Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

SỬ DỤNG MẠNG xã hội học tập EDMODO PHỤC vụ dạy học địa lí CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO dục TIỂU học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.74 KB, 11 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI HỌC TẬP EDMODO PHỤC VỤ DẠY HỌC
ĐỊA LÍ CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Th.S Trần Thị Hà Giang
Trường ĐH Thủ đô Hà Nội
Tóm tắt: Edmodo là mạng xã hội học tập phổ biến nhất trên thế giới hiện nay
và là một trong những công cụ ứng dụng CNTT và TT vào dạy học hiệu quả. Ứng
dụng Edmodo vào dạy học Địa lí sẽ góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi
mới hình thức tổ chức học tập thông qua việc chia sẻ tài nguyên không giới hạn, hỗ trợ
cộng tác hiệu quả, đẩy mạnh hoạt động học của sinh viên và đổi mới kiểm tra đánh giá
thường xuyên. Từ hiệu quả bước đầu của việc sử dụng Edmodo vào dạy học Địa lí cho
sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học có thể quan tâm nghiên cứu nhân rộng áp dụng cho
các môn/ học phần khác như là một trong những biện pháp khả thi nâng cao chất
lượng đào tạo.
Từ khóa: Edmodo, Giáo dục Tiểu học, Địa lý, giảng viên, sinh viên, tự học,
tương tác, kiểm tra đánh giá
Abtract: Edmodo is the most popular social learning network in the world
today and is one of the ICT application tools for effective teaching. Applying Edmodo
in teaching Geography will contribute to innovate teaching methods and forms of
organizing learning activities by means of sharing unlimitedly learning resources,
supporting effective collaboration, promoting student learning and innovating regular
assessment. From the first-step effectiveness of using Edmodo to teach geography to
students majoring Primary Education, it is possible to replicate studies applied to other
subjects/modules as one of the feasible measures to enhance teaching quality.
Key words: Edmodo, Primary Education, Geograpy, lecturers, students, selfstudy, interaction, assessment.
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây mạng xã hội (như facebook, twitter…) đã phát triển


rất mạnh mẽ. Với ưu điểm là sức lan tỏa nhanh, sử dụng đơn giản, có thể sử dụng mọi
nơi, mọi lúc và hoàn toàn miễn phí nên nhiều nhà giáo dục đã nghĩ đến chuyện sử dụng
các mạng xã hội này như một công cụ đắc lực phục vụ công tác giảng dạy của mình.
Tuy nhiên các mạng xã hội thuần túy bộc lộc những nhược điểm như tính bảo mật kém,
khó kiểm duyệt thông tin và đối tượng tham gia, việc quản trị tốn nhiều thời gian…

96


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Edmodo mạng xã hội được xây dựng dành riêng cho lĩnh vực giáo dục. Ngày nay
Edmodo được biết tới là mạng xã hội học tập lớn nhất trên thế giới được phát triển từ
năm 2008, hiện nay đã có hơn 63,000,000 người dùng đến từ các quốc gia khác nhau,
chủ yếu tập trung ở Mỹ và các quốc gia nói tiếng Anh. Edmodo tạo ra các lớp học,
khóa học mà ở đó người dạy có thể quản lý trực tiếp tới từng nhóm người học được
phân chia theo các tiêu chí khác nhau, được hỗ trợ để nhận biết tiến độ hoàn thành và
sự tiến bộ của từng người học. Đây là yếu tố kỹ thuật rất cần với nền giáo dục ở bậc
Đại học của chúng ta hiện nay.
Nội dung môn Địa lý trong chương trình đào tạo giáo viên Tiểu học có nhiều
điểm thuận lợi để khai thác và sử dụng Edmodo như là một công cụ hữu hiệu hỗ trợ
tương tác giữa giảng viên với sinh viên, giúp tích cực hóa quá trình học tập, đặc biệt
tăng cường sự tự học, tự nghiên cứu và kiểm tra đánh giá quá trình học của sinh viên
hiệu quả.
Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi tập trung vào giới thiệu về việc “Sử
dụng mạng xã hội học tập Edmodo phục vụ dạy học Địa lí cho sinh viên ngành Giáo
dục Tiểu học” đã được thực hiện thời gian qua.
2. Nội dung
2.1. Đặc điểm của mạng xã hội học tập Edmodo
2.1.1. Đặc điểm

Việc sử dụng 1 trang mạng xã hội giống như Facebook phục vụ học tập giúp
sinh viên hào hứng và cảm thấy quen thuộc trong khi thực hiện các nhiệm vụ chuyên
môn Địa lí được giảng viên giao phó. Mạng xã hội học tập Edmodo là công cụ dạy học
theo mô hình mạng xã hội, không chỉ phân phối thông tin của giáo viên hay bảng
điểm. Giáo viên có thể chia sẻ file, link, bài học, điểm số cũng như các thông báo, cập
nhật, trò chuyện với học sinh như trên Facebook wall, khảo sát học sinh, quản lí lớp
học bằng lịch (Calender). Sinh viên có thể liên hệ người chỉ dẫn trực tiếp, nhắn cho
các bạn học khác, tương tác với không gian thảo luận công khai, có thể truy cập
Edmodo từ điện thoại di động thông qua trang web được tối ưu hóa cho di động để
xem bài giảng,…
2.1.2. Ưu điểm
Thế mạnh của Edmodo ở chỗ những người phát triển ứng dụng đều là giáo viên
thay vì là những kỹ sư công nghệ như các nền tảng khác. Giao diện Edmodo hỗ trợ 10
ngôn ngữ khác nhau trong đó có tiếng Trung và tiếng Pháp. Ứng dụng điện thoại phần

97


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

mềm này cũng được tải nhiều trên hệ điều hành iOS và Android, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc dạy và học ở mọi nơi, mọi lúc. Các ưu điểm nổi bật của Edmodo có thể dễ
dàng nhận thấy bao gồm:
- Nền tảng an toàn và bảo mật
- Môi trường đóng
- Đăng kí tham gia dễ dàng, không cần cài đặt, không tốn chi phí bản quyền
- Không yêu cầu thông tin từ cá nhân người học (trừ khi có sự yêu cầu của GV)
- Người học chỉ có thể tham gia lớp học khi được người dạy mời

- Tất cả các quá trình liên lạc của các thành viên đều được lưu trữ
- Người dạy có quyền kiểm soát tối đa
- Edmodo cho phép theo dõi tiến bộ của người học, người dạy có thể ra các
dạng bài tập (Assignments), thiết kế câu hỏi trắc nghiệm (Quyzs), thăm dò ý kiến
(Polls), cho người học đánh giá chéo…
- Phụ huynh của người học có thể tham gia lớp học để theo dõi quá trình học
tập của con em mình.
Nói cách khác, Edmodo tạo ra nền tảng cơ bản để giảng viên tổ chức hoạt động
dạy học bao gồm:
- Gắn kết: Edmodo được thiết kế giúp sinh viên hào hứng với hoạt động học tập
như việc sử dụng Facebook. Giảng viên dễ dàng thiết kế các hoạt động học tập kết
hợp trong và ngoài lớp học .
- Kết nối: Giảng viên là trung tâm trong mạng lưới học tập nhằm kết nối sinh
viên, phụ huynh, nhà quản lý và các nhà xuất bản; sau khi ra trường, sinh viên ngành
Giáo dục Tiểu học sẽ trở thành giáo viên Tiểu học, sẽ trở thành trung tâm trong mạng
lưới học tập của học sinh, phụ huynh và Nhà trường Tiểu học…
- Cá nhân hóa: Edmodo cung cấp các ứng dụng dễ dùng, hấp dẫn giúp tích hợp
vào nội dung môn học qua đó cá nhân hóa quá trình học tập của người học.
- Kiểm tra - Đánh giá: Edmodo giúp việc theo dõi tiến bộ học tập của người
học trở lên dễ dàng hơn. Giảng viên có thể giao bài tập, thiết kế câu hỏi trắc nghiệm,
lấy ý kiến, cho người học đánh giá chéo…
2.1.3. Hạn chế
- Không thể phục hồi những thông tin bị mất về một người học.

98


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

- Không thể xoá các tài khoản mà bạn đã tạo ra cho mình, nếu muốn xoá thì cần

phải gửi yêu cầu về hệ thống.
2.2. Các tính năng của Edmodo phù hợp với dạy học Địa lí cho sinh viên ngành
Giáo dục Tiểu học
2.2.1. Chia sẻ tài nguyên không giới hạn

Đối với giảng viên và sinh viên dạy học Địa lí hiện nay, một trong những thách
thức lớn nhất là việc chia sẻ tài nguyên, tài liệu học tập qua mạng giúp học sinh có thể
chủ động học tập ở nhà và tiết kiệm chi phí in ấn, photo. Tuy nhiên, giảng viên thường
gửi bài qua email hoặc tải tài liệu lên các nền tảng ứng dụng khác nhau như dropbox,
mediafire…và không thể quản lý tài nguyên đó một các hệ thống, khoa học. Tuy
nhiên, khi sử dụng ứng dụng Edmodo, giảng viên và sinh viên có thể:
- Đính kèm và chia sẻ các tài liệu Địa lí dưới nhiều định dạng khác nhau như
Word, PDF, MP3, MP4, .wmv, .mov, PPT, excel, .gif, .jpeg…được lưu hành trên
mạng ở các website khác nhau hoặc ở khu vực lưu trữ cá nhân của giảng viên, khi
giảng viên chuẩn bị bài có động tác đưa các tài liệu này lên Edmodo sẽ cung cấp hoàn
chỉnh các tài liệu bắt buộc cần tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên.
- Chia sẻ liên kết tới các trang web hoặc nhúng thêm các ứng dụng trên nền
flash như: prezi, voicethread, slideshare, các trò chơi, google forms, YouTube
videos…
- Tải miễn phí, mua hoặc phát triển các ứng dụng học tập trên nền Edmodo như
các ứng dụng học từ vựng, ứng dụng chia sẻ giáo án dạy học qua dự án, các ứng dụng
hỗ trợ làm mô hình, thí nghiệm ảo phục vụ dạy học Địa lí…

99


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI


- Giảng viên và sinh viên có thể chia sẻ đồng thời nhiều tài nguyên với các
định dạng khác nhau cùng một lúc khi giao bài tập, yêu cầu sinh viên tự học thêm ở
nhà hay gửi bài cho sinh viên đọc tài liệu, xem video bài giảng trước mỗi bài học…
- Giảng viên và sinh viên cũng có thể theo dõi về các lĩnh vực khác nhau như
giảng dạy tiếng Anh, công nghệ dạy học, đổi mới sáng tạo…đồng thời tạo ra cộng
đồng học tập, chia sẻ thông tin giống như facebook page.
Không giống như việc chia sẻ trên Facebook, Edmodo thiết kế các ứng dụng bổ
sung giúp giảng viên quản lý nguồn tài nguyên này một cách hiệu quả thông qua việc sử
dụng các tính năng như ‘tags’, ‘library’, ‘folders’ và ngay cả việc tạo ra các khóa học
giống như trên nền tảng Moodle hay những nền tảng dạy học trực tuyến khác.
2.2.2. Cộng tác hiệu quả
Edmodo là mạng xã hội được thiết kế dành riêng cho lĩnh vực giáo dục, do vậy
hoạt động cộng tác, giao tiếp giữa người dạy với người học, người học với người học
được hỗ trợ tối đa. Đối với dạy học Địa lý, tính năng này rất cần thiết để tạo ra môi
trường học tập tương tác cao, kiểm soát chặt chẽ và được phản hồi thường xuyên.
Lớp học Edmodo:
Chúng ta có thể tạo các lớp/nhóm giúp cán bộ giảng viên và sinh viên chia sẻ
tài nguyên, các ý tưởng về hoạt động dạy và học.
Nhóm Edmodo nhỏ:
Trong các lớp/nhóm học, chúng ta có thể tạo ra các nhóm nhỏ hơn giúp cho
việc thảo luận, chia sẻ trong từng nhóm nhỏ được dễ dàng hơn qua đó chỉ giáo viên và
học sinh nhóm đó có thể truy cập thông tin. Tính năng này rất phù hợp cho hoạt động
lập kế hoạch, triển khai các đề án ngôn ngữ của học sinh hoặc các nhóm học tập của
các thành viên theo mô hình CLB.
Thực tiễn dạy học Địa lí bằng Edmodo thời gian qua, chúng tôi đã tạo ra nhiều
nhóm nhỏ với các tiêu chí khác nhau như:
Các nhóm theo tổ hành chính của lớp
Các nhóm theo chuyên đề tiểu luận
Các nhóm theo sở thích lựa chọn nghiên cứu sâu các khu vực Địa lí
Các nhóm cần bài tập bổ sung để tăng cơ hội nâng điểm tích lũy


Cộng đồng:

100


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Bên cạnh việc tạo nhóm, chúng ta còn có thể tạo một mạng lưới rộng hơn cho
từng khoa hoặc từng trường để chia sẻ kinh nghiệm. Ứng dụng Edmodo cho phép mã
nhúng đa dạng từ các ứng dụng khác như voicethread giúp giáo viên có thể dạy nói, chia
sẻ video trên TED hay Youtube để bổ sung nội dung học tập trên lớp, hay chia sẻ các
bài giảng PPT cho sinh viên mà các em chỉ có thể xem mà không tải về phát tán cho các
mục đích khác. Một trong những điểm nổi bật khác của Edmodo là khả năng tích hợp
với Google Drive giúp quản lý, chia sẻ tài liệu và cộng tác với nhau dễ dàng. Giảng viên
có thể dạy viết và sửa bài viết mà không cần tải các file về máy, thay vào đó yêu cầu học
sinh làm trên ứng dụng Google và nộp bài qua mạng.
Hiện nay ở khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Thủ đô Hà Nội đang có
nhóm giảng viên dạy các phân môn Tin học cơ sở, Cơ sở Tự nhiên – Xã hội – Sinh lý
trẻ Tiểu học, Ứng dụng CNTT và TT trong dạy học Toán ở Tiểu học, Ứng dụng CNTT
và TT trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, Ứng dụng CNTT và TT trong dạy học Tự
nhiên – Xã hội ở Tiểu học, Phương tiện dạy học ở Tiểu học đang sử dụng mạng xã hội
Edmodo tạo thành một cộng đồng trong khoa, dễ dàng chia sẻ thông tin về sinh viên,
chia sẻ học liệu và tiến độ giảng dạy các phân môn.
2.2.3. Đẩy mạnh hoạt động dạy và học
Edmodo cho phép giảng viên tích hợp đa dạng công cụ và ứng dụng trong quá
trình dạy học Địa lí trên lớp qua các công cụ như lấy ý kiến đánh giá với chức năng
polls, yêu cầu sinh viên trả lời câu hỏi hay làm bài trắc nghiệm ngắn với quyzzes, thảo
luận, chia sẻ bằng ngôn ngữ đích với chức năng post, và chia sẻ tài nguyên học tập
miễn phí trên mạng với cách chia sẻ liên kết hay tải dữ liệu trực tiếp.

2.2.4. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá
Một trong những hoạt động quan trọng trong quá trình đào tạo là nâng cao chất
lượng của công tác khảo thí, kiểm tra đánh giá người học. Khi đổi mới phương pháp
dạy học, người giáo viên phải đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá đặc biệt là hình
thức đánh giá thường xuyên, liên tục (on-going/formative assessment). Tuy nhiên,
nhiều giảng viên áp dụng hình thức đánh giá này thì khối lượng công việc sẽ trở lên
nhiều hơn qua hoạt động ra đề, chấm bài và báo cáo kết quả học tập. Ở góc độ người
học, một trong những động cơ khiến người học học tập tích cực hơn là việc người dạy
đánh giá thường xuyên và thông báo kết quả trong thời gian sớm nhất. Đó là một thách
thức rất lớn cho người dạy. Giảng viên có thể dễ dàng khai thác các tính năng của
Edmodo để triển khai hoạt động đánh giá thường xuyên.

101


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

2.2.4.1. Tính năng giao bài:
Giảng viên có thể giao bài tập (assignment) dễ dàng, đồng thời có thể gửi kèm
theo cho sinh viên tài liệu, tài nguyên, trang web…để giúp sinh viên có thể hoàn thành
bài tập đó. Thông thường, giảng viên giao bài và yêu cầu sinh viên nộp bài qua email
và chính điều này làm cho giảng viên quá tải khi dạy nhiều nhóm sinh viên với tổng số
lên tới gần 200 em. Hơn nữa, giảng viên không thể đảm bảo được sinh viên nộp bài
đúng hạn. Với chức năng assignments trong Edmodo, giảng viên có thể đưa ra thời
gian hoàn thành cho mỗi bài tập, trong trường hợp sinh viên thiếu kỷ luật thì sẽ không
thể nộp bài quá hạn hoặc giáo viên cho phép nộp bài muộn thì hệ thống sẽ thông báo
những sinh viên nộp muộn qua đó giáo viên có thể cho điểm tương ứng. Sinh viên có
thể nộp bài dưới nhiều định dạng khác nhau như Word, PDF, MP3, MP4, .wmv, .mov,

PPT, excel, .gif, .jpeg do vậy giáo viên có thể kiểm tra được bốn kỹ năng nghe, nói,
đọc viết. Việc chấm bài đã nộp của người học cũng dễ dàng hơn bao giờ hết, giảng
viên nhận bài làm và cho điểm, gửi phản hồi bằng chữ hoặc sử dụng các icons. Điểm
của người học sẽ được tự động cập nhật vào sổ điểm (gradebook) và giảng viên có thể
xuất ra định dạng khác nhau để tải về máy. Khi đã có điểm, sinh viên sẽ nhận được
thông báo và có thể xem điểm, xem phản hồi về bài làm của mình hoặc khiếu nại kết
quả cho giảng viên. Tất cả hoạt động này diễn ra độc lập cho mỗi sinh viên, đảm bảo
tính riêng tư và tăng cường trao đổi theo phương thức 1-1.
Ở tính năng này, ngoài việc hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên, giảng
viên có thể kết hợp giao bài là những câu hỏi tự luận. Ví dụ như khi tìm hiểu về phần
Địa lí các Châu lục, ngoài phần yêu cầu SV tự đọc, tự nghiên cứu về đặc điểm tự nhiên,
dân cư, kinh tế - xã hội của các Châu lục, giảng viên chuẩn bị thêm cho mỗi Châu 01
câu hỏi tự luận nhằm kiểm tra phần tự học của sinh viên trước khi lên lớp. Các câu tự

102


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

luận này giảng viên sẽ phải chấm thủ công thông qua các gói trả lời cá nhân sinh viên
nộp trên Edmodo, email hoặc nhóm sinh viên báo cáo trước lớp
2.2.4.2. Sử dụng Quyzzes:
Ngay khi Edmodo đưa ra tính năng này, cộng đồng người sử dụng Edmodo đã
tận dụng tối đa. Edmodo hỗ trợ nhiều dạng câu hỏi khác nhau như câu hỏi lựa chọn,
đúng/sai, câu trả lời ngắn, và điền vào ô trống. Ngoại trừ câu hỏi yêu cầu câu trả lời
ngắn, tất các loại câu hỏi khác sẽ được chấm tự động và điểm của sinh viên sẽ được
cập nhật vào hệ thống. Do vậy, giảng viên sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian triển khai
đánh giá sinh viên, công việ còn lại là chỉ ra đề và xem điểm.
Các gói Quyz được xây dựng để dạy học phần Địa lý trong học phần Cơ sở Tự
nhiên – Xã hội, Sinh lí trẻ bao gồm 09 gói, cụ thể:

Gói
Yêu cầu sinh viên nghiên cứu phần Địa lí
Quyz

Số lượng

- Tìm hiểu các khái niệm: Vũ trụ, thiên hà, ngân hà, hệ, 5
câu
sao, hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, thiên thạch, sao nghiệm
chổi, sao băng

trắc

- Hệ Mặt trời và đặc điểm của HMT
- Sự hình thành các sao, hành tinh
- Hình dạng, kích thước và hệ quả?

5
câu
nghiệm

trắc

5
câu
- Giải thích vì sao có hiện tượng ngày đêm trên Trái đất? nghiệm

trắc

- Cấu tạo bên trong của Trái đất?

- Tìm hiểu thuyết Lục địa trôi/ thuyết kiến tạo địa mảng/
Gonvana
- Mô tả vận động quay xung quanh trục của TĐ

- Nếu không có hiện tượng ngày đêm, điều gì sẽ xảy ra
với Trái đất??
- Mô tả vận động quay xung quanh MT của TĐ
- Tìm hiểu năm nhuận dương lịch và nhuận âm lịch
- Khí quyển
- Thủy quyển

5
câu
nghiệm
3 câu
quyển

trắc
TN/1

- Thạch quyển

103


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

- Thổ nhưỡng quyển

- Sinh quyển
Mỗi Châu lục hãy tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên và dân 5 câu TN/1 châu
cư, kinh tế xã hội
Đặc điểm tự nhiên
- Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ

15 câu
nghiệm,

trắc

21 câu
nghiệm,

trắc

16 câu
nghiệm

trắc

- Địa hình
- Khí hậu
- Sông ngòi
- Đất đai
- Khoáng sản
- Sinh vật
Đặc điểm kinh tế - xã hội
- Dân cư
- Nông nghiệp: Trồng trọt; Chăn nuôi; Ngư nghiệp; Lâm

nghiệp;
- Công nghiệp: CN nặng; CN nhẹ; CN hóa chất; CN SX
hàng tiêu dùng; CN công nghệ cao; Tiểu thủ CN;
- Dịch vụ: GTVT; TTLL; Thương nghiệp; Du lịch ; Y
tế ; Giáo dục
- Miền núi
+ Trung du và MN BB (ĐB và TB)
+ Tây nguyên
- Đồng bằng
+ ĐBSH
+ ĐNB
- DH Miền trung (BTB và NTB)
- Biển đảo

104


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Các câu trắc nghiệm được xây dựng đủ các hình thức trắc nghiệm khác nhau mà
Edmodo cho phép. Các câu hỏi tự luận đáp án ngắn có thể chấm tự động cùng trắc
nghiệm.
2.2.4.3. Sử dụng Badges:
Để khuyến khích người học, người dạy không chỉ chấm điểm và nhận xét. Sử
dụng tính năng badges của Edmodo, giảng viên có thể thể hiện sự ghi nhận tiến bộ, nỗ
lực, cam kết của sinh viên bằng cách danh hiệu có sẵn hoặc tự tạo như ‘Ngôi sao Địa lí
tự nhiên’, ‘Ngôi sao Địa lí Việt Nam’, ‘Ngôi sao địa lí các Châu lục’ hoặc ‘sinh viên
chăm chỉ’, ‘sinh viên tích cực’, ‘sinh viên của tháng’, …
3. Kết luận, kiến nghị
Edmodo là một công cụ hữu hiệu góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đổi

mới hình thức tổ chức dạy học. Đối với môn Địa lý trong chương trình đào tạo giáo
viên Tiểu học, Edmodo giúp tăng cường tương tác, hỗ trợ cả giảng viên và sinh viên
dễ dàng cung cấp, tiếp cận, khai thác các nguồn học liệu khác nhau đáp ứng yêu cầu
đặc thù bộ môn. Bên cạnh đó, Edmodo thực sự giúp ích cho quá trình dạy học ở khía
cạnh kiểm tra đánh giá thường xuyên, chính xác cả chất lượng và thời điểm hoàn thành
bài của người học.
Với những kết quả ban đầu ứng dụng mạng xã hội Edmodo vào dạy học Địa lí
cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học, chúng tôi thiết nghĩ có thể mở rộng phạm vi
sử dụng Edmodo cho các môn học khác, ngành học khác góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo. Để thực hiện được điều đó, chúng tôi có 1 số kiến nghị như sau:
- Đối với các Bộ - Ngành: Tạo cơ chế khuyến khích sử dụng các phương tiện
dạy học hiện đại, trong đó có các phần mềm, các website, webquest, mạng xã hội…
phục vụ dạy và học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, thiết thực góp phần đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục.
- Đối với các trường đào tạo giáo viên: Cụ thể hóa các chủ trương, chỉ đạo của
Bộ - Ngành vào điều kiện cụ thể của từng trường, nhất là các trường Đại học đại
phương. Tranh thủ sự ủng hộ của các địa phương đối với hoạt động đào tạo, nghiên
cứu, ứng dụng của các Nhà trường, hướng việc ứng dụng CNTT và TT vào dạy học
với mục tiêu thực chất để giảng viên chủ động, tự tin và sinh viên tích cực, áp dụng
được những điều đã học vào nghề nhiệp sau khi ra trường.
- Đối với các Khoa: Tùy thuộc đặc thù chuyên ngành, bậc học mà các Khoa cần
có sự chỉ đạo nhất quán, yêu cầu cụ thể, giám sát chặt chẽ việc ứng dụng CNTT và TT

105


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI


vào dạy học nói chung, sử dụng mạng xã học học tập Edmodo vào dạy học nói riêng.
Các Khoa nên thiết lập hệ thống và có người quản lý, theo dõi hệ thống lớp học/môn
học thuộc chuyên ngành đào tạo của mình, từ đó kịp thời điều chỉnh khi cần thiết. Nên
xem xét tạo ra cộng đồng giảng viên sử dụng Edmodo trong và ngoài đơn vị để thường
xuyên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kĩ thuật cho nhau.
- Đối với từng cán bộ giảng viên: Cần xác định rõ CNTT và TT rất hữu ích
trong việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức và kiểm tra đánh giá trong dạy học
để từ đó có định hướng tiếp cận, tìm hiểu, sử dụng các phần mềm/website hỗ trợ dạy
học, trong đó có mạng xã hội học tập Edmodo.
- Đối với sinh viên, đặc biệt là sinh viên khối sư phạm: Sử dụng mạng xã hội
học tập Edmodo không chỉ giúp ích cho sinh viên trong học tập các phân môn tại
trường Đại học mà còn giúp sinh viên có một công cụ đắc lực trong việc tổ chức lớp
học, đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, tăng cường tương tác với học
sinh và phụ huynh học sinh… Vì vậy, mỗi sinh viên cần ý thức rõ việc tiếp cận, tìm
hiểu, làm quen và sử dụng thường xuyên mạng xã hội Edmodo, coi đó là 1 kỹ năng
phải thành thạo trước khi ra trường sẽ giúp cho việc thực hành nghề nghiệp sau này
của sinh viên hiệu quả hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dự án đào tạo giáo viên, Giáo trình Tự nhiên – Xã hội
và Phương pháp dạy học Tự nhiên – Xã hội tập 1,2. NXB Giáo dục, năm 2007
Diệp Khanh. Mạng xã hội Edmodo: một công cụ để đổi mới phương pháp dạy
và học.
Lê Phan Quốc, Trần Thị Hồng Vân, Nguyễn Thiện Phú và cộng sự (2014), “Sử
dụng Edmodo trong tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm”, Hội thảo Ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông thuộc các tỉnh thành phía
Nam - Trường ĐH. Sư Phạm Tp.HCM, tr.159-170.

(cho
Android)
(cho iOS)


106



×