Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Khảo sát thể loại phỏng vấn trên báo thanh niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 82 trang )

KHOA BÁO CHÍ
***

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
PHỎNG VẤN BÁO CHÍ

Hà Nội, tháng 12 năm 2014.


I.Lí thuyết
1. Phỏng vấn là gì ?
+ Định nghĩa:
Theo “Từ điển Bách khoa toàn thư mở”: “Phỏng vấn là một cuộc đối thoại có chủ
đích giữa hai hoặc nhiều người, trong đó câu hỏi được đưa ra nhằm thu thập thông tin
từ người trả lời”.
Trong cuốn “ Cẩm nang phóng viên”, nhà báo Pháp Alain Masson đưa ra khái
niệm: “Phỏng vấn là hành động của một nhà báo, đi hỏi một người nổi tiếng hoặc tiêu
biểu để người này nói ra những thông tin, giải thích, nêu ý kiến, chỉ có giá trị nếu dó
chính người này nói ra và kể lại cho một nhóm công chúng được xác đinh, thường
bằng lời nói trực tiếp”
Một cuộc phỏng vấn thể hiện rõ năng lực tư duy, kiến thức hiểu biết, thái độ trách
nhiệm và văn hóa giao tiếp của người nói và người trả lời. Do đó, người ta cho rằng:
“Phỏng vấn là một “cuộc đấu trí” giữa nhà báo với một hoặc một nhóm công chúng
am hiểu, có thẩm quyền về một vấn đề nào đó để cung cấp thông tin trên các phương
tiện truyền thông đại chúng”.
(Tác phẩm báo chí tập II)
2. Đặc điểm của thể loại phỏng vấn
a, Thể hiện trực tiếp quyền được thông tin của nhân dân, tính dân chủ của
báo chí: Những sự kiện nóng hổi, những vấn đề bức xúc nhân dân muốn biết, có
quyền được biết, nhà chức trách phải có trách nhiệm trả lời, giải thích và giải đáp
trước công luận. Đây là điều mà thể loại phỏng vấn làm tốt nhất.


b, Thể hiện tính trực tiếp, khách quan, chân thực trong việc giải thích và giải
đáp các sự kiện và vấn đề thời sự nóng hổi, bức xúc trong dư luận.: Với thể loại
phỏng vấn, người cung cấp thông tin tham gia trực tiếp hơn: báo chí đưa ra câu trả lời
bằng văn bản, phát thanh đưa ra lời nói, tiếng động, âm nhạc, truyền hình đưa ra hình
ảnh sống động và lời nói cùng với thái độ biểu cảm của người trả lời.

2


c, Có thể thực hiện nhanh: Với phát thanh, truyền hình, người ta có thể tiến hành
phỏng vấn qua điện thoại hoặc trực tiếp, công chúng tiếp nhận thông tin cùng lúc với
cuộc phỏng vấn.
d, Thể hiện tính sinh động, hấp dẫn: Với hình thức đối thoại, bản thân cuộc
phỏng vấn đã tạo sự sinh động nhất định. Tuy nhiên, tính hấp dẫn còn thể hiện ở
những câu hỏi bất ngờ, có tính chất ngẫu hứng… của phỏng viên.
e, Thông tin trong thể loại phỏng vấn do người trả lời hoàn toàn chịu trách
nhiệm: Đây là đặc điểm quan trọng mà nhà báo cần chú ý khi thực hiện phỏng vấn.
Do đặc điểm này, nhà báo ko được thêm thắt thông tin, tư liệu mà người trả lời không
nói tới.
3. Các dạng phỏng vấn
Một số dạng phỏng vấn thường gặp trên báo in
+ Phỏng vấn thông tin (thời sự): Nhằm khai thác thông tin về một sự kiện, một
vấn đề cấp bách. Người trả lời có thể là người có thẩm quyền, hoặc người trong cuộc,
người chứng kiến sự kiện.
+ Phỏng vấn chân dung: Mục đích là để người phỏng vấn tự khắc họa chân dung
của mình thông qua những câu hỏi của nhà báo, qua đó bộc lộ nhân cách, tâm tư tình
cảm.
+ Phỏng vấn anket: Thực chất đây là hình thức phỏng vấn bằng bảng hỏi, được
sử dụng trong phương pháp điều tra xã hội học. Trong báo chí, phỏng vấn Anjket là
cách thức phóng viên đưa ra cùng một bộ câu hỏi cho nhiều người với mục đích thăm

dò ý kiến của một nhóm người hay dư luận.

3


II. Thực hành : Khảo sát thể loại Phỏng vấn trên báo Thanh Niên từ ngày 1/7
đến 31/7 năm 2011
1. Thống kê các tác phẩm phỏng vấn trên báo Thanh Niên từ ngày 1/7 đến 31/7
năm 2011
TT

TÍT

1.

Trần Phương Kỳ:
Nghiên cứu văn hóa
là một cuộc trở về
03/07/2011

2.

Đại sứ Nhật Bản tại
Việt Nam: Biển
Đông là vấn đề của
cả khu vực
04/07/2011

3.


Tít
xen

SAPO

ảnh

box

Nhân vật

THỂ LOẠI
Ts, sk

Nhà xuất bản NUS Press khá uy
tín tại Singapore vừa phát hành
tập sách “The Cham of Vietnam History, Society and Art” (5.2011)
do hai tác giả Trần Kỳ Phương và
giáo sư Bruce Lockhart chủ biên
với nhiều phát hiện mới.
Trả lời phỏng vấn Báo Thanh
Niên, Đại sứ Nhật Bản tại VN
Yasuaki Tanizaki đánh giá cao
bước phát triển mới trong quan
hệ Nhật Bản - Việt Nam, đồng
thời bày tỏ quan ngại đặc biệt của
Nhật Bản về những diễn biến gần
đây trên biển Đông.

2


1

Chuyên gia

X

2

1

Chuyên gia

X

Làm thủ tục dự thi
tuyển sinh ĐH-CĐ:
Thí sinh có được
thay đổi ngành
học?
04/07/2011

Ngày mai 4.7, đợt 1 kỳ thi tuyển
sinh ĐH-CĐ năm 2011 chính thức
diễn ra với 2 khối A và V. PV
Thanh Niên đã có cuộc phỏng vấn
ông Ngô Kim Khôi - Phó vụ
trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GDĐT) về những điều thí sinh (TS)
cần lưu ý trong kỳ thi.


2

1

Chuyên gia

X

4.

Lấy lại niềm tin cho
thị trường
05/07/2011

Vẫn là các vấn đề lạm phát, lãi
suất và nhập siêu nhưng có nên
tiếp tục chính sách thắt chặt tiền
tệ không khi hàng loạt doanh
nghiệp đã "đuối sức", thị trường
bất động sản tê liệt... đang là đề
tài gây tranh cãi hiện nay. Tiến sĩ
Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn
đại biểu Quốc hội TP.HCM, chia
sẻ quan điểm của ông về việc này.

2

Chuyên gia

X


5.

Loại giám thị
không đạt yêu cầu.
7/7/2011

2

1

Chuyên gia

X

6.

Thêm tàu lớn, máy
bay cho cảnh sát
biển
08/07/2011

Kết thúc đợt 1 kỳ thi ĐH-CĐ năm
nay đã có những sự cố khiến phụ
huynh và thí sinh không khỏi lo
lắng. GS-TSKH Bùi Văn Ga - Thứ
trưởng Bộ GD-ĐT, đã trả lời
phỏng vấn về những điều cần phải
làm trước khi bắt đầu đợt 2.
Trao đổi với báo giới bên lề hội

nghị chuẩn bị cho Hội nghị Những
người đứng đầu cảnh sát biển
châu Á (HACGAM) lần thứ 7,
khai mạc sáng 7-7 tại Hà Nội, Cục
trưởng Cục Cảnh sát biển, trung
tướng Phạm Đức Lĩnh, cho biết

2

2

Chuyên gia

X

4

X

anket

Chân
dung


sắp tới lực lượng cảnh sát biển sẽ
được trang bị thêm tàu, máy bay.

7.


Sẵn sàng hợp tác
với Úc điều tra vụ
hối lộ in tiền
polymer
07/07/2011

Hôm qua, tại cuộc họp báo thường
kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại
giao - bà Nguyễn Phương Nga trả
lời nhiều câu hỏi của phóng viên
trong và ngoài nước, liên quan tới
biển Đông, vụ hối lộ tại Công ty
Securency (Úc).

1

8.

Sẽ xử nghiêm nếu
phát hiện tiêu cực

Đó là khẳng định của đại tá Võ
Văn Nhuận - Trưởng phòng
CSGT đường bộ - đường sắt
(Công an TP.HCM) - khi trả lời
phỏng vấn của Thanh Niên về tình
trạng xe quá tải ngang nhiên hoạt
động trên nhiều tuyến đường gây
bức xúc trong dư luận (Thanh
Niên đã có loạt bài phản ánh).

Ông Nhuận nói:

1

9.

Bước chân miền
Trung có gì
mới?

Phải gần 20 năm rồi, sân khấu
Nhà hát Hòa Bình (TP.HCM) mới
có dịp sáng đèn trở lại vào... ban
ngày với chương trình Bước chân
miền Trung diễn ra vào 16.7.Bởi,
ngoài suất diễn buổi tối như
thường lệ, còn có suất diễn buổi
chiều, lúc 14 giờ. Chúng tôi có
cuộc trao đổi với đạo diễn Trần Vi
Mỹ về show diễn mà đội ngũ ca sĩ
toàn người miền Trung này.
André Menras (Hồ Cương Quyết),
người mang hai quốc tịch Việt Pháp, Chủ tịch Hiệp hội trao đổi
sư phạm Pháp - Việt (ADEP), vừa
thực hiện xong bộ phim tài liệu
Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất
mát tại Lý Sơn và Bình Châu.

3


1

1

Trò chuyện cùng á
quân American
Idol
11/07/2011

Được sự giúp đỡ của Công ty tư
vấn tài chính MFAS Direct-Mỹ,
đơn vị phối hợp thực hiện chuyến
lưu diễn của David Archuleta
(ảnh) tại Việt Nam, David đã dành
cho Thanh Niên cuộc phỏng vấn.

1

1

12. Đã đến lúc sử dụng
các công cụ thị
trường
11/07/2011

Lạm phát và lãi suất luôn tỷ lệ
thuận với nhau, lạm phát cao, lãi
suất cao và ngược lại. Nhưng
trong bối cảnh lạm phát cả năm
dự đoán lên tới 17 - 18% thì nhiều

dấu hiệu hiện nay lại mang đến kỳ
vọng giảm lãi suất. Đây cũng là
vấn đề gây tranh cãi trong tuần
qua. Thanh Niên đã có cuộc trao
đổi với tiến sĩ Lê Thẩm Dương,
Trưởng khoa Quản trị kinh
doanh, Đại học Ngân hàng
TP.HCM, để làm rõ những nghịch
lý này.

2

13. Điểm sàn không

Hôm qua, Bộ GD-ĐT đã tổ chức

1

10. André Menras - Hồ
Cương Quyết
Hoàng Sa Việt
Nam: Nỗi đau mất
mát
09/07/2011

11.

5

1


Chuyên gia

X

Chuyên gia

X

Chuyên gia

X

Chuyên gia

X

X

Chuyên gia

2

Chuyên gia

X

X



thấp hơn năm
trước
11/07/2011

họp báo và thông tin về kỳ thi ĐH
đợt 2 vừa kết thúc. Thứ trưởng Bộ
GD-ĐT Bùi Văn Ga và Phó vụ
trưởng Vụ Giáo dục ĐH Ngô Kim
Khôi đã trả lời báo chí về một số
vấn đề liên quan đến kỳ thi.

14.

Căn cứ xác định giá
đất thị trường
12/07/2011

2

15.

Đề thi cao đẳng sẽ
không quá khó

Sau hơn 10 lần dự thảo, 1 - 2 ngày
tới, Bộ Tài chính sẽ ban hành
Thông tư hướng dẫn Nghị định
120 về thu tiền sử dụng đất.
Hôm nay, gần 500.000 thí sinh
(TS) sẽ làm thủ tục dự thi CĐ. PV

đã có cuộc phỏng vấn GS-TS Bùi
Văn Ga - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT
xung quanh hướng ra đề thi và
các cơ hội xét tuyển.

16.

Bầu nhân sự cấp
cao diễn ra như thế
nào?
15/07/2011

Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập
pháp Đinh Xuân Thảo (ảnh) trao
đổi với PV Thanh Niên về quy
trình bầu và phê chuẩn các nhân
sự chủ chốt của bộ máy nhà nước
tại kỳ họp thứ nhất, QH khóa
XIII.

1

17.

Cầu đi bộ vượt
sông Sài Gòn: Sẽ
không làm vội vàng
15/07/2011

Sau khi Thanh Niên có bài Có nên

xây cầu đi bộ vượt sông Sài Gòn?
(số ra ngày 9.7.2011), ngày 14.7,
Ban Quản lý (BQL) đầu tư xây
dựng khu đô thị (KĐT) Thủ
Thiêm đã tổ chức họp báo về nội
dung này. Tại cuộc họp, ông
Trang Bảo Sơn, Phó trưởng BQL,
cho rằng: Trong tương lai khi
hình thành KĐT Thủ Thiêm, bên
cạnh các cầu cho xe cơ giới, việc
xây dựng cầu đi bộ kết nối hai bờ
sông Sài Gòn là hết sức cần thiết,
thể hiện diện mạo một đô thị hiện
đại, thân thiện môi trường.

18.

Sân golf uy hiếp an
toàn bay
18/07/2011

Người dân ở khu vực quanh sân
bay muốn xây đến 7 - 8 tầng cũng
khó vì lý do an toàn bay, vậy mà
không hiểu sao ngay trong sân
bay, sát vòng lượn của máy bay lại
cho xây đến 12 tầng - tương
đương độ cao 50m?

19.


Sân golf trong sân
bay:
Đừng đặt lợi ích
kinh doanh trên
sinh mạng con
người
20/07/2011

“Có nhiều cách và nhiều nơi để
kinh doanh chứ không thể tìm
kiếm lợi nhuận bằng việc đánh đổi
sự an toàn của con người” - trao
đổi với Thanh Niên, Đại tá - phi
công anh hùng quân đội Nguyễn
Thành Trung - nhận định.

20.

Chính phủ không
muốn duy trì độc
quyền điện
25/07/2011

Theo Quy hoạch điện 7 vừa được
Thủ tướng phê duyệt, Tập đoàn
điện lực VN (EVN) vẫn nắm giữ tỷ
trọng lớn (50%) trong tổng cơ cấu
nguồn điện khiến nhiều lo ngại về
tình trạng độc quyền của EVN

khó xóa bỏ.

6

Chuyên gia

X

Chuyên gia

X

2

Chuyên gia

X

1

1

Chuyên gia

X

1

3


Chuyên gia

X

2

2

Chuyên gia

X

1

1

Chuyên gia

X

2

1

X


21.

Dự án sân golf

trong sân bay Tân
Sơn Nhất:
Chủ đầu tư hứa sẽ
điều chỉnh dự án
25/07/2011

Sau khi Thanh Niên có loạt bài
phản ánh nguy cơ uy hiếp an toàn
bay khi xây sân golf với khu dịch
vụ cao tầng trong sân bay Tân
Sơn Nhất (TSN), ông Trần Văn
Tĩnh - Phó chủ tịch thường trực
HĐQT Công ty CP đầu tư Long
Biên, chủ đầu tư - khẳng định sẽ
điều chỉnh hạ tầng cao đối với các
cao ốc của dự án nhằm đảm bảo
tuyệt đối cho an toàn bay.

2

Chuyên gia

X

22.

Việt Nam đề xuất
họp thường niên
Hải quân ASEAN
28/07/2011


Bên lề hội nghị, Phó đô đốc
Nguyễn Văn Hiến (ảnh), Thứ
trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh
Hải quân nhân dân VN đã trả lời
báo chí về kết quả ANCM-5.

1

Chuyên gia

X

23.

Bích Trà về nước
đệm đàn cho ca sĩ
27/07/2011

1

1

24.

Đối mặt dịch tay
chân miệng
28/07/2011

Tối 5.8, nghệ sĩ piano Bích Trà sẽ

biểu diễn cùng giọng nam trung
Hải Đăng trong chương trình
Piano & voice (diễn ra tại Nhạc
viện TP.HCM).
Cập nhật mới nhất của Cục Y tế
dự phòng, Bộ Y tế cho biết từ đầu
năm đến nay đã ghi nhận 23.353
trường hợp mắc tay chân miệng
(TCM) tại 49 địa phương, trong
đó số tử vong đã lên đến 70
trường hợp tại 15 tỉnh/thành.

1

3

25.

Có dự án bị điều
chỉnh khi thực hiện
quy hoạch chung
thủ đô
30/07/2011

Chiều 29.7, Bộ Xây dựng và
UBND Hà Nội đã công bố Quy
hoạch chung xây dựng thủ đô đến
2030, tầm nhìn 2050 tại Cung
triển lãm quy hoạch quốc gia
(H.Từ Liêm, Hà Nội). Phát biểu

tại buổi lễ, Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng cho rằng, quy hoạch có ý
nghĩa rất quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội Hà
Nội và của cả nước.

1

26.

Bùi Thạc Chuyên
với "Lời nguyền
huyết ngải"
29/07/2011

Lần đầu tiên đạo diễn Bùi Thạc
Chuyên bắt tay vào thực hiện một
bộ phim kinh dị. Anh đã có cuộc
trao đổi với Thanh Niên quanh bộ
phim này.

1

27.

HLV Franko
Goetz: U.23 sẽ có
lối chơi như tuyển
VN
29/07/2011


Trước khi lên đường về Đức nghỉ
phép hai tuần, HLV trưởng tuyển
VN Franko Goetz đã trả lời phỏng
vấn Báo Thanh Niên. Ông nói:

1

Tổng số bài phỏng vấn: 27
Số bài có tít xen:
03
Số bài có ảnh
27
Số bài có box
18
Số bài phỏng vấn chân dung 02
Số bài phỏng vấn anket
01
Số bài phỏng vấn thời sự, sự kiện: 24

7

X

1

X

Chuyên gia


X

Chuyên gia

X

Chuyên gia

X

Chuyên gia

X


Đối tượng phỏng vấn: chuyên gia

2. Nhận xét
+ Tần số xuất hiện: Bình quân trên một số báo có khoảng 1 tác phẩm phỏng vấn.
Có những số không có bài phỏng vấn nhưng có những số lại có đến 3 bài
+ Số ảnh sử dụng trong bài: 1 – 2 ảnh về chân dung người trả lời và bối cảnh diễn
ra sự kiện
+ Đồ họa: không sử dụng
+ Nhân vật chủ yếu: là các chuyên gia, những người có trách nhiệm với sự kiện
diễn ra
+ Dạng phỏng vấn: Chân dung(2/27 bài); Thời sự (24/27 bài), anket(1/27 bài).
+ Tít: Tít xen (3/27 bài)
+ Sapo: 27/27 bài ; đa số đều nêu chủ đề và giới thiệu người được trả lời phỏng
vấn
+ Box thông tin: 18/27 bài có box,

+ Tít: Có thể nhận thấy dễ dàng là các bài phỏng vấn trên báo thường sử dụng tít
dẫn, tít chính thường trích dẫn câu nói của người trả lời. Những câu nói này thường là
những đánh giá, nhận định của nhân vật, gợi sự tò mò cũng như thể hiện sự dẫn dắt
vào nội dung của cuộc phỏng vấn. Sự thể hiện này tuy có nhiều điểm tốt nhưng
không hẳn không xấu, khi đọc những tít bài như thế, độc giả sẽ có cảm giác khuôn
mẫu và nhàm chán.
+ Sapo : 27/27 bài ; Hầu hết sapo đều nêu chủ đề và giới thiệu người được trả lời
phỏng vấn, cũng như thành tích (nếu có). Ít có những sapo có thông tin, chi tiết hấp
dẫn giúp thu hút người đọc vào bài viết.
+ Số ảnh sử dụng trong bài: 1 – 2 ảnh về chân dung người trả lời và bối cảnh
diễn ra sự kiện. Có thể thấy, tất cả các bài phỏng vấn đều có ít nhất 1 ảnh, hoặc là
chân dung người trả lời, sự kiện để minh họa. Giúp cho người đọc có thể hình dung
tốt hơn về nhân vật cũng như sự kiện.
+ Box thông tin: 18/27 bài có box. Trong số 20 bài khảo sát thì có một nửa số bài
sử dụng box thông tin. Đối với các bài chân dung thì thường box thông tin thể hiện
8


thông tin cá nhân, thành tích của nhân vật. Còn trong các bài khác box thể hiện thông
tin thêm cho độc giả về vấn đề trong bài phỏng vấn hoặc vấn đề liên quan đến nội
dung phỏng vấn. Nhìn chung, việc sử dụng box thông tin là khá tốt, khi thể hiện được
đúng chức năng của nó trong một bài viết.
c, Nhận xét chung
Nhìn chung, phỏng vấn là một trong những thể loại phổ biến trên báo Thanh Niên.
Hầu hết các số báo đều có ít nhất một bài phỏng vấn, có số báo có 3 bài phỏng vấn.
Các phương thức thể hiện như dùng tít xen, ảnh, box đều được sử dụng hợp lý và
mang lại hiệu quả thông tin cao cho người đọc. Các bài phỏng vấn đều được sử dụng
đúng lúc, đúng trường hợp như trong khi diễn ra các sự kiện thể thao, văn hóa, chính
trị quan trọng, cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác. Bên cạnh đó phỏng vấn
được sử dụng để giới thiệu những người nổi tiếng, cụ thể là những vận động viên,

huấn luyện viên, nhà văn, nhà thơ, ca sĩ…Giúp cho công chúng có cái nhìn khách
quan nhất về những người mà họ quan tâm hay yêu mến. Có thể nói, việc sử dụng các
bài phỏng vấn đã góp một phần không nhỏ để hoàn thiện bức tranh thông tin, giải trí
trên báo, thể hiện được toàn cảnh nội dung thể thao và văn hóa trong nước cũng như
quốc tế.
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận những điều chưa tốt trong thể loại phỏng vấn
trên báo này ví dụ như việc sử dụng các kiểu tít bài lặp lại, mang tính nhàm chán và
thể hiện sự thiếu sáng tạo của nhà báo. Chính vì thế, sự sáng tạo là điều rất cần thiết
đối với không chỉ phỏng vấn mà còn cho tất cả những thể loại khác. Bên cạnh đó,
việc sử dụng box thông tin cũng còn nhiều điều cần nói. Trong số chỉ có 18/27 bài sử
dụng box thông tin, đây là điều tốt nhưng hiện thực là có những bài cần thiết sử dụng
nhưng lại không sử dụng. Có thể thấy, hiệu quả của việc sử dụng box thông tin, trích
dẫn là làm tăng lên lượng thông tin, cũng như tính thuyết phục của bài báo. Vì vậy,
cần phải có sự chú trọng hơn nữa đối với cách thể hiện này.

9


III. Sáng tạo tác phẩm
ĐỒNG HÀNH CÙNG VỊNH HẠ LONG
Chỉ còn 3 ngày nữa là công bố kết quả bình chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới
mới. Trong suốt một thời gian dài vừa qua, từ các cơ quan đoàn thể, các
doanh nghiệp cho đến từng cá nhân trên khắp cả nước đã háo hức bình chọn
cho Vịnh Hạ Long. Trả lời phỏng vấn của phóng viên, anh Lâm Trung
Dũng, giám đốc công ty in Thăng Long tại Hà Nội đã cho biết:

10


Hào hứng đồng hành cùng Hạ Long

Thưa anh! Đã gần đến ngày biết kết quả bình chọn cho Vịnh Hạ Long. Lúc này
trên cả nước đều rất nóng lòng chờ đợi. Anh nghĩ gì về sự kiên lần này?
Vịnh Hạ Long là một kỳ quan được Việt Nam và cả thế giới công nhận, hiện
nay chiến dịch bầu chọn cho Vịnh là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế
giới. Tôi thấy sự kiện này rất là hay mà thực sự có ý nghĩa. Di sản Vịnh Hạ Long đã
được Unesco 2 lần công nhận là di sản thế giới rồi, điều đó càng chứng tỏ giá trị của
Vịnh Hạ Long đối với Việt Nam và thế giới

11


Vẻ đẹp Vịnh Hạ Long
Là một công dân Việt Nam, anh đã góp phần bình chọn cho Vịnh Hạ Long như
thế nào?
Hiện nay tôi sử dụng 3 email để hưởng ứng chương trình bầu chọn của Bộ Văn
hóa thể thao du lịch, cũng như của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc bầu chọ qua điện
thoại, và tôi cũng đã bầu chọn 3 lần qua điện thoại.
Các cơ quan đoàn thể, doanh nghiệp đã đóng góp rất nhiều thời gian, công sức
cho sự kiện bình chọn lần này. Công ty của anh thì thế nào?
Với cương vị lãnh đạo công ty, tôi cũng đã khuyến khích mọi người bầu chọn
qua nhiều hình thức, kể cả nhắn tin và email.
Việc nhắn tin bầu chọn đều mất phí, công ty có hỗ trợ để khuyến khích mọi người
không ạ?
Thực ra ban lãnh đạo công ty cũng đã nghĩ đến việc ấy, thế nhưng mà mỗi tin
nhắn chỉ có 630đ thôi nên công ty khuyến khích mọi người bầu chọn và đưa vào tiêu

12


chí bình bầu thi đua cuối năm. Còn ở công ty có kết nối mạng nên chủ yếu động viên

tinh thần anh chị em là chính.
Cám ơn anh! Chúc công ty anh luôn luôn phát triển tốt!
Tính đến ngày 7-11 đã có hơn 9 triệu tin nhắn bình chọn cho vịnh Hạ Long trở
thành một trong bảy kỳ quan thiên nhiên thế giới mới. Trong những ngày này,
lượng tin nhắn qua điện thoại đã tăng hơn 500.000 lượt tin nhắn/ngày. Hiện có ba
cách thức bầu chọn vịnh Hạ Long phổ biến áp dụng ở VN đang được triển khai
rộng rãi: nhắn tin điện thoại di động (SMS) theo cú pháp “Halong” hoặc “HL” gửi
tới 147, chi phí 630 đồng/tin nhắn; bầu chọn trực tiếp qua trang web
www.new7wonders.com; hay qua mạng xã hội Facebook.

III. Phụ lục
Trần Phương Kỳ: Nghiên cứu văn hóa là một cuộc trở về
13


03/07/2011
Nhà xuất bản NUS Press khá uy tín tại Singapore vừa phát hành tập sách “The
Cham of Vietnam - History, Society and Art” (5.2011) do hai tác giả Trần Kỳ
Phương và giáo sư Bruce Lockhart chủ biên với nhiều phát hiện mới.
Đây là lần đầu tiên có một nhà nghiên cứu người Việt tạo được uy tín quốc tế về đề
tài này. Trần Kỳ Phương là bút danh của Trần Phương Kỳ, còn được giới văn nghệ
biết với cái cái tên Kỳ Con với nhiều giai thoại thú vị. Ông đã dành cho Thanh Niên
một cuộc trao đổi.

Nhà nghiên cứu Trần Phương Kỳ (thứ 3 từ trái sang) Ảnh: Đông Dương
* Là một nghệ sĩ từng làm thơ, vẽ tranh, dịch thuật… nguyên do nào ông lại nghiên
cứu văn hóa Chăm-pa?
- Nghiên cứu khảo cổ học và lịch sử nghệ thuật cũng thơ mộng như làm văn nghệ
vậy. Không có gì khác biệt lắm giữa hai ngành này, miễn là người làm phải đam mê,
có định hướng và biết nuôi dưỡng ước mơ. Bên cạnh tính chính xác khoa học của

nghiên cứu lịch sử, lại cần đến trí tưởng tượng và sự dấn thân. Sống là khai phá tiềm
năng của chính mình. Tôi sinh ra và trưởng thành trên vùng đất cũ của vương quốc
Chăm-pa, nên có lẽ trong tâm thức của tôi đã tiềm tàng những đặc tính của nền văn
hóa này. Với tôi nghiên cứu văn hóa Chăm-pa qua khảo cổ - nghệ thuật học là một
cuộc trở về.
* Với bút danh Trần Kỳ Phương, ông là một trong những người đầu tiên lật xới hay
đặt lại những viên gạch đầu tiên cho nền tảng nghiên cứu văn hóa Chăm-pa sau

14


1975. Và gần như đó là cả một quãng đường gian khó với gió bụi Mỹ Sơn cũng như
trong đời sống... Một vài kỷ niệm, suy nghĩ của ông khi nhìn lại?
- Khoảng những năm đầu thập niên 1980, tôi đã được tiếp xúc và học hỏi với một số
nhà nghiên cứu khoa học xã hội ở Hà Nội, hầu hết là những bậc đàn anh, như Nguyễn
Từ Chi, Đào Thế Hùng, Thái Bá Vân, Trần Quốc Vượng… Chính họ đã nhiệt tình
khuyến khích tôi đeo đuổi con đường nghiên cứu nghệ thuật ở một “tỉnh lẻ” như Đà
Nẵng bấy giờ; tôi cũng may vì đã được kết bạn vong niên với thầy Nguyễn Văn
Xuân, được học tập những tư tưởng độc lập, sáng tạo và phóng dật của thầy. Và may
hơn nữa, khi mới vào nghề, khoảng năm 1976, tôi đã được học hỏi và thực tập nhiều
năm với cụ Nguyễn Xuân Đồng, cựu quản thủ Bảo tàng Chàm từ năm 1937-1970;
ông là một trong rất ít những người Việt Nam cộng tác với các học giả Pháp để trùng
tu các di tích Chăm-pa từ những năm 1930. Tất cả những tiếp xúc đó đã giúp tôi định
hình được con đường của mình, giúp tôi nuôi dưỡng đam mê và cố công học hỏi.
Thời ấy, 1975-1990, kinh tế khó khăn, mọi thứ trong cuộc sống đều rất hạn chế; sống
và làm việc ở một thành phố nhỏ không phải là một trung tâm văn hóa như Đà Nẵng
rất khó để có thể tiếp tục sự nghiệp nghiên cứu; nhưng bù lại tôi được ở ngay trong
môi trường văn hóa và nghệ thuật của vương quốc cổ Chăm-pa. Đây là nơi tồn tại
những trung tâm trọng yếu của vương quốc này như Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Hội An.
Chính thời gian hơn 20 năm làm việc tại Bảo tàng Chàm (nay là Bảo tàng Điêu khắc

Chăm - Đà Nẵng) và nhiều năm lặn lội “ăn nằm” với Mỹ Sơn đã bồi đắp cho tôi một
kiến thức phong phú về nghệ thuật Chăm-pa, những cái không thể học được từ sách
vở. Tôi cũng có những đồng nghiệp tốt như Nguyễn Thượng Hỷ, Nguyễn Văn Phúc
và bạn bè văn nghệ thân thiết ở Đà Nẵng là những người luôn chia sẻ với tôi những
trăn trở nghề nghiệp của mình.

15


Bìa cuốn sách ''The Cham of Vietnam - History,
Society and Art'' do NXB NUS Press - Singapore,
2011
* Công trình “The Cham of Vietnam - History, Society and Art” là tập sách do nhà
nghiên cứu Trần Kỳ Phương cùng giáo sư Bruce Lockhart biên tập, ấn hành bởi NXB
NUS Press tại Singapore (2011) được đánh giá cao trong giới nghiên cứu. Đây là
một tập hợp nhiều nghiên cứu dưới nhiều góc nhìn. Nhưng thưa ông, liệu có những
gì mới so với những khám phá hay công bố trước đây?
- Công trình này là kết quả của Hội nghị khoa học về Chăm-pa tổ chức tại Viện
nghiên cứu châu Á, Đại học Quốc gia Singapore từ năm 2004. Sách tập hợp các
nghiên cứu mới nhất của 17 học giả uy tín về Chăm-pa, đề cập đến nhiều lãnh vực
học thuật về Chăm-pa như khảo cổ học, lịch sử nghệ thuật, lịch sử, địa - lịch sử, ngôn
16


ngữ, nhân học. Các tác giả đã đặt lại nhiều vấn đề chưa được giải quyết trong nghiên
cứu Chăm-pa dưới ánh sáng của tư liệu và nhận thức mới. Chẳng hạn, những phát
hiện mới về khảo cổ học tại Trà Kiệu, Quảng Nam từ năm 1993 - 2003 đã giúp phác
thảo được diện mạo ban đầu của vương quốc Lâm Ấp là tiền thân của (các) vương
quốc Chiêm Thành/Chăm-pa sau này; những tư liệu thành văn trong thư tịch cổ của
Trung Hoa về Chiêm Thành/Chăm-pa cũng được khảo sát lại và được hiểu trong bối

cảnh mới của những kết quả về nghiên cứu lịch sử Đông Nam Á hiện nay; đặt lại vấn
đề nghiên cứu lịch sử và lịch sử nghệ thuật Chăm-pa trong việc thẩm định lại các
công trình của các học giả người Pháp trước đây; hoặc những nghiên cứu mới về cấu
trúc (các) vương quốc Chăm-pa theo mô hình “hệ thống trao đổi ven sông”; về mối
quan hệ Việt-Chăm qua nghệ thuật; gốm sứ Chăm-pa; và, các nghi lễ táng tục và niên
lịch của cộng đồng dân tộc Chăm ở Nam Trung Bộ hiện nay,... Có thể đánh giá đây là
một đóng góp ý nghĩa vào ngành Chăm-pa học trên thế giới hiện nay.
* Nghiên cứu Chăm-pa ít hay nhiều đều có liên quan, bổ trợ đến các vấn đề phát
triển lịch sử văn hóa Trung Bộ. Là một nhà nghiên cứu văn hóa vùng (cultural area
studies) tại miền Trung, ông có nhận xét gì?
Việc kế thừa và phát triển văn hóa của từng vùng là chuyện xảy ra ở bất cứ nơi đâu.
Miền Trung trong lịch sử từng là lãnh thổ của (các) vương quốc Chăm-pa suốt nhiều
thế kỷ. Trong lịch sử, sự thay đổi các vương triều không phải/không thể là sự thay đổi
cơ tầng kinh tế - văn hóa - xã hội của các cư dân sinh sống trên vùng đất đó, vì vậy,
văn hóa vật chất của miền Trung đều được kế thừa trực tiếp từ văn minh Chăm-pa.
Gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu chuyên đề về tiếp xúc văn hóa tại Trung
Bộ, tuy nhiên đây là một lãnh vực học thuật rất rộng nên cần có sự hợp tác liên ngành
(inter-discipline), sự đầu tư chính đáng và tinh thần làm việc bền bỉ của các học giả
trong nhiều năm thì mới có thể bóc dần, một cách khoa học, từng lớp phủ của các
tầng văn hóa đa dạng này. Nghiên cứu sâu về văn hóa vùng ở Trung Bộ sẽ rất hữu ích
cho việc định hướng và phát triển kinh tế - văn hóa tại đây trong tương lai.
Trần Phương Kỳ (Trần Kỳ Phương) từng là chuyên viên nghiên
cứu tại Bảo tàng Chàm (Bảo tàng Điêu khắc Chăm - Đà Nẵng), từ
1976-1998; tham gia trùng tu tại Mỹ Sơn trong những năm 1980.
Ông đã tham gia lớp Master Class của Gs. Jan Fontein chủ đề
“Truyền thống kể chuyện trong nền điêu khắc Ấn Độ và Đông
Nam Á” tại Leiden, Hà Lan năm 1995; đã tu nghiệp tại Bảo tàng
Hội châu Á, New York năm 1996-1997; là nghiên cứu sinh của
Viện nghiên cứu châu Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore năm
2003-2004. Ông đã tham dự nhiều hội nghị khoa học tổ chức tại

nhiều nước; và đã công bố nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử
nghệ thuật Chăm-pa trong các kỷ yếu hội nghị và tạp chí chuyên
ngành, như “Interactions between uplands and lowlands through
17


the riverine exchange network of central Vietnam - A case study in
the Thu Bon river valley” (2010); “The Architecture of the
Temple-Towers of Ancient Champa (Central Vietnam)” (2009);
“The relationship between architecture and sculpture in Cham
sacred art of the seventh to the ninth centuries CE” (2008); “The
wedding of Sita: a theme from the Ramayana represented on the
Tra Kieu pedestal” (2000). Hiện nay ông đang điều hành dự án
“Khảo cổ học xuyên biên giới Campuchia - Lào - Trung Việt Nam:
Nghiên cứu xa lộ hoàng gia kết nối Khmer Angkor và Chăm-pa”.
Nguyễn Hữu Hồng Minh
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam: Biển Đông là vấn đề của cả khu vực
03/07/2011
Trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên, Đại sứ Nhật Bản tại VN Yasuaki Tanizaki
đánh giá cao bước phát triển mới trong quan hệ Nhật Bản - Việt Nam, đồng thời
bày tỏ quan ngại đặc biệt của Nhật Bản về những diễn biến gần đây trên biển
Đông.
Trong thời gian gần đây tình hình biển Đông diễn biến khá
phức tạp. Đại sứ nhận định thế nào về vấn đề này? Quan điểm
chính thức của phía Nhật Bản?
Những diễn biến vừa qua tại biển Đông làm bản thân tôi hết
sức lo lắng. Tôi sợ rằng sự kiện này có thể làm quan hệ Việt
Nam - Trung Quốc (TQ) xấu đi và hai bên cần nỗ lực tránh tình
trạng đó. Tôi được biết Việt Nam, TQ cũng đã có những nỗ lực
để duy trì mối quan hệ song phương. Mới đây Thứ trưởng

Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn cũng đã có chuyến đi tới
Bắc Kinh để đàm phán về vấn đề này. Tôi hy vọng thông qua Đại sứ Nhật Bản tại
Yasuaki
những đàm phán này sẽ không tiếp tục có những hành động thái VN
Tanizaki - Ảnh:
quá làm cho tình hình ngày càng xấu đi.
Trường Sơn
Nếu vì lý do tranh chấp chủ quyền ở biển Đông làm quan hệ Việt Nam - TQ xấu đi
thì sẽ không chỉ làm ảnh hưởng đến quan hệ song phương mà còn cả khu vực. Với
quan điểm duy trì hòa bình, ổn định chúng tôi cho rằng chúng ta nên tránh để tình
trạng này phát sinh.
Ngoài ra, sự ổn định của khu vực Đông Nam Á (ĐNA) và khu vực biển Đông cũng
có liên hệ trực tiếp đến lợi ích của Nhật Bản. Ổn định trong chính sách của các quốc
gia ĐNA sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển của Nhật Bản. Bên cạnh đó trên

18


80% lượng dầu thô mà Nhật Bản nhập từ Trung Đông sẽ đi qua con đường biển qua
các nước ĐNA. Chính vì vậy chúng tôi mong các nước ở ĐNA giữ vững hòa bình, ổn
định.
Để giải quyết vấn đề này cần thông qua các biện pháp đàm phán hòa bình, dựa trên
pháp luật quốc tế như luật quốc tế, Công ước Luật biển 1982 hoặc Tuyên bố về cách
ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) mà ASEAN đã thỏa thuận với TQ. Ngoài ra,
với vai trò là một thành viên của ASEAN, Việt Nam có thể cân nhắc khả năng đàm
phán với ASEAN và dựa trên DOC giải quyết.
Trên góc độ cộng đồng quốc tế tôi nghĩ rằng Nhật Bản sẽ thể hiện sự quan tâm của
mình đối với vấn đề này. Vì như đã nói, đây không chỉ là vấn đề giữa TQ và Việt
Nam mà còn là vấn đề có ảnh hưởng đến khu vực và lợi ích của nhiều quốc gia khác
trên thế giới. Do vậy chúng tôi rất coi trọng vấn đề này và có thể tăng cường thêm

mối quan tâm của mình trong tương lai sắp tới.

Tranh chấp ở biển Đông ảnh hưởng đến giao thương của Nhật Bản
- Ảnh: blooberg
Ông có kỳ vọng gì vào sự phát triển, hợp tác của Nhật Bản - Việt Nam trong tương
lai?
Đầu năm vừa rồi Việt Nam đã tiến hành Đại hội Đảng, tháng 5 vừa rồi là kỳ bầu cử
Quốc hội và tháng 7 này Việt Nam sẽ có một đội ngũ lãnh đạo mới. Tôi hy vọng quan
hệ Việt Nam - Nhật Bản cũng sẽ được nâng lên một tầm cao mới. Tôi mong rằng
thông qua các khoản vay ODA, Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu công
nghiệp hóa và xóa đói giảm nghèo. Hiện tại Nhật Bản có xu hướng đặt các địa điểm
sản xuất ở nước ngoài và xu hướng này ngày càng tăng mạnh. Do đó chúng tôi hy
vọng đầu tư trực tiếp vào Việt Nam sẽ ngày càng nhiều hơn nữa và hiện tôi cũng
đang thúc đẩy cho hoạt động này.

19


Nhật Bản cũng mong sẽ có các cuộc đối thoại, trao đổi về an ninh, quốc phòng với
Việt Nam. Như tôi đã nói vấn đề biển Đông có liên quan rất mật thiết đến lợi ích của
Nhật Bản. Chúng tôi mong rằng sẽ tăng cường đối thoại về vấn đề này với Việt Nam.
Thứ ba là phát triển hơn nữa người học tiếng Nhật ở Việt Nam. Hiện nay có khoảng
44 nghìn người đang theo học tiếng Nhật và chúng tôi mong rằng sẽ tăng con số này
lên nhiều hơn nữa. Năm 2013, Việt Nam và Nhật Bản đã thống nhất là năm hữu nghị
Nhật - Việt, do đó chúng tôi mong sẽ tổ chức nhiều sự kiện văn hóa lớn ở hai nước
trong năm này.
Xin cảm ơn Đại sứ.
“Chúng tôi cảm ơn nhân dân Việt Nam”
Đại sứ Yasuaki Tanizaki sinh năm 1951, làm việc tại Bộ Ngoại giao Nhật Bản
từ năm 1975. Ông bắt đầu đảm nhiệm vai trò Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật

Bản tại Việt Nam từ tháng 8.2010. Trước đó ông là Vụ trưởng Vụ Châu Âu, Bộ
Ngoại giao Nhật Bản.
Xúc động trước những tình cảm và sự giúp đỡ nhân đạo của người dân Việt
Nam đối với Nhật Bản sau thảm họa động đất, sóng thần hồi tháng 3.2011, Đại
sứ Yasuaki Tanizaki nói:
"Ngay sau khi thảm họa xảy ra, Việt Nam đã phát động toàn quốc ủng hộ Nhật
Bản, đồng thời chia sẻ những tình cảm ấm áp với Nhật Bản. Bản thân chúng tôi
và cũng như người dân Nhật Bản đã rất ngạc nhiên với sự giúp đỡ to lớn về vật
chất cũng như những tình cảm nồng ấm của nhân dân Việt Nam.
Đầu tháng 6 vừa qua, ngài Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường
trực Ban Bí thư T.Ư Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã có chuyến thăm chính
thức Nhật Bản. Mặc dù chuyến thăm hạn hẹp về mặt thời gian nhưng có nhiều ý
nghĩa quan trọng, thể hiện tấm lòng, sự chia sẻ cảm thông của chính phủ, nhân
dân Việt Nam đối với Nhật Bản sau thảm họa, đồng thời thúc đẩy nhiều thỏa
thuận hợp tác đã được hai nước thông qua trước đó.
Tôi còn được biết rằng đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà sự đóng
góp ủng hộ cho một quốc gia khác gặp thảm họa thiên tai diễn ra ở quy mô lớn
như vậy. Khi nghe được điều này tôi thực sự rất cảm động và rất cảm ơn tấm
lòng mà nhân dân Việt Nam đã dành cho đất nước chúng tôi".
Nguyên Phong

20


Làm thủ tục dự thi tuyển sinh ĐH-CĐ:
Thí sinh có được thay đổi ngành học?
03/07/2011
Ngày mai 4.7, đợt 1 kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011
chính thức diễn ra với 2 khối A và V. PV Thanh Niên đã có
cuộc phỏng vấn ông Ngô Kim Khôi - Phó vụ trưởng Vụ

Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) về những điều thí sinh (TS) cần
lưu ý trong kỳ thi.
Thưa ông, nếu bị thất lạc hay làm mất giấy báo dự thi, TS phải
làm gì?
TS cần liên hệ trực tiếp với Phòng đào tạo của trường ĐH-CĐ
đã đăng ký dự thi (ĐKDT) để có được thông tin về số báo danh, Ông Ngô Kim Khôi
địa điểm thi, phòng thi... của mình. Khi đi làm thủ tục dự thi,
phải mang theo giấy tờ tùy thân hợp lệ, có dán ảnh, tờ phiếu số 2 có đóng dấu giáp lai
trong bộ hồ sơ ĐKDT, giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (đối với TS tốt nghiệp
THPT năm 2011), các giấy chứng nhận ưu tiên nếu có, giấy chứng minh nhân dân…
TS cần thông báo với cán bộ làm thủ tục dự thi tại phòng thi của mình để trường đối
chiếu với hồ sơ gốc và danh sách lưu tại trường. Nếu xác minh được các thông tin là
chính xác, TS sẽ được làm giấy cam đoan và chụp ảnh tại chỗ để làm thẻ dự thi bổ
sung hoặc cấp lại giấy báo thi (nếu giấy báo thi kiêm luôn thẻ dự thi). Sau đó, TS sẽ
được dự thi bình thường.
Trong trường hợp TS bị mất giấy tờ tùy thân và các giấy tờ
liên quan thì có được dự thi không?
TS vẫn được dự thi. Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các trường phải
tạo mọi điều kiện thuận lợi tối đa cho TS được dự thi, tuyệt
đối không được gây khó dễ cho TS.
Những trường hợp đặc biệt như sai khối thi, trường dự thi
nhưng đến ngày làm thủ tục dự thi mới phát hiện ra thì sẽ
có biện pháp xử lý như thế nào?

Ngay sau mỗi ngày thi,
Báo Thanh Niên sẽ đăng
gợi ý bài giải do các
giáo viên uy tín thực
hiện cùng nhận xét đề và
nhận định khả năng

trúng tuyển. Bạn đọc
cũng có thể theo dõi
phần hướng dẫn này tại
địa
chỉ
www.thanhnien.com.vn.

Theo đúng lịch thi đã công bố, trong ngày đầu tiên của kỳ
thi, ban thư ký phân công cán bộ phổ biến quy chế thi,
hướng dẫn TS đến phòng thi, bổ sung, điều chỉnh những
sai sót về họ, tên, đối tượng, hộ khẩu thường trú, khu vực
tuyển sinh, môn thi, khối thi, mã ngành của TS. Những bổ sung và điều chỉnh này,
cán bộ tuyển sinh của trường phải ghi xác nhận vào tờ phiếu ĐKDT số 2 và cập nhật
ngay vào máy tính.

21


Thưa ông, TS có được thay đổi ngành học khi đến làm thủ tục dự thi không?
TS sẽ không có quyền thay đổi trong ngày làm thủ tục dự thi, trừ những trường hợp
bị sai sót hoặc nhầm lẫn được bổ sung, điều chỉnh theo quy định, các trường hợp còn
lại không được thay đổi.

TS chỉnh sửa giấy báo thi trước ngày thi tại trường
ĐH Sư phạm TP.HCM - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Các loại Máy tính cầm tay được mang vào phòng thi
Bộ GD-ĐT công bố danh sách máy tính cầm tay được đem vào phòng thi
tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011. Theo Quy chế tuyển sinh, máy tính cầm tay
được phép đem vào phòng thi là các máy tính không có chức năng soạn thảo
văn bản (tính năng ghi chép, ghi số điện thoại...), không có thẻ nhớ cắm thêm

vào.
Danh sách cụ thể các máy tính cầm tay thông dụng (làm được các phép tính
số học, các phép tính lượng giác và các phép tính siêu việt) được mang vào
phòng thi như sau: Casio FX 95, FX 220, FX 500A, FX 500 MS, FX 500 ES,
FX 500VNPlus, FX 570 MS, FX 570 ES; VinaCal 500MS, VinaCal 570 MS;
Vietnam Calculator VN-500RS; VN 500 ES; VN 570 RS, VN 570 ES; Sharp
EL 124A, EL 250S, EL 506W, EL 509WM; Canon FC 45S, LS153TS, F710,
F720 và các máy tính tương đương.
Tuệ Nguyễn - Q.M.N
Vũ Thơ

22


Lấy lại niềm tin cho thị trường
05/07/2011
Vẫn là các vấn đề lạm phát, lãi suất và nhập siêu nhưng có nên tiếp tục chính
sách thắt chặt tiền tệ không khi hàng loạt doanh nghiệp đã "đuối sức", thị
trường bất động sản tê liệt... đang là đề tài gây tranh cãi hiện nay. Tiến sĩ Trần
Du Lịch, Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, chia sẻ quan điểm của
ông về việc này.
Việc áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy
nhiên, đến thời điểm này, nhiều ý kiến cho rằng nên nới lỏng, quan điểm của ông về
vấn đề này như thế nào?
Tôi cho rằng kế hoạch kéo giảm tốc độ tăng tín dụng năm 2011 ở mức dưới 20% và
tổng phương tiện thanh toán ở mức 15-16% cũng chỉ ở mức độ “chặt chẽ, thận trọng”
thôi. Tôi cũng chia sẻ với ý kiến cho rằng trong 6 tháng đầu năm, tổng dư nợ tín dụng
mới tăng khoảng 7% và tổng phương tiện thanh toán mới hơn
2% là quá chặt chẽ. Tuy nhiên, tôi muốn lưu ý là tổng dư nợ tín
dụng của nền kinh tế hiện nay đã bằng khoảng 1,2 lần GDP và

nếu nhìn tình hình tín dụng trong các năm qua, dễ nhận thấy sự
thận trọng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong điều hành
chính sách tiền tệ hiện nay là cần thiết để chống lạm phát. Từ
năm 2007 hiện tượng bất thường đã xảy ra, dư nợ tín dụng của
hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) tăng đột biến và thậm
chí ngược chiều với tốc độ tăng GDP (năm 2007: GDP tăng
8,6%, dư nợ tín dụng tăng 53,4%; năm 2008: GDP tăng 6,4%,
dư nợ tín dụng tăng 27,6%; năm 2009: GDP tăng 5,3 %, dư nợ
tín dụng tăng 37,3%; năm 2010: GDP tăng 6,78%; dư nợ tín
dụng tăng 31%). Đây là yếu tố tiền tệ gây ra lạm phát. Sự kéo Tiến sĩ Trần Du
giảm tốc độ tăng tín dụng cùng với chính sách tài khóa thắt Lịch
chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách sẽ tác động làm giảm tổng cầu của
nền kinh tế. Về tỷ giá, với các biện pháp chống đầu cơ găm giữ ngoại tệ, từ tháng 3
tới nay tỷ giá đã đi vào ổn định, xóa bỏ tình trạng 2 giá trong giao dịch ngoại hối,
tăng dự trữ ngoại hối của Nhà nước. Nhưng vấn đề cơ bản để giữ giá tiền đồng vẫn là
sức khỏe của nền kinh tế, giải quyết căn bệnh nhập siêu. Nên trong năm 2011 phải
thực hiện theo lộ trình giải quyết bộ ba: lạm phát, tỷ giá và lãi suất.
Muốn giảm lãi suất, lạm phát phải hạ nhiệt. Nhưng với dự báo CPI năm nay lên tới
18%, phải làm thế nào để giảm lãi suất thưa ông?
Vấn đề này khá hóc búa trong bài toán kinh tế vĩ mô hiện nay. CPI tháng 6.2011 so
với tháng 12.2010 đã lên đến 13,2% và nếu so với cùng kỳ năm trước thì đã là 20,8%,
nên muốn thực hiện chính sách lãi suất huy động thực dương (lãi suất huy động cao
hơn chỉ số CPI) không đơn giản. Và thực tế trong 6 tháng qua, dù lãi suất huy động
đã “phá trần" 14% thì vẫn không “thực dương”. Nên chỉ có thể căn cứ vào tín hiệu
23


CPI giảm dần để hạ nhiệt lãi suất. Như tôi đã nói ở trên, do trong 6 tháng đầu năm
mức tăng tín dụng và phương tiện thanh toán thấp nên NHNN có dư địa để thực hiện
kế hoạch tăng khối cung, giảm áp lực khối cầu tín dụng, để giảm lãi suất. Tuy nhiên,

cũng không thể chỉ trông chờ một phía NHNN, mà bản thân các NHTM phải tái cấu
trúc lại nguồn tín dụng của mình, không làm tăng nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng
đang tồn tại, ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống.
Ông đánh giá thế nào về thị trường bất động sản hiện nay? Theo ông có nên phân
định cho vay hoặc thắt chặt đối với từng loại hình bất động sản hay không?
Thị trường bất động sản nước ta đang chứa đựng sự bất ổn từ nội tại cơ cấu do tình
trạng đầu cơ thái quá và đầu tư chệch hướng cung - cầu, làm méo mó thị trường. Tôi
lưu ý rằng, không phải bao giờ tín hiệu của thị trường cũng đúng mà đôi khi vẫn gây
ra nhầm lẫn về cung - cầu. Trong các năm qua thị trường bất động sản vẫn rơi vào
tình trạng đó. Về bản chất, thị trường bất động sản nước ta không dựa vào sức mua
thực tế, mà dựa vào đầu cơ nên đang để lại hậu quả. Tôi cho rằng giải quyết vấn đề
của thị trường bất động sản hiện nay không đơn giản chỉ có giải pháp tín dụng, mà
cần có một hệ thống các giải pháp để lành mạnh hóa. Tuy nhiên, trước mắt tôi đồng
tình với việc cần phân loại từng loại đối tượng của thị trường bất động sản để có
chính sách tín dụng phù hợp, đặc biệt đối với các dự án bất động sản về nhà ở đô thị
phù hợp với sức mua của người dân…

Giảm lãi suất vẫn là bài toán khó trong những tháng cuối năm Ảnh: D.Đ.M
Với hiện trạng này, theo ông trong 6 tháng cuối năm chúng ta phải làm gì để giải
quyết các vấn đề nóng của nền kinh tế như lãi suất, lạm phát, nhập siêu?
Tôi nghĩ rằng Chính phủ cần kiên trì thực hiện các nội dung của Nghị quyết 11, nhất
quán với quan điểm trong năm nay là ưu tiên kiềm chế lạm phát và chuẩn bị chính
sách để từng bước tái cấu trúc nền kinh tế. Năm 2011 nếu đạt mục tiêu tăng GDP
khoảng 6% và kiềm chế CPI khoảng 17%, giữ ổn định tỷ giá xoay quanh mức 21
24


ngàn đồng/USD và giảm nhập siêu ở mức khoảng 16% kim ngạch xuất khẩu; kéo
giảm dần lãi suất là thành công. Lấy lại niềm tin cho thị trường về ổn định kinh tế vĩ
mô là mục tiêu quan trọng nhất của năm nay. Tôi hy vọng sẽ đạt được mục tiêu này.

Vấn đề quan trọng hơn là phải hướng tới các mục tiêu trung - dài hạn, giải quyết căn
bản các bất ổn vĩ mô từ nội tại cơ cấu của nền kinh tế. Chính phủ cần có một chương
trình tổng thể cơ cấu lại nền kinh tế thông qua các chính sách để định hướng cho thị
trường. Ngay trong năm 2011 này, cần ưu tiên hình thành các chính sách để cơ cấu
lại 4 lĩnh vực sau đây: thị trường tài chính (gắn với thị trường BĐS); đầu tư công;
doanh nghiệp (trong đó có doanh nghiệp nhà nước) và thị trường hàng hóa (mối quan
hệ giữa thị trường nội địa và xuất khẩu).
Nguyên Khanh
LOẠI GIÁM THỊ KHÔNG ĐẠT YÊU CẦU
Cập nhật: 07/07/2011

GS-TSKH Bùi Văn Ga.
(giao duc) - Kết thúc đợt 1 kỳ thi ĐH-CĐ năm nay đã có những sự cố khiến phụ
huynh và thí sinh không khỏi lo lắng. GS-TSKH Bùi Văn Ga - Thứ trưởng Bộ
GD-ĐT, đã trả lời phỏng vấn về những điều cần phải làm trước khi bắt đầu đợt
2.
Thưa ông, trong đợt 1 vừa qua, đã xảy ra những sự cố chủ yếu do lỗi của cán bộ coi
thi (CBCT) nhưng lại ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh (TS). Ông đánh giá như
thế nào về tình trạng này?
Sự cố vừa xảy ra ở trường Sĩ quan kỹ thuật thông tin cho thấy CBCT là những người
mới coi thi lần đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm, nên đã xử lý không đúng quy định và
gây ra những hậu quả đáng tiếc. Với những tình huống đó, nếu CBCT có kinh
nghiệm, nắm vững quy chế hoặc có báo cáo xin ý kiến chỉ đạo kịp thời, thì việc xử lý
rất đơn giản, vừa đúng quy định, vừa bảo đảm quyền lợi của TS. Vì vậy, trong đợt thi
sắp tới, Bộ yêu cầu các trường tập huấn kỹ cho CBCT trong việc xử lý những tình
huống bất thường. Đồng thời, các hội đồng tuyển sinh phải thực hiện nghiêm túc chế
độ thông tin, báo cáo. Ngoài việc báo cáo nhanh từng buổi thi theo quy định, còn phải

25



×