Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Hoạt động tạm nhập tái xuất ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.33 KB, 17 trang )

Mở đầu
Ngày nay hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất vô cùng quan trọng trong hoạt động
thương mại của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Không một quốc gia nào tồn tại và phát
triển độc lập được, mà giữa các quốc gia luôn có các mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau trong
hoạt động phát triển kinh tế, mà hoạt động tái xuất khẩu là một trong số đó.
Mới đây, ngày 18/2/2013 Bộ công thương đã ban hành thông tư số 05/2013/TT-BCT
quy định về hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất một số loại hàng hóa. Đây là một văn
bản hướng dẫn mới và có tính hướng dẫn cụ thể chi tiết kèm theo các danh mục hàng hóa
được phép kinh doanh . Điều đó cho thấy Việt Nam cũng rất chú trọng đến hoạt động tạm
nhập tái xuất.
Trên cơ sở đó, để hiểu thêm về hoạt động tái xuất khẩu ở nước ta, nhóm thảo luận đã
tiến hành nghiên cứu “ hoạt động tạm nhập tái xuất ở Việt Nam”. Bài thảo luận tập trung
nghiên cứu thực trạng hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất ở nước ta, từ đó đề ra các biện
pháp khắc phục những tồn tại để hoạt động kinh doanh này phát triển hơn tại Việt Nam.
I Lý thuyết chung
1.1 Khái niệm và đặc
1.1.1
Khái niệm

điểm của giao dịch tái xuất

Mỗi nước có một định nghĩa riêng về tái xuất. Nhiều nước Mỹ la- tinh có quan niệm
tái xuất là xuất khẩu những hàng nước ngoài từ kho hải quan, chưa qua chế biến ở nước
mình.
Anh, Mỹ và một số nước khác lại coi đó là việc xuất khẩu những hàng nước ngoài
chưa qua chế biến ở trong nước dù hàng đó đã lưu thông nội đại.
Như vây: Tái xuất là xuất khẩu ra nước ngoài những hàng hóa đã nhập khẩu trước đây
nhưng chưa qua gia công chế biến ở nước tái xuất.
1.1.2

Đặc điểm


Giao dịch tái xuất có đặc điểm:


- Cơ sở pháp lý của hình thức tạm nhập tái xuất là : hai hợp đồng riêng biết. Hợp đồng
mua hàng do thương nhân Việt Nam kí với thương nhân nước xuất khẩu. Hợp đồng bán hàng
do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước nhập khẩu. Hợp đồng mua hàng có thể kí
trước hoặc sau hợp đồng bán hàng.
- Mục đích của giao dich tái xuất là mua rẻ hàng hóa ở nước này và bán đắt cho nước
khác, để hưởng chênh lệch giá thu về khoản ngoại tệ lớn hơn số vốn bỏ ra ban đầu.
- Giao dịch này luôn thu hút 3 nước: nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu.
Vì vậy người ta còn gọi giao dịch tái xuất là giao dịch ba bên hay giao dịch tam giác.
1.2

Các loại hình giao dich tái xuất
Có 2 loại hình tái xuất: Tái xuất trực nghĩa và chuyển khẩu
1.2.1. Tái xuất nghĩa thực
Tái xuất theo thực nghĩa còn được gọi là tạm nhập tái xuất là giao dịch mà hàng hóa sẽ

chuyển dịch từ nước xuất khẩu sang nước tái xuất, rồi mới sang nước nhập khẩu.
Ngược chiều với sự vận động của hàng hóa là sự vận động của đồng tiền: Bên tái xuất trả
tiền cho bên xuất khẩu và thu tiền của bên nhập khẩu.
Tuy nhiên, nếu hoạt động tái xuất nghĩa thực không được kiểm soát chặt chẽ thì dễ dẫn tới
gian lận thương mại, đó là nhập khẩu hàng hóa về để tiêu thụ trong nước nhưng lại khai báo
với hải quan là tái xuất để được hoàn thuế.
Đường đi của hàng hóa và đồng tiền trong tái xuất đúng nghĩa được mô tả trong sơ đồ
sau:
Người XK

Người tái xuất


1.2.1

Chuyển khẩu

Người NK


Trong nghiệp vụ chuyển khẩu, hàng hóa đi thẳng từ nước xuất khẩu sang bên nước
nhập khẩu. Người đứng giữa chỉ điều hành chứ không mang hàng hóa về nước mình. Nước
tái xuất trả tiền cho nước xuất khẩu và thu tiền của nước nhập khẩu.
Quy chế về kinh doanh theo hình thức chuyển khẩu của Việt Nam quy định: chuyển
khẩu là mua hàng hóa của một nước để bán cho một nước khác mà không làm thủ tục nhập
khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu từ Việt Nam.
Hình thức chuyển khẩu được thực hiện dưới ba dạng sau:
-

Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua

-

cửa khẩu của Việt Nam.
Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu
của Việt Nam, nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ

-

tục xuất khẩu rời khỏi Việt Nam.
Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu
của Việt Nam, và đưa vào kho ngoại quan, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt
Nam cũng không làm thủ tục xuất khẩu rời khỏi Việt Nam.


Cần phân biệt các loại hình tái xuất khẩu với kinh doanh quá cảng. Kinh doanh quá cảng là
kinh doanh dịch vụ vận tải chở hàng nước ngoài, từ một cửa khẩu này đến một cửa khẩu biên
giới khác.
II Thực trạng hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất tại Việt Nam
2.1 Thực trạng tạm nhập tái xuất tại Việt Nam
Tạm nhập tái xuất hàng hoá là một hoạt động xuất nhập khẩu mới được thí điểm trong

thời gian qua. Tuy đã có những mặt tích cực nhất định nhưng lại đang có những vướng mắc
về phía cơ quan quản lý của cả Việt Nam và Trung Quốc, gây nhiều khó khăn cho các doanh
nghiệp. Việc thực hiện các thí điểm tạm nhập hàng hoá theo phương thức kinh doanh tạm
nhập tái xuất đã tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách
địa phương và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng tại
các tỉnh.
Cụ thể, tại thời điểm thông quan Co Sa( Lạng Sơn ), tính đến 30/11/2015 lượng hàng
hoá nhập khẩu tạm nhập để tái xuất qua đây là 130.000 tấn trị giá 145 triệu USD, thu về cho


ngân sách tỉnh đạt trên 46 tỷ đồng. Trong đó riêng hàng tạm nhập tái xuất từ thời điểm thực
hiên thí điểm đạt gần 60.000 tấn, trị giá đạt gần 60 triệu USD, thu ngân sách đạt khoảng 10 tỷ
đồng. Còn tại cửa khẩu Bản Vược ( Lào Cai) tính từ tháng 8/2015 đến thời điểm báo cáo
6/11/2015 doanh nghiệp được lựa chọn thực hiện thí điểm tạm nhập 18.056 tấn hợp kim loại,
giá trị khoảng 18,4 triệu USD. Tuy nhiên, tại các tỉnh Cao Bằng, Quảng Ninh do thời gian
thực hiện thí điểm ngắn, cùng các yếu tố tác động từ phía Trung Quốc nên việc thực hiện thí
điểm chưa đạt được nhiều kết quả.
Ở một số khu vực cửa khẩu, hoạt động tạm nhập tái xuất gặp nhiều khó khăn do phía
Trung Quốc đang thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng, nên việc thực hiện chính sách thí điểm qua
cửa khẩu đến nay chưa được triển khai thực hiện. Ví dụ tại cửa khẩu Pò Peo ( Cao Bằng ),
mặc dù đã được bố trí đầy đủ lực lượng chức năng theo quy định hiện hành, đáp ứng đầy đủ
nhu cầu công tác quản lý Nhà nước đối với quản lý kiểm tra,giám sát, lưu thông hàng hoá.

Nhưng do phía Trung Quốc hiện hạ tầng còn đang đầu tư ngổn ngang, giao thông đi lại khó
khăn nên xuất khẩu bằng con đường tạm nhập tái xuất hiện vẫn ách tắc. Tại cửa khẩu phụ Ka
Long ( Quảng Ninh ), mới chỉ có một doanh nghiệp mở một tờ khai tạm nhập tái xuất là công
ty TNHH MTV Thương mại và nhân lực quốc tế Hoàng Anh Ka Long, với mặt hàng antimon
dạng thỏi ( hàng mới 100% do Trung Quốc sản xuất ), số lượng 43 tấn trị giá 107.500 USD.
Từ những thực tại trên cho thấy được việc quy định cứ mỗi tỉnh chỉ được thực hiện thí điểm
qua một cửa khẩu chưa thực sự mang lại sự linh hoạt, thuận lợi cho các doanh nghiệp.
Do nhiều vướng mắc trên, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ gia hạn thực
hiện tạm nhập hàng hoá theo phương thức kinh doanh tạm nhập tái xuất qua điểm thông quan
Co Sa( Lạng Sơn ), Pò Peo ( Cao Bằng ), Bảng Vược ( Lào Cai ), Ka Long ( Quảng Ninh ),
thời gian thực hiện thí điểm đến hết 31/12/2016.
Tình trạng container vô chủ, bị bỏ hoang tại các cảng biển tính đến ngày 1/3/2015 tại các
cảng TP HCM, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bà Rịa Vũng Tàu là hơn 5.300 container
tồn đọng. Riêng tại cục Hải Quan Hải Phòng có tới 4.818 containẻ vô chủ quá thời hạn làm
thủ tục. Trong đó, hơn một nửa số container này là cao su, lốp ôtô đã qua sử dụng. Phần còn
lại là máy móc thiết bị đứng tên nhận hàng là các doanh nghiệp thuộc tổng công ty Vinalines.


Vinashin và các mặt hàng như nhựa, giấy…Gần đây , hải quan Hải Phòng đã phát hiện có tới
139 container hàng khô, chiếm 50% tổng số container khám xét thực tế là nhựa phế liệu, cao
su, ắc quy đã qua sử dụng. Trong đó, 31 container ắc quy chì đã qua sử dụng (gồm 9
container 40 feet và 22 container 20 feet) đều là của công ty TNHH xuất khẩu khẩu thương
mại Phúc An Thịnh, trụ sở ở Ngô Quyền, Hải Phòng. 108 container nhựa, cao su còn lại vẫn
đang chờ kết quả giám định. Với loại hàng đông lạnh tạm nhập tái xuất, hải quan cũng phát
hiện có tới 31/55 container lẫn cả nội tạng như lòng bò, gà, dạ dày. Ngoài ra, hải quan dự
kiến sẽ khám xét tiếp 79 conatainer khác nhập từ Mỹ về, là rác thải công nghiệp, có dấu hiệu
vi phạm. Ngoài ra, tháng 7 năm 2015 số hàng hoá đứng tên người nhận là doanh nghiệp kinh
doanh tạm nhập tái xuất tại khu vực Hải Phòng tăng nhanh, đặc biệt là hàng thực phẩm đông
lạnh. Từ nhiều năm nay, địa bàn cảng Hải Phòng là cửa ngõ giao thương lớn nhất khu vực
miền Bắc và cũng là địa bàn có lưu lượng hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất đi Trung

Quốc lớn nhất cả nước. Vào những năm trước đây tình trạng đối tác Trung Quốc không nhận
hàng khiến việc ùn tắc diễn ra ở một số cửa khẩu lớn ở biên giới phía Bắc và khu vực cảng
Hải Phòng. Có thời kỳ đỉnh điểm lượng hàng tồn đọng ở khu vực cảng Hải Phòng lên đến
7.000-8.000 container, gây nhiều trở ngại cho hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn và công
tác quản lý của cơ quan Hải quan.
Không chỉ vậy, một số DN còn lợi dụng kẽ hở của chính sách này, cố tình khai sai tên, chủng
loại hàng hóa để vận chuyển trái phép. Ví như tháng 9/2011, công ty XNK Kim Khâm, trụ sở
ở Mong Cái, Quảng Ninh khai tạm nhập tái xuất 90 tấn chân gà, cánh gà đông lạnh qua cửa
khẩu Lạng Sơn. Nhưng thực chất lô hàng trên là mề gà đông lạnh, vốn là hàng thuộc danh
mục nội tạng tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất ở Việt Nam. Tháng 11/2011, cũng có
tới 309 tấn đường tinh luyện tạm nhập từ Hàn Quốc của công ty CP TM Hải Thịnh Hưng ở
Hải Phòng nhưng lại núp danh là bột khoai tây khi khai hải quan. Trong khi đó, đây là mặt
hàng xuất nhập phải quản lý bằng hạn ngạch.
Tổng cục Hải quan cho rằng, chính những thông thoáng trong quy định về tạm nhập tái xuất
của Việt Nam đang vẽ đường cho các DN lách luật, làm ăn gian lận. Việt Nam vẫn cho phép
áp dụng loại hình kinh doanh này đối với cả loại hàng hóa thuộc danh mục cấm xuất khẩu,


cấm nhập khẩu, chỉ ràng buộc điều kiện chặt chẽ duy nhất là hàng phải lưu giữ tại cảng trong
thời gian tạm nhập và chỉ làm thủ tục hải quan tại cùng một cửa khẩu vừa tạm nhập, vừa tái
xuất.
Trước thực trạng phức tạp này, Bộ Tài chính đang kiến nghị Thủ tướng phải siết chặt
ngay đối tượng tạm nhập tái xuất. Theo đó, Bộ đề nghị Bộ Công Thương cần cấm kinh doanh
tạm nhập tái xuất đối với các chất thải nguy hại như ắc quy chì, vi mạch điện tử, nhựa phế
liệu phế thải, hóa chất. Đây là tiền chất thuộc diện cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo Công
ước quốc tế.
Đối với các hàng đông lạnh là phủ tạng, phụ phẩm gia súc gia cẩm, Bộ Tài chính đề
nghị cần tạm ngừng kinh doanh tạm nhập tái xuất.
Để đảm bảo công tác quản lý, tránh tình trạng ùn tắc tại cảng, Cục Hải quan Hải
Phòng đã chỉ đạo các Chi cục Hải quan cửa khẩu và Đội Kiểm soát Hải quan khẩn trương

tăng cường các biện pháp quản lý hàng hoá thuộc loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất .
Với sự nỗ lực lớn của cơ quan Hải quan, lượng hàng tồn đọng ở địa bàn này được kéo giảm
đáng kể đến thời điểm đầu tháng 6 – 2015 còn gần 4.400 container còn tồn đọng.
Tình hình xuất khẩu qua địa bàn Lào Cai gặp nhiều khó khăn nhất là hàng nông sản
như gạo, ngô… dẫn đến ùn tắc ở một số cửa khẩu, điểm thông quan. Một trong những
nguyên nhân dẫn đến tình trạng ùn tắc ở cửa khẩu trên địa bàn Lào Cai khiến xuất khẩu nông
sản gặp khó khan là do hàng đông lạnh tạm nhập tái xuất qua địa bàn này không được giải
phóng do đối tác Trung Quốc không nhận hàng. Thời điểm giữa tháng 6- 2015, ở khu vực địa
bàn các cửa khẩu của Lào Cai có khoảng 1200 container hàng đông lạng tồn đọng chưa được
tái xuất.
Tạm nhập xuất khẩu tuy mang lại lợi ích cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân
sách địa phương và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng
song vẫn còn mang đến những vấn đề bất cập cho người lao động,chủ hàng Việt Nam.


Tạm nhập xuất khẩu tuy mang lại lợi ích cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân
sách địa phương và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng
song vẫn còn mang đến những vấn đề bất cập cho người lao động,chủ hàng Việt Nam.
2.2. Quản lý của nhà nước về hoạt động tạm nhập tái xuất.
Về giải quyết những bất cập trong thí điểm tạm nhập hàng hóa theo phương thức
kinh doanh TNTX
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tình hình thực hiện thí điểm tạm nhập hàng hóa theo
phương thức kinh doanh TNTX đã tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều lao động, tăng nguồn
thu cho ngân sách địa phương và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an
ninh quốc phòng tại các tỉnh,tuy nhiên tại 1 số tỉnh vẫn còn những bất cập.Cụ thể,tại các tỉnh
Cao Bằng, Quảng Ninh do thời gian thực hiện thí điểm ngắn, cùng các yếu tố tác động từ
phía Trung Quốc nên việc thực hiện thí điểm chưa đạt được nhiều kết quả.Ở một số khu vực
cửa khẩu, hoạt động TNTX gặp nhiều khó khăn do phía Trung Quốc đang thực hiện đầu tư
cơ sở hạ tầng, nên việc thực hiện chính sách thí điểm qua cửa khẩu đến nay chưa được triển
khai thực hiện.

Ví dụ tại cửa khẩu phụ Pò Peo (Cao Bằng), mặc dù đã được bố trí đầy đủ lực lượng chức
năng theo quy định hiện hành, đáp ứng đầy đủ nhu cầu công tác quản lý Nhà nước đối với
quản lý kiểm tra, giám sát, lưu thông hàng hóa. Nhưng do phía Trung Quốc hiện hạ tầng còn
đang đầu tư ngổn ngang, giao thông đi lại khó khăn nên xuất khẩu bằng con đường TNTX
hiện vẫn ách tắc.
Tại Lào Cai, UBND tỉnh Lào Cai nêu rõ hạn chế, mặc dù chính quyền địa phương Trung
Quốc ủng hộ hoạt động biên mậu, nhưng do chính sách quản lý chung của Trung Quốc nên
hoạt động giao nhận hàng hóa đôi khi bị gián đoạn, làm ảnh hưởng lớn tới DN 2 bên. Đặc
biệt, phía Trung Quốc chủ yếu giao hàng ngoài giờ hành chính nên gây khó khăn nhất định
cho công tác quản lý, giám sát thông quan hàng hóa của các lực lượng chức năng.
Hơn thế,hoạt động xuất nhập khẩu cũng như tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ trên địa
bàn Lào Cai đối với Việt Nam là hợp pháp, nhưng với phía Trung Quốc là bất hợp pháp, họ
không có lực lượng Hải quan để làm thủ tục và xác nhận tính hợp pháp của hàng hóa, do đó
hàng hóa xuất nhập khẩu qua các địa điểm này đối với Trung Quốc đều bị coi là buôn lậu.


Có thể thấy,việc giới hạn mặt hàng và cửa khẩu thực hiện cơ chế thí điểm tại Quyết định số
7948/QĐ-BCT ngày 4/8/2015 của Bộ Công Thương cũng đã làm hạn chế khả năng giao dịch,
thực hiện của các DN Việt Nam với đối tác nước ngoài.Do nhiều vướng mắc trên, Bộ Công
Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ gia hạn thực hiện tạm nhập hàng hóa theo phương
thức kinh doanh TNTX qua điểm thông quan Co Sa (Lạng Sơn), Pò Peo (Cao Bằng), Bản
Vược (Lào Cai), Ka Long (Quảng Ninh), thời gian thực hiện thí điểm đến hết
31/12/2016.Đồng thời kiến nghị giao UBND Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Quảng Ninh chịu
trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức, điều phối các lực lượng chức năng trên địa bàn quản lý chặt chẽ
hàng hóa tạm nhập qua các cửa khẩu phụ, điểm thông quan theo quy định hiện hành.
Về xử lý hàng tồn đọng tại cảng biển cửa khẩu.
Trong những năm qua, tại một số cảng biển, cửa khẩu của nước ta đã xảy ra tình trạng tồn
đọng số lượng lớn hàng hóa, gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh, vận chuyển hàng hóa,
thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp và ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân để xảy ra tình
trạng trên là do có sơ hở, bất cập trong quản lý hàng nhập khẩu; một số cơ quan, doanh

nghiệp thiếu trách nhiệm, thậm chí lợi dụng quy định của pháp luật để đưa trái phép hàng hóa
vào lãnh thổ Việt Nam; cơ chế xử lý hàng tồn đọng chưa đủ mạnh và chậm được hoàn thiện,
việc thực hiện chưa thực sự quyết liệt.
Để sớm giải quyết cơ bản tình trạng hàng tồn đọng trong năm 2015, đồng thời có giải pháp
hiệu quả hơn ngăn ngừa tình trạng này tái diễn, Nguyên Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu
cầu các cơ quan, đơn vị chức năng có liên quan theo thẩm quyền tiếp tục khẩn trương thực
hiện xử lý những lô hàng đang tồn đọng tại cảng biển, cửa khẩu theo đúng quy định của Nghị
định số 29/2014/NĐ-CP ngày 10/4/2014 của Chính phủ quy định về thẩm quyền, thủ tục xác
lập quyền sở hữu nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu nhà
nước; Thông tư số 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý
hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan; Thông tư số 05/2014/TT-BCT ngày
27/1/2014 của Bộ Công Thương quy định về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập,
chuyển khẩu hàng hóa và các quy định của pháp luật liên quan khác.
Bộ Tài chính chỉ đạo lực lượng Hải quan rà soát, quản lý chặt chẽ lượng hàng hóa tồn đọng.
Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các doanh nghiệp cảng tích cực phối hợp, tạo điều kiện cho lực


lượng Hải quan tăng cường hoạt động soi chiếu các container hàng hóa chuyển từ tàu xuống
bãi cảng để kịp thời phát hiện, xử lý các lô hàng vi phạm cũng như trách nhiệm của doanh
nghiệp, hãng tàu theo đúng quy định của pháp luật; phối hợp với lực lượng Công an xử lý
nghiêm minh các trường hợp vi phạm đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Về các doanh nghiệp tham gia thu mua lượng hàng hóa tồn đọng tại cảng biển, cửa khẩu, Phó
Thủ tướng giao Bộ Tài chính quyết định theo đúng thẩm quyền (thực hiện theo cơ chế đấu
giá).
Riêng đối với xử lý cao su, lốp ô tô đã qua sử dụng tồn đọng, Bộ Tài nguyên và Môi trường
chịu trách nhiệm thẩm tra năng lực các doanh nghiệp, đơn vị có chức năng xử lý, tái chế cao
su, lốp ô tô đã qua sử dụng, bảo đảm đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về cơ
sở vật chất, công nghệ, xử lý phải đáp ứng quy định về môi trường (khí thải, chất thải, nước
thải…). Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường lựa
chọn một số doanh nghiệp, đơn vị đủ năng lực và điều kiện để tham gia thu mua các lô hàng

cao su, lốp ô tô cũ tồn đọng; đồng thời đơn giản hóa thủ tục để đẩy nhanh tiến độ xử lý.
Bộ Tài chính nghiên cứu, hướng dẫn cơ chế phù hợp để hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp
kinh doanh cảng giảm bớt thiệt hại do tình trạng hàng hóa tồn đọng lâu ngày xảy ra trước thời
điểm có hiệu lực của Nghị định số 29/2014/NĐ- CP; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo
Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Công Thương tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 05/2014/TT-BCT để
kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, bảo đảm vừa tạo điều kiện thuận lợi, đồng thời tiếp tục
tăng cường quản lý chặt chẽ hoạt động tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, nhất là về trách
nhiệm của doanh nghiệp và có biện pháp hiệu quả góp phần hạn chế tối đa việc để xảy ra tồn
đọng hàng hóa tại các cảng biển, cửa khẩu.
2.3 Các hiệu quả kinh tế đạt được
Trong những năm qua, tận dụng vị trí địa lý, phát huy năng lực nghiệp vụ chuyên
môn, quan hệ bạn hàng ngoài nước, nhanh nhạy về thông tin kinh tế, thị trường, giá cả... các
thương nhân tạm nhập khẩu (TNK) từ thị trường ngoài nước này những mặt hàng trong nước
không có hoặc chưa cần để tái xuất khẩu (XK) sang thị trường ngoài nước khác có nhu cầu.
Mấy năm qua, phương thức KD TNTX tăng trưởng tốt, giá trị kim ngạch hằng năm đạt hàng


chục tỷ USD. Mặt hàng TNTX rất phong phú như xăng, dầu, các loại nguyên vật liệu, khoáng
sản, phân bón, thực phẩm, nông sản, rượu bia, thuốc lá... Tỷ trọng các mặt hàng thay đổi từng
năm theo tín hiệu thị trường. TNTX mang lại hiệu quả kinh tế cho cả doanh nghiệp thực hiện
TNTX và nền kinh tế Việt Nam.
*Đối với doanh nghiệp( DN) thực hiện TNTX:
- Hưởng chênh lệch giá từ việc mua hàng hóa từ nước này để xuất khẩu sang nước khác có
nhu cầu, sau khi tính đủ chi phí. Doanh nghiệp thu được lợi nhuận lớn khi nhập khẩu được
hàng với giá rẻ và xuất khẩu với giá đắt. Hàng hóa nhiều dẫn đến việc xuất khẩu với giá rẻ và
những nước không có hoặc đang rất cần mặt hàng nào đó sẵn sàng mua với giá cao. Vì vậy,
công việc của doanh nghiệp kinh doanh dưới hình thức tạm nhập tái xuất là tìm được những
đầu mối để tiến hành hoạt động kinh doanh của mình từ đó thu lợi nhuận cao.
- Doanh nghiệp không phải tiến hành sản xuất, chế biến hàng hóa sau khi nhập khẩu về nên

không cần tốn chi phí đầu vào cho sản xuất như chi phí nguyên vật liệu, nhân công sản xuất,
nhà xưởng, máy móc- thiết bị, quy mô doanh nghiệp không cần phải quá lớn.Thực hiện hoạt
động tạm nhập tái xuất, doanh nghiệp chỉ cần kho bãi và các công cụ bảo quản hàng hóa.
- Doanh nghiệp không phải chịu thuế, do đó doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một khoản
ngân sách đáng kể so với xuất nhập khẩu thông thường. Đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu
thông thường, doanh nghiệp luôn phải chịu thuế, từ đó làm giảm lợi nhuận mà doanh nghiệp
thu được. Ví dụ như việc xuất nhập khẩu đồ đông lạnh, mức thuế doanh nghiệp phải chịu là
16% (thông tư 182/2015/TT-BTC) tuy nhiên nếu kinh doanh tạm nhập tái xuất thì doanh
nghiệp tiết kiệm được 16%giá lô hàng so với xuất nhập khẩu thông thường.
- TNTX làm đa dạng hóa kinh doanh của DN, giúp cho DN đứng vững, kinh doanh tốt thì
nguồn thu tăng thêm. Hoạt động này cũng làm sôi động quan hệ thương mại, nhất là quan hệ
thương mại biên giới, giúp cho cả hai bên cùng có lợi, đóng góp phát triển hạ tầng, phát triển
DN, phát triển quan hệ thương mại.
* Đối với kinh tế Việt Nam:
- Hoạt động TNTX góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng ngân sách quốc gia. Hàng
hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất không phải chịu thuế xuất nhập khẩu, vì thế, nguồn thu
ngân sách nhà nước không phải được tăng lên do thuế mà là do phí sử dụng bến bãi và một số


loại phí có liên quan khác. Hàng năm, các doanh nghiệp tạm nhập tái xuất tại các bến cảng,
cửa khẩu đã đóng góp cho ngân sách một khoản tiền tương đối lớn. Tại cảng Hải Phòng, các
doanh nghiệp này đã đóng góp cho ngân sách nhà nước 40 tỷ đồng/năm, tại điểm thông quan
Co Sa (Lạng Sơn), lượng hàng hóa tạm nhập để tái xuất qua điểm thông quan Co Sa năm
2015 là 130.000 tấn, trị giá hàng hóa 145 triệu đô la Mỹ, thu ngân sách tỉnh đạt trên 46 tỷ
đồng trong đó, riêng hàng TNTX từ thời điểm thực hiện thí điểm đạt gần 60.000 tấn, trị giá
đạt gần 60 triệu USD, thu ngân sách đạt khoảng 10 tỷ đồng.
- Nhiều dịch vụ trong nước liên quan như hậu cần, kho bãi, cảng, vận tải đường bộ, đường
thủy, hàng không, bốc xếp, bảo hiểm... thu được phí và tạo thêm việc làm. Cụ thể như sau:
+ Có tới trên 80% hàng hóa tạm nhập về cảng Hải Phòng (thực phẩm đông lạnh, nguyên liệu
sản xuất, hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, phế liệu…) rồi được tái xuất qua các cửa khẩu của

Quảng Ninh, như: Lục Lầm, Ka Long, Bắc Phong Sinh... Cùng với đó, số doanh nghiệp (DN)
tham gia kinh doanh theo những phương thức dịch vụ trên ước tính khoảng hơn 400, tạo việc
làm và thu nhập cho 20.000 lao động xã hội bằng các hoạt động, bốc dỡ, vận chuyển, giao
nhận. Bên cạnh hiệu quả kinh tế, hoạt động kinh doanh TNTX, kho ngoại quan còn góp phần
phát triển dịch vụ logistic tại các khu vực cửa khẩu biên giới.
+ Tại điểm thông quan Co Sa (Lạng Sơn), việc thực hiện thí điểm tại điểm thông quan Co Sa
đã góp phần giải quyết tốt công ăn việc làm, thu nhập thường xuyên cho hàng trăm lao động
địa phương trong các lĩnh vực phục vụ hoạt động tạm nhập hàng hóa như sang tải, bốc xếp...
với mức lương trên 4 triệu đồng/người/tháng. Qua đó, đời sống của người dân vùng biên giới
ngày càng được cải thiện và nâng cao.
- Việc tạo thêm nhiều việc làm cho dân cư vùng biên giới hạn chế tối đa việc dân cư biên giới
xuất cảnh trái phép sang bên kia biên giới làm thuê, đảm bảo an ninh quốc phòng, quan hệ
hợp tác với địa phương biên giới phía bạn, tình hữu nghị, hợp tác, hiểu biết lẫn nhau được
tăng cường và củng cố.
- Hơn thế nữa, tạo việc làm cho dân cư không chỉ ở vùng biên giới mà còn cả ở các cảng biển
cũng đóng góp vào việc làm giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao đời sống của dân cư, đồng


thời làm giảm các tệ nạn xã hội. Từ đó, góp phần làm cho xã hội Việt Nam văn minh và phát
triển hơn.
2.4 Những tồn tại trong việc tạm nhập tái xuất ở Việt Nam
Trong hoạt động thương mại quốc tế và đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện
nay, hoạt động kinh doanh tạm nhập – tái xuất, chuyển khẩu là một trong những hình thức
kinh doanh phổ biến. Không chỉ ở những nước có hệ thống cảng biển thuận lợi, hạ tầng
thương mại phát triển mà cả các nước có vị trí địa lý không thuận lợi cũng tìm biện pháp
khuyến khích phát triển loại hình buôn bán quốc tế này.
Đối với Việt Nam, kể từ năm 2005-2006 khi có Luật Thương mại và Nghị định số 12/NĐCP, hoạt động tạm nhập – tái xuất, chuyển khẩu hàng hóa đã phát triển nhanh chóng trong xu
thế hội nhập, phù hợp với những cam kết WTO về tự do quá cảnh, chuyển tải hàng hóa. Theo
thống kê, số DN tham gia tạm nhập – tái xuất đã tăng từ 1.120 lên 1.711 DN, tổng kim ngạch
tạm nhập – tái xuất tăng từ 2,1 lên 10,3 tỷ USD, góp phần tích cực trong việc đa dạng hóa

hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển KTXH, tăng thêm nguồn thu ngân sách, thúc
đẩy các dịch vụ cảng biển, vận tải, giao nhận hàng hóa phát triển.
Tuy nhiên bên cạnh mặt tích cực, hoạt động tạm nhập – tái xuất, chuyển khẩu thời gian qua
cũng bộc lộ một số hạn chế, tồn tại. Điển hình là việc một số đối tượng lợi dụng hình thức
này với một số cơ chế quản lý thông thoáng để vận chuyển hàng trái phép xâm nhập nội địa,
đặc biệt là các mặt hàng có giá trị, thuế suất cao như xăng dầu, thuốc lá điếu, rượu.
Theo thống kê của Tổng cục cho thấy, tính từ năm 2009 đến hết tháng 6/2012, các DN đã tạm
nhập gần 10 triệu tấn xăng dầu nhưng lại chỉ tái xuất có hơn 8 triệu tấn. Số xăng dầu tạm
nhập mà không tái xuất còn tồn tới hơn 1,98 triệu tấn, giá trị 1,4 tỷ USD. Điều đáng nói là,
hiện tượng tạm nhập ồ ạt nhưng tái xuất nhỏ giọt hoặc thậm chí, không tái xuất như đăng ký
ban đầu là một xu hướng phổ biến ở hầu hết các DN đầu mối. Năm sau, hàng tạm nhập mà
không tái xuất ở mỗi DN lại gia tăng mạnh so với năm trước. Như trong khoảng 3 năm rưỡi
qua, SaigonPetro không tái xuất dầu diezen tới 83% lượng tạm nhập và 100% đối với xăng
tạm nhập. Riêng năm 2011, khoảng 14,4 nghìn tấn xăng và dầu diezen đã tạm nhập nhưng rốt
cục, không tái xuất giọt nào.DN đầu mối lớn thứ 2 trên cả nước là PVOil cũng không tái xuất


tới 97% xăng, 84% dầu madut và 67% dầu diezen so với lượng đã tạm nhập.Tính tổng hợp
các loại hàng xăng dầu thì DN này chỉ tái xuất từ 25-33% mỗi năm so với lượng tạm nhập.
Năm 2011, đơn vị này còn giữ lại toàn bộ 8 nghìn tấn xăng và trước nữa, năm 2009, cũng
không tái xuất toàn bộ 6,7 nghìn tấn xăng đã tạm nhập.
.Cơ chế quản lý hiện nay được phản ánh vẫn có nhiều điểm chưa chặt chẽ, sát thực tế, lực
lượng kiểm tra, kiểm soát vẫn chưa tương xứng yêu cầu đề ra, chế tài xử lý các vụ vi phạm
chưa đủ mạnh, đủ sức răn đe, chính sách thuế thay đổi nhanh…Ví dụ, thời điểm hiện nay,
thuế nhập khẩu xăng là 12% nhưng DN lại còn tồn những lô tạm nhập mà chưa thanh khoản
ở thời điểm đầu năm thuế 0%. Giờ chuyển tiêu thụ nội địa, DN sẽ báo thanh khoản lô xăng
dầu nhập ở thời điểm thuế 0% để tiêu thụ trong nước. Về thời hạn nộp thuế, đáng lẽ phải
hoàn thành trong 30 ngày nếu nhập cho tiêu thụ nội địa nhưng nay, DN được 195 ngày mới
phải nộp thuế. Thời điểm này, có thể lãi suất cao hơn nhiều so với tiền phạt chậm nộp thuế
nên khả năng DN chiếm dụng thuế là có, các cơ quan chức năng cũng phản ánh và góp ý về

một số vấn đề được coi là chưa hợp lý, tạo kẽ hở cho các đối tượng lợi dụng trong cơ chế
quản lý, chính sách tạm nhập – tái xuất hiện nay như thời hạn nộp thuế, thời gian cho phép
hàng tạm nhập – tái xuất lưu tại Việt Nam, việc thống kê số lượng, giá trị hàng hóa đăng ký
tạm nhập – tái xuất…
Ông Nguyễn Văn Cẩn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cho rằng, những năm qua,
việc siết chặt quản lý loại hình tạm nhập-tái xuất nói chung được ngành hải quan quyết liệt
thực hiện. Đã có nhiều báo cáo được hải quan gửi tới các ban, ngành và tham mưu cho Bộ
Tài chính để báo cáo Thủ tướng Chính phủ về thực trạng, điều tra, xử lý và kiến nghị giải
pháp quản lý với loại hình tiềm ẩn nhiều nguy cơ thẩm lậu, gian lận này.Năm 2011, Tổng cục
Hải quan đã ban hành hai Kế hoạch số 46, 54 về việc tổng kiểm tra hàng tạm nhập-tái xuất tại
hai cửa khẩu Tp.HCM và Hải Phòng, nơi chiếm tới 80% lượng hàng hóa tạm nhập-tái xuất.
Kết quả, hải quan đã phát hiện 500 containers hàng cấm, ắc quy chì, rác thải, hàng vi phạm
công ước quốc tế Citis...
Sử dụng chiêu bài này, các thương nhân đăng ký tạm nhập đường nguyên liệu để sản xuất ra
sản phẩm khác như sữa, bánh kẹo,… để xuất khẩu; và kể cả tạm nhập đường thô để luyện
thành đường luyện để xuất khẩu. Tuy nhiên, theo nhận định của Hiệp hội mía đường Việt


Nam, phần lớn trong số lượng đường này sẽ không được xuất trở ra. Tình trạng này diễn ra
phổ biến như những vụ việc tạm nhập tái xuất ở cảng Hải Phòng về các cửa khẩu ở Lào Cai
để xuất sang Trung Quốc, nhưng thực chất là đem tháo niêm phong container và đem đi tiêu
thụ nội địa.
Tiếp đó, với Kế hoạch số 98 ra đời tháng 6/2012, việc tăng cường kiểm tra kiểm soát hàng
tạm nhập-tái xuất được thực hiện riêng tại Hải Phòng và một số tỉnh biên giới phía Bắc nhằm
mục tiêu rà soát, đưa vào giám sát tổng thể các lô hàng quá hạn chưa làm thủ tục. Nhiều vi
phạm đã được phát hiện như vận chuyển không đúng tuyến đường, thẩm lậu hàng hóa vào
nội địa...
Ông Nguyễn Văn Cẩn cho biết, cơ quan hải quan cũng đang tiến hành khám 97 containers
nhập từ Mỹ về và “hải quan có đầy đủ thông tin khẳng định đây là những lô hàng cấm, không
được phép nhập khẩu vào Việt Nam”.

Theo đại diện Tổng cục Hải quan, những nhóm mặt hàng trọng tâm vi phạm là hàng cấm,
hàng có thuế suất cao. Doanh nghiệp thường sử dụng nhiều chiêu thức gian lận, như giả mạo
chữ ký, con dấu hải quan. Số liệu được Tổng cục Hải quan công bố, có 125 tờ khai đã được
giám định tại Viện Khoa học hình sự là giả mạo và 121 tờ khai khác có dấu hiệu giả mạo
đang chờ giám định.Trong số những nhóm mặt hàng tạm nhập-tái xuất, dễ gian lận và khó
quản lý nhất chính là mặt hàng xăng dầu. Năm 2009, 11 doanh nghiệp của Việt Nam đã tạm
nhập 2.425,2 nghìn tấn xăng dầu với trị giá 1.137,5 triệu USD nhưng lượng tái xuất là
2.059,6 nghìn tấn (trị giá 1.022,5 triệu USD). Năm 2010, đã có 2.854,1 nghìn tấn xăng dầu
(trị giá 1.827,0 triệu USD) được tạm nhập, nhưng lượng tái xuất lại là 2.358,1 nghìn tấn (trị
giá 1.600,3 triệu USD). Tương tự, trong năm 2011, 11 doanh nghiệp của Việt Nam đã tạm
nhập 2.987,8 nghìn tấn xăng dầu (tương ứng 2.744,7 triệu USD) nhưng lượng tái xuất là
2.407,8 nghìn tấn (trị giá tương ứng là 2.221,1 triệu USD). Trong 6 tháng đầu năm 2012, các
doanh nghiệp của Việt Nam đã tạm nhập 1.725,7 nghìn tấn (trị giá tương ứng là 1.688,3 triệu
USD), nhưng thực tái xuất là 1.180,8 nghìn tấn (trị giá 1.161,2 triệu USD).
Những chênh lệch trong số liệu tạm nhập-tái xuất mặt hàng xăng dầu đã cho thấy một thực tế
là gian lận liên quan tới mặt hàng này đã tồn tại từ lâu. Những lỗ hổng “mở đường” cho


doanh nghiệp gian lận nằm ở những bất cập của các quy định hiện hành, mà không thể tháo
gỡ trong ngày một ngày hai.
Được biết, cơ quan hải quan đang tiến hành tổng rà soát hoạt động tạm nhập-tái xuất xăng
dầu trong 3 năm trở lại đây tại 33 cục hải quan trong cả nước và sẽ có kết quả vào trung tuần
tháng 12/2012.
III: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TỒN TẠI CỦA HOẠT ĐỘNG TẠM NHẬP
TÁI XUẤT TẠI VIỆT NAM
3.1 Đối với các doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực tạm nhập tái xuất
- Siết chặt quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất thông qua việc khắc phục
những lỗ hổng pháp lý và tăng cường kiểm tra, giám sát với những mặt hàng nhạy cảm sẽ
giúp các ngành chức năng tránh được tình trạng bịt chỗ này hở chỗ kia, không cho tạm nhập
tái xuất hàng cấm.

- Cùng với đó, thắt chặt quản lý, không để những doanh nghiệp cạnh tranh không lành
mạnh làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh; thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành
chính, xây dựng các biện pháp quản lý bằng quy chế mới để tạo thuận lợi tối đa cho doanh
nghiệp.
- Việc rút ngắn thời gian lưu hàng tại Việt Nam giúp cho việc giám sát, quản lý hàng
TNTX bớt khó khăn, đồng thời hạn chế việc doanh nghiệp lợi dụng thời hạn lưu hàng hóa dài
để kéo dài thời gian nộp thuế, chiếm dụng thuế của Nhà nước.
- Doanh nghiệp phải có hợp đồng tái xuất và bảo đảm hàng nhập sẽ được xuất đi từ đó
phòng tránh những rủi ro ở những lô hàng phế thải tạm nhập bị doanh nghiệp bỏ lại hay từ
chối nhận hàng.
- Bãi bỏ toàn bộ thủ tục hành chính thẩm định, cấp phép tái xuất hàng hoá qua các cửa
khẩu phụ, điểm thông quan trong khu kinh tế cửa khẩu. Thay vào đó là xây dựng các biện
pháp quản lý bằng quy chế mới để tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp.
- Yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật trong quá
trình hoạt động kinh doanh và tái cơ cấu doanh nghiệp để nâng cao năng lực quản lý và cạnh
tranh; hỗ trợ thông tin, định hướng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu
quốc tế, cửa khẩu chính để đảm bảo ổn định và phòng tránh tối đa những rủi ro trong hoạt


động kinh doanh; tích cực tìm kiếm hợp tác liên doanh, liên kết các doanh nghiệp các nước,
góp phần thúc đẩy sản xuất, tạo giá trị gia tăng và chống buôn lậu.
- Cùng với đó, cho phép các doanh nghiệp được tạm nhập hàng hoá qua biên giới theo
loại hình tạm nhập tái xuất và xuất hàng qua biên giới đối với một số loại hàng hoá thuộc
diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
3.2 Đối với cơ chế quản lý của Nhà nước về vấn đề tạm nhập tái xuất
- Nhà nước cần tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong cơ chế chính; tạo môi trường, điều kiện
thuận lợi khuyến khích doanh nghiệp đưa hàng TNTX từ nước ngoài về cảng, xuất qua biên
giới và phát huy vai trò, lợi thế dịch vụ cảng biển.
- Nhà nước cần ban hành các quy định rõ ràng về tạm nhập tái xuất , ví dụ:



Hàng hóa tạm nhập, tái xuất phải làm thủ tục hải quan khi nhập khẩu vào Việt Nam và



chịu sự giám sát của hải quan cho tới khi thực xuất ra khỏi việt Nam.
Việc thanh toán tiền hàng theo phương thức tạm nhập, tái xuất phải tuân thủ các quy



định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Tạm nhập, tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng xuất
khẩu và hợp đồng nhập khẩu do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước



ngoài. Hợp đồng xuất khẩu có thể ký trước hoặc sau hợp đồng nhập khẩu.
Hàng hóa tạm nhập, tái xuất khi tiêu thụ nội địa phải thực hiện theo cơ chế quản lý
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành.

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, thắt chặt quản lý nhà nước; các địa phương biên giới xây
dựng nghị quyết về phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, quản lý biên giới, địa bàn;
tích cực đề xuất cơ chế chính sách để tham mưu Chính phủ, các bộ, ngành sớm hình thành
Khu hợp tác kinh tế qua biên giới giúp các doanh nghiệp phát triển bền vững và đúng thông
lệ quốc tế; tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh.

Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về hoạt động tạm nhập tái xuất tại Việt Nam, có
thể thấy được thực trạng hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất ở nước ta và những hoạt
động quản lý của nhà nước về hoạt động này. Tuy nhiên bên cạnh những thành công và sự



phát triển thì hoạt động tạm nhập tái xuất ở Việt Nam vẫn còn một số hạn chế cần phải khắc
phục. Nhóm đã đề ra một số biện pháp để hoạt động tạm nhập tái xuất ngày một phát triển
hơn tại Việt Nam.
Tuy đã cố gắng hoàn thành bài thảo luận trong phạm vi khả năng của mình, nhưng bài
còn nhiều thiếu sót. Nhóm chúng em mong được sự thông cảm và chỉ bảo tận tình của cô.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!



×