Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tài liệu ôn tập cuối kì môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.08 KB, 7 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Câu 1: Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh:
1. Cơ sở khách quan:
a. Bối cảnh lịch sử ra đời tư tưởng Hồ Chí Minh:

*Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- HCM sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước và thế giới có nhiều biến động, trong nước
thực dân Pháp xâm lược (1858)
- 1884: vua Tự Đức kí hòa ước Pa-tơ-nốt, dâng toàn bộ nước ta cho Pháp -> các mặt chính trị,
kinh tế, văn hóa đều lệ thuộc vào thực dân Pháp (ngột ngạt về chính trị, bần cùng về kinh tế).
- Các cuộc đấu tranh của nhân dân ta dưới ngọn cờ “Cần vương” các sĩ phu lãnh đạo đều thất bại.
Hệ tư tưởng phong kiến đã tỏ ra lỗi thời trước các nhiệm vụ lịch sử (vd: Hoàng Hoa Thám –
phong trào Nông dân Yên Thế), Phan Bội Châu (phong trào Đông Du), Phan Châu Trinh (phong
trào Duy Tân), Hàm Nghi (phong trào Cần vương)..
*Bối cảnh quốc tế
- Chủ nghĩa đế quốc đã trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa (Á, Phi, Mĩ Latinh).
- Từ cuộc đấu tranh sôi nổi của công nhân các nước tư bản, sử thức tỉnh của châu Á đầu thế kỉ
XX đã dẫn đến 1 cao trào mới của cách mạng thế giới với đỉnh cao là CM Tháng Mười Nga năm
1917.
b. Các tiền đề tư tưởng lí luận:
- Giá trị truyền thống dân tộc:
+ Tự lực tự cường
+ Sự thủy chung, khoan dung, độ lượng
+ Thông minh, sáng tạo, quí trọng hiền tài
Chính sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước đã thúc giục Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu
nước để đấu tranh giải phóng dân tộc.
-Tinh hoa van hóa nhân loại:
+ Tư tưởng: văn hóa phương Đông
 NHO GIÁO: -> Triết lí hành động nhân nghĩa
 Triết lí nhân sinh : tu thân, tề gia



 Đề cao văn hóa trung hiếu
 PHẬT GIÁO: -> Tư tưởng vị tha, từ bi, bác ai cứu khổ cứu nạn.
 Coi trọng tinh thần bình đẳng chống phân biệt đẳng cấp, chăm lo điều thiện,…

*Tuy nhiên trong Phật Giáo và nhiều tôn giáo khác có hạn chế: không sử dụng phương pháp bạo
lực cách mạng -> để giải phóng dân tộc mang lại hòa bình độc lập tự do chỉ có đấu tranh theo
con đường chủ nghĩa cộng sản.
> CHỦ NGHĨA TAM DÂN CỦA TÔN TRUNG SƠN (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân
sinh hạnh phúc) đã tác động đến Bác.
+ Văn hóa phương Tây:
 Người tiếp thu các giá trị của bản Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền của cách mạng

Pháp.
 Các giái trị về quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của Tuyên ngôn độc
-

lập ở Mĩ năm 1776.
Chủ nghĩa Mác-Lenin:

+ Thực tiễn trong gần 10 năm đi tìm đường cứu nước, nhất là sau khi đọc sơ thảo lần thứ I
các luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lenin(1920) Nguyễn Ái Quốc đã
tìm thấy con đường giải phóng dân tộc.
+ Người viết: “Lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã
đưa tôi tin theo Lenin, tin theo quốc tế thứ ba.”
 Chủ nghĩa Mác-Lenin là nguồn gốc lí luận trực tiếp, quyết định bản chất tư tưởng HCM.

Linh hồn sống của nó là phương pháp biện chứng duy vật.
2. Nhân tố chủ quan
a. Khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh:


Trong quá trình tìm đường cứu nước, HCM đã tìm hiểu đời sống và cuộc đấu tranh của các dân
tộc để khái quát thành lí luận, chỉ đạo hoạt động thực tiễn (Tiêu biểu: Đường Kach Mệnh)
b. Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn:
- Vì dân, tin dân, khiêm tốn, học hỏi, khả năng tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, kiên định,
-

nhạy bén với cái mới, có phương pháp biện chứng, có đầu óc thực tiễn.
Đó là sự khổ công học tập để chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức nhân loại, 1 trái tim yêu thương
nhân dân, sẵn sàng chịu đựng hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, hạnh phúc của đồng
bào.


Câu 2: Luận điểm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc – nội dung cốt lõi của vấn đề dân
tộc thuộc địa:
-

Cách tiếp cận từ quyền con người:

Hồ Chí Minh hết sức trân trọng quyền con người. Người đã tìm hiểu và tiếp nhận những
nhân tố về quyền con người được nêu trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của nước Mỹ, Tuyên
ngôn nhân quyền và dân quyền, như quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và
quyền mưu cầu hạnh phúc. Người khẳng định:”Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.”
Từ quyền con người, Người đã khái quát và nâng cao thành quyền dân tộc:” Tất cả các dân
tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng
và quyền tự do”.
-

Nội dung của độc lập dân tộc:


+ Độc lập tự do là quyền tự nhiên, thiêng liêng, vô cùng quý giá và bất khả xâm phạm của
dân tộc.Độc lập của Tổ Quốc, tự do của nhân dân là thiêng liêng nhất. Người đã từng khẳng
định: Cái mà tôi cần nhất trên đời này là: đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập.
+ Độc lập dân tộc phải gắn liền với sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
+ Dân tộc độc lập trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao. Mọi vấn đề
thuộc chủ quyền quốc gia do dân tộc đó tự quyết định. Người khẳng định: Nước Việt Nam là
của người Việt Nam, do dân tộc Việt Nam quyết định, nhân dân Việt Nam không chấp nhận
bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài.
+ Trong nền độc lập đó, mọi người dân đều ấm no, tự do, hạnh phúc, nếu không độc lập chẳng
có nghĩa gì. Nghĩa là độc lập dân tộc phải gắn liền với hạnh phúc, cơm no, áo ấm của nhân dân.
Suốt đời Hồ Chí Minh chỉ có một ham muốn tột bậc là “làm sao cho nước ta được hoàn độc lập,
dân tộc ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”
Người nói: “Chúng ta đã hy sinh, đã giành được độc lập, dân chỉ thấy giá trị của độc lập khi ăn
đủ no, mặc đủ ấm”. Tư tưởng này thể hiện tính nhân văn cao cả và triệt để cách mạng của Hồ
Chí Minh.
Tóm lại, “Không có gì quý hơn độc lập tự do” không chỉ là lý tưởng mà còn là lẽ sống, là học
thuyết cách mạng của Hồ Chí Minh. Đó là lý do chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến
thắng của sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do của cả dân tộc Việt Nam, đồng thời là nguồn
động viên đối với các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
(Đọc thêm trong sách để nêu ví dụ dẫn chứng ^^)


Câu 3: Quan điểm Hồ Chí Minh về động lực của CNXH ở Việt Nam:
-

-

-

-


Phát huy các nguồn động lực về vất chất và tư tưởng cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội:
vốn, khoa học công nghệ, con người (năng lực của con người); trong đó lấy con người
làm động lực quan trọng và quyết định:”Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể xây dựng được với
sự giác ngộ đầy đủ và lao động sáng tạo của hàng chục triệu người”. Nòng cốt là côngnông-trí thức.
Phát huy động lực con người trên cả hai phương diện: cộng đồng và cá nhân. Phát huy
động lực của cộng đồng là phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết – động lực chủ yếu
để phát triển đất nước. Phát huy sức mạnh của cá nhân trên cơ sở kích thích hành động
gắn liền với lợi ích vật chất chính đáng của người lao động;”phải chăm nom đến chỗ ăn,
chỗ ở, việc làm của nhân dân”.”Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi. Nếu dân rát,
Đảng và Chính phủ có lỗi”.
Hồ Chí Minh coi trọng động lực về kinh tế, phát triển sản xuất, kinh doanh, giải phóng
mọi năng lực sản xuất, làm cho mọi người, mọi nhà trở nên giàu có, ích quốc lợi dân, gắn
liền với phát triển kinh tế - kỹ thuật, kinh tế - xã hội. Tác động cả về chính trị và tinh thần
trên cơ sở phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động và ý thức làm chủ, Hồ Chí
Minh cũng quan tâm đến văn hóa, khoa học , giáo dục coi đó là động lực tinh thần không
thể thiếu của Chủ nghĩa Xã hội.
Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của CNXH,
đây là hạt nhân trong hệ thống động lực của CNXH.
Ngoài động lực bên trong phải kết hợp với sức mạnh thời đại tăng cường đoàn kết quốc
tế, phải sử dụng những thành quả khoa học kỹ thuật thế giới.

Câu 4: Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò và bản chất của Đảng Cộng sản Việt Nam:
*Vai trò:

- Sức mạnh của nhân dân là vô cùng to lớn, nhưng chỉ được phát huy khi được giác ngộ,
tập hợp, đoàn kết, lãnh đạo của một tổ chức cách mạng. Người nói: “Lực lượng của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn, vô cùng vô tận. Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng
lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi”.
- Muốn làm cách mạng, trước hết phải có Đảng để “trong thì vận động và tổ chức dân

chúng, ngoài thì liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản ở mọi nơi. Đảng có vững
cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”.
- Hồ Chí Minh còn khẳng định: cách mạng muốn thắng lợi phải có Đảng lãnh đạo để nhận
rõ tình hình, đường lối, và định phương châm cho đúng, để khỏi lạc đường. Làm cách mạng
là rất gian khổ, phải có chí khí kiên quyết, phải được tổ chức chặt chẽ. Vì vậy phải có Đảng
để tổ chức và giáo dụcnhân dân thành một đội quân thật mạnh, để giành lấy chính quyền.
“Cách mạng thắng lợi rồi, quần chúng vẫn cần có Đảng lãnh đạo”.
- Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, có khả năng
đoàn kết tập hợp các tầng lớp nhân dân khác làm cách mạng. Đảng là đội tiền phong dũng cảm
và là đội tham mưu sáng suốt. Đảng Cộng sản Việt Nam tận tâm, tận lực phụng sự Tổ Quốc,
phụng sự nhân dân, trung thành tuyệt đối với lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân


tộc, Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân và của dân tộc. Mục tiêu phấn
đấu của Đảng là độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho mọi người.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh: Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh
đạo, tổ chức, thực hiện và quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
*Bản chất:
- Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, đội
tiên phong của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân.
- Nội dung quyết định bản chất giai cấp công nhân của Đảng là: nền tảng tư tưởng là chủ
nghĩa Mác-Lênin; mục tiêu, đường lối của Đảng là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội;
nguyên tắc và tổ chức sinh hoạt của Đảng theo Đảng vô sản kiểu mới.
- Từ việc xác định quy luật hình thành của Đảng Cộng sản Việt Nam, Người nhiều lần
khẳng định Đảng còn là đảng của dân tộc Việt Nam.
+ Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội II (2/1951), Người nêu rõ: Trong giai đoạn này, quyền
lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động và của dân tộc là một. Chính vì Đảng Lao động
Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nên nó phải là Đảng của dân tộc
Việt Nam.
+ Năm 1961, Bác viết: “Đảng ta là đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của dân

tộc không thiên tư, thiên vị”
+ Năm 1965, Hồ Chí Minh khẳng định lại: Đảng ta xứng đáng là đội tiên phong, là bộ tham
mưu của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động và của cả dân tộc.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, bản chất giai cấp công nhân của Đảng là thống nhất với tính
dân tộc, tính nhân dân.
Câu 5: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách
mạng Việt Nam:
a. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của
-

-

-

cách mạng:
Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, trong thời đại mới, để đánh bại các thế lực đế quốc thực dân
nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người, nếu chỉ có tinh
thần yêu nước thì chưa đủ; cách mạng muốn thành công và thành công đến nơi, phải tập
hợp đươc tất cả mọi lực lượng có thể tập hợp, xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc
bền vững. Chính vì vậy, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý
nghĩa chiến lược, cơ bản, nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng.
Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, trước những yêu cầu và nhiệm vụ khác
nhau, chính sách và phương pháp tập hợp có thể và cần thiết phải điều chỉnh cho phù hợp
với từng đối tượng khác nhau, đoàn kết dân tộc phải luôn luôn được nhận thức là vấn đề
sống còn, quyết định thành bại của cách mạng.
Nhờ tư tưởng nhất quán và chính sách mặt trận đúng đắn. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã xây dựng thành công khối đại đoàn kết dân tộc, đưa cách mạng Việt Nam dành
được nhiều thắng lợi to lớn.
+ Mặt trận dân tộc thống nhất (Cm giải phóng dân tộc)
+ Mặt trận tổ quốc Việt Nam (XD CNXH)






b.
-

-

Hệ thống chính trị:
Đảng
Nhân dân
Chính trị
Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc:
Đại đoàn kết dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, đồng thời cũng là nhiệm vụ hàng
đầu của mọi giai đoạn cách mạng. Nhấn mạnh vấn đề này là nhấn mạnh tới vai trò của
thực lực cách mạng. Bởi vì, cách mạng muốn thành công nếu chỉ có đường lối đúng thì
chưa đủ, mà trên cơ sở của đường lối đúng, Đảng phải cụ thể hóa thành những mục tiêu,
nhiệm vụ và phương pháp cách mạng phù hợp với từng giai đoạn lịch sử để lôi kéo, tập
hợp quần chúng, tạo thực lực cho cách mạng. Thực lực đó chính là khối đại đoàn kết dân
tộc.
Hồ Chí Minh còn chỉ ra rằng, đại đoàn kết dân tộc không phải chỉ là mục tiêu của Đảng,
mà còn là nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. Đảng Cộng sản phải có sứ mệnh thức tỉnh,
tập hợp, hướng dẫn quần chúng, chuyển những nhu cầu, những đòi hỏi khách quan, tự
phát của quần chúng thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức trong khối
đại đoàn kết, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự
do cho nhân dân và hạnh phúc cho con người.

Câu 6: Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức:

a. Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức:
- Đạo đức là cái gốc của người cách mạng

Khi đánh giá vai trò của đạo đức trong đời sống, từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã khẳng định đạo đức
là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức trong hành động, lấy hiệu quả thực tế làm thước đo.
Chính vì vậy, Hồ Chí Minh luôn đặt đạo đức bên cạnh tài năng, gắn đức với tài, lời nói đi đôi với
hành động và hiệu quả trên thực tế. Như vậy, trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đức và tài,
hồng và chuyên, phẩm chất và năng lực thống nhất làm một. Trong đó: đức là gốc của tài; hồng
là gốc của chuyên; phẩm chất là gốc của năng lực. Tài thể hiện cụ thể của đức trong hiệu quả
hành động.
- Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội:
Theo Hồ Chí Minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chưa phải là ở lý tưởng cao xa, ở mức sống
vật chất dồi dào, ở tư tưởng được tự do giải phóng, mà trước hết là ở những giá trị đạo đức cao
đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản ưu tú, bằng tấm gương sống và hành động của mình,
chiến đấu cho lý tưởng đó trở thành hiện thực.
b. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng:
- Trung với nước, hiếu với dân.
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
- Yêu thương con người.
- Có tinh thần quốc tế trong sáng thủy chung.


(Đọc giáo trình chém thêm, mỗi gạch đầu dòng chém thêm vài ý)

c. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới:
- Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức: Nói đi đôi với làm Hồ Chí Minh coi đây
là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong xây dựng một nền đạo đức.
- Xây đi đôi với chống
- Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời

(Đọc giáo trình chém thêm, mỗi gạch đầu dòng chém thêm vài ý)



×