Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

ĐỀ THI THỬ ĐÁNH GIÁ NĂNG lực 33 Thầy Đặng Khương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.25 KB, 9 trang )

ĐỀ THI THỬ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
KÌ THI 2015 – 2016
(Đề số 33 - Tư duy định tính)
Câu 1. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà thơ thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ ông hấp dẫn bởi sự phối hợp
giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam. Năm
2000, ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
a. Thế hệ b. Phối hợp
c. Người trí thức d. Về
Câu 2: Chọn một từ mà nghĩa của nó không cùng nhóm với các từ còn lại
a. Đồng bào b. Đồng bạc
c. Đồng chí c. Đồng cảnh
Câu 3: Nhà thơ nào không thuộc phong trào Thơ mới
a. Nguyễn Nhược Pháp b. Bích Khê
d. Xuân Diệu d. Hoàng Cầm
Câu 4: Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Vào được trường đại học mà mình yêu thích là nguyện vọng hết sức chính đáng của đa số thanh niên,
học sinh, vì đó là môi trường học tập lí tưởng, nơi trang bị cho thanh niên, học sinh những tri thức cơ
bản, hiện đại và sau khi ra trường có khả năng thích ứng với các điều kiện công tác khác nhau.
a. Mình b. Môi trường
c. Tri thức c. Và
Câu 5: Tác phẩm nào không cùng nhóm với các tác phẩm còn lại
a. Tắt đèn b. Chí Phèo
c. Lão Hạc d. Một đám cưới
Câu 6. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Trong luật thơ,……….là đơn vị quan trọng. Số tiếng định hình trong dòng thơ, sự phối hợp thanh điệu, sự
liên kết bằng vần của tiếng, sự đối lập hay kết dính ở dòng trước với dòng sau, cách ngắt nhịp thơ… đều
trở thành những quy tắc của thơ ca truyền thống, đặc biệt là các thể thơ Đường luật.


a. Âm b. Vần


c. Tiếng d. Chữ
Câu 7. Chọn một từ mà nghĩa của nó không cùng nhóm với các từ còn lại
a. Giao tiếp b. Ngoại giao
c. Giao đãi d. Giao duyên
Câu 8: Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Các thể thơ Việt Nam hiện đại rất đa dạng và phong phú: năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự
do, thơ – văn xuôi,…Chúng vừa tiếp nối luật thơ trong thơ……………., vừa có sự………………...
a. Cũ – đổi mới b. Truyền thống – cách tân
b. Truyền thống – hiện đại d. Cũ – cách tân
Câu 9: Tác phẩm nào không cùng thể loại với các tác phẩm còn lại?
a. Vợ chồng A phủ b. Những đứa con trong gia đình
c. Số đỏ d. Chí Phèo
Câu 10. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Đường đời, đường thơ Tố Hữu luôn song hành cùng con đường cách mạng của cả dân tộc. Vì những tác
phẩm giàu chất trữ tình chính trị và đậm đà tính dân tộc, Tố Hữu là một trong những nhà thơ xuất sắc
nhất của thơ ca Việt Nam hiện đại.
a. Con đường b. Giàu
c. Vì d. Hiện đại
Câu 11: Nhà văn nào không thuộc giai đoạn 1945 - 1975
a. Nguyễn Trung Thành b. Hoàng Ngọc Phách
c. Nguyễn Thành Long d. Bùi Hiển
Câu 12. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Về ………………………, Tố Hữu có tiếp thu tinh hoa của phong trào Thơ mới, của thơ ca thế giới cổ điển và
hiện đại, nhưng ông đặc biệt thành công khi vận dụng những thể thơ truyền thống của dân tộc.
a. Hình thức b. Nội dung
c. Thể loại d. Ngôn ngữ


Câu 13. Chọn một từ mà cấu tạo của nó không cùng nhóm với các từ còn lại?
a. Hóng hớt b. Thưa thớt

c. Bê bết d. Lao xao
Câu 14. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
……………….là bản hùng ca về “Miền Nam trong lửa đạn sáng ngời” với bao hình ảnh tiêu biểu cho dũng
khí kiên cường của dân tộc: anh giải phóng quân “con người đẹp nhất”, người thợ điện “Dáng hiên ngang
vẫn ngẩng cao đầu”, những “em thơ cũng hóa anh hùng”…
a. Việt Bắc b. Máu và hoa
c. Ra trận d. Từ ấy
Câu 15. Tác phẩm nào không cùng đề tài với các tác phẩm còn lại?
a. Bên kia sông Đuống b. Quê hương
c. Đất nước d. Tràng giang
Câu 16. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Văn chương không phải là công việc chính của Hồ Chí Minh. Tuy nhiên bên cạnh sự nghiệp cách mạng vĩ
đại, Người còn để lại một di sản văn học lớn lao về tầm vóc tư tưởng, phong phú về thể loại và đa dạng
về phong cách nghệ thuật.
a. Công việc b. Vĩ đại
c. Di sản d. Thể loại
Câu 17. Chọn một từ mà nghĩa của nó không cùng nhóm với các từ còn lại?
a. Sóng b. Hải âu
b. Thủy thủ d. Đất liền
Câu 18. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Văn học Việt Nam từ 1945 đến năm 1975 không phải không có những tác phẩm vượt ra ngoài
…………………… và …..………………., nhưng những tác phẩm đó chỉ thuộc về dòng phụ lưu của nền văn học.
a. Chủ đề - đề tài
b. Khuynh hướng sử thi – cảm hứng lãng mạn
c. Nội dung – hình thức


d. Nội dung sử thi – chính trị
Câu 19. Tác giả nào không sở trường về tiểu thuyết
a. Nguyễn Huy Tưởng b. Vũ Trọng Phụng

c. Ngô Tất Tố d. Nguyễn Tuân
Câu 20. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
……………………………., văn xuôi có nhiều khởi sắc hơn thơ ca. Nhạy cảm với những vấn đề của đời sống,
một số cây bút đã bộc lộ ý thức muốn đổi mới cách viết về chiến tranh, cách tiếp cận hiện thực đời sống
như Nguyễn Trọng Oánh với “Đất trắng”, Thái Bá Lợi với “Hai người trở lại trung đoàn”.
a. Từ sau năm 1945 b. Từ sau năm 1954
c. Từ sau năm 1965 d. Từ sau năm 1975
Câu 21. Chọn một từ mà cấu tạo của nó không cùng nhóm với các từ còn lại?
a. Mùa màng b. Tốt tươi
c. May mặc d. Cằn cỗi
Câu 22. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 phát triển trong một hoàn cảnh hết sức khó khăn, vì thế,
bên cạnh những thành tựu to lớn cũng còn một số hạn chế. ……………………………….của nhiều tác phẩm
chưa thật sâu sắc, cách nhìn con người và cuộc sống đơn giản, xuôi chiều, phiến diện.
a. Hình thức nghệ thuật b. Nội dung tư tưởng
c. Ý đồ nghệ thuật d. Ý đồ tác giả
Câu 23. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Từ sau năm 1975, nhất là từ năm 1986, cùng với đất nước, văn học Việt Nam bước vào công cuộc đổi
mới. Văn học vận động theo trào lưu dân chủ hóa, đổi mới quan niệm về nhà văn, về văn học và quan
niệm nghệ thuật về con người…
a. Cùng b. Công cuộc
c. Vận động d. Trào lưu
Câu 24. Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu từ 1 đến 5.
Lần lần, mấy năm qua, mấy năm sau, bố Mị chết. Nhưng Mị cũng không còn nghĩ đến Mị có thể ăn lá
ngón tự tử. Ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen khổ rồi. Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình
cũng là con ngựa. Con ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi.


Mỵ cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, lúc nào cũng nhớ lại những việc giống nhau, mỗi năm một mùa, mỗi
tháng lại làm đi làm lại: Tết xong lên núi hái thuốc phiện; giữa năm thì giặt đay; đến mùa đi nương bẻ

bắp. Và dù đi hái củi, bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cách tay để tước sợi. Bao giờ cũng thế,
suốt năm, suốt đời thế. Con ngựa, con trâu làm có lúc, đêm còn được đứng gãi chân, nhai cỏ, đàn bà con
gái nhà này vùi vào việc cả đêm cả ngày.
24.1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gi?
a. Tự sự b. Miêu tả
c. Biểu cảm d. Thuyết minh
24.2. Chữ “lần lần” trong đoạn trích gần nghĩa với từ nào
a. Lần lượt b. Dần dần
c. Chậm chạp d. Từ từ
24.3. Theo đoạn trích tại sao Mị lại không nghĩ đến việc tự tử nữa?
a. Vì Mị nghĩ làm như thế là bất hiếu với bố
b. Vì Mị nghĩ mình phải có trách nhiệm sống tiếp để trả nợ cho cha
c. Vì Mị đã dần mất đi tinh thần phản kháng
d. Vì Mị dần cảm thấy cuộc sống ở nhà thống lí Pá Tra không đến nỗi nào
24.4. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng để làm nỗi bật thân phận nô lệ của Mị ở nhà thống lí Pá
Tra?
a. Liệt kê b. So sánh
c. Vật hóa d. Nhân hóa
24.5. Chủ đề của đoạn trích trên là gì?
a. Cuộc sống của Mị ở nhà thống lí Pá Tra
b. Nỗi buồn của Mị sau khi cha chết
c. Sự vất vả của Mị thống lí Pá Tra
d. Tâm lí của Mị sau một thời gian dài sống ở nhà thống lí Pá Tra
Câu 25. Tác phẩm nào sau đây không thuộc thể loại phóng sự?
a. Cạm bẫy người b. Giông tố


c. Kĩ nghệ lấy Tây c. Cơm thầy cơm cô
Câu 26. Lớp từ ngữ nào được sử dụng nhiều nhất trong văn bản Chính luận
a. Lớp ngữ từ sinh hoạt

b. Lớp ngữ từ khoa học
c. Lớp ngữ từ chính trị
d. Lớp ngữ từ đại phương
Câu 27. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
“Chiếc thuyền ngoài xa” là tiêu đề một truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Minh Châu. Đây là tác phẩm tiêu
biểu cho đề tài đời tư-thế sự của Nguyễn Minh Châu sau năm 1975.
a. Tiêu đề b. Nhà văn
c. Đề tài d. Sau 1975
Câu 28. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim...
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
28.1. Cụm từ “bừng nắng hạ” trong câu thơ “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ”
nhằm chỉ điều gì?
a. Ánh sáng chói chang của mùa hè
b. Sự sục sôi của phong trào cách mạng
c. Cảm xúc “choáng váng”, bừng tỉnh trong tâm hồn
d. Khí thế hăng say sẵn sang tham gia cách mạng


28.2. Hình ảnh “mặt trời chân lí” trong câu thơ “Mặt trời chân lý chói qua tim”
nên hiểu như thế nào?
a. Chỉ ánh sáng của lí tưởng cộng sản
b. Chỉ hình ảnh Đảng cộng sản
c. Chỉ con đường giải phóng dân tộc

d. Chỉ Hồ Chí Minh
28.3. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong câu thơ “Mặt trời chân lý chói qua tim” ?
a. Nhân hóa b. Ẩn dụ
c. Hoán dụ d. Phóng đại
28.4. Cách diễn đạt nào sau đây đúng nhất với thời điểm nhà thơ bắt gặp lí tưởng cộng sản?
a. Đó là giây phút thiên liêng
b. Đó là giấy phút mãn nguyện
c. Đó là giấy phút tự hào
d. Đó là giấy phút xúc động
Câu 29. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Nhân vật chính trong “Vang bóng một thời” phần lớn là những nho sĩ cuối cùng – những con người tài
hoa, bất đắc chí. Gặp lúc Hán học suy vi, sống giữ buổi “Tây tàu nhố nhăng”, những con người này, mặc
dù buôn xuôi bất lực nhưng vẫn mâu thuẫn sâu sắc với xã hội đương thời
a. nhân vật chính b. nho sĩ cuối cùng
b. con người này d. xã hội đương thời
Câu 30. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:
………………là một thể loại văn học có phạm vi phổ biến phong phú. ………………..tác động đến người đọc
bằng sự nhận thức cuộc sống, những liên tưởng, tưởng tượng phong phú, nhưng cái cốt lõi của……………
trữ tình
Chọn 1 câu trả lời đúng.
a. truyện ngắn b. thơ
c. tùy bút d. tiểu thuyết


Câu 31. Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4
(1) Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, hạt sương long
lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều
thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng
mang trong đó kí ức của người da đỏ.
(2) Khi người da trắng chết đi, họ thường dạo chơi giữa các vì sao và quên đi đất nước họ sinh ra. Còn

chúng tôi, chúng tôi chẳng thể quên được mảnh đất tươi đẹp này. Bởi lẻ mãnh đất này là bà mẹ của
người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi. Những mõm đá
những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều cùng một gia
đình.
(3) […] Dòng nước óng ánh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối đâu chỉ là những giọt nước, mà
còn là máu của tổ tiên chúng tôi. Nếu chúng tôi bán mảnh đất này cho Ngài, Ngài phải nhớ rằng, Ngài
phải dạy bảo con cháu rằng, mảnh đất này là thiêng liêng và những tia sáng chói chang phản chiếu từ
mặt hồ trong vắt sẽ nói lên cái gì đó về kí ức của người da đỏ. Tiếng thì thầm của dòng nước chính là
tiếng nói của cha ông chúng tôi…
(Trích Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Ngữ văn 6, tập 2, tr.137 – 138)
32.1. Đoạn trích trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
a. Chính luận b. Báo chí
c. Hành chính – Công vụ d. Nghệ thuật
31.2. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đoạn văn thứ nhất?
a. Liệt kê b. Nhân hóa
c. Hoán dụ d. Ẩn dụ
31.3. Tác giả có dụng ý gì khi viết: “Khi người da trắng chết đi, họ thường dạo chơi giữa các vì sao và
quên đi đất nước họ sinh ra. Còn chúng tôi, chúng tôi chẳng thể quên được mảnh đất tươi đẹp này.”
a. Thể hiện sự khác nhau giữa người da trắng và da đỏ
b. Thể hiện thái độ xem thường người da trắng
c. Thể hiện tình yêu của người da đỏ với đất đai
d. Thể hiện thái độ phe phán người da trắng
32.4. Theo đoạn trích, đất đai đối với người da đỏ có ý nghĩa gì?
a. Đất đai là môi trường sống thiết yếu


b. Đất đai như một thành viên trong gia đình
c. Đất đai như người mẹ chở che, nuôi dưỡng, bảo vệ
d. Đất đai là nơi lưu giữ mọi kí ức cha ông




×