chuyển
CP NVLTT

Giá thành thực tế
hoàn thành trong

kỳ

TK 622
Kết chuyển
CP NCTT

TK 627
Kết chuyển
CP SXC
1.2.2.5. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản phẩm dở dang là khối lƣợng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình
sản xuất, gia công, chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ, hoặc đã hoàn
thành một vài quy trình chế biến nhƣng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới thành
thành phẩm.
Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán, xác định phần chi phí sản xuất mà sản
phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. Việc tính toán, đánh giá sản phẩm dở dang là rất
phức tạp và khó có thể thực hiện một cách chính xác tuyệt đối. Vì vậy, tùy theo đặc
điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà doanh
nghiệp có thể áp dụng một trong các phƣơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang sau.
a. Phƣơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính
trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp)
Theo phƣơng pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí nguyên
vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn các chi phí gia công
chế biến tính cả cho giá thành thành phẩm.

15


Điều kiện áp dụng: Thích hợp ở doanh nghiệp có chi phí NVL chính trực tiếp
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lƣợng sản phẩm dở dang cuối kỳ

ít.
Công thức:
Giá trị
SPDD cuối
kỳ

CPSX dở
dang đầu kỳ
=

Số lƣợng
thành phẩm

+

CPNVL chính phát
sinh trong kỳ
Số lƣợng SPDD
cuối kỳ

+

Số lƣợng
SPDD cuối
kỳ

x

 Ƣu điểm: đây là phƣơng pháp đanh giá đƣợc coi là đơn giản và nhanh
chóng.

 Nhƣợc điểm: kết quả kém chính xác vì không tính đến các chi phí chế biến
khác.
b. Phƣơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lƣợng sản phẩm hoàn thành
tƣơng đƣơng
Dựa theo mức độ hoàn thành và số lƣợng SPDD để quy SPDD thành sản phẩm
hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi thƣờng dựa vào giờ công hoặc tiền lƣơng định mức.
Phƣơng pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp có CP NVLTT chiếm tỷ trọng
không lớn trong tổng số chi phí sản xuất, khối lƣợng sản phẩm dở dang lớn và không
ổn định giữa các kỳ, đánh giá đƣợc mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang.
Tính toán cho sản phẩm dở dang theo nguyên tắc:
 Đối với chi phí sản xuất bỏ vào một lần ngay từ đầu dây chuyền công nghệ
nhƣ CP NVL TT thì tính theo công thức:
CPNVL chính
Chi phí NVL
chính tính
cho
SPDD

CPNVL chính

đầu kỳ
=

+

Số lƣợng sản

phát sinh trong kỳ
Số lƣợng SPDD


phẩm hoàn thành +

x

cuối kỳ

Số
lƣợng
SPDD
cuối kỳ

 Đối với chi phí đƣợc bỏ dần dần trong quá trình sản xuất, chế biến nhƣ: chi
phí vật liệu phụ, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì tính
giá trị sản phẩm dở dang theo công thức:
Số lƣợng sản
phẩm quy đổi

=

Số lƣợng SPDD
cuối kỳ

x

Mức độ hoàn
thành

16

Thang Long University Library



Chi phí chế
biến tính cho
SPDD cuối
kỳ

Chi phí chế
biến đầu kỳ
=

Chi phí
SPDD cuối
kỳ

Số lƣợng sản
phẩm hoàn
thành

=

+

Chi phí chế
biến phát sinh
trong kỳ
x

+


Số lƣợng sản
phẩm quy đổi

Chi phí NVL
chính tính cho
SPDD

+

Số lƣợng sản
phẩm quy đổi

Chi phí chế
biến tính cho
SPDD cuối kỳ

 Ƣu điểm: Đảm bảo số liệu hợp lý và có độ tin cậy cao hơn phƣơng pháp
đánh giá SPDD theo chi phí nguyên vật liệu chính.
 Nhƣợc điểm: Khối lƣợng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ hoàn thành
của sản phẩm dở dang trên các công đoạn của dây chuyền sản xuất rất
phức tạp.
c. Xác định giá trị SPDD theo 50% chi phí chế biến.
Trƣờng hợp sản phẩm sản xuất có sản lƣợng sản phẩm dở dang trên các khâu của
dây chuyền tƣơng đối đều đặn có thể đơn giản hóa xác định mức độ hoàn thành chung
cho tất cả sản phẩm dở dang là 50%. Phƣơng pháp này gọi là đánh giá sản phẩm dở
dang theo 50% chi phí cũng chính là phƣơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo
khối lƣợng sản phẩm hoàn thành tƣơng đƣơng.
Giá trị SPDD = Giá trị NVL chính nằm trong SPDD + 50% Chi phí chế biến
d. Phƣơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức
Theo phƣơng pháp này, khi doanh nghiệp đã xây dựng đƣợc hệ thống định mức

chi phí sản xuất hợp lý và ổn định thì kế toán căn cứ vào khối lƣợng sản phẩm dở dang
đã kiểm kê và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất tƣơng ứng
cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức của khối lƣợng sản phẩm dở
dang ở từng công đoạn, sau đó tập hợp lại cho từng loại sản phẩm nhƣ sau:
Giá trị SPĐ cuối kỳ = Khối lƣợng SPDD x Định mức chi phí
 Ƣu điểm: Tính toán nhanh vì đã lập các bảng tính sẵn giúp cho việc xác định
chi phí SPDD cuối kỳ đƣợc nhanh chóng.
 Nhƣợc điểm: Mức độ chính xác không cao vì chi phí thực tế không thể sát
với chi phí định mức.

17


1.3. Kế toán giá thành sản phẩm
1.3.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Đối tƣợng tính giá thành sản phẩm là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà
doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn
vị.
 Xét về mặt tổ chức sản xuất : Nếu doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc thì từng
sản phẩm là đối tƣợng tính giá thành. Nếu đơn vị sản xuất hàng loạt thì
từng loại sản phẩm là một đối tƣợng tính giá thành.
 Xét về mặt quy trình công nghệ sản xuất : Đối với quy trình sản xuất giản
đơn thì đối tƣợng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của quy
trình sản xuất. Ngƣợc lại với quy trình sản xuất phức tạp thì đối tƣợng tính
giá thành có thể là bán thành phẩm ở từng giai đoạn và thành phẩm hoàn
thành ở giai đoạn, công nghệ cuối cùng.
1.3.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm
1.3.2.1. Phương pháp giá thành giản đơn
Phƣơng pháp này thích hợp với những sản phẩm có quy trình sản xuất khép kín,
tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ (nhƣ sản phẩm điện, nƣớc,

bánh kẹo…). Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản
xuất sản phẩm, đối tƣợng tính giá thành là khối lƣợng sản phẩm hoàn thành của quy
trình sản xuất đó.
Đối với doanh nghiệp cuối tháng có nhiều sản phẩm dở dang hay biến động thì
giá thành sản phẩm đƣợc tính theo công thức:
Tổng giá thành
sản phẩm hoàn
thành

=

Chi phí sản
xuất dở dang
đầu kỳ

Giá thành đơn vị của sản
phẩm hoàn thành

+

Chi phí sản
xuất phát sinh
trong kỳ

_

Chi phí sản
xuất dở dang
cuối kỳ


Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành
=

Khối lƣợng sản phẩm hoàn thành

1.3.2.2. Phương pháp tổng cộng chi phí
Áp dụng đối với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm đƣợc thực
hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ. Đối tƣợng hạch toán CPSX
là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ bộ phận sản xuất. Đối
tƣợng tính giá thành là sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.
Z = Z1 + Z2 +…+ Zn
18

Thang Long University Library


Trong đó:
Z là tổng giá thành
Z1, Z2,…,Zn là CPSX ở các giai đoạn 1…n nằm trong giá thành sản phẩm.
1.3.2.3. Phương pháp tính giá thành theo hệ số
Áp dụng với các doanh nghiệp có quy trình sản xuất sử dụng cùng một loại
nguyên vật liệu chính nhƣng kết thúc tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau( công nghệ
hóa dầu, công nghệ nuôi ong…). Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy
trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đối tƣợng tính giá thành là từng loại sản phẩm
hoàn thành.
Trình tự tính giá thành đƣợc thực hiện:
Số lượng sản
phẩm gốc

Tổng số lượng


=

sản phẩm từng loại

Giá thành đơn vị sản phẩm
gốc

Giá thành đơn vị
sản phẩm từng loại

Tổng giá thành sản
xuất các loại sản
phẩm

Khối lượng sản phẩm gốc

x

sản phẩm gốc

=

từng loại sản phẩm

Tổng giá thành sản xuất các loại sản phẩm
=

Giá thành đơn vị


=

Hệ số quy đổi

x

CPSX dở
dang đầu kỳ

+

Hệ số quy đổi từng loại

CPSX phát
sinh trong kỳ

sản phẩm

_

CPSX dở
dang cuối kỳ

1.3.2.4. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ
Áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình sản xuất sử dụng cùng một quy
trình công nghệ và kết thúc quy trình công nghệ tạo ra nhiều nhóm sản phẩm cùng loại
khác nhau về kích cỡ hoặc phẩm cấp, quy cách ( nhƣ may mặc, dệt kim….). Đối tƣợng
hạch toán chi phí sản xuất là nhóm sản phẩm cùng loại hoặc phân xƣởng sản xuất, đối
tƣợng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành.


Tổng giá thành thực
tế của các loại sản
phẩm hoàn thành

=

CPSX dở
dang đầu kỳ

+

19

Tổng CPSX phát
sinh trong kỳ

-

CPSX dở
dang cuối kỳ


Tổng giá thành kế
hoạch của các loại
sản phẩm hoàn
thành

Tỷ lệ giá thành

=




[

Số lƣợng từng loại
Giá thành kế hoạch
x
sản phẩm hoàn
định mức đơn vị
thành trong kỳ
sản phẩm từng loại

]

Tổng giá thành thực tế của các loại sản phẩm
=

Giá thành thực tế đơn
vị sản phẩm từng loại

Tổng giá thành kế hoạch của các loại sản phẩm

=

Giá thành kế hoạch đơn
vị sản phẩm từng loại

x


x

100

Tỷ lệ giá thành

1.3.2.5. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất đơn chiếc nhƣ: đóng tàu, chế tạo máy…
hoặc sản xuất hàng loạt theo các đơn đặt hàng. Theo phƣơng pháp này, kế toán mở cho
mỗi đơn đặt hàng một phiếu tính giá. Hàng tháng, căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập
hợp theo từng phân xƣởng trong sổ chi tiết, kế toán ghi vào các phiếu tính giá có liên
quan. Khi sản phẩm hoàn thành, kế toán tính giá thành sản phẩm bằng cách cộng toàn
bộ chi phí sản xuất đã tập hợp trên phiếu tính giá.
Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng, đối tƣợng tính giá thành
là từng đơn đặt hàng đã hoàn thành.
1.3.2.6. Phương pháp tính giá thành theo phân bước có tính giá thành bán thành
phẩm
Phƣơng pháp này áp dụng ở những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản
xuất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm phải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục kế tiếp
nhau, bán thành phẩm của giai đoạn trƣớc là đối tƣợng chế biến của giai đoạn sau.
Khi tập hợp CPSX của các giai đoạn công nghệ, giá trị bán thành phẩm của các
bƣớc trƣớc chuyển sang bƣớc sau đƣợc tính theo giá thành thực tế và đƣợc phản ánh
theo từng khoản mục chi phí gọi là kết chuyển tuần tự.
Trình tự tập hợp chi phí và tính giá thành phân bƣớc theo phƣơng án hạch toán
có bán thành phẩm theo sơ đồ sau:

20

Thang Long University Library



Sơ đồ 2.7. Sơ đồ trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phân
bƣớc theo phƣơng án có bán thành phẩm

Chi phí NVL
chính

Chi phí chế
biến bƣớc 1 - -

=+

Chi phí chế
biến bƣớc 2

-

Giá trị SPDD
bƣớc 3

Giá thành

Giá trị SPDD
bƣớc 1

bán thành phẩm
bƣớc 1

=>


Giá trị SPDD
Giá thành
=>
bƣớc 2
bán thành phẩm
bƣớc 2

Giá thành


bán thành
phẩm bƣớc

+

Chi phí
chế biến
bƣớc n

+

-

Chi phí
chế biến
bƣớc 3

Giá trị
SPDD
bƣớc n


+

-

Tổng giá
= thành thành
phẩm

n-1
1.3.2.7. Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành
phẩm
Áp dụng trong trƣờng hợp doanh nghiệp không có nhu cầu bán bán thành phẩm
ra ngoài hoặc không cần quản lý giá thành của từng công đoạn mà chỉ quan tâm đến
giá thành sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng.
Kế toán tính giá thành thành phẩm hoàn thành bằng cách tổng hợp chi phí NVL
chính và các chi phí chế biến khác trong từng giai đoạn công nghệ.

21


Sơ đồ 2.8. Sơ đồ trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phân
bƣớc theo phƣơng án không có bán thành phẩm
Chí phí NVL chính tính cho thành phẩm

Tổng giá

Chí phí chế biến bƣớc 1 tính cho thành phẩm

thành sản

phẩm hoàn
Chí phí chế biến bƣớc 2 tính cho thành phẩm

thành

Chí phí chế biến bƣớc n tính cho thành phẩm
1.3.3. Thẻ tính giá thành sản phẩm
Căn cứ vào các số liệu về chi phí sản xuất đã tập hợp đƣợc, kế toán tiến hành lập
phiếu (thẻ, bảng) tính giá thành sản phẩm. Thẻ tính giá thành sản phẩm là một loại sổ
kế toán để theo dõi chi phí sản xuất phát sinh và giá thành sản phẩm trong kỳ để làm
căn cứ tính chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ.
Thẻ tính giá thành sản phẩm, dịch vụ
Tháng…năm…
Tên sản phẩm, dịch vụ:
Chỉ tiêu

Số lƣợng:
Tổng số tiền

Chia ra theo khoản mục
NVL





1.CPSXKD dở dang đầu kỳ
2.CPSXKD phát sinh trong kỳ
3.Giá thành SP, DV trong kỳ
4.CPSXKD dở dang đầu kỳ

1.4. Hình thức sổ kế toán
1.4.1. Các hình thức sổ kế toán
Tùy thuộc vào hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng mà kế toán chi phí sản
xuất và giá thành sản phẩm sử dụng các sổ kế toán thích hợp. Theo quyết định số
15/2006/QĐ – BTC về ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp, doanh nghiệp đƣợc
phép áp dụng một trong năm hình thức sau:
- Hình thức Nhật ký chung
22

Thang Long University Library


- Hình thức Nhật ký – Sổ cái
- Hình thức Chứng từ ghi sổ
- Hình thức Nhật ký chứng từ
- Hình thức kế toán máy
Tuy nhiên trong phạm vi khóa luận em xin làm rõ 2 hình thức sổ kế toán sau:
Hình thức nhật ký chung và hình thức kế toán máy.
1.4.2. Hình thức nhật ký chung
Hình thức kế toán Nhật ký chung là tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát
sinh đều phải đƣợc ghi vào sổ Nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và theo
nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi sổ cái
theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Các loại sổ chủ yếu trong hình thức nhật ký chung:
 Sổ nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt
 Sổ cái
 Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
 Ƣu điểm: dễ ghi, dễ đối chiếu.
 Nhƣợc điểm: Lƣợng ghi chép nhiều, dễ ghi trùng lặp.
 Điều kiện áp dụng: phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp đơn giản, quy

mô kinh doanh vừa và nhỏ, trình độ kế toán thấp, số lƣợng lao động kế
toán ít.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung:

23


Sơ đồ 2.9. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung
Chứng từ kế toán

Sổ nhật ký đặc biệt

Sổ Nhật ký chung

Sổ Cái TK 621, 622,
627, 154,…

Sổ, thẻ kế toán chi tiết TK
621, 622, 627, 154,…

Bảng tổng hợp chi
tiết

Bảng cân đối tài khoản

Báo cáo tài chính
Trong đó:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Đối chiếu, kiểm tra

1.4.3. Hình thức kế toán máy
Đối với hình thức này, doanh nghiệp áp dụng một trong 4 hình thức ghi sổ kế
toán đã nêu ở trên nhƣng đƣợc thực hiện trên phần mềm kế toán. Phần mềm kế toán
không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán nhƣng phải in đầy đủ sổ kế toán và báo
cáo tài chính theo quy định.
Đặc trƣng của hình thức này là công việc kế toán đƣợc thực hiện theo một
chƣơng trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán đƣợc thiết kế theo
nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán nói trên hoặc kết hợp các hình thức
trên. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình, nhƣng phải in đầy đủ sổ kế
toán và báo cáo tài chính theo quy định.
Các sổ của hình thức này tùy thuộc vào phần mềm kế toán đƣợc thiết kế theo
hình thức kế toán nào, và mẫu sổ không bắt buộc giống kế toán thủ công.

24

Thang Long University Library


 Ƣu điểm: Hầu hết các phần mềm kế toán hiện nay đều có giao diện dễ sử
dụng, sổ sách chứng từ cập nhật và bám sát chế độ kế toán hiện hành, tốc
độ xử lý thông tin nhanh. Đặc biệt, cho phép kết xuất báo cáo ra Excel,
PDF với mẫu biểu đẹp.
 Nhƣợc điểm: Thƣờng xuyên phải bào trì, bảo dƣỡng và một số phần mềm
chƣa có tính bảo mật cao, thƣờng xuyên xảy ra lỗi trong quá trình sử dụng.
Sơ đồ 2.10. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức máy vi tính:

Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng hoặc cuối kỳ
: Quan hệ đối chiếu, kiểm tra.


25


×