Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Tiểu luận nghiệp vụ ngân hàng thương mại mối quan hệ vốn chủ sở hữu lợi nhuận và rủi ro trong ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.77 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
BỘ MÔN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


ĐỀ TÀI 2:

MỐI QUAN HỆ VỐN CHỦ SỞ HỮU, LỢI NHUẬN
VÀ RỦI RO TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
GVHD: PGS.TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG
NHÓM 7 – GIẢNG ĐƯỜNG A314 – CHỦ NHẬT
Danh sách nhóm:
1.
2.
3.
4.
5.

Đặng Thị Ngọc Hân
Ôn Quỳnh Như
Phạm Thị Kim Thoa
Nguyễn Ngọc Phương Quỳnh
Nguyễn Thị Hiếu

TP. HỒ CHÍ MINH
Tháng 5, 2016


MỤC LỤC
Câu 1: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại........1
Câu 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro của ngân hàng thương mại ..............9


Câu 3: Mối quan hệ giữa vốn là lợi nhuận trong ngân hàng thương mại.........14
Câu 4: Mối quan hệ giữa vốn và rủi ro trong ngân hàng thương mại................18
Câu 5: Basel quy định về tỷ lệ vốn an toàn trong hoạt động ngân hàng như thế
nào?.........................................................................................................................20
Câu 6: Thực trạng áp dụng Basel tại Việt Nam...................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................27


CÂU 1: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Lợi nhuận của ngân hàng thương mại:


Theo nghĩa hẹp: Lợi nhuận NHTM là chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả
hoạt động kinh doanh của NHTM. Gia tăng lợi nhuận không những giúp
ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh mà còn để gia tăng thu
nhập cho các cổ đông, nâng cao phúc lợi và khen thưởng cho người lao
động, ổn định nhân sự, ổn định tổ chức và nâng cao thương hiệu và uy tín



của ngân hàng. (Nguyễn Đăng Dờn, 2012).
Theo nghĩa rộng, ý nghĩa về lợi nhuận của NHTM rất đặc biệt, lợi nhuận
không chỉ phản ảnh hiệu quả hoạt động của từng NHTM riêng lẻ, mà hiệu
quả hoạt động của cả hệ thống NHTM trong nền kinh tế. Hoạt động của
NHTM không chỉ mang lại lợi nhuận cho nhân viên và các cổ đông của ngân
hàng, rộng hơn nữa nó còn mang lại lợi ích cho khách hàng, cho nền kinh tế
quốc gia. (Nguyễn Đăng Dờn, 2012)
Bài nghiên cứu: Ong Tze San & Teh Boon Heng (2012), Factors affecting


the profitability of Malaysia commercial banks, African Journal of Business
Management, 7(8): 649-660
Ong Tze San và The Boon Heng nghiên cứu: những yếu tố tác động đến lợi
nhuận các ngân hàng thương mại Malaysia, trong giai đoạn 2003 đến năm 2009.
Nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy với ba chỉ số đại diện là: tỷ suất lợi
nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và thu
nhập lãi cận biên (NIM) để đo lường các yếu tố tác động đến lợi nhuận các ngân
hàng thương mại Malaysia. Theo kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả thì ROA là
Trang 3


chỉ tiêu đo lường lợi nhuận tốt nhất. Mô hình ROA cho R2 cao nhất và nó được
giải thích tốt hơn bởi các yếu tố quyết định cụ thể của ngân hàng và các yếu tố kinh
tế vĩ mô đã được sử dụng trong bài phân tích.
Mô hình:
Profitability = X0 + X1(EA)+ X2(LLR)+ X3(COSR + X4(LIQ)+ X5(SIZE)+ X6(GDP)+ X7(CPI)

Trong đó:




Biến phụ thuộc: Lợi nhuận = Lợi nhuận trên tài sản (ROA), lợi nhuận trên
vốn chủ sở hữu (ROE) hay thu nhập lãi cận biên (NIM)
Biến độc lập:
EA = Tỷ lệ vốn chủ sở hữu và tài sản;
 LLR = tỷ lệ dự phòng rủi ro trên nợ xấu;
 COSR = Chi phí trên thu nhập;
 LIQ = Hệ số thanh toán ngắn hạn= tỷ lệ tổng tài sản lưu động và tổng nợ





ngắn hạn;
SIZE = tổng tài sản của Ngân hàng;
GDP = tốc độ tăng trưởng GDP;
CPI = chỉ số giá tiêu dùng

Các giả thuyết được đưa ra:


H1: lợi nhuận ngân hàng có một mối quan hệ tích cực với tỷ lệ vốn chủ sở



hữu trên tài sản (EA).
H2: lợi nhuận ngân hàng có một mối quan hệ tích cực với trích lập dự phòng



rủi ro trên nợ xấu (LLR).
H3: Chi phí trên thu nhập (COSR) có một mối quan hệ nghịch với lợi nhuận



ngân hàng.
H4: Hệ số thanh toán ngắn hạn (LIQ) có một mối quan hệ nghịch với lợi
nhuận ngân hàng.

Trang 4





H5: lợi nhuận ngân hàng có một mối quan hệ tích cực với tổng tài sản của



ngân hàng
H6: lợi nhuận ngân hàng có một mối quan hệ tích cực với tốc độ tăng trưởng



GDP
H7: lợi nhuận ngân hàng có một mối quan hệ tích cực với lạm phát.
Mẫu và dữ liệu: nghiên cứu này sử dụng bảng là sự kết hợp của dữ liệu thời

gian và dữ liệu chéo. Dữ liệu được thu thập từ các ngân hàng thương mại trong
nước và nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng của Malaysia từ năm 2003
đến năm 2009. Các dữ liệu được thu thập từ BANKSCOPE nơi mà thông tin được
cung cấp và biên soạn bởi Ngân hàng Phân tích tín dụng Quốc tế (IBCA).
BANKSCOPE là một công cụ phân tích tài chính hoàn chỉnh, trong đó kết hợp các
thông tin về 29.199 ngân hàng trên toàn thế giới với một chương trình phần mềm
phân tích tài chính. Dữ liệu của bảy năm đã được chọn vì AmBank (M) Bhd được
thành lập vào năm 2002 như là một kết quả của việc sáp nhập và mua lại, do đó các
dữ liệu chỉ có sẵn trong năm 2003. Dữ liệu liên quan đến các biến Malaysia đã
được thu thập từ các website chính thức của Sở thống kê Malaysia. Có 23 ngân
hàng thương mại trong nước và nước ngoài tại Malaysia. Tuy nhiên, chỉ có 20
ngân hàng thương mại (9 trong nước và 11 nước ngoài đã được sử dụng trong
nghiên cứu này. Bangkok Bank Bhd, Ngân hàng Công thương Trung Quốc (M)

Bhd, và Ngân hàng Trung Quốc (M) Bhd bị loại trừ vì dữ liệu không đầy đủ. Tổng
cộng có 140 quan sát thu được trong giai đoạn 2003-2009.
Bài nghiên cứu nhận định rằng các yếu tố như tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu có
ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của ngân hàng. Vốn chủ sở hửu của các ngân
hàng có ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của ngân hàng, vốn kinh doanh (tổng
tài sản) có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng trong khi các yếu tố

Trang 5


quyết định đến kinh tế vĩ mô như tăng trưởng GDP và lạm phát không có ảnh
hưởng đáng kể tới hiệu suất sinh lời.


EA là một yếu tố quyết định quan trọng trong hoạt động lợi nhuận ngân
hàng, ngân hàng có mức vốn hóa cao có thể chịu được rủi ro tài chính, ít gặp
rủi ro thanh khoản và ít chi phí tài trợ từ bên ngoài,và do đó đạt được hiệu
suất lợi nhuận cao hơn. Điều này làm tăng sự tự tin của người gửi tiền để



tiếp tục gởi tiền cho ngân hàng.
Một yếu tố quyết định mô hình ROA là LLR. LLR có một mối quan hệ
nghịch đảo với ROA. LLR cao có nghĩa là các ngân hàng phải trích lập dự
trữ nhiều hơn để dự phòng các khoản nợ xấu và làm giảm lợi nhuận của



ngân hàng.
COSR có một mối quan hệ nghịch biến và rất có ý nghĩa với mô hình ROA.

Điều này gợi ý rằng COSR là một biến số cần thiết trong ROA đo lường lợi
nhuận ngân hàng. Ngân hàng quản lý chi phí một cách hiệu quả sẽ có một



COSR thấp và sẽ làm khả năng sinh lời cao hơn.
LIQ là yếu tố quyết định trong đo lường lợi nhuận ROA. Điều này ngụ ý
rằng LIQ cải thiện hiệu suất lợi nhuận của các ngân hàng. Các ngân hàng có
tài sản thanh khoản cao sẽ hạ thấp nguy cơ phải phá sản vì chúng có thể chịu
được rủi ro tài chính. Họ có thể làm giảm chi phí vay từ bên ngoài và kết quả



lợi nhuận cao hơn. Do đó, chúng ta nên giữ đủ tài sản lưu động.
SIZE là yếu tố quyết định lợi nhuận của ngân hàng. Nó ảnh hưởng tích cực
đến lợi nhuận ngân hàng và ngụ ý rằng các ngân hàng quy mô lớn có nhiều



lợi nhuận hơn so với các ngân hàng nhỏ.
Các biến kinh tế vĩ mô như tăng trưởng GDP và lạm phát không ảnh hưởng
đến hiệu suất lợi nhuận. Những phát hiện trong bài nghiên cứu này khác so
với các nghiên cứu trước đây đã tìm thấy rằng tốc độ tăng trưởng GDP và
lạm phát ảnh hưởng rõ đến hoạt động của ngành ngân hàng. Đối với các
ngân hàng thương mại Malaysia, tăng trưởng GDP và lạm phát không phải
Trang 6


là yếu tố quyết định lợi nhuận trong bất kỳ biện pháp mô hình bằng ROA,
ROE, và tỷ lệ NIM.

Bài nghiên cứu: Qinhua Pan, Meiling Pan (2014), The impact of macro
factors on the profitability of China’s commercial banks in the decade after WTO
accession, Open Journal of Social Sciences, 2014, 2, 64-69
Khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại của Trung Quốc đã tăng
lên đáng kể kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Bài viết
nghiên cứu sự tác động của các yếu tố vĩ mô đến lợi nhuận của các ngân hàng
thương mại Trung Quốc trong những thập kỷ sau khi gia nhập WTO, nghiên cứu
này được phân tích thực nghiệm trên một bảng dữ liệu bất cân xứng của 10 ngân
hàng Trung Quốc giai đoạn 1998- 2012. Mô hình này có lợi nhuận trên tài sản là
biến phụ thuộc và có GDP, tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng cung tiền, lãi suất và tổng
vốn hóa thị trường của cổ phiếu là biến độc lập.
Nghiên cứu ảnh hưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP), tăng trưởng cung
tiền, lãi suất cho vay, tỷ lệ lạm phát và tổng vốn hóa thị trường lên ROA và để
kiểm tra ảnh hưởng của điều kiện kinh tế vĩ mô lên lợi nhuận của các ngân hàng
thương mại, mô hình hồi quy sau đây được thành lập:
ROAi,t = β 0 + β1GDPt + β 2INFt + β3M1t + β 4Rt + β5LNSTOCKt + µi,t

Trong đó:



I: đại diện cho các ngân hàng khác nhau;
T: đại diện cho các năm khác nhau;
ROAi,t: là biến phụ thuộc, đại diện cho ROA của ngân hàng i trong khoảng



thời gian t; β0 là thuật ngữ chặn;
µi,t là sai số;





Trang 7




Các biến còn lại là các biến giải thích và ý nghĩa cụ thể được thể hiện trong
bảng dưới đây:

Biến

Đại diện

Định nghĩa

Lợi nhuận ngân hàng

ROA

Lợi nhuận trên tổng tài sản

Tăng trưởng kinh tế

ln GDP

Ln (GDP)

Chính sách tiền tệ


MI

Tăng trưởng cung tiền

Lạm phát

INF

Lạm phát

Phát triển thị trường tài chính

LNStock

Ln (Tổng vốn hóa thị trường)

Xem xét tính đại diện, sẵn có và tính toàn vẹn của dữ liệu, nghiên cứu này sử
dụng dữ liệu của 10 ngân hàng thương mại của Trung Quốc trong giai đoạn 1998 –
2012, và giá trị ROA tính theo báo cáo hàng năm của các ngân hàng này. Có 4 ngân
hàng thương mại nhà nước, cụ thể là Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân
hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Xây dựng
Trung Quốc. Có 6 ngân hàng thương mại cổ phần, cụ thể là China Merchants Bank,
Ngân hàng Minsheng, Ngân hàng Phát triển Thượng Hải Phố Đông, Ngân hàng
công nghiệp, Ngân hàng Phát triển Thâm Quyến và Trung Quốc Ngân hàng CITIC.
Trong bài nghiên cứu này, Eviews được sử dụng như phần mềm phân tích
hồi quy. Để so sánh, nghiên cứu sử dụng logarit tự nhiên của GDP và tổng vốn hóa
thị trường của cổ phiếu. Để xác định mô hình hồi quy, trước hết, tác giả sử dụng Ftest để kiểm tra mô hình khác nhau, hệ số, mô hình đánh chặn biến và mô hình hồi
Trang 8



quy hỗn hợp. Khi nói đến hồi quy tác động cố định và các hồi quy tác động ngẫu
nhiên, nghiên cứu sử dụng thử nghiệm Hausman. Trong điều kiện đó giả thuyết là
mô hình tác động ngẫu nhiên, giá trị P lớn hơn 0.05 vì vậy giả thuyết không thể bị
bác bỏ.
Có thể nhìn thấy trong hình dưới đây, ROA của các ngân hàng thương mại
của Trung Quốc đang tăng đều đặn. Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001, do
đó ngành ngân hàng phải chịu những cú sốc nhất định, kết quả trong một vài năm
ROA tương đối thấp. Sau đó, các ngân hàng thương mại nhà nước của Trung Quốc
bắt đầu cải cách cổ phần từ năm 2003 trở đi, dẫn đến sự gia tăng lợi nhuận trên tài
sản. ROA đạt 1,33 trong năm 2012.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố kinh tế vĩ mô không có tác động
đáng kể đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại. Tăng trưởng, lạm
phát, lãi suất cho vay dài hạn và tăng trưởng cung tiền có mối tương quan thuận
với lợi nhuận ngân hàng, trong khi tổng vốn hóa thị trường chứng khoán có một
mối tương quan nghịch với lợi nhuận ngân hàng. Trong số các biến kinh tế vĩ mô

Trang 9


được lựa chọn, ảnh hưởng của tăng trưởng cũng tiền là rõ ràng nhất. Vì vậy bài
viết này đưa ra ba đề xuất:


Đẩy mạnh đổi mới tài chính và chiến lược đa dạng hóa: đổi mới tài chính là
sự thay đổi của hệ thống tài chính và việc bổ sung các công cụ tài chính mới
để có được lợi nhuận tiềm năng mà hiện tại các tổ chức tài chính hiện hành
và các công cụ tài chính không thể đạt được. Đổi mới tài chính có thể làm
giảm nguy cơ của các ngân hàng thương mại; giảm chi phí và nâng cao hiệu

quả kinh tế; hướng dẫn các dòng vốn và tối ưu hóa việc phân bổ thị trường
của tài nguyên. ngân hàng thương mại của Trung Quốc nên đẩy nhanh tốc
độ đổi mới tài chính và tạo ra các sản phẩm tài chính đa dạng để đáp ứng
nhu cầu của người tiêu dùng để duy trì bất khả chiến bại trong cuộc canh



tranh này.
Phát triển kinh doanh trung gian: Trung Quốc điều chỉnh kinh tế vĩ mô nhiều
lần thông qua chính sách tiền tệ chặt chẽ, trong đó có một tác động tiêu cực
đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại. Để thay đổi tình trạng thụ
động này, các ngân hàng thương mại của Trung Quốc nên phát triển kinh



doanh trung gian
Cải thiện khả năng kiểm soát rủi ro: khi tăng trưởng kinh tế chậm lại, lợi
nhuận của các ngân hàng thương mại của Trung Quốc đã giảm đáng kể. Để
đối phó với tình trạng kinh tế vĩ mô bất lợi này, các ngân hàng thương mại
cần phải cải thiện khả năng kiểm soát rủi ro; giảm tỷ lệ nợ xấu; nâng cao
chất lượng tài sản và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.
Với sự phát triển của sự đổi mới tài chính, ngân hàng thương mại của Trung

Quốc sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Hiện nay, khái niệm kiểm soát rủi ro
của các ngân hàng thương mại của Trung Quốc tụt hậu và kiến trúc của hệ thống

Trang 10


kiểm soát rủi ro là không đầy đủ, gây thiệt hại đến lợi nhuận của các ngân hàng

thương mại
CÂU 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN RỦI RO CỦA NGÂN
HÀNG.
Bài nghiên cứu: Michael Salkeld (2011), Determinants of Banks' Total
Risk: Accounting Ratios and Macroeconomic Indicators
Nghiên cứu này phân tích giao dịch công khai của các ngân hàng tại Mỹ từ
năm 1978 đến năm 2010. Các tỷ lệ khác nhau và các chỉ số kinh tế vĩ mô được sử
dụng như các proxy cho các tác động của hoạt động ngân hàng riêng lẻ và những
thay đổi trong môi trường kinh tế. Rủi ro tổng thể được đo bằng độ lệch chuẩn của
ROA và ROE, hồi quy so với tỷ lệ tài chính và các chỉ số kinh tế để xác định các
thành phần quan trọng trong tổng rủi ro. Quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở
hữu/tài sản, tỷ lệ tổn thất cho vay, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ cho vay so với tài sản,
tăng trưởng GDP thực , tăng trưởng cung tiền và lãi suất tất cả có liên quan đáng
kể với tổng rủi ro. Nghiên cứu thấy rằng những thay đổi trong môi trường kinh tế
trong thực tế liên quan đáng kể đến tổng mức độ rủi ro của ngân hàng, sau đó cho
thấy ở các nước đang đi qua một cuộc suy thoái kinh tế, các ngân hàng có thể điều
chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp để bảo vệ chống lại mức độ rủi ro cao hơn.
Mẫu nghiên cứu bao gồm 326 ngân hàng Mỹ được phân tích qua các thời kỳ
theo quý từ năm 1978 đến năm 2010. Các ngân hàng được sử dụng trong nghiên
cứu này được công khai giao dịch và phân loại như các ngân hàng lớn trong ngành
tài chính của Sở giao dịch Nasdaq.
Mô hình nghiên cứu:

Trang 11


SDROE = β0 - β1Size - β2Equity/Asset + β3 Loan Loss - β4Liquidity + β5 Loan/Asset β6Dividend Payout - β7GDP Growth +/- β8M2 Growth + β9Interest Rate Gap+ εi

Trong đó:



Biến phụ thuộc: độ lệch chuẩn 3 năm của lợi nhuận trên vốn cổ phần
(SDROE) là dung để đo tổng rủi ro. Một biện pháp thay thế tổng rủi ro là độ
lệch chuẩn ba năm của lợi nhuận trên tài sản (SDROA) cũng sẽ được sử
dụng trong nghiên cứu này để kiểm tra sự vững của các kết quả. Những sự
trễ độ lệch tiêu chuẩn ba năm của biến lợi nhuận đo biến động trong tỷ lệ thu
nhập ngân hàng trong để nắm bắt được mức độ rủi ro tổng thể cho một ngân



hàng không bị ảnh hưởng bởi những biến động ngắn hạn.
Biến độc lập: đại diện cho dữ liệu kế toán từ báo cáo tài chính và các chỉ số



kinh tế vĩ mô để phản ánh những thay đổi trong môi trường kinh tế.
Size (quy mô ngân hàng): tính bằng log của tổng tài sản dùng để đo lường



quy mô ngân hàng;
Equity Asset (Vốn chủ sở hữu): Tổng số vốn chủ sở hữu /Tổng tài sản xác



định phần trăm tài sản mà các cổ đông đóng góp;
Loan Loss (dự phòng rủi ro tín dụng): dự trữ cho tổn thất nợ vay/Nợ ròng Tỷ




lệ phần trăm của các khoản vay ngân hàng dự kiến không thu được;
Liquidity (thanh khoản): tính bằng tiền mặt và phải trả/ tổng tài sản; đo về
khả năng của một ngân hàng để hấp thụ những thay đổi bất ngờ trong các tài



khoản tài sản và trách nhiệm phải trả;
Loan Asset (Vay ròng/tổng tài sản): phần trăm tổng tài sản trong dư nợ cho



vay;
Dividend Payout (chi trả cổ tức): (Cổ tức Cổ phiếu phổ thông + Cổ tức cổ
phiếu ưu đãi) / thu nhập thuần; đo về kỳ vọng về thu nhập ròng của nhà đầu



tư;
GDP Growth (tăng trưởng GDP): GDP quý này/GDP quý trước; đo lường
tăng trưởng hàng quý của GDP;
Trang 12




M2 Growth (tăng trưởng cung tiền): Cung tiền quý này/Cung tiền quý trước;



đo lường tăng trưởng hàng quý của M2;

Interest Rate Gap (Khe hở lãi suất): Trái phiếu kho bạc 10 năm – Lãi suất
liên bang; đo lường biên độ lãi suất giữa lãi suất Trái phiếu kho bạc 10 năm
và lãi suất liên bang.
Bài nghiên cứu đưa ra kết quả: Quy mô của ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu

với tài sản, dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ cho vay/ tài sản, tăng
trưởng GDP thực, tăng trưởng cung tiền và Khe hở lãi suất có liên quan đáng kể
với tổng rủi ro. Quy mô của một ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tài sản cho kết
quả là có mối ảnh hưởng ngược chiều, trong khi đó dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ
cho vay/ tài sản có ảnh hưởng cùng chiều với tổng rủi ro, là phù hợp với các
nghiên cứu trước (Agusman et al, 2008;. Jahankhani và Lynge, 1980; Mansur và
Zitz, 2003; Lee và Brewer, 1985). Tuy nhiên, tỷ lệ thanh toán cổ tức và tỷ lệ thanh
khoản được cho thấy có ý nghĩa đáng kể trong các nghiên cứu khác, nhưng trong
nghiên cứu này tỷ lệ chia trả cổ tức là không có ý nghĩa thống kê và tỷ lệ thanh
khoản là có ý nghĩa thống kê nhưng với ngược lại với dấu được mong đợi của các
nghiên cứu trước. Tỷ lệ thanh khoản thể hiện một mối quan hệ tích cực với tổng rủi
ro, rằng thanh khoản dư thừa làm cho sử dụng không hiệu quả các nguồn vốn dư
thừa dẫn đến làm tăng tổng rủi ro.
Bài nghiên cứu: Yukihiro Yasuda (2004), Factors affecting bank risk
taking: Evidence from Japan Masaru Konishi, Journal of Banking & Finance 28
(2004), 215–232
Sử dụng dữ liệu gần đây từ Nhật Bản, bài nghiên cứu xem xét thực nghiệm
các yếu tố quyết định chấp nhận rủi ro tại các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu
thấy rằng rằng việc thực hiện các yêu cầu an toàn vốn làm giảm rủi ro tại các ngân
Trang 13


hàng thương mại. Việc chấp nhận các viên chức chính phủ nằm trong ban điều
hành của ngân hàng (amakudari officers) ít có ít nghĩa về rủi ro ngân hàng. Mối
quan hệ giữa cổ đông ổn định và rủi ro ngân hàng là phi tuyến với cổ đông ổn định

được định nghĩa là các nhà đầu tư không tham gia vào kinh doanh chứng khoán
ngắn hạn, nhưng nắm giữ cổ phiếu trong một thời gian dài. Rủi ro giảm ban đầu
với cổ đông ổn định, và sau đó tăng lên khi tác động các tài sản thay thế lớn hơn
tác động của quản lý về rủi ro ngân hàng. Sự suy giảm của giá trị thương hiệu làm
tăng rủi ro ngân hàng.
Bài nghiên cứu dùng một bảng dữ liệu của các ngân hàng trong khu vực của
Nhật Bản bao gồm các giai đoạn từ năm 1990 đến năm 1999. Các ngân hàng mẫu
phải được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Có 54 ngân hàng khu vực niêm
yết trên thị trường chứng khoán Tokyo (TSE) trong khoảng thời gian mẫu, loại trừ
các ngân hàng có cổ phiếu được giao dịch ít thường xuyên trên TSE. Bài nghiên
cứu loại trừ các ngân hàng có cổ phiếu không có giao dịch trong 75 ngày hoặc hơn
trong năm trong thời kỳ mẫu. Sáu ngân hàng bị loại bỏ bởi tiêu chí này với mẫu
còn 48 ngân hàng khu vực.
Các số liệu về lợi nhuận cổ phiếu hàng ngày được thu thập từ “Kabuka CDROM 2001” được biên soạn bởi Toyo Keizai Data Bank. Các thông tin về việc
chấp nhận amakudari officers là từ “Kigyo Keiretsu Soran” (Báo cáo Thường niên
về Keiretsu) xuất bản bởi Toyo Keizai. Các dữ liệu về cổ đông ổn định được thu
thập từ “Kaisha Shikiho” xuất bản bởi Toyo Keizai, với cổ đông ổn định được định
nghĩa là các cổ đông liên quan nhỏ (chẳng hạn như các nhà quản lý ngân hàng) và
top 10 cổ đông nắm giữ cổ phiếu một thời gian dài. Các dữ liệu trên Topix (TSE
chỉ số giá cổ phiếu giá trị trọng) và năng suất của trái phiếu chính phủ mười năm
đã được thu thập từ Nihon Keizai Shimbun, các đối tác Nhật Bản của tờ Wall
Trang 14


Street Journal. Phần còn lại của dữ liệu cần thiết để phân tích sau đây được lấy từ
cơ sở dữ liệu NIKKEI QUICK.
Uớc lượng mô hình hồi quy sau đây sử dụng kỹ thuật dữ liệu bảng:
RISKi = α0 + α1CAPREQi + α2AMAKUDARIi + α3HOLDINGSi + α4(HOLDINGS)2i +
α5FRANCHISEi + α6ASSETi + α7 FREQUENCYi+ ԑi


Trong đó:


Biến phụ thuộc: RISK là thước đo cho mức độ rủi ro của ngân hàng. Tác giả
sử dụng 5 đơn vị đo lường rủi ro: tổng rủi ro, rủi ro cụ thể, rủi ro hệ thống,



rủi ro thị trường và rủi ro lãi suất
Biến độc lập:
 CAPREQ: Một biến giả mà mất giá trị một nếu quan sát là từ năm 1993


đến 1999, bằng không nếu khác.
AMAKUDARI: Một biến giả mà lấy một giá trị nếu các ngân hàng chấp



nhận một amakudari officers của Bộ Tài chính, bằng không nếu khác.
HOLDINGS: Cổ phiếu của các ngân hàng thuộc sở hữu của các cổ đông




ổn định.
(HOLDINGS)2: Bình phương của HOLDINGS.
FRANCHISE: giá trị nhượng quyền thương mại được đo bởi Keely là Q
(Keely, 1990): tổng giá trị thị trường của vốn cổ phần cộng giá trị sổ sách





của nợ chia cho giá trị ghi sổ của tài sản.
ASSET: log của giá trị sổ sách của tổng tài sản (triệu yên).
FREQUENCY: Khối lượng trung bình hàng ngày của cổ phiếu chia cho
tổng số cổ phiếu đang lưu hành.

Bài nghiên cứu đưa ra kết quả:


Việc thực hiện các yêu cầu an toàn vốn giảm nguy cơ dùng tại các ngân
hàng thương mại.
Trang 15




Việc chấp nhận các viên chức về hưu của Bộ Tài chính và BOJ vào ngân



hàng ít có ít nghĩa về rủi ro ngân hàng.
Mối quan hệ giữa cổ đông ổn định và rủi ro ngân hàng là phi tuyến với cổ
đông ổn định được định nghĩa là các nhà đầu tư không tham gia vào kinh
doanh chứng khoán ngắn hạn, nhưng nắm giữ cổ phiếu trong một thời gian
dài. Rủi ro giảm ban đầu với cổ đông ổn định, và sau đó tăng lên khi tác



động các tài sản thay thế lớn hơn tác động của quản lý về rủi ro ngân hàng.

Sự suy giảm của giá trị thương hiệu tăng rủi ro ngân hàng.
CÂU 3: MỐI QUAN HỆ GIỮA VỐN LÀ LỢI NHUẬN TRONG NGÂN

HÀNG THƯƠNG MẠI
Bài nghiên cứu: Berger, A. N. (1995), The relationship between capital
and earnings in banking, Journal of Money Credit and Banking 27, 432-456.
Trái với những suy nghĩ thông thường (cho rằng CAR cao sẽ dẫn đến ROE
thấp), tỷ lệ vốn – tài sản có tác động tích cực đến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
vào những năm 1980. Bài nghiên cứu thấy rằng theo quan hệ nhân quả Granger:
vốn càng cao thì lợi nhuận càng cao và ngược lại; sử dụng dữ liệu của các ngân
hàng ở Mỹ giai đoạn 1983 – 1989. Quan hệ nhân quả Granger giữa lợi nhuận và
vốn cho thấy không ngạc nhiên lắm khi các ngân hàng giữ lại lợi nhuận biên như là
khoản gia tăng vốn. Trong khi đó, quan hệ nhân quả Granger tích cực giữa vốn và
lợi nhuận, đáng ngạc nhiên hơn, xảy ra chủ yếu thông qua việc giảm lãi suất trên
các giao dịch quỹ chưa được bảo hiểm. Cụ thể, vốn càng cao sẽ mang đến lợi
nhuận cao trong vài năm sau đó. Kết luận này càng vững chắc hơn đối với các
ngân hàng có vốn thấp và rủi ro danh mục cao.
Mô hình trong bài nghiên cứu được thiết lập với các biến:

Trang 16





Biến phụ thuộc: ROE, CAR.
Biến độc lập:
 Biến nội sinh: ROE; CAR;
 Biến ngoại sinh:
 HERF: chỉ số Herfindahl của thị trường nội địa;

 SHARE: thị phần tiền gửi;
 MKTGROW: tốc độ gia tăng tiền gửi của thị trường ngân hàng;
 MSA: biến giả thể hiện các ngân hàng có ở khu vực trung tâm của







thống kê không;
AC: chi phí hoạt động trên tổng tài sản trung bình 3 năm;
RWA/TA: tài sản rủi ro trọng yếu trên tổng tài sản;
NPRF/TA: nợ xấu trên tổng tài sản;
CHRG/TA: khoanh nợ trên tổng tài sản;
Các biến giả về quy mô, thời gian và biến giả ngân hàng riêng lẻ;
Một số biến khác...

Bài nghiên cứu cho thấy tại các ngân hàng ở Mỹ giai đoạn 1980s CAR và
ROE có quan hệ thuận chiều mạnh mẽ và mỗi biến tác động tích cực với biến còn
lại theo quan hệ nhân quả Granger. Theo đó, vốn càng cao thì lợi nhuận càng cao
và ngược lại. Các nhân tố khác cũng có tác động đáng kể nhưng tính trung bình thì
các tác động này có xu hướng làm giảm, thay vì làm nổi bật lên mối quan hệ tích
cực.
Bài nghiên cứu: Per Hortlund (2005), The Long-Term Relationship
between Capital and Earnings in Banking, SSE/EFI Working Paper Series in
Economics and Finance, No 611
Bài nghiên cứu giới thiệu các dữ liệu mới về đòn bẩy và lợi nhuận tại các
ngân hàng thương mại Thụy Điển trong giai đoạn 1870 – 2001, qua đó tìm ra các
dấu hiệu của mối quan hệ trong dài hạn. Trong giai đoạn nghiên cứu, tỷ lệ vốn-tài

sản giảm trong khi lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng gấp đôi. "Công thức đòn
bẩy" cho phép mối quan hệ tuyến tính cùng chiều giữa lợi nhuận trên vốn chủ sở
Trang 17


hữu và tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, được tìm thấy mạnh mẽ vào giai đoạn 1871 1980, nhưng không xuất hiện trong giai đoạn 1980 - 2001. Bài nghiên cứu này vừa
ủng hộ kết quả của các nghiên cứu trước (thời điểm đó xuất hiện nhiều bài nghiên
cứu thể hiện quan hệ tiêu cực giữa đòn bẩy và lợi nhuân), vừa tái khẳng định quan
hệ tích cực "bình thường" trong dài hạn giữa đòn bẩy và lợi nhuận.
Bài nghiên cứu đưa ra kết luận: đòn bẩy tài chính và ROE có quan hệ ngược
chiều (kết luận này có giá trị đối với các NHTM Thụy Điển giai đoạn 1870 –
2001). CAR giảm từ 20% xuống còn 5% vào đầu thế kỉ 19. Sự sụt giảm này diển ra
đặc biệt trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ I và giai đoạn 1940-1980. Trong
cùng thời kì, ROE lại tăng hơn gấp đôi, từ 5% lên 13%. Có mối quan hệ tuyến tính
cùng chiều giữa ROE và DER theo công thức đòn bẩy.
Bài nghiên cứu: M Osborne, A M Fuertes, and A Milne (2013), Capital and
profitability in banking: Evidence from US banks, Paper presented at Emerging
Scholars in Banking and Finance Conference, London.
Bài nghiên cứu khảo sát tác động của hệ số vốn đến lợi nhuận qua các chu
kỳ kinh doanh, sử dụng dữ liệu các ngân hàng của Mỹ từ cuối những năm 1970 –
2010. Bài nghiên cứu mở rộng kết quả của Berger (1995) để thấy tác động của hệ
số vốn đến lợi nhuận từ năm 1993 – 2010, bao gồm cả khủng hoảng tài chính 2008
– 2010. Hệ số vốn có tác động tích cực đến lợi nhuận trong giai đoạn suy yếu của
ngành ngân hàng.
Mô hình nghiên cứu:
j

j

j =1


j =1

ROEit = α τ + ciτ + θ tτ + ∑ β 1jτ k i ,t − j + ∑ β j2τ ROEi ,t − j + βτ' X i ,t −1 + γ τ' SIZE it + ε it

Trang 18


Trong đó:



Biến phụ thuộc: ROE
Biến độc lập:
 3 biến độ trễ của ROE;
 k: vốn;
 X: các nhân tố tác động đến ROE được trình bày ở các nghiên cứu liên



quan;
SIZE: quy mô ngân hàng;
Biến thời gian.

Bài nghiên cứu cho thấy “k” tác động tích cực mạnh mẽ đến ROE cuối
những năm 1980, sau đó chuyển sang tiêu cực vào đầu những năm 1990. Ước
lượng FE cho thấy tác động tiêu cực tiếp tục kéo dài đến cuối những năm 1990,
đầu những năm 2000 trong khi ước lượng GMM cho thấy cuối thập niên 90 tác
động tiêu cực gần như bằng 0. Cuối những năm 2000, trong bối cảnh khủng hoảng
tài chính toàn cầu, các ước lượng cho thấy tác động tiêu cực của k giảm một cách

đáng kể, dần chuyển sang tích cực rõ nét theo ước lượng GMM. Cho rằng ngân
hàng gia tăng CAR trước và trong khủng hoảng sẽ đạt được ROE cao hơn.
CÂU 4: MỐI QUAN HỆ GIỮA VỐN VÀ RỦI RO TRONG NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI.
Trong những năm gần đây, rất nhiều nghiên cứu lý thuyết và có thực nghiệm
đã được tiến hành để xem xét mối quan hệ giữa vốn và rủi ro trong ngân hàng.
Một số nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa vốn và rủi ro, gợi
ý rằng nhà quản lý khuyến khích các ngân hàng tăng vốn sẽ có thể giảm mức độ rủi
ro (Demirguc- Kunt và Huizinga, 20001; Iannotta et al, 20072;...). Phương pháp tiếp
cận truyền thống để điều tiết ngân hàng nhấn mạnh những tác động tích cực của
1 Xem Demirguc- Kunt và Huizinga, 2000, “Financial Structure and Bank Profitability”.

Trang 19


việc yêu cầu an toàn vốn tối thiểu. Vốn được xem như một bộ đệm hạn chế thiệt
hại cho ngân hàng. Hơn nữa, do sử dụng vốn của chủ sở hữu, nên ngân hàng có thể
giảm bớt các khuynh hướng tham gia vào các hoạt động có nguy cơ cao (Ben
Bouheni, 20143).
Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại cho kết quả ngược lại. Vốn và rủi ro
ngân hàng có thể diễn ra mối quan hệ nghịch biến do những rủi ro về đạo đức, theo
đó các ngân hàng có thể trục lợi từ hệ thống bảo hiểm tiền gửi (Demirguc-Kunt và
Kane, 20024). Ngoài ra, trong nghiên cứu của Faten Ben Bouheni và Houssem
Rachdi (2015)5 về ứng dụng việc đo lường yêu cầu an toàn vốn tại các ngân hàng
thương mại Tunisia, bằng cách sử dụng tỷ trọng tài sản có rủi ro trên tổng tài sản,
kết qua thu được cho thấy: đầu tiên, vốn và mức độ rủi ro có tác động ngược chiều,
có nghĩa là tăng vốn sẽ giả mức độ rủi ro cho ngân hàng. Thứ hai, ngân hàng càng
lớn thì càng quản lý tốt rủi ro, vì họ có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý rủi ro
thông qua việc đa dạng hóa danh mục.
Dựa trên nghiên cứu của Faten Ben Bouheni và Houssem Rachdi (2015), mô

hình được sử dụng gồm:
Capital equation:

2 Xem Giuliano Iannottaa , Giacomo Nocerab, Andrea Sironi, 2007, “Ownership structure. risk and performance in
the European banking industry”.
3 Xem Faten Ben Bouheni , 2014, "Banking regulation and supervision: can it enhance stability in Europe?"
4 Xem Demirguc-Kunt và Kane, 2002, “Deposit insurance around the world: where does it work?”

5 Xem

Faten Ben Bouheni và Houssem Rachdi, 2015, “Bank Capital Adequacy Requirements And Risk-Taking
Behavior In Tunisia: A Simultaneous Equations Framework”

Trang 20


Risk equation:

Trong đó:




β và δ là tham số ước tính;
ε là phần dư của mô hình;
Bank capital (Cap): Biến đại diện cho vốn chủ sở hữu của ngân hàng, được



đo lường bằng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản;

Risk: Có nhiều cách đo lường rủi ro của ngân hàng trong các nghiên cứu
thực nghiệm. Theo bài nghiên cứu này, tác giả đo lường rủi ro bằng cách sử




dụng tỷ trọng tài sản trên tổng tài sản;
Bank size (Size): Logarit tự nhiên của tổng tài sản vào cuối năm tài chính;
Liquidity (Liq): thanh khoản của ngân hàng được đo lường bằng cho vay



trên tổng tài sản;
Profitability: Được đo lường dựa trên ROA (lợi nhuận trên tài sản) và ROE



(lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu);
Regulatory pressure (Pres): Biến giả;
Tuy nhiên, Rime (2001)6 lại cho rằng không có mối quan hệ giữa rủi ro và

vốn trong ngân hàng. Ông tiến hành nghiên cứu bằng cách xem xét các mối quan
hệ giữa rủi ro và vốn trong các ngân hàng thương mại trong giai đoạn 1989-1995,
ông đã sử dụng một mô hình hệ phương trình để phân tích việc điều chỉnh vốn và
rủi ro trong ngân hàng Thụy Sĩ. Nhận thấy trong những năm gần đây, các nhà quản
lý đã bắt đầu tập trung nhiều hơn vào tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng để tăng
cường sự ổn định của hệ thống tài chính. Rime phân tích các ngân hàng Thụy Sĩ đã
phản ứng thế nào với những quy định trên. Đồng thời ông cũng sử dụng số liệu và
mô hình kinh tế lượng để phân tích mối quan hệ giữa việc điều chỉnh vốn và rủi ro
6 Xem Bertrand Rime, 2001, “Bank Capital Behaviour: Empirical Evidence for Switzerland”

Trang 21


tại các ngân hàng Thụy Sĩ khi họ buộc phải tuân theo mức vốn quy định tối thiểu.
Kết qua chỉ ra áp lực điều tiết và những quy định của chính phủ khiến cho các ngân
hàng phải tăng vốn, nhưng điều này lại không ảnh hưởng đến mức độ rủi ro của
các ngân hàng.
CÂU 5: BASEL QUY ĐỊNH VỀ TỶ LỆ VỐN AN TOÀN TRONG
HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG NHƯ THẾ NÀO?
Basel I (1988)
Năm 1988, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng ban hành hệ thống đo lường
vốn và rủi ro tín dụng với tên thường gọi là Hiệp ước Basel 1.
Basel 1 chia vốn tự có ngân hàng ra thành hai loại: vốn tự có cơ bản (Core
Capital/ Tier I Capital) và vốn tự có bổ sung (Supplementary capital/Tier II
Capital). Basel I nhấn mạnh tầm quan trọng của tỷ lệ vốn an toàn trong hoạt động
kinh doanh ngân hàng. Các cơ quan quản lý phải đưa ra các quy định về an toàn
vốn tối thiếu phù hợp với các ngân hàng để phản ánh những rủi ro mà Ngân hàng
có thể gặp phải. Cơ quan quản lý cũng phải quy định rõ ràng các thành phần của
vốn, bảo đảm rằng vốn có khả năng chịu đựng được lỗ.
Các yêu cầu về tỷ lệ vốn an toàn theo Basel I:



Tỷ lệ vốn cơ bản (Tier 1) trên tổng tài sản quy đổi rủi ro phải ít nhất là 4%
Tỷ lệ vốn tự có (Tier 1+ Tier 2) trên tổng tài sản quy đổi rủi ro phải ít nhất là



8%.
Tổng số vốn bổ sung được giới hạn trong tỷ lệ 100% so với vốn cơ bản.

Các quy định về đo lường rủi ro của Basel 1 nhìn chung là mang tính cào

bằng vì mức độ rủi ro của các tài sản chỉ căn cứ vào tài sản bảo đảm và nhóm
Trang 22


khách hàng mà không căn cứ vào quy mô món vay, thời hạn vay và hệ số tín nhiệm
của từng khách hàng vay. Ngoài ra, Basel 1 mới chỉ tập trung đến rủi ro tín dụng
mà chưa đề cập đến rủi ro hoạt động cũng như rủi ro thị trường.
Basel 2 (06/2004)
Basel 2 ra đời nhằm hướng đến việc khắc phục những khiếm khuyết tự thân
của Basel 1 bằng cách khuyết khích các ngân hàng thực hiện các phương pháp
quản lý rủi ro tiên tiến hơn, cũng như cho phép quyền tự quyết rất lớn trong giám
sát hoạt động ngân hàng.
Ba trụ cột của Basel 2:


Yêu cầu vốn tối thiểu của mỗi ngân hàng dựa trên việc tự dự tính của ngân



hàng đó về các rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro về nghiệp vụ.
Các quy định về cơ chế giám sát các thủ tục đáng giá rủi ro và vốn tự có



thích ứng của mỗi ngân hàng.
Yêu cầu công bố rộng rãi thông tin tài chính của mỗi ngân hàng để bảo đảm
tính kỷ luật của thị trường.
Basel 3 (12/2010)

Trước những diễn biến phức tạp của khủng hoảng tài chính toàn cầu và hệ

lụy lâu dài của chúng đối với hệ thống tài chính – Ngân hàng toàn thế giới, Ủy ban
Basel một lần nữa dự thảo và thông qua phiên bản thứ 3 về tiêu chuẩn an toàn vốn
tối thiểu:




Hệ số CAR theo Basel 3 vẫn được giữ nguyên ở mức 8%.
Nâng tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu (cổ phần phổ thông) từ 2% lên 4,5%.
Nâng tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu từ 4% lên 6%.

Trang 23




Bổ sung phần vốn đệm dự phòng tài chính đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu
2.5%.
Tùy theo bối cảnh của mỗi quốc gia, một tỷ lệ vốn đệm phòng ngừa sự suy

giảm theo chu kỳ kinh tế có thể được thiết lập với tỷ lệ từ 0-2.5% và phải được
đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu phổ thông. Phần vốn dự phòng này chỉ đòi hỏi trong
trường hợp có sự tăng trưởng tín dụng nóng, nguy cơ dẫn đến rủi ro cao trong hoạt
động tín dụng một cách có hệ thống. Các tiêu chuẩn của Basel 3 bắt đầu có hiệu
lực từ năm 2013, áp dụng cho các cá ngân hàng có hoạt động quốc tế, được thực
hiện theo một lộ trình đến hết năm 2018 và sẽ thực hiện đầy đủ vào ngày
01/01/2019.
CÂU 6: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG BASEL TẠI VIỆT NAM?

Theo công bố của Ngân hàng thanh toán quốc tế (Bank for International
Settlements – BIS), đến ngày 30/06/2014 các quy định cuối cùng của Basel III đã
hoàn toàn có hiệu lực. Tất cả các ngân hàng lớn trên thế giới đều đã đáp ứng yêu
cầu vốn tối thiểu dựa trên rủi ro theo quy định Basel III. Tuy nhiên, theo các
chuyên gia của Basel thì mỗi quốc gia sẽ tùy vào điều kiện của mình để áp dụng
Basel theo từng lộ trình riêng.
Tại Việt Nam, các quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy
Ratio – CAR) lần lượt được ban hành như sau:


Quyết định 297/1999/QÐ-NHNN5 (8% nhưng phương pháp tính chưa phản
ánh đúng tinh thần Basel I). Thời kì này các NHTM NN (Vietcombank,
VietinBank, BIDV, Agribank) không đảm bảo được mức an toàn vốn tối
thiểu, buộc Chính phủ, vào năm 2000 phải cấp 12,000 tỷ đồng dưới dạng trái
phiếu đặc biệt với thời hạn 20 năm để tăng vốn tự có cho các ngân hàng trên.
Trang 24




Quyết định 457/2005/QÐ-NHNN (8% và phương pháp tính đã tiếp cận toàn
diện Basel I). Nhờ môi trường kinh doanh thuận lợi và sự bùng nổ của thị
trường chứng khoán, nhiều NHTM đã đáp ứng được yêu cầu về hệ số an
toàn vốn. Tuy nhiên cũng trong giai đoạn này, nếu xét Nghị định
141/2006/NÐ-CP (ngày 22/11/2006) quy định đến cuối năm 2010, các
NHTMCP phải đạt mức vốn pháp định tối thiểu là 3,000 tỷ đồng, thì vẫn còn



một số ngân hàng chưa đáp ứng được, chủ yếu nằm ở mức 2,000 tỷ đồng.

Thông tư số 13/2010/TT-NHNN (9% và phương pháp tính đã tiếp cận Basel
II). Giai đoạn này hệ thống NHTM VN đảm bảo được hệ số an toàn vốn tối
thiểu, tuy nhiên tính riêng từng năm thì năm 2010, trong nhóm các NHTM
NN, VietinBank và Agribank vẫn chưa đạt được chỉ tiêu này. Còn tính đến
tháng 11/2011 vẫn còn 5 NHTMCP chưa đáp ứng được con số 9%. Đến
ngày 31/12/2015, theo số liệu của NHNN VN, toàn hệ thống đạt chỉ tiêu
CAR ở mức 13%, tuy nhiên khối NHTM NN có hệ số CAR thấp nhất, chỉ ở
mức 9.42%
Bảng: Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản ngày 31/12/2015
Đơn vị tính: tỷ đồng, %

Tổng tài sản có

Vốn tự có

Loại hình
TCTD

Vốn điều lệ

Tỷ lệ Tỷ lệ vốn
an ngắn hạn
toàn cho vay
vốn tối trung, dài
thiểu
hạn

Tốc độ
Tốc độ
Tốc độ

Số tuyệt
Số tuyệt
tăng
tăng
tăng
đối
đối
trưởng
trưởng
trưởng
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)
3,303,995 16.57 203,328 19.82 137,093
2.14 9.42
Số tuyệt
đối

(1)
NHTM Nhà
nước

Trang 25

(9)
33.36



×