Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

VAI TRÒ của đào tạo GIÁO VIÊN tại các TRƯỜNG đại học địa PHƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.15 KB, 5 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

VAI TRÒ CỦA ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỊA PHƯƠNG
GS.TS. Đinh Quang Báo
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt: Trong bối cảnh mới của sự phát triển giáo dục, phát triển đội ngũ giáo
viên là quá trình ĐÀO TẠO – BỒI DƯỠNG – SỬ DỤNG. Các cơ sở đào tạo giáo
viên tham gia vào quá trình đó. Để quản lý thống nhất hoạt động đó cần xây dựng hệ
thống ngành SƯ PHẠM cả nước. Mỗi trường đại học địa phương là một đơn vị của hệ
thống đó. Chức năng mỗi đơn vị đó sẽ thay đổi đáp ứng chức năng của hệ thống.
Abstract: In the new context of the development of education, development of
teachers is a process: TRAINING – SUPPORT – USE. The teacher training
institutions involve in the process. For unified management of that’s activities, we
need to build a nation pedagogical system that branches nation. Each local university
is one of the system unit. The function of each unit will change to meet the system's
functions.
Từ khóa: Đại học địa phương, đào tạo giáo viên,
Để bàn luận về vai trò đào tạo giáo viên (ĐTGV) tại các trường đại học địa
phương, trước hết cần đề cập đến khái niệm ĐẠI HỌC ĐỊA PHƯƠNG.
Phân tích khái niệm này cần lựa chọn các dấu hiệu có giá trị lí luận và thực tiễn
về vấn đề phát triển ngành sư phạm và xây dựng đội ngũ giáo viên với vai trò quốc
sách của quốc sách hàng đầu về giáo dục mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đã xác
định.
Dấu hiệu đầu tiên xem đại học địa phương là một phần tử cấu trúc của hệ thống
ngành sư phạm Việt Nam. Theo đó, ngành sư phạm phải được thiết kế thành một hệ
thống cấu trúc – chức năng. Mỗi đơn vị cấu trúc của hệ thống phải vừa là một hệ nhỏ,
vừa là phần tử cấu trúc của các hệ lớn hơn liền kề tạo được quan hệ tương tác với các
đơn vị cấu trúc khác trong hệ thống. Chính mối quan hệ tương hỗ này tạo được các


chức năng mới, để đến lượt mình các chức năng đó lại tương tác qua lại với nhau tạo
nên một PHỔ CHỨC NĂNG của ngành Sư phạm đáp ứng tối ưu sự phát triển giáo dục
đất nước.
Ngành sư phạm Việt Nam được hình thành và phát triển trong suốt quá trình
phát triển nền giáo dục cách mạng. Ngành sư phạm với tư cách là một mô hình tổ chức
được ra đời ngay sau cách mạng tháng 8 năm 1945 với Sắc lệnh số 194, ngày 10 tháng
8 năm 1946 do phó Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Huỳnh Thúc Kháng kí

42


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

nhằm “Mục đích đào tạo những nam, nữ giáo viên cho các bậc học cơ bản, Trung học
phổ thông, Trung học chuyên nghiệp, Trung học chuyên khoa trong toàn quốc” bao
gồm 3 cấp: Sư phạm sơ cấp, Sư phạm trung cấp, Sư phạm cao cấp. Triển khai Sắc lệnh
đó một loạt các trường, lớp sư phạm được thành lập ở các địa phương vùng, miền trên
cả nước: Các trường Sư phạm Việt bắc, Sư phạm Liên khu III, IV, Khu học xá trung
ương –Trung Quốc, trường sư phạm cao cấp Thanh Hóa. Hệ thống ngành sư phạm tiếp
tục được phát triển về số lượng và cơ cấu theo vùng, miền; theo trình độ đào tạo; theo
phân cấp quản lý (TW, địa phương); theo chuyên ngành. Sự phát triển có trọng điểm
với các yêu cầu từng giai đoạn phát triển kinh tế -xã hội với các mốc lớn: thời kỳ
1954-1975 đáp ứng cải cách giáo dục lần 2 (1956); thời kỳ 1975-1986, thống nhất đất
nước, đáp ứng cải cách giáo dục lần 3 (1980); thời kỳ đổi mới giáo dục lần thứ 4
(1986-2006) và thực hiện NQTW2 - khóa 8 với đề án “Tiếp tục củng cố tập trung đầu
tư nâng cấp hệ thống sư phạm, xây dựng các trường ĐHSP trọng điểm” Chính phủ đã
quyết định tách ĐHSP Hà nội, ĐHSP TP Hồ Chí Minh của 2 ĐHQG thành 2 trường
ĐHSP trọng điểm; thực hiện “chương trình quốc gia về giáo viên và trường sư phạm”
Từ kết quả của quá trình lịch sử phát triển ngành sư phạm có thể thấy:
- Các trường sư phạm được kết nối thành một hệ thống, trong đó đơn vị cấu trúc

cơ sở là từng trường sư phạm. Trong hệ thống cấu trúc đó có các trường sư phạm trực
thuộc TW, các trường địa phương (vùng, miền, tỉnh, thành phố).
- Các trường sư phạm địa phương trong hệ thống ngành sư phạm có 2 loại: loại
vẫn do TW quản lý, trực tiếp đầu tư và loại trường do địa phương (Tỉnh, Thành phố)
trực tiếp đầu tư, quản lý. Cả 2 loại trường vẫn do Bộ Giáo dục – Đào tạo chỉ đạo thông
qua các quy chế chuyên môn và những quy định về nhiệm vụ phục vụ ngành giáo dục.
- Các trường sư phạm địa phương chủ yếu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cho địa
phương.
Hiện nay do sự phát triển kinh tế - xã hội, phát triển giáo dục; sự phát triển tư
duy quản lý giáo dục, trong đó có quản lý đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng, sử dụng đội
ngũ giáo viên; đổi mới phương tức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, đã nảy sinh những
vấn đề mới liên quan đến sự phát triển hệ thống ngành sư phạm. Đó là:
- Các trường sư phạm có xu hướng đa ngành, đa lĩnh vực đào tạo và nâng cấp
thành các trường cao đẳng, đại học.
- Một số trường cao đẳng, đại học ngoài ngành sư phạm có tổ chức đào tạo giáo
viên.
- Từ 2 xu hướng trên, việc đào tạo giáo viên không chỉ do các trường sư phạm
đảm nhiệm.

43


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

- Nhu cầu về số lượng giáo viên không còn cấp bách nữa, thậm chí đã dư thừa,
nhất là ở nhiều địa phương nông thôn do xu thế phát triển các khu kinh tế đô thị lớn,
những người trong độ tuổi sinh sản di cư đến các đô thị lớn đó, trẻ em tuổi học đường
ở nông thôn ít đi.

- Do yêu cầu chất lượng cao nguồn nhân lực cho gành giáo dục, do hội nhập
tiến bộ quốc tế mà nhiệm vụ nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trở nên cáp bách
hơn bao giờ hết mới đáp ứng được cải cách, đổi mới giáo dục các cấp, bậc học.
- Đặc biệt việc quy hoạch đào tạo giáo viên không được chỉ đạo, nghiên cứu một
cách trực tiếp, chặt chẽ của Bộ Giáo dục - Đào tạo như các thời kỳ trước đây, có thể do
ảnh hưởng của cơ chế thị trường làm cho tình trạng dư thừa, mất cân đối cơ cấu đào tạo
trở nên trầm trọng đã tác động không tốt đến chất lượng đào tạo giáo viên.
- Đào tạo giáo viên ban đầu ở các trường sư phạm đã phải đổi mới theo hướng
gắn với bồi dưỡng, đào tạo lại do yêu cầu nghề nghiệp của giáo viên luôn thay đổi, cập
nhật với sự tiến bộ của khoa học – công nghệ kéo theo sự đổi mới, cải cách giáo dục
các cấp, bậc học. Học suốt đời là yêu cầu của công dân thời đại bùng nổ thông tin, đòi
hỏi đó càng cấp bách, yêu cầu bắt buộc đổi với người giáo viên. Đào tạo, bồi dưỡng,
sử dụng là ba khâu liên hoàn thành một quá trình logic chặt chẽ. Bộ Giáo dục, Đào tạo
trực tiếp quản lý quá trình đó phải bằng công cụ HỆ THỐNG NGÀNH SƯ PHẠM
như là một thực thể tổ chức của bộ máy giáo dục.
Hệ thống Sư phạm trong bối cảnh với các đặc điểm nêu trên phải thực hiện các
chức năng cơ bản sau:
1. Nghiên cứu chiến lược phát triển hệ thống ngành sư phạm để hệ thống đó có
thể tư vấn cho Bộ GD-ĐT hoạch định chính sách, giải pháp quản lý hoạt động đào tạo,
bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.
2. Phát triển đội ngũ giảng viên cho các cơ sở đào tạo giáo viên, đội ngũ cán bộ
nghiên cứu khoa học giáo dục.
3. Phối hợp, chia sẻ các nguồn lực phục vụ nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi
dưỡng giáo viên.
4. Nghiên cứu đề xuất chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp học, ngành học;
phát triển các chuyên ngành đào tạo giáo viên, các chương trình bồi dưỡng giáo viên.
5. Đề xuất, thẩm định các chương trình, đề án phát triển giáo dục, cải cách sư
phạm.
6. Tổ chức phối hợp biên soạn giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng giáo viên,
cán bộ quản lý giáo dục; biên soạn tài liệu giáo khoa các môn học.

7. Hỗ trợ cập nhật thông tin khoa học, phối hợp triển khai các đề tài, chương
trình khoa học.

44


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

8. Tổ chức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng giáo
viên, cán bộ quản lý giáo dục.
Các chức năng trên chỉ có được khi Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý chặt chẽ
quá trình đào tạo, bồi dưỡng sử dụng giáo viên thông qua công cụ Hệ thống nghành sư
phạm. Quá trình quản lý phải vừa bảo đảm quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo, vừa
phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống mà mỗi cơ sở đào tạo, nghiên cứu là
các đơn vị cấu trúc – chức năng.
Đến đây, khái niệm đại học địa phương có thể được định nghĩa theo dấu hiệu:
“đơn vị chức năng trong hệ thống ngành sư phạm”. Là đơn vị của một hệ thống cho
nên việc thực hiện các chức năng như đào tạo, bồi dưỡng đều chịu sự chi phối của các
chức năng cả hệ thống đó. Chỉ khi quản lý theo tiếp cận hệ thống thì vấn đề đào tạo
giáo viên trong các đại học địa phương mới có nhiều ý nghĩa khoa học, thực tiễn mang
tính vĩ mô.
Để cho cả hệ thống và mỗi đơn vị cấu trúc bộc lộ được các chức năng nêu trên,
cần nghiên cứu mô hình cấu trúc hệ thống ngành sư phạm theo nguyên tắc tạo được
quan hệ qua lại giữa các hệ lớn và hệ con. Hệ lớn là cấu trúc tổng thể được mô tả ở sơ
đồ sau:

45


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Các hệ con được tạo ra theo các quan hệ khác nhau với mục đích đảm nhiệm
các chức năng khác nhau, có thể có các hệ con sau:
1. Hệ thống được xác lập theo phân cấp quản lý: cơ sở đào tạo bồi dưỡng, nghiên
cứu trực thuộc bộ Giáo dục - đào tạo, đại học Quốc gia; trực thuộc tỉnh, vùng
2. Hệ thống được xác lập theo quan hệ ngành, nhóm ngành đào tạo giáo viên,
có: cơ sở đào tạo giáo viên theo các chuyên ngành khoa học; đào tạo giáo viên công
nghệ; đào tạo giáo viên mỹ thuật; đào tạo giáo viên giáo dục thể chất; đào tạo giáo
viên giáo dục đặc biệt; đào tạo cán bộ quản lý giáo dục;…
3. Hệ thống theo trình độ đào tạo: cử nhân cao đẳng, đại học sư phạm, thạc sĩ,
tiến sĩ khoa học giáo dục.
4. Hệ thống theo vùng lãnh thổ: các cơ sở đào tạo, nghiên cứu đồng bằng Bắc
bộ, miền núi phía Bắc, Trung bộ, đồng bằng sông Cửu long, Tây nguyên,…
Mỗi hệ con gồm các cơ sở tác động qua lại để thực hiện những nhiệm vụ đặc
thù tương ứng. Như vậy mỗi cơ sở vừa là một hệ con của hệ lớn hơn liền kề, vừa là
đơn vị trong hệ thống lớn toàn quốc. Với cách thiết kế tầng bậc như vậy sẽ vừa tận
dụng tối đa từng hệ con, vừa tạo cho hệ lớn tiềm lực năng động phục vụ nhiệm vụ vĩ
mô toàn ngành.
Với vị trí trong hệ thống cấu trúc như trên của ngành sư phạm mỗi trường đại
học địa phương sẽ có nhiều chức năng hệ thống khác được chuyển đổi, vận hành linh
hoạt trong quan hệ tương tác của hệ thống ngành sư phạm và ngành giáo dục Việt
Nam. Đó cũng là cơ chế bảo đảm duy trì và phát triển của các đại học địa phương có
tổ chức đào tạo giáo viên trong bối cảnh không tách rời đào tạo với bồi dưỡng; đào tạo
với nghiên cứu khoa học giáo dục; quản lý vĩ mô (TW), với quản lý vi mô (địa
phương) trong bối cảnh cần sự quản lý thống nhất về quy hoạch, xây dựng, phát triển
đội ngũ giáo viên của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.

46




×