Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá chét eleutheronema tetradactylum (shaw, 1804)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ NGÀNH: D620301

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
CÁ CHÉT Eleutheronema tetradactylum (Shaw, 1804)

Sinh viên thực hiện
LÊ QUỐC VƯƠNG
MSSV: 1153040113
LỚP: NTTS K6

Cần Thơ, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ NGÀNH: D620301

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
CÁ CHÉT Eleutheronema tetradactylum (Shaw, 1804)

Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện



Ths PHẠM THỊ MỸ XUÂN

LÊ QUỐC VƯƠNG
MSSV: 1153040113
LỚP: NTTS K6

Cần Thơ, 2015


XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Tiểu luận: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá Chét Eleutheronema
tetradactylum (Shaw, 1804)”
Sinh viên thực hiện: Lê Quốc Vương
Lớp: Nuôi trồng thủy sản K6
Tiểu luận đã được hoàn thành theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn và hội đồng bảo vệ
tiểu luận của Khoa Sinh học ứng dụng – Trường Đại học Tây Đô.

Cần Thơ, ngày tháng năm 2015
Cán bộ hướng dẫn

Ths. Phạm Thị Mỹ Xuân

Sinh viên thực hiện

Lê Quốc Vương


LỜI CAM KẾT


Tôi xin cam kết tiểu luận này đã được hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cứu của
tôi và các kết quả này chưa được dùng cho bất cứ tiểu luận cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2015

Sinh viên thực hiện

Lê Quốc Vương

I


LỜI CẢM TẠ
Trước tiên em xin bày tỏ lòng kính trọng chân thành đến gia đình và người thân đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cả về vật chất cũng như tinh thần để em hoàn thành
đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn Ban Chủ Nhiệm Khoa Sinh học ứng dụng – Trường Đại học Tây
Đô đã tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp em hoàn thành đề tài và cũng xin gửi lời cảm
ơn đến quý Thầy Cô, cán bộ đang công tác tại trường Đại học Tây Đô đã giúp đỡ em
rất nhiều trong học tập và thực hiện đề tài.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Phạm Thị Mỹ Xuân đã hướng dẫn
tận tình, giúp đỡ và đóng góp những ý kiến bổ ích trong suốt quá trình thực hiện đề
tài này.
Cuối cùng xin cảm ơn tất cả các bạn lớp Nuôi trồng thủy sản khóa 6 đã động viên và
giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày

tháng

Lê Quốc Vương

II

năm 2015


TÓM TẮT
Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá Chét (Eleutheronema tetradactylum) được thực
hiện từ 15/3 cho đến 15/5, trong thời gian nghiên cứu trên chia thành 5 đợt thu mẫu
mỗi đợt cách nhau 15 ngày, đề tài được thực hiện nhằm cung cấp thêm thông tin cần
thiết như đặc điểm hình thái bên ngoài, tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân
cá, đặc điểm sinh sản của loài….Để làm công cụ hỗ trợ trực tiếp cho việc bảo vệ
nguồn lợi cá Chét (Eleutheronema tetradactylum) ngoài tự nhiên và cung cấp thêm
những dữ liều về đặc điểm sinh học nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá
Chét (Eleutheronema tetradactylum) đưa đối tượng này thành đối tượng nuôi đại trà.
Bằng việc mô tả những đặc điểm hình thái bên ngoài của 175 mẫu cá Chét
(Eleutheronema tetradactylum) cho thấy cá Chét có lưng màu nâu xám đến vàng
nhạt, bụng màu trắng xám, có 4 râu, vẩy lược nhỏ, phủ khắp thân và đầu. Kết quả
nghiên cứu cho thấy tương quan giữa chiều dài và khối lượng cơ thể cá Chét
(Eleutheronema tetradactylum) tuân theo quy luật phát triển của hầu hết các loài cá
thông qua phương trình W = 0,0067L3,0535 với hệ số R2 = 0,9885.
Kết quả nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng cho thấy RLG của cá Chét (Eleutheronema
tetradactylum) dao động từ 0,21 - 0,96 điều đó cho thấy cá Chét là loài cá ăn thức ăn
có nguồn gốc từ động vật, hơn nữa cá Chét có miệng lớn, dạ dày lớn do đó thức ăn
của cá Chét là những động vật có kích thước lớn như giáp xác, cá, nhuyễn thể.

Kết quả nghiên cứu về đặc điểm thành thục sinh dục cho thấy cá Chét
(Eleutheronema tetradactylum) là loài cá có sức sinh sản khá cao, sức sinh sản tuyệt
đối của cá Chét dao động từ 493.482 – 745.260 trứng/cá cái và sức sinh sản tương
đối dao động từ 553 – 836 trứng/g cá cái. Dựa vào kết quả GSI và độ béo của cá
Chét cho thấy mùa vụ sinh sản chính của cá Chét nhằm vào mùa mưa từ tháng 4 – 6
hàng năm.

III


MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT ......................................................................................................... I
CẢM TẠ ................................................................................................................... II
TÓM TẮT ...............................................................................................................III
MỤC LỤC .............................................................................................................. IV
Danh sách hình ....................................................................................................... VI
Danh sách bảng .................................................................................................... VII
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................................VIII
CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................... 1
1. Giới thiệu ............................................................................................................... 1
2. Mục tiêu đề tài........................................................................................................ 1
3. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 1
CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.................................................................. 2
2.1 Đặc điểm sinh học của cá Chét Eleutheronema tetradactylum (Shaw, 1804) ........ 2
2.1.1 Phân loại............................................................................................................ 2
2.1.2 Đặc điểm hình thái của cá Chét.......................................................................... 3
2.1.3 Phân bố và môi trường sống của cá Chét ........................................................... 3
2.1.4 Đặc điểm sinh sản cá Chét ................................................................................. 4
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng ........................................................................................ 4
2.2 Tình hình ương và nuôi cá Chét ............................................................................ 4

CHƯƠNG III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 6
3.1 Địa điểm thu mẫu và thời gian thực hiện .............................................................. 6
3.2 Vật liệu nghiên cứu .............................................................................................. 6
3.3 Phương pháp thu mẫu ........................................................................................... 6
3.4 Phương pháp cố định mẫu .................................................................................... 6
3.5 Phương pháp phân tích mẫu.................................................................................. 6
3.5.1 Phân tích một số chỉ tiêu hình thái ..................................................................... 6
3.5.2 Tương quan chiều dài và khối lượng .................................................................. 7
3.5.3 Đặc điểm dinh dưỡng ........................................................................................ 8

IV


3.5.4 Xác định đặc điểm thành thục sinh dục của Cá Chét .......................................... 8
3.5.4.1 Hệ số thành thục (GSI) ................................................................................... 8
3.5.4.2 Xác định dộ béo .............................................................................................. 9
3.5.4.3 Sức sinh sản .................................................................................................... 9
3.6 Xử lý số liệu ......................................................................................................... 9
CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 10
4.1 Đặc điểm hình thái bên ngoài cá Chét................................................................. 10
4.2 Tương quan chiều dài và khối lượng................................................................... 11
4.3 Đặc điểm dinh dưỡng cá Chét............................................................................. 12
4.3.1 Hình thái giải phẫu ống tiêu hóa cá Chét.......................................................... 13
4.3.2 Tương quan chiều dài ruột và chiều dài thân cá Chét ....................................... 15
4.4 Đặc điểm thành thục sinh dục của cá Chét .......................................................... 16
4.4.1 Xác định giới tính ....................................................................................................... 16
4.4.2 Biến động tỷ lệ đực cái trong quần đàn ............................................................ 17
4.4.3 Đặc điểm hình thái tuyến sinh dục cá Chét ...................................................... 19
4.4.4 Đặc điểm sinh sản............................................................................................ 20
4.4.4.1 Giai đoạn thành thục tuyến sinh dục cá Chét ................................................. 20

4.4.4.2 Xác định độ béo Fulton và độ béo Clark ở cá Chét ....................................... 23
4.4.5 Hệ số thành thục sinh dục ................................................................................ 24
4.4.5.1 Sự biến động hệ số thành thục cá Chét .......................................................... 24
4.4.5.2 Mối tương quan giữa hệ số thành thục và giai đoạn phát triển của tuyến sinh
dục ........................................................................................................................... 25
4.4.6 Sức sinh sản của cá Chét.................................................................................. 25
4.4.6.1 Mối tương quan khối lượng và sức sinh sản tuyệt đối của cá Chét ................ 25
4.4.6.2 Mối tương quan giữa chiều dài cơ thể cá và sức sinh sản tuyệt đối của cá
Chét ......................................................................................................................... 26
CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................. 28
5.1 Kết luận .............................................................................................................. 28
5.2 Đề xuất ............................................................................................................... 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 29

V


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Cá Chét...................................................................................................................... 2

Hình 4.1 Hình thái cá Chét Eleutheronema tetradactylum (Shaw, 1804) .................. 10
Hình 4.2 Tương quan chiều dài và khối lượng cá Chét ............................................. 12
Hình 4.3 Hình thái răng miệng cá Chét..................................................................... 13
Hình 4.4 Hình thái cung mang cá Chét ..................................................................... 14
Hình 4.5 Dạ dày và thực quản cá Chét...................................................................... 14
Hình 4.6 Hình thái ruột cá Chét ................................................................................ 15
Hình 4.7 RLG cá Chét theo nhóm chiều dài cơ thể cá............................................... 16
Hình 4.8 Hình dạng bên ngoài cá Chét đực và cái .................................................... 17
Hình 4.9 Giới tính cá Chét trong thời gian nghiên cứu.............................................. 17
Hình 4.10 Chiều dài trung bình của cá Chét qua các đợt thu mẫu ............................. 18

Hình 4.11 Khối lượng trung bình cá Chét đực và cái qua các đợt thu mẫu ................ 19
Hình 4.12 Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục cái của cá Chét ..................... 21
Hình 4.13 Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục đực của cá Chét .......................... 22
Hình 4.14 Biến động độ béo Fulton và độ béo Clark của cá Chét ............................. 23
Hình 4.15 Biến động GSI của cá Chét qua các tháng thu mẫu .................................. 24
Hình 4.16 Mối tương quan giữa GSI và giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục của
cá Chét ..................................................................................................................... 25
Hình 4.17 Mối tương quan giữa khối lượng cơ thể cá và sức sinh sản tuyệt đối của
cá Chét ..................................................................................................................... 26
Hình 4.18 Tương quan chiều dài tổng và sức sinh sản tuyệt đối của cá Chét ............ 27

VI


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1 Hệ số tương quan ........................................................................................ 8
Bảng 4.1: Các chỉ tiêu hình thái cá Chét Eleutheronema tetradactylum (n=175) ...... 10
Bảng 4.2 Nghiên cứu đối tượng cá Chét Eleutheronema tetradactylum của Nguyễn
Văn Khang (2010) .................................................................................................... 11
Bảng 4.3 Tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân cá Chét (n = 175).......... 15
Bảng 4.4 Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục của cá Chét đực............................ 19
Bảng 4.5 Các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục cá Chét cái ................................... 20
Bảng 4.6 Sức sinh sản của cá Chét Eleutheronema tetradactylum (Shaw, 1804) ...... 25

VII


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
A: Số tia vây hậu môn
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long

D1: Số tia vây lưng thứ nhất
D2: Số tia vây lưng thứ 2
Li: Chiều dài ruột (cm)
Ls: Chiều dài chuẩn (cm)
LT : Chiều dài thân cá (cm)
P: Số tia vây ngực
SSS: Sức sinh sản
V: Số tia vây bụng
W : Trọng lượng thân cá (g)
Wo : Trọng lượng không nội tạng (g)

VIII


CHƯƠNG I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Giới thiệu
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là trung tâm nông nghiệp, là vựa lúa cung cấp
lương thưc chính cho cả nước. Bên cạnh đó, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long còn
phát triển nuôi trồng, khai thác và đánh bắt các loại thủy sản - hải sản. Theo số liệu
của Tổng cục Thống kê, sản lượng thủy sản khai thác 9 tháng đầu năm 2014 ước tính
đạt 4,7 triệu tấn, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng khai
thác của vùng ĐBSCL ước đạt khoảng 2 triệu tấn, bằng khoảng 40% tổng sản
lượng khai thác cả nước, trong đó trên 80% khai thác từ biển.
Những đối tượng được người dân khai thác thường là những loài có sản lượng và giá
trị kinh tế cao. Một trong những đối tượng thường được người dân khai thác và đánh
bắt là cá Chét Eleutheronema tetradactylum (Shaw, 1804). Với phẩm chất thịt thơm
ngon, giàu chất dinh dưỡng và có giá trị kinh tế cao nên cá Chét là đối tượng nuôi và
khai thác rất có tiềm năng, mang lại nhiều lợi ít về kinh tế trong tương lai. Tuy
nhiên, tình hình khai thác bừa bãi, thiếu khoa học đã dẫn đến nguồn cá Chét ngoài tự

nhiên suy giảm nghiêm trọng.
Cá Chét chưa có nhiều nghiên cứu về kỹ thật nuôi cũng như không có nguồn con
giống chất lượng. Vì vậy với những bước đầu nghiên cứu làm nền tảng cho những
nghiên cứu tiếp theo để đưa đối tượng này thành đối tượng nuôi phổ biến là một điều
hết sức cần thiết. Một trong những nghiên cứu cơ bản đó là nghiên cứu về đặc điểm
sinh học của cá Chét Eleutheronema tetradactylum (Shaw, 1804). Do đó, đề tài
“Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá Chét Eleutheronema
tetradactylum (Shaw, 1804)” được thực hiện.
2. Mục tiêu đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm bổ sung thêm những thông tin về đặc điểm sinh học của
cá Chét Eleutheronema tetradactylum (Shaw, 1804) góp phần hoàn thiện hơn những
dữ liệu về cá Chét và cung cấp thêm những thông tin làm cơ sở cho những nghiên
cứu tiếp theo về nhân giống và ương nuôi loài cá này.
3. Nội dung nghiên cứu
Mô tả đặc điểm hình thái của cá Chét Eleutheronema tetradactylum (Shaw, 1804).
Mối tương quan chiều dài và khối lượng.
Xác định một số đặc điểm thành thục sinh dục của cá Chét.
Xác định một số đặc điểm dinh dưỡng của cá Chét.

1


CHƯƠNG II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của cá Chét Eleutheronema tetradactylum (Shaw, 1804)
2.1.1 Phân loại
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) ở Đồng bằng sông Cửu
Long thì Bộ cá Nhụ Polynemiformes chỉ có 1 họ là Polynemidae. Trong họ
Polynemidae có 2 giống Eleutheronema và Polynemus
 Giống Eleutheronema có một loài duy nhất là loài cá Chét (Eleutheronema

tetradactylum Shaw, 1804). Hay còn gọi là cá Gộc, cá Nhụ.
 Giống Polynemus (Linnaeus) có 2 loại là cá Phèn Vàng (Polynemus
longipectoralis Weber và de beaufort, 1922) và cá Phèn Trắng (Polynemus
paradiseus Linnaeus, 1758).
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993, hệ thống phân loại cá Chét
được xác định như sau:
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Họ: Polynemidae
Giống: Eleutheronema
Loài: Eleutheronema tetradactylum (Shaw, 1804)
Tên Tiếng Anh: Fourfinger threadfin
Tên Tiếng Việt: cá Nhụ
Tên khác: cá Chét, cá Gộc
.

Hình 1: Cá Chét
Nguồn: tepbac.com

2


2.1.2 Đặc điểm hình thái của cá Chét
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) mô tả đặc điểm Cá Chét như
sau:
Công thức vi:
Vi lưng: D1: VII, D2: I, 15-16
Vi bụng: V: I, 5
Vi hậu môn: A: III, 16-17

Vi ngực: P: 16-17
Chú thích:
Số la mã tượng trưng cho tia cứng.
Số tự nhiên tượng trưng cho số tia mềm.
Cá Chét Eleutheronema tetradactylum (Shaw, 1804) có đầu lớn vừa, hơi dẹp bên,
mõm ngắn, tròn, tù. Răng nhỏ mịn phân bố đến bộ phận ngoài của xương hàm và
đều có ở hai hàm. Mắt to tròn, nằm trên trục giữa thân và nằm gần chót mõm. Phần
trán giữa hai mắt cong lồi và nhỏ hơn đường kính của mắt. Cạnh sau xương nắp
mang có răng cưa nhỏ, lỗ mũi rất nhỏ, mỗi bên 2 lỗ (Vũ Văn Toàn, 2002).
Cá Chét có thân dài, dẹt bên. Chiều dài thân bằng 3,7 – 4,4 lần chiều cao thân. Lưng
màu nâu xám vàng nhạt, bụng màu trắng xám. Có 4 râu. Vẩy lược nhỏ, phủ khắp
thân và đầu, vẩy phủ gần hết vi lưng thứ hai, vi hậu môn và vi đuôi.
Có 2 vây lưng, ở cách xa nhau. Khởi điểm của vây lưng thứ nhất ở gần khởi điểm
vây lưng thứ 2 hơn gần mút mõm, gai tương đối mềm, gai thứ 2 dài nhất. Vây lưng
thứ 2 có hình dạng như vậy hậu môn, khởi điểm ở ngang phía trước khởi điểm vây
hậu môn. Tia vây thứ 2 và thứ 3 dài nhất. Vây ngực to và dài, ở thấp, gồm hai phần:
phần trên bình thường có vảy nách, phần dưới gồm có 4 tia vây tách rời ra từng sợi
như râu, tia dài thứ nhất dài bằng chiều dài vây ngực. Vây bụng nhỏ. Vây đuôi lớn
và dài, dạng đuôi chẻ rất sâu, thuỳ đồng hình.
2.1.3 Phân bố và môi trường sống của cá Chét
Trên thế giới cá Chét phân bố ở Ấn Độ, Indonexia, Philippin, Trung Quốc, Nhật
Bản, Châu Úc và Việt Nam. Ở Biển nước ta cá Chét phân bố rộng khắp từ vịnh Bắc
Bộ đến các vùng biển miền Nam và vịnh Thái Lan.
Môi trường sống: Cá có thể sống được cả trong môi trường nước lợ và mặn. Nhưng
phân bố chủ yếu ở vùng ven bờ, có độ mặn thấp, chất đáy thường là bùn cát hoặc
bùn, do cá Chét Eleutheronema tetradactylum (Shaw, 1804) là loài rộng muối nên cá
có thể di chuyển vào vùng cửa sông và cả vùng nước ngọt để sinh sống. Từ tháng 2

3



đến tháng 5 cá thường tập trung vùng quanh cửa sông để đẻ trứng, đến tháng 6,
tháng 7 trở đi cá bắt đầu phân tán ra sâu hơn. Độ sâu phân bố thường từ 0,5m – 23m.
2.1.4 Đặc điểm sinh sản cá Chét
Cá Chét là loài cá thay đổi giới tính trong vòng đời của chúng như một số loài cá
biển khác, hầu hết giai đoạn đầu của cá là cá đực sao đó chuyển sang giai đoạn cá cái
(Trần Thế Mưu và ctv, 2013). Mùa sinh sản của cá vào khoảng tháng 3 - tháng 4,
trứng cá thường có hình cầu, là loại trứng nổi, có đường kính trung bình 0,88mm. Vỏ
trứng mỏng, noãn hoàng phân bố đều. (Trần Thế Mưu và ctv, 2013)
Cá Chét là loài lưỡng tính, giới tính thay đổi theo độ tuổi và kích thước cá: giai đoạn
cá 1-2 năm tuổi cá ở trạng thái lưỡng tính (kích thước 25 - 46cm) và cá cái bắt đầu
xuất hiện khi cá đạt độ tuổi 2-3 (kích thước 28-72cm), cá đực có thể được chuyển từ
cá lưỡng tínhh hoặc cá cái trong giai đoạn sinh sản vào khoảng tháng 4 và kéo dài
cho đến thời kỳ sinh sản tiếp theo (Motomura, H., Y. Iwatsuki, S. Kimura and T.
Yoshino, 2002).
Đặc điểm tuyến sinh dục
Quan sát hình thái bên ngoài của tuyến sinh dục kết hợp với tiêu bản mô
học để mô tả đặc điểm và xác định mức độ thành thục của tuyến sinh dục
dựa vào thang thành thục sinh dục của tác giả Nikolsky (1963).
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Do trong nước chưa có nghiên cứu về dinh dưỡng của loài cá Chét nên người nuôi
thường sử dụng nguồn cá tạp tươi khai thác ở vùng ven bờ, vùng cửa sông, rừng
ngặp mặn để làm thức ăn nuôi loài cá này (Trần Thế Mưu và ctv, 2013).
Thức ăn chủ yếu là tôm, cá và giun nhiêu tơ, thức ăn thay đổi theo giai đoạn của cá.
Giai đoạn nhỏ cá thường ăn copepoda, và mysids tôm và cua (Motomura, H., Y.
Iwatsuki, S. Kimura and T. Yoshino, 2002)
2.2 Tình hình ương và nuôi cá Chét
Cá Chét được nuôi phổ biến ở các nước như Thái Lan (52% sản lượng), Indonesia
(14% sản lượng), Burundi (13% sản lượng), và các nước còn lại chiếm 21% tổng sản
lượng. Tổng sản lượng cá Chét nuôi (2009) vào khoảng 109,7 nghìn tấn, Thái Lan là

nước dẫn đầu về sản lượng nuôi (Trần Thế Mưu và ctv, 2013).
Về tình hình sản xuất giống:
Thế giới: Đài Loan là nước đứng đầu thế giới trong việc sản xuất thành công giống
cá Chét. Theo thông tin từ Hiệp hội sản xuất cá biển Đài Loan, năm 2007 họ đã sản
xuất được 11,3 triệu con giống, năm 2008 được 9,7 triệu con và năm 2009 được 10,6
triệu con (Dương Đình Tường, 2014).

4


Trong nước: Đã cho sinh sản nhân tạo thành công cá Chét ở Thanh Hóa và chuẩn bị
đưa vào sản xuất đại trà cung cấp cá giống cho nông dân có nhu cầu (Trần Thế Mưu
và ctv, 2013).

5


CHƯƠNG III
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm thu mẫu và thời gian thực hiện
Đối tượng nghiên cứu: cá Chét (cá Nhụ) Eleutheronema tetradactylum
Địa điểm thu mẫu: Tại các chợ và cơ sở khai thác đánh bắt ở tỉnh Sóc Trăng.
Thời gian thực hiện: 03/2015 đến tháng 7/2015
3.2 Vật liệu nghiên cứu
Thùng lạnh giữ mẫu.
Thùng nhựa, khay nhựa, can nhựa.
Cân điện tử, cân , thước đo, kéo, dao mổ.
Máy chụp hình, kính lúp, kính hiển vi.
Một số dụng cụ khác phục vụ cho việc nghiên cứu.
3.3 Phương pháp thu mẫu

Cá được thu mua ở các chợ, cơ sở đánh bắt với nhiều kích cở khác nhau số lượng từ
30-35 con, định kỳ 15 ngày thu mẫu một lần, thu mẫu 5 lần trong thời gian thực hiện,
sau khi thu mẫu cá sẽ được bảo quản đông lạnh và đem về phân tích tại phòng thí
nghiệm Sinh học – Thủy sản, khoa Sinh học ứng dụng - Trường Đại học Tây Đô.
3.4 Phương pháp cố định mẫu
Đối với mẫu phân tích đặc điểm hình thái cá sẽ được bảo quản lạnh
Đối với mẫu phân tích cơ quan tiêu hóa được cố định ngay khi thu mẫu bằng dung
dịch formol 10%.
Đối với mẫu phân tích sức sinh sản: buồng trứng sau khi cân trọng lượng (chỉ lấy
những mẫu có thể đếm được), cân mẫu đại diện và cố định trong dung dịch formol –
saline, lắc đều đến khi trứng đã tách rời tiến hành đếm và ghi nhận.
Cách pha dung dịch formol – saline dùng trong cố định trứng (Hancock, 1979).
Chuẩn bị dung dịch formol – saline như sau: 100ml formol 40% + 900ml nước cất +
100g muối (sodium chloride).
3.5 Phương pháp phân tích mẫu
3.5.1 Phân tích một số chỉ tiêu hình thái
Các chỉ tiêu đo (cm)

6


Chiều dài tổng cộng: thể hiện giá trị lớn nhất của chiều dài cơ thể cá từ đầu đến cuối
cơ thể. Chiều dài tổng là khoảng cách thẳng từ mút đầu (miệng cá) đến cuối của vi
đuôi.
Chiều dài chuẩn: chiều dài chuẩn được đo từ mút đầu của cá (miệng) đến cuống vi
đuôi (khớp vi đuôi và cơ thể cá).
Chiều dài đầu: chiều dài đầu được xác định từ mút đầu mõm (xương trước
hàm) đến điểm cuối của xương nắp mang.
Khoảng cách 2 mắt là khoảng cách từ rìa trên của ổ mắt trái đến rìa trên ổ mắt phải.
Chiều dài cuống đuôi: khoảng cách từ điểm cuối gốc vi hậu môn đến điểm giữa khớp

vi đuôi.
Chiều cao nhỏ nhất cuống đuôi: cũng là thuật ngữ chỉ chiều cao nhỏ nhất của cơ thể.
Là chiều cao nhỏ nhất của cuống vi đuôi trong khoảng giữa điểm cuối gốc vi hậu
môn và điểm xuất phát của vi đuôi. Thực tế, nó là chiều rộng của cuống đuôi tại vị trí
xương gốc vi đuôi.
Chiều cao thân qua vây lưng: chiều rộng cơ thể xác định bằng đường kẻ thẳng đứng
qua giới hạn trước gốc vi lưng..
Đường kính mắt: Khoảng cách từ mép trước đến mép sau của mắt theo trục
chiều dài thân.
Các chỉ tiêu đếm: Vi lưng, vi ngực, vi bụng, vi hậu môn.
Khối lượng cá (g).
3.5.2 Tương quan chiều dài và khối lượng
Tương quan chiều dài và khối lượng: Theo Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định
(2004), nguyên lý cho sự tăng trưởng của cá và các loài sinh vật khác ảnh hưởng đến
chiều dài của chúng, vì vậy mà chiều dài và khối lượng có mối quan hệ với nhau.
Huxley (1924) đã đưa ra công thức sinh trưởng của cá trong mối tương quan giữa
chiều dài và khối lượng:
W = aLb
Trong đó:
W: trọng lượng (g).
L: chiều dài (cm).
a: hằng số tăng trưởng ban đầu.
b: hằng số tăng trưởng. b=3 tăng trưởng đều, b≠ 3 tăng trưởng không
đều.
Hệ số tương quan được dùng để đánh giá mức độ lien quan (Đăng Văn Giáp, 1997).
7


Bảng 3.1 Hệ số tương quan
Giá trị R

<0,70
0,70 – 0,80
0,80 – 0,90
>0,90

Mức độ
Nghèo nàn
Khá
Tốt
Xuất sắc

3.5.3 Đặc điểm dinh dưỡng
Hệ tiêu hóa cá gồm: xoang miệng, thực quản, dạ dày, manh tràng, ruột.
Tính ăn của cá được xác định dựa trên khảo sát cơ quan bắt mồi và chỉ số tương
quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân cá (relative length of gut, RLG) theo
Nikolsky (1963).
RLG = Li / Ls
Trong đó:
Li (cm): Chiều dài ruột.
Ls (cm): Chiều dài chuẩn.
RLG ≤ 1: Cá thuộc nhóm ăn động vật.
RLG > 3: Cá thuộc nhóm ăn thiên về thực vật.
RLG = 1- 3: Cá thuộc nhóm ăn tạp.
3.5.4 Xác định đặc điểm thành thục sinh dục của Cá Chét
Định kỳ thu mẫu cá ngoài tự nhiên để nghiên cứu các đặc điểm thành thục sinh
dục của cá theo Xakun và Buskaia (1968), mùa vụ và các chỉ tiêu sinh sản có liên
quan đến độ béo, hệ số thành thục, sức sinh sản cũng như khả năng thành thục của cá
trong điều kiện nuôi.
3.5.4.1 Hệ số thành thục (GSI)
Hệ số thành thục (GSI) dùng để theo dõi qua trình chin của các sản phẩm sinh dục.

GSI còn được dùng để xác đinh mức độ chuẩn bị đẻ trứng của cá, khả năng năng
sinh sản và được dùng để đánh giá so sánh giữa loài này với loài khác (Ths Nguyễn
Văn Tư).
Theo Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định (2004) để xác định hệ số thành thục
GSI (Gonadosomatic Index) của cá dựa vào công thức sau:
GSI (%) = (GW / W)*100
Trong đó:
GSI: Chỉ số thành thục sinh dục (Gonadosomatic Index)
GW: Khối lượng tuyến sinh dục (g)
8


W: Khối lượng cá (g)
3.5.4.2 Xác định dộ béo
Độ béo Fulton (F) được xác định theo công thức:
F = (W/L3) x 100
Trong đó:
W: Khối lượng thân cá (g)
L: Chiều dài tổng của cá (g)
Độ béo Clark (C) được xác định theo công thức:
C = (W0/L3) x 100
Trong đó:
W0: Khối lượng cá bỏ nội quan (g)
L: Chiều dài tổng cộng của cá (cm)
3.5.4.3 Sức sinh sản
Sức sinh sản tuyệt đối (F):
F=n*G/g
Trong đó :
G: Khối lượng buồng trứng (g).
g: Khối lượng mẫu trứng được lấy ra để đếm (g).

n: Số trứng của mẫu được lấy ra để đếm (trứng).
Sức sinh sản tương đối FA:
Sức sinh sản tương đối là một chỉ số thường dùng để so sánh sức sinh sản của các cá
thể trong cùng một loài khi có sự khác nhau về độ tuổi, kích cỡ, vùng phân bố. Sức
sinh sản tương đối được tính theo công thức sau:
FA = F / W
Trong đó:
F: Số trứng có trong buồng trứng (sức sinh sản tuyệt đối).
W: Khối lượng thân (g).
3.6 Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Microsoft Word để soạn thảo văn bản. Các số liệu về giá trị
trung bình, độ lệch chuẩn được xử dụng bằng phần mềm Microsoft Excel.

9


CHƯƠNG IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đặc điểm hình thái bên ngoài cá Chét Eleutheronema tetradactylum (Shaw,
1804)
Kết quả quan sát các chỉ tiêu hình thái phân loại của 175 mẫu cá Chét có kích thước
dao động từ 13cm – 49,3 cm được trình bày ở hình 4.1. Cá Chét có đầu lớn vừa, hơi
dẹp bên. Mõm ngắn, tròn, tù. Răng nhỏ, mịn, phân bố đến bộ phận ngoài của xương
hàm. Lưỡi tròn, ngắn. Mắt to, nằm dưới da, trên trục giữa thân và gần chót mõm hơn
so với điểm cuối nắp mang. Phần trán giữa hai mắt cong lồi và tương đương đường
kính mắt. Cạnh sau xương nắp mang có răng cưa nhỏ.

Hình 4.1 Hình thái cá Chét Eleutheronema tetradactylum (Shaw, 1804)
Thân cá thon dài hơi dẹp bên, đường bụng phần trước gần như thẳng ngang.
Cuống đuôi thon dài. Vẩy lược nhỏ, phủ khắp thân và đầu, vảy phủ gần đến

ngọn vi lưng thứ hai, vi hậu môn và vi đuôi. Đường bên bắt đầu từ mép trên lỗ
mang cong xuống đến trục ngang giữa thân rồi chạy thẳng đến điểm giữa gốc
vi đuôi, tại gốc vi đuôi đường bên chia làm 3 nhánh chạy ra các tia vi đuôi.
Khởi điểm vi lưng thứ nhất ngang với vảy đường bên thứ 6-8 và gần chót
mõm hơn so với điểm giữa gốc vi đuôi. Khoảng cách giữa hai vi lưng lớn hơn
chiều dài gốc vi lưng thứ nhất và tương đương với dài gốc vi lưng thứ hai. Gai
vi lưng, vi hậu môn, vi bụng yếu. Vây ngực gồm 2 phần. Phần trên liền nhau, tia vây
không phân nhánh. Phần dưới gồm 4 tia rời, tia đầu tiên dài nhất và đến vây
bụng. Vi đuôi chẻ hai, rãnh chẻ sâu 2/3 chiều dài vi.
Một số chỉ tiêu khác về hình thái cá Chét:
Bảng 4.1: Các chỉ tiêu hình thái cá Chét Eleutheronema tetradactylum (n=175)
Các chỉ tiêu hình thái

MAX

Vi lưng 1 (D1)

VII

Vi lưng 2 (D2)

I, 16

10

MIN

TB ± ĐLC

I, 14


I, 15 ± 0,866


Vi ngực (A)

III, 18

III, 16

III, 17,3 ± 0,813

Vi hậu môn (P)

16

14

14,8 ± 0,63

Vi bụng (V)

I, 5

Đường kính mắt

1,7

0,34


0,77 ± 0,28

Khoảng cách 2 mắt

2

0,3

0,79 ± 0,34

Chiều dài đầu

9,6

2,6

4,73 ± 1,52

Chiều cao thân

11,2

2

3,94 ± 1,5

Chiều dài cuống đuôi

9,1


1,3

2,79 ± 1,2

Chiều cao cuống đuôi

5,3

0,6

1,79 ± 0,72

Bảng 4.2 Nghiên cứu đối tượng cá Chét Eleutheronema tetradactylum của
Nguyễn Văn Khang (2010)
Các chỉ tiêu hình thái

MAX

MIN

Vi lưng 1 (D1)

VII

Vi lưng 2 (D2)

I, 16

I, 15


Vi ngực (A)

III, 17

III, 16

Vi hậu môn (P)

17

16

Vi bụng (V)

I, 5

TB ± ĐLC

Qua kết quả nghiên cứu ở bảng 4.1 và so sánh với bảng 4.2 sự mô tả đặc điểm cá
Chét của Nguyễn Văn Khang (2010) cho thấy không có sự chênh lệch nhiều về đặc
điểm hình thái. Điều này cho thấy kết quả của nghiên cứu lần này phù hợp với
nghiên cứu trước đó của Nguyễn Văn Khang (2010).
4.2 Tương quan chiều dài và khối lượng
Sinh trưởng là quá trình tăng về kích thước và tích lũy thêm về năng lượng. Quá
trình này đặc trưng cho từng loài và thể hiện qua mối tương quan giữa chiều dài và
khối lượng (Nikolsky, 1963).
Tốc độ tăng trưởng của từng cá thể không giống nhau hoàn toàn mà có sự sai khác
tùy theo loài, giới tính, môi trường sống, theo thời gian… Cùng một loài nhưng sống
ở các môi trường khác nhau thì chúng vẫn sinh trưởng khác nhau (Theo Phạm Thanh
Liêm và Trần Đắc Định, 2004).


11


Tương quan giữa chiều dài và khối lượng được xác định dựa vào số liệu của 175
mẫu Cá Chét có chiều dài tổng dao động từ 13 – 49,3cm tương ứng với khối lượng
16,3 – 1032g, phương trình thể hiện mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng
được xác định là W = 0,0067L3,0535 với hệ số R2 = 0,9885.
1.200
W = 0,0067L3,0535
R2 = 0,9885
N = 175

Khối lượng (g)

1.000

800

600

400

200

0
0

10


20

30

40

50

60

Chiều dài (cm)

Hình 4.3 Tương quan chiều dài và khối lượng cá Chét
Dựa vào kết quả có ở hình 4.3 cho thấy sự tương quan giữa chiều dài và khối lượng
của cá Chét là rất chặt chẽ (R2 = 0,9885). Theo Đặng Văn Giáp (1997), hệ số tương
quan |R| > 0,90 là rất chặt chẽ, kích thước cá thu được đã phản ánh đặc tính chung
của chủng quần cá Chét ngoài tự nhiên. Dựa vào cặp chỉ số chiều dài và khối lượng
có thể ghi nhận: khi cá còn nhỏ chiều dài nhỏ hơn 30cm cá có xu hướng tăng trưởng
về chiều dài nhanh hơn tăng trưởng về khối lượng, khi chiều dài cá dao động từ 30 40cm thì sự tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của cá có sự nhịp nhàng và đều
đặng. Đến khi cá đạt chiều dài lớn hơn 40cm thì cá có xu hướng tăng nhanh về khối
lượng cơ thể. Với hệ số mũ b = 3,0535 > 3 cho thấy quần đàn cá được khảo sát trong
đợt nghiên cứu chủ yếu ở giai đoạn trưởng thành.
Quá trình sinh trưởng này tuân theo qui luật phát triển chung của đa số các loài cá (I.
F. Pravdin, 1973), nghĩa là ở giai đoạn đầu trước khi thành thục sinh dục, cá chủ yếu
tăng nhanh về chiều dài, về sau tăng nhanh về khối lượng chiều dài có xu hướng tăng
chậm, khi cá đạt kích cỡ gần tối đa thì khối lượng và chiều dài tăng hầu như không
đáng kể.

12



4.3 Đặc điểm dinh dưỡng cá Chét Eleutheronema tetradactylum (Shaw, 1804)
Thức ăn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho hoạt động sống và tăng trưởng của sinh
vật. Nhờ hoạt động của hệ tiêu hóa mà các vật chất dinh dưỡng từ môi trường ngoài
được chuyển vào cơ thể dưới dạng thức ăn nhằm cung cấp dinh dưỡng cho quá trình
trao đổi chất của cơ thể (Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Văn Tư, 2010).
Khi nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng của cá, vấn đề tính ăn sẽ được chú ý nhiều
nhất. Có nhiều cách để xác định tính ăn của cá, trong số đó thường được nhắc đến là:
Cấu tạo lược mang, miệng, hình thái ruột, và phân tích những loại thức ăn có trong
cơ quan tiêu hóa của cá. Các kết quả nghiên cứu đã chứng minh mối quan hệ khá rõ
ràng giữa hình thái cấu tạo cơ quan tiêu hóa với thành phần thức ăn hiện diện trong
hệ tiêu hóa của loài.
4.3.1 Hình thái giải phẫu ống tiêu hóa cá Chét
Theo tác giả Mai Đình Yên và ctv (1979), cá ăn thịt thường có miệng lớn, cá ăn thực
vật thường có miệng nhỏ và tác giả Nguyễn Bạch Loan (2004), cá ăn động vật có
kích thước lớn có răng to, bén và có răng chó.
Kết quả phân tích ống tiêu hóa cá Chét Eleutheronema tetradactylum (Shaw, 1804)
cho thấy:
Hệ tiêu hóa của cá Chét cũng đầy đủ các bộ phận như hầu hết các loài cá khác. Cũng
bắt đầu từ miệng cho đến cơ quan bài tiết (hậu môn).
Miệng: cá Chét có miệng dưới, lớn, rạch miệng rộng và kéo dài ra phía sau mắt,
chứng tỏ cá Chét là loài bắt mồi tầng đáy và là loài cá dữ (Lagler et al., 1977).

Hình 4.3 Hình thái răng miệng cá Chét
Răng cá Chét không có răng vòm trong khoang miệng, răng hàm dưới trải dài, chứng
tỏ cá Chét là loài cá dữ săn mồi chủ động.
13


Lưỡi cá Chét không cử động được, nó nằm trong xoang miệng hầu có hình bán

nguyệt. Đây cũng là đặc điểm chung của loài cá sụn và cá xương. (Nguyễn Bạch
Loan, 2004).
Lược mang cá Chét được cấu tạo bởi 4 đôi cung mang. Lược mang nằm trong xoang
mang. Lược mang có nhiệm vụ lọc cản vật cứng để bảo vệ cho các tia mang ở phía
sau. Lược mang cá Chét cứng, nhọn, xếp thưa trên xương cung mang hướng vào
xoang miệng hầu. Trên cung mang thứ nhất có 12-20 lược mang màu hồng đỏ, ngắn,
to thô và xếp thưa nhau, một số lược mang bị biến dạng thành các nốt sần và gai
nhọn đây cũng được xem là một trong những đặc điểm của loài cá ăn thiên về động
vật.

Hình 4.4 Hình thái cung mang cá Chét
Thực quản: Thực quản của cá Chét có hình ống, to và ngắn. Mặt trong có nhiều nếp
gấp giúp tăng độ co chất nhu động khi đưa thức ăn xuống dạ dày.
Dạ dày: Dạ dày có phần nối tiếp của thực quản. Nhiệm vụ của dạ dày là chứa thức ăn
và tiết men tiêu hóa thức ăn. Vì vậy, hình dạng và kích thước dạ dày có liên quan
đến thức ăn và kích thước con mồi. Những loài cá có dạ dày lớn có thể ăn những con
mồi có kích thước lớn và ngược lại (Smith, 1991) trích dẫn bởi Nguyên Văn Thảo,
2009.

Hình 4.5 Dạ dày và thực quản cá Chét

14


×