1
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG
………***………
LÊ THU TRANG
BỆNH QUANH RĂNG VÀ
THỰC HÀNH VỆ SINH RĂNG MIỆNG
CỦA SINH VIÊN Y1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
HẢI PHÒNG NĂM 2015
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
HẢI PHÒNG 2016
2
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG
………***………
LÊ THU TRANG
BỆNH QUANH RĂNG VÀ
THỰC HÀNH VỆ SINH RĂNG MIỆNG
CỦA SINH VIÊN Y1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
HẢI PHÒNG NĂM 2015
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ Y KHOA
CHUYÊN NGÀNH: RĂNG – HÀM – MẶT
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS- TS: PHẠM VĂN LIỆU
HẢI PHÒNG 2016
3
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc đến thầy PGS-TS. Phạm
Văn Liệu - Trưởng khoa Răng- Hàm- Mặt, người đã tận tâm chỉ bảo cho tôi
những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Y
Dược Hải Phòng, đồng thời hướng dẫn tôi tận tình trong suốt quá trình thực
hiện khóa luận này.
Tôi xin được chân thành cảm ơn các thầy cô của khoa Răng- HàmMặt, các thầy cô của nhà trường đã nhiệt tình giảng dạy và hướng dẫn những
kiến thức quý báu cho tôi trong suốt khóa học và hoàn thành khóa luận.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các sinh viên tại
trường Đại học Y Dược Hải Phòng đã tin tưởng, sẵn lòng tham gia nghiên
cứu để giúp tôi thu thập được những số liệu hữu ích, phục vụ cho khóa luận.
Cuối cùng tôi xin giành lời cảm ơn chân thành nhất đối với gia đình,
bạn bè, các anh chị em đồng nghiệp đã giành tình cảm, luôn động viên, khích
lệ và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình làm khóa luận.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 02, tháng 06, năm 2016
Sinh viên
Lê Thu Trang
4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, tất cả các
số liệu trong khóa luận này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất
cứ công trình nghiên cứu nào khác.
Hải Phòng, ngày
tháng
Sinh viên
Lê Thu Trang
năm 2016
5
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
CPITN : Community periodontal index of treatment needs- chỉ
số quanh răng trong cộng đồng và nhu cầu điều trị.
RHM :
Răng hàm mặt.
SKRM : Sức khỏe răng miệng.
TN :
Treatment needs- nhu cầu điều trị.
VLP :
Vùng lục phân.
VSRM : Vệ sinh răng miệng.
QR:
Quanh răng.
VQR:
Viêm quanh răng.
CR:
Cao răng.
MBR:
Mảng bám răng.
6
MỤC LỤC
7
DANH MỤC BẢNG
8
DANH MỤC HÌNH
9
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh quanh răng, hay viêm tổ chức quanh răng là một trong những bệnh
phổ biến ở vùng miệng cùng với bệnh sâu răng. Đặc điểm của bệnh là viêm,
thoái hóa tổ chức quanh răng như lợi, dây chằng quanh răng, xương ổ răng và
xương chân răng, nếu không được điều trị thi tình trạng bệnh nặng dần và dẫn
đến lung lay răng, mất răng hàng loạt. Những người mắc bệnh quanh răng bị
ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng cuộc sống, tùy theo mức độ và giai đoạn.
Điều trị bệnh viêm quanh răng gặp rất nhiều khó khăn do tính chất của bệnh,
do một số yếu tố chi phối như: hiểu biết về bệnh, thực hành phòng bệnh,
phong tục tập quán và điều kiện kinh tế…
Trên thế giới, kết quả điều tra dịch tễ học về bệnh viêm tổ chức quanh
răng của một số nước cho thấy: Ở Ấn Độ, tỷ lệ mắc bệnh viêm tổ chức quanh
răng trong cộng đồng là 96% (năm 1989), ở Nepal tỷ lệ này là 99% ( năm
1986), ở Úc là 63% ( năm 1984), ở Nhật là 88% ( năm 1987), ở Thái Lan theo
kết quả điều tra toàn quốc (1981) thì chỉ có 1% lợi hoàn toàn khoẻ mạnh, 58%
có túi lợi nông và 11% có túi lợi sâu.
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh quanh răng với
các phương pháp, mục tiêu và qui mô khác nhau. Tuy nhiên các cuộc điều tra
này đều cho thấy tỉ lệ mắc bệnh ở mức cao. “Điều tra sức khỏe răng miệng
toàn quốc” của tác giả Trần Văn Tường năm 2001 cho thấy tỉ lệ này là 96.7%,
trong đó có 31,8% số người có túi lợi nông và sâu [32]. Điều tra sức khỏe
răng miệng trong quân đội tháng 10, năm 2004 ở nhóm tuổi 18-55 tỷ lệ bệnh
quanh răng nói chung là 98.7%, trong đó tỉ lệ cao răng là 67.81%, chảy máu
lợi 2.22%, túi lợi nông 26.5%, túi lợi sâu 2.22%. Nguyễn Văn Hợi và cộng sự,
nghiên cứu Thực trạng sức khỏe răng miệng của sinh viên năm thứ nhất
10
trường Đại học Y Hải Phòng năm học 2010-2011 cho thấy 74,17% số sinh
viên được nghiên cứu bị viêm lợi nhẹ, 19,87% bị viêm lợi trung bình và
5,96% bị viêm lợi nặng, 74,66% số sinh viên này cần được lấy cao răng và
hướng dẫn vệ sinh răng miệng [14].
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng là trường đào tạo đa ngành, đa cấp,
tuyển sinh trong cả nước với sự khác biệt về văn hóa, điều kiện, thói quen
cũng như lối sống giữa các vùng, vì vậy mức độ hiểu biết và kiến thức vệ sinh
răng miệng, kiến thức phòng bệnh của các đối tượng giữa các vùng miền là
khác nhau. Khi họ được trở thành sinh viên của một trường Đại học sẽ bắt đầu
một môi trường mới với những điều kiện sống, học tập và sinh hoạt, họ có thể
có thêm những kiến thức, cải thiện thêm về thực hành phòng bệnh và có một
thực trạng sức khỏe tốt hơn. Để phản ảnh được thực tiễn này, đồng thời đề
xuất được nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng cho sinh viên, cần phải có
nghiên cứu khảo sát về sức khỏe răng miệng đối với sinh viên Y1 vào trường
và sinh viên Y6 khi tốt nghiệp.
Đề tài : “ Bệnh quanh răng và thực hành vệ sinh răng miệng của sinh
viên Y1 trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm 2016”.
Thực hiện tại Bệnh viện Đại học Y hải Phòng, với các mục tiêu sau:
1 .Khảo sát thực trạng quanh răng của sinh viên y1 trường Đại học Y
Dược Hải Phòng.
2. Mô tả thực hành vệ sinh răng miệng của đối tượng được nghiên cứu
nhằm đề xuất nhu cầu điều trị và phòng bệnh của đối tượng này.
11
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu và mô học vùng quanh răng:
Vùng QR bao gồm 4 thành phần: lợi, dây chằng QR, xương răng và xương
ổ răng.
Hình 1.1. Minh họa cấu trúc giải phẫu vùng quanh răng
1.1.1. Lợi
Cấu tạo giải phẫu:
Lợi là vùng đặc biệt của niêm mạc miệng, bao bọc quanh xương
ổ răng và răng, ôm sát cổ răng và trải dài từ cổ răng đến đáy
hành lang miệng. Ở phía ngoài cả hai hàm và phía trong của hàm dưới,
lợi liên tục với niêm mạc miệng bởi vùng tiếp nối niêm mạc di động - lợi
12
dính. Ở phía khẩu cái, lợi liên tục với niêm mạc khẩu cái cứng. Lợi được chia
thành hai phần: lợi tự do và lợi dính [30].
Lợi khỏe mạnh có màu hồng, chắc với một bờ lợi mỏng hình rìa lưỡi
dao hay hình vỏ sò ôm xung quanh răng, bề mặt có lấm tấm màu da cam [30].
Cấu trúc mô học:
Lợi bao gồm: Biểu mô lợi, mô liên kết, các mạch máu và thần kinh.
Rãnh lợi
Đường viền lợi
Lợi tự do
Lõm dưới lợi tự do
Lợi dính
Đường nối niêm mạc miệng lợi
Niêm mạc xương ổ răng
Hình 1.2. Cấu tạo giải phẫu lợi
+Mạch máu và thần kinh:
- Mạch máu: Lợi có hệ thống mạch máu rất phong phú.
- Thần kinh: Là những nhánh thần kinh không có bao myelin chạy
trong mô liên kết, chia nhánh tới tận lớp biểu mô [30].
1.1.2. Dây chằng quanh răng
Cấu tạo giải phẫu:
Dây chằng QR là cấu trúc liên kết giữa răng và xương ổ răng. Gồm
nhiều chức năng như cấu tạo, nâng đỡ, bảo vệ, cảm giác và dinh dưỡng. Dây
chằng QR có thể coi như một màng xương của lá sàng huyệt ổ răng, hoạt
động để vô hiệu lực nhai truyền vào cấu trúc xương ổ răng. Độ rộng, chiều
cao và chất lượng của nó quyết định sự di chuyển của răng.
13
Cấu trúc mô học:
Bao gồm các tế bào, sợi liên kết, chất căn bản, mạch máu và thần kinh.
+ Mạch máu và thần kinh:
- Mạch máu: các nhánh từ động mạch răng, động mạch liên xương ổ
răng và trên chân răng, các nhánh của động mạch màng xương.
- Thần kinh: chịu sự chi phối của hai nhóm sợi thần kinh: nhóm thần
kinh cảm giác và nhóm thần kinh giao cảm [10].
1.1.3 Xương răng
Cấu tạo giải phẫu:
Là một mô khoáng hóa phủ lên phần ngà ở chân răng, giới hạn trong bề
mặt chân răng, đường ranh giới men – xương răng là ranh giới phân chia thân
và chân răng giải phẫu.
Cấu trúc mô học:
Xương răng có tính chất lý học và hóa học gần giống các xương khác
nhưng cũng có nhiều khác biệt như: không có hệ thống Havers, mạch máu,
mạch bạch huyết, không trải qua quá trình tiêu, tái cấu trúc sinh lý. Phần trên
chân răng lớp xương răng ko có tế bào, phần dưới dày lên theo tuổi và có
chứa tế bào xương răng [10], [30].
1.1.4. Xương ổ răng
Cấu tạo giải phẫu:
Là một bộ phận của xương hàm tham gia nâng đỡ cho răng. Xương ổ
răng phát triển cùng quá trình hình thành và mọc răng. Nếu răng bị mất thì
xương ổ răng cũng dần dần tiêu đi.
Về giải phẫu, xương ổ răng gồm có:
14
+ Bản xương (có cấu tạo là xương đặc): gồm bản xương trong và bản
xương ngoài.
+ Xương xốp: nằm giữa hai bản xương trên và giữa các lá sàng.
Cấu trúc mô học:
- Cấu trúc của xương vỏ nhìn chung giống như các xương đặc khác,
nghĩa là nó bao gồm các hệ thống Havers.
- Các tế bào chịu trách nhiệm tái cấu trúc: Tạo cốt bào, tế bào xương
non, tế bào xương trưởng thành và hủy cốt bào.
1.2. Bệnh quanh răng
Tổ chức QR có tác dụng chống đỡ răng, giữ răng chắc chắn trên cung
răng, giúp cho răng thực hiện tốt các chức năng, nhất là chức năng ăn nhai.
Lợi ôm sát lấy răng để che chở các mô dễ nhạy cảm bên dưới,
ngăn ngừa không cho vi khuẩn xâm nhập làm hại răng. Bệnh
QR là bệnh có tổn thương ở tổ chức QR, tức là đã có tổn thương một hay
nhiều thành phần trong 4 thành phần cấu tạo trên. Nếu chỉ có tổn thương viêm
ở lợi gọi là viêm lợi. Nếu tổn thương tiếp tục phát triển sâu xuống dưới đến
dây chằng QR và xương ổ răng thì các tổ chức này sẽ bị phá hủy và tạo thành
túi lợi bệnh lý – đặc trưng của bệnh VQR. Khi đã có túi quanh răng, nếu
không được điều trị sớm tích cực thì sẽ sớm dẫn đến mất răng.
Bệnh có 8 triệu chứng:
- Chảy máu lợi khi chải răng.
- Lợi sưng đỏ, dễ chảy máu.
- Cao răng đóng ở cổ răng.
- Hơi thở hôi.
- Ấn vào lợi thấy mủ chảy ra.
- Có cảm giác không bình thường khi nhai.
15
- Răng lung lay.
- Răng di chuyển và thưa ra.
1.2. Bệnh căn bệnh sinh bệnh vùng quanh răng
Các bệnh viêm lợi và VQR đều do tác nhân vi khuẩn, virus hoặc nấm gây
ra, quá trình bệnh lý là do sự tương tác giữa các tác nhân tấn công và hệ thống
miễn dịch của cơ thể. Trong các tác nhân gây bệnh thì vi khuẩn ở mảng bám
răng là căn nguyên thường gặp.
Năm 1965, Loe đã chứng minh ảnh hưởng của MBR tới viêm lợi. Năm
1975, Liondhe đã chứng minh sự liên quan từ viêm lợi dẫn tới VQR ở chó.
Quan niệm mới hiện nay về sinh bệnh học bệnh VQR được thống nhất cho
rằng: sự khởi phát của bệnh cũng như sự chuyển từ từ viêm lợi đến VQR phụ
thuộc vào hai yếu tố chính là :
- Vai trò của vi khuẩn trong MBR, trong đó có những chủng vi khuẩn
đặc hiệu chiếm ưu thế.
- Sự đáp ứng miễn dịch của từng cá thể.
1.2.1. Mảng bám răng
MBR được coi là tác nhân ngoại lai quan trọng nhất trong bệnh sinh
của bệnh QR.
Về cấu tạo, MBR là chất bám dính mềm không màu, gồm các vi khuẩn,
xác vi khuẩn chết trong khung glucoprotein, chất tiết của vi khuẩn và các tế
bào miễn dịch. Trung bình 1 mm3 có 108 vi khuẩn gồm 500 loại khác nhau.
Theo vị trí, người ta chia ra: MBR trên lợi và MBR dưới lợi.
MBR có khả năng gây hại cho vùng QR nhờ 2 cơ chế tác động:
- Tác động trực tiếp là do vi khuẩn sản sinh ra các men, nội độc tố và sản
phẩm đào thải của vi khuẩn trong quá trình sống như NH3, ure, sulfur hydric.
16
- Tác động gián tiếp là do tính chất kháng nguyên của mảng bám vi khuẩn,
kháng nguyên khởi động các phản ứng kháng nguyên – kháng thể, các chất
trung gian hóa học có thể gây hiện tượng tự phá hủy tổ chức ở vùng quanh
răng [5], [39].
1.2.2 Cao răng (CR)
CR được hình thành do MBR bị khoáng hóa, là kết quả của sự lắng
đọng canxi và phosphate của mảng bám vi khuẩn, là tác nhân gây hại sau
MBR. CR bám vào cổ răng và chân răng dẫn đến tình trạng lợi mất chỗ bám
dính gây tụt lợi. Vi khuẩn trên bề mặt CR đi vào bờ lợi, rãnh lợi gây viêm.
Theo vị trí bám, cũng phân ra làm 2 loại CR: CR trên lợi và CR dưới
lợi.
CR xuất hiện sẽ gây các tác hại: giúp vi khuẩn mau chóng xâm nhập
mô nâng đỡ, gây trở ngại cho việc tự làm sạch tại chỗ, bệnh nhân khó loại trừ
mảng bám hơn [10].
1.2.3 Vi khuẩn trong mảng bám răng
Những nghiên cứu gần đây đã chỉ rõ một số thành phần của hệ vi khuẩn
QR là những tác nhân gây bệnh làm phát sinh và phát triển bệnh QR. Carlos
và cộng sự (1988) đã tìm ra được sự hiện diện của P. Intermedia cùng với
chảy máu lợi và cao răng, có liên quan đến mất bám dính ở nhóm thanh thiếu
niên Navajo tuổi từ 14 – 19.
Nhiều vi khuẩn đặc hiệu như Porphyromonas gingivalis, Actinombacillus
actinomycetemcomitan, Prevotella intermedia, Bacteroides forsythus và một
số loại vi khuẩn khác như Fusobacterium nucleatum, xoắn khuẩn
Spirochetes ...là những nguyên nhân chính gây bệnh QR [30].
1.2.4 Sự đáp ứng miễn dịch của từng cá thể
17
Phản ứng miễn dịch của vùng QR là có tác dụng và ý nghĩa nhất trong
sự bảo vệ các tổ chức QR, chống lại MBR. Phản ứng miễn dịch gồm 2 loại:
đặc hiệu và không đặc hiêu.
- Miễn dịch không đặc hiệu: nước bọt và các thành phần trong nước bọt
có tác dụng sát trùng, làm tiêu vi khuẩn bằng các enzym, đại thực bào và
globulin.
- Miễn dịch đặc hiệu gồm: miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.
1.3. Phân loại bệnh quanh răng
ViÖc ph©n lo¹i bÖnh QR có ý nghĩa quan trọng trong việc chÈn ®o¸n, tiên
lượng và làm kế hoạch ®iÒu trÞ. Có rất nhiều cách phân loại bệnh, nhưng theo
xu hướng chung và các quan điểm hiện đại, người ta chia ra làm hai loại
chính là các bệnh của lợi và các bệnh của cấu trúc chống đỡ răng [30].
Các bệnh lợi bao gồm các bệnh mà chỉ có tổn thương ở lợi.
Các bệnh của cấu trúc chống đỡ răng bao gồm các bệnh liên quan tới các
cấu trúc nâng đỡ răng như: dây chằng QR, xương ổ răng và xương răng.
Phân loại theo Hội nghị Quốc tế về các bệnh QR năm 1999, gồm 8 nhóm
bệnh sau:
- Các bệnh lợi.
- Viêm quanh răng mạn.
- Viêm quanh răng phá hủy.
- Viêm quanh răng là biểu lộ của các bệnh toàn thân.
- Các bệnh quanh răng hoại tử.
- Các áp xe vùng quanh răng.
- Viêm quanh răng do các tổn thương nội nha.
- Các biến dạng và tình trạng mắc phải hay trong quá trình phát triển
[30].
18
1.4. Dịch tễ học và nhu cầu điều trị
1.4.1 Trên thế giới
Bệnh răng miệng là bệnh phổ biến và có tính toàn cầu.
Năm 1986 tổ chức y tế thế giới đã xếp vào loại tai hoạ thứ 3
về bệnh tật của loài người, sau bệnh tim mạch và ung thư.
Bệnh răng miệng nói chung và bệnh QR nói riêng cho tới
nay vẫn rất phổ biến, có xu hướng lan rộng và tiến triển rất
phức tạp. Bệnh liên quan tới tuổi, giới, điều kiện kinh tế xã
hội, vùng địa lý....
Các nghiên cứu trước về dịch tễ học trước đây đã nhấn
mạnh tính phổ biến của bệnh, năm 1955, Marshall – Day đã
cho thấy có 90% người lớn ở tuổi 40 có bệnh QR. Sự khởi đầu
phá hủy QR xảy ra phổ biến nhất ở người lớn trẻ tuổi. Sau đó
thì cả tỷ lệ mắc và mức độ nặng đều tăng lên theo tuổi và có
biểu hiện lâm sàng rõ ở tuổi tứ tuần [30].
Trên thế giới theo nghiên cứu về tình hình sức khỏe răng miệng, tỉ lệ
bệnh QR tương đối cao. Năm 1989, Brown báo cáo một điều tra ở
Mỹ cho thấy tỉ lệ người có VQR cũng khá cao, từ 29% ở tuổi 19
– 44, 50% ở tuổi từ 45 trở lên [30].
So với các châu lục trên thế giới thì các nước châu Á tình hình bệnh
QR vẫn ở mức nghiêm trọng. Năm 1984 tỷ lệ phần trăm người lành
thấp: dưới 3% (kết quả điều tra ở một số nước và khu vực đại diện như Nhật
Bản, Nepan, Srilanca và Hồng Kông), còn ở các châu lục khác thì tỉ lệ này
cao hơn như châu Âu: 4,57% (thông qua kết quả điều tra tại Hà Lan - 1981,
Phần Lan - 1984, Hungari - 1984, Bồ Đào Nha - 1984, Tây Ban Nha - 1984,
Italia - 1985 và Hylạp - 1985), châu Úc: 11% (kết quả điều tra của đại diện
Australia 1984) [53]. Trung bình VLP lành/người (code 0) thấp, (chỉ
19
chiếm khoảng 0.08) và số trung bình VLP bệnh lý/người còn ở
mức báo động [1], [24].
Các nước Đông Nam Á cũng không nằm ngoài tình trạng
trên. Tỉ lệ phần trăm người lành có mức trung bình là 6% (qua
điều tra tại Thái Lan 1982, Indonesia 1984). Thái Lan là một
nước có công tác chăm sóc sức khỏe răng miệng cộng đồng
tốt, nhưng theo kết quả điều tra toàn quốc thì mới chỉ có 1%
lợi hoàn toàn khoẻ mạnh, 58% có túi lợi nông và 11% có túi
lợi sâu [1], [39].
1.4.2 Ở Việt Nam
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu điều tra
về bệnh QR, chúng đều cho kết quả là tỉ lệ mắc bệnh QR ở
nước ta còn cao.
Theo kết quả điều tra cơ bản trong toàn quốc tiến hành
từ năm 1981 - 1983 của viện RHM Trung Ương, Nguyễn Văn
Cát và cộng sự cho thấy tỉ lệ mắc bệnh ở miền Nam là 91.3%,
còn ở miền Bắc là 82.1% [2].
Trong một điều tra riêng rẽ về bệnh QR ở các tỉnh phía nam
Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Cẩn và cộng sự cho
thấy tỉ lệ người có CR rất cao, gặp ở hầu hết các lứa tuổi, viêm
lợi luôn đi đôi với CR, 1/3 số viêm lợi sẽ tiến triển sang VQR
[3].
Mẫu điều tra cơ bản sức khỏe răng miệng ở Việt Nam năm
1990, tỉ lệ viêm lợi ở lứa tuổi 15 là 97.22%. Mẫu điều tra cơ
bản tình trạng sức khỏe răng miệng ở Việt Nam năm 1991, tỉ
lệ viêm lợi là 97.26% [24]. Cũng vào năm này, theo điều tra
cơ bản sức khỏe răng miệng quốc gia của viện răng hàm mặt
20
Thành phố Hồ Chí Minh, lứa tuổi 35 – 44 tỉ lệ bệnh QR là
99.03% [3].
Kết quả điều tra cơ bản SKRM các tỉnh phía Bắc năm 1995
cho thấy tỉ lệ người có tổ chức QR hoàn toàn khoẻ mạnh ở 3
nhóm tuổi 12, 15, 34-44 là rất thấp chưa quá 3%. Chương
trình điều tra SKRM toàn quốc năm 2000 do Việt Nam và Úc
hợp tác cũng cho kết quả là > 90% người được khám bị viêm
lợi và VQR, chỉ số CPITN (1 – 4) > 97% [32].
Theo các tác giả Trần Văn Trường, Lâm Ngọc Ấn, Trịnh
Đình Hải trong báo cáo điều tra SKRM toàn quốc năm 2001 thì
tỉ lệ người có bệnh QR rất cao ở mức 96.7% trong đó 31.8% có
túi lợi bệnh lý nông và sâu [32].
Ở Việt Nam, các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ chảy máu lợi khi thăm khám
túi lợi bệnh lý ở lứa tuổi 15 -19 rất thấp (0-4%), tỉ lệ CR ở lứa tuổi này rất cao
(78-96%). Với kết quả này có thể xếp Việt Nam nằm trong 10% quốc gia trên
thế giới có tỉ lệ CR cao nhất ở thanh thiếu niên. Tỉ lệ CR ở người trưởng
thành Việt Nam cũng rất cao (97%-100%), xếp trong danh sách 20% quốc gia
trên thế giới có tỉ lệ CR cao nhất ở người trưởng thành [32].
Như vậy những số liệu trên đều cho thấy tỉ lệ người mắc bệnh QR cao,
thậm chí ở mức báo động. Các nghiên cứu nhằm làm sang tỏ bệnh lý này,
cũng như góp phần giúp cho công tác dự phòng và điều trị bệnh QR đạt hiệu
quả cao càng cần được chú ý hơn bao giờ hết.
1.5 Thực hành vệ sinh răng miệng
Mục đích của việc dự phòng bệnh QR là bảo vệ răng cho cộng đồng để
giữ răng tồn tại suốt đời, càng nhiều răng càng tốt. Như ta đã biết, nguyên
nhân của bệnh QR là mảng bám vi khuẩn, mảng bám gây ra viêm lợi và từ đó
21
mới phát triển thành nhiều hình thức bệnh QR khác. Loại bỏ mảng bám để
điều trị phòng ngừa viêm lợi phải là mục tiêu chính của mọi biện pháp dự
phòng bệnh QR.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là bước cơ bản quyết định sự
thành công trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh QR, để làm
sạch các mảng bám thức ăn trên. Cụ thể là chải răng đúng
phương pháp, kỹ thuật, không chải răng bằng phương pháp
chải ngang vì khó làm sạch được các mảng bám ở viền lợi,
khe răng, mặt khác dễ gây hại lợi và răng; nên chải theo
chiều dọc từ viền lợi đến bờ cắn của răng, bàn chải được đặt
nghiêng sao cho có thể chải bờ viền giữa răng và lợi, lấy sạch
các mảng bám. Ngoài ra, các biện pháp khác cũng góp phần
loại trừ MBR như: sử dụng chỉ tơ, bàn chải kẽ… giúp loại bỏ
mảng bám cơ học - lấy đi các mảnh vụn thức ăn gây tích tụ
mảng bám ở kẽ răng, hay nước súc miệng - loại bỏ hóa học do
làm kìm hãm vi khuẩn trong miệng, ngăn cản sự định cư vi
khuẩn ở bề mặt răng, ức chế sự hình thành mảng bám…vv.
Về thực hành, xuất phát từ sự hiểu biết và có kiến thức sẽ
dẫn đến thực hành của đối tượng, kiến thức và hiểu biết đúng
sẽ có thực hành đúng và ngược lại. Tìm hiểu về kiến thức, thái
độ, thực hành về CSRM của sinh viên là việc làm cần thiết,
đặc biệt là đánh giá mối liên quan với bệnh QR, giúp chúng ta
đề xuất được nhu cầu điều trị, phòng bệnh và tìm ra được
những biện pháp can thiệp đúng đắn, thích hợp.
22
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Là sinh viên Y1 trường đại học Y Dược Hải Phòng.
* Tiêu chuẩn lựa chọn :
- Sinh viên y1 đến khám sức khỏe tại Bệnh viện Đại học Y Dược Hải
Phòng.
- Tự nguyện tham gia nghiên cứu.
* Tiêu chuẩn loại trừ :
- Không khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược Hải Phòng.
- Không đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 10/2015 đến tháng 2/2016.
- Địa điểm: Bệnh viện trường Đại Học Y Dược Hải Phòng.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.3.2. Ước lượng cỡ mẫu
Z12−α / 2
n=
p (1 − p )
d2
n : Cỡ mẫu của đối tượng sinh viên
α : Mức ý nghĩa thống kê ; α =0.05 thì hệ số giới hạn tin cậy
23
Z1- α/2 = 1.96
p : Tỉ lệ sinh viên bị mắc bệnh viêm quanh răng
p ước tính= 0.74 [14]
d : Mức dung sai, chọn d = 0.05
Từ công thức trên tính được số đối tượng nghiên cứu là 296.
Tiến hành khám trên 300 sinh viên.
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu theo phương pháp ngẫu nhiên đơn. 600 sinh viên cùng được
bốc thăm từ số 1 đến số 600, sau đó chọn sinh viên có số lẻ vào nghiên cứu.
2.3.4. Phương pháp thu thập thông tin
- Sử dụng bộ câu hỏi, bút ghi và phiếu khám để thu thập thông tin.
+ Bộ câu hỏi về thói quen chăm sóc răng miệng
- Sử dụng ghế nha khoa, dụng cụ khám để đánh giá tình trạng cao răng,
chảy máu lợi và túi lợi bao gồm:
+ Bộ khay khám răng: gương, thám trâm, cây thăm dò nha chu,…
+ Dụng cụ để khử khuẩn.
+ Các dụng cụ khác như bông, cồn, găng tay, khăn lau tay.
Hình 2.1. Bộ dụng cụ khám răng
24
2.4. Tiến trình nghiên cứu
2.4.1 Tập huấn nhóm nghiên cứu, thống nhất, khám đánh giá thử
2.4.2 Phỏng vấn kiến thức thực hành VSRM của sinh viên theo phiếu điều
tra
2.4.3 Khám lâm sàng
• Khám ngoài miệng.
• Khám trong miệng:
- Khám mô mềm: niêm mạc di động (phanh môi, má, lưỡi), các lỗ ống
tuyến nước bọt...
- Khám mô cứng: tình trạng các răng (sâu răng, hàn răng, mất răng,..).
- Khám nha chu: (chỉ số lợi, chỉ số quanh răng, cao răng, túi lợi, tụt lợi,
lung lay răng...)
Hình 2.3. Xác định độ sâu thăm khám
* Dụng cụ: Cây đo túi lợi của Tổ chức y tế thế giới.
25
`
Hình 2.2. Cây sonde nha chu thăm khám
- Đánh dấu: Đầu tròn với các khoảng 3.5; 2; 3.0 và 3.0 mm (tổng cộng
là 11.5mm).
- Đầu làm việc hình tròn, đường kính 0.5mm giúp phát hiện cao răng,
các bề mặt ráp khác và giúp đo chính xác.
* Sử dụng cây đo túi lợi:
- Xác định độ sâu thăm khám, chảy máu và cao răng.
- Cầm cây thăm dò sao cho trục của phần đầu cây thăm dò song song
với trục của răng được khám, đưa đầu cây thăm dò vào trong túi lợi ở 6 điểm
cho mỗi răng khám (gần ngoài, giữa ngoài, xa ngoài, gần trong, giữa trong và
xa trong). Khi thao tác phải hết sức cẩn thận nhẹ nhàng, tránh dùng lực quá
mạnh sẽ làm bệnh nhân đau và chảy máu. Lực dung để thao tác không vượt
quá 15 – 25 gram. Trước khi thăm khám cần thử nghiệm lực bằng cách: đưa
đầu cây thăm dò lách vào kẽ móng tay nhẹ nhàng, ấn nhẹ khi thấy trắng phần
móng tay đó mà không gây đau là được.
- Nhìn cột màu để phát hiện độ sâu < 3.5mm, 3.5 – 5.5mm, > 5.5 mm.
2.4.4 Ghi số liệu vào phiếu khám
2.4.5 Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0