Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

gioi hiêu ccuoons văn học so sánh của nguyễn văn dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.18 KB, 24 trang )

GIỚI THIỆU VỀ CUỐN SÁCH LÝ LUẬN VĂN HỌC SO SÁNH CỦA
NGUYỄN VĂN DÂN
Cuốn sách Lý luận văn học so sánh (Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2011, in
lần thứ 5 có sửa chữa và bổ sung) của PGS.TS. Nguyễn Văn Dân là cuốn
chuyên luận đầu tiên ở Việt Nam đề cập đến những vấn đề lý luận của văn học
so sánh. Nó là kết quả của một giai đoạn nghiên cứu và của kinh nghiệm thực
tiễn của tác giả trong quá trình giảng dạy chuyên đề lý luận văn học so sánh
cho các lớp cử nhân, cao học và nghiên cứu sinh trong mười lăm năm qua tại
một số trường đại học. Về cơ bản, cuốn sách Lý luận văn học so sánh vẫn dựa
trên những ý tưởng ban đầu của cuốn sách Những vấn đề lý luận của văn học
so sánh. Nhưng nó có một số thay đổi rất quan trọng. Đó là việc một số tư
tưởng mới được đưa thêm vào, một số khái niệm được chỉnh sửa lại cho chính
xác hơn, một số lập luận được bổ sung thêm để làm cho các sự việc và vấn đề
trở nên rõ ràng hơn, có sức thuyết phục hơn (như các khái niệm thuộc đối
tượng của văn học so sánh, quan niệm về trường phái văn học so sánh, khái
niệm văn học thế giới, vấn đề vị trí của văn học so sánh, tình hình nghiên cứu
văn học so sánh ở Việt Nam, vấn đề so sánh Truyện Kiều của Nguyễn Du với
Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, v.v...). Có thể nói, qua nhiều
lần bổ sung, cuốn sách Lý luận văn học so sánh gần như đã trở thành một cuốn
sách mới so với cuốn sách Những vấn đề lý luận của văn học so sánh. Hy
vọng cuốn sách mới này sẽ đóng góp quan trọng cho việc xây dựng bộ môn
văn học so sánh vững mạnh ở nước ta, góp phần tích cực vào công cuộc hội
nhập văn hóa với thế giới ngày nay.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và phần Phụ lục, cuốn sách bao gồm các chương
sau:
Chương I: Vì một quan niệm đúng về văn học so sánh
1. Lịch sử hình thành bộ môn văn học so sánh trên thế giới. Thuật ngữ và định
nghĩa
2. Tình hình nghiên cứu văn học so sánh ở Việt Nam
a. Những tiền đề lịch sử
b. Chặng đường phát triển của văn học so sánh ứng dụng ở Việt Nam


c. Chặng đường phát triển lý luận của văn học so sánh Việt Nam


3. Vị trí và ích lợi của văn học so sánh. Quan hệ giữa văn học so sánh với văn
học thế giới
Chương II: Mục đích và đối tượng của văn học so sánh
1. Mục đích của văn học so sánh
2. Các đối tượng nghiên cứu của văn học so sánh
a. Các mối quan hệ trực tiếp
b. Các hiện tượng tương đồng
c. Các hiện tượng khác biệt độc lập
Chương III: Phương pháp luận và các phương pháp của văn học so sánh
1. Vị trí của phương pháp luận văn học so sánh trong hệ thống phương pháp
luận nghiên cứu khoa học
2. Một số phương pháp chủ yếu được vận dụng trong văn học so sánh
a. Phương pháp thực chứng - lịch sử
b. Phương pháp ký hiệu học
c. Phương pháp cấu trúc
d. Phương pháp xã hội học
e. Phương pháp thống kê
f. Phương pháp tâm lý học
g. Phương pháp loại hình
h. Phương pháp hệ thống
3. Yêu cầu về tổng hợp và liên ngành.
Chương IV: Phạm vi và chủ đề nghiên cứu của văn học so sánh
1. Phạm vi khảo sát của văn học so sánh
2. Những chủ đề chính của văn học so sánh
a. Nghiên cứu thể loại văn học
b. Nghiên cứu đề tài, truyền thuyết
c. Nghiên cứu tư tưởng trong văn học

d. Nghiên cứu phong cách văn học
e. Nghiên cứu trào lưu, trường phái văn học
Cuốn sách Lý luận văn học so sánh là một tài liệu tham khảo bổ ích cho các
nhà nghiên cứu và giảng dạy văn học, đồng thời là giáo trình cho sinh viên và
học sinh cao học thuộc ngành văn học. Với các thông tin và lập luận được cập


nhật, chỉnh lý và bổ sung, cuốn sách in lần này sẽ thay thế cho các lần xuất
bản trước để đảm bảo tính chính xác khoa học của việc phổ biến các vấn đề lý
luận của văn học so sánh.


TÓM TẮT NỘI DUNG CÁC CHƯƠNG
CHƯƠNG I:
VÌ MỘT QUAN NIỆM ĐÚNG VỀ VĂN HỌC SO SÁNH
1. Lịch sử hình thành bộ môn văn học so sánh trên thế giới. Thuật ngữ và định
nghĩa
Trên thế giới hiện nay, thuật ngữ “văn học so sánh” đã trở nên quá quen
thuộc với giới nghiên cứu và giảng dạy văn học.
Ở các trường ĐH phương tây đều có môn văn học so sánh (VHSS), tồn
tại hơn 100 năm.
ở việt Nam, các khoa văn ở trường Đại học vẫn chưa có bộ môn VHSS,
vẫn còn nhập nhằng giữa VHSS và so sánh văn học.
VHSS ban đầu chỉ là một phương pháp. Trong đời sống, So sánh là một
yêu cầu để xác định định tính, định lượng hoặc ngôi thứ. Trong nghiên cứu
văn học, so sánh dùng để xác định, đánh giá các hiện tượng trong mối quan hệ
giữa chúng với nhau.
Thế kỷ XVIII, chủ nghĩa tư bản bắt đầu hình thành ở phương Tây, việc
giao lưu kinh tế-văn hóa kéo theo xã hội biến đổi. Đến thế kỷ XIX nền văn hóa
có sự giao lưu giữa các nước trên toàn cầu.

Theo Goethe, văn hóa thế giới được hình thành dựa trên sự giao lưu văn
hóa quốc tế. Nhà văn Anh đưa ra khái niệm “văn hóa thế giới” có nghĩa là
nghiên cứu văn học quốc tế, nghiên cứu văn học giữa các nước với nhau bao
gồm cả văn hóa dịch.
Như vậy khái niệm “văn học thế giới” của Goethe vừa có nghĩa là nền
văn học thế giới vừa có nghĩa là bộ môn lịch sử văn học thế giới. Đây cũng là
cơ sở dẫn đến sự ra đời của bộ môn văn học so sánh, đồng thời giao lưu văn
hóa là điều kiện xã hội của sự hình thành văn học so sánh.
Thế kỷ XIX, các ngành khoa học lịch sử phát triển cực thịnh, đây cũng
là điều kiện hình thành bộ môn văn học sử.
Như vậy tác giả đã nói tới lý do ra đời và 2 điều kiện cơ bản của việc
hình thành bộ môn văn học so sánh:
Lý do: So sánh để xác định tính chất và đánh giá sự vật
Điều kiện: - Điều kiện xã hội (giao lưu với văn hóa)


- Điều kiện học thuật
Trong đó điều kiện xã hội là quyết định.
Thế kỷ XVIII, giao lưu văn học và văn hóa phát triển mạnh, do đó
phương pháp so sánh văn học cũng được áp dụng một cách có ý thức hơn.
1886 là năm khai sinh ra bộ môn VHSS. Những nước có nghiên cứu
VHSS phát triển nhất là: Pháp, Đức, Mỹ, Italia... Pháp là nước đầu tiên đưa bộ
môn này vào giảng dạy trong các trường Đại học. Hiện nay hầu hết các nước
phương tây đã thành lập bộ môn VHSS.
Thế kỷ XX VHSS đã có những bước phát triển rực rỡ để đạt được
những mục tiêu của nó.
Định nghĩa VHSS cũng có nhiều quan điểm khác nhau.
Bên cạnh thuật ngữ VHSS người Pháp và người Anh còn có thuật ngữ
khác đó là: “Lịch sử các nền văn học được só sánh”, hoặc “lịch sử so sánh các
nền văn học”

VHSS nó là một bộ môn khoa học có chức năng so sánh một nền văn
học này với một hay nhiều nền văn học khác, hoặc so sánh các hiện tượng của
nền văn học khác nhau.
Văn học so sánh từ chổ là một phương pháp đã trở thành một bộ môn
khoa học độc lập thực sự, nó có đối tượng và phạm vi nghiên cứu riêng biệt.
VHSS gồm 3 bộ phận nghiên cứu:
- Những mối quan hệ trực tiếp giữa các nền văn học dân tộc (ảnh hưởng
vay mượn lẫn nhau giữa các nền văn học)
- Những điểm tương đồng (do điều kiện lịch sử xã hội giống nhau)
- Những điểm khác biệt độc lập, biểu hiện bản sắc của các hiện tượng
văn học dân tộc hay của các nền văn học dân tộc được chứng minh bằng
phương pháp so sánh.
Quá trình phát triển của bộ môn văn học so sánh qua các chặng đường
lịch sử đáng ghi nhớ sau:
- Giai đoạn nữa cuối thế kỷ XIX: giai đoạn hình thành và khẳng định
công lao của các nhà sử gia văn học Anh, Pháp, Đức...
- Giai đoạn nữa đầu thế kỷ XX: giai đoạn hoàn chỉnh bộ môn VHSS, mở
rộng đối tượng nghiên cứu của nó sang các hiện tượng tương đồng


Trong quá trình phát triển của VHSS cũng đã hình thành các quan điểm
so sánh khác nhau và vì thế đã có nhiều người nói tới các trường phái so sánh
khác nhau. Thực ra việc phân loại các trường phái nghiên cứu nói chung và
phương pháp so sánh nói riêng không phải là một việc làm dứt khoát phải có.
Tóm lại, lịch sử phát triển của VHSS có thể có các trường phái nhưng
lịch sử văn học so sánh không phải là lịch sử của các trường phái so sánh.
2. Tình hình nghiên cứu văn học so sánh ở Việt Nam
a. Tiền đề lịch sử:
Nền văn học của nước ta trải qua một thời gian dài nằm trong mối quan
hệ với nhiều nước (thời Trung Đại: văn học Trung Quốc; thế kỷ XIX tiếp xúc

với Tây Âu cụ thể là văn học Pháp, Thế kỷ XX tiếp xúc với VHXHCN – Xô
Viết; hiện tại giao lưu với tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới), đây
chính là tiền đề cho văn học so sánh
Điều kiện lịch sử, tinh thần độc lập dân tộc chúng ta có thể khẳng định
chổ đứng của mình trong quan hệ quốc tế thông qua phương thức so sánh mình
với người khác.
Hiện tại văn học nước ta giao lưu với các nước xung quanh và các nước
trên thế giới.
b. Chặng đường phát triển của văn học so sánh ứng dụng ở Việt
Nam
Đầu thế kỷ XX chữ quốc ngữ được khẳng định. Nghiên cứu văn học và
sáng tác văn chương phát triển từ đó ý thức so sánh chuyển hướng từ so sánh
Việt – Hoa sang so sánh giữa phương Đông với phương Tây.
Giai đoạn này, các nhà nghiên cứu VHVN đang đi tìm những cái giống
nhau giữa Văn học Việt Nam với văn học Pháp và Trung Quốc để chứng minh
cho hiện tượng ảnh hưởng và vay mượn từ hai nền văn học trên đây với
VHVN.
Có thể nói, mặc dù công trình nghiên cứu so sánh ứng dụng nước ta
chưa nhiều so với thế giới nhưng đã có được cái nhìn giữa văn học dân tộc và
văn học thế giới.
c. Chặng đường phát triển lí luận của văn học so sánh Việt Nam
Quá trình khẳng định văn học so sánh ở nước ta đã trãi qua một chặng
đường phát triển khá lâu dài:


- Năm 1971 khái niệm văn học so sánh được đưa vào ở nước ta,
kết thúc thập kỷ 70, tình hình vẫn không có gì sáng sủa cho văn học so sánh ở
Việt Nam.
- Năm 1979, tạp chí văn học đăng bài của chuyên gia văn học so sánh
người Hunggary. Đây là mốc đánh dấu của giới nghiên cứu nước ta đến khía

cạnh chung của lịch sử văn học so sánh, nó mở đầu cho một loạt các bài
nghiên cứu về văn học so sánh.
Nhìn chung các tác giả đều công nhận văn học so sánh là một bộ môn
khoa học, đều khảng định vị trí và tầm quan trọng của bộ môn này.
- Năm 1002, cuốn từ điển Thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình
Sử và Nguyễn Khắc Phi chủ biên đã công nhận văn học so sánh là một ngành
nghiên cứu văn học của lịch sử văn học chuyên khảo sát những liên hệ và quan
hệ có tính chất quốc tế. Đây là một bước khẳng định mới đối với văn học so
sánh.
Như vậy, bức tranh về Lịch sử văn học so sánh ở Việt nam chưa có một
sự thống nhất hoàn toàn. Việc nghiên cứu so sánh ứng dụng chưa thể tuân theo
triệt để các nguyên tắc phương pháp luận của văn học so sánh được.
3. Vị trí và lời ích của văn học so sánh
Khái niệm văn học thế giới
Trải qua 100 năm tồn tại, văn học so sánh đã có được một vị trí độc lập
tương đối trong khoa nghiên cứu văn học.
Văn học sử thế giới ra đời như một phân nhánh của văn học sử nói
chung và nằm trong phong trào cực thịnh của các bộ môn khoa học lịch sử của
thế kỷ 19.
Có nhiều quan niệm khác nhau về văn học thế giới:
- Goethe định nghĩa văn học thế giới là tập hợp những thành quả văn
học tiêu biểu nhất của loài người. Văn học sử thế giới với văn học sử so sánh
có những chỗ giống nhau: Phát huy những giá trị tiến bộ chung của văn học
các nước khác nhau. Nhưng văn học so sánh còn cs thêm một mục đích cơ bản
nữa là chứng minh đặc thù của các nền văn học dân tộc. Do đó có thể nói, văn
học so sánh nằm giữa văn học sử dân tộc và văn học sử thế giới, là cầu nối
giữa hai bộ môn này.


Ở Việt Nam, khái niệm văn học thế giới vẫn chưa có một vị trí thích

đáng. Chính vì vậy mà ở nước ta việc yêu cầu thành lập bộ môn văn học thế
giới cũng xuất hiện đồng thời với yêu cầu xuất hiện văn học so sánh và cũng tỏ
ra cấp bách không kém văn học so sánh.
Lợi ích của văn học so sánh: Về mặt lí thuyết, cung cấp tư liệu tham
khảo cho những người viết sử văn học dân tộc và văn học thế giới. Cung cấp
tư liệu giúp cho lí luận văn học rút ra được những kết luận khác quan, góp
phần nhận thức sâu sắc các hiện tượng văn học nói chung và hiểu được quá
trình tiến hóa của chúng, góp phần tạo ra nhãn quan tổng hợp.
Về mặt thực tiễn: Văn học so sánh góp phần giao tiếp về mặt tinh thần
giữa các dân tộc làm cho các dân tộc hiểu biết lần nhau, góp phần củng cố hòa
bình, đẩy mạnh phát triển hợp tác quốc tế.


CHƯƠNG II
MỤC ĐÍCH VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA VĂN HỌC SO SÁNH
1. Mục đích của văn học so sánh:
Cho đến nay người ta chấp nhận hai mục đích cơ bản của văn học so
sánh là:
- xác định tính khái quát của văn học nhân loại
- Chứng minh tính đặc thù của các nền văn học dân tộc
Có thể nói, VHSS là một bộ môn khá cân bằng. Nó đã đề cập đến cả
một cặp phạm trù: Cái chung và cái riêng. Đây là một cặp phạm trù của phép
biện chứng triết học được thể hiện ra bằng một cặp phạm trù cụ thể hơn đó là
cặp phạm trù cái quốc tế và cái dân tộc.
Trong VHSS phân biệt ra cái đặc thù dân tộc và cái quốc tế là một việc
làm cần thiết nhưng tuyệt đối không được coi đó là một mục đích tự thân mà
cái chính là phải phát hiện ra sự vận động của cái đặc thù trong mối quan hệ
với cái đặc thù khác để dẫn đến xu thế cái chung. Quan niệm như vậy chúng ta
sẽ nhìn nhận cái đặc thù dân tộc và cái chung trong quá trình vận động đi lên
của lịch sử, chúng biến đổi và mang sắc thái thời đại.

Ngày nay, bằng các phương pháp so sánh phong phú, các nhà nghiên
cứu macsxit trong lĩnh vực văn học so sánh có thể phân biệt được cái đặc thù
dân tộc và cái quốc tế. Dựa vào phương pháp luận duy vật biện chứng họ sẽ có
thể tìm ra những nhân tố đặc thù dân tộc mang mầm móng quốc tế để khuyến
khích nó phát triển, và tìm ra cái quốc tế tiến bộ để tiếp thu nó, biến nó thành
của riêng mình.
Như chúng ta đã biết, dân tộc không thống nhất với truyền thống. Cần
phải hiểu tính dân tộc cả về mặt tỉnh lẫn mặt động. Mặt động của tính dân tộc
làm cho nó có khả năng đồng hóa mọi cái mới phù hợp với điều kiện sống của
nó, đào thải mọi cái lỗi thời của bản thân. Khước từ những cái ngoại lai không
phù hợp và phổ biến ra thế giới những cái tiến bộ biến chúng thành cái quốc tế.
Mặt khác những yếu tố quốc tế khi đã được cái dân tộc đồng hóa thì sẽ không
còn là yếu tố quốc tế, sẽ biến thành cái dân tộc, nhưng là cái dân tộc hiện đại.
Đây chính là biểu hiện của tính chất biện chứng giữa phạm trù dân tộc và cái
quốc tế.


Để xác định tính đặc thù dân tộc, chúng ta không thể chỉ căn cứ vào
những yếu tố cố hữu của truyền thống mà cần phải căn cứ vào cả những yếu tố
cách tân, mới lạ. Những yếu tố dân tộc này thể hiện ở cả nội dung và hình
thức. Chúng biểu hiện khác nhau ở mỗi ngành nghệ thuật khác nhau. Thật khó
có thể thống kê tất cả các yếu tố đặc thù dân tộc trong văn học và trong nghệ
thuật. Tuy nhiên người ta có thể đưa ra một số tiêu chuẩn cơ bản: Tiêu chuẩn
địa lý, tiêu chuẩn đặc tính của từng chủng loại người, tiêu chuẩn về khí hậu
thiên nhiên, về trình độ khoa học kỷ thuật... căn cứ vào những tiêu chuẩn đó
nhà so sánh có thể tìm ra những điểm đặc thù dân tộc của các hiện tượng văn
học được đem ra so sánh.
Tóm lại, nhiệm vụ quan trọng của nhà so sánh luận văn học là phải phát
hiện và khuyến khích cái yếu tố dân tộc tiến bộ, hướng nó đi đến chổ tiếp xúc
với cái dân tộc tiến bộ khác để tạo thuận lợi cho các quốc tế tiến bộ được hình

thành và phát triển. Đấu tranh cho cái chung cho sự hiểu biết quốc tế bao giờ
cũng là mục tiêu cao cả của loài người.
2. Các đối tượng nghiên cứu của văn học so sánh
a. Các mối quan hệ trực tiếp
Văn học so sánh được bắt đầu như là một bộ môn nghiên cứu các mối
quan hệ trực tiếp giữa các nền văn học.
Ở thế kỉ 18, phong trào khai sáng đại diện cho giai cacasp tư sản đang
lên, nó chủ trương phá bỏ hàng rào của chế độ phong kiến, mở rộng giao lưu
ra toàn thế giới. Sang thế kỉ 19, sự giao lưu văn học lại gia tăng mạnh mẽ như
Max đã nhận xét. Các dân tộc đã có ý thức tìm hiểu về nền văn học của các
dân tộc khác, công tác dịch thuật được gia tăng và tất nhiên các nhà văn đã có
sự ảnh hưởng lẫn nhau một cách sâu sắc.
Lúc này, ở Châu Âu, những người mở đường cho bộ môn văn học so
sánh bắt đầu nghiên cứu về những hiện tượng ảnh hưởng trong văn học.
Những công trình nghiên cứu trong thời gian này có rất nhiều.
Nhìn chung, lúc bấy giờ văn học so sánh mới chỉ chú ý đến những ảnh
hưởng rõ rệt của những nhân vật cỡ lớn trong văn học. Thời gian này người
đọc chú ý đến nhiều nhất là Shakerspeare.
Lúc bấy giờ các nhà so sánh luận thường sử dụng phương pháp thực
chứng. Họ đối chiếu các văn bản để tìm ra những điểm giống nhau về các mặt:


Tư tưởng, đề tài, phong cách, kỷ thuật xây dựng tác phẩm... để xác định sự ảnh
hưởng. Làm như vậy họ chỉ giới hạn việc xác định các hiện tượng giao lưu văn
học một cách thuần túy, thực chứng, thuần túy sự kiện. Họ không chú ý đến
điều kiện chủ quan và khách quan cụ thể của nhân tố tiếp nhận sự ảnh hưởng,
cũng như không phân biệt hiện tượng bị ảnh hưởng thụ động với hiện tượng
vau mượn chủ động.
Trong lĩnh vực này, các nhà so sánh luận có thể phân ra nhiều loại ảnh
hưởng khác nhau để nghiên cứu cho dễ dàng.

Theo tiêu chuẩn quy mô, người ta phân ra có ảnh hưởng cá nhân và ảnh
hưởng tập thể. Lịch sử văn học cho thấy có nhiều nhà văn đã có vai trò lớn
trong một giai đoạn nhất định đối với nhiều nền văn học trên thế giới. Sự ảnh
hưởng tập thể có thể nói tới sự ảnh hưởng của văn học Hy Lạp cổ đại, ảnh
hưởng của văn học phục hưng Italia, chủ nghĩa cổ điển Pháp thế kỷ XVII, chủ
nghĩa lãng mạn Đức, chủ nghĩa hiện thực XHCN của các nhà văn Xô Viết...
Theo tiêu chuẩn về nội dung ảnh hưởng, người ta phân ra nhiều khía
cạnh ảnh hưởng rất phong phú như: ảnh hưởng về mặt đề tài, về mặt tư tưởng
và tình cảm, về mặt thể loại, loại hình, phong cách, về mặt kỷ thuật xây dựng
tác phẩm.
Việc nghiên cứu những ảnh hưởng nói trên không chỉ dừng lại ở sự ảnh
hưởng đối với bản thân nhà văn, mà nó còn nhằm cuối cùng vào hiệu quả trực
tiếp của chúng đối với tác phẩm văn học.
b. Các điểm tương đồng
Đến cuối những năm 60, sự tiến bộ của văn học so sánh được đánh dấu
bằng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các chuyên gia so sánh XHCN và phương Tây.
Họ đều chủ trương mở rộng phạm vi nghiên cứu văn học so sánh ra cả về mặt
không gian lẫn thời gian.
Khi nghiên cứu các trào lưu tiến hóa văn học quốc tế , chúng ta cần phải
phân biệt những điểm tương đồng về loại hình với những sự du nhập văn học
hoặc “sự ảnh hưởng”, bản thân những cái này cũng lại dựa trên những điểm
tương đồng

c, Các điểm khác biệt độc lập
Có những trường hợp cụ thể trong từng hoàn cảnh cụ thể đã đòi hỏi
nhà so sánh luận phải nhấn mạnh cái chung hoặc cái đặc thù. Trong thực


tiễn nghiên cứu, đôi khi các nhà nghiên cứu phải so sánh hai hiện tượng
văn học khác nhau để chứng minh cho mức độ khác nhau giữa chúng,

qua đó khẳng định thêm cho một yêu cầu nào đó của mình. Như vậy, việc
so sánh các điểm khác biệt độc lập không phải là mục đích tự thân, không
phải chỉ để chứng minh đơn thuần rằng cái này khác cái kia, mà nó nhằm
phục vụ các mục tiêu rất cụ thể của nhà nghiên cứu.
Có thể nói, đối tượng thứ ba này là đối tượng bổ sung cho hai đối
tuợng đầu, làm cho văn học so sánh trở thành một bộ môn hoàn chỉnh và
hữu hiệu.


Chương III - Phương pháp luận và các phương pháp của
văn học so sánh
1. Vị trí của phương pháp luận văn học so sánh trong hệ thống phương
pháp luận nghiên cứu khoa học
Văn học so sánh là một bộ môn khoa học lấy đối tượng nghiên cứu là
những mối quan hệ giữa các nền văn học dân tộc, do đó, yêu cầu bắt buộc là
phương pháp luận của nó phải chịu quy định bởi phương pháp luận nghiên cứu
văn học nói riêng, và phương pháp luận nghiên cứu khoa học nói chung.
Trước tiên, chúng ta cần thống nhất quan điểm thế nào là phương pháp
luận? Có rất nhiều những ý kiến khác nhau về phương pháp luận ở trên thế
giới cũng như ở Việt Nam; nhưng nhìn chung, ta có thể hiểu phương pháp luận
là đường lối chỉ đạo nghiên cứu, là nòng cốt để hình thành nên một bộ môn
khoa học. Trong Văn học nói riêng, việc phương pháp luận có phải là một bộ
môn độc lập trong khoa nghiên cứu văn học hay không hiện cũng đang còn
nhiều ý kiến bất đồng. Nhiều nhà nghiên cứu quan niệm rằng, trong bộ môn lý
luận văn học đã bao gồm phương pháp luận. Một số khác cho rằng, cần phân
biệt phương pháp luận nghiên cứu văn học thành một ngành khoa học riêng,
nhằm trả lời câu hỏi: phải nghiên cứu văn học như thế nào?, còn Lý luận văn
học nhằm trả lời câu hỏi: văn học là gì?. Xu hướng phân biệt giữa lý luận văn
học và phương pháp luận nghiên cứu văn học ngày càng phổ biến. Tiêu biểu là
những ý kiến của Bushmin trong công trình Những vấn đề về phương pháp

luận của khoa nghiên cứu văn học. Tuy nhiên, việc còn đánh đồng, nhầm lẫn
và tỏ ra bối rối giữa các khái niệm như phương pháp, phương pháp luận, sự
khác nhau giữa phương pháp luận nghiên cứu văn học nói riêng với phương
pháp luận khao học nói chung như thế nào thì cho đến nay không phải ai cũng
có được những cái nhìn thống nhất, rõ ràng.
Trước đây, theo như Bushmin đã nhận xét: “trong lĩnh vực các khoa học
xã hội, sự chú ý tới phương pháp luận nghiên cứu văn học, trừ một số trường
hợp ngoại lệ, vẫn chỉ giới hạn ở phương diện thế giới quan, nhận thức luận”.
Quan niệm này bóp nghẹt tinh thần sáng tạo của những người đại diện cho các
khoa học riêng trong lĩnh vực tìm tòi độc lập về phương pháp luận. Phương
pháp luận của các khoa học cụ thể không chỉ tìm thấy cơ sở của nó trong chủ


nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, mà nó còn xác nhận
tính chân lý của nó bằng những khám phá của chính mình.
Văn học so sánh là một bộ môn thuộc khoa nghiên cứu văn học. Do đó,
phương pháp luận của văn học so sánh trước tiên phải nằm trong quy chế
chung của phương pháp luận nghiên cứu văn học, tức là một lĩnh vực khoa học
nghiên cứu về các phương pháp nghiên cứu văn học, phục vụ cho lí luận, lịch
sử và phê bình văn học.
Trong thực tiễn nghiên cứu văn học, có những phương pháp ban đầu chỉ
đơn thuần là những phương pháp được sử dụng phổ biến và bình đẳng trong
mọi bộ môn khoa học. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển không ngừng nghỉ
của khoa học, phương pháp ấy được nâng tầm trở thành một phương pháp luận
riêng, tức đánh dấu cho sự ra đời của một bộ môn khoa học mới. So sánh ban
đầu chỉ là một phương pháp khoa học được sử dụng bình đẳng trong mọi bộ
môn khoa học, không đơn thuần trong khoa học xã hội mà trong cả khao học
tự nhiên. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của khoa nghiên cứu văn học,
phương pháp so sánh đã phát triển thành một phương pháp luận riêng, đánh
dấu cho sự ra đời của bộ môn Văn học so sánh. Khi đã trở thành một bộ môn

khoa học riêng, Văn học so sánh hoàn toàn có thể sử dụng và dung nạp mọi
phương pháp khoa học khác; ngược lại, phương pháp so sánh hoàn toàn vẫn là
của chung, không độc quyền của Văn học so sánh, mà vẫn là một trong những
thao tác tư duy cơ bản và phổ biến của mọi bộ môn khoa học khác.
Để chỉ rõ vị trí của phương pháp luận văn học so sánh trong hệ thống
phương pháp luận nghiên cứu khoa học, chúng tôi sử dụng sơ đồ như sau:


Hệ thống trên bao gồm 4 cấp độ:
a, Cấp độ phương pháp luận chung: là cấp độ đóng vai trò thế giới
quan.
Ví dụ: Phương pháp luận chủ nghĩa duy vât biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử
b, Cấp độ phương pháp luận riêng: là cấp độ chỉ đạo việc nghiên cứu
của một ngành khoa học cụ thể.
Ví dụ: Phương pháp luận Nghiên cứu văn học
c, Cấp độ phương pháp luận chuyên biệt: là cấp độ chỉ đạo việc
nghiên cứu của một phân nành khoa học chuyên biệt nằm trong một ngành
khoa học cụ thể.
Ví dụ: Phương pháp luận Văn học so sánh, phương pháp luận Thi pháp
học, phương pháp luận Phong cách học…
d, Cấp độ hệ phương pháp: là cấp độ tập hợp các phương pháp nghiên
cứu khoa học.
Ví dụ: phương pháp so sánh, phương pháp loại hình, phương pháp lịch
sử…
Trong 4 cấp độ phương pháp luận trên, cấp độ hệ phương pháp là tài sản
chung cho mọi bộ môn khoa học. Các phương pháp khoa học này có thể được
sử dụng trong mọi bộ môn, đóng vai trò bình đẳng như nhau. Như vậy, phương
pháp so sánh nếu nhìn ở cấp độ d, tức là một phương pháp nghiên cứu khoa
học, thì nó được sử dụng phổ biến trong mọi bộ môn khoa học. Tuy nhiên, nếu

phương pháp so sánh đặt trong bộ môn Văn học so sánh thì nó lại trở thành
phương pháp luận, nó chỉ đạo mọi phương pháp còn lại, bởi vì, dù có sử dụng
với phương pháp nào chăng nữa, thì cũng chịu sự chi phối của tư duy so sánh.
=> Tóm lại, vị trí của phương pháp luận bộ môn Văn học so sánh
nằm trong cấp độ c - cấp độ phương pháp luận chuyên biệt, nó chịu sự chỉ
đạo và quy định của phương pháp luận riêng - tức phương pháp luận của bộ
môn nghiên cứu văn học (cấp độ b), và trên nữa là chịu sự chỉ đạo của phương
pháp luận chung (cấp độ a). Trong bộ môn Văn học so sánh, nhà nghiên cứu
được phép sử dụng không giới hạn những phương pháp nghiên cứu khoa học,
dưới sự chỉ đạo của tư duy so sánh.


2. Một số phương pháp chủ yếu được vận dụng trong Văn học so sánh
Văn học so sánh là một bộ môn khoa học cho nên nó được phép sử dụng
nhiều phương pháp khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu cụ thể
nào trong quá trình làm văn học so sánh không phải dựa trên sự hơn thua về
phương pháp, mà chính là bởi mục đích thực tế và đặc trưng đối tượng khảo
sát, bởi mỗi phương pháp có một thế mạnh riêng của nó. Bản thân áp dụng
phương pháp cụ thể nào không nói lên được đặc trưng của bộ môn, mà chính
là nguyên tắc phương pháp luận mới quy định những đặc thù của bộ môn đó.
Do đó, cần lưu ý rằng, không phải lúc nào ta áp dụng phương pháp so
sánh thì cũng đang làm văn học so sánh, ngược lại, cứ không phải vì ta áp
dụng phương pháp khác thì tức là ta không làm văn học so sánh. Bởi điểm xác
định có làm văn học so sánh hay không phụ thuộc vào phương pháp luận của
nó (mối quan hệ giữa các nền văn học dân tộc), chứ không nằm trong bản thân
các phương pháp. Chính vì vậy, cần phải nhận định rằng, khả năng áp dụng
các phương pháp vào nghiên cứu văn học so sánh là vô tân, miễn là phù hợp
với mục tiêu và đặc điểm đối tượng nghiên cứu.
Sau đây là một số phương pháp thông dụng nhất thường được sử dụng
trong việc nghiên cứu văn học so sánh.

a, Phương pháp thực chứng
Đây là phương pháp vào loại lâu đời nhất của văn học so sánh. Lúc mới
xuất hiện, khi văn học so sánh chỉ được coi là khoa học nghiên cứu các mối
quan hệ trực tiếp giữa các nền văn học, thì phương pháp thực chứng tỏ ra là
một phương pháp hữu hiệu. Cách làm của nó là tìm ra những điểm giống nhau
giữa các hiện tượng văn học quốc tế để từ đó rút ra mức độ ảnh hưởng và vay
mượn trong văn học.
Nếu phương pháp thực chứng - lịch sử được sử dụng kết hợp với các
phương pháp khác như phương pháp xã hội học hay phương pháp cấu trúc…
thì nó sẽ tỏ ra có hiệu quả. Cón nếu tuyệt đối hóa nó thì kết quả nghiên cứu sẽ
không đạt tới được chân lý nghệ thuật.
b, Phương pháp loại hình
Ngày nay, do sự phát triển của văn học so sánh sang lĩnh vực so sánh
những hiện tượng văn học tương đồng, do sự chú ý ngày càng nhiều đến tính
khái quát quốc tế của các nền văn học dân tộc, nên người ta nói nhiều đến các


loại hình văn học, và từ đó áp dụng phương pháp loại hình vào văn học so
sánh.
Phương pháp loại hình là một phương pháp được xây dựng trên cơ sở
của một nguyên tắc về tính cộng đồng của các hiện tượng khác nhau. Về đại
thể, trong nghiên cứu văn học so sánh, phương pháp loại hình có thể có hai
phương thức áp dụng:
- Dùng phương pháp loại hình để phân loại các hiện tượng văn hóa, trên
cơ sở của việc chứng minh các nhóm hiện tượng giống nhau theo một tiêu
chuẩn nào đó.
- Từ những đặc điểm chung của một loạt hiện tượng văn hóa, ta có thể
chứng minh cho sự tồn tại của một loại hình văn học nào đó, biện hộ cho
quyền tồn tại và hiệu quả thẩm mĩ của nó.
- Cũng có những công trình kết hợp cả hai phương thức. tức là trong khi

biện hộ cho một loại hình, tác giả lại dùng phương pháp loại hình để chia nhỏ
các hình thức của một loại hình, hay chia nhỏ loại hình ra thành các tiểu loại
hình.
Như vậy, thuật ngữ “loại hình” là một thuật ngữ chức năng, thuật ngữ
công cụ chứ không phải thuật ngữ định danh. Nó được dùng để chỉ một loạt
hiện tượng có cùng chung một số đặc điểm nhất định. Trong văn học so sánh,
phương pháp loại hình được sử dụng một cách khá phổ biến nhằm chứng minh
cho những sự tương đồng văn học giữa các nền văn học dân tộc. Bởi vì
phương pháp này có đặc trưng nghiên cứu những điểm chung mang tính hệ
thống giữa các hiện tượng, nó vạch ra được những quy luật nảy sinh, vận động
và phát triển chung của hiện tượng văn học. Chính vì vậy, phương pháp loại
hình giúp nhà so sánh luận xác định được cái hoàn cảnh chủ yếu có thể làm
nảy sinh một hiện tượng văn học nào đó, mang tính quy luật chung mà mỗi
nền văn học dân tộc đều bị chi phối. Từ đó, một khi có hoàn cảnh và điều kiện
chính trị - xã hộ - kinh tế như thế, thì tất yếu văn học cũng bị quy định theo
những mô thức tương ứng. Sự giống nhau giữa các nền văn học dân tộc như
vậy không hẳn chỉ do liên hệ trực tiếp, mà còn có thể là sự tương đồng, do
giữa những nền văn học dân tộc ấy có những hoàn cảnh xã hội tương tự nhau,
phù hợp với sự ra đời của một loại hình văn học cụ thể nào đó.


c, Phương pháp cấu trúc
Đối với phương pháp cấu trúc, chúng ta cũng chỉ có thể áp dụng nó như
là một công cụ hành động chứ không phải như là nguyên tắc chỉ đạo về mặt
triết học. Phương pháp cấu trúc một khi được vận dụng vào phân tích không
chỉ một tác phẩm văn học cụ thể, mà vào nghiên cứu tổng quan một thể loại,
một loại hình, thì nó mang lại sự bao quát cao, và nêu được những ý nghĩa
tổng thể. Nhưng ngược lại, với phương pháp cấu trúc, điểm yếu của nó là
không có lợi thế trong việc đi sâu vào những giá trị thẩm mĩ của tác phẩm. Bởi
vì, có thể chứng minh được có nhiều tác phẩm mang cấu trúc giống nhau,

nhưng lại không thể so sánh giá trị nghệ thuật và thẩm mĩ của các tác phẩm đó,
nếu ta đơn thuần chỉ dựa trên cái cấu trúc của nó.
Chính vì những ưu và nhược điểm trên, mà trong quá trình nghiên cứu
văn học so sánh, các nhà nghiên cứu chỉ xem phương pháp này là một phương
pháp cận cảnh, nhằm tìm ra những kết quả chính xác xét về mặt kết cấu. Cón
trong quá trình giải mã và so sánh những giá trị nghệ thuật, thẩm mĩ giữa hai
nền văn học dân tộc, cần phối hợp phương pháp cấu trúc với những phương
pháp khác, nhằm tìm ra những đáp án chính xác cho vấn đề. Với lợi thế là
phác họa được những ý nghĩa tổng thể, thông thường các nhà so sánh luận sẽ
phối hợp phương pháp cấu trúc với phương pháp xã hội học nhằm nghiên cứu
những hiện tượng văn học quốc tế có tính phổ quát, mà đặc biệt là về nghiên
cứu các thể loại.
d, Phương pháp ký hiệu học
Ký hiệu học là một phương pháp rất gần gũi với phương pháp cấu trúc,
nó cũng là một phương pháp nghiên cứu cận cảnh có thể áp dụng cho văn học
so sánh.
Văn bản văn học là một tập hợp các ký hiệu; vì vậy có thể dễ dàng áp
dụng phương pháp ký hiệu học vào nghiên cứu so sánh giữa hai tác phẩm văn
học thuộc hai quốc gia khác nhau, từ đó rút ra những tương đồng và dị biệt cả
trong ngôn ngữ, hình thức lẫn nội dung tác phẩm. Ngoài ra, ký hiệu học
thường được áp dụng kết hợp với phương pháp cấu trúc để phân tích hình thức
tác phẩm nhằm rút ra những nét đặc thù có tính cách tân về hình thức nghệ
thuật.


Bên cạnh đó, cần chú ý về mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được
biểu đạt, nếu nắm vững quan điểm biện chứng mácxít về quan hệ giữa nội
dung và hình thức thì việc áp dụng phương pháp lý hiệu học sẽ rất khả dụng.
e, Phương pháp hệ thống
Đây là một phương pháp vừa mang tính vi mô lẫn vĩ mô. Có thể coi một

tác phẩm, một thể tài, một thể loại, một nền văn học như là những hệ thống.
Cho nên, phương pháp này dễ trùng với phương pháp loại hình. Tuy nhiên, cái
khác nhau căn bản giữa hai phương pháp này là: trong khi phương pháp loại
hình chú ý đến quan hệ cộng đồng giá trị, thì phương pháp hệ thống lại chú ý
đến quan hệ phân cấp và quan hệ nhân quả.
Trong văn học so sánh, phương pháp hệ thống chủ yếu được áp dụng ở
tầm vĩ mô. Quan hệ nhân quả không chỉ được khảo cứu trên phạm vi một hệ
thống mà còn giữa những hệ thống với nhau, mang tính liên hệ thống. Tức quá
trình văn học chưa phải là hệ thống cuối cùng, mà nó còn có thể được nghiên
cứu trong mối quan hệ nhân quả với các hệ thống chi phối nó: hệ thống nghệ
thuật, hệ thống văn hóa, hệ thống xã hội.
Tóm lại, trong văn học so sánh, phương pháp hệ thống thường được sử
dụng với tư cách là một phương pháp mang tính chất tổng quan, có vai trò bổ
sung và hỗ trợ cho những phương pháp cận cảnh như ký hiệu học. Phương
pháp hệ thống thông thường phát huy hiệu quả trong việc khảo sát những đề
tài mang tính chất khái quát kiểu thể loại, thể tài, trào lưu, trường phái.
f, Phương pháp xã hội học
Xã hội học phương pháp được áp dụng phổ biến và cũng chiếm ưu thế
bậc nhất trong những công trình nghiên cứu văn học so sánh. Xã hội học văn
học thường được chia thành hai xu hướng chính yếu:
- Nghiên cứu mối quan hệ xã hội - nhà văn - tác phẩm, hay còn gọi là xã
hội học sáng tác.
- Nghiên cứu mối quan hệ tác phẩm - độc giả, hay còn gọi là xã hội học
tiếp nhận.
g, Phương pháp tâm lý học
Phương pháp tâm lý học đã được áp dụng nhiều trong nghiên cứu văn
học nói chung và văn học so sánh nói riêng. Nó cũng có hai khu vực áp dụng:


- Tâm lý học sáng tác: nghiên cứu nghệ thuật xây dựng tác phẩm về mặt

tâm lý
- Tâm lý học tiếp nhận: chủ yếu nghiên cứu cơ chế cảm xúc thẩm mỹ
của độc giả.
3. Yêu cầu về tổng hợp và liên ngành
Xu hướng làm việc của những bộ môn khoa học hiện đại đó là kết hợp
được tính tổng gợp và tính lien ngành trong khi sử dụng các phương pháp
nhằm nghiên cứu đối tượng. Đi kèm với sự phát triển của tư duy loài người nói
chung và trình độ khoa học nói riêng, những yêu cầu đối với công tác nghiên
cứu khoa học ngày càng cao. Yêu cầu thứ nhất đó là sự đòi hỏi chuyên biệt
hóa , chuyên môn hóa, chuyên sâu hóa trong nghiên cứu. Khoa học khi càng
phát triển càng trở nên chuyên sâu hóa, càng chuyên sâu hóa càng tạo ra những
chuyên ngành nhỏ (khoa học chuyên biệt). Yêu cầu này xuất phát từ việc đòi
hỏi phân công lao động ngày một chi tiết trong khoa học, nhằm có những kiến
thức chuyên ngành. Thứ hai, đó là sự đòi hỏi kiến thức tổng hợp, nhưng là
tổng hợp về chính đối tượng mình nghiên cứu, làm sao phải có kiến thức đầy
đủ, trên mọi phương diện đối với đối tượng khảo sát.
Ngày nay, xu hướng nghiên cứu tổng hợp trong văn học so sánh ngày
càng trở nên phổ biến, và tất yếu. Từ xu hướng so sánh phức hợp do I.Soter đề
xướng, trong nghiên cứu văn học so sánh ngày nay, các nhà so sánh luận
không chỉ quan tâm đến việc so sánh các nền văn học dân tộc với nhau, mà
còn so sánh giữa văn học với các ngành nghệ thuật, văn hóa, triết học… giữa
các dân tộc khác nhau.
Tuy nhiên, dù có nghiên cứu tổng hợp như thế nào đi chăng nữa cũng
cần lấy văn học làm trung tâm, cơ sở vì chúng ta đang nói đến văn học so sánh
chứ không phải nghệ thuật học so sánh hay văn hóa học so sánh. Nếu không
lấy cái gốc là văn học thì sẽ đánh mất tính phương pháp luận cơ bản của bộ
môn.
Trên một phương diện khác, để phục vụ cho lối hiểu biết tổng hợp,
chúng ta cần nắm rõ vấn đề khảo cứu trên mọi phương diện. Muốn tìm hiểu
được sự đa diện như thế cần áp dụng phối hợp nhiều phương pháp khác nhau

nhằm khảo cứu vấn đề. Nhưu vậy, tổng hợp là yêu cầu nghiên cứu trên nhiều


cấp độ khác nhau; còn liên ngàng là yêu cầu nghiên cứu đối tượng trên nhiều
phương pháp khác nhau, nhằm nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ.
Tóm lại, nghiên cứu tổng hợp và liên ngành là hai mặt của một vấn đề
mang tính đòi hỏi tất yếu trong nghiên cứu văn học so sánh hiện đại, chứ
không phải là hai yêu cầu tách rời nhau.
Chương IV – Phạm vi và chủ đề nghiên cứu của văn học so sánh
1. Phạm vi khảo sát của văn học so sánh
Phạm vi của văn học so sánh đã trải qua nhiều giai đoạn, cũng dè dặt và
nghiêm ngặt như quá trình phát triển của bộ môn này. Ban đầu, do sự song
hành tồn tại của hai bộ môn: văn học so sánh và văn học đại cương, nên phạm
vi nghiên cứu của văn học so sánh khá hẹp. Văn học so sánh không được mở
rộng khu vực nghiên cứu ra văn học đại cương.
Về sau, phạm vi của văn học so sánh đã được nới rộng ra đến khu vực
của văn học đại cuơng. Người ta chủ trương đối chiếu càng nhiều nền văn học
càng tốt, tiến đến sự bao quát những quan hệ tầm vóc khu vực và thế giới. Nên
ngày nay, người ta chỉ còn biết đến văn học so sánh, chứ ít ai nói đến văn học
đại cương.
Không dừng lại ở việc mở rộng phạm vi nghiên cứu ra những quan hệ
đa dân tộc, tầm vóc khu vực và quốc tế, vào đầu những năm 20 của thế kỷ XX,
các nhà so sánh luận còn chủ trương nghiên cứu so sánh văn học với các ngành
nghệ thuật khác nhau giữa các dân tộc khác nhau, như so sánh văn học với triết
học, nghệ thuật, sử học… tức là mọi ngành khoa học xã hội và nhân văn. Nhà
nghiên cứu Istvan Soter cũng đề xuất phương pháp đối chiếu phức hợp, với
phuơng pháp này, văn học so sánh được mở rộng đến mức có thể gọi là nghệ
thuật học so sánh, văn hoá học so sánh hoặc văn minh học so sánh. Tuy nhiên,
việc mở rộng phạm vi của văn học so sánh quá mức cũng mang lại những tác
động tiêu cực. Bởi khi đó, văn học so sánh có nguy cơ đánh mất phương pháp

luận của chính nó.
2. Những chủ đề chính của văn học so sánh
Công tác nghiên cứu văn học so sánh vừa có thể kết hợp với việc nghiên
cứu các chủ đề của lý luận văn học, hoặc nghiên cứu văn học thế giới, lại vừa


có thể tiến hành một cách độc lập. Chính vì vậy, trong tiến trình vận động và
phát triển của mình, văn học so sánh cũng gần xác định được những chủ đề
nghiên cứu cơ bản. Sau đây là một số chủ đề nghiên cứu thường gặp nhất trong
việc nghiên cứu văn học so sánh.
a, Nghiên cứu thể loại văn học
Nghiên cứu thể loại văn học trong văn học so sánh nhằm giải quyết
những vấn đề cụ thể, chi tiết, nhằm cung cấp cho lý luận văn học những tư liệu
khái quát đầy đủ về đặc trưng của những thể loại nhìn từ tổng thể các nền văn
học dân tộc.
Nhiệm vụ của văn học so sánh là chỉ ra những cách tân nhằm chống lại
những quy tắc chung của thể loại, thì đâu là sự cách tân có nguồn gốc ảnh
hưởng từ bên ngoài, đâu là những cách tân xuất phát từ nội tại bên trong nền
văn học dân tộc. Ngoài ra, xem xét sự vận động và phát triển của những thể
loại trên góc độ hệ thống văn học khu vực và thế giới cũng là nhiệm vụ của
văn học so sánh.
b, Nghiên cứu đề tài, truyền thuyết
Ban đầu, việc nghiên cứu những đề tài trong văn học so sánh đã không
được các nhà nghiên cứu thừa nhận. Họ cho rằng đề tài và truyền thuyết chỉ là
những chất liệu chung để nhà văn sử dụng nhằm sáng tạo nên tác phẩm của
mình chứ giữa họ không nhất thiết có sự ảnh hưởng lẫn nhau. Ngày nay, theo
quan điểm mới của văn học so sánh hiện đại, lĩnh vực khảo sát những đề tài là
một trong những chủ đề chính của bộ môn này. Có thể trong những sự giống
nhau về mặt đề tài mà không có và không thể chứng minh được dấu vết ảnh
hưởng trực tiếp, thì ta vẫn hoàn toàn có thể nghiên cứu văn học so sánh theo

lối khảo sát những tương đồng, tức lối nghiên cứu song song.
Trong việc nghiên cứu sự lưu truyền và ảnh hưởng của hệ thống các đề
tài, khi làm văn học so sánh cần tránh cái nhìn sô vanh, kì thị chủng tộc. Tráh
kiểu phân cấp thứ hạng cao thấp giữa các tác phẩm về cùng một đề tài giữa các
nền văn học dân tộc.
c, Nghiên cứu tư tưởng văn học
Tư tuởng là một trong những bộ phận có sự giao lưu và ảnh hưởng phổ
biến trong đời sống văn học. Nhiệm vụ cảu những nhà văn học so sánh đó là
chỉ ra sự ảnh hưởng tư tưởng trong một hoặc nhiều hiện tượng văn học thuộc


về những nền văn học dân tộc khác nhau. Thông qua quá trình đó, làm rõ đâu
là sự ảnh huởng tư tưởng của nhà văn và đâu là những ý kiến cá nhân riêng
của họ. Ý kiến cá nhân của nàh văn cũng cần khảo sát trên nhiều góc độ, đó là
nối tiếp, phát triển mới hay phủ định so với những tư tưởng cũ mà nhà văn đó
chịu ảnh hưởng.
Khi khảo sát phạm trù tư tưởng bằng văn học so sánh, cũng cần chú ý
đến hai hướng nghiên cứu chính, đó là nghiên cứu sự ảnh hưởng của tư tưởng
bên ngoài vào tác phẩm, và nghiên cứu sự đóng góp về mặt tư tưởng của tác
phẩm vào kho tàng tư tưởng chung của nhân loại.
d, Nghiên cứu phong cách học
Văn học so sánh đặc biệt quan tâm đến việc xác định cơ sở nào đã dẫn
đến việc có nhiều tác giả đã xây dựng nên các phong cách viết giống nhau. Từ
đó, văn học so sánh cần chỉ ra được các phong cách cá nhân giống nhau đó là
do ảnh hưởng trực tiếp hay chỉ là sự tương đồng. Từ phong cách cá nhân của
những nhà văn lớn, ta có thể khái quát lên được phong cách củ một trào lưu và
cao hơn là cả một thời đại.
Công tác khảo sát phong cách thời đại chính là nhiệm vụ bao quát nhất
mà văn học so sánh tiến hành. Khi là văn học so sánh về phong cách thời đại ,
đòi hỏi nhà nghiên cứu cần phải đặt văn học trong bối cảnh nghệ thuật nói

chung, và yếu tố thời đại lịch sử. Tức là áp dụng phương châm nghiên cứu đối
chiếu phức hợp để làm việc.
e, Nghiên cứu các trào lưu, trường phái văn học
Vì là một trong những chủ đề văn học có tầm bao quát khu vực và nhân
loại, nên đường nhiên trào lưu và trường phái từ lâu đã là mối quan tâm đặc
biệt của văn học so sánh. Khi phân tích nghiên cứu những hiện tượng văn học
mang tính chất trào lưu và trường phái, cần chú ý đến tính lịch sử cụ thể của
nó, tương quan lịch sử của nó với thời đại mà nó phát sinh. Ngoài ra cũng cần
tính đến những đóng góp và sự cách tân của những trường phái và trào lưu đó
đối với sự phát triển niền văn học nhân loại nói chung.
Khi phân tích các trường phái và trào lưu văn học cần có sự khách quan,
vì sự thực là không có trào lưu, trường phái văn học nào có thể mang tầm bao
quát toàn cầu, với một mức độ ảnh hưởng như nhau; chính vì vậy, dù bao quát
mang tính chất thế giới và thời đại, nhưng trào lưu và trường phái xét từ góc


độ văn học so sánh luôn không đồng nhất, không tuần tự, không cùng trình độ
giữa các nền văn học dân tộc khác nhau.
KẾT LUẬN
Văn học so sánh là một bộ môn nghiên cứu các mối quan hệ văn học
quốc tế. Chính vì vậy, nghiên cứu lý luận về Văn học so sánh là một yêu cầu
cấp thiết để chỉ ra các mối quan hệ ảnh hưởng, tương đồng cũng như những
điểm khác biệt độc lập giữa hai hiện tượng văn học của hai hay nhiều nền văn
học khác nhau.
Có thể khẳng định rằng, với bộ môn Văn học so sánh, nền văn học thế
giới đã được nhìn nhận một cách khách quan và toàn diện hơn. Văn học so
sánh đã tạo ra được sự giao lưu giữa các nền văn học dân tộc, cũng như chỉ ra
được vị trí của mỗi nền văn học dân tộc trên bản đồ văn học thế giới – những
đóng góp và ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, với bộ môn Văn học so sánh, biên độ của văn học đã được

mở rộng. Văn học không đơn thuần chỉ đặt trong mối quan hệ giữa các nền
văn học dân tộc khác nhau nữa; mà còn được đặt trong mối quan hệ với các
hình thái ý thức xã hội khác như: triết học, nghệ thuật, văn hoá…
Nhìn chung, Văn học so sánh đang là một bộ môn nhận được nhiều sự
quan tâm của giới lý luận phê bình. Từ những nội dung đã khái lược, công
trình “Lý luận văn học so sánh” của Nguyễn Văn Dân đã chỉ ra được những
cái nhìn sơ lược nhất về khái niệm, vị trí, phạm vi của bộ môn văn học so
sánh. Hy vọng với những sự khái lược ban đầu này, chúng ta sẽ có một cái
nhìn toàn diện hơn về nền văn học dân tộc trong mối tương quan so sánh với
các nền văn học dân tộc khác trên toàn thế giới.



×