Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

TIỂU LUẬN KHẢO sát THỰC TRẠNG và ĐÁNH GIÁ CÔNG tác vệ SINH AN TOÀN môi TRƯỜNG THỰC tập tại XƯỞNG THỰC HÀNH XƯỞNG hàn, đề XUẤT các GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 49 trang )

1


ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG
KHOA ĐỘNG LỰC

TIỂU LUẬN
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC VỆ
SINH AN TOÀN MÔI TRƯỜNG THỰC TẬP TẠI XƯỞNG
THỰC HÀNH XƯỞNG HÀN, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
KHẮC PHỤC
KỸ THUẬT AN TOÀN VỀ PHÒNG CHỐNG CHẤT PHÓNG
XẠ TRONG SẢN XUẤT
GVHD: Nguyễn Văn Sơn
SVTH: Lê Tiến Đạt
Trần Quang Tín
Trần Cao Khả
Nguyễn Tiến Thành
Tp.Hồ Chí Minh, Tháng 5 Năm 2014

Nhận Xét Của Giáo Viên
2


……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………


……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
…………………………………………………….......................
Lời Cảm Ơn
3


Xin chân thành cảm ơn trường CĐKT Lý Tự Trọng, Khoa Động Lực, và thầy
Nguyễn Văn Sơn đã tận tình giúp đỡ, chỉ dạy,tạo điều kiện thận lợi cho nhóm để
nhóm thực hiện đề tài được giao.
Trong thời gian qua chúng em đã học được nhiều điều từ thầy, từ trường đã truyền
cho chúng em những kiến thức vô cùng quý giá.
Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn thầy và quý trường.
Chúc thầy và quý trường luôn mạnh khỏe, thành công trong công mọi lĩnh vực.

Xin chân thành cảm ơn!

Nhóm sinh viên thực hiện

Mục Lục
4


Lời Nói Đầu
An toàn lao động là một vấn đề được quan tâm hàng đầu trong hoạt động sản
xuất. Mỗi năm những tai nạn lao động tăng lên khiến nhiều người phải mất
mạng và tai nạn lao động cũng ảnh hưởng, gây ra các tổn hại cho sức khoẻ,
5


cũng như để lại những di chứng lâu dài do lao động trong những điều kiện
không đảm bảo.
Trong đó, tai nạn lao động chủ yếu xảy ra đối với các công việc có yêu cầu
an toàn nghiêm ngặt về lao động, mà đa số trong các ngành: xây dựng; quản
lý, sử dụng điện; khai thác khoáng sản; sử dụng máy móc, thiết bị có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn lao động, máy móc cơ khí; trong không gian kín ...
Nguyên nhân chính: do công tác bảo hộ lao động(BHLĐ) trong các xưởng,
doanh nghiệp không được thực hiện một cách triệt để; do người sử dụng lao
động và người lao động còn nhiều hạn chế về kiến thức pháp luật cũng như kỹ
thuật an toàn lao động.
Từ thực tế đó, để nâng cao nhận thức người lao động trong doanh nghiệp khi
thực hiện công tác bảo hộ lao động nhằm đưa ra những nguyên nhân, và
phương pháp khắc phục nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu tới con
người và hạn chế những tai nạn có thể xảy ra.
Sau đây nhóm xin trình bày đề tài của nhóm:

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC VỆ SINH AN
TOÀN MÔI TRƯỜNG THỰC TẬP TẠI XƯỞNG THỰC HÀNH XƯỞNG
HÀN, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
KỸ THUẬT AN TOÀN VỀ PHÒNG CHỐNG CHẤT PHÓNG XẠ TRONG
SẢN XUẤT
sau khi đọc song cuốn tiểu luận này mọi người sẽ hiểu được những kỹ thật an toàn
trong nhà xưởng hàn và nguyên nhân, tác hại, cách phòng đối với chất phóng xạ.
Nhóm sinh viên thực hiện!

Phần I: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ
CÔNG TÁC VỆ SINH AN TOÀN MÔI TRƯỜNG THỰC
6


TẬP TẠI XƯỞNG THỰC HÀNH XƯỞNG HÀN, ĐỀ
XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
Chương I: Thực Trạng Trang thiết Bị Trong Nhà Xưởng Hàn

7


Trang thiết bị là những máy móc,vật dụng phục vụ cho quá trinh lam việc của con người .
Ở xưởng hàn trang thiết bị gồm: Máy hàn,cac đò bảo hộ (gang tay,kinh hàn,áo bảo hộ)
các máy móc phục vụ cho trước và sau khi hàn (máy cắt .máy mài) ngoài ra còn có búa
gõ xỉ,bàn chải sắt,đồ gá khi hàn.
Máy hàn hiện nay tai xương hàn đã làm viêc trong thời gian khá lâu do đó chất lượng của
những máy móc đó không cao trong quá trinh hàn khó điều chỉnh các thông số hàn ,hay
gặp trục trặc về nguồn điện,hồ quang không ôn định . Với những máy hàn mới thì hồ
quang ổn định dễ điều chỉnh các thông số hàn,năng suât hàn cao từ đó kéo dài thời gian
hàn cho người học.

Nhà xưởng là nơi để trang thiết bị để công nhan làm việc,là nơi sản xuất ra hàng hóa…
Xưởng hàn là nơi để máy hàn,bố trí không gian thực hành cho sinh viên,là nơi người học
có thêm tay nghề mới cung như nâng cao tay nghề.
Hiện nay trang thiết bị nhà xưởng trong trường dã xuống cấp,máy móc đã đến thời gian
thanh lý có nhưng may hàn được sản xuất từ nhũng năm 75,76 so với bây giờ đã rất lỗi
8


thời. Nhưng đến giờ vẫn chưa dược thay thế bằng các máy hàn mới . Nhà xưởng thì
không vệ sinh trật hẹp thiếu không gian làm việc của sinh viên, nhà xưởng xen lẫn với
nhà kho .Vấn đề ở đây là do nhà trường chưa trang bị thêm máy móc mới cho người
học,bố trí lại không gian thực hành nhà kho và nhà xưởng cần được tách biệt và mở rông
thêm, ngoài ra còn do ý thức của nhiều bạn sinh viên trong quá trình giữ gìn trang thiết bị
cũng như vệ sinh nhà xưởng.
Tôi đưa ra một một số biện pháp để khắc phục những vấn đề trên như sau:
a.
b.
c.
d.
e.
f.

Bảo dưỡng,kiểm tra trang thiết bị thường xuyên
Vệ sinh hà xưởng thường xuyên.
Bố trí máy móc hợp lý đảm bảo có không gian thực hành tốt
Thay thế và mua thêm những máy hàn mới
Tăng cường thiết bị bảo hộ cho quá trình thực hành
Bố trí các hệ thống ánh sáng,hệ thống thông khí đảm bảo chất lượng

CHƯƠNG II. Cơ sở lý luận

I: Các khái niệm cơ bản
1: Hàn và trang thiết bị hàn
a) Khái niệm về hàn và trang thiết bị hàn
Trang thiết bị máy móc là các máy móc ,vật dụng phục vụ cho quá trình làm việc của
con người.
b) Trang thiết bị trong xưởng
Máy hàn hồ quang tay là máy hàn hồ quang thông dụng nhất hiện nay ,quá trình tạo ra
liên kết hàn hoàn toàn do người hàn thực hiện không có một công đoạn nào là tự động .
Máy biến áp hàn hồ quang tay có đường đặc tính ngoài cong dốc. Để tạo ra loại đường
đặc tính này người ta sử dụng máy biến áp hàn có bộ tự cảm riêng (máy biến áp hàn có
cuộn kháng ngoài), hoặc chế tạo mạch từ có từ thông tản lớn như máy hàn có lõi từ di
động . Sử dụng vật liệu hàn là que hàn có thuốc bọc.

9


Máy hàn hồ quang tay
Máy hàn trong môi trường khí bảo vệ là máy hàn hồ quang trong đó quá trinh cấp dây
được tự động và sử dụng khí bảo vệ. Loại này bao gồm máy hàn TIG (máy hàn bằng điện
cưc không nóng chảy,khí bảo vệ là khí trơ), máy hàn MIG (máy hàn bằng điện cực nóng
chảy ,khí bảo vệ là khí trơ),máy hàn MAG ( máy hàn bằng điện cực nóng chảy,khí bảo vệ
là khí hoạt tính)

Máy hàn TIG

10


Máy hàn MIG


Máy hàn MAG
Máy hàn điện tiếp xúc là máy hàn điện trong đó sử dung lực tác dụng lớn để tạo liên kết
hàn, Loại máy này không sử dụng vật bảo vệ mối hàn.

11


Máy hàn tiếp xúc
Robot hàn là máy hàn hiện tiên tiến nhất trong đó quá trình hàn hoàn toan là tự động

Robot hàn
Máy căt kim loại là công cụ ‹ung để gia công các chi tiết máy bằng cách cắt đi trên bề
mặt của phôi một lớp kim loại dư sao cho đảm bảo độ chính xác kích thước, hình dáng,
chất lượng bề mặt và các yêu cầu vật lý khác theo yêu cầu thiết kế đã đề ra. Đặc điểm để
phân biệt máy cắt kim loại với các máy gia công kim loại khác là trong quá trình hoạt
động chúng thực hiện quá trình cắt.
Máy mài là máy công cụ ‹ung để hớt đi một phần kim loai ở dạng phoi

12


II: Khái niệm về nhà xưởng
-Nhà xưởng là nơi bố trí máy móc theo một trật tự nhất định và nơi phục vụ cho quá trình
làm việc của người lao động.
Xưởng hàn là nơi bố trí các máy hàn,máy móc hỗ trợ cho quá trình hàn và là nơi để cho
sinh viên nâng cao tay nghề
:Các khái niệm về hệ thống thông gió
a) Nhiệm vụ của hệ thống thông gió
Tuỳ theo dạng yếu tố độc hại cần khắc phục mà thông gió có thể có những nhiệm vụ
sau đây:

b)Thông gió chống nóng
Tổ chức trao đổi không khí giữa bên trong và bên ngoài nhà, đưa không khí mát
và khô ráo vào nhà để đẩy không khí nóng ẩm, oi bức từ trong ra ngoài.
Thông gió chống nóng cần đảm bảo một số yêu cầu sau:


Đảm bảo được nhiệt độ, độ ẩm tương đối và vận tốc gió trong toàn nhà hoặc ở

từng khu vực làm việc riêng biệt ở giới hạn mong muốn.

Thông gió chống nóng chỉ giới hạn trong việc khử nhiệt thừa sinh ra trong nhà để
giữ cho nhiệt độ không khí ở một giới hạn khả dĩ.

Tại những vị trí làm việc với cường độ lao động nặng hoặc tại những chỗ làm việc
gần các nguồn bức xạ có nhiệt độ cao, cần bố trí hệ thống thổi gió với vận tốc lớn (từ 25m/s) để tăng hiệu quả làm mát của môi trường không khí.
c)Thông gió khử bụi và hơi khí độc:


Tại những nguồn toả bụi hoặc hơi khí có hại cần bố trí hệ thống hút không khí bị ô

nhiễm để thải ra ngoài, trước khi thải cần phải lọc sạch bụi hoặc khử hết các chất độc hại
trong không khí để tránh nhiễm bẩn khí quyển.


Tổ chức trao đổi không khí, đưa không khí trong sạch từ bên ngoài vào để bù lại

chỗ không khí đã hút thải đi.


Lượng khí sạch đưa vào phải đủ để hoà loãng lượng bụi hoặc lượng khí độc còn


sót lại trong nhà xuống tới mức cho phép.

13


Tóm lại việc thông gió chống nóng hay thông gió khử bụi và hơi độc cần kết hợp
chặt chẽ với việc bố trí dây chuyền công nghệ.


Những khu vực có toả nhiều nhiệt, bụi hoặc khí độc cần bố trí cách ly với các khu

vực khác.
Tận dụng bố trí những thiết bị có tỏa nhiều nhiệt, bụi ở những phòng trống hoặc ở ngoài
trời; các nguồn tỏa nhiệt, bụi độc hại cần được vây kín và có hệ thống hút thải,…

III: Vấn đề về an toàn lao động
1:Khái niệm về bảo hộ lao động
 Bảo hộ lao động là môn khoa học nghiên cứu các vấn đề hệ thống các văn bản

pháp luật, các biện pháp về tổ chức kinh tế-xã hội và khoa học công nghệ để cải
tiến điều kiện lao động nhằm:
• Bảo vệ sức khoẻ, tính mạng con người trong lao động.
• Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
• Bảo vệ môi trường lao động nói riêng và môi trường sinh thái nói chung góp phần
cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
 Từ khái niệm trên có thể thấy rõ tính pháp lý, tính khoa học, tính quần chúng của
công tác bảo hộ lao động luôn gắn bó mật thiết với nhau và nội dung của công tác
bảo hộ lao động nhất thiết phải thể hiện đầy đủ các tính chất trên.


2: Nội dung bảo hộ lao động
Công tác bảo hộ lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau: Kỹ thuật an toàn;
Vệ sinh an toàn; Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động.
a) Kỹ thuật an toàn

Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật
nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao
động. Để đạt được mục đích phòng ngừa tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản
xuất đối với người lao động, trong quá trình hoạt động sản xuất phải thực hiện đồng bộ
các biện pháp về tổ chức, kỹ thuật, sử dụng các thiết bị an toàn và các thao tác làm việc
an toàn thích ứng. Tất cả các biện pháp đó được quy định cụ thể trong các quy phạm, tiêu
14


chuẩn, các văn bản khác về lĩnh vực an toàn. Nội dung kỹ thuật an toàn chủ yếu gồm
những vấn đề sau:




Xác định vùng nguy hiểm;
Xác định các biện pháp về quản lý, tổ chức và thao tác làm việc đảm bảo an toàn;
Sử dụng các thiết bị an toàn thích ứng: Thiết bị che chắn, thiết bị phòng ngừa, thiết
bị bảo hiểm, tín hiệu, báo hiệu, trang bị bảo hộ cá nhân.

b) Vệ sinh lao động

Vệ sinh lao động là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm
phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao động. Để
ngăn ngừa sự tác động của các yếu tố có hại, trước hết phải nghiên cứu sự phát sinh và

tác động của các yếu tố có hại đối với cơ thể con người, trên cơ sở đó xác định tiêu chuẩn
giới hạn cho phép của các yếu tố trong môi trường lao động, xây dựng các biện pháp vệ
sinh lao động. Nội dung của vệ sinh lao động bao gồm:





Xác định khoảng cách về vệ sinh
Xác định các yếu tố có hại cho sức khỏe
Giáo dục ý thức và kiến thức vệ sinh lao động, theo dõi quản lý sức khỏe.
Biện pháp vệ sinh học, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.

Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh: Kỹ thuật thông gió, thoát nhiệt, kỹ thuật chống bụi,
chống ồn, chống rung động, kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật chống bức xạ, phóng xạ, điện
từ trường...Trong quá trình sản xuất phải thường xuyên theo dõi sự phát sinh các yếu tố
có hại, thực hiện các biện pháp bổ sung làm giảm các yếu tố có hại, đảm bảo tiêu chuẩn
vệ sinh cho phép.

IV: Vai trò của trang thiết bị nhà xưởng hàn.
Máy hàn: Tạo ra các liên kết hàn
Cung cấp cho người học những thao tác,kỹ năng cơ bản về hàn
15


Cung cấp những hiểu biết sơ bộ cấu tạo,nguyên lý hoạt động của máy hàn.
Máy căt,máy mài: Mở rộng thêm kiến thức về các máy móc cơ khí
Hỗ trợ cho người học trong quá trình thực hành
Nhà xưởng: Giúp cho người học có được không gian thực hành tốt
Bố trí máy móc trong xưởng,các hệ thống thông gió,bố trí ánh sáng hợp

lý…
Vai trò và ý nghĩa của dụng cụ bảo hộ: Bảo đảm cho mọi người lao động những điều
kiện làm việc an toàn, vệ sinh, thuận lợi và tiện nghi nhất.
Không ngừng nâng cao năng suất lao động, tạo nên cuộc sống hạnh phúc cho người lao
động.
Góp phần vào việc bảo vệ và phát triển bền vững nguồn nhân lực lao động.
Nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người mà trước hết là của người lao
động.
* Ý nghĩa của bảo hộ lao động:
1)Ý nghĩa về mặt chính trị:
-Làm tốt công tác bảo hộ lao động sẽ góp phần vào việc nâng cao chất lượng học tập .
-Chăm lo đến sức khoẻ, tính mạng, đời sống của người lao động
-Xây dựng đội ngũ công nhân lao động vững mạnh cả về số lượng và thể chất.
2)Ý nghĩa về mặt khoa học:
-Được thể hiện ở các giải pháp khoa học kỹ thuật để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có
hại thông qua việc điều tra, khảo sát, phân tích và đánh giá điều kiện lao động, biện pháp
kỹ thuật an toàn, phòng cháy chữa cháy, kỹ thuật vệ sinh, xử lý ô nhiễm môi trường lao
động, phương tiện bảo vệ cá nhân.
-Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, khoa học công nghệ tiên tiến để phòng ngừa, hạn
chế tai nạn lao động xảy ra.
-Nó còn liên quan trực tiếp đến bảo vệ môi trường sinh thái, vì thế hoạt động khoa học về
bảo hộ lao động góp phần quyết định trong việc giữ gìn môi trường trong sạch.
16


3)Ý nghĩa về tính quần chúng:
-Nó mang tính quần chúng vì đó là công việc của đông đảo những người trực tiếp tham
gia vào quá trình sản xuất. Họ là người có khả năng phát hiện và đề xuất loại bỏ các yếu
tố có hại và nguy hiểm ngay chỗ làm việc.
-Mọi cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật... đều có trách nhiệm tham gia vào việc thực hiện

các nhiệm vụ của công tác bảo hộ lao động.
-Ngoài ra các hoạt động quần chúng như phong trào thi đua, tuyên truyền, hội thi, hội
thao, giao lưu liên quan đến an toàn lao động đều góp phần quan trọng vào việc cải thiện
không ngừng điều kiện làm việc, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Chương III: Thực trạng vấn đề trang thiết bị nhà xưởng hiện nay
I. Khảo sát trang thiết bị nhà xưởng hàn trường Cao Dẳng Kỹ Thuật Lý Tự
Trọng hiện nay
a) Mục đích : Nhằm xác định thực chất của những trang thiết bị và nhà xưởng hàn của
trường CĐKT Lý Tự Trọng. Xem tình trạng của những máy móc,dung cụ bảo hộ,những
dụng cụ hỗ trợ cho quá trình thực hành hàn và tình trạng của nhà xưởng có đảm bảo các
vấn đề an toan cho quá trinh thưch hanh của sinh viên hiện nay hay không.
b) Nội dung đề tài cần khảo sát:







Chất lượng của máy móc,nhà xưởng,dụng cụ bảo hộ
Số lượng của máy móc,dụng cụ bảo hộ
Thời gian mà sinh viên được thực hành trong mỗi ca
Vấn đề bảo dưỡng máy móc trang thiết bị
Vấn đề vệ sinh nhà xưởng
Ý thức giữ gìn máy móc

II. Tổng hợp, phân tích kết quả khảo sát
Tiến hành điều tra bằng phương pháp điều tra bảng hỏi với 100 HSSV thuộc khoa cơ khí
- Số phiếu phát ra là 100.

- Số phiếu thu về là 100.
17


- Số phiếu hợp lệ là 100.
- Số phiếu không hợp lệ là 0.
Thông qua tiến trình điều tra và nghiên cứu, tôi đã thu được các kết quả cụ thể. Các bạn
HSSV đều rất nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi hoàn thành việc điều tra và tham gia đóng góp
nhiều ý kiến hay khi được phỏng vấn, phát phiếu điều tra cho vấn đề tôi đang nghiên cứu.
Kết quả được ghi nhận được tổng quát nhất là 100% các bạn được điều tra từng đi xưởng
hàn

a. Thời gian mà các bạn sinh viên được thực hành

ST
T

Mức độ

Số phiếu

Tỷ lệ %

1

Rất phù hợp

2

2%


2

Phù hợp

8

8%

3

Bình thường

15

15%

4

Thiếu

75

75%

Bảng 1: Thời gian được thực hành của sinh viên

Biểu đồ Thời gian thực hành của sinh viên
Nhận xét: Qua bảng thống kê số liệu và thể hiện bằng biểu đồ nhóm chúng tôi thấy


18


Thời gian mà nhà trường cho sinh viên thực hành vẫn còn thiếu (tới 75% các bạn sinh
viên đồng ý với ý kiến này) chỉ có 8% số bạn sinh viên cho rằng là thời gian thực hành là
đã đủ

Phần 2: KỸ THUẬT AN TOÀN VỀ PHÒNG CHỐNG CHẤT
PHÓNG XẠ TRONG SẢN XUẤT
Chương I: Các Khái Niệm Cơ Bản
I: khái niệm phóng xạ
Phóng xạ là hiện tượng một số hạt nhân nguyên tử không bền tự biến đổi và phát ra các
bức xạ hạt nhân (thường được gọi là các tia phóng xạ). Các nguyên tử có tính phóng xạ
gọi là các đồng vị phóng xạ, còn các nguyên tử không phóng xạ gọi là các đồng vị bền.
Các nguyên tố hóa học chỉ gồm các đồng vị phóng xạ (không có đồng vị bền) gọi
là nguyên tố phóng xạ.các tia phóng xạ có từ tự nhiên có thể bị chặn bởi các tầng khí
quyển
của
Trái
Đất.
-Tia phóng xạ có thể là chùm các hạt mang điện dương như hạt anpha, hạt proton;
mang điện âm như chùm electron (phóng xạ beta); không mang điện như hạt nơtron, tia
gamma (có bản chất giống như ánh sáng nhưng năng lượng lớn hơn nhiều).


Sự tự biến đổi như vậy của hạt nhân nguyên tử, thường được gọi là sự phân rã
phóng xạ hay phân rã hạt nhân.

19





Tự phân hạch là quá trình hạt nhân của các nguyên tử phóng xạ có số khối lớn. Ví
dụ uranium tự vỡ ra thành các mảnh hạt nhân kèm theo sự thoát ra nơtron và một
số hạt cơ bản khác, cũng là một dạng của sự phân rã hạt nhân.



Trong tự phân hạch và phân rã hạt nhân đều có sự hụt khối lượng, tức là tổng khối
lượng của các hạt tạo thành nhỏ hơn khối lượng hạt nhân ban đầu. Khối lượng bị
hao hụt này chuyển hóa thành năng lượng khổng lồ được tính theo công thức nổi
tiếng của Albert Einstein E=mc² trong đó E là năng lượng thoát ra khi phân rã hạt
nhân, m là độ hụt khối và c=298 000 000 m/s là vận tốc ánh sáng trong chân
không.

II: các loại bức xạ
Các nguồn phóng xạ (bao gồm các nguồn phóng xạ và các thiết bị bức xạ) phát ra
các hạt bức xạ như hạt anpha, beta, gamma và neutron. Các bức xạ có những ảnh hưởng
khác nhau khi chiếu lên cơ thể con người.
1:Bức Xạ Alpha (α).
Bức xạ alpha được phát ra bởi các nguyên tử của các nguyên tố nặng như Uran,
Radi, Radon và Plutoni. Trong không gian, bức xạ alpha không truyền đi được xa và bị
cản lại toàn bộ bởi một tờ giấy hoặc bởi lớp màng ngoài của da. Tuy nhiên, nếu một chất
phát tia alpha được đưa vào trong cơ thể, nó sẽ phát ra năng lượng ra các tế bào xung
quanh. Ví dụ trong phổi, nó có thể tạo ra liều chiếu trong đối với các mô nhạy cảm, mà
các mô này thì không có lớp bảo vệ bên ngoài giống như da.
2:Bức Xạ Beta (β).
Bao gồm các electron có khối lượng gần 1/2000 khối lượng
của một proton hay neutron, nhỏ hơn rất nhiều so với các hạt alpha

và nó có thể xuyên sâu hơn. Tia beta được phát ra từ một số vật liệu
phóng xạ, chẳng hạn như Triti, Carbon-14, Photpho-32, và Stronti90. Tia beta có thể bị cản lại bởi tấm kim loại, kính hay quần áo
bình thường và nó có thể xuyên qua được lớp ngoài của da. Nó có
thể làm tổn thương lớp da bảo vệ. Trong vụ tai nạn ở nhà máy điện
hạt nhân Chernobyl năm 1986, các tia beta mạnh đã làm cháy da
20


những người cứu hoả. Nếu các bức xạ beta phát ra trong cơ thể, nó có thể chiếu xạ trong
lên các mô trong đó.
3:Bức Xạ Gamma (γ).
Bức xạ gamma là dạng năng lượng sóng điện từ. Nó đi được khoảng cách lớn trong
không khí và có độ xuyên mạnh. Tia gamma được tạo ra do sự tự phân rã của chất phóng
xạ, chẳng hạn như Cobalt-60 và Xedi-137. Khi tia gamma bắt đầu đi vào vật chất, cường
độ của nó cũng bắt đầu giảm. Trong quá trình xuyên vào vật chất, tia gamma va chạm với
các nguyên tử. Các va chạm đó với tế bào của cơ thể sẽ làm tổn hại cho da và các mô ở
bên trong. Các vật liệu đặc như chì, bê tông là tấm chắn lý tưởng đối với tia gamma.

4:Bức Xạ Neutron.
Hạt neutron được giải phóng sau phản ứng phân hạch hạt nhân của Uranium hoặc
Plutonium, bản thân nó không phải là bức xạ ion hoá, nhưng nếu va chạm với các hạt
nhân khác, nó có thể kích hoạt các hạt nhân hoặc gây ra tia gamma hay các hạt điện tích
thứ cấp gián tiếp gây ra bức xạ ion hoá. Neutron có sức xuyên mạnh hơn tia gamma và
chỉ có thể bị ngăn chặn lại bởi tường bê tông dày, bởi nước hoặc tấm chắn Paraphin. Bức
xạ neutron chỉ tồn tại trong lò phản ứng hạt nhân và các nhiên liệu hạt nhân.

5:Bức Xạ Tia X.
Tia X có những đặc điểm tương tự như tia gamma, nhưng bức xạ gamma được phát
ra bởi hạt nhân nguyên tử, còn tia X do con người tạo ra trong một ống tia X mà bản thân
nó không có tính phóng xạ. Tia X bao gồm một hỗn hợp của các bước sóng khác nhau,

trong khi năng lượng tia gamma có một giá trị cố định (hoặc hai) đặc trưng cho các chất
phóng xạ.

21


Chương II : Các Nguyên Nhân Gây Ra Phóng Xạ
Nguồn chiếu xạ được chia thành hai loại gồm: chiếu xạ tự nhiên và chiếu xạ nhân
tạo. Nguồn phóng xạ nhân tạo do con người chế tạo bằng cách chiếu các chất trong các lò
phản ứng hạt nhân hay máy gia tốc. Nguồn phóng xạ tự nhiên gồm các chất phóng xạ có
nguồn gốc bên ngoài trái đất như các tia vũ trụ và các chất phóng xạ có nguồn gốc từ trái
đất như các chất phóng xạ có trong đất đá, trong khí quyển, trong nước.

1:Chiếu Xạ Tự Nhiên
Bức xạ ion hóa từ các nguồn phóng xạ tự nhiên chiếu xạ lên con người theo hai con
đường: chiếu xạ trong do các nguyên tố phóng xạ được hấp thụ vào cơ thể qua thức ăn,
nước, qua hít thở không khí, chính các đồng vị phóng xạ có trong cơ thể (Potassium-40,
C-14, Ra-226) và chiếu xạ ngoài bởi các nguyên tố phóng xạ có trong tự nhiên như trong
đất đá, các bức xạ trong các tia vũ trụ xâm nhập vào khí quyển trái đất.
A: Bức xạ vũ trụ.
Các bức xạ proton, alpha,… năng lượng cao rơi vào khí quyển trái đất từ không
gian bên ngoài gọi là các tia vũ trụ. Tia vũ trụ có năng lượng cỡ từ hàng chục mev đến
1020 eV hay cao hơn. Trong số các đồng vị có nguồn gốc từ tia vũ trụ có đóng góp đáng

kể vào liều chiếu xạ trong, phải kể đến

, và

có đóng góp lớn hơn cả. Hoạt độ phóng xạ gây bởi


. Trong số 4 đồng vị này thì
có trong cơ thể người được

đánh giá vào khoảng 50 Bq/g, tương ứng với liều hiệu dụng là 12μSv/năm. Bức xạ vũ trụ
được chia làm hai loại:


Bức xạ vũ trụ từ thiên hà



Chúng được sinh ra từ các vật thể vũ trụ rất xa trái đất, thành phần bao gồm 92,5% là các
hạt proton năng lượng cao và khoảng 7% là các hạt alpha và các hạt ion nặng hơn, phần
còn lại là các electron, photon, neutrino.



Bức xạ vũ trụ từ mặt trời
22


Chúng được sinh ra từ các vụ nổ trong mặt trời và thay đổi theo chu kỳ hoạt động
của mặt trời. Chúng tương tác với hạt nhân nguyên tử không khí và tạo ra những tia bức
xạ thứ cấp bao gồm electron, gamma, proton, neutron, mezon,… với năng lượng tương
đối thấp, vào khoảng ≤ 400 MeV và có cường độ rất lớn ≈ 106 – 107 hạt/cm2.s. Cũng có
nhưng trường hợp đặc biệt, chúng có năng lượng một vài GeV. Con người chủ yếu bị
chiếu xạ bởi những tia bức xạ thứ cấp.
B:Các bức xạ trong vỏ trái đất



Bức xạ từ mặt đất
Các nhân phóng xạ trong vỏ trái đất gồm các họ phóng xạ Uranium, Thorium và các
hạt nhân phóng xạ nhẹ khác như K40, Rb87,… chiếu xạ này trung bình khoảng 0,45
mSv/năm, tuy nhiên có thể đạt đến 1,8 mSv/năm và nhiều nơi trên trái đất lên tới 16
mSv/năm (bang Nimasgerais ở Brazil, bang Kerela ở Ấn Độ).



Bức xạ từ không khí
Do khí phóng xạ bốc lên từ vỏ trái đất (chủ yếu là khí radon). Chiếu xạ gây nên bởi
nguyên nhân này là tương đối yếu, trung bình 0,05 mSv/năm.
Radon-222 (

) và các sản phẩm phân rã sống ngắn của nó (

) xâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp. Trong không khí
gần mặt đất, lượng
Bq/m3). Chu kỳ bán rã của


thay đổi trong khoảng từ 0,1 đến 10 Bq/m 3 (trung bình là 3
là 3,8 ngày.

Bức xạ trong các vật liệu xây dựng
Đó là các bức xạ của Uranium, Thorium và Potassium có chứa trong các vật liệu
như: cát sỏi, xi măng, bê tông, tường khô, gỗ, gạch nung…

23



Radon thoát ra từ đất và các vật liệu xây dựng, do đó lượng radon trong các phòng
kín lớn hơn rất nhiều so với ở ngoài trời.
Trên phạm vi toàn cầu, trong quy mô của từng nước, người ta đã nghiên cứu xác
định lượng radon trong các nhà ở:
Ở châu Âu trung bình từ 20 đến 50 Bq/m 3; ở mỹ trung bình là 55 Bq/m 3 nhưng
trong khoảng 1-3% các nhà một căn hộ riêng, tức là khoảng hàng triệu nhà, lượng radon
lên tới 300 Bq/m3. Ở Việt Nam, chưa có đầy đủ số liệu thống kê, tuy nhiên kết quả của
một số nghiên cứu cho thấy: lượng radon trong nhà ở khu vực Hà Nội vào khoảng 30
Bq/m3, ở miền núi thường lớn hơn vài lần.
Lượng radon trong nhà ở phụ thuộc vào vùng địa lý, tuỳ thuộc vào mùa trong năm
và các yếu tố địa lý, khí hậu... Trong một nhà: tầng thấp có lượng radon nhiều hơn tầng
cao, trong phòng thoáng, lượng radon ít hơn so với trong phòng kín.


Bức xạ từ nước và thức ăn
Nước có chứa K40 và các nguyên tố phóng xạ khác gây chiếu xạ lên cơ thể trung
bình đạt tới 0,25 mSv/năm.
Các bức xạ tự nhiên này chiếu xạ lên cơ thể con người theo hai cách: chiếu xạ trong
do ăn uống, hít phải và chiếu xạ ngoài.
Liều chiếu xạ do bức xạ tự nhiên trung bình lên người ở vùng “bình thường” được
cho trong bảng.
Bảng 1: Liều lượng con người nhận do bức xạ tự nhiên
Nguồn

Liều bức xạ tự nhiên trung bình mỗi người
nhận được trong một năm

24



Từ đất

0,48 mSv

Từ vũ trụ

0,38 mSv

Từ thức ăn

0,24 mSv

Từ không khí

1,30 mSv

Tổng cộng

2,40 mSv

2:Chiếu Xạ Nhân Tạo
A:Chiếu xạ y tế:
Trong lĩnh vực y tế hiện nay đang sử dụng khá phổ biến các nguồn bức xạ để phục
vụ việc chẩn đoán, điều trị bệnh (đặc biệt là điều trị ung thư) như máy X-quang chẩn
đoán, máy xạ trị và dược chất phóng xạ... Tuy nhiên, đây cũng là “con dao hai lưỡi” bởi
nếu không được đầu tư trang thiết bị đủ điều kiện an toàn và kiểm soát chặt chẽ thì đây
lại là một tác hại rất nguy hiểm đối với nhân viên y tế, người bệnh và môi trường.
Trong chiếu xạ nhân tạo thì chiếu xạ y học là nguồn chủ yếu. Trong đó, liều lượng
đóng góp chủ yếu là do chuẩn đoán bằng X-quang.


Bảng 2: Liều lượng do chiếu xạ y học
Nguồn gốc

mSv/năm

X-quang và chuẩn đoán

0.60

X-quang và phóng xạ điều trị

0.03

Chuẩn đoán y học hạt nhân

0.002

25


×