Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SU DUNG KIEN THUC LIEN MON PHONG TRANH ELNINO LANINA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.88 KB, 20 trang )

1. Tên chủ đề

SU DUNG KIEN THUC LIEN MON PHONG TRANH ELNINO LANINA
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
Sử dụng các kiến thức liên môn nhằm giải quyết vấn đề tìm hiểu về khái niệm,
phân tích các nguyên nhân gây nên hiện tượng El Nino và La Nina và tác động của
hiện tượng El Nino và La Nina với sự biến đổi khí hậu ngày nay nhằm đưa ra những
biện pháp tích cực góp phần bảo vệ môi trường sống
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống
3.1. Những nghiên cứu về hiện tượng El Nino và La Nina
Các nhà khoa học trong và ngoài nước trong những năm gần đây đã có khá
nhiều những nghiên cứu giải thích biến động lượng mưa có liên quan đến các yếu tố
hoàn lưu quy mô lớn như gió mùa, bão, áp thấp nhiệt đới, El Nino và La Nina…
Vào những tháng cuối năm 1997 và đầu năm 1998, hiện tượng El Nino đã gây
nhiều nơi ở Úc, Indonesia bị khô hơn bình thường, hạn hán đã xảy ra và gây ra thiệt
hại kinh tế nặng nề ở Úc, cũng như cháy rừng chưa từng có ở Indonesia. Ảnh hưởng
của hiện tượng El Nino không chỉ giới hạn ở trong vùng Indonesia, Úc châu mà còn
khắp nhiều nơi trên thế giới. Vì tầm quan trọng của hiện tượng này trên khí hậu trái
đất, nhiều nước trên thế giới đã và đang đầu tư tài chính và nhân lực rất nhiều để
nghiên cứu, tìm hiểu nguyên do, hậu quả của El Nino và tiên đoán sự hình thành của
hiện tượng này.
Hiện tượng El Nino, còn được gọi là Dao động phương Nam (Southern
Oscillation) trong khí tượng học, xuất hiện từ khi có sự thành hình của các lục địa châu
Á, châu Mỹ và biển Thái Bình Dương. Vì thế nó đã có từ lâu rồi. Tuy vậy hiện tượng
El Nino chỉ được biết rõ và nghiên cứu bắt đầu từ cuối thập niên 1960. Người thổ dân
Inca ở Nam Mỹ trong các thế kỷ trước đã áp dụng kiến thức về hiện tượng này và
thích ứng vào sinh hoạt canh nông. Khi chòm sao Pleiades trong đêm vào tháng sáu
trông rất rõ (kể cả các sao không sáng) thì vài tháng sau từ lúc ấy sẽ có nhiều
mưa. Ngược lại khi chúng bị mờ, hạn hán thường xảy ra sau đó. Ngày nay ta biết rằng
trong lúc có hiện tượng El Nino, mây rất cao loại cirrus thường có trên dãy núi Andes,



do các mưa bão từ xa ở phía đông Thái bình dương mang đến. Chính những mây này
làm mờ đi chòm sao Pleiades.
Hiện tượng El Nino bắt nguồn từ sự thay đổi nhiệt độ nước biển ở Nam Thái
Bình Dương dọc theo đường xích đạo từ Indonesia đến Peru (Nam Mỹ). Bình thường
thì gió mùa thổi từ Đông sang Tây với hệ quả là nhiệt độ nước biển gần Indonesia
thường cao hơn ở bờ biển Nam Mỹ và giữa Thái Bình Dương khoảng 4 0C. Mực nước
biển ở Indonesia cũng cao hơn ở Peru khoảng 0.5 mét. Như ta biết, ở vùng nước biển
nóng ấm gần Indonesia, nước bốc hơi lên tầng khí quyển và tuần hòa về phía Tây và
Đông gây ra mưa bình thường ở Đông Nam Á và bắc Úc. Hiện tượng El Nino xảy ra
khi vùng nước biển nóng ấm di chuyển xa khỏi Indonesia về phía Đông đến giữa Nam
Thái Bình Dương và gần bờ biển Nam Mỹ.
Hậu quả là mưa xảy ra nhiều hơn ở giữa Nam Thái Bình Dương và Nam Mỹ
nhưng mưa lại có rất ít có ở Đông Nam Á và bắc Úc. El Nino, tiếng Tây Ban Nha có
nghĩa là “bé trai” là từ do các ngư phủ ở bờ biển Peru đặt tên cho hiện tượng này khi
nước biển dọc Peru trở nên nóng ấm lạ thường lúc gần Giáng Sinh (“bé trai” là chúa
Giê Su lúc sanh ra đời). Trong giai đoạn này, biển dọc Peru và Chile rất ít có cá và có
nhiều mưa lũ xảy ra dọc Nam Mỹ. Hiện tượng El Nino thường kéo dài khoảng gần 1
năm, sau đó trở ngược lại tình trạng bình thường (được gọi là La Nina, “bé gái”). Chu
kỳ tuần hoàn El Nino, La Nina lại tiếp tục tái diễn. Chu kỳ dao động này xảy ra với
chu kỳ từ 2 đến 6 năm ở Nam Thái Bình Dương vì thế được các nhà khoa học gọi là
“Dao động phương Nam” (Southern Oscillation). Hiện tượng dao động thời tiết này
được gọi tắt là ENSO (El Nino Southern Oscillation).
Khi hiện tượng El Nino xảy ra, áp suất không khí ở Tahiti (giữa Nam Thái
Bình Dương) thấp hơn ở Darwin (bắc Úc). Khi có La Nina, áp suất ở Tahiti lại cao
hơn. Nhà khoa học Walker đầu thế kỷ 20 đã khám phá ra điều này khi nghiên cứu so
sánh các dữ kiện khí tượng đo được ở hai nơi này trong nhiều năm qua các cơ quan khí
tượng địa phương. Chỉ số dao động phương nam (Southern Oscillation Index, SOI) là
sự khác biệt giữa áp suất không khí ở Tahiti và Darwịn Chỉ số SOI sẽ là âm khi có El
Nino.



Hiện tượng El Nino lần cuối xảy ra là năm 1997/1998 với cường độ mạnh nhất
(còn được gọi là ENSO của thế kỷ 20). Ở Đông Nam Á, nạn hạn hán xảy ra ở nhiều
nơi, kể cả Việt Nam. Hệ quả trầm trọng nhất là ở Indonesia, gây ra nạn cháy rừng kéo
dài cả tháng. Cũng trong năm 1997, ở thành phố Hồ Chí Minh nhiệt độ đạt kỷ lục cao
nhất đến 4006 C. Ảnh hưởng khí hậu của hiện tượng El Nino không những ở vùng
Đông Nam Á mà còn thay đổi khí tượng ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các quốc
gia dọc bờ Tây và Đông của Thái Bình Dương từ Úc, Nam Mỹ, bắc Mỹ đến Nhật Bản,
Trung Quốc. Trong khi ở Đông Nam Á và Úc có hạn hán thì ở Nam Mỹ mưa lũ, lụt lội
xảy ra trên mức bình thường.
Theo bản tường trình của Nha Khí tượng, Thủy văn và Trung tâm nghiên cứu
Môi trường, Giáo dục và Phát triển ở Việt Nam cho thấy là hiện tượng El Nino vào
năm 1997/1998 đã gây hạn hán và thiếu nước trầm trọng ở nhiều nơi. Đồng bằng sông
Cửu Long bị nước mặn lấn vào từ biển. Mực nước ở các đập thủy điện Hoà Bình, Trị
An, Thác Bà đã xuống đến mức báo động. Ước tính thiệt hại kinh tế (kể cả nông
nghiệp) là vào khoảng 5000 tỉ đồng Việt Nam. Ngoài ra trong những năm El Nino,
mặc dầu giông bão ít xảy ra, nhưng nếu có thì cường độ sẽ mạnh hơn. Thí dụ như
trong năm El Nino 1997/1998, ở miền nam Việt nam, cơn bão lớn Linda đã xảy ra
nhanh chóng và bất ngờ gây những thiệt hại nặng nề về nhân mạng và kinh tế. Sản
xuất nông nghiệp đã có bị ảnh hưởng nhưng không hại bằng các thiệt hại kinh tế khác.
Bản tường trình của Nha Khí tượng, nằm trong chương trình nghiên cứu hợp
tác với các nước do Liên Hiệp Quốc tổ chức, cũng đã đề nghị là các cơ quan ở Việt
Nam như Bộ Nông nghiệp, Bộ Khoa học và Môi trường, Bộ Kế hoạch, các công ty
cung cấp điện nước có liên hệ trực tiếp về hệ quả của hiện tượng El Nino nên đầu tư
vào nhân lực, tài nguyên, cũng như tăng cường sự hiểu biết và thông tin về El Nino để
có thể dự kiến, quản lý, đáp ứng có hiệu quả hơn trong giai đoạn có El Nino.
Vì hiện tượng El Nino là hiện tượng thiên nhiên có chu kỳ (như hiện tượng
mùa mỗi năm), chúng ta không thể nào ngăn chặn El Nino tái phát. Tuy nhiên chúng ta
có thể nghiên cứu để hiểu biết các nguyên tố, tác năng tạo thành El Nino và từ đó tiên

đoán khi nào El Nino trở lại và sửa soạn phòng ngừa hay giảm bớt những hậu quả
nghiêm trọng của nó. Giai đoạn El Nino năm 1997/1998, ước lượng thiệt hại do ô


nhiểm bụi cháy rừng là 9 tỉ đô la Mỹ từ thiệt hại nông nghiệp, y tế, du lịch, vận chuyển
giao thông và những hoạt động kinh tế khác. Với kinh nghiệm trên, trong chương trình
dự kiến phòng ngừa El Nino, tổ chức ASEAN đã thành lập một Trung tâm chuyên
ngành về khí tượng đặt ở Singapore để liên lạc và điều hành với các bộ phận, cơ quan
ở các nước Indonesia, Mã Lai, Brunei trong sự thi hành lệnh cấm đốt lửa trong các
tháng 6 đến tháng 9 trong năm El Nino. Tổ chức ASEAN cũng đã thành lập các đội
Liên quốc gia chống cháy rừng.
Ở Việt Nam, dự án phòng ngừa và chương trình quản lý khẩn cấp là do Nha
Khí tượng và Thuỷ văn điều hành với sự hợp tác của các chính quyền địa phương. Đã
có những hội thảo được tổ chức để rút ra các kinh nghiệm từ El Nino 1997/1998.
Nghiên cứu về El Nino lúc đầu không phát xuất từ hiện tượng này xảy ra ở
Nam Mỹ mà tập trung ở Ấn độ chú trọng vào sự thay đổi không khí qua gió, áp suất
khí quyển, nhiệt độ không khí gây ra sự chậm trễ bất thường của gió mùa và mưa nhiệt
đới ở vùng Ấn độ dương. Sau này chúng ta mới biết là hai hiện tượng này đều có liên
quan với nhau và liên hệ chặc chẻ qua sự chuyển động và thay đổi nhiệt độ nước biển
ở Nam Thái Bình Dương. Năm 1887, gió mùa mang theo mưa nhiệt đới đã đến trễ hay
không đến được một số vùng ở Nam Á, gây ra nạn đói lớn trầm trọng.
Vì tầm quan trọng của gió mùa và mưa ở Ấn Độ, nghiên cứu về khí tượng của
chúng đã được đặt lên hàng đầu. Nhà toán học Gilbert Walker, xuất thân từ
Cambridge, đến Ấn Độ năm 1904 nhậm chức ở Cơ quan khí tượng. Ông bắt tay
nghiên cứu về khí tượng gió mùa dùng toán học trên cơ sở các dữ kiện khí tương.
Trong các năm của thập niên 1920 và 1930, dùng các dữ kiện từ các trạm khí tượng đo
được trong 40 năm dài, ông Walker đã phát hiện ra một sự dao động tuần hoàn, mà
ông gọi là dao động phương nam (Southern Oscillation).
Ông đã đặt ra một chỉ số gọi là chỉ số dao động phương nam để biểu hiện hiện
tượng này. Chỉ số này dựa vào một hệ thống phương trình khá phức tạp dùng dữ kiện

từ các trạm không những ở Thái bình dương và Ấn độ dương mà còn ở các nơi khác
như Phi châu và Nam Mỹ. Ông cho rằng dùng chỉ số này, ta có thể tiên đoán được hiện
tượng thời tiết về lâu dài. Ông phát triển và dùng phương pháp toán học, gọi là tự
tương quan (autocorrelation), cho thấy một hệ thống tự nó có thể có một chuyển động


tuần hoàn. Phương trình Yule-Walker trong toán học hiện nay bắt nguồn từ công trình
nghiên cứu khí tượng gió mùa này của ông Walker. Sau này phương trình của chỉ số
dao động phương nam đã được đơn giản hoá bởi Willet và Bodurtha vào năm 1952 chỉ
dùng áp suất khí quyển ở hai nơi, Darwin (bắc Úc) và đảo Tahiti.
Trong các thập niên 1950 đến 1960, các nhà khoa học đã ra sức tìm hiểu vì
đâu gây ra sự tuần hoàn của dao động được thể hiện bởi chỉ số trên. Sự liên hệ giữa đại
dương và khí quyển là một mấu chốt quan trọng qua nhiệt độ nước biển và áp suất khí
quyển ở các nơi khác nhau gây ra sự chuyển động của gió mùa.
J. Bjerknes, nhà khí tượng học nổi tiếng trong các thập niên từ 1950 đến 1980,
cuối cùng đã thành công giải thích và phát họa được một hình ảnh tổng thể gắn liền
hiện tượng nước biển ấm lúc có El Nino ở Đông Thái bình dương với sự thay đổi áp
suất, sự yếu đi của gió mùa, và vũ lượng tăng cao ở Nam Mỹ khi chỉ số dao động
phương Nam xuống thấp. Khám phá của Bjerknes là một đột phá lớn trong khoa học
khí tượng. Dùng những dữ kiện thâu thập được trong năm địa chất quốc tế
(International Geophysical Year, IGY), ông nhận ra rằng nhiệt độ nước biển rất ấm ở
đông Thái bình dương trong thời kỳ El Nino 1957/1958 trùng hợp với giai đoạn âm rất
lớn của chỉ số dao động phương nam. Hai hiện tượng này thật ra có liên hệ rất mật
thiết và từ đó được cộng đồng khoa học gọi là ENSO (El Nino Southern Oscillation).
Ông Bjerknes đã đưa ra sự liên hệ giữa đại dương và khí quyển qua sự lưu thông trực
tiếp, mà ông gọi là sự lưu thông Walker (Walker Circulation). Ông để ý rằng lúc La
Nina (lúc nước biển Nam Mỹ còn lạnh), không khí trên mặt nước biển lạnh ở đông
Thái bình dương chuyển động về phía tây đến vùng biển ấm ở tây Thái bình dương. Ở
đấy không khí sẽ được hâm nóng và bị ẩm cao trên mặt nước biển ấm. Vì thế không
khí sẽ bốc lên cao gây ra mưa và chuyển dộng trở lại phía đông ở độ cao. Sự lưu thông

tuần hoàn này cũng gây ra nước lạnh từ đáy sâu trồi lên ở đông Thái bình dương và
làm nước biển lạnh thêm và tiếp tục gây ra sự chuyển động của không khí và sự bắt
đầu của chu kỳ lưu thông Walker.
Khác với các đại dương khác, Thái Bình Dương có một chiều ngang rất dài ở
dọc xích đạo (dài gấp 2 lần chiều ngang Đại Tây Dương), vì thế có thể mang đến một
chuyển động cơ học tuần hoàn qua sóng ngầm gây ra bởi gió mùa hay các cơn gió


mạnh đôi khi xảy ra trong thời gian dài khoảng 1 tháng ở các vùng dọc xích đạo trên
Thái Bình Dương. Gió mùa thổi dọc đường xích đạo từ hướng đông đến hướng tây. Vì
thế ở Thái Bình Dương, mực nước biển ở hướng tây cao hơn ở phía đông.
Khi gió hay gió mùa chấm dứt, sóng ngầm vẫn tiếp tục chuyển động và
thường phải mất 3 tháng để di chuyển qua hết chiều dài rộng lớn của Thái Bình
Dương. Khi sóng ngầm từ xa đến một vùng địa phương, nhiệt độ nước biển vùng đó sẽ
thay đổi làm môi sinh và thời tiết nơi đó cũng phải thay đổi. Nhà hải dương học Klaus
Wyertki ở Đại học Hawai trong các năm 1970s đã khám phá ra sự liên hệ giữa hiện
tượng ENSO và sư chuyển động của dòng nước biển ở Thái bình dương. Khi sóng đến
và phản hồi giữa hai điểm, ta sẽ có sự thiết lập của một chu kỳ. Chu kỳ này là El Nino
và La Nina. Sóng ngầm rất dài này trong khoa học được gọi là sóng Kevin và sóng
Rossby. Sóng Kevin rất dài (khoảng 1000 km bề dài) chuyển động qua đông mang
nước ấm từ vùng nhiệt đới ở tây Thái bình dương. Khi sóng Kevin đến Nam Mỹ,
chúng phản hồi lại và thành sóng Rossby. Sóng Rossby chuyển động trở lại phía tây và
cuối cùng sẽ làm chấm dứt hiện tượng El Nino.
Lượng nước biển ấm ở Thái Bình Dương rất khổng lồ, nên khi vị trí của lượng
nước biển ấm thay đổi, thì thời tiết chung quanh vùng Thái Bình Dương sẽ thay đổi và
có ảnh hưởng khắp thế giới. Thường thì dòng nước lạnh Humbold chảy từ Nam cực
lên dọc theo bờ biển Nam Mỹ và lên gần đường xích đao. Vì thế nước lạnh từ đáy sâu
trổi lên mang theo nhiều sinh liệu và làm phong phú sinh sôi các loài sinh vật như cá ở
tầng nước ấm phía trên. Vì nước lạnh ở dưới trộn với nước ấm ở trên, nên nhiệt độ
nước biển ở Đông Thái Bình Dương thường thì lạnh hơn khoảng 2 hay 3 độ celsius so

với ở Tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên khi hiện tượng El Nino xảy ra, thì ngược lại
nước biển ở Nam Mỹ sẽ nóng ấm hơn qua sự di chuyển của khối nước ấm khổng lồ từ
Tây Thái Bình Dương và từ xích đạo xuống phía Nam dọc Nam Mỹ.
Trong thập niên 1920, khi ông Walker để ý rằng chỉ số dao động phương nam
lúc cực âm cũng là lúc mà hạn hán thường xảy ra ở Australia, Indonesia, Ấn độ và một
phần ở Phi châu. Ông cũng cho rằng nó cũng liên hệ đến mùa đông không lạnh lắm ở
tây Canada. Ông đã bị đồng nghiệp chỉ trích về sự tiên đoán qua một liên hệ quá xa
này. Hơn nửa thế kỷ sau này, chúng ta mới biết là ông thật sự đúng.


Khoa học ngày nay với các mô hình về sư tác động giữa khí quyển và đại
dương với đất liền, cộng với sự phát triển của máy tính và dữ kiện lấy được từ các
trạm khí tượng, tàu bè hay máy bay, đã cho phép con người có thể tiên đoán dấu hiệu
báo trước sự hình thành của El Nino trong vòng 9 đến 12 tháng trước đó (2).
Trong đầu năm 2002, theo dự đoán của các cơ quan chính phủ như National
Ocean and Atmosphere Administration, NOAA (cơ quan Quản lý Đại dương và khí
quyển quốc gia ở Mỹ và các viện nghiên cứu như Universities Consortium of
Atmospheric Research, UCAR (Tổ hợp các đại học nghiên cứu khí quyển) hay các tổ
chức phi chính phủ như Center of Ocean, Land and Atmosphere, COLA (Trung tâm
nghiên cứu Đại dương, lục địa và khí quyển) thì khoảng giữa năm 2002 đến đầu năm
2003, hiện tượng El Nino sẽ trở lại.
Theo tiên đoán vào tháng 3/2002, thì đã có dấu hiệu hiện tượng El Nino xuất
hiện ở thời kỳ đầu qua các mô hình tiên đóan, nhiệt độ nước biển đo được ở Nam Thái
bình dương gần bờ biển Nam Mỹ đã tăng lên trên mức bình thường, và quan trọng hơn
nữa là chỉ số dao động Nam Thái Bình Dương (SOI) trong tháng 3/2002 đã đột ngột
xuống mức âm dưới zero.Tiên đoán là chỉ số SOI đa số sẽ ở mức âm cho đến cuối năm
hoặc đầu năm 2003 khi hiện tượng El Nino mạnh nhất và sau đó sẽ chấm dứt. Nhưng
cường độ thì không tiên đoán được. Kết quả là hiện tượng El Nino 2002/2003 đã xảy
ra có cường độ rất nhẹ so với các hiện tượng trước kia.
Hiện nay đã có những bước tiến lớn trong ngành tiên đoán khí tượng, đặc biệt

với hiện tượng ENSO, qua các dữ kiện thu thập ở nhiều nơi và bằng nhiều phương
pháp khác nhau và các mô hình rất chi tiết và đầy đủ giữa sự liên hệ đại dương và khí
quyển chạy trên những siêu máy tính (supercomputer). Những tiên đoán này đã và sẽ
giúp con người phù hợp và thích ứng trong các hoạt động kinh tế với sự thay đổi thời
tiết qua chu kỳ El Nino dao động phương nam (ENSO) và giảm đi hệ quả tác hại của
hiện tượng này vào đời sống con người
3.2. Nội dung kiến thức liên quan để giải quyết tình huống
Để giải quyết vấn đề nêu trên một cách có hiệu quả, chúng ta cần áp dụng một
số kiến thức thuộc các lĩnh vực sau:


- Toán học: Thống kê thành phần các đợt xảy ra El Nino và La Nina qua các
giai đoạn khác nhau
- Vật Lý: Khái quát cơ chế vật lý của El Nino và La Nina
- Sinh học: Tác động của El Nino và La Nina đến hoạt động của sinh vật và đa
dạng sinh học
- Địa lý:
+ Các dạng biểu đồ, bảng biểu
+ Tìm hiểu về sự biến đổi khí hậu do El Nino và La Nina gây ra
+ Những khu vực địa lí chịu sự tác động của El Nino và La Nina
- Giáo dục công dân: Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc
góp phần bảo vệ môi trường sống.
4. Giải pháp giải quyết tình huống
- Làm sáng tỏ khái niệm El Nino và La Nina
- Nguyên nhân sinh ra El Nino Nino và La Nina
- Khái quát cơ chế vật lý El Nino Nino và La Nina
- Chu trình El Nino và La Nina qua các thời kỳ
- Tác động của El Nino Nino và La Nina đến đa dạng sinh học
- Tác động của El Nino Nino và La Nina đến biến đổi khí hậu
- Các giải pháp đối phó

5. Tiến trình giải quyết tình huống
5.1. Khái niệm El Nino và La Nina
5.1.1. El Nino
“El Nino” (theo tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là đứa con của Chúa hay còn gọi
là bé Hài Đồng nam) là từ được dùng để chỉ hiện tượng nóng lên dị thường của lớp
nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và Đông Thái Bình Dương, kéo dài 8 12 tháng, hoặc lâu hơn, thường xuất hiện 3 - 4 năm 1 lần, song cũng có khi dày hơn
hoặc thưa hơn.
Khái niệm El Nino là kết quả tương tác giữa khí quyển và đại dương mà thể
hiện chủ yếu là hoàn lưu khí quyển với nhiệt độ nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo
Thái Bình Dương, sự thay đổi của một phía sẽ gây ra phản ứng của phía kia. El Nino
không phải là một hiện tượng mang tính cục bộ ở vùng biển ngoài khơi Nam Mỹ, mà


là một phần hệ thống tương tác có quy mô lớn, phức tạp giữa khí quyển và đại dương.
El Nino là một phần của bộ máy khí hậu ở vùng nhiệt đới có liên quan đến nhiều hiện
tượng thời tiết thế giới, sự xuất hiện của hiện tượng El Nino biểu hiện sự dao động
trong cơ chế của khí hậu toàn cầu.
5.1.2. La Nina
“La Nina” (hay còn gọi là bé Hài Đồng nữ) là hiện tượng lớp nước biển bề mặt
ở khu vực nói trên lạnh đi dị thường, xảy ra với chu kỳ tương tự hoặc thưa hơn El
Nino.
Để thể hiện sự ngược nhau giữa hai hiện tượng này có khi người ta dùng khái
niệm Anti-El Nino (đối El Nino). Hiện tượng La Nina có thể xuất hiện ngay khi hiện
tượng El Nino suy yếu, nhưng có khi không phải như vậy.
ENSO là chữ viết tắt của các từ ghép El Nino Southern Oscillation (El Nino Dao động Nam) để chỉ cả 2 hai hiện tượng El Nino và La Nina và có liên quan với dao
động của khí áp giữa 2 bờ phía Đông Thái Bình Dương với phía Tây Thái Bình Dương
- Đông Ấn Độ Dương (Được gọi là Dao động Nam) để phân biệt với dao động khí áp
ở Bắc Đại Tây Dương).
5.2. Nguyên nhân
El Nino và La Nina không phải là do con người, mà chính là thiên nhiên, cho

dù con người có can thiệp như thế nào, hiện tượng này vẫn xảy ra.
Nguyên nhân sinh ra El Nino: Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi hướng
gió làm xuất hiện đột ngột dòng biển ấm ở phía đông Thái Bình Dương, các dòng biển
nóng này sẽ đẩy các dòng nước lạnh xuống dưới. Ngoài ra còn có một số giả thiết cho
rằng có các nguyên nhân khác như: sự thay đổi áp suất không khí, Trái Đất nóng dần
lên, các cơn động đất dưới đáy biển,…
Nguyên nhân sinh ra La Nina: La Nina thường xuất hiện khi nhiệt độ mặt
nước biển thấp hơn nhiệt độ chuẩn (khoảng 25 0C) từ 0,50C trở đi. Nếu nhiệt độ mặt
nước biển chỉ thấp nhiệt độ chuẩn từ 0 – 0,5 0C thì đó là trạng thái trung gian. Thông
thường sau một chu kì El Nino thì đến chu kì trung gian hoặc chu kì La Nina.


5.3. Khái quát cơ chế vật lý El Nino Nino và La Nina
* Dao động Nam và Hoàn lưu Walker
Dao động Nam (Southern Oscillation) là sự dao động của khí áp quy mô lớn,
từ năm này qua năm khác ở 2 phía Đông và Tây của khu vực xích đạo Thái Bình
Dương, được Gilbert I.Walker phát hiện vào cuối những năm 20 của thế kỷ trước. Hơn
40 năm sau, Jacob Bjerknes (1966) thừa nhận có sự dao động cỡ lớn trong hoàn lưu tín
phong của Bán cầu Bắc và Nam ở Thái Bình Dương và ông cho rằng nó có liên quan
với Dao động Nam. Khi tín phong mạnh, nước tương đối lạnh có nguồn gốc nước trồi
ở xích đạo thuộc bờ biển Nam Mỹ được hình thành bởi áp lực của gió Đông lên bề mặt
đại dương, mở rộng về phía Tây tới trung tâm Thái Bình Dương. Sự chênh lệch khí áp
giữa Đông (cao) và Tây (thấp) và nhiệt độ giữa Đông (thấp) và Tây (cao) trên khu vực
xích đạo Thái Bình Dương dẫn đến chuyển động ngược chiều của không khí ở tầng
thấp (gió Đông) và trên cao (gió Tây); ở phía Đông có chuyển động giáng, ở phía Tây
có chuyển động thăng của không khí, tạo thành một hoàn lưu khép kín, được Bjerknes
gọi là Hoàn lưu Walker. Chênh lệch nhiệt độ và khí áp giữa Đông và Tây Thái Bình
Dương càng lớn, hoàn lưu Walker càng mạnh, ngược lại, chênh lệch nhiệt độ và khí áp
giảm, hoàn lưu Walker yếu đi.
Hình 1.1: Sơ đồ hoàn lưu Walker trong điều kiện bình


thường
Chuyển
động
giáng

Gió Tây
Đối lưu
phát triển

HOÀN LƯU WALKER

Tín phong BBC
Nóng, khí áp thấp
Xích đạo

Gió Đông

Lạnh, khí áp cao
Tín phong NBC

Nêm nhiệt

1200Đ

Nước trồi

800T



Thông thường, nhiệt độ nước biển giảm dần theo độ sâu nên từ mặt biển đến
độ sâu khoảng vài trăm mét, nhiệt độ ở vùng biển phía Tây Thái Bình Dương cao hơn
phía Đông, tạo ra một lớp nước chuyển tiếp giữa lớp nước bên trên nóng hơn với lớp
nước bên dưới lạnh hơn, có độ nghiêng từ Đông sang Tây Thái Bình Dương, thường
được gọi là “nêm nhiệt” (the Thermocline). Độ sâu của nêm nhiệt ở bờ phía Tây
khoảng 200m, giảm dần về bờ phía Đông chỉ còn vài chục mét. Khi hoàn lưu Walker
mạnh lên, hoạt động của nước trồi tăng lên, độ nghiêng của nêm nhiệt lớn hơn, trái lại,
khi hoàn lưu Walker yếu đi, nước trồi bị hạn chế, độ nghiêng của nêm nhiệt giảm đi.
* Tương tác đại dương - khí quyển
Tương tác đại dương - khí quyển là quá trình trao đổi nhiệt, ẩm, động lượng,
năng lượng giữa lớp nước bề mặt đại dương với lớp không khí bên trên, chủ yếu thông
qua hoạt động đối lưu và các xoáy khí quyển. Trên khu vực phía Tây xích đạo Thái
Bình Dương (vùng bể nóng (the warm pool)), nơi có hội tụ của gió Đông và gió Tây
tầng thấp, thường diễn ra hoạt động đối lưu sâu trong nhánh phía Tây của hoàn lưu
Walker. Mây, mưa nhiều và lượng bức xạ phát xạ sóng dài (OLR) từ mặt biển thường
không vượt quá 240w/m2. Do đó, lượng bức sóng ngắn từ mặt trời (Qsw) thường nhỏ
hơn lượng tiềm nhiệt bốc hơi (Qe).
Trái lại, ở vùng xích đạo phía Đông Thái Bình Dương, trong nhánh phía Đông
của Hoàn lưu Walker thường có chuyển động giáng của không khí, hoạt động đối lưu
bị hạn chế, ít mây, mưa. Lượng bức xạ phát xạ sóng dài từ mặt biển thường đạt những
giá trị cực đại (>280w/m2). Bức xạ sóng ngắn từ mặt trời cũng đạt những giá trị lớn
nhất và thường lớn hơn lượng tiềm nhiệt bốc hơi.
Khi hoàn lưu Walker hoạt động yếu hơn bình thường (gió Đông tầng thấp yếu,
trong khi gió Tây ở vùng phía Tây Thái Bình Dương xích đạo phát triển mạnh lên),
vùng đối lưu sâu ở Tây Thái Bình Dương bị dịch chuyển về phía Đông đến trung tâm
Thái Bình Dương, làm tăng cường các chuyển động xoáy của khí quyển ở vùng này,
lượng mây và mưa tăng lên; OLR giảm, lượng nhiệt và lượng ẩm từ đại dương chuyển
vào khí quyển giảm đi. Trái lại, ở vùng phía Tây Thái Bình Dương xích đạo, đối lưu bị
hạn chế, lượng mây và mưa giảm đi; OLR tăng, lượng nhiệt và ẩm từ đại dương
chuyển vào khí quyển tăng lên.

Cơ chế hoạt động của ENSO


Dưới áp lực của gió Đông tầng thấp, mặt biển khu vực xích đạo Thái Bình Dương
nghiêng về phía Đông (mực nước biển ở bờ phía Tây Thái Bình Dương cao hơn ở bờ
phía Đông khoảng 30 - 70cm). Khi hoàn lưu Walker suy yếu hoặc bị tách thành 2
phần, áp lực của gió Đông lên mặt biển giảm đi, kéo theo sự suy yếu của nước trồi và
dòng chảy hướng Tây, nước biển từ vùng bể nóng Tây Thái Bình Dương nhanh chóng
đổ dồn về phía Đông, tạo thành một sóng đại dương xích đạo (sóng Kelvin) lan truyền
về phía Đông và nhiệt từ vùng bể nóng được vận chuyển về vùng trung tâm và Đông
Thái Bình Dương, làm cho nước biển bề mặt ở vùng này nóng lên dị thường. Kết quả
là chênh lệch nhiệt độ nước biển giữa vùng phía Đông và phía Tây giảm đi, độ sâu của
nêm nhiệt ở bờ phía Tây giảm đi, trong khi ở bờ phía Đông tăng lên, trao đổi nhiệt
thẳng đứng trong lớp nước xáo trộn đại dương mạnh mẽ hơn.
Hình 1.2: Sơ đồ hoàn lưu Walker trong điều kiện El

Nino
Đối lưu
hạn chế

Gió Tây

Gió Đông

Đối lưu
hạn chế

HOÀN LƯU WALKER
Đối lưu
phát triển


Tín phong BBC yếu
Lạnh đi, khí áp tăng
Xích đạo

Gió Tây mạnh lên

Nóng lên, khí áp giảm
Gió Đông yếu
Tín phong NBC yếu

Độ sâu nêm
nhiệt giảm
Nêm nhiệt

1200

Nước
trồi yếu

800T

Sóng Kelvin lan truyền tới bờ phía Đông Thái Bình Dương trung bình mất
khoảng 50 ngày và bị phản xạ trở lại. Sự phản xạ này gây ra một sóng đại dương (sóng
Rossby) chuyển động về phía Tây với thời gian trung bình khoảng 6 tháng, qua đó, lớp
nước bề mặt ấm lại được vận chuyển về phía Tây. Sự phản xạ qua lại của các sóng
Kelvin và Rossby ở 2 bờ của Thái Bình Dương quyết định độ dài và tính không ổn
định trong các pha của một chu trình El Nino. Như vậy, có thể thấy sóng Kelvin làm
giảm chênh lệch nhiệt độ giữa Đông và Tây Thái Bình Dương (hiệu ứng âm), trái lại,



sóng Rossby cho hiệu ứng dương. Trên thực tế, sự duy trì một thời gian dài (12 - 14
tháng) hiện tượng nóng lên dị thường của nhiệt độ nước biển bề mặt ở trung tâm và
Đông Thái Bình Dương xích đạo (1 chu trình El Nino) chứng tỏ hiệu ứng nhiệt bình
lưu do sóng Kelvin tạo ra lớn hơn hiệu ứng nước trồi do sóng Rossby gây ra ở vùng
biển này. Ở vùng biển phía Tây Thái Bình Dương xích đạo, sự thay đổi (giảm đi) của
nhiệt độ mặt nước biển trong chu trình El Nino không lớn như ở vùng trung tâm và
Đông Thái Bình Dương xích đạo, chứng tỏ hiệu ứng nhiệt do các sóng Kelvin và sóng
Rossby bị triệt tiêu nhiều.
Khi hoàn lưu Walker mạnh hơn bình thường, áp lực gió Đông lên mặt biển
tăng lên, có thể dẫn đến một chu trình ngược lại với chu trình El Nino (chu trình La
Nina) do hoạt động của nước trồi mạnh hơn và bình lưu lạnh hướng Tây tăng lên, làm
cho vùng biển trung tâm và Đông Thái Bình Dương lạnh đi dị thường.
5.4. Chu trình El Nino và La Nina qua các thời kỳ
Bảng 1: Các đợt El Nino
Tháng bắt
Số TT Đợt El Nino
đầu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

13
14
15

1951/1952
1953
1957/1958
1963/1964
1965/1966
1968/69/70
1972/1973
1976/1977
1979
1982/1983
1986/87/88
1991/1992
1993
1997/1998
2002/2003

6/1951
3/1953
4/1957
6/1963
5/1965
9/1968
4/1972
6/1976
7/1979
4/1982

9/1986
4/1991
2/1993
4/1997
7/2002

Thời
Tháng kết
gian kéo
thúc
dài
1/1952
8
11/1953
9
5/1958
14
2/1964
9
2/1966
10
2/1970
18
3/1973
12
2/1977
9
12/1979
6
9/1983

18
1/1988
17
6/1992
15
8/1993
7
6/1998
15
1/2003
7

Cực đại SSTA (0C)
và tháng xuất hiện
1.3
1.1
1.8
1.2
1.8
1.4
2.6
1.2
1.2
3.6
2.0
1.7
1.5
3.9
1.4


Ghi chú: Các năm in đậm là các đợt El Nino mạnh

10/1951
9/1953
12/1957
12/0963
12/1965
12/1969
12/1972
9,10/1976
9/1979
1/1983
9/1987
1/1992
5/1993
12/1997
11,12/2002


Bảng 2: Các đợt La Nina

1
2
3
4
5
6

1949/1950
1954/55/56

1964/1965
1967/1968
1970/1971
1973/1974

Tháng bắt
đầu
Cuối 1949
5/1954
4/1964
9/1967
6/1970
6/1973

7

1975/1976

4/1975

8
9
10

1984/1985
1988/1989
1998/99/00

10/1984
4/1988

10/1998

Số TT Đợt La Nina

Tháng kết Thời gian Cực đại SSTA (0C) và
thúc
kéo dài
tháng xuất hiện
4/1950
-1.7
2/1950
2/1956
22
-2.0
11/1955
1/1965
10
-1.2
12/1964
4/1968
8
-1.3
2/1968
12/1971
19
-1.5
12/1970
3/1974
10
-1.4

1/1974
12/1975,
3/1976
12
-1.5
1/1976
12/1985
15
-1.2
12/1984
3/1989
12
-1.7
11, 12/1988
3/2000
18
-1.6
1/2000

Ghi chú: Các năm in đậm là các đợt La Nina mạnh

Hình 3. Cường độ các đợt El Nino (a), La Nina (b) mạnh giai đoạn 1950-2010

5.5.Tác động của El Nino Nino và La Nina đến đa dạng sinh học của các hệ sinh
thái
5.5.1. Tích cực
Cách đây hơn 5000 năm, khi mà hiện tượng El Nino mới xuất hiện cũng đồng
nghĩa với “tin mừng” đối với ngư dân ở Peru. Vì lúc ấy nước biển tăng lên đủ ấm để vi
sinh vật phát triển, làm nguồn thức ăn dồi dào cho các loài cá biển. Nhờ thế ngành
đánh bắt cá của các nước ven biển Nam Mỹ phát triển mạnh.

El Nino làm hạn chế sự phát triển các cơn bão nhiệt đới ở Đại Tây Dương.


Ở nước ta, trong điều kiện La Nina, năng suất lúa bình quân ở vụ Đông Xuân
và vụ mùa đều tăng so với vụ trước đó. Vụ Đông Xuân rõ nhất là ở đồng bằng Bắc Bộ
còn vụ mùa rõ nhất ở đồng bằng sông Cửu Long
Các hiện tượng La Nina thường kết thúc vào mùa hè, sẽ tạo ra các điều kiện
thời tiết ôn hòa cho đến cuối mùa thu.
5.5.2. Tiêu cực
Tuy có những lợi ích nhất định như trên nhưng hiện tượng ENSO vẫn được
chú ý nhiều hơn về những ảnh hưởng đang ngày càng nghiêm trọng của nó đến thời
tiết và khí hậu. Khi El Nino xuất hiện, ban đầu những cơn gió ở Thái Bình Dương tự
dưng đổi hướng sang hướng đông, làm cho mặt nước bờ Đông sẽ nóng thêm 4 – 5 0C,
gây mưa lớn, bão nhiệt đới mạnh, lũ quét, trượt đất, lũ bùn đá dữ dội. Trong khi đó,
vùng nhiệt đới Tây Thái Bình Dương lạnh đi, vùng khí giáng biến mất, mây lại tập
trung mật độ quá cao bên phía đông gây nên khô hạn kéo dài. Ngoài El Nino, La Nina
cũng gây nên các hiện tượng thời tiết cực đoan khắp thế giới như bão tuyết, hạn hán, lũ
lụt,… Bởi thế, hiện tượng ENSO gây ra những tác động rất xấu đến đa dạng sinh học
của nhiều hệ sinh thái trên Trái Đất.
Hệ sinh thái nông nghiệp:
Lũ quét và hạn hán xảy ra tạo nên rất nhiều khó khăn cho hệ sinh thái nông
nghiệp, làm cho các loài thực vật không thể phát triển được, đặc biệt là lúa - nguồn
lương thực chính của thế giới, gây nên những mối đe dọa lớn vô cùng to lớn cho vấn
đề an ninh lương thực. Cơ quan Thực phẩm và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc
(FAO) đã kêu gọi các nước Châu Á tích trữ lúa gạo để phòng nạn đói. Liên Hiệp Quốc
cũng đã báo động 700000 có thể bị đói ở các nước Trung Mỹ. Ngoài ra, các nước
Châu Phi, Nam Mỹ,… cũng đang bị nạn đói đe dọa nghiêm trọng.
Ở Việt Nam, tuy ENSO có đem lại những tác động tích cực cho hệ sinh thái
nông nghiệp nhưng bên cạnh đó vẫn có những ảnh hưởng tiêu cực như lũ quét, hạn
hán làm mất mùa hay giảm chất lượng nông sản.

Hệ sinh thái rừng:


Hạn hán kéo dài làm không khí trở nên khô và nóng. Trong điều kiện khô
hanh như thế, lửa rất dễ bị kích cháy ở các vùng đất than bùn giàu carbon gây nên các
vụ cháy rừng nghiêm trọng và có thể kéo dài hàng tháng trời không thể kiểm soát
đượclàm mất đi môi trường sống cũng như một số lượng lớn các loài động, thực vật.
Ví dụ như cháy rừng ở Indonesia năm 1997-1998, bụi phủ khắp Đông Nam Á, ảnh
hưởng tới Singapore, Malaysia,…
Cản trở sự phát triển của các quần thể ngập mặn tiên phong ra các cửa sông và
bãi bồi ven biển do rễ hô hấp bị thiếu oxi, ảnh hưởng đến mùa sinh sản và làm cho hệ
sinh thái rừng ngập mặn bị tổn thương.
Hệ sinh thái biển:
Khi El Nino xuất hiện tức là nước biển nóng lên bấtt thường đột ngột gây chết
các loài vi sinh vật và các sinh vật phù du là nguồn thức ăn biển làm giảm số lượng cá
biển dẫn đến giảm số lượng chim biển (di cư xuống các vùng biển khác của Nam Mỹ).
El Nino diễn ra vào các năm khác còn làm tôm hùm di cư về phía nam bờ biển
Peru, các loài nhuyễn thể, bào ngư cũng tập trung với mật độ không bình thường ở dọc
bờ biển Peru và Chilê.
Sóng thần xuất hiện do hậu quả của El Nino còn phá hủy các vùng tảo biển,
làm mất các loài nhuyễn thể ở vùng biển Êcuađo và Chilê.
Hệ sinh thái ven bờ:
Mưa nhiều và lớn làm cho nước dâng lên mạnh. Ở các vùng đất thấp ngập
nước, các sinh vật cũ mất đi, các sinh vật mới phát triển, các sinh vật ở đáy sông cũng
bị thay đổi do dòng chảy lớn. Còn ở các vùng khô cằn, một số cây cỏ, dược liệu, cây
bụi di chuyển về vùng thấp khi nước rút.
ENSO cũng gây nên hạn hán, khô cằn làm khó khăn cho các hoạt động sống
của các sinh vật.
5.6. Tác động của El Nino Nino và La Nina (ENSO) đến biến đổi khí hậu và con
người

5.6.1. Ảnh hưởng của ENSO đến hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới


Trong 45 năm (1956 - 2000), có 311 cơn bão và áp thấp nhiệt đới (sau đây gọi
chung là xoáy thuận nhiệt đới - XTNĐ) ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam, trung bình
mỗi năm có 6,9 cơn, trung bình mỗi tháng có 0,58 cơn
Cùng thời gian trên có tổng số 150 tháng El Nino với 63 XTNĐ ảnh hưởng
trực tiếp, trung bình mỗi tháng El Nino có 0,42 cơn, ít hơn trung bình nhiều năm
khoảng 28%. Trong khi đó, trung bình mỗi tháng La Nina có 0,80 cơn (86 cơn/107
tháng), nhiều hơn trung bình nhiều năm khoảng 38%.
Trong cả mùa bão (từ tháng 6 đến tháng 12), trung bình nhiều năm có 6,64
cơn, mỗi tháng mùa bão có 0,95. Trong điều kiện El Nino, trung bình cả mùa bão có
4,83 cơn, mỗi tháng mùa bão có 0,69 cơn, ít hơn trung bình nhiều năm khoảng 27%.
Trái lại, trong điều kiện La Nina, trung bình mùa bão có 9,17 cơn, mỗi tháng mùa bão
có 1,31 cơn, nhiều hơn trung bình nhiều năm khoảng 38%. Ngoài ra, trong điều kiện
El Nino, xoáy thuận nhiệt đới thường tập trung vào giữa mùa bão (tháng 7, 8, 9), trong
điều kiện La Nina, XTNĐ thường nhiều hơn vào nửa cuối mùa bão (tháng 9, 10, 11).
5.6.2. Ảnh hưởng của ENSO đến nhiệt độ
Ở hầu hết các vùng trong cả nước, nhiệt độ trung bình các tháng trong điều
kiện El Nino đều cao hơn bình thường, mùa đông chênh lệch rõ rệt hơn mùa hè, các
khu vực phía Nam chịu ảnh hưởng rõ hơn ở phía Bắc. Trái lại, trong điều kiện La
Nina, nhiệt độ trung bình các tháng thấp hơn bình thường, ở phía Bắc chịu ảnh hưởng
nhiều hơn ở phía Nam
Ngoài ra, hiện tượng El Nino, nhất là các đợt El Nino mạnh (1982 - 1983,
1997 - 1998) còn gây ra nhiều kỷ lục về nhiệt độ cao nhất tuyệt đối ở nhiều nơi.
Ngược lại, hiện tượng La Nina lại gây ra những kỷ lục về nhiệt độ tối thấp tuyệt đối
5.6.3. Ảnh hưởng của ENSO đến lượng mưa
Mức thâm hụt lượng mưa trong từng đợt ENSO được định nghĩa là hiệu số
giữa tổng lượng mưa thực tế trong từng đợt ENSO với tổng lượng mưa trung bình
nhiều năm của cùng thời kỳ, ở một địa điểm nào đó, biểu thị bằng % (DR). Kết quả

nghiên cứu cho thấy, hầu hết các đợt El Nino gây thâm hụt lượng mưa ở hầu hết các
vùng, DR phổ biến từ 25 đến 50%, hầu hết các đợt La Nina gây ra lượng mưa vượt
trung bình nhiều năm ở các tỉnh ven biển Trung Bộ và Tây Nam Bộ, nhưng gây ra


thâm hụt lượng mưa ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ (bảng 6: Mức thâm hụt
lượng mưa trong các đợt ENSO ở một số địa điểm).
Đáng chú ý là, đa số các đợt ENSO gây ra tình trạng hụt mưa, song một số đợt
El Nino, La Nina đã cho những kỷ lục về lượng mưa lớn nhất trong 24h và số tháng
liên tục hụt mưa ở một số nơi, cho thấy ENSO làm tăng tính biến động của mưa ở Việt
Nam.
5.6.4. Ảnh hưởng của ENSO đến mực nước biển ở vùng ven biển và hải đảo Việt
Nam.
El Nino gây ra hiệu ứng âm (∆h < 0), trái lại La Nina gây ra hiệu ứng dương
(∆h > 0) đối với mực nước biển ở ven biển và hải đảo nước ta.
5.6.5. Ảnh hưởng của ENSO đến độ mặn nước biển vùng ven biển và hải đảo Việt
Nam.
Nhìn chung, ảnh hưởng của El Nino làm tăng độ mặn, trái lại La Nina là giảm
độ mặn của nước biển ở vùng ven biển và hải đảo nước ta.
5.6.6. Ảnh hưởng của ENSO đến dòng chảy sông ngòi ở Việt Nam.
Trong những năm El Nino, phần lớn các trạm có dòng chảy năm nhỏ hơn
trung bình nhiều năm từ 10% trở lên, những năm El Nino mạnh có thể giảm tới 50 60%.
Trong những năm La Nina, dòng chảy năm các sông thường lớn hơn trung
bình nhiều năm, có năm, ở một số sông, lớn hơn tới 80 - 100%.
Đối với dòng chảy mùa lũ cũng có đặc điểm tương tự: trong những năm El
Nino thường nhỏ hơn giá trị dòng chảy trung bình nhiều năm, tỷ lệ (%) giữa dòng chảy
mùa lũ và dòng chảy trung bình nhiều năm đạt 65 - 95%, trái lại, trong những năm La
Nina, tỷ lệ này thường là 101 - 110%, ở một số vùng lên tới 130 - 140% (vùng núi
Bắc Bộ, Trung Bộ và Tây Nguyên). Tuy nhiên, tính biến động của đặc trưng này trong
điều kiện ENSO rất lớn, không loại trừ có năm El Nino, dòng chảy mùa lũ lớn hơn

dòng dảy trung bình nhiều năm, ngược lại, trong những năm La Nina, dòng chảy mùa
lũ nhỏ hơn dòng chảy trung bình nhiều năm.
Đối với dòng chảy mùa cạn, trong những năm El Nino, lượng dòng chảy 3
tháng liên tục nhỏ nhất ở hầu hết các trạm đều nhỏ hơn trị số trung bình nhiều năm của


thời kỳ tương ứng và đạt khoảng 80 - 90%, trái lại, trong những năm La Nina - lớn hơn
trị số trung bình nhiều năm và đạt 101 - 140%. Đối với dòng chảy tháng nhỏ nhất cũng
có tình hình tương tự.
5.6.7. Ảnh hưởng của ENSO đến sản lượng thủy điện.
Quan hệ giữa lưu lượng nước trung bình năm với sản lượng năm của 4 nhà
mày thủy điện là Hòa Bình, Thác Bà, Trị An, Đa Nhim là đồng biến, với hệ số tương
quan 0,5 - 0,8. Do đó, có thể thấy ảnh hưởng của El Nino có thể làm giảm sản lượng
thủy điện, trong khi ảnh hưởng của La Nina góp phần thuận lợi cho việc tăng sản
lượng thủy điện của các nhà máy nêu trên.
5.6.8. Ảnh hưởng của ENSO đến sản xuất nông nghiệp.
Trong điều kiện El Nino, năng suất lúa bình quân của vụ Đông Xuân giảm so
với vụ trước đó, nhất là ở vùng trung du Bắc Bộ, trái lại năng suất lúa vụ mùa tăng,
nhất là ở vùng Bắc Trung Bộ.
Trong điều kiện La Nina, năng suất lúa bình quân vụ Đông Xuân và vụ mùa
đều tăng so với vụ trước đó, trong đó vụ Đông Xuân rõ nhất ở đồng bằng Bắc Bộ, vụ
mùa rõ nhất ở đồng bằng sông Cửu Long.
Trong điều kiện ENSO, diện tích cà phê cho thu hoạch và sản lượng cà phê
đều tăng so với vụ trước: những năm La Nina, diện tích cà phê lớn hơn những năm El
Nino, song sản lượng cà phê những năm El Nino cao hơn những năm La Nina.
5.6.9. Ảnh hưởng của ENSO đến đời sống và sức khỏe con người.
Theo thống kê, từ 1977 đến 2000, tổng số người bị chết và mất tích do thiên
tai là 14.962, trong đó xảy ra vào những năm ENSO chiếm 64% (El Nino 43%, La
Nina 21%).
Tỷ lệ số người mắc bệnh sốt xuất huyết trên 100.000 người trong thời kỳ 1976

- 1998 có quan hệ với hiện tượng El Nino với hệ số tương quan từ 0,4 đến 0,6. Riêng
đợt El Nino 1997 - 1998, cả nước có 51 tỉnh, thành phố có dịch sốt xuất huyết với tỷ lệ
bình quân 306/100.000 người.
5.7. Các giải pháp đối phó


Ngoài các giải pháp công trình liên quan đến thiên tai, thuỷ lợi, rừng phòng
hộ, bảo vệ giải ven biển…, các giải pháp phi công trình chủ yếu là:
Quy hoạch và quản lý tổng thể các lưu vực sông, hệ thống các hồ chứa nước;
Điều chỉnh cơ cấu sản xuất, mùa vụ ở một số vùng nhằm thích ứng với ảnh
hưởng của ENSO;
Xây dựng và hoàn thiện các phương án theo dõi, cảnh báo, dự báo tác động
của ENSO;
Tăng cường công tác tổ chức, quản lý thiên tai của nhà nước và của các ngành
đối với tác động của ENSO như một bộ phận của chiến lược quốc gia về phát triển bền
vững; Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho công chúng
về ENSO và những giải pháp phòng tránh./
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Việc tìm hiểu nguyên nhân gây nên hiện tượng El Nino, La Nina và tác động
của El Nino, La Nina đối với sự biến đổi khí hậu giúp cho tất cả mọi người có cái nhìn
đúng đắn về thực trạng môi trường hiện tại, từ đó kêu gọi tất cả mọi người nâng cao ý
thức trong việc bảo vệ môi trường sống xung quanh.
"Bảo vệ môi trường sống chính là cứu cuộc sống của chúng ta."



×