Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

MỘT số HƯỚNG đổi mới đào tạo GIÁO VIÊN tại các TRƯỜNG đại học địa PHƯƠNG HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.56 KB, 4 trang )

HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

MỘT SỐ HƯỚNG ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA PHƯƠNG HIỆN NAY
PGS. TS Nguyễn Mạnh An, TS. Ngô Chí Thành
Trường Đại học Hồng Đức – Thanh Hóa
Tóm tắt: Đổi mới đào tạo giáo viên ở các trường đại học địa phương là một
trong những yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Bài viết đề xuất một số hướng
đổi mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên tại các trường đại học địa
phương. Trong đó tập trung vào phân tích đổi mới chương trình đào tạo; tăng cường
phối hợp giữa đại học địa phương với các Sở Giáo dục và đào tạo và các trường phổ
thông; đổi mới hoạt động khoa học và công nghệ; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
giảng viên. Bài viết cũng đề xuất có chính sách thu hút để nâng cao được chất lượng đầu
vào trong đào tạo giáo viên; cũng như tăng cường hợp tác giữa các trường đại học địa
phương với nhau và với các trường đại học uy tín.
Từ khóa: Đại học địa phương; Đổi mới chương trình;Đào tạo giáo viên;
Abstract: Renovation of teacher training at local universities are urgently
requyred in this period. This paper proposes several renewation ideas toward
improving quality of training teachers at local universities. We analyses the necessary
of curriculum renovation; Enhancing cooperation between local universities with
Training and Education department of local province and with schools; Improving
lecturer’s qualification; and renovation in the activity of science and technology; This
paper also suggest having policies in order to attract quality of admission input, and
enhancing cooperation between local universities with each others and with recornized
universities.
Key words: Local universities; curriculum renovation; traninig teachers;
Các trường đại học địa phương (ĐHĐP) ra đời với sứ mệnh trọng tâm là đào
tạo và cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu xã hội, phát triển kinh
tế - xã hội địa phương và đất nước. Nhìn lại chặng đường phát triển các trường đại học
địa phương trong gần 2 thập kỷ qua, khởi đầu là sự ra đời của Trường Đại học Hồng
Đức (Thanh Hóa) được thành lập ngày 24 tháng 9 năm 1997, đến nay Thủ tướng


Chính phủ đã ký quyết định thành lập 23 trường ĐHĐP trên toàn quốc. Trong quá
trình phát triển, các trường ĐHĐP đang từng bước khẳng định vị trí của mình trong hệ
thống giáo dục đại học và đạt được những thành tựu ban đầu đáng khích lệ trong đào
tạo nguồn nhân lực. Trong đó, có đào tạo số lượng lớn đội ngũ giáo viên hiện đang
công tác giảng dạy, quản lý tại các ở các trường, các bậc học trên khắp các địa bàn.
Mặc dù đạt được nhiều kết quả quan trọng, song trước yêu cầu của giai đoạn phát triển

11


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

mới hiện nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, sự tác động của
toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, và áp lực cạnh tranh trong đào tạo, các
trường ĐHĐP đang đứng trước những thách thức trong quá trình phát triển. Một trong
những bài toán quan trọng đó là nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu xã hội.
Trong đó có nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở các trường ĐHĐP đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
1. Xây dựng, đổi mới chương trình đào tạo dựa trên năng lực chuẩn đầu ra.
Một trong những nội dung cần được ưu tiên thực hiện để nâng cao chất lượng
đào tạo đội ngũ giáo viên ở các trường ĐHĐP đó là tập trung xây dựng, đổi mới
chương trình đào tạo, gắn với đổi mới phương pháp giảng dạy và phương thức thi
kiểm tra, đánh giá; Để đào tạo đáp ứng được nhu cầu xã hội và đáp ứng được yêu cầu
đổi mới giáo dục hiện nay, các chương trình đào tạo cần được xây dựng theo hướng có
sự tham gia của các bên liên quan trong quá trình đào tạo; Chương trình đào tạo xây
dựng phải được dựa trên xác định chuẩn đầu ra phù hợp, thể hiện rõ được các kỹ năng,
kiến thức cần đạt được sau khi đào tạo; Các chương trình đào tạo được đổi mới phải
khắc phục được những hạn chế của chương trình đào tạo trước đây. Chẳng hạn, còn có

sự mất cân đối trong thời lượng giữa học lý thuyết và thực hành, thời gian học thực hành
còn khiêm tốn so với yêu cầu, thời lượng thực hành sư phạm còn ít. Bên cạnh đổi mới,
điều chỉnh về mặt thời gian, các chương trình đào tạo còn cần được điều chỉnh, phân bổ
hợp lý các lĩnh vực kiến thức chung, kiến thức chuyên ngành, kiến thức giáo dục học
theo hướng không chỉ tập trung đào tạo chuyên môn, mà còn tăng cường đào tạo các kỹ
năng cần thiết đối với người giáo viên. Chương trình đào tạo phải được đổi mới để
người học sau khi ra trường không chỉ có kiến thức chuyên môn tốt mà còn có đủ các kỹ
năng làm giáo viên khi công tác giảng dạy trong nhà trường.
Hiện nay, trường Đại học Hồng Đức đang thực hiện 33 chương trình đào tạo đại
học, 13 chương trình đào tạo Thạc sĩ, 2 chương trình đào tạo Tiến sĩ. Xác định đổi mới
chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy và phương thức thi kiểm tra
đánh giá theo tinh thần Nghị quyết 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đạo tạo, là nhiệm vụ trọng tâm, Nhà trường hiện
đang tích cực tập trung xây dựng, đổi mới chương trình đào tạo. Các chương trình đào
tạo tất cả các khối ngành đều đang được rà soát, xây dựng đáp ứng yêu cầu đổi mới
cấp bách hiện nay. Các chương trình đào tạo của nhà trường đều đang được xây dựng
theo hướng có sự tham gia của các bên liên quan trong đào tạo là doanh nghiệp, các
đơn vị sử dụng lao động, các nhà quản lý trên địa bàn tỉnh, các trường phổ thông, cựu
sinh viên và cán bộ, giảng viên, sinh viên nhà trường…Một số chương trình đào tạo
được xây dựng, đổi mới dựa trên đầu tư nghiên cứu quy mô. Trong đó, chương trình
đào tạo ngành Công nghệ thông tin và ngành Kỹ thuật công trình dựa trên năng lực

12


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

chuẩn đẩu ra được xây dựng dựa trên nghiên cứu dựa trên kinh phí Khoa học và Công
nghệ của tỉnh Thanh Hóa; Chương trình đào tạo khối ngành Nông lâm nghiệp của nhà
trường cũng đang được nghiên cứu xây dựng theo hướng tích hợp nội dung và kỹ năng

đáp ứng yêu cầu thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở hỗ trợ của dự án ACCCU, do
chính phủ Hà Lan tài trợ. Các chương trình đào tạo được xây dựng dựa trên những
nghiên cứu công phu, bài bản sẽ là cơ sở để mở rộng xây dựng, đổi mới các chương
trình đào tạo trong toàn trường, trong đó có các chương trình đào tạo đội ngũ giáo viên.
2. Tăng cường sự phối hợp và hợp tác giữa các trường ĐHĐP với các Sở
Giáo dục và Đào tạo, và các trường phổ thông
Đào tạo giáo viên là quá trình đào tạo liên tục, giáo viên sau khi được đào tạo
tập trung ở các trường ĐHĐP còn tiếp tục được đào tạo lại, được bồi dưỡng với các
chuyên đề đa dạng, phong phú. Chính vì vậy, để việc đào tạo giáo viên ở các trường
ĐHĐP ngày càng có chất lượng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các trường ĐHĐP
với Sở GD&ĐT và các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh. Sự phối hợp chặt chẽ giữa
nhà trường với các đơn vị trên góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng
đào tạo. Trên cơ sở đó, các trường ĐHĐP chủ động trong việc điều chỉnh, đổi mới kịp
thời chương trình đào tạo, cũng như xây dựng, chuẩn bị đội ngũ cán bộ, giảng viên,
chuyên gia phục vụ cho công tác bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ giáo viên một cách
có chất lượng và hiệu quả.
3. Đổi mới hoạt động nghiên cứu khoa học theo hướng vừa đẩy mạnh
nghiên cứu ứng dụng vào sản xuất và đời sống, vừa chú trọng các nghiên cứu đổi
mới trong quản lý và đào tạo.
Bên cạnh hoạt động đào tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học ở các trường
ĐHĐP có nhiệm vụ quan trọng trong việc góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã
hội của địa phương. Chính vì vậy, có thể nói trong thời gian qua, các đề tài nghiên cứu
ở các trường địa phương chủ yếu vào tập trung nghiên cứu ứng dụng phục vụ đời sống
và sản xuất. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới của đào tạo, hoạt động khoa học và công
nghệ của các trường ĐHĐP cũng cần được đổi mới theo hướng vừa chú trọng nghiên
cứu phục vụ ứng dụng sản xuất và đời sống, vừa đẩy mạnh nghiên cứu đáp ứng yêu
cầu đổi mới quản lý và đào tạo. Các đề tài nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu xây
dựng đổi mới chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, và đổi mới
phương thức thi, kiểm tra đánh giá. Bên cạnh đẩy mạnh các nghiên cứu phục vụ đổi
mới chương trình đào tạo, công tác hội nghị, hội thảo khoa học cũng cần được tăng

cường theo hướng phục vụ đổi mới đào tạo.
4. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên
Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ giảng dạy ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
đội ngũ giáo viên. Phần lớn đội ngũ cán bộ giảng viên ở các trường ĐHĐP là cán bộ

13


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

giảng viên của các trường cao đẳng, trung cấp, phần còn lại là giảng viên trẻ mới tuyển
dụng. Để nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo
dục hiện nay, các trường ĐHĐP cũng cần tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ giảng
viên của các trường. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giảng
viên phù hợp với chức danh và nhiệm vụ được phân công. Ưu tiên đặc biệt đối với
những ngành đào tạo chưa có giảng viên trình độ tiến sỹ; xây dựng chính sách khuyến
khích động viên để sớm có một tỷ lệ nhất định giảng viên được phong học hàm; tuyển
dụng cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn cao, sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi về
trường; Tổ chức cam kết trách nhiệm giữa cán bộ, giảng viên với nhà trường về nghĩa
vụ, quyền lợi, kịp thời tôn vinh những người có trình độ cao về chuyên môn nghiệp vụ,
ngoại ngữ, tin học và có đóng góp lớn đối với nhà trường.
5. Kiến nghị
Có cơ chế, chính sách để thu hút được đông đảo các học sinh giỏi vào học các
ngành sư phạm tại các trường ĐHĐP. Thực tế cho thấy, đầu vào của thí sinh trúng
tuyển vào học tập tại các trường ĐHĐP tương đối thấp về mặt chất lượng làm ảnh
hưởng đến chất lượng đầu ra, trong đó có đội ngũ giáo viên. Với chất lượng đầu vào
thấp, cộng với sự hạn chế về trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ giảng viên sẽ làm
cho chất lượng đầu ra thấp. Chính vì vậy, cần nghiên cứu cơ chế, chính sách để nâng

cao được chất lượng đầu vào trong đào tạo đội ngũ giáo viên.
Tăng cường hợp tác giữa các trường ĐHĐP với nhau, và hợp tác giữa các trường
ĐHĐP với các trường ĐH có uy tín. Thông qua đó phát triển chương trình đào tạo, tăng
cường chuyên gia trong đào tạo và hợp tác trong khoa học và công nghệ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Nghị định số 73/2015/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định tiêu chuẩn phân tầng,
khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục đại học
Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Về việc điều chỉnh
Quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2006 - 2020
Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Ban hành Điều lệ
trường đại học.
Arimoto, A. (1997), Market and higher education in Japan, Higher Education
Policy, Vol.10, No 3-4;
Huang Xiao (2008), The inovation of teachinh model in local universities based
on practice. />
14



×