Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá bống cát glossogobius giuris (hamilton, 1822) ở vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.89 MB, 88 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ BỐNG CÁT
(Glossogobius giuris) Ở VĨNH LONG

Sinh viên thực hiện
ĐẶNG DIỄM TRINH
MSSV: 1153040101
LỚP: ĐH NTTS K6

Cần Thơ, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: D620301

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ BỐNG CÁT
(Glossogobius giuris) Ở VĨNH LONG

Cán bộ hướng dẫn



Sinh viên thực hiện

PGs.Ts: NGUYỄN VĂN KIỂM

ĐẶNG DIỄM TRINH
MSSV: 1153040101
LỚP: ĐH NTTS K6

Cần Thơ, 2015


XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Khóa luận: “Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá Bống Cát Glossogobius
giuris (Hamilton, 1822) ở Vĩnh Long” .
Sinh viên thực hiện: Đặng Diễm Trinh
MSSV: 1153040101
Lớp: Nuôi trồng thủy sản K6
Khóa luận đã được hoàn thành theo góp ý của Hội đồng chấm khóa luận ngày
21/07/2015.

Cán bộ hướng dẫn

PGS.Ts. NGUYỄN VĂN KIỂM

Cần Thơ, ngày.......tháng.......năm 2015
Sinh viên thực hiện

ĐẶNG DIỄM TRINH



LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết khóa luận này đã được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ khóa luận cùng cấp
nào khác.

Cần Thơ, ngày ….. tháng …..năm 2015
Sinh viên thực hiện

ĐẶNG DIỄM TRINH

i


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá Bống Cát
Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) ở Vĩnh Long” này, em đã được nhận sự giúp
đỡ của nhiều người.
Trước hết em xin chân thành cảm ơn những người thân luôn bên em khi em gặp khó
khăn, động viên và khích lệ, giúp đỡ em trong cuộc sống cũng như trong suốt quá trình
em học tập.
Kế đến em xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Tây Đô cùng quý Thầy Cô
khoa Sinh học ứng dụng đã nhiệt tình chỉ dạy và truyền đạt kiến thức cho em trong
suốt quá trình học tập tại trường cũng như trong thời gian nghiên cứu đề tài này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến thầy PGs.TS Nguyễn Văn Kiểm
đã tận tình hướng dẫn và động viên em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Tạ Văn Phương là cố vấn học tập lớp Đại học Nuôi
Trồng Thủy Sản 6 đã dìu dắt chúng em cho đến tận ngày hôm nay.
Xin cảm ơn các ngư dân ở địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã chia sẽ và nhiệt tình hỗ trợ em
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.

Xin cảm ơn tất cả các bạn trong tập thể lớp NTTS 6 đã động viên, giúp đỡ và đóng góp
ý kiến bổ ích để em hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
Cuối lời em xin gửi lời chúc sức khỏe đến quý thầy cô, chúc quý thầy cô công tác tốt
và thành công trong sự nghiệp giảng dạy của mình.
Xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ.
Cần Thơ, ngày.......tháng.......năm 2015
Sinh viên thực hiện

ĐẶNG DIỄM TRINH

ii


TÓM TẮT
Cá bống là một trong những loài phân bố rất rộng rãi và có sản lượng tương đối cao ở
Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên hiện nay do nhu cầu sử dụng ngày càng cao của
người dân, trong khi đó nguồn cung cấp này chủ yếu từ khai thác ngoài tự nhiên. Và cá
bống là một trong những loài được khai thác nhiều, dẫn đến nguồn tài nguyên này có
nguy cơ cạn kiệt.
Nên đề tài Nghiên cứu về đặc điểm sinh học của cá bống cát (Glossogobius giuris,
Hamilton, 1822) đã được tiến hành ở Vĩnh Long từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2015.
Khoảng 60 mẫu/tháng được thu để phân tích một số đặc điểm sinh học.
Qua kết quả nghiên cứu đã xác định: Cá bống cát Glossogobius giuris là loài cá ăn
thiên về động vật, thức ăn chủ yếu của cá bống cát là giáp xác chiếm 51,7%, kế tiếp là
cá con chiếm 23,8%, sau đó là mùn bã hữu cơ và thức ăn khác (cây, cỏ, động vật phiêu
sinh...) lần lượt là 18,2%, 6,5%. Hệ số tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài
thân RLG = 0,46, hệ số này dùng để xác định tính ăn của cá. Phương trình hồi quy W
= 0,0267 L2,5836 với hệ số tương quan R2= 0,9396. Hệ số thành thục của con cái tương
đối cao và thấp nhất vào khoảng tháng 3 với GSI = 6,11%, sức sinh sản tuyệt đối của
cá bống cát khá cao dao động từ 14.219 trứng/cá cái đến 79.467 trứng/cá cái, trứng cá

có hình bầu dục. Tỷ lệ đực cái trong quần đàn đánh bắt tự nhiên của cá là 1:1,22.
Dựa thấy kết quả nghiên cứu về độ béo và cũng như kết quả nghiên cứu về hệ số thành
thục sinh dục của cá bống cát ở cả hai giới tính, ta có thể dự đoán được mùa vụ sinh
sản của cá bống cát vào khoảng thời gian từ cuối tháng 5 (đầu mùa mưa hàng năm).
Từ khóa: Cá bống cát, dinh dưỡng, sinh sản, sinh trưởng, độ béo, phân bố.

iii


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................... 1
1.1 Giới thiệu ............................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.3 Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 2
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................... 3
2.1 Nguồn lợi thủy sản nước ngọt Việt Nam ............................................................. 3
2.2 Nguồn lợi thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long ............................................. 4
2.3 Tổng quan về Vĩnh Long ....................................................................................... 5
2.3.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tỉnh Vĩnh Long ......................................... 6
2.3.1.1 Vị trí địa lý của tỉnh Vĩnh Long ....................................................................... 6
2.3.1.2 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Vĩnh Long............................................................. 6
2.3.2 Nguồn lợi thủy sản của tỉnh Vĩnh Long ............................................................... 7
2.4 Tổng quan về đối tượng nghiên cứu. ...................................................................... 8
2.5 Đặc điểm phân loại loài cá bống cát ....................................................................... 9
2.5.1 Đặc điểm phân loại, hình thái .............................................................................. 9
2.5.2 Đặc điểm sinh trưởng ........................................................................................ 11
2.5.3 Đặc điểm dinh dưỡng ........................................................................................ 11
2.5.4 Đặc điểm sinh sản ............................................................................................. 12
2.6 Hình giải phẩu cá ................................................................................................. 12
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................... 14

3.1 Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................ 14
3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 15
3.2.1 Đặc điễm nghiên cứu....................................................................................... 15
3.2.2 Phương pháp thu và cố định mẫu ...................................................................... 14
3.3.3 Phương pháp phân tích mẫu .............................................................................. 15
3.3.3.1 Phân tích một số chỉ tiêu hình thái.................................................................. 15
3.3.3.2 Tương quan chiều dài và khối lượng .............................................................. 16
iv


3.3.3.3 Phân tích đặc điểm thành thục sinh dục .......................................................... 16
3.3.3.4 Phân tích đặc điểm dinh dưỡng ...................................................................... 18
3.4 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................... 20
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 21
4.1 Đặc điểm hình thái cá bống cát Glossogobius giuris ............................................ 21
4.1.1 Hình dạng cơ thể cá bống cát Glossogobius giuris ........................................... 21
4.1.2 Tương quan chiều dài – khối lượng của cá bống cát phân bố ở Vĩnh Long ....... 23
4.2 Đặc điểm dinh dưỡng của cá bống cát Glossogobius giuris .................................. 25
4.2.1 Hình thái giải phẫu ống tiêu hóa của cá bống cát G. giuris ................................ 26
4.2.2 Tương quan giữa RLG và chiều dài cơ thể cá.................................................... 31
4.2.3 Phổ thức ăn của cá bống cát Glossogobius giuris .............................................. 33
4.2.3.1 Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa theo phương pháp tần số xuất hiện .... 33
4.2.3.2 Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa theo phương pháp thể tích ................. 34
4.2.3.3 Kết hợp phương pháp tần số xuất hiện và phương pháp thể tích ..................... 35
4.3 Đặc điểm phát triển tuyến sinh dục của cá bống cát Glossogobius giuris ............. 36
4.3.1 Đặc điểm tuyến sinh dục cá bống cát G. giuris .................................................. 36
4.3.2 Giai đoạn thành thục sinh dục của cá bống cát Glossogobius giuris .................. 40
4.3.3 Sự biến động tỉ lệ đực cái .................................................................................. 40
4.3.4 Xác định độ béo của cá bống cát Glossogobius giuris ....................................... 41
4.3.5 Hệ số thành thục sinh dục của cá bống cát G.giuris ........................................... 42

4.3.5.1 Sự biến động hệ số thành thục ........................................................................ 43
4.3.5.2 Mối tương quan giữa HSTT và các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục .......... 44
4.3.6 Sức sinh sản tương đối và sức sinh sản tuyệt đối ............................................... 44
4.3.6.1 Tương quan khối lượng và sức sinh sản tuyệt đối của cá bống cát .................. 46
4.3.6.2 Tương quan chiều dài và sức sinh sản tuyệt đối của cá bống cát ..................... 47
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .............................................................. 48
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 48
5.2 Đề xuất ................................................................................................................ 48
v


TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 49
PHỤ LỤC .................................................................................................................. A

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Sản lượng và tiêu thụ thủy sản thế giới từ năm 2004 -2009Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.2 Sản lượng khai thác ở Đồng bằng sông Cửu Long ........................................ 4
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu hình thái của cá bống cát G. giuris (n=200) ...................... 21
Bảng 4.2: So sánh các chỉ tiêu hình thái nghiên cứu này với các nghiên cứu khác ..... 23
Bảng 4.3: So sánh phương trình hồi qui trong nghiên cứu này với các nghiên cứu khác.
.................................................................................................................................. 25
Bảng 4.4: Chỉ số RLG của cá bống cát G.giuris ......................................................... 31
Bảng 4.5: Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá bống cát G.giuris ở Vĩnh
Long theo phương pháp thể tích................................................................................. 34
Bảng 4.6: Phổ thức ăn của cá bống cát G. giuris phân bố ở Vĩnh Long. ..................... 35
Bảng 4.7: Thể hiện tỉ lệ giới tính của cá bống cát G.giuris ........................................ 40
Bảng 4.8: Hệ số thành thục của cá bống cát ở Vĩnh Long .......................................... 42

Bảng 4.9: Sức sinh sản của cá bống cát G. giuris ....................................................... 45
Bảng 4.10. Tương quan giữa khối lượng với sức sinh sản tuyệt đối. .......................... 45
Bảng 4.11. Tương quan chiều dài và sức sinh sản tuyệt đối của cá bống cát. ............. 46

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Hình thái bên ngoài của cá Bống Cát............................................................ 9
Hình 2.2: Tinh sào giai đoạn II ................................................................................. 13
Hình 2.3: Noãn sào giai đoạn IV ................................................................................ 13
Hình 2.4: Tiêu bản mô buồng trứng GĐ III (Vật kính (VK 10)Error! Bookmark not defined.
Hình 2.5: Tiêu bản mô buồng trứng GĐ IV (VK 100).. Error! Bookmark not defined.
Hình 3.1: Bản đồ khu vực nghiên cứu tại Vĩnh Long ................................................. 14
Hình 4.1: Hình thái cá cá bống cát G. giuris (Hamilton, 1822)................................... 22
Hình 4.2: Phương trình tương quan giữa chiều dài tổng và khối lượng của cá bống cát
G. giuris ( Hamilton, 1822) ở Vĩnh Long. .................................................................. 24
Hình 4.3: Hình dạng miệng của cá bống cát G. Giuris ............................................... 26
Hình 4.4: Hình dạng lưỡi của cá bống cát G. giuris .................................................... 27
Hình 4.5: Hình dạng lược mang của cá bống cát G. Giuris ........................................ 27
Hình 4.6: Hình dạng thực quản của cá bống cát G. giuris ........................................... 28
Hình 4.7: Hình dạng dạ dày của cá bống cát G. giuris................................................ 29
Hình 4.8: Hình dạng lược mang của cá bống cát G.giuris .......................................... 29
Hình 4.9: Hình dạng ruột của cá bống cát G. giuris.................................................... 30
Hình 4.10 : Hình dạng gan cá bống cát G. giuris........................................................ 31
Hình 4.11: Tương quan chiều dài tổng và RLG của cá bống cát G. Giuris ................. 32
Hình 4.12: Tần số xuất hiện các loại thức ăn của cá ................................................... 33
Hình 4.13: Phổ thức ăn của cá bống cát G. giuris ở Vĩnh Long .................................. 35
Hình 4.14: Tinh sào giai đoạn II và giai đoạn IV của cá bống cát G.lgiuris ................ 36
Hình 4.15: Lỗ sinh dục giai đoạn III và Noãn sào giai đoạn IV của cá bống cát ........ 38

Hình 4.16: Giai đoạn thành thục sinh dục cá cái của cá bống cát G. giuris của cá qua
các tháng.................................................................................................................... 38
Hình 4.17: Thể hiện giai đoạn thành thục sinh dục cá đực của cá bống cát G.s giuris
qua các tháng ............................................................... Error! Bookmark not defined.
Hình 4.18: Biến động độ béo của cá theo thời gian .................................................... 41
viii


Hình 4.19: Sự biến động hệ số thành thục của cá bống cát G. giuris theo thời gian .... 43
Hình 4.20: Sự biến động hệ số thành thục của cá bống cát G.giuris theo sự phát triển
tuyến sinh dục. ........................................................................................................... 44
Hình 4.21: Tương quan khối lượng và sức sinh sản tuyệt đối của cá .......................... 45
Hình 4.22: Tương quan chiều dài và sức sinh sản tuyệt đối của cá bống cát ............... 46

ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL:

Đồng bằng sông Cửu Long

Hcđ:

Chiều cao đuôi

LC:

Chiều dài chuẩn


Lcuống đuôi:

Chiều dài cuống đuôi

Lđầu:

Chiều dài đầu

Lmõm:

Chiều dài mõm

LTC:

Chiều dài tổng cộng

O:

Đường kính mắt

OO:

Khoảng cách 2 mắt

PP:

Phương pháp

SSS:


Sức sinh sản

TSXH:

Tần số xuất hiện

W:

Khối lượng có nội quan

WO:

Khối lượng không nội quan

GĐ:

Giai đoạn

TB:

Trung bình

TSD:

Tuyến sinh dục

x


CHƯƠNG 1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một bộ phận của châu thổ sông MêKông
có tổng diện tích khoảng 39.734 km2 . Đây là vùng châu thổ rộng lớn với mạng lưới
sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, diện tích mặt nước lớn, đường bờ biển dài 700 km,
nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng bởi hai loại gió: gió mùa Đông
Bắc và gió mùa Tây Nam là tiềm năng dồi dào để phát triển nuôi trồng và khai thác
thủy hải sản nước mặn lợ và nước ngọt. Bên cạnh đó ở ĐBSCL hằng năm có khoảng 1
triệu ha diện tích ngập lũ 2 – 4 tháng tạo nên một hệ sinh thái đất ngập nước rộng lớn
làm cho thành phần loài thủy sản nơi đây rất phong phú và đa dạng, trong đó có nguồn
lợi cá nước ngọt. Theo Ủy hội sông Mekong (MRC, 2001), lưu vực này có đến 1.700
loài cá đã được xác định. Đây chính là một trong những lợi thế quan trọng giúp nghề
nuôi trồng và khai thác thủy hải sản phát triển mạnh mẽ. Vì vậy mà nghề nuôi thủy sản
ở ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung là một trong hai ngành quan trọng của nước
ta.
Ngày nay, nghề cá nước ngọt đã và đang phát triển mạnh nhất ở ĐBSCL. Đây là
vùng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của nước lũ. Và trong số 13 tỉnh, thành phố ở
ĐBSCL phải kể đến Vĩnh Long – tỉnh nằm ở khu vực trung tâm vùng ĐBSCL, nằm
giữa 2 con sông lớn là sông Tiền và sông Hậu, với một mạng lưới sông ngòi chằng
chịt, điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai màu
mỡ, nước ngọt quanh năm, thời tiết ôn hòa …v.v, mang lại cho Vĩnh Long nhiều thế
mạnh, rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với cơ cấu cây trồng và vật nuôi phong
phú, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản rất phong phú, chủ yếu là tôm cá nước ngọt.
Hiện nay nhiều đối tượng thủy sản đang được nuôi phổ biến như: cá tra, cá lóc, cá
rô…. Tuy nhiên, vẫn còn một số loài có giá trị kinh tế cao như cá bống tượng, cá bống
cát, cá chình, cá đục chưa được quan tâm đúng mức, nguồn lợi thủy sản trong tự nhiên
bị con người khai thác quá mức, sự cạnh tranh gay gắt của thị trường thế giới làm cho
đầu ra của sản phẩm cá tra, cá basa bấp bênh gây khó khăn cho ngành thủy sản. Do
vậy việc phát triển đối tượng nuôi mới có triển vọng kinh tế, trong đó có cá bống cát là
việc làm cần thiết. Mặc dù là loài có giá trị kinh tế cao nhưng nghiên cứu về loài cá

1


này ở nước ta chưa nhiều và nghiên cứu chưa sâu. Từ nhận định đó, việc tiếp tục
nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của loài cá này, đặc biệt là nghiên cứu đặc điểm
sinh trưởng, dinh dưỡng và đặc điểm sinh sản sẽ góp phần xây dựng cơ sở khoa học
cho hoạt động quy hoạch, khai thác bảo vệ nguồn lợi. Đồng thời làm cơ sở cho việc
ương nuôi đối tượng này trong tương lai. Với ý nghĩa đó đề tài: “Nghiên cứu đặc
điểm sinh học của cá Bống Cát Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) ở Vĩnh
Long” được thực hiện. Tuy nhiên do rối loạn về thời gian và một số nguyên nhân khác
nên đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh học vì Vĩnh Long là địa phương
chưa có tác giả nào nghiên cứu về cá bống cát.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm bổ sung những thông tin về đặc điểm sinh học của cá
Bống Cát Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) góp phần hoàn thiện những dẫn liệu
về sinh học của cá bống cát và cung cấp cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về sản
xuất giống và ương nuôi đối tượng này.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Đặc điểm hình thái cá bống cát Glossogobius giuris .
Đặc điểm hình thái cơ quan tiêu hóa và phổ thức ăn của cá bống cát Glossogobius
giuris .
Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân cá bống cát Glossogobius giuris .
Mô tả đặc điểm hình thái tuyến sinh dục và hệ số điều kiện cá bống cát Glossogobius
giuris .
Hệ số thành thục sinh dục (GSI) cá bống cát Glossogobius giuris .

2


CHƯƠNG 2

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Nguồn lợi thủy sản nước ngọt Việt Nam
Sản lượng thủy sản khai thác của thế giới năm 2008 đạt 90 triệu tấn, trị giá 93,9 tỷ
USD, bao gồm 80 triệu tấn từ khai thác biển và 10 triệu tấn khai thác nội địa. Như
vậy, trong suốt một thập kỷ qua, sản lượng khai thác nhìn chung không có thay đổi.
Trong khi đó, NTTS lại là lĩnh vực có sự tăng trưởng nhanh nhất. Năm 2008, sản
lượng thủy sản nuôi toàn cầu (không kể rong, tảo) bằng 52,5 triệu tấn, trị giá 98,4 tỷ
USD.
Bảng 2.1: Sản lượng và tiêu thụ thủy sản thế giới từ năm 2004 -2009
Đơn vị: Triệu tấn
2004

2005

2006

2007

2008

2009

Khai thác

8,6

9,4

9,8


10

10,2

10,1

Nuôi trồng

25,2

26,8

28,7

30,7

32,9

35,0

Tổng sản lượng

33,8

36,2

38,5

40,6


43,1

45,1

Khai thác

83,8

82,7

80,0

79,9

79,5

79,9

Nuôi trồng

16,6

17,5

18,6

19,2

19,7


20,1

Tổng sản lượng

100,5

100,1

98,6

99,2

99,2

100,0

Tổng sản lượng khai thác

92,4

92,1

89,7

89,9

89,7

90,0


Tổng sản lượng nuôi trồng

41,9

44,3

47,4

49,9

52,5

55,1

Tổng sản lượng thủy sản thế giới

134,3

136,4

137,1

139,8

142,3

145,1

Thực phẩm cho người


104,4

107,3

110,7

112,7

115,1

117,8

Phi thực phẩm

29,8

29,1

26,3

27,1

27,2

27,3

Dân số thế giới (tỷ người)

6,4


6,5

6,6

6,7

6,8

6,8

Tiêu thụ bình quân đầu người (kg)

16,2

16,5

16,8

16,9

17,1

17,2

Thủy sản nội địa

Thủy sản biển

Tiêu thụ thủy sản


(Nguồn: The State of World Fisheries and Aquaculture, FAO 2010)

3


Năm 2008, ngành NTTS cung cấp 46% sản lượng thủy sản làm thực phẩm cho người,
cao hơn chút ít so với 43% hai năm trước đó. Đối với cư dân nhiều nước trên thế giới,
cả các nước phát triển và đang phát triển, thủy sản nuôi trồng là loại thực phẩm không
thể thiếu trong đời sống. Thủy sản là một trong những thế mạnh của Việt Nam, có tốc
độ tăng trưởng xuất khẩu nhanh nhất thế giới đạt 18%/năm giai đoạn 1998 – 2008.
Năm 2008, tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam đạt 4,6 triệu tấn. Trong đó, nuôi
trồng đạt gần 2,5 triệu tấn và khai thác đạt 2,1 triệu tấn đưa Việt Nam lên đứng hàng
thứ 3 về sản lượng NTTS và thứ 13 về sản lượng khai thác thủy sản (KTTS) trên thế
giới. Cũng trong năm 2008, Việt Nam đạt 4,5 tỷ USD hàng thủy sản, đứng thứ 6 về giá
trị xuất khẩu thủy sản. (Nguồn từ Fistenet)
Theo một báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình NTTS và
KTTS có nhiều thuận lợi. Trong 7 tháng đầu năm 2011, sản lượng thủy sản khai thác
ước đạt 1.476 ngàn tấn, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó khai thác biển
đạt 1.380 ngàn tấn, khai thác nội địa đạt 96 ngàn tấn. Sản lượng khai thác biển tăng
chủ yếu do thời tiết biển tương đối thuận lợi và được mùa khi đang vào vụ cá Nam.
2.2 Nguồn lợi thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long mang tính chất nhiệt đới rõ rệt rất đa dạng
về thành phần loài và phong phú về mặt sản lượng. Có khoảng 236 loài cá, trong đó họ
cá Chép 74 loài (31,36%), họ Cá da Trơn 51 loài (21,60%). (Nguyễn Văn Hảo và ctv,
1976 trích dẫn bởi Mai Viết Văn, 2006.)
Theo đánh giá của FAO, tiềm năng thủy sản nước ngọt ở dọc lưu vực sông Cửu Long
có khả năng khai thác từ 300 nghìn đến 1 triệu tấn/năm.
Bảng 2.2 Sản lượng khai thác ở Đồng bằng sông Cửu Long
ĐVT: Tấn
Năm


2000

2001

2002

2003

2004

Long An

11612

12843

14387

11011

11960

Tiền Giang

69161

68405

70139


71115

71284

Tỉnh

4


Bến Tre

66025

66545

63644

62650

68228

Trà Vinh

65072

65468

65375


63896

59899

Vĩnh Long

10138

10555

9290

8901

84742

Đồng Tháp

23871

24417

28542

21901

22392

An Giang


91268

96570

79263

67473

58062

Kiên Giang

239218

256500

271255

286000

295000

Cần Thơ

11791

12873

11831


7107

7170

Hậu Giang

11791

12873

11831

4255

4292

Sóc Trăng

34067

33200

32698

32570

30895

Bạc Liêu


56999

55220

67958

65798

66493

124697

127054

121313

131013

133663

803919

829313

835677

833990

838080


Cà Mau
Tổng

( Niên giám thống kê 2001 và 2004. Trích dẫn bởi Mai Viết Văn, 2006)
2.3 Tổng quan về Vĩnh Long
Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa hai nhánh sông chính của sông Cửu Long là sông Tiền và
sông Hậu, với diện tích 1.520,2 km², dân số 1.040.500 người. Vĩnh Long cách thành
phố Hồ Chí Minh 135 km về hướng Bắc theo quốc lộ 1, cách thành phố Cần Thơ 33
km về hướng Nam theo đường quốc lộ 1. Tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa, dạng địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2 độ, không có núi đồi, địa
hình lòng chảo, trũng ở trung tâm và cao dần về phía Bắc, Đông Bắc và Nam Đông
Nam, bị chia cắt bởi nhiều con sông và kênh rạch.
Vĩnh Long có nguồn đất đai màu mỡ, hệ thống kênh rạch chằng chịt cùng với lợi thế
nằm trên tuyến quốc lộ 1A thông suốt và nối liền các tỉnh, thành hai phía Bắc - Nam
và các tuyến quốc lộ như quốc lộ 53, 54, 80, có cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ cùng với
giao thông đường thuỷ khá thuận lợi đã nối liền tỉnh trong vùng và cả nước, tạo cho
Vĩnh Long một vị thế rất quan trọng trong chiến lược phát triển và hợp tác kinh tế với
5


cả vùng, tạo nên những tiềm năng và cơ hội rất lớn nhằm thu hút đầu tư. Bên cạnh đó,
còn góp phần tạo nên những điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển du lịch trong tỉnh,
thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
()
2.3.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tỉnh Vĩnh Long
2.3.1.1 Vị trí địa lý của tỉnh Vĩnh Long
Vĩnh Long là tỉnh nằm ở khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa hai
nhánh sông chính là sông Tiền và sông Hậu. Nhìn bao quát, tỉnh Vĩnh Long như một
hình thoi nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng châu thổ hạ lưu sông Cửu Long, phía
đông giáp tỉnh Bến Tre và Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh phía Tây giáp tỉnh Cần Thơ,

phía tây bắc giáp tỉnh Đồng Tháp, phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang.
Hiện đơn vị hành chính của tỉnh Vĩnh Long có 8 đơn vị cấp huyện, gồm 1 thành phố
và 1 thị xã và 6 huyện. Trong đó có 5 thị trấn, 10 phường và 94 xã trực thuộc; tính đến
năm 2011, dân số toàn tỉnh Vĩnh Long đạt gần 1.028.600 người (xếp thứ 10 trong tổng
số 13 tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long), mật độ dân số đạt 687 người/km², bằng
1,3% dân số cả nước. (Bộ Kế hoạch và đầu tư, năm 2014)
2.3.1.2 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Vĩnh Long
Về khí hậu: Vĩnh Long nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ
rệt: mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.400 - 1450 mm kéo
dài từ tháng 4 đến tháng 11, nhiệt độ tương đối cao, ổn định, nhiệt độ trung bình là
270C, độ ẩm trung bình 79,8%.
Về đất đai, thổ nhưỡng: Vĩnh Long có cấu trúc địa chất tương đồng với khu vực, chủ
yếu là trầm tích biển. Vĩnh Long tuy có diện tích đất phèn lớn, tầng sinh phèn ở rất
sâu, tỉ lệ phèn ít, song đất có chất lượng cao, màu mỡ vào bậc nhất so với các tỉnh
trong vùng. Đặc biệt tỉnh có hàng vạn ha đất phù sa ngọt ven sông Tiền và sông Hậu,
đất tốt, độ phì nhiêu cao, trồng được hai vụ lúa trở lên, cho năng suất cao, sinh khối
lớn lại thuận lợi về giao thông kể cả thuỷ và bộ. Ở Vĩnh Long có 4 loại đất chính: đất
phèn có 90.779,06 ha, chiếm 68,94% diện tích đất toàn tỉnh; đất phù sa có 40.577,06
ha, chiếm 30,81%; đất giồng cát có 212,73 ha, chiếm 0,16%; đất xáng thổi có 116,14
ha, chiếm 0,09%. Vĩnh Long còn có lượng cát sông và đất sét làm vật liệu xây dựng
6


khá dồi dào, cát dưới lòng sông với trữ lượng khoảng 100 - 150 m3, cát được sử dụng
chủ yếu cho san lấp. Đất sản xuất nông nghiệp có 106.738 ha, trong đó đất trồng cây
hàng năm có 51.722 ha, đất trồng cây lâu năm là 55.016 ha (cây ăn trái, cây công
nghiệp và các loại cây lâu năm khác). Nếu so sánh với toàn quốc và vùng đồng bằng
sông Cửu Long thì Vĩnh Long có tỉ lệ đất nông nghiệp so với tổng diện tích tự nhiên
cao hơn mức trung bình của vùng và gấp 4 lần mức trung bình cả nước, đất chưa sử
dụng chỉ chiếm một tỉ lệ thấp. (Bộ Kế hoạch và đầu tư, năm 2014)

Về sông ngòi: Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa 2 con sông lớn nhất của đồng bằng sông Cửu
Long, nên có nguồn nước ngọt quanh năm, đó là tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban
tặng. Vĩnh Long có mạng lưới sông ngòi chằng chịt, hình thành hệ thống phân phối
nước tự nhiên khá hoàn chỉnh, lượng mưa hàng năm trên địa bàn tỉnh lớn. Ngoài ra,
Vĩnh Long còn có tiềm năng nguồn nước khoáng chất lượng cao, có khả năng phát
triển công nghiệp sản xuất nước giải khát và nước tinh khiết phục vụ ngành y tế.
Đặc biệt, Vĩnh Long có nguồn thuỷ sản khá phong phú gồm nước ngọt và nước lợ. Tại
Vĩnh Long có các loại hình dòng chảy chính và vùng ngập lũ thượng lưu: hồ, ao, đầm
kênh, mương, ruộng lúa. Diện tích có khả năng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản là
34.480 ha. (Bộ Kế hoạch và đầu tư, năm 2014)
Tài nguyên thủy sinh vật
Cơ sở thức ăn tự nhiên trong nước: khá phong phú và giàu hơn các vùng khác trong
ĐBSCL.
Về thực vật nổi (Phytoplankton), có 191 loài thuộc 6 ngành, động vật nổi
(Zooplankton), có 107, động vật đáy (Zoobenthos), có 47 loài.
Nguồn lợi thủy sản: đã xác định được 123 loài cá và 10 loài tôm.
(Sở NN và PTNT Vĩnh Long, năm 2014).
2.3.2 Nguồn lợi thủy sản của tỉnh Vĩnh Long
Vĩnh long nằm ở châu thổ ĐBSCL. rất phù hợp phát triển nông nghiệp hàng hóa theo
cơ chế thị trường; tài nguyên thiên nhiên và điều kiện tự nhiên (đất, nước, chế độ thủy
văn, khí hậu, sinh vật...) có đủ điều kiện phát triển một nền nông nghiệp đa canh, đa
dạng hóa theo hướng thâm canh tăng năng suất và tạo tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa
7


trong năm, nhất là giống cây trồng, gia súc, thủy sản. Đây là lợi thế vượt trội của Vĩnh
long so với 13 tỉnh ĐBSCL.
Cơ sở vật chất phục vụ thuỷ sản (thủy lợi, giao thông, điện …) đã được đầu tư khá
lớn, về cơ bản đã và đang phát huy tác dụng. Nếu tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh sẽ phát
huy hiệu quả cao hơn cho việc tăng năng suất và chất lượng, giảm chi phí sản xuất,

thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu cây trồng - vật nuôi một cách vững chắc; Một lợi
thế được xem là thời cơ là môi trường đất, nước thích hợp, ít chịu tác động cực đoan
của điều kiện tự nhiên, nên việc phát triển nuôi trồng thủy sản rất thuận lợi. Giống
thủy sản: toàn tỉnh có 266 cơ sở tham gia nuôi, ươm cá giống (tăng 19 hộ so với năm
2001) . Quy mô sản xuất bình quân/năm: 700 tấn (330 triệu con cá các loại và 2,8 triệu
cá tra). Chủng loại cá chép, cá mè, rô phi .... thừa gần 180 triệu con, riêng cá tra chỉ đạt
32% , cá rô phi dòng gil , đỏ: 55% nhu cầu sản xuất trong năm. Cơ cấu nông nghiệp
thủy sản chưa cân đối, đặc biệt tiềm năng thủy sản khá lớn. (Sở NN và PTNT Vĩnh
Long, năm 2014).
2.4 Tổng quan về đối tượng nghiên cứu.
Bộ cá vược (Perciforrmes) gồm 40% các loại cá xương và là bộ lớn nhất trong số các
bộ của động vật có xương sống, có kích thước, hình dạng đa dạng và hầu như được tìm
thấy trong mọi loại hình thủy vực. Trong bộ này có nhiều loài có giá trị kinh tế cao và
một số đã trở thành đối tượng nuôi quan trọng như: Channa striatus, Anabas
testudineus, Trichogater pectoralis… Do vậy, có khá nhiều loài có giá trị kinh tế
nhưng những nghiên cứu chỉ dừng lại ở miêu tả sơ lược về đặc điểm hình thái phân
loại và phân bố. Cá bống cát Glossogobius giuris là một điển hình tuy đây là một loài
cá khá quen thuộc với người dân nhưng nghiên cứu về loài cá này còn rất ít.
Theo tác giả Lê Thị Ngọc Thanh (2010) đã xác định ở Bạc Liêu và Sóc Trăng có 10
loài cá bống có giá trị kinh tế thuộc họ Gobiidae, Eleotridae và Apocrypteidae trong đó
có 2 loài có sản lượng và giá trị kinh tế cao là cá bống cát Glossogobius giuris
(Hamilton, 1822) và cá bống dừa Oxyeleotris siamensis Gunther.
Trong nghiên cứu của Võ Thanh Tân (2008) về các loài cá kinh tế phân bố ở tỉnh An
Giang, tác giả đã tìm thấy 2 họ cá bống là họ cá bống đen Eleotridae với 3 loài và họ
cá bống trắng Gobiidae có 3 loài, trong đó có loài Glossogobius giuris (Hamilton,
1822) phân bố ở An Giang.
8


2.5 Đặc điểm phân loại cá bống cát

2.5.1 Đặc điểm phân loại, hình thái
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá Bống Cát được phân loại
như sau:
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Perciformes
Họ: Gobiidae
Giống: Glossogobius
Loài: Glossogobius giuris (Hamilton, 1822)

Hình 2.1: Hình thái bên ngoài của cá Bống Cát
(Nguồn: Tự chụp)
Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Nhật Thi (2000) đã xác định được ở Việt Nam
có 94 loài cá Bống, 54 giống thuộc 4 họ trong phân bộ cá Bống. Đây được xem là
danh mục cá Bống đầy đủ nhất từ trước đến nay. Trong tài liệu này, tác giả đã định
danh và mô tả cụ thể đặc điểm sinh học cũng như khu vực phân bố của các loài cá
Bống ở Việt Nam.
9


Theo nghiên cứu của Trương Thủ Khoa & Trần Thị Thu Hương (1993), tác giả đã mô
tả các chỉ tiêu hình thái của cá bống cát như sau: D1. VI; D2. I 10; A. I,9; P. 19-20; V.
I, 5; dài chuẩn/dài đầu = 3,1, dài chuẩn/cao thân = 5,7, dài đầu/đk mắt = 5,8, dài
đầu/kc 2 mắt = 9,7, dài đầu/dài mõm = 2,8, dài cuống đuôi/cao cuống đuôi = 5,9, cao
thân/cao cuống đuôi = 4,2.
Mô tả hình thái: Đầu to, dẹp bằng. Rộng đầu tương đương với cao thân. Mõm dài
nhọn, hướng lên. Miệng trên, rộng miệng tương đương với cao vòng miệng. Xương
hàm cứng, mỗi hàm có hai hàm răng nhọn, có dạng răng chó, mọc thưa. Không có râu.
Mắt to nằm lệch về phía lưng của đầu, đường kính mắt tương đương ½ chiều dài mõm.
Hai lỗ mũi nằm gần nhau. Phần trước thân cá có tiết diện tròn, phần sau dẹp bên,

lưng rộng, phẳng, cuống đuôi thon dài.
Vảy to, phần trước của thân phủ vảy tròn, phần sau phủ vảy lược, vảy phủ đến sau
mắt. Đầu trần, chỉ có một ít vảy trên xương nắp mang. Có vảy phủ lên gốc vi ngực và
gốc vi đuôi.
Khoảng cách giữa hai vi lưng nhỏ hơn chiều dài gốc vi lưng thứ nhất.
Khởi điểm vi lưng thứ nhất ngang với vảy đường dọc thứ 3- 4. Khởi điểm vi hậu môn
sau khởi điểm vi lưng thứ 2 nhưng điểm kết thúc lại ở phía trước điểm kết thúc của vi
lưng thứ 2. Cơ gốc vi ngực phát triển. Hai vi bụng dính nhau thành hình phễu, miện
phễu hình bầu dục, vi đuôi không chẻ hai.
Mặt lưng màu xám, mặt bụng màu vàng nhạt. Dọc theo sống lưng có 6 đốm màu xám
đậm và đường kính lớn hơn khoảng cách giữa hai đốm. Dọc trục giữa thân có 5 đốm
đen xen kẽ với các đốm ở lưng. Khoảng cách giữa các đốm này rộng hơn bề rộng của
các đốm. Cạnh dưới mắt có 1 vệt đen chạy thẳng ra phía sau nắp mang và 1 vệt đen
khác chạy từ trước mắt đến miệng.
Ngoài ra, thân còn có 1 số sọc màu xám chạy theo chiều dọc. Gốc vi ngực có 2 sọc
đen.
Vi lưng màu vàng, có 4 hàng chấm đen nằm vắt ngang các tia vi. Vi ngực và vi hậu
môn màu vàng xám. Vi bụng màu trắng. Vi đuôi màu vàng với nhiều màu trắng, đen.

10


2.5.2 Đặc điểm sinh trưởng
Môi trường sống của cá bống cát rất đa dạng phân bố chủ yếu ở các thủy vực (nước
ngọt, lợ và ở biển), cá có tập tính sống đáy. Loài này sống chủ yếu ở nước ngọt nhưng
có thể tìm thấy ở vùng cửa sông và các thủy vực nước lợ có chất nền sỏi hoặc đá. Kích
thước cá tương đối nhỏ và có chiều dài phổ biến khoảng 11,3 cm. Theo Lê Thị Ngọc
Thanh (2010) thì một số loài cá bống có khả năng thích nghi với cả môi trường nước
lợ, mặn và môi trường nước ngọt.
Phân bố: cá Bống cát sống ở nước ngọt, lợ và mặn. Vùng phân bố từ Ấn Độ, Thái Lan,

Malaysia, Úc, Philippines, Trung Quốc.
2.5.3 Đặc điểm dinh dưỡng
Theo Mai Đình Yên & ctv (1979) cho rằng cá ăn thịt thường có miệng lớn, cá ăn thực
vật thường có miệng nhỏ, còn theo tác giả Nguyễn Bạch Loan (2003), cá ăn động vật
kích thước lớn có răng to, bén và có răng chó.
Theo tác giả Smith (1991), thực quản của hầu hết các loài cá thường ngắn tuy nhiên
các loài cá có tính ăn khác nhau thì độ đàn hồi của thực quản cũng khác nhau. Dạ dày
thường có quan hệ với thức ăn và kích thước con mồi.
Nhưng những loài có dạ dày lớn có thể ăn được những con mồi có kích thước lớn và
ngược lại. Chiều dài ruột của cá phụ thuộc vào tuổi và loại thức ăn tự nhiên mà chúng
tiêu thụ, chiều dài ruột gia tăng theo sự gia tăng tỉ lệ các loại thức ăn thực vật trong
khẩu phần thức ăn của cá. (được trích bởi Nguyễn Minh Kha, 2011).
Cũng theo tác giả Biswas (1993), các cá thể trong cùng 1 loài thì chỉ số RLG cũng
khác nhau tùy theo giai đoạn phát triển của cá. (Được trích bởi Hồ Mỹ Hạnh, 2003).
Theo Girgis (1952), trong quá trình tăng trưởng, ống tiêu hóa của cá sẽ gia tăng về
chiều dài và gia tăng các nếp gấp để tiêu hóa và hấp thụ các vật chất có nguồn gốc
thực vật, điều này dẫn đến gia tăng giá trị RLG. (Được trích dẫn bởi Phạm Thanh
Liêm & Trần Đắc Định, 2004).
Cá bống cát ăn côn trùng nhỏ, động vật giáp xác và cá nhỏ, phát triển đến một kích
thước lớn ở vùng nước lợ, cá ăn phiêu sinh động vật, sinh vật đơn bào, tảo, giun và
động vật giáp xác kích thước nhỏ. Theo Lê Thị Ngọc Thanh (2010) đã xác định
được cá bống cát có tính ăn thiên về động vật với thành phần thức ăn có tỷ lệ cao ở
11


nhóm phiêu sinh động vật chiếm 37,88% (Cladocera, Copepoda) và giáp xác nhỏ
27,24% và cá con chiếm 28,58%, ngoài ra còn có tảo khuê, tảo lam, tảo lục,…chiếm tỷ
lệ không đáng kể.
Cá bống hay ăn thịt lẫn nhau.
2.5.4 Đặc điểm sinh sản

Theo Nguyễn Văn Kiểm và Phạm Minh Thành (2009) hệ số thành thục của cá khác
nhau tùy theo loài và điều kiện sống, thông thường sống trong cùng một vùng địa lý
những loài cá có kích thước nhỏ thường thành thục sớm hơn những loài cá kích thước
lớn. Cùng loài nhưng sống trong những vĩ độ khác nhau thì có độ thành thục khác
nhau. Ở ĐBSCL thì cá tập trung sinh sản chủ yếu vào mùa mưa (tháng 5).
Các nghiên cứu về sinh sản cá bống cát còn hạn chế. Gần đây theo Phạm Thị Mỹ Xuân
và Trần Đắc Định (2012) thì buồng trứng cá hình bầu dục, kích thước trứng nhỏ nhưng
có thể quan sát bằng mắt thường khi đạt giai đoạn III, IV. Trung bình đường kính
trứng đo được dao động từ từ 0,62 mm ± 0,05 đến 0,72 mm ± 0,08. Sức sinh sản tuyệt
đối cao dao động từ 16.985 trứng/cá cái đến 77.298 trứng/cá cái và sức sinh sản tương
đối trung bình là 2.262 ± 329 trứng/g cá cái.
Mùa vụ sinh sản của cá bống cát vào khoảng tháng 5 – 9 (Doha, 1974). Là một trong
số ít các loài cá di cư ra biển cho mục đích sinh sản. Ấu trùng cá bống cát có thể tìm
thấy ở biển và các thủy vực nước lợ nhưng có thể sinh sản ở nước ngọt: cá con có mặt
ở thượng nguồn của các con sông và đầm phá đất liền.
Tập tính sinh sản với nhiều loài cá bống con đực thành thục thường có tập tính ấp
trứng trong hang. Mùa vụ sinh sản của cá bống cát vào khoảng tháng 10 đến tháng 12
và sức sinh sản tương đối trung bình lần lượt là 1.577 trứng/g cá cái (879 - 2.110
trứng/g cá cái) và 1.544 trứng/g cá cái (1.233 – 1.957 trứng /g cá cái) (Lê Thị Ngọc
Thanh, 2010).
2.6 Hình giải phẩu cá
Sự phát triển của tuyến sinh dục theo Phạm Thị Mỹ Xuân và Trần Đắc Định (2013).
Quan sát mẫu cá bống cát trong thời gian 6 tháng, kết quả cho thấy khó xác
định được giới tính của cá qua hình thái bên ngoài đặc biệt là cá ở giai đoạn còn nhỏ

12


×