Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu luận khủng hoảng kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.14 KB, 14 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Bài Tiểu Luận
Khủng Hoảng Kinh Tế

GVHD: CÔ ….

Nhóm Thực Hiện:
1.
2.
3.
4.
5.

Huỳnh Ngọc Hoàng Phúc
Phạm Tuấn My
Nguyễn Duy Phương
Bùi Thế Quân
Nguyễn Hữu Nghĩa


2

Khủng Hoảng Kinh Tế
I.

II.

Định Nghĩa
Khủng hoảng kinh tế, là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và


trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế.
(Suy thoái kinh tế là sự suy giảm của tổng các sản phẩm trong nước nói
các khác là tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong nhiều tháng.
Một sự suy thoái trầm trọng và lâu dài được gọi là khủng hoảng kinh
tế.)
Nguyên Nhân
1. Nguyên nhân khủng hoảng kinh tế ở các nước TBCN.

Giai đoạn khủng hoảng của chu kì tư bản chủ nghĩa, được biểu hiện bằng
hàng hoá sản xuất thừa thải so với nhu cầu người tiêu dùng có khả năng
thanh toán, sản xuất giảm sút, vốn đầu tư cơ bản bị rút bớt, thất nghiệp và
lạm phát tăng lên, những tỉ lệ chủ yếu của tái sản xuất bị rối loạn. Nguyên
nhân chủ yếu là mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản; từ đó nảy sinh một
loạt mâu thuẫn phái sinh: mâu thuẫn giữa tư bản và lao động, mâu thuẫn
giữa sản xuất và tiêu dùng, mâu thuẫn giữa tính có tổ chức trong các xí
nghiệp riêng biệt và tình trạng sản xuất vô chính phủ trong toàn xã
hội. Những mâu thuẫn đó đưa nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đến khủng hoảng
kinh tế.




Trắc trở trong việc mua và bán. Không bán được hàng hóa
hoặc phải bán rẻ, không đủ tiền thanh toán nợ đến hạn. Giá
nguyên liệu lên không đủ tiền mua, nếu không vay được thì
phải giảm quy mô sản xuất, sa thải công nhân, không tận
dụng được công suất của máy móc, thiết bị.
Mất cân đối trong sản xuất. C. Mác đã phát hiện những
quan hệ tỷ lệ cân đối giữa các bộ phận tổng sản phẩm hàng
năm giành cho tái sản xuất ra tư bản và cho tiêu dùng cá

nhân. Nếu một nước không tự đảm bảo được những tỷ lệ
cân đối đó thì sẽ lâm vào khủng hoảng. Ngoại thương có
thể tạm thời góp phần giải quyết những mất cân đối đó,
nhưng ngoại thương chỉ đẩy mâu thuẫn ra một trường
rộng rãi hơn, chứ không giải quyết được mâu thuẫn, khiến
cho khủng hoảng mang tính chất toàn thế giới.


3








III.

Rối loạn hệ thống tín dụng. Trong một chế độ sản xuất mà
tất cả những mối liên hệ của quá trình tái sản xuất đều dựa
trên tín dụng, nếu đột nhiên tín dụng bị đình chỉ và chỉ
những việc thanh toán bằng tiền mặt mới có hiệu lực thôi,
thì thế nào cũng xảy ra khủng hoảng và tình trạng xô đẩy
nhau chạy theo các phương tiện thanh toán.
Vi phạm quy luật về lưu thông tiền tệ. Phát hành giấy bạc
vượt số lượng tiền tệ cần thiết trong lưu thông sẽ gây lạm
phát. Nhưng phát hành giấy bạc không đủ cũng gây khủng
hoảng. C. Mác đã dẫn ra sự kiện đạo luật Ngân hàng Anh
năm 1844 đã hạn chế số lượng giấy bạc ngân hàng được

phát hành dẫn đến khủng hoảng vào năm 1847 và 1857,
nhưng khi Chính phủ Anh xóa bỏ sự hạn chế đó vào tháng
Mười năm 1847 và tháng Mười Một năm 1857, thì cả hai
lần đều đẩy lùi được khủng hoảng, từ đó phải đình chỉ thi
hành đạo luật đó.
Mất cân đối giữa sản xuất và nhu cầu có khả năng thanh
toán. Do hệ thống tín dụng và ngoại thương mở rộng, do
đầu cơ...đã tạo ra những nhu cầu giả tạo vượt quá nhu cầu
có khả năng thanh toán thực sự, khiến cho quy mô sản xuất
mở rộng quá mức, dẫn tới sản xuất thừa thêm trầm trọng.
Hơn nữa, lượng cầu từ phía công nhân không đủ, bởi vì lợi
nhuận tồn tại được chính vì lượng cầu mà công nhân có thể
đưa ra lại ít hơn giá trị sản phẩm của họ, và lợi nhuận sẽ
càng lớn nếu lượng cầu đó càng ít đi một cách tương đối.
Sự tiêu dùng của quần chúng nhân dân không tăng lên một
cách tương ứng với sự tăng lên của năng suất lao động.
Xây dựng nhà ở không theo đơn đặt hàng mà chạy theo thị
trường và mang tính chất đầu cơ. Nhà thầu khoán vay
ngân hàng bằng cầm cố bất động sản. Ngân hàng chỉ giải
ngân dần dần theo tiến độ xây dựng. Nếu có trục trặc nhà
thầu khoán không trả được nợ đúng kỳ hạn sẽ bị đình chỉ
cho vay. Nếu phải bán nhà theo giá rẻ để thanh toán thì sẽ
lỗ, thậm chí phá sản.

Đại Khủng Hoảng(" Thứ ba đen tối 29/10/1929 ”).
1) Nguyên Nhân.


4


2)

3)

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là cuộc khủng hoảng kinh
tế lớn nhất trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản. Đó là cuộc khủng
hoảng sản xuất “ thừa”, bởi vì sự sản xuất bừa bãi, ồ ạt chạy theo
lợi nhuận trong những năm ổn định của chủ nghĩa tư bản 19241929 đã dẫn đến tình trạng hàng hoá ế thừa vì sức mua của quần
chúng đã bị giảm sút nhiều do sự bóc lột tàn tệ của giai cấp tư
sản.
Diễn Biến.
- Tháng 9-1929, cuộc khủng hoảng bắt đầu từ nước Mĩ, là nước
tư bản giàu nhất. Sản lượng công nghiệp ở Mĩ giảm 50%, trong
đó gang, thép sụt xuống 75%, ô tô giảm 90%, 11500 xí nghiệp
nhỏ và cả những xí nghiệp lớn bị phá sản. Nông thôn cũng bị tác
động mạnh mẽ.
Để nâng cao giá hàng hoá và thu nhiều lời, các nhà tư bản kếch
sù đã tiêu huỷ hàng hoá : cà phê, sữa, lúa mì, thịt, ...v.v... bị đốt hay
đổ xuống biển chứ không được bán hạ giá.
Cuộc khủng hoảng lan rộng đến các nươc` tư bản chủ nghĩa khác.
Ở Anh, sản lượng gang năm 1931 sụt mất 50% , thép cũng sụt
gần 50% , thương nghiệp sụt 60%. Ở Pháp, cuộc khủng hoảng bắt
đầu từ cuối năm 1930và kéo dài đến năm 1936, sản lượng công
nghiệp giảm 30%, nông nghiệp 40%, ngoại thương 60%, thu
nhập quốc dân 30%. Ở Đức, đến năm 193, sản lượng công nghiệp
giảm 77%. Ở các nước Ba Lan, Ý, Ru-ma-ni, Nhật, ... đều có khủng
hoảng kinh tế.
- Để cứu vãn tình hình, chính phủ các nước tư bản thi hành một
số chính sách như đánh thuế nhập cảng nặng để hạn chế hàng
hoá nước ngoài vào, lấy tiền trong ngân quy nhà nước trợ cấp

cho các nhà tư bản. Chính phủ Mĩ đã bỏ ra hàng chục triệu đô la
trong việc trợ cấp này.
Cuộc khủng hoảng kéo dài trong 4 năm, đến năm 1933 thì chấm
dứt.
Hậu Quả.

- Trong thời kì khủng hoảng kinh tế, đời sống nhân dân thật là khốn
khổ.
Thứ nhất là nạn thất nghiệp. Ở Mĩ, năm 1933, có 17 triệu người thất
nghiệp, đó là chưa kể vô số nông dân bị phá sản, phải bỏ ruộng vườn đi


5

IV.

ra thành phố sống lang thang. Ở Anh, năm 1931, có 3 triệu người thất
nghiệp. Ở các nước khác cũng xảy ra tình trạng ấy.
- Thứ hai là tiền lương bị giảm xuống rất nhiều. Ở Mĩ, lương công nhân
công nghiệp chỉ còn 56 % . Ở Anh lương giảm còn 66%; ở Pháp lương
giảm từ 30 đến 40% . Đó là chưa kể giá đồng bạc sụt xuống làm cho
tiền lương thực tế càng bị giảm sút hơn. Ở Pháp, mức thu nhập của
nông dân giảm 2,7 lần và hàng vạn nông dân bị vỡ nợ và phá sản. Do đó
đời sống của nhân dân lao động rất cùng cực. Năm 1931, riêng thành
phố Niu-ooc ( Mĩ ) có hàng nghìn người chết đói.
Bị đẩy đến bước cùng cực, công nhân và nhân dân lao động nổi dậy đấu
tranh. Ở Mĩ năm 1930 có 2 vạn công nhân biểu tình thị uy, từ năm
1929-1933, có 3 triệu rưỡi công nhân tham gia bãi công. Ở Đức, năm
1930, 15 vạn công nhân bãi công, năm 1933, 35 vạn công nhân mỏ bãi
công.

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là cuộc khủng hoảng lớn nhất
trong những cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra từ xưa đến nay. Nó làm
cho những mâu thuẫn trong xã hội tư bản và mâu thuẫn giữa các nước
tư bản với nhau đã gay gắt càng thêm gay gắt, chủ nghĩa tư bản thế
giới càng thêm suy yếu.
Khủng Hoảng Kinh Tế Thế Giới Năm 2008
Năm 2008 thế giới đã rơi vào một cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ
nhất kể từ cuộc Đại suy thoái 1929 – 1933. Cuộc khủng hoảng này khởi
đầu bằng cuộc khủng hoảng cho vay địa ốc dưới chuẩn ở My, nhưng lý
do sâu xa của nó là sự mất cân bằng quốc tế của các khu vực kinh tế trụ
cột trên thế giới và những vấn đề nội tại của hệ thống ngân hàng My và
châu Âu. Cho đến thời điểm này hàng loạt ngân hàng tên tuổi đã phá
sản hoặc phải được chính phủ cứu trợ.
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008-2009 là khủng hoảng lịch sử, là đợt
suy thoái kinh tế kéo dài nhất và nghiêm trọng nhất kể từ Đại Khủng
hoảng thập niên 1930
a)

Nguyên Nhân
Nguồn gốc của cuộc khủng hoảng 2007 là cuộc khủng hoảng
tài chính bùng phát ở My và lan rộng ra toàn cầu. nguyên
nhân của cơn địa chấn tài chính ở My bắt nguồn từ khủng
hoảng tín dụng về nhà đất.


6

Thị trường nhà đất,tín dụng của My và nhiều nước châu âu đã
rơi vào tình trạng nguy hiểm do:
* Việc mở rộng cho vay dưới chuẩn và đổ vỡ bong bóng BĐS

 Cho vay dưới chuẩn (nợ dưới chuẩn)
Cho vay dưới chuẩn ở đây được hiểu là những khoản cho vay
với những đối tượng có mức tín nhiệm thấp. Họ thường là những
người nghèo, không có công ăn việc làm ổn định, vị thế xã hội
thấp hoặc có một lịch sử thanh toán tín dụng không tốt.
Đây là những đối tượng đầy rủi ro, tiềm ẩn khả năng không có
khả năng thanh toán nợ. Họ không thể tiếp cận được với những
khoản vay truyền thống cho những đối tượng trên chuẩn và chỉ
có thế tiến đến những khoản vay dưới chuẩn.
Do những đặc tính như vậy nên rủi ro của nợ dưới chuẩn
rất cao song bù lại thì lãi suất của các khoản vay nợ dưới chuẩn
cũng cực kỳ hấp dẫn.
Cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn tại My đã nổ ra mà không
có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào. Cuộc khủng hoảng đã lan rộng
và ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế nước My và hệ thống tài chính
toàn cầu.
Khủng hoảng đã xảy ra khi thị trường nhà đất My bị đóng
băng từ khoảng tháng 7/2007 sau khi lãi suất cho vay thế
chấp bị điều chỉnh tăng hàng loạt làm hàng triệu người vay
tiền mua nhà đầu cơ không thể trả nợ. Thị trường chứng
khoán phái sinh từ nợ vay thế chấp dưới chuẩn mất khả năng
thanh khoản gây ra khủng hoảng tín dụng và thiệt hại không
nhỏ cho các ngân hàng lớn không chỉ bên trong nước My.
Khủng hoảng đã lan đến các trung tâm tài chính lớn khác
như: London, Tokyo, Paris, Frankfurt. Lần đầu tiên nhiều ngân
hàng lớn rơi vào khủng hoảng cho vay thế chấp kiểu
này. Nhiều nhà kinh tế đánh giá cuộc khủng hoảng hiện tại có
thể sẽ là tồi tệ nhất kể từ khủng hoảng 1929 - 1930.




Nền kinh tế mất cân bằng: Trong khi hầu hết các
quốc gia trên thế giới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế


7



thông qua đầu tư và đẩy mạnh xuất khẩu thì nước My
đã chọn cho mình một con đường riêng để duy trì đà
tăng trưởng kinh tế đó là khuyến khích và đẩy mạnh
tiêu dùng nội địa. Trong nhưng năm qua tiêu dùng của
người dân luôn chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ
cấu GDP của nước này và hiện đang tỷ trọng lớn đến
70% GDP. Chiến lược này trong một thời gian đã tỏ ra
rất hiệu quả khi lòng tin của người tiêu dùng vào triển
vọng của nền kinh tế đang ở mức cao nhưng nó đã tạo
nên một lỗ hổng to lớn trong nền kinh tế đó chính là làm
cho nền kinh tế trở nên mất cân bằng.
Tiêu dùng của người dân My đã dần dần trở nên quá
mức bởi tư tưởng lạc quan thái và được khuyến khích
bởi sự dễ dãi của các tổ chức tín dụng trong cho vay tiêu
dùng. Chính điều đó đã tạo khoản thâm hụt thương mại
cực lớn và có dấu hiệu ngày càng tăng, đồng thời hệ
thống kinh tế trở nên dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết
bởi các mối quan hệ vay nợ dễ dãi và chồng chéo.
Bong bóng BĐS (bong bóng thị trường nhà ở)

Bong bóng BĐS là hiện tượng giá trị thị trường của BĐS

tăng quá cao, vượt xa giá trị thực của nó do các hoạt động
đầu cơ thái quá vào thị trường BĐS.
Năm 2008, giá bất động sản trên toàn thế giới đồng loạt
"lao dốc" do "bong bóng" nhà đất, xuất hiện từ năm 2001,
đã nổ tung do tác động của cuộc khủng hoảng tín dụng
toàn cầu
Bong bóng nhà ở vỡ làm nhiều người vay tiền ngân hàng
đầu tư nhà không trả được nợ dẫn tới bị tịch biên nhà thế
chấp. Nhưng giá nhà xuống khiến cho tài sản tịch biên
không bù đắp nổi khoản ngân hàng cho vay, khiến các ngân
hàng rơi vào khó khăn.
 Chứng Khoán Hóa
Chứng khoán hoá là việc tạo ra các chứng khoán dựa
trên các luồng tiền cố định hoặc mang tính chất tuần
hoàn tại đó các tài sản thế chấp khác nhau của những
người đi vay được tập hợp và đóng gói rồi được dùng


8

b)

làm đảm bảo để phát hành các trái phiếu (gọi chung là
trái phiếu đảm bảo bằng tài sản). Tiền từ người mua
các chứng khoán này sẽ được chuyển đến các tổ chức
tài chính cho vay thế chấp để các tổ chức này cho người
đem thế chấp tài sản vay tiền. Chứng khoán hóa chính
là quá trình đưa các tài sản thế chấp sang thị trường
thứ cấp nơi mà chúng có thể trao đi đổi lại. Nó đã biến
các tài sản kém thanh khoản thành những chứng khoán

thanh khoản cao.
Diển Biến

My là điểm xuất phát và là trung tâm của cuộc khủng hoảng. Truớc
khi đi vào phân tích chi tiết, xin giới thiệu sơ qua diễn biến của cuộc
khủng hoảng:
- Ngày 22/2/2007: HSBC(Tập đoàn tài chính lớn nhất thế giới về vốn
thị trường) sa thải người đứng đầu bộ phận cho vay thế chấp địa ốc
tại My của ngân hàng này, chấp nhận những thiệt hại lên đến 10.8 tỷ
USD.
- Ngày 16/3/2007: Accredited Home Lender Holding đưa danh mục
nợ dưới chuẩn đáng giá 2,7 tỷ USD của mình ra bán với mức giảm
giá rất cao để lấy tiền mặt cho kinh doanh.
- Ngày 2/4/2007: New Century Financial nộp đơn xin được bảo hộ
theo chương 11 luật phá sản sau khi đã bị buộc phải mua lại hàng tỷ
USD nợ xấu.
- Tháng 9/2007, FED còn tiến hành giảm lãi suất cho vay qua đêm
liên ngân hàng từ 5,25% xuống 4,75%.
- Bên cạnh đó, FED cũng đã tiến hành các biện pháp nhằm tăng mức
độ thanh khoản của thị truờng tín dụng như: thực hiện nghiệp vụ thị
truờng mở mua vào các loại công trái My, trái phiếu cơ quan chính
phủ My và Trái phiếu cơ quan chính phủ My đảm bảo theo tín dụng
nhà
- Ngày 16/3/2008, JP Morgan đã thỏa thuận mua lại Ngân hàng Bear
Stearns - một thương vụ đánh dấu kết thúc sự tồn tại độc lập trong
khoảng thời gian 85 năm của Bear Stearns và khiến cơn ác mộng của
thị trường tín dụng trở thành sự thật.
Ngày 11/7/2008, giá dầu chạm mức lịch sử:
147,27$/thùng



9

Ngày 7/9/2008 khi hai nhà cho vay cầm cố vốn là trụ cột
của Thị trường cho vay thế chấp của My là Freddie Mac và Fannie
Mac chiếm chiếm 40% thị phần, với tổng tài sản vào khoảng 5000 tỷ
đã tuyên bố mất khả năng thanh toán gây chấn động thị trường tài
chính thế giới và có nguy cơ làm tiêu tan toàn bộ những nỗ lực của
FED trong suốt thời gian qua buộc FED phải chi 200 tỷ USD để tiếp
quản. Đặc biệt có thể đẩy lạm phát của My lên cao hơn. Sự kiện này
khiến người ta không tránh khỏi những lo ngại về các định chế tài
chính lớn khác sụp đổ.
Ngày 15/9/2008, ngân hàng đầu tư lớn thứ 4 của My,
Lehman Brothers, sau 158 năm đã tuyên bố phá sản.
- Tối 16/9/2008, FED cho biết chính phủ nước này vừa đồng ý chi
một khoản tiền trị giá 85 tỷ USD cứu trợ khẩn cấp cho AIG, tập đoàn
cung cấp dịch vụ tài chính và bảo hiểm hàng đầu thế giới.
-Ngày 1/3/2009 AIG tiếp tục nhận được 30 tỷ. Đây có thể sẽ là lần
thứ tư chính phủ My phải bơm tiền để cứu tập đoàn bảo hiểm AIG.
Như vậy chính phủ My đã rót 150 tỷ USD vào AIG và hiện đã trở
thành cổ đông lớn nhất của AIG với 80% cổ phần.
-Ngày 21/9/2009, Goldman Sachs và Morgan Stanley thay đổi mô
hình hoạt động. FED vừa bất ngờ cho phép hai ngân hàng đầu tư
Goldman Sachs và Morgan Stanley chuyển đổi sang mô hình tập đoàn
ngân hàng mẹ (bank holding company).
→Với Lehman Brothers phá sản, Bear Stearns và Merill Lynch bị mua
lại, sự chuyển đổi mô hình của Goldman Sachs và Morgan Stanley
đồng nghĩa với việc Phố Wall không còn ngân hàng đầu tư độc lập
nào nữa
26/9/2008 Ngân hàng Washington Mutual với tổng Tài sản 327,9 tỷ

nộp đơn xin bảo hộ phá sản
- Ngày 28/9/2008 Ngân hàng cho vay thế chấp Bradford & Bingley
(Anh) sụp đổ
-Ngày 29/9/2008, Quốc hội My bác kế hoạch 700 tỷ USD, khiến Dow
Jones có mức sụt giảm lớn nhất lịch sử, gần 778 điểm, và phố Wall
mất 1.200 tỷ USD
-Ngày 3/10/2008: Hạ viện My thông qua gói 700 tỷ USD
-Ngày 7/10/2008: Anh chi 88 tỷ USD cứu hệ thống ngân hàng
- Ngày 8/10/2008: Các ngân hàng trung ương đồng loạt hạ lãi suất
-Ngày 12/10/2008: Chính phủ Iceland có nguy cơ sụp đổ vì khủng
hoảng tài chính


10

- Ngày 27/10: IMF(International Monetary Fund-Quỹ Tiền Tệ Thê
Giới) bơm tiền hỗ trợ hàng loạt nền kinh tế
-Ngày 5/11/2008: Ông Barack Obama đắc cử Tổng thống My, với
đường lối kinh tế được thế giới kỳ vọng thay đổi hiện trạng kinh tế
My và toàn cầu
-Ngày 10/11/2008: Trung Quốc chi gần 600 tỷ USD kích thích kinh tế
- Ngày 14/11/2008: 15 nước châu Âu thừa nhận lâm vào suy thoái
-Ngày 17/11/2008: Nhật thông báo đã suy thoái
-Ngày 25/11/2008: My chi thêm 800 tỷ USD hỗ trợ kinh tế
-Ngày 1/12/2008: My thừa nhận đã suy thoái từ cuối năm 2007
-Ngày 11/12/2008: Vụ lừa đảo 50 tỷ USD của Bernard Madoff vỡ lở,
với hàng nghìn nạn nhân: doanh nghiệp công nghiệp, các tập đoàn,
các quy từ thiện, trường đại học, và một số quy đầu tư danh tiếng
Dưới sự tác động của sự đỗ vỡ bong bóng nhà đất đã dẫn tới Khủng
hoảng kinh tế. FED bơm 1500 tỷ vào nền kinh tế đã khiến cho đồng

dolar trở nên mất giá cùng hàng loạt các báo cáo kết quả kinh doanh
không khả quan của các công ty, tập đoàn đã khiến cho Thị trường
chứng khoán tụt dốc một cách thảm hại, thị trường kim loại trở nên
hấp dẫn, hiện tượng đầu cơ làm giá….
c) Tác Động Của Cuộc Khủng Hoảng Đến Việc Nam.
Trong ngắn hạn, ảnh hưởng cuộc khủng hoảng đến Việt Nam
là không lớn:
* Việt Nam chịu tác động gián tiếp hơn tác động trực tiếp, do hệ
thống Ngân hàng Việt Nam chưa có nhiều hoạt động giao thương
trực tiếp với các trung tâm tài chính và các luồng chuyển dịch tiền
thế giới.
* Tốc độ tăng trưởng GDP có thể chậm ở mức 5,5 – 6 %
* Dòng vốn đầu tư vào chứng khoán sẽ ít đi, tác động tâm lý đến thị
trường chứng khoản Việt Nam: Vn-Index giảm xuống mức thấp
242,53 điểm vào ngày 26/2/2009.
Nhưng xét về mặt dài hạn, những tác động này có thể trở nên sâu
rộng hơn:
Nếu cuộc khủng hoảng toàn cầu kéo dài và dữ dội hơn thì sẽ tác động
mạnh đến mạnh đến thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam, thể
hiện rõ nhất qua chỉ tiêu xuất – nhập khẩu.
Xuất khẩu chịu ảnh hưởng do sự suy giảm nền kinh tế toàn cầu và
việc giảm giá của các mặt hàng : Sự suy thoái của ba quốc gia nhập
khẩu lớn nhất của Việt Nam: My, Nhật Bản, và Châu Âu (chiếm khoản
60% kim ngạch xuất khẩu), Sự giảm giá các mặt hàng xuất khẩu


11

chính của Việt Nam: dầu thô (chiếm tỷ trọng khoảng 18%), sản phẩm
nông nghiệp (chiếm tỷ trọng khoảng 13,5%), đồng tiền các nước có

xuất khẩu các mặt hàng nông sản và dệt may tương tự Việt Nam mất
giá so với USD: Indonesia dự kiến mất giá 17,8% trong nửa năm
2009, Thái Lan (6,1% trong 3 quý đầu năm 2009) sau khi mất giá
trong tháng 10 và 11 năm 2008 là 30,5% (Indonesia), 6% (Thái Lan).
Trong khi đó, tỷ lệ lạm phát của các nước này trong năm 2009 dự
báo vẫn ở mức dưới 2 con số: Indonesia (7,5%) và Thái Lan (2,5%).
Theo dự báo, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dự kiến chậm lại trong
năm 2009, đạt mức 10%-13%.
Nhu cầu nhập khẩu trong năm 2009 vẫn cao, do yêu cầu về tăng
trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng nhập khẩu chậm lại khoảng 12% –
16% do tăng trưởng kinh tế giảm và giá các mặt hàng nhập khẩu
giảm.
Các nguồn vốn FDI, ODA, FII chảy vào Việt Nam năm 2009 sẽ giảm
nhiều hơn so với các năm trước
d) Các biện pháp ứng phó của Chính phủ các nước



Quốc hữu hóa toàn bộ hoặc một phần ngân hàng và quy
tư nhân



Kiểm soát các quy đầu tư



Mua cổ phần hoặc tài sản từ các tổ chức tài chính




Bãi bỏ thuế đối với các khoản đầu tư nước ngoài



Hạ lãi suất cơ bản



Vay tiền từ tổ chức tài chính quốc tế



Bảo lãnh tất cả các khoản tiền gửi, trái phiếu và nợ của
một số ngân hàng lớn trong 02 năm.



Khuyến khích sáp nhập ngân hàng yếu kém



Cho phép một số ngân hàng tuyên bố phá sản


12


Mua lại các khoản nợ của các ngân hàng đang có vấn đề
hoặc bị phá sản




Cấp tiền cho ngân hàng để trả các khoản nợ nước ngoài



Huy động tiền từ các nhà đầu tư toàn cầu để chống đỡ
cơn khủng hoảng

Nới lỏng quy định cho phép các công ty mua cổ phiếu
của chính họ
Những nỗ lực của Việt Nam trong việc ứng phó với tác
động của khủng hoảng
Thứ nhất, cần xác định cơ cấu kinh tế một cách hợp lý, phù
hợp với thế mạnh, tiềm năng của từng địa phương, vùng
miền, để có cách chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiệu quả, tránh
tình trạng chuyển dịch cơ cấu một cách khiên cưỡng, hình
thức, theo phong trào. Đã đến lúc chú trọng đến chuyển dịch
cơ cấu lao động và mối quan hệ giữa cơ cấu ngành và cơ cấu
lao động.


e)

Thứ hai, nhìn nhận lại vai trò của nông nghiệp và các mặt
hàng nông sản xuất khẩu chủ lực. Thực tế mấy chục năm qua
cho thấy, mỗi khi nền kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn,
nông nghiệp lại nổi lên như một sự trợ giúp đáng kể. Trong
những tháng đầu năm 2009, giá dầu sụt giảm kỷ lục, nhiều

mặt hàng xuất khẩu lao đao, thị trường xuất khẩu thu hẹp thì
xuất khẩu gạo lại nhộn nhịp, góp phần đáng kể vào việc hạn
chế mức giảm xuất khẩu. Các nhà kinh tế cho rằng, dù kinh tế
thế giới suy giảm thì nhu cầu đối với lương thực, các mặt
hàng nông sản không bị sụt giảm như đối với các hàng tiêu
dùng cao cấp, xa xỉ.
Thứ ba, vai trò quan trọng của thị trường nội địa. Nền kinh tế
của nước ta có độ mở rất lớn đồng nghĩa với việc nền kinh tế
phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới, trong khi sự biến
động của thị trường này hết sức phức tạp và khó lường. Nếu
thị trường nội địa với trên 80 triệu dân không được khai thác,


13

cạnh tranh để chiếm lĩnh, chúng ta sẽ mất chiếc “phao an
toàn” khi nền kinh tế toàn cầu gặp rủi ro. Điều cần nhấn mạnh
là sân nhà mà chúng ta bỏ qua lại chính là một lợi thế thu hút
các nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ tư, tính hiệu quả của khu vực doanh nghiệp và sự lành
mạnh của hệ thống tài chính – ngân hàng. Vấn đề này đã được
bàn nhiều, tuy nhiên cuộc khủng hoảng lần này cho thấy cần
phải thực hiện một cách quyết liệt các giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh
nghiệp nhà nước. Sự lành mạnh trong hoạt động của doanh
nghiệp nhà nước ảnh hưởng rất đáng kể đến sự ổn định và an
toàn của hệ thống ngân hàng.


14


Nhận xét của giáo viên:
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………
Thay mặt các bạn trong nhóm chân thành cám ơn cô !



×