Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA THỂ CHẾ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (357.6 KB, 15 trang )

TÁC ĐỘNG CỦA THỂ CHẾ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH
ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
Ở VIỆT NAM
TS. Phạm Thế Anh92ϒ
CN. Nguyễn Đức Hùng93¥

Tóm tắt
Nghiên cứu này cố gắng phân tích tác động của thể chế môi trường
kinh doanh và quản chế ở cấp độ doanh nghiệp đến năng suất và kết
quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn 20062012. Kết quả hồi quy dữ liệu mảng với hiệu ứng cố định cho thấy, bất
kỳ sự cải thiện nào trong các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh đều
có thể làm tăng kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong
đó, chỉ tiêu về đào tạo lao động và chỉ tiêu chất lượng pháp lý và bảo
vệ hợp đồng có ảnh hưởng mạnh nhất. Phát hiện này là sự khẳng định
về sự cần thiết thực thi các chính sách liên quan đến việc cải thiện chất
lượng môi trường kinh doanh đối với việc nâng cao năng suất và hiệu
quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
Từ khóa: Thể chế môi trường kinh doanh, kết quả hoạt động
của doanh nghiệp
1. Giới thiệu
Cải cách kinh tế sâu rộng mang lại từ công cuộc đổi mới đã giúp
Việt Nam đạt được những thành quả kinh tế ấn tượng kể từ những năm
đầu 1990 của thế kỉ trước. Tuy nhiên, quá trình cải cách thể chế và cải
thiện môi trường kinh doanh đã bị chậm lại đáng kể trong những năm
92ϒKhoa

Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Email:
viên cao học, Chương trình Kinh tế Phát triển Việt Nam Hà Lan, Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân.
93¥Học


433


gần đây, do đó năng suất và năng lực cạnh tranh chậm được cải thiện và
đã xuất hiện dấu hiệu suy giảm. Kinh tế Việt Nam có vẻ như đã lỡ bước
cải cách và chậm nhịp tăng trưởng đặc biệt kể từ khi chính thức gia
nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007. Đồng thời,
tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gần đây đã khiến cho
sức đề kháng của nền kinh tế, mà trong đó trụ cột là các doanh nghiệp,
đã yếu đi một cách đáng kể.
Bên cạnh đó, việc cải cách và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
(DNNN) dường như đã bị trì hoãn một cách có ý thức. Với vai trò điều
tiết và ổn định kinh tế vĩ mô, khu vực này được ưu ái hơn và rất dễ dàng
trong việc tiếp cận các nguồn lực nhưng lại hoạt động thiếu hiệu quả với
bộ máy cồng kềnh. Phần lớn lợi luận của họ đến từ quá trình tìm kiếm
đặc quyền, đặc lợi (rent-seeking) thay vì quá trình sáng tạo, đổi mới, và
tìm kiếm lợi nhuận (profit-seeking). Mặt khác, thể chế môi trường kinh
doanh thiếu hiệu quả khiến cho chi phí giao dịch của nền kinh tế quá
lớn. Trong một môi trường như vậy, khu vực tư nhân với chủ yếu những
doanh nghiệp nhỏ thường sẽ có khả năng thích ứng tốt hơn94. Trong
thực tế, các doanh nghiệp ở Việt Nam gia nhập thị trường và chủ yếu
hoạt động ở quy mô siêu nhỏ. Một số phát triển lên quy mô nhỏ nhưng
chỉ số ít hoạt động hiệu quả và mở rộng được tới quy mô trung bình.
Có thể chia các yếu tố thể chế có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động
và năng suất của doanh nghiệp thành hai nhóm bao gồm: (i) nhóm thể
chế vi mô và; (ii) nhóm thể chế môi trường kinh doanh. Nhóm yếu tố thể
chế vi mô, phản ánh các đặc điểm và cách thức quản trị doanh nghiệp,
ví dụ như tuổi doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, tỷ lệ tham gia
công đoàn của người lao động, quy mô của doanh nghiệp, v.v... thường
xuyên được phản ánh trong các nghiên cứu về vai trò của thể chế đối

94Vấn đề này đã được đề cập bởi nhánh kinh tế học về chi phí giao dịch (Transaction Cost
Economics, TCE). Về mặt thực nghiệm, các nghiên cứu gần đây tập trung vào việc xem xét
ảnh hưởng của TC đến hành vi và sự tiến hóa của các tổ chức kinh tế. Trong số đó, có thể kể tới
Sung-hee (2001) về ảnh hưởng của TC đến sự tiến hóa của các Chaebols ở Hàn Quốc. Tại Việt
Nam, cũng đã xuất hiện một vài nghiên cứu, ví dụ như Phuc và Crase (2011) ứng dụng khung
lý thuyết TCE để xem xét hiệu quả của cải cách DNNN ở Việt Nam.

434


với năng suất và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp. Trong khi đó,
nhóm thể chế môi trường kinh doanh lại thường không được xem xét
một cách trực tiếp và cụ thể, có thể là do hạn chế về mặt số liệu.
Ở Việt Nam mặc dù đã có một vài nghiên cứu đề cập đến ảnh
hưởng của các nhân tố thể chế đến năng suất và kết quả hoạt động của
các doanh nghiệp, ví dụ như Ngu (2003), Minh (2005), Loan và Hùng
(2009), Lý (2011), Nghi và Nam (2011). Tuy nhiên, hầu hết các nghiên
cứu này cũng chỉ tập trung vào đặc điểm và quản trị của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu thường thực hiện với quy mô mẫu nhỏ
(nghiên cứu từng tỉnh, thành phố), do đó không mang tính đại diện
cho toàn nền kinh tế. Ngoài ra, phương pháp hồi quy với dữ liệu chéo
thường được sử dụng trong các nghiên cứu này cũng có nhiều vấn đề.
Ví dụ, nó không kiểm soát được những hiệu ứng cố định do vậy kết quả
có thể bị sai lệch. Nhìn chung, chúng ta hiện nay còn thiếu các nghiên
cứu, cả lý thuyết lẫn thực nghiệm, về vai trò của thế chế môi trường
kinh doanh đến kết quả hoạt động cũng như năng suất của các doanh
nghiệp. Những nghiên cứu này, nếu có, sẽ là cơ sở quan trọng cho việc
đưa ra những thay đổi chính sách quan trọng trong việc cải thiện môi
trường kinh doanh và nâng cao năng suất của tổng thể nền kinh tế.
Nghiên cứu này sẽ cố gắng trả lời câu hỏi liệu thể chế môi trường

kinh doanh địa phương và quản chế ở cấp độ doanh nghiệp có tác động
đến năng suất và kết quả hoạt động của các doanh nghiệp hay không,
nếu có thì yếu tố nào đóng vai trò quyết định. Kết quả phân tích thực
nghiệm sẽ là một trong những cơ sở quan trọng cho các nhà hoạch định
chính sách thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh địa
phương nhằm nâng cao năng suất, kết quả hoạt động, và thúc đẩy sự
thành công của các nghiệp chủ.
2. Phương pháp nghiên cứu
1.1. Xây dựng mô hình
Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu ở trên và kiểm định các giả
thuyết liên quan, chúng tôi giả định rằng doanh nghiệp i trong nền kinh
435


tế sử dụng năng lực công nghệ Ai, kết hợp j yếu tố đầu vào (Xj), để sản
xuất hàng hóa và dịch vụ (Yi). Sản lượng đầu ra của doanh nghiệp (Yi)
được quyết định bởi hàm sản xuất Cobb-Douglas có dạng như sau:
Yi = Ai fi (X j )= A i X j j ,
b

(1)

trong đó, Ai được coi là năng lực công nghệ của doanh nghiệp i hay
còn gọi là năng suất nhân tố. Nếu giả sử rằng để sản xuất sản lượng Yi
doanh nghiệp i kết hợp hai đầu vào chính là lao động, Li, và vốn, Ki, thì
ta có thể viết lại hàm sản xuất Cobb-Douglas cho doanh nghiệp này và
biểu diễn dạng tuyến tính như sau:
Yi = Ai K ib1 Lbi 2 hoặc ln Yi = ln Ai + b1 ln K i + b2 ln Li + vi ,

(2)


trong đó β1 và β2 lần lượt được gọi là độ co dãn của sản lượng đầu
ra với yếu tố đầu vào vốn và lao động; vi là sai số ngẫu nhiên trong mô
hình, được giả định có trung bình bằng không và phương sai cố định.
Ở đây, Ai được giả định phụ thuộc vào nhóm các nhân tố phản ánh
môi trường kinh doanh và đặc điểm của doanh nghiệp hoặc năng lực
của chủ doanh nghiệp. Trên thực tế, năng suất nhân tố phụ thuộc đáng
kể vào các yếu tố thể chế ở cả cấp độ vi mô lẫn vĩ mô, đặc biệt nó bị ảnh
hưởng nhiều bởi các yếu tố môi trường kinh doanh. Trong khu vực có
thể chế tốt và môi trường kinh doanh minh bạch, các doanh nghiệp sẽ
có xu hướng cạnh tranh lành mạnh, sáng tạo, đổi mới và theo đuổi lợi
nhuận thay vì tìm kiếm đặc quyền, đặc lợi. Điều này sẽ có tác động tích
cực đến năng suất nhân tố và hiệu quả kỹ thuật, và ngược lại. Các nhân
tố ảnh hưởng đến năng suất nhân tố của doanh nghiệp có thể được mô
tả theo phương trình sau:
lnAi = β0 + κ Cji’ + φ Zji’ +Σj αji BEji + ei,

(3)

trong đó, BEji là véc-tơ các biến số đại diện cho tác động của chỉ
tiêu môi trường kinh doanh thứ j đến kết quả hoạt động kinh doanh,
năng suất, và hiệu quả của doanh nghiệp I; Cji là véc-tơ các biến số kiểm
soát ảnh hưởng của các nhân tố quản chế và đặc điểm của doanh nghiệp
(ví dụ, loại hình sở hữu, quy mô doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh,
số năm hoạt động…); véc-tơ Zi kiểm soát ảnh hưởng của các nhân tố
436


khác như vùng kinh tế; cuối cùng, ei là sai số đo lường và được xem như
là tác động của các cú sốc năng suất ngẫu nhiên có phân phối độc lập

và chuẩn hóa với trung bình bằng không và phương sai không đổi. Kết
hợp (2) và (3), chúng ta thu được mô hình tổng gộp và được biểu diễn
gọn như sau:
lnYi = β0 + β1 lnKi + β2 lnLi + κ Cji’ + φ Zji’ + Σj αji BEji + εi .

(4)

Phương trình (4) có thể ước lượng với hồi quy dữ liệu chéo (crosssection regression). Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp này có thể
dẫn tới kết quả sai lệch mặc dù chúng ta có thể cải thiện kết quả nếu
xử lý tốt mô hình hoặc có quy mô mẫu lớn. Do vậy, thay vào đó, chúng
tôi sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu mảng (panel), ưu việt hơn, có
dạng như sau:


(5)

Trong đó, T biểu thị hiệu ứng cố định theo thời gian và vi đại diện
cho hiệu ứng cố định theo không gian không quan sát được. Tương tự
ei và εi, єi,t là sai số của mô hình được giả định có phân phối độc lập.
Phương trình (5) có thể được ước lượng với mô hình hỗn hợp (Pooled
OLS), hiệu ứng cố định (FE), hoặc hiệu ứng ngẫu nhiên (RE). Để lựa
chọn giữa các mô hình này, đặc biệt là FE hay RE chúng tôi sử dụng
kiểm định Hausman. Mô hình cuối cùng sử dụng cho mục đích phân
tích phải vượt qua các kiểm định sau ước lượng về tự tương quan và
phương sai sai số thay đổi.
1.2. Dữ liệu và biến
Nguồn dữ liệu
Dữ liệu về doanh nghiệp được chúng tôi chiết xuất từ bộ Điều tra
Doanh nghiệp (GES) thực hiện bởi Tổng cục Thống kê (GSO) trong
giai đoạn 2000–2012. Dữ liệu hàng năm cũng sẽ được phân tách cho

giai đoạn trước và sau khi khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra vào năm
2008. Điều này cho phép so sánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
437


và xem xét ảnh hưởng khác biệt của thể chế đến kết quả hoạt động kinh
doanh cũng như năng suất của doanh nghiệp giữa hai giai đoạn.
Trong khi đó, dữ liệu về thể chế môi trường kinh doanh được khai
thác từ bộ dữ liệu đánh giá Năng lực Cạnh tranh cấp Tỉnh (PCI) kể từ
năm 2006. PCI bao gồm nhiều chỉ tiêu đại diện tốt nhất cho môi trường
kinh doanh hay thể chế hỗ trợ thị trường. Bộ dữ liệu mảng hoàn chỉnh
về kết quả hoạt động của doanh nghiệp và thể chế môi trường kinh
doanh được thiết lập bằng cách khớp nối giữa 2 bộ số liệu này.
Lựa chọn và xử lý các biến
Trước tiên, biến phụ thuộc phản ánh kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp i tại thời điểm t (Yi,t) được đại diện bởi
tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Hai yếu tố đầu vào sản
xuất quan trọng là vốn (Ki,t) và lao động (Li,t) được đại diện bởi tổng
tài sản cố định và tổng số lao động mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt
động sản xuất kinh doanh. Cả ba biến số này được trích xuất từ dữ liệu
GES sơ cấp của GSO trong giai đoạn 2006-2012 và được log hóa trước
khi đưa vào các mô hình hồi quy.
Các biến số độc lập kiểm soát ảnh hưởng của các nhân tố quản
chế và đặc điểm của doanh nghiệp (Xji) cũng được chiết xuất từ dữ liệu
GES, bao gồm: loại hình sở hữu, quy mô doanh nghiệp, ngành nghề
kinh doanh, số năm hoạt động, đòn bẩy tài chính, và sự tinh gọn của bộ
máy quản lý doanh nghiệp. Trong đó, ba biến số đầu tiên được đại diện
bởi các biến giả (dummy), và được gán giá trị bằng 1 nếu thuộc đối
tượng nghiên cứu và bằng 0 trong các trường hợp khác. Ngành nghề
kinh doanh được phân loại theo phân ngành cấp 5 trong VSIC-2007

với nông, lâm, ngư nghiệp được lấy làm ngành chuẩn để so sánh với
các ngành khác. Tỷ lệ đòn bẩy tài chính được tính bằng tổng chi phí
tài chính trên vốn chủ sở hữu. Cuối cùng, biến số đại diện cho sự tinh
gọn của doanh nghiệp được tính bằng chi phí quản lý doanh nghiệp
438


trên tổng tài sản.95 Véc-tơ Zi kiểm soát ảnh hưởng của các nhân tố về
mặt địa lý, biến giả sẽ được sử dụng để đại diện cho 6 vùng kinh tế của
cả nước.
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI Index) gồm 9 chỉ tiêu trụ
cột và các chỉ tiêu phụ của các chỉ tiêu trụ cột này được sử dụng đại diện
cho ảnh hưởng của môi trường kinh doanh (BEi,t) đến kết quả hoạt động
và năng suất của doanh nghiệp. Trong đó, 9 chỉ tiêu trụ cột gồm: (i) Chi
phí gia nhập thị trường; (ii) Tiếp cận đất đai và Sự ổn định trong sử dụng
đất; (iii) Tính minh bạch và tiếp cận thông tin; (iv) Chi phí thời gian để
thực hiện các quy định của Nhà nước; (v) Chi phí không chính thức; (vi)
Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; (vii) Dịch vụ hỗ trợ
doanh nghiệp; (viii) Đào tạo lao động và; (ix) Thiết chế pháp lý.96
2. Kết quả phân tích thực nghiệm
1.1 Thống kê mô tả
Kết quả khớp nối dữ liệu GES từ năm 2006 đến năm 2012 cho thấy
có 63.296 doanh nghiệp được điều tra và sống sót qua giai đoạn này. Cơ
sở dữ liệu này sẽ được sử dụng để phân tích và ước lượng ở cả hai dạng
chéo (cross-sections) và mảng (panel). Với chiều dài 7 năm, quy mô
mẫu đối với dữ liệu mảng tăng lên thành 443.072 quan sát. Tuy nhiên,
quy mô mẫu này sẽ bị giảm đáng kể khi chúng tôi tiến hành tính toán và
làm sạch dữ liệu. Bên cạnh đó, 8.400 quan sát (1.200*7năm) thuộc khu
vực hợp tác xã và liên hợp tác xã được loại khỏi mẫu nghiên cứu. Cuối
cùng, quy mô mẫu được sử dụng cho nghiên cứu gồm 297.432 quan sát

bao trùm 3 khu vực doanh nghiệp: (i) DNNN: 6.110 quan sát, chiếm
2,1%; (ii) doanh nghiệp KVTN: 269.539 quan sát, chiếm 90,6%; và (iii)
khu vực FDI: 21.783 quan sát, chiếm 7,3%.
95Trong

cơ sở dữ liệu GES, thông tin nguồn về hai biến này chỉ có thể trích xuất được từ năm
2009 trở đi. Do đó, việc tính toán biến này và đưa vào mô hình hồi quy sẽ làm quy mô mẫu
tổng gộp giảm xuống đáng kể. Panel còn lại chỉ gồm 4 năm từ 2009-2012 (giai đoạn hậu khủng
hoảng). Kết quả ước lượng với mẫu này ko được đề cập trong báo cáo (xem chú thích 6).
96Chỉ số PCI được xây dựng theo quy trình 3 bước: 1) thu thập dữ liệu điều tra doanh nghiệp
bằng phiếu hỏi và dữ liệu từ các nguồn đã công bố, 2) tính toán 10 chỉ số thành phần và chuẩn
hóa kết quả theo thang điểm 10, và 3) tính trọng số cho chỉ số PCI trung bình của 10 chỉ số
thành phần trên thang điểm 100.

439


Thống kê mô tả cho thấy mỗi doanh nghiệp trung bình đã hoạt
động 10 năm trên thị trường. Trong đó, một nửa (50%) số doanh nghiệp
có kinh nghiệm 10 năm trên thị trường; 25% số doanh nghiệp hoạt động
dưới 10 năm và; 25% số doanh nghiệp hoạt động trên 10 năm. Phần lớn
doanh nghiệp hoạt động trong các ngành xây dựng, và bán lẻ. Đa phần
doanh nghiệp trong mẫu có quy mô vừa và nhỏ, doanh nghiệp sử dụng
dưới 10 lao động chiếm khoảng 25%; 50% số doanh nghiệp có quy mô
từ 7 đến 40 lao động; và chỉ có 25% số doanh nghiệp còn lại có quy mô
41 lao động trở lên.
1.2 Một số kết quả ước lượng chính97
Kết quả ước lượng cho thấy hệ số co dãn của doanh thu đối với lao
động ở hều hết các năm đều lớn hơn đối với vốn trung bình khoảng 2-3
lần. Hệ số co dãn của hai nhân tố đầu vào này có xu hướng tăng đáng kể

từ năm 2006 trở lại đây. Đặc biệt là, hệ số co dãn đối với vốn tăng mạnh
kể từ sau khủng hoảng. Trong khi đó, đóng góp của năng suất nhân tố
tổng hợp (TFP) có xu hướng giảm đáng kể từ sau khủng hoảng. Điều
này cho thấy hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế vẫn chủ
yếu dựa vào thâm dụng lao động và vốn. TFP hay còn gọi là đóng góp
của các yếu tố ngoài vốn và lao động (mà ở đây chủ yếu là yếu tố công
nghệ), vào tăng trưởng của các doanh nghiệp đang có xu hướng giảm,
đặc biệt là với khu vực DNNN và khu vực FDI (Hình 1). Nếu như trước
khủng hoảng, đóng góp của yếu tố này ở mức xấp xỉ 5,3 điểm, thì sau
khủng hoảng con số này đã giảm xuống còn khoảng 5 điểm.

97Kết quả ước lượng thu được từ dữ liệu chéo nhất quán và hỗ trợ cho kết quả thu được từ dữ
liệu mảng. Thêm vào đó, kết quả với dữ liệu mảng tương ứng với mức bình quân của dữ liệu
chéo (ước lượng cho từng năm). Ngoài ra, như đã đề cập dữ liệu mảng khắc phục được nhiều
vấn đề của dữ liệu chéo. Vì thế mà bài viết tập trung trình bày một số kết quả ước lượng chính
thu được từ dữ liệu mảng. Kết quả đối với mẫu dữ liệu trước khủng hoảng (2006-2007) và sau
khủng hoảng (2009-2012) không đề cập trong bài viết.

440


Hình 1. Hệ số co dãn của doanh thu đối với các nhân tố đầu vào

Nguồn: Tính toán của các tác giả.

Kết quả ước lượng cho thấy không có sự sai khác nhiều giữa các
mô hình POLS, FE và RE. Hơn nữa, kiểm định Hausman cho biết mô
hình FE nên được sử dụng. Do đó, kết quả ước lượng thu được từ mô
hình FE về ảnh hưởng của các nhân tố thể chế môi trường kinh doanh
đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp cho dữ liệu mảng tổng gộp từ

2006 đến 2012 được sử dụng phục vụ cho mục đích phân tích và được
hiển thị trong bảng dưới đây.

441


Bảng 1. Kết quả ước lượng tác động của thể chế đến
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

BIẾN SỐ
lnL
lnK
Kinh nghiệm
Kinh nghiệm^2
Khu vực DNNN
Khu vực FDI
Ngành công nghiệp, sản xuất
Ngành khai khoáng
Ngành xây dựng
Ngành bán lẻ
Ngành vận tải, kho vận
Dịch vụ, lưu trú và ăn uống
Thông tin, truyền thông
Tài chính, ngân hàng

442

DỮ LIỆU MẢNG (2006-2012):
MÔ HÌNH HIỆU ỨNG CỐ ĐỊNH
Hàm sản xuất Cobb-Douglas

(1)
(2)
(3)
(4)
lnY
lnY
lnY
lnY
0,62*** 0,78***
0,79***
0,79***
(0,00)
(0,00)
(0,00)
(0,00)
0,25*** 0,25***
0,26***
0,26***
(0,00)
(0,00)
(0,00)
(0,00)
0,04***
0,04***
0,04***
(0,00)
(0,00)
(0,00)
-0,00*** -0,00*** -0,00***
(0,00)

(0,00)
(0,00)
0,12***
0,13***
0,15***
(0,02)
(0,02)
(0,02)
0,49***
0,48***
0,44***
(0,01)
(0,01)
(0,01)
0,35***
0,32***
0,29***
(0,02)
(0,02)
(0,02)
-0,14*** -0,12*** -0,11***
(0,03)
(0,03)
(0,03)
0,16***
0,21***
0,21***
(0,02)
(0,02)
(0,02)

1,88***
1,91***
1,91***
(0,02)
(0,02)
(0,02)
0,28***
0,31***
0,31***
(0,02)
(0,02)
(0,02)
-0,73*** -0,70*** -0,69***
(0,02)
(0,02)
(0,02)
0,35***
0,32***
0,34***
(0,03)
(0,03)
(0,03)
0,65***
0,72***
0,73***
(0,02)
(0,02)
(0,02)

(5)

lnY
0,79***
(0,00)
0,26***
(0,00)
0,04***
(0,00)
-0,00***
(0,00)
0,14***
(0,02)
0,42***
(0,01)
0,26***
(0,02)
-0,08***
(0,03)
0,23***
(0,02)
1,90***
(0,02)
0,29***
(0,02)
-0,67***
(0,02)
0,31***
(0,03)
0,76***
(0,02)



Ngành bất động sản
Khoa học & công nghệ
Tổng ngành khác
Thuộc thành phố lớn
Đồng bằng sông Mê-kông
Bắc trung bộ & Duyên hải miền Trung
Tây nguyên

0,07***
(0,03)
0,13***
(0,02)
-0,23***
(0,02)

0,03
(0,03)
0,13***
(0,02)
-0,23***
(0,02)
-0,04**
(0,02)
0,27***
(0,01)
-0,06***
(0,01)
-0,06***
(0,02)


0,01
(0,03)
0,14***
(0,02)
-0,23***
(0,02)
-0,12***
(0,02)
0,14***
(0,01)
-0,08***
(0,01)
-0,20***
(0,02)

Gia nhập thị trường
Tiếp cận và ổn định sd đất đai
Minh bạch và tiếp cận thông tin
Chi phí thời gian
Chi phí phi chính thức
Năng động, tiên phong lãnh đạo
Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp
Đào tạo lao động
Pháp lý và bảo vệ hợp đồng
Chỉ số PCI

-0,03
(0,03)
0,12***

(0,02)
-0,22***
(0,02)
-0,07***
(0,02)
0,12***
(0,01)
0,00
(0,01)
-0,13***
(0,02)
0,07***
(0,00)
0,02***
(0,00)
0,08***
(0,01)
-0,04***
(0,00)
0,09***
(0,01)
0,03***
(0,00)
0,05***
(0,01)
0,15***
(0,01)
0,10***
(0,00)


0,04***
(0,00)

lnL^2

443


lnK^2
lnL*lnK
Hằng số

Quan sát
R2 hiệu chỉnh
Số năm

5,19***
(0,01)

3,50***
(0,03)

3,37***
(0,03)

1,36***
(0,05)

0,32***
(0,07)


297,434 297,434
297,434
297,434
0,41
0,58
0,59
0,59
7
7
7
7
Sai số chuẩn trong ngoặc; *** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1

297,434
0,59
7

Nguồn: Tính toán của các tác giả.

Đầu tiên, Bảng 1 cho thấy hệ số ước lượng của yếu tố năng suất
nhân tố tổng hợp (Hằng số) giảm mạnh khi các biến số thể chế được
thêm vào mô hình. Cụ thể, yếu tố năng suất nhân tố giảm từ mức 5,19
trong hồi quy (1), xuống chỉ còn 0,32 trong hồi quy (5). Điều này cho
thấy các biến số thể chế môi trường kinh doanh phản ánh rất tốt năng
suất nhân tố tổng hợp. Kết quả này hỗ trợ cho giả thuyết của chúng tôi
như được mô tả trong phương trình (5). Các nhân tố trước đây đóng
góp vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua yếu tố năng suất
nhân tố tổng hợp giờ đã được tham số hóa thông qua các biến số đại
diện trong mô hình, đặc biệt là các biến số thể chế, cả vĩ mô lẫn vi mô.

Véc-tơ biến số đại diện cho đặc điểm và năng lực quản chế doanh
nghiệp có tác động mạnh đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp càng trải nghiệm thì càng có mức doanh thu cao
nhưng với mức gia tăng biên giảm dần. Gia tăng 1 năm kinh nghiệm
trung bình có thể cải thiện khoảng 4 phần trăm doanh thu. Ngoài ra, loại
hình sở hữu FDI mang lại kết quả hoạt động tốt hơn so với loại hình sở
hữu DNNN và KVTN. Bên cạnh đó, xét theo ngành nghề kinh doanh,
kết quả ước lượng cho thấy, nếu lấy ngành nông, lâm và ngư nghiệp làm
chuẩn so sánh thì ngành bán lẻ có được mức doanh thu cao nhất, tiếp
theo đó là ngành tài chính ngân hàng và ngành công nghiệp sản xuất,
444


chế biến. Ngược lại, một doanh nghiệp sẽ có doanh thu thấp hơn nếu
nó hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực dịch vụ, lưu trú và ăn uống,
khai khoáng, hay các ngành nghề khác.
Quan trọng hơn, kết quả hồi quy cho thấy các yếu tố thể chế môi
trường kinh doanh có vai trò quan trọng đối với kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tất cả các hệ số ước lượng đại
diện cho các yếu tố thể chế đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Hầu hết
các yếu tố đều có tác động tích cực, ngoại trừ yếu tố chi phí thời gian.
Điều này hàm ý rằng bất kỳ một sự cải thiện nào trong chất lượng môi
trường kinh doanh đều có ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến kết quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong số đó, chỉ tiêu về đào
tạo lao động và chỉ tiêu chất lượng pháp lý và bảo vệ hợp đồng có ảnh
hưởng tích cực và mạnh nhất đến doanh thu của doanh nghiệp. Chỉ tiêu
đào tạo lao động đo lường các nỗ lực của địa phương trong việc thúc
đẩy đào tạo nghề và phát triển kỹ năng nhằm hỗ trợ cho các ngành công
nghiệp tại địa phương và giúp người lao động tìm kiếm việc làm. Trong
khi đó, chỉ tiêu thiết chế pháp lý đo lường lòng tin của doanh nghiệp tư

nhân đối với hệ thống tòa án, tư pháp của địa phương trong việc giải
quyết tranh chấp hoặc khiếu nại về các hành vi nhũng nhiễu của cán bộ
công quyền tại địa phương. Một điểm gia tăng trong chỉ tiêu pháp lý
và bảo vệ hợp đồng có thể cải thiện 10 phần trăm doanh thu của doanh
nghiệp, còn một điểm gia tăng trong chỉ tiêu đào tạo lao động có thể làm
cho doanh thu của doanh nghiệp tăng thêm tới 15 phần trăm. Điều này
ngụ ý việc cải thiện chất lượng đào tạo lao động và hiệu quả pháp lý sẽ
tạo ra hiệu ứng tích cực đáng kể, làm tăng doanh thu của doanh nghiệp
thông qua việc làm tăng năng suất.
Bên cạnh đó, việc giảm thiểu chi phí phi chính thức (ví dụ như cải
thiện thủ tục hành chính) và tăng cường tính minh bạch và khả năng tiếp
cận thông tin cho thị trường cũng có ảnh hưởng rất tích cực đến kết quả
hoạt động của các doanh nghiệp. Một điểm tăng thêm chỉ số này có thể
làm doanh thu của doanh nghiệp tăng thêm khoảng 8-9 phần trăm. Thêm
445


nữa, sự cải thiện của chỉ tiêu gia nhập thị trường, phản ánh chi phí gia
nhập thị trường của các doanh nghiệp mới thành lập và dịch vụ hỗ trợ
doanh nghiệp tư nhân, cũng có tác động tích cực đến kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một điểm cải thiện của chỉ tiêu
này trung bình có thể làm gia tăng doanh thu doanh nghiệp thêm 6 phần
trăm. Ngoài ra, các chỉ tiêu về tính năng động và tiên phong của lãnh
đạo tỉnh, đo lường tính sáng tạo và sáng suốt của lãnh đạo tỉnh trong quá
trình thực thi chính sách trung ương cũng như trong việc đưa ra các sáng
kiến riêng nhằm phát triển khu vực kinh tế tư nhân, và chỉ tiêu về tiếp
cận và ổn định trong sử dụng đất đai cũng có những ảnh hưởng tích cực
và đáng kể đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, có một điều đáng lưu ý là hệ số ước lượng được cho
chỉ tiêu về chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước, đo

lường thời gian doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện các thủ tục hành
chính cũng như mức độ thường xuyên và thời gian doanh nghiệp phải
tạm dừng kinh doanh để các cơ quan nhà nước của địa phương thực
hiện việc thanh tra kiểm tra, lại mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê.
Điều này có thể là do yếu tố nội sinh mà mô hình hiệu ứng cố định một
chiều không kiểm soát được. Tức là, chiều ảnh hưởng ở đây có thể là
từ quy mô doanh thu đến chi phí thời gian, chứ không phải ngược lại.
Những doanh nghiệp có quy mô lớn thường phải bỏ ra nhiều thời gian
hơn để thực hiện các quy định của nhà nước, ví dụ như các thủ tục về
thuế, kế toán, kiểm toán, v.v... Trong thực tế, các doanh nghiệp lớn
thường phải chi phí nhiều thời gian hơn để thực hiện đầy đủ các quy
định của nhà nước.
3. Kết luận
Trong bài viết này, chúng tôi sử dụng phương pháp tiếp cận hàm
sản xuất với dữ liệu mảng được thiết lập từ bộ số liệu GES và PCI giai
đoạn 2006-2012 để xem xét ảnh hưởng của thể chế môi trường kinh
doanh địa phương và quản chế ở cấp độ doanh nghiệp đến năng suất và
kết quả hoạt động của các doanh nghiệp. Bằng chứng thực nghiệm cho
446


thấy rằng các yếu tố thể chế môi trường kinh doanh có tác động mạnh
đến năng suất và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Tất cả các hệ số ước lượng đại diện cho các yếu tố thể chế đều
có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và mang dấu dương, ngoại trừ yếu tố chi
phí thời gian. Điều này hàm ý, bất kỳ sự cải thiện nào trong các yếu tố
thuộc môi trường kinh doanh đều có thể làm tăng kết quả sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp. Trong đó, chỉ tiêu về đào tạo lao động và chỉ
tiêu chất lượng pháp lý và bảo vệ hợp đồng có ảnh hưởng mạnh nhất.
Những phát hiện trong bài viết gợi ý về tầm quan trọng của các

chính sách liên quan đến việc cải thiện chất lượng môi trường kinh
doanh đối với việc nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp. Trong thực tế, quá trình cải cách thể chế đã bị trì hoãn ở
Việt Nam và có lẽ chúng ta đã bỏ qua những cơ hội cải cách tuyệt vời
kể từ cuộc suy giảm kinh tế gần đây. Hậu quả của việc chậm cải thiện
chất lượng thể chế là nền kinh tế không chỉ giảm năng suất mà còn gia
tăng bất ổn, và cuối cùng là rơi vào trì trệ trong những năm gần đây. Bởi
vậy, chúng tôi cho rằng, thực hiện cải cách thể chế toàn diện và triệt để
là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp Việt Nam lấy lại được sự
hiệu quả trong hoạt động, từ đó cải thiện tăng trưởng của toàn nền kinh
tế trong dài hạn.

447



×