Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

HÁI độ, KIẾN THỨC và THỰC HÀNH đối với LỆNH cấm hút THUỐC lá nơi CÔNG CỘNG tại điểm GIAO THÔNG CÔNG CỘNG ở THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.56 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

Nghiên cứu Y học

HÁI ĐỘ, KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH
ĐỐI VỚI LỆNH CẤM HÚT THUỐC LÁ NƠI CÔNG CỘNG
TẠI ĐIỂM GIAO THÔNG CÔNG CỘNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Đặng Văn Chính*, Nguyễn Thị Bích Ngọc*, Bùi Thị Kiều Anh*, Hồ Hữu Tính*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Khói thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, cứ mỗi 6 giây có một
người tử vong vì khói thuốc lá. Mỗi năm trên thế giới có 5 triệu người chết vì khói thuốc lá và con số này có thể
lên 8 triệu vào năm 2030.Việt Nam là nước có tỷ lệ hút thuốc lá cao trên thế giới, 40.000 trường hợp chết liên
quan đến thuốc lá trong năm 2008. Khói thuốc lá không chỉ gây hại sức khỏe cho người hút mà còn ảnh hưởng
đến những người hít phải nó(3). Do đó giảm tỷ lệ hút thuốc lá và hút thuốc lá thụ động là một trong những việc
làm hết sức cần thiết.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định kiến thức, thái độ và thực hành đối với quy định cấm hút thuốc của người
dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng ở sân bay Tân Sơn Nhất, ga Sài Gòn, bến xe Miền Đông và bến
xe Miền Tây.
Phương pháp nghiên cứu: Quan sát tại các địa điểm đã chọn và phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi soạn
sẵn.
Kết quả: Tỷ lệ hút thuốc lá của đối tượng nghiên cứu là 25%, hút thuốc lá tại các bến xe/sân bay là 58%.
Hơn 30% đối tượng nghiên cứu không nhận thức được rằng hút thuốc có thể gây ra các bệnh tim mạch và đột
qụy. 90% đối tượng nghiên cứu biết về quy định cấm hút thuốc lá nơi công cộng nhưng 16% người không hút
thuốc đã không phản ứng gì khị bị hút thuốc lá thụ động. Đối tượng hút thuốc chủ yếu là hành khách. Hơn 2/3
hành khách không nhìn thấy bảng “cấm hút thuốc” tại các bến xe/sân bay. Những người không hút thuốc lá có
tỷ lệ hiểu biết tác hại của khói thuốc lá cao hơn những người hút thuốc lá.
Kết luận: Cấm hút thuốc nơi công cộng cần được thực thi và kiểm soát tại các khu vực có can thiệp càng
sớm càng tốt.
Từ khóa: Kiến thức; thái độ; thực hành; nghị định cấm hút thuốc lá nơi công cộng.


ABSTRACT
KNOWLEDGE, ATTITUDE AND PRACTICE OF PUBLIC SMOKING BAN AT PUBLIC
TRANSPORTATION SITES IN HO CHI MINH CITY
Dang Van Chinh *, Bui Thi Kieu Anh *, Nguyen Thi Bich Ngoc*, Ho Huu Tinh *
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 497 - 502
Background: Cigarette smoke is well-known to be the single most preventable cause of death in the world
today, killing one people every six seconds. Cigarette smoke causes over 5 million deaths each year and is
expected to cause over 8 million deaths yearly by 2030. Viet Nam is among the countries with the highest
smoking rates in the world, nearly 40.000 deaths were attributed to smoking in 2008. Cigarette smoke is
harmful to not only smokers but also passive smokers.

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

Nghiên cứu Y học

Objectives: To identify passengers‘knowledge, attitude and practice of the smoking ban decree at Tan Son
∗ Viện Vệ sinh y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: Ts. Đặng Văn Chính

ĐT: 0908414986 Email:

Nhat airport, Sai Gon railway station, Eastern coach station and Western coach station.
Method: This was a cross-sectional survey based on observation and direct interview.
Results: 25% of the study subjects were smokers and 58% of them admitted that they had smoked at public
transport stations /airports. More than a third of respondents were not aware that smoking could cause heart
disease and stroke. Around 90% had awareness of public smoking ban decree. Passengers were mainly smokers.
66% of the study subjects reported that they didn’t see "no smoking" signs at public transport stations/airports.

Non-smokers had a higher prevalence of knowing smoking harm than smokers.
Conclusion: Public smoking ban needs to be implemented and enforced in public transportation settings as
soon as possible.
Key words: Knowledge; attitude; practice; public smoking ban decree.

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ hút thuốc lá ở
nam giới cao nhất trên thế giới, với 56,1% nam
giới và 1,8% nữ giới hút thuốc. Tỷ lệ hút thuốc
lá thụ động tại nơi làm việc là 49% và 71% ở
nhà. Theo WHO nếu không có các biện pháp
can thiệp kịp thời, đến năm 2020 sẽ có 10% dân
số Việt Nam chết vì liên quan đến khói thuốc
lá(3).
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trẻ,
năng động và đông dân nhất Việt Nam với dân
số trên 7 triệu người (2). Tỷ lệ hút thuốc lá ở
Thành phố Hồ Chí Minh cao, 53% nam và 2%
nữ. Mức độ sử dụng phương tiện giao thông
công cộng đến Thành phố Hồ Chí Minh cả
đường bộ và đường thủy ước tính đạt 400 triệu
lần/năm. Ga Sài Gòn chuyên chở 1,1 triệu hành
khách mỗi năm với 10 chuyến ra vào mỗi ngày.
Số hành khách đến sân bay Tân Sơn Nhất có
thể đạt 15 triệu mỗi năm. Lượng hành khách
đến bến xe miền Đồng và miền Tây có thể lên
đến 20 triệu mỗi năm với khoảng 2500 xe cho
mỗi bến(1).
Dự án hướng tới việc hỗ trợ nhằm củng cố
việc thi hành không khói thuốc ở các khu vực

giao thông vận tải, bao gồm tổ chức chính
quyền dưới sự kiểm soát của Sở Giao thông vận
tải, hai bến xe lớn chủ yếu, ga Sài Gòn, taxi, sân

bay Tân Sơn Nhất tại thành phố Hồ Chí Minh.
Việc thực hiện hiệu quả dự án này sẽ có tác
động đáng kể đến thành phố và cả nước.

Mục tiêu
Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành
đối với quy định cấm hút thuốc của người dân
sử dụng phương tiện giao thông công cộng ở
các nơi có triển khai dự án bao gồm: sân bay
Tân Sơn Nhất, ga Sài Gòn, bến xe Miền Đông
và bến xe Miền Tây.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phỏng vấn 792 hành khách tại các đơn vị
triển khai dự án bằng bộ câu hỏi soạn sẵn.
Quan sát tại các địa điểm đã chọn để đánh giá
sự tuân thủ của họ với các yêu cầu của chương
trình, quan sát các biển hiệu không hút thuốc,
và ghi nhận bằng chứng của việc hút thuốc
trong các khu vực cấm hút thuốc.

KẾT QUẢ
Bảng 1: Đặc tính mẫu của đối tượng (n=792).
Đặc điểm
Tuổi
18-34

35-54
55-84
Giới
Nam
Nữ

N

%

481
223
88

60.7
28.2
11.1

525
267

66.3
33.7

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Trình độ học vấn
≤ Tiểu học

Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Trung cấp trở lên

57
178
237
320

7.2
22.5
29.9
40.4

Hơn một nửa đối tượng nghiên cứu nằm
trong độ tuổi 18-34 tuổi. Nam giới nhiều gấp 2
lần nữ giới. Các đối tượng được phỏng vấn chủ
yếu có trình độ học vấn từ trung học phổ thông
trở lên.
Bảng 2: Kiến thức về tác hại của thuốc lá.
Đặc điểm
n
%
Kiến thức về hút thuốc lá gây tổn hại sức khỏe
(n=792)

748
94.4
Không
44

5.6
Kiến thức về những căn bệnh do thuốc lá gây ra
(n=748)
Bệnh hô hấp
734
98.1
Ung thư
671
89.7
Bệnh tim mạch
536
71.7
Đột quỵ
493
65.9
Cao huyết áp
493
65.9
Khác
29
3.9
Tác hại của hút thuốc lá thụ động đối với sức khỏe (n=792)

724
91.4
Không
68
8.6
Giữa hút thuốc lá và hút thuốc lá thụ động, cái nào có hại
hơn (n=724)

Hút thuốc lá thụ động
410
56.6
Như nhau
153
21.1
Hút thuốc lá
134
18.5
Không ý kiến
27
3.8
Hút thuốc lá thụ động gây ra những căn bệnh (n=724)
Bệnh hô hấp
709
97.9
Ung thư
648
89.5
Bệnh tim mạch
521
72
Đột quỵ
483
66.7
Cao huyết áp
491
67.2
Khác
15

2.1

Hơn một phần ba số người được hỏi không
nhận thức được rằng hút thuốc có thể gây ra
các bệnh tim mạch và đột quỵ. Khoảng 1/5 số
người được hỏi cho rằng hút thuốc lá là ít có
hại hơn hút thuốc lá thụ động (Bảng 2).
Bảng 3: Tình trạng hút thuốc lá tại 4 điểm nghiên
cứu.
Đặc điểm
Tình trạng hút thuốc (n=792)
Chưa bao giờ hút thuốc

n

%

491

62.0

Nghiên cứu Y học

Đặc điểm
n
%
Hiện đang hút thuốc
201
25.4
Đã bỏ hút thuốc

100
12.6
Lý do bỏ hút thuốc (n=100)
Lo lắng cho sức khỏe bản thân
88
88.0
Lo lắng cho sức khỏe gia đình
5
5.0
Hút thuốc tốn nhiều tiền
5
5.0
Quy định cấm hút thuốc lá nơi công cộng
2
2.0
Số điếu thuốc hút trung bình trong 1 ngày
12.5 (9.7)
(n=201)
Tuổi trung bình bắt đầu hút thuốc (n=201)
20.9 (5.7)
Địa điểm thường hút thuốc (n=201)
Quán cà phê
82
40.8
Tại nhà
45
22.4
Nơi làm việc
38
18.9

Nơi công cộng
36
17.9
Nếu bạn đang hút thuốc nơi công cộng và được yêu cầu
ngưng hút thuốc thì bạn sẽ làm gì? (n=201)
Ngưng hút thuốc ngay lập tức
118
58.7
Đi chỗ khác để hút thuốc
57
28.4
Vẫn hút thuốc
7
3.5
Khác
12
5.9

25,4% các đối tượng tham gia nghiên cứu
đang hút thuốc và hút trung bình khoảng 12.5
điếu thuốc mỗi ngày và bắt đầu hút thuốc ở
tuổi 21. Gần nửa trong số họ thường xuyên hút
thuốc lá trong nhà hàng hoặc quán cà phê, 22%
ở nhà, 19% tại nơi làm việc và 18% tại các khu
vực công cộng. Nếu những người đang hút
thuốc lá được yêu cầu ngưng hút thuốc thì
khoảng hơn một nửa trong số họ (58,7%) sẽ
ngưng hút¸ chỉ có 3,5% trong số họ vẫn tiếp tục
hút thuốc lá tại nơi đó (Bảng 3).
Bảng 4: Thái độ đối với quy định cấm hút thuốc nơi

công cộng (n=792).
Đặc điểm
n
Biết về quy định cấm hút thuốc nơi
715
công cộng
Người không hút thuốc làm gì khi người ngồi
cạnh họ hút thuốc lá? (n= 591)
Rời khỏi chỗ ngồi, mở cửa hoặc bật quạt
316
Yêu cầu họ ngưng hút thuốc
107
Yêu cần họ đi chỗ khác hút thuốc
96

%
90.3
bên
53.5
18.1
16.2

Không làm gì cả
94
15.9
Khác
2
0.3
Mức độ tán thành quy định cấm hút thuốc ở nơi công cộng
Hoàn toàn không tán thành

26
3.3
Không tán thành
47
5.9
Không biết
124
15.7
Tán thành
104
13.1

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Đặc điểm
n
%
Hoàn toàn tán thành
491
62
Mức độ tán thành việc xử phạt những người hút thuốc lá
nơi công cộng?
Hoàn toàn không tán thành
163
20.6
Không tán thành
104
13.1

Không biết
112
14.1
Tán thành
93
11.7
Hoàn toàn tán thành
320
40.4
Bạn có nghĩ rằng những người hút thuốc
lá nơi công cộng chấp nhận trả tiền khi bị
phạt? Có
302
38.1
Không

692

61.9

Bảng 4 cho thấy hầu hết (90,3%) biết về quy
định cấm hút thuốc nơi công cộng. Hơn một
nửa số người được hỏi (53,5%) trả lời rằng họ
sẽ rời khỏi chỗ ngồi của họ, mở cửa hoặc
chuyển sang chỗ ngồi khác hoặc bật quạt khi
bên cạnh có người hút thuốc lá. Khoảng một
phần sáu (15,9%) người không hút thuốc đã
không làm gì nhưng bị hút thuốc lá thụ động.
Ba phần tư (75%) số người được hỏi ủng hộ
quy định cấm hút thuốc ở nơi công cộng. 1/5 số

người được hỏi không đồng ý với quy định xử
phạt.
Bảng 5: Tình trạng hút thuốc lá thụ động (n=792).
Đặc điểm
n
%
Số lần trung bình mỗi tuần bị hút thuốc lá
13.3 (23.0)
thụ động
Địa điểm đối tượng nghiên cứu thường bị hút thuốc lá thụ
động
Nơi công cộng
456
64.9
Nơi làm việc
148
21.1
Tại nhà
99
14.1

Những người trả lời phỏng vấn cho rằng
họ tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động trung
bình 13,3 lần mỗi tuần ở những nơi công cộng,
hoặc nơi làm việc và ở nhà. Hơn một nửa số
người được phỏng vấn (64,9%) tiếp xúc thường
xuyên với khói thuốc lá thụ động ở nơi công
cộng.
Bảng 6: Hành vi đối với việc hút thuốc trên các
phương tiện giao thông công cộng (n=792).

Đặc điểm
Chuyến đi cuối cùng của bạn gần đây nhất
cách ngày phỏng vấn?
< 1 tuần
1-4 tuần

Nghiên cứu Y học

Đặc điểm
n
%
1-3 tháng
123
15.5
> 3 tháng
143
18.1
Bạn sử dụng phương tiện giao thông công cộng gì cho
chuyến đi gần đây nhất?
Xe bus/ xe đò
632
79.8
Máy bay
81
10.2
Tàu lửa
79
10.0
Bạn có thấy bảng “ Cấm hút thuốc” trên các phương tiện
giao thông công cộng không?


597
75.4
Không
195
24.6
Bạn có thấy người hút thuốc lá trên các phương tiện giao
thông công cộng không?

275
60.6
Không
517
39.4
Ai hút thuốc lá trên những phương tiện giao thông công
cộng? (n=275)
Hành khách
262
95.3
Tài xế
43
15.6
Lơ xe
18
6.6
Ở đó có ai yêu cầu người hút dừng việc hút thuốc lá
không?

142
51.6

Không
133
48.4
Ai là người yêu cầu dừng việc hút thuốc? (n=142)
Hành khách
84
59.2
Tài xế
42
29.6
Lơ xe
29
20.4
Bạn có hút thuốc lá trên các phương tiện
39
19.4
giao thông cộng cộng không? (n=201)
Việc bán thuốc lá trên phương tiện giao thông công cộng

92
11.6
Không
700
88.4

Xe buýt được sử dụng nhiều nhất (80%).
Một phần tư (24,6%) số người được hỏi trả lời
rằng họ đã không nhìn thấy các biển báo cấm
hút thuốc lá trên phương tiện giao thông. 60%
đã nhìn thấy có người hút thuốc lá trên các

phương tiện giao thông công cộng mà họ đã sử
dụng gần đây mà chủ yếu là hành khách (95%).
Những người hút thuốc trên các phương
tiện giao thông công cộng được yêu cầu không
hút thuốc lá bởi hành khách (59%), tài xế và lơ
xe (50%). Chỉ có 12% cho biết thuốc lá bán trên
các phương tiện giao thông công cộng.

n

%

Bảng 7: Hành vi đối với việc hút thuốc lá tại các bến
xe/ sân bay (n=792).

399
127

50.4
16.0

Đặc điểm
N
%
Những người đang hút thuốc hút thuốc tại các bến xe/ sân

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

bay (n=201)

116
57.7
Không
85
42.3
Có người hút thuốc lá ở các bến xe/sân bay không?

550
69.4
Không
242
30.6
Tại đó có ai yêu cầu họ ngừng hút thuốc không? (n=550)

46
8.4
Không
504
91.6
Tại các bến xe/sân bay có để biển hiệu “
cấm hút thuốc” không?

523
66.0
Không
269
34.0
Tại các bến xe/sân bay có bán thuốc lá không?


601
75.9
Không
191
24.1

Khoảng 58% người hút thuốc thừa nhận có
hút thuốc lá tại các bến xe / sân bay mà họ có đi
đến gần đây. Chỉ có 8,4% những người nhìn
thấy có người hút thuốc lá yêu cầu họ ngừng
hút. Khoảng 66% số người được hỏi cho biết
rằng họ không nhìn thấy bảng "cấm hút thuốc
lá" tại các bến xe / sân bay. Nhiều người trong
số họ (76%) trả lời rằng các bến xe / sân bay có
bán thuốc lá.
Bảng 8: Sự khác biệt trong kiến thức và thái độ về
tác hại của hút thuốc lá và quy định cấm hút thuốc
của người hút thuốc và không hút thuốc.
Đặc điểm

Hút thuốc lá

n (%)
Kiến thức về tác hại của thuốc lá

182 (90.6)
Không
19 (9.4)
Kiến thức về quy định cấm hút thuốc


184 (91.5)
Không
17 (8.5)
Hành vi hút thuốc lá nơi công cộng
Rất không đồng ý
23 (11.4)
Không đồng ý một
28 (13.9)
phần
Không biết
41 (20.4)
Đồng ý một phần
32 (15.9)
Rất đồng ý
77 (38.3)

Không hút
thuốc lá
n (%)
566 (95.8)*
25 (4.2)
531 (89.8)
60 (10.8)
3 (0.51)*
19 (3.2)
83 (14)
72 (12.2)
414 (70.1)


*: p <0.01
Bảng 8 cho thấy sự khác biệt trong kiến
thức về tác hại của việc hút thuốc, kiến thức và
thái độ đối với quy định cấm hút thuốc nơi

Nghiên cứu Y học

công cộng của người hút thuốc và không hút
thuốc. Hầu như người hút thuốc và không hút
thuốc lá đều có kiến thức về tác hại thuốc lá.
Tuy nhiên, những người không hút thuốc có tỷ
lệ hiểu biết cao hơn so với người hút thuốc. Sự
khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p <0,01).
Những người không hút thuốc ủng hộ quy
định cấm hút thuốc nhiều hơn những người
hút thuốc.

BÀN LUẬN
Mẫu nghiên cứu bao gồm 792 hành khách
được chọn ngẫu nhiên tại bốn địa điểm giao
thông công cộng trong thành phố Hồ Chí
Minh. Hầu hết những người trả lời hiểu rằng
hút thuốc có hại cho sức khỏe và có thể gây ra
các bệnh đường hô hấp và ung thư. Tuy nhiên,
khoảng một phần ba trong số những người trả
lời không biết rằng hút thuốc lá có thể gây ra
các bệnh tim mạch, đột quỵ và các vấn đề sức
khỏe khác. Một trong sáu hành khách nghĩ
rằng hút thuốc lá thụ động ít có hại hơn hút
thuốc lá chủ động.

Thiếu kiến thức về nguy cơ ảnh hưởng sức
khỏe liên quan đến hút thuốc lá và ý định bỏ
thuốc lá ở những người hút thuốc còn thấp cho
thấy sự cần thiết phải tăng cường nhận thức
của cộng đồng về những nguy hiểm của việc
hút thuốc và những lợi ích của việc bỏ hút
thuốc lá. Hầu hết đối tượng nghiên cứu trả lời
có quy định cấm hút thuốc lá nơi công cộng.
Trong tất cả những người này, 75% số người
được hỏi ủng hộ lệnh cấm hút thuốc lá nơi
công cộng. Số liệu này phù hợp với nhiều
nghiên cứu ở các nước đang phát triển khác. Có
một mối liên hệ giữa tình trạng hút thuốc và
thái độ đối với quy định cấm hút thuốc lá nơi
công cộng. Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy
cộng đồng mong muốn có một môi trường
không khói thuốc lá nhưng tỷ lệ tiếp xúc với
khói thuốc lá ở nơi công cộng vẫn còn rất cao.
Trong số các phương tiện vận tải công
cộng, xe buýt / xe đò đã được sử dụng nhiều
nhất. Tuy nhiên, tỷ lệ hành khách không nhìn

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
thấy biển hiệu "cấm hút thuốc lá" trên phương
tiện giao thông công cộng như xe buýt và tàu
hỏa còn cao. Hơn hai phần ba số người được
hỏi cho biết họ đã không nhìn thấy biển hiệu

"cấm hút thuốc lá" tại các trạm giao thông công
cộng. Hầu hết các hành khách trả lời rằng
thuốc lá đã được bán tại các trạm giao thông
công cộng và mọi người có thể mua nó một
cách dễ dàng.
Khoảng 60% người được hỏi cho biết đã
thấy có người hút thuốc lá trên các phương tiện
giao thông công cộng. Những người hút thuốc
bao gồm các hành khách, tài xế và lơ xe. Trong
số những người hút thuốc hiện tại, khoảng 14%
thừa nhận rằng họ đã hút thuốc lá trên các
phương tiện giao thông công cộng và 58% tại
các bến xe/ sân bay trong chuyến đi gần đây
nhất. Hầu hết trong số này trả lời rằng không
có bất kỳ người nào nhắc nhở người hút thuốc
lá không nên hút thuốc ở khu vực công cộng.
Tỷ lệ người hút thuốc hiện nay trong tổng
số những người tham gia nghiên cứu là 25,4%.
Hơn một nửa số người hút thuốc hiện tại đã
không có ý định bỏ hút thuốc. Trong số những
người hút thuốc hiện tại có ý định bỏ thuốc lá,
63% trả lời rằng họ sẽ bỏ hút thuốc trong hơn 6
tháng tới. Các lý do phổ biến là quan tâm đến
sức khỏe của họ (86%) và cho sức khỏe của gia
đình (20%).

Nghiên cứu Y học

KHUYẾN NGHỊ
Cần tăng cường hiểu biết của các hành

khách sử dụng phương tiện giao thông công
cộng về các mối nguy hại sức khỏe liên quan
đến việc hút thuốc và hút thuốc thụ động.
Thông điệp phòng chống thuốc lá của các
vấn đề sức khỏe khác nhau nên được thông báo
rộng rãi ở tất cả các địa điểm của dự án hàng
ngày.
Cấm hút thuốc nơi công cộng cần được
thực thi và kiểm soát tại các khu vực có can
thiệp càng sớm càng tốt. Biển hiệu "cấm hút
thuốc" nên được đặt tại các trạm giao thông
công cộng. Thực hiện thúc đẩy và tăng cường
thông báo thường xuyên các tác hại của thuốc
lá nhằm nâng cao sự chấp nhận của xã hội và
hỗ trợ lệnh cấm hút thuốc lá nơi công cộng.
Những nơi công cộng có mái che và nơi
làm việc của các khu vực của dự án có nhiều
người tiếp xúc với khói thuốc thụ động cần
được chú trọng nhiều hơn trong việc thi hành
quy định cấm hút thuốc lá.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

Sở giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh (2008). Báo cáo
của Sở giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2008
Tổng cục dân số - kế hoạch hóa gia đình (2009), Báo cáo tổng điều
tra dân số và nhà ở 1/4/2009.

World Health Organization (2010), Global adult tobacco survey
(GATS) Viet Nam 2010, page 11.

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng



×