Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

PHÁT TRIỂN kĩ NĂNG mềm CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO dục TIỂU học TRƯỜNG đh THỦ đô hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.62 KB, 10 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN
NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯỜNG ĐH THỦ ĐÔ HÀ NỘI

TS. Ngô Thị Kim Hoàn; ThS. Phạm Thị Quỳnh Anh
Trường ĐH Thủ đô Hà Nội
Tóm tắt: Bài viết trình bày kết quả khảo sát thực trạng kĩ năng mềm của sinh
viên khoa Giáo dục Tiểu học Trường ĐH Thủ đô Hà Nội, các khóa 2013 – 2016, 2014
– 2017 và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển một số kĩ năng mềm cần thiết cho
sinh viên – những giáo viên tiểu học tương lai.
Từ khóa: Kĩ năng, kĩ năng mềm, giáo dục tiểu học
Abstract: This article presents the result of student-teachers’ soft skills survey
and proposes number of solutions to develop soft skills for student-teachers in Primary
education faculty – Hanoi Metropolitan University courses 2013 – 2016, 2014 - 2017.
Key words: Skills, soft skills, primary education
1. Mở đầu
Trên thế giới, kĩ năng mềm được đề cập và bắt đầu đưa vào giáo dục đại học từ
những năm cuối thế kỉ XX và nở rộ vào những năm đầu thế kỉ XXI. Ở Việt Nam, Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã ra thông tư số 2196/BGDĐT- GDĐH ngày 22/4/2010 về
hướng dẫn xây dựng và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo cho giáo dục đại học,
trong đó có yêu cầu về kĩ năng mềm cho sinh viên. Sinh viên chuyên ngành sư phạm
nói chung, ngành Giáo dục Tiểu học nói riêng sau khi tốt nghiệp sẽ gia nhập thị trường
lao động đặc biệt - thị trường giáo dục - sản phẩm là những con người có phẩm chất,
năng lực chuyên môn, các kĩ năng thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học, giáo dục và phát
triển nhân cách người học.
Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ban hành Quy định về Chuẩn giáo viên
Tiểu học có quy định những năng lực người giáo viên Tiểu học gồm: các yêu cầu
thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống (Điều 5), các yêu cầu thuộc lĩnh


vực kiến thức (Điều 6), các yêu cầu thuộc lĩnh vực kĩ năng sư phạm (Điều 7). Đặc biệt,
trong các yêu cầu thuộc lĩnh vực kĩ năng sư phạm, người giáo viên Tiểu học phải biết
cách lập kế hoạch dạy học, soạn giáo án theo hướng đổi mới; tổ chức và thực hiện các
hoạt động dạy học trên lớp nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh; công
tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh, thực

218


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

hiện thông tin hai chiều trong quản lý chất lượng giáo dục, hành vi trong giao tiếp, ứng
xử có văn hóa và mang tính giáo dục; xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ
sơ giáo dục và giảng dạy [4]. Để đạt được những năng lực này và đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế, thích ứng nhanh với sự phát
triển của giáo dục trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện, người giáo viên tương
lai không những phải có vốn kiến thức chuyên môn sâu, rộng mà còn phải được trang
bị một hệ thống những kĩ năng mềm cần thiết.
Hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào được tiến hành một cách bài bản, hệ
thống và toàn diện về kĩ năng mềm của sinh viên trường Đại học Thủ Đô Hà Nội nói
chung và của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học nói riêng. Chính vì vậy, việc nghiên
cứu tìm hiểu thực trạng một số kĩ năng mềm của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học là
vấn đề thiết thực và cần thiết cho công tác đào tạo nguồn giáo viên tương lai. Với mong
muốn nắm bắt chính xác thực trạng và nhu cầu về kĩ năng mềm của sinh viên, chúng tôi
đã tiến hành khảo sát và đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển hệ thống kĩ năng
mềm cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học trường ĐH Thủ Đô Hà Nội.
2. Nội dung
2.1. Kĩ năng mềm và vai trò của kĩ năng mềm đối với người giáo viên
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Kĩ năng: Kĩ năng là khả năng thực hiện một công việc nhất định, trong một

hoàn cảnh, điều kiện nhất định, đạt được một chỉ tiêu nhất định. Các kĩ năng có thể là
kĩ năng nghề nghiệp (các kĩ năng kĩ thuật cụ thể như hàn, tiện, lái xe, giám sát, kế
toán,…) và kĩ năng sống (các kĩ năng giao tiếp, ứng xử, tư duy, giải quyết xung đột,
hợp tác, chia sẻ,…) [6].
Kĩ năng mềm: Có nhiều cách hiểu khác nhau về kĩ năng mềm nhưng tựu chung
lại kĩ năng mềm - hay còn gọi là kĩ năng thực hành xã hội - là một khía cạnh của kĩ
năng sống, đề cập đến mối quan hệ giao tiếp, tương tác và giải quyết sự việc, vấn đề
bẳng trí tuệ xúc cảm (EQ - Emotional Quotient).
Ví dụ: kĩ năng giao tiếp khéo léo, tinh thần lạc quan, thái độ tự tin, khả năng
dẫn dắt lãnh đạo đội - nhóm, kĩ năng sắp xếp và tổ chức công việc…
Kĩ năng mềm chủ yếu là những kĩ năng thuộc về tính cách con người, không
mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kĩ năng cá tính đặc biệt [7].
Kĩ năng mềm khác với kĩ năng cứng để chỉ trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên
môn hay bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn.

219


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

2.1.2. Vai trò của kĩ năng mềm
Cùng với kĩ năng chuyên môn (kĩ năng cứng), kĩ năng mềm được cho rằng
đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của mỗi người (cuộc sống và sự nghiệp).
Tháng 4/2014, chính phủ Úc đã đưa ra bản báo cáo “Kĩ năng của người Úc” có
trị giá khoảng 1,75 triệu đô Úc (tương đương với khoảng 26 tỷ VND) nhằm cải cách
giáo dục và đào tạo kĩ năng nghề nghiệp. Bản báo cáo là sự đúc kết những tài liệu
tham khảo về các kĩ năng, đề cập đến những vấn đề như: tại sao cần có những kĩ năng,
phải rèn luyện như thế nào để có được các kĩ năng, tại sao cá nhân và quốc gia sẽ có

được những lợi ích to lớn nếu lực lượng lao động có kĩ năng và tay nghề cao [5]. Điểm
nổi bật của bản báo cáo này chính là đề ra các kĩ năng mềm cần thiết của một người
lao động Úc.
Đối với giáo viên nói chung, giáo viên Tiểu học nói riêng, ngoài kĩ năng sư
phạm, việc trau dồi kĩ năng mềm giúp họ phát triển các kĩ năng nghề nghiệp và trở
thành những giáo viên thân thiện và đáng kính. Có thể kể ra một số kĩ năng mềm quan
trọng của người giáo viên Tiểu học như:
- Kĩ năng sáng tạo: viết và trình bày bảng là một trong các kĩ năng nghiệp vụ
quan trọng của người giáo viên tiểu học. Nhưng để viết và trình bày bảng một cách
sáng tạo, thì việc rèn luyện kĩ năng sáng tạo trong nhóm các kĩ năng mềm là cần thiết
và quan trọng. Kĩ năng sáng tạo còn góp phần giúp người giáo viên Tiểu học tổ chức
các hoạt động giáo dục, dạy học một cách hiệu quả.
- Kĩ năng giao tiếp và thiết lập quan hệ: nhằm thiết lập các mối quan hệ với học
sinh, phụ huynh học sinh và đồng nghiệp; giải quyết tốt các mối quan hệ với đồng
nghiệp, với học sinh, với phụ huynh học sinh, với cộng đồng xã hội và giải quyết tốt
quan hệ giữa các học sinh trong lớp. Để có được kĩ năng này, sinh viên ngành giáo dục
Tiểu học cần được đào tạo để có kĩ năng trong giao tiếp, ứng xử, làm việc đồng đội,
lắng nghe, giải quyết vấn đề (các vấn đề nảy sinh trong công việc nói chung và trong
các tình huống giao tiếp nói riêng).
- Một số kĩ năng khác như quản lí thời gian, hợp tác, lắng nghe, giải quyết vấn
đề, thể hiện sự mẫu mực... Việc quản lí thời gian, biết cách đặt mục tiêu và giải quyết
vấn đề cũng như biết cách tổ chức công việc hiệu quả sẽ giúp ích cho các hoạt động giáo
dục của người giáo viên sau này. Do đặc trưng bậc học, người giáo viên tiểu học ngay từ
những tiếp xúc ban đầu với học sinh và trong suốt thời gian giảng dạy, giáo dục sau này,
luôn cần có kĩ năng thể hiện sự mẫu mực (phong thái, hành vi, cư xử…) như một trong
các điều kiện để hành nghề dạy học. Kĩ năng này mang tính chất tổng hợp.

220



HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Để thực hiện được tốt công việc dạy học, giáo dục học sinh, sinh viên ngành
Giáo dục Tiểu học ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần được bồi dưỡng các
kĩ năng mềm như: giao tiếp ứng xử và tạo lập mối quan hệ, lắng nghe, giải quyết vấn
đề, tư duy sáng tạo, quản lí thời gian v.v…
2.2.

Thực trạng một số kĩ năng mềm của sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học –
trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Ở phần này, chúng tôi trình bày những những kết quả khảo sát kĩ năng mềm đối
với sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Thủ đô Hà Nội và những phân
tích, kết luận được rút ra từ kết quả khảo sát. Quá trình khảo sát được tiến hành từ
tháng 10/2015 đến tháng 11/ 2015.
2.2.1. Đối tượng khảo sát và mục đích khảo sát
Nhằm tìm hiểu thực trạng kĩ năng mềm của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học,
trường Đại học Thủ đô Hà Nội và đề xuất giải pháp phát triển kĩ năng mềm, nhóm
nghiên cứu đã tiến hành khảo sát để thu thập dữ liệu thực tế. Thời gian khảo sát: từ
tháng 10/2015 đến tháng 11/2015.
Đối tượng khảo sát: sinh viên năm thứ hai và năm thứ ba khoa Giáo dục Tiểu
học. Đây là hai nhóm đối tượng sắp đi thực tập sư phạm.
Chúng tôi muốn có cái nhìn tổng quan cũng như sự đánh giá sơ bộ về một số kĩ
năng cần thiết của sinh viên, từ đó đề xuất kế hoạch rèn luyện và bổ sung những kĩ
năng cần thiết cho sinh viên trong quá trình thực tập cùng như công tác sau này.
2.2.2. Nội dung khảo sát
Bảng khảo sát bao gồm 15 câu hỏi được thiết kế trên 2 trang A4. Câu hỏi dưới
hình thức trắc nghiệm và theo hình thức đánh giá mức độ; được phân nhóm và trải
rộng trên các vấn đề sau:
 Nhận thức của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học về kĩ năng mềm (câu 1, 2,

3, 4, 5, 6, 7).
 Thực trạng kĩ năng mềm của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học (câu 8, 9, 10,
11, 12).
 Những đề xuất của sinh viên trong việc phát triển kĩ năng mềm (câu 13, 14,
15).
Các câu hỏi trong phiếu khảo sát cũng được sắp xếp theo ba nhóm vấn đề trên.
Qua đó giúp người tham gia khảo sát có cái nhìn khái quát và hình dung ra tiến trình
trả lời khảo sát.

221


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

2.2.3. Tiến trình khảo sát
Thông qua danh sách sinh viên trong khoa Giáo dục Tiểu học, nhóm nghiên cứu
đã gửi email đến các đối tượng dự kiến mời tham gia khảo sát nhằm tìm kiếm sự đồng
ý. Trong nội dung email đính kèm có thư mời và giới thiệu vắn tắt về nội dung, mục
đích của đề tài. Những đối tượng đồng ý tham gia sẽ gửi email phản hồi lại nhóm
nghiên cứu. Sau đó nhóm nghiên cứu sẽ gửi nội dung bản khảo sát đến địa chỉ email
đồng ý tham gia.
Việc khảo sát thông qua mạng internet tạo điều kiện cho đối tượng tham gia có
thể chủ động trong việc trả lời câu hỏi về mặt thời gian và không gian.
Tổng số 300 thư mời được gửi đi và 240 thư hồi đáp. Tỷ lệ đồng ý tham gia cụ
thể như sau:
Tổng số sinh viên

Số sinh viên tham gia

trả lời

Năm thứ hai: 198

166/198 (83,8%)

Năm thứ ba: 102

74/102 (72,5%)

2.2.4. Kết quả khảo sát
Nhóm
câu hỏi

Nội dung và kết quả khảo sát

1, 2, 3, 4, Nhận thức của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học về kĩ năng mềm
5, 6, 7
91,6% sinh viên được hỏi cho rằng kĩ năng mềm là những kĩ năng có thể
ứng dụng trong học tập, công việc, để có thể thành công trong cuộc sống
và công việc.
100% sinh viên được hỏi khẳng định tầm quan trọng của kĩ năng mềm
trong học tập, công việc… cũng như đánh giá được tầm quan trọng của các
kĩ năng được hỏi.
100% sinh viên được hỏi kể tên được ít nhất 5 kĩ năng mềm và chỉ ra được
các kĩ năng mềm cần thiết cho giáo viên Tiểu học trong tương lai.
Sinh viên biết đến kĩ năng mềm thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau:
đài báo, internet, bạn bè, nhà trường..., nhưng đều đánh giá cao thông tin
thu nhận được từ thầy cô giáo. Điều này chứng tỏ trong quá trình giảng
dạy, các giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học đã có ý thức và thực hiện việc


222


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

lồng ghép, phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên.
Từ kết quả khảo sát có thể thấy, đa số sinh viên nhận thức được tầm quan
trọng và vai trò của kĩ năng mềm trong cuộc sống cũng như công việc sau
này và 100% muốn/rất muốn được trang bị các kĩ năng mềm.
8, 9, 10, Thực trạng kĩ năng mềm của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học
11, 12
75,4% số sinh viên được hỏi chưa từng tham gia bất cứ khóa tập huấn nào
về kĩ năng mềm trước khi vào trường Đại học Thủ đô Hà Nội.
2% số sinh viên được hỏi thấy hài lòng về kĩ năng mềm hiện có của bản
thân.
83,3% số sinh viên được hỏi muốn tham gia các lớp bồi dưỡng về kĩ năng
mềm.
Những kĩ năng mềm chủ yếu sinh viên đang sử dụng trong học tập và cuộc
sống là: làm việc nhóm, thuyết trình, giao tiếp.
Khi được khảo sát về kinh nghiệm đã từng tham gia hoạt động phát triển kĩ
năng mềm, 100% sinh viên khẳng định chỉ khi vào trường Đại học Thủ đô
mới được học một ít trong tuần sinh hoạt công dân đầu khoá học do nhà
trường và phòng công tác học sinh sinh viên tổ chức.
Các sinh viên tham gia khảo sát cũng nhận thấy sự hạn chế trong kĩ năng
mềm của bản thân.
13,
15

14, Những đề xuất của sinh viên trong việc phát triển kĩ năng mềm

Chỉ 2,5% sinh viên đánh giá mức độ cần thiết đào tạo kĩ năng mềm là bình
thường. Số còn lại cho rằng việc đào tạo kĩ năng mềm phải được thực hiện
ngay từ khi sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường.
100% sinh viên nhận thấy việc nâng cao kĩ năng mềm chỉ có hiệu quả khi
bản thân được trải nghiệm qua các lớp tập huấn; tích cực tham gia các câu
lạc bộ, các hoạt động đoàn thể, tình nguyện, đi làm thêm…

Tóm lại, từ các kết quả khảo sát có thể thấy, các kĩ năng mềm sinh viên chọn là
quan trọng đối với người giáo viên Tiểu học gồm: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc
nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng quản lí thời gian hiệu quả
(xếp theo mức độ giảm dần). Sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của kĩ năng
mềm trong học tập và cuộc sống, cũng như việc rèn luyện kĩ các kĩ năng mềm.

223


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

2.3.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Đề xuất những biện pháp phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên ngành
Giáo dục Tiểu học trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Từ kết quả khảo sát, sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học xác định những kĩ năng
mềm cần thiết cho quá trình học tập cũng như công tác sau này ở trường Tiểu học
gồm: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng lập kế
hoạch, kĩ năng quản lí thời gian hiệu quả. Theo nhóm nghiên cứu, những kĩ năng mềm
này không chỉ quan trọng với sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học, mà còn thiết thực

với sinh viên ngành sư phạm nói chung trong trường.
Ở phần này, chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển các kĩ năng
mềm nói trên cho sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học nói riêng, sinh viên ngành sư
phạm nói chung. Những biện pháp được đề xuất dưới đây cần được tiến hành một cách
đồng bộ và liên tục, với sự phối hợp từ nhiều đối tượng và yếu tố, ý thức kiên trì rèn
luyện một cách khoa học của mỗi cá nhân. Các kĩ năng mềm không tồn tại một cách
độc lập mà đan xen, hòa quyện trong quá trình rèn luyện, thực hành.
Để phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên, chúng tôi đưa ra các đề xuất sau, chủ
yếu căn cứ vào đối tượng thực hiện.
2.3.1. Nhà trường
2.3.1.1. Tổ chức các khóa huấn luyện kĩ năng mềm
Tổ chức các khoá huấn luyện kĩ năng mềm cho sinh viên. Hàng năm, dưới sự
chỉ đạo và cho phép của Nhà trường, phòng Công tác học sinh sinh viên đã và đang tổ
chức tuần sinh hoạt công dân đầu và cuối khóa, với nội dung kĩ năng làm việc nhóm.
Nhưng thời gian tập huấn còn ngắn (1 buổi/1 kĩ năng), nội dung còn ít. Sinh viên được
tập huấn theo cách ngồi nghe giới thiệu tập trung trong hội trường, hầu như không có
cơ hội thực hành các kĩ năng trên.
Chúng tôi cho rằng, việc tổ chức các tuần sinh hoạt công dân như vậy rất có ích
và nên diễn ra thường xuyên. Có thể tổ chức thành những buổi học tập chuyên đề, vào
ngày nghỉ hàng tuần; hoặc các ngày trong tuần theo hình thức khoa, liên khoa và tăng
cường thời lượng thực hành cho sinh viên. Bên cạnh đấy, kĩ năng mềm sinh viên được
tập huấn cũng cần mở rộng thêm như kĩ năng giao tiếp và thiết lập quan hệ, kĩ năng
quản lí thời gian…Thông qua các hoạt động như vậy, sinh viên có cơ hội giao lưu, học
hỏi lẫn nhau nhiều hơn, các kĩ năng như giao tiếp ứng xử và tạo lập mối quan hệ, làm
việc đồng đội sẽ được trau dồi.
2.3.1.2. Xây dựng mạng lưới phối hợp các trường Tiểu học trong việc đào tạo sinh viên

224



HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Nhà trường và Khoa liên hệ để xây dựng một hệ thống các điểm trường Tiểu
học trên địa bàn thành phố để gửi sinh viên đến học tập, tìm hiểu thực tế nhà trường,
tạo cơ chế cho sinh viên được thường xuyên đến trường giao lưu, học hỏi kinh nghiệm
thực tế phổ thông. Việc này nên diễn ra hàng tháng, thay vì chỉ dồn vào thời gian thực
tập năm thứ 2 và năm thứ 3.
Trực tiếp đến trường phổ thông quan sát, học hỏi, ngay từ năm đầu tiên học tập
tại trường sư phạm, sinh viên sẽ có cơ hội được tiếp xúc với các giáo viên trường Tiểu
học (những người có thể coi là đồng nghiệp tương lai), tiếp xúc với học sinh Tiểu học
trong các tình huống khác nhau. Trải qua các tình huống giao tiếp và ứng xử, giải
quyết công việc tại trường, sinh viên sẽ có những kinh nghiệm. Mặt khác, sinh viên
vừa học tập tại trường sư phạm, vừa được làm việc, tìm hiểu thực tế trường Tiểu học
đòi hỏi sinh viên phải có kĩ năng quản lí thời gian, tổ chức, sắp xếp công việc hiệu quả
hơn.
Việc kí kết hợp tác giữa khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Thủ đô Hà
Nội và trường Tiểu học Brendon trong năm 2015, tạo ra cơ hội cho sinh viên của khoa,
ngay từ năm thứ nhất, đã được xuống dự giờ ở trường Tiểu học. Đây là cơ hội tốt để
sinh viên được trải nghiệm thực tế, trau dồi các kĩ năng mềm cần thiết của người giáo
viên Tiểu học.
2.1.3. Vai trò của Đoàn thanh niên và Hội sinh viên nhà trường
Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên Nhà trường cũng là một lực lượng quan trọng
trong việc bồi dưỡng kĩ năng mềm cho sinh viên. Tổ chức Đoàn, Hội hàng tháng vẫn
có các hoạt động chào mừng, kỉ niệm các ngày lễ, sự kiện của dân tộc…Đây là cơ hội
để sinh viên tham gia, qua đó góp phần rèn luyện các kĩ năng mềm như giao tiếp, thiết
lập các mối quan hệ, hợp tác…
Chúng tôi cho rằng, bên cạnh những hoạt động chào mừng và kỉ niệm thiết thực
đó, Đoàn, Hội cũng nên tổ chức cho đoàn viên thanh niên nhà trường có những cơ hội
trải nghiệm thực tiễn. Bồi dưỡng kĩ năng mềm thông qua giải quyết những vấn đề hiện
hữu hàng ngày như: vấn đề vệ sinh học đường, cải tạo môi trường và cảnh quan học

tập; vấn đề chấp hành luật lệ giao thông của sinh viên; các vấn đề về giữ gìn nền nếp
học tập; trang phục học đường… Những vấn đề trên cần được Đoàn, Hội lên kế hoạch
cụ thể theo từng tháng, giao nhiệm vụ cho từng chi đoàn và có sự nghiệm thu, kiểm tra
đánh giá kết quả thực hiện.

225


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

Liên chi đoàn – Liên chi hội là lực lượng có tác động lớn trong việc phát triển các
kĩ năng mềm cho sinh viên. Các tổ chức này cần phát huy vai trò trong việc tuyên
truyền, tổ chức các hoạt động để sinh viên trau dồi, rèn luyện các kĩ năng mềm nói trên.
2.3.2. Giảng viên
Trong tiến trình học tập tại khoa Giáo dục Tiểu học, sinh viên có cơ hội tham
gia nhiều hoạt động giáo dục góp phần phát triển các kĩ năng mềm của bản thân. Ví
dụ: các hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm hàng tháng, các hoạt động ngoại khóa,
các cuộc thi về văn nghệ, thể thao, nghiệp vụ, các câu lạc bộ… Mỗi giảng viên trong
khoa cũng đã có ý thức, thực hiện lồng ghép việc rèn luyện các kĩ năng mềm cho sinh
viên thông qua các giờ dạy học trên lớp hay tham quan học tập.
Mỗi giảng viên cần nhận thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của việc phát triển kĩ
năng mềm cho sinh viên và coi đó là một công việc cần phải làm một cách có kế
hoạch, thường xuyên thông qua các hoạt động giảng dạy, giáo dục. Các giảng viên cần
có kế hoạch cụ thể để góp phần phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên.Trong quá trình
giảng dạy, giảng viên cần kết nối và mở rộng kiến thức môn học với giáo dục kĩ năng
mềm cho sinh viên, làm rõ tầm quan trọng của những kĩ năng mềm trong cuộc sống và
công việc. Từ đó, giúp sinh viên hiểu rõ và có ý thức trong việc trau dồi kĩ năng mềm.
Đối với sinh viên sư phạm đó là những kĩ năng như: kĩ năng giao tiếp ứng xử, kĩ năng

làm việc nhóm, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng quản lí thời gian, kĩ năng sáng tạo
v.v… Phương pháp giảng dạy tích cực khuyến khích sinh viên bày tỏ ý kiến, quan
điểm, làm việc hợp tác và tự học cũng là cách để phát triển kĩ năng mềm của sinh viên.
Việc tổ chức hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm hàng tháng của khoa Giáo
dục Tiểu học cần bổ sung thêm nội dung rèn luyện, cải tiến về hình thức tổ chức để
phát triển thêm các kĩ năng mềm cho sinh viên. Ví dụ với nội dung thi kể chuyện, có
thể có thêm các yêu cầu như: diễn hoạt cảnh có âm thanh, ánh sáng minh họa, làm đồ
dùng dạy học sử dụng trong kể chuyện. Thông qua thực hiện các nội dung này, sinh
viên có cơ hội hợp tác, giao tiếp, xây dựng và thực hiện kế hoạch đã thống nhất.
2.3.3. Sinh viên
.Mỗi sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học cần nhận thức rõ ý nghĩa của việc trang
bị và phát triển kĩ năng mềm. Trên cơ sở đó, tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc
rèn luyện kĩ năng mềm trong quá trình học tập của bản thân. Mỗi kĩ năng được hình
thành và phát triển đều phụ thuộc vào nhận thức, quyết tâm, năng lực tiếp nhận của
chủ thể - ở đây là sinh viên, cách rèn luyện và tính phức tạp của chính kĩ năng đó.

226


HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA

Việc thành lập và tham gia các câu lạc bộ như câu lạc bộ Nghiên cứu khoa học,
Nghệ thuật, câu lạc bộ Viết chữ đẹp, trong đó sinh viên đóng vai trò là chủ nhiệm các
câu lạc bộ, ban cố vấn là các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học, cũng là
những hình thức phát triển kĩ năng mềm một cách sáng tạo cho sinh viên.
Qua việc sinh hoạt các câu lạc bộ trên, sinh viên được rèn luyện và phát triển
một số kĩ năng mềm thông qua việc chủ động thiết lập các mối quan hệ, hợp tác, làm
việc cùng nhau, lên kế hoach, tổ chức các hoạt động một cách sáng tạo trong quỹ thời
gian phù hợp…Sự phát triển của các câu lạc bộ này, cùng sự trưởng thành, tiến bộ của
sinh viên trong học tập, các hoạt động ngoại khóa và thực tập sư phạm là minh chứng

cho vai trò quan trọng của các câu lạc bộ trong việc góp phần phát triển kĩ năng mềm
cho sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học.
3. Kết luận
Sinh viên tốt nghiệp ngoài đạt được các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng nghề
nghiệp, thái độ còn cần có kĩ năng mềm. Kĩ năng mềm là một trong những yếu tố quan
trọng giúp sinh viên tự tin và thành công trong cuộc sống và công việc sau này, giúp
những giáo viên tương lai luôn sáng tạo để có thể hội nhập, thích nghi và phát triển.
Việc phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học cần được quan
tâm nhiều hơn từ phía khoa và nhà trường, đặc biệt từ các giảng viên trong khoa thông
qua các hoạt động giảng dạy và giáo dục. Cần coi trọng việc phát triển kĩ năng mềm
cho sinh viên và coi đó như một yêu cầu cần được quán triệt trong quá trình đào tạo
nghề cho sinh viên sư phạm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Thanh Bình (2007), Giáo trình giáo dục kĩ năng sống, NXB Đại học
Sư phạm Hà Nội.
Huỳnh Văn Sơn (2012), Kĩ năng mềm cho sinh viên đại học sư phạm, NXB
Giáo dục.
Huỳnh Văn Sơn (2012), Thực trạng một số kĩ năng mềm của sinh viên Đại học
sư phạm, Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.

227



×