Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT THƯỜNG GĂP KHI LÀM BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.12 KB, 51 trang )

MỘT SỐ NGHỆ THUẬT THƯỜNG GẶP
Tên
Ẩn dụ
Hoán dụ
Nhân hóa
So sánh

Điệp ngữ

Liệt kê

Nói giảm

Ngoa dụ

Từ láy
Câu hỏi tu từ
Phép im lặng

Tương phản
Từ Hán – Việt
Thành ngữ

Định nghĩa
Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có tính tương đồng (s
sánh ngầm)
“Thuyền về có nhớ bến chăng”
Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác
quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
“Áo chàm đưa buổi phân ly”
Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ được dung để gọi hoặc t


người biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
“Cọp trêu người, thác gầm thét”
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để l
tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
“Cha mẹ nuôi con như bể hồ lai láng”
Là lặp đi lặp lại những từ ngữ nhằm mục đích mở rộng, nhấn mạnh ý nghĩa hoặc g
cảm xúc trong lòng người đọc.
“Đã cho lấy chữ hồng nhan
Làm cho, cho hại, cho tàn, cho cân”
Là cách sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn đạt sâu sắc hơn, đầ
hơn những khía cạnh khác nhau của vấn đề được đề cặp
Tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc là Chiêu Quân, Dương Quí Phi, Điêu Thuyền, Tây Thi.
Hình thức biểu đạt giảm bớt mức độ, nhẹ nhàng hơn, mềm mại hơn để thay thế cho s
biểu đạt bình thường cần phải nói tránh do những nguyên nhân của tình cảm.
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên sung mũ bỏ quên đời”
Là sự cường điệu qui mô,tính chất mức độ của đối tượng được miêu tả so với bình th
nhằm mục đích nhấn mạnh một vấn đề nào đó
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Từ láy là những từ tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ láy âm với nhau => tạ
tượng thanh, tượng hình, gợi hình, gợi cảm
VD: thăm thẳm. heo hút
Là câu hỏi để khẳng định, bọc lộ tâm tư tình cảm chứ không nhằm mục đích đối thoạ
“Em là ai? Cô gái hay nàng tiên?
Em có tuổi hay không có tuổi?”
Là dung sự biểu đạt bằng cách bỏ trống (tín hiệu “…”)nhờ ngữ cảnh, câu chữ có mặt
tín hiệu “…” trở nên có nghĩa => diễn tả sự tâm trạng
“Bác Dương…thôi đã…thôi rồi…”
Là biện pháp tu từ dùng các từ ngữ biểu thị những khái niệm đối lập nhau nhằm

đích làm rõ hơn đặc điểm của đối tượng miêu tả:
“O du kích nhỏ giương cao súng
Thằng Mĩ lênh khênh bước cúi đầu”
Sử dụng từ Hán – Việt tạo sắc thái trang trọng, tao nhã, mang sắc thái cổ kính, cổ xư
“Tràng giang, áo bào, biên cương, viễn xứ, độc hành”
Thành ngữ là một loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn
Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao
“Bảy nổi ba chìm, tối lửa tắt đèn, lên thác xuống ghềnh”



Phiếu học tập số 1
Bài tập 1: Đọc vb và trả lời các câu hỏi:
“Tiếng trống thu không trên cái chồi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều.
Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàng. Dãy tre
làng trước mặt đen lại và cắt hình rỏ rệt trên nền trời.” ( Trích “ Hai đứa trẻ” của Thạch Lam)
a/ Sửa lỗi chính tả
b/ Tìm BPTT và nêu tác dụng
c/ Nêu nội dung chính của vb
Bài tập 2: Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu sau :
a. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ. (0,5 điểm)
b. Các từ “lảo đảo”, “thập thững” có vai trò gì trong việc thể hiện những hình ảnh cô đồng và
người bà. (0,5 điểm)
c. Sự vô tâm của cháu và nỗi cơ cực của bà thể hiện qua những hồi ức nào? Người cháu đã bày tỏ
nỗi niềm gì qua những hồi ức đó? (1,0 điểm).
“Thuở nhỏ tôi ra ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần
Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị

chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
mùi hệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng
Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn
(Đò Lèn – Nguyễn Duy, Ngữ văn 12,
Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 148)

Bài tập 3: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên -)
Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ?
Câu 3: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ: “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi,
đất đã hóa tâm hồn?”
Câu 4: Trong đoạn thơ có xuất hiện hình ảnh của em. Theo anh/chị, em ở đây chỉ đối tượng nào? Tình yêu
của anh dành cho em có ý nghĩa gì?
Câu 5: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ thứ hai. Tác dụng?
Câu 6: Anh, chị hiểu như thế nào về ý thơ: “Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.”



Câu 7: Từ “nhớ” trong đoạn thơ được lặp lại mấy lần? Tác dụng?

Bài tập 4:

Tài liệu phiếu học tập số 1
Bài tập 1: Đọc vb và trả lời các câu hỏi:
“Tiếng trống thu không trên cái chồi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực
như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàng. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rỏ rệt
trên nền trời.” ( Trích “ Hai đứa trẻ” của Thạch Lam)
a/ Sửa lỗi chính tả
b/ Tìm BPTT và nêu tác dụng
c/ Nêu nội dung chính của vb
Gợi ý:
a- cái chồi: cái chòi
sắp tàng: sắp tàn
rỏ rệt: rõ rệt
b- Biện pháp so sánh “như rực cháy”, “như hòn than sắp tàn”
Tác dụng: cảnh đẹp vào buổi chiều với màu đỏ rực của mặt trời và màu hồng hồng của đám mây
c- Cảnh buổi chiều tàn ở thôn quê
Bài tập 2: Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu sau :
a. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ. (0,5 điểm)
b. Các từ “lảo đảo”, “thập thững” có vai trò gì trong việc thể hiện những hình ảnh cô đồng và người bà. (0,5 điểm)
c. Sự vô tâm của cháu và nỗi cơ cực của bà thể hiện qua những hồi ức nào? Người cháu đã bày tỏ nỗi niềm gì qua
những hồi ức đó? (1,0 điểm).
“Thuở nhỏ tôi ra ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần
Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng

mùi hệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng
Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn
(Đò Lèn – Nguyễn Duy, Ngữ văn 12,
Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 148)
- Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn bản: Trong đoạn thơ, tác giả đã dùng phương thức tự sự, biểu
cảm, miêu tả
- Các từ + “lảo đảo”khắc họa hình ảnh cô đồng lúc hành lễ trong cái nhìn thích thú của cháu
+ “Thập thững” hình ảnh người bà bươn chãi kiếm sống trong nỗi xót xa của cháu khi nhớ lại
- Sự vô tâm của đứa cháu được thể hiện rõ qua hình ảnh đối lập cháu thì mãi chơi “câu cá, bắt chim, ăn trộm
nhãn, xem lễ” còn bà thì “mò cua, xúc tép, đi gánh chè xanh”;
- Người cháu trong đoạn thơ đã thể nỗi ân hận, day dứt của mình chưa biết yêu thương chia sẽ với bà những
cơ cực của cuộc sống
Bài tập 3: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương?


Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên -)

Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ?
Câu 3: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong hai câu thơ: “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi,
đất đã hóa tâm hồn?”
Câu 4: Trong đoạn thơ có xuất hiện hình ảnh của em. Theo anh/chị, em ở đây chỉ đối tượng nào? Tình yêu
của anh dành cho em có ý nghĩa gì?
Câu 5: Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ thứ hai. Tác dụng?
Câu 6: Anh, chị hiểu như thế nào về ý thơ: “Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.”
Câu 7: Từ “nhớ” trong đoạn thơ được lặp lại mấy lần? Tác dụng?
1. Thể thơ : Tự do.
2. Nội dung : Đoạn thơ là nỗi nhớ da diết của Chế Lan Viên về đất và người Tây Bắc. Qua đó, nhà thơ cũng
thể hiện những suy tư, chiêm nghiệm của bản thân mình.
3. Biện pháp đối lập : ở/đi ; đất là vật vô tri/ đất là tâm hồn người
4. Em có thể là người con gái đã để thương để nhớ nhiều trong lòng nhà thơ ; có thể là những người con gái
vùng cao đã nuôi giấu cán bộ cách mạng bằng vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng ; có thể chỉ chung vùng
đất và người miền Tây Bắc.
- Tình yêu của anh dành cho em là tình yêu của người lính dành cho con người và vùng đất đã gắn bó sâu sắc
với anh suốt những năm kháng chiến chống Pháp trường kì, gian khổ.
5. Biện pháp tu từ : So sánh.
Tác dụng : diễn tả chân thực, sinh động nỗi nhớ trong tâm hồn thi nhân.
6. Ý câu thơ nói về sức mạnh của tình yêu. Ở đâu có tình yêu, ở đó là quê hương.
7. Từ nhớ được lặp 3 lần.
- Tác dụng : Khắc sâu hơn nỗi nhớ cồn cào, da diết, cháy bỏng trong tâm hồn thi nhân : nhớ rất nhiều, nhớ
cảnh, nhớ người…

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Bài tập 1: Đọc vb và trả lời các câu hỏi:
a/ Sửa lỗi chính tả
b/ Tìm BPTT và nêu tác dụng
c/ Nêu nội dung chính của vb
"Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cao, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trút che ngang mặt chữ điền."
( Trích “ Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặt Tử)
Bài tập 2: “Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng


Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời
Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió
Những trâu bò thong thả cuối ăn mưa”
(Chiều Xuân – Anh Thơ)
Đọc đoạn thơ và trả lời những yêu cầu sau
Cảnh xuân trong đoạn thơ được miêu tả bằng những hình ảnh thiên nhiên nỗi bật nào?


Cảnh xuân nói lên tình cảm gì của tác giả?



Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ? Nêu giá trị biểu đạt của chúng?

Bài tập 3: Đọc và trả lời câu hỏi:
Có bạn chép hai câu thơ như sau :
“Làn thu thuỷ nét xuân xơn,
Hoa ghen thua thắm liễu buồn kém xanh.”
( Trích « Truyện Kiều »- Nguyễn Du)

Câu 1 : Bạn đã chép sai từ nào? Hãy sửa lại cho đúng.
Câu 2 : Việc chép sai như vậy đã ảnh hưởng đến ý nghĩa của đoạn thơ như thế nào?
Câu 3 : Hãy giải thích nghĩa của từ “làn thu thuỷ”, “nét xuân sơn”. Cách nói “làn thu thuỷ”, “nét
xuân sơn” dùng nghệ thuật ẩn dụ hay hoán dụ? Tác dụng của việc nghệ thuật ấy?
Câu 4: Nói khi vẻ đẹp của Thuý Kiều, tác giả Nguyễn Du đã dự báo trước cuộc đời và số phận
của nàng có đúng không? Hãy là rõ ý kiến của em?


TÀI LIỆU PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Bài tập 1: Đọc vb và trả lời các câu hỏi:
a/ Sửa lỗi chính tả
b/ Tìm BPTT và nêu tác dụng
c/ Nêu nội dung chính của vb
"Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cao, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trút che ngang mặt chữ điền."
( Trích “ Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặt Tử)
a- hàng cao: hàng cau
lá trút: lá trúc
b- Điệp từ “nắng”, so sánh “xanh như ngọc”
Tác dụng: ánh nắng bình minh ấm áp vá khu vườn trù phú xanh tốt
c- Cảnh vật tươi đẹp và con người xứ Huế phúc hậu
Bài tập 2: “Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời
Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió

Những trâu bò thong thả cuối ăn mưa”
(Chiều Xuân – Anh Thơ)
Đọc đoạn thơ và trả lời những yêu cầu sau:
• Cảnh xuân trong đoạn thơ được miêu tả bằng những hình ảnh thiên nhiên nỗi bật nào?
• Cảnh xuân nói lên tình cảm gì của tác giả?
• Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ? Nêu giá trị biểu đạt của chúng?
Gợi ý:
a Cảnh xuân trong đoạn thơ được miêu tả bằng những hình ảnh thiên nhiên: chòm xoan hoa
tím rụng tơi bời


cỏ non tràn biếc cỏ, cánh bướm rập rờn trôi trước gió, trâu bò thong thả cuối ăn mưa”
b. Tình cảm của tác giả: mến yêu cảnh sắc thiên nhiên thân thuộc, thể hiện sự gần gũi, gắn bó
với thiên nhiên.
c. Các từ láy: êm êm, im lìm, rập rờn, vu vơ…
Nhờ tính gợi tả cao các từ láy thâu tóm được sự sống bình lặng của mỗi cảnh vật và trạng thái
yên bình tạo nên bức tranh xuân êm ả, thơ mộng chốn quê.
Bài tập 3: Đọc và trả lời câu hỏi:
Có bạn chép hai câu thơ như sau :
“Làn thu thuỷ nét xuân xơn,
Hoa ghen thua thắm liễu buồn kém xanh.”
( Trích « Truyện Kiều »- Nguyễn Du)
Câu 1 : Bạn đã chép sai từ nào? Hãy sửa lại cho đúng.
Câu 2 : Việc chép sai như vậy đã ảnh hưởng đến ý nghĩa của đoạn thơ như thế nào?
Câu 3 : Hãy giải thích nghĩa của từ “làn thu thuỷ”, “nét xuân sơn”. Cách nói “làn thu thuỷ”, “nét
xuân sơn” dùng nghệ thuật ẩn dụ hay hoán dụ? Tác dụng của việc nghệ thuật ấy?
Câu 4: Nói khi vẻ đẹp của Thuý Kiều, tác giả Nguyễn Du đã dự báo trước cuộc đời và số phận
của nàng có đúng không? Hãy là rõ ý kiến của em?
- Từ sai: xơn, buồn
1 - Sửa đúng: sơn, hờn

0,5
Chép sai ảnh hưởng nghĩa của câu như sau: “buồn” là sự chấp nhận còn “hờn”
thể hiện sự tức giận có ý thức tiềm tàng sự phản kháng. Dùng “hờn” mới đúng
dụng ý của Nguyễn Du về việc miêu tả nhan sắc Kiều thống nhất trong quan
niệm hồng nhan bạc phận. Kiều đẹp khiến thiên nhiên hờn ghen để rồi sau này
2 Kiều chịu số phận lênh đênh chìm nổi với mười lăm năm lưu lạc.
0,5
- Giải thích nghĩa:
+ “thu thuỷ” (nước hồ mùa thu): tả vẻ đẹp của đôi mắt Thuý Kiều trong sáng, thể
hiện sự tinh anh của tâm hồn và trí tuệ; làn nước màu thu gợi lên thật sinh động
vẻ đẹp của đôi mắt trong sáng, long lanh, linh hoạt.
+ “xuân sơn” (núi mùa xuân): gợi lên đôi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ
trung tràn đầy sức sống.
- Cách nói “làn thu thuỷ”, “nét xuân sơn” dùng nghệ thuật ẩn dụ.
- Tác dụng: Bằng nghệ thuật ước lệ, tác giả điểm xuyết một đôi nét dung nhan
0,25
khiến Thúy Kiều hiện lên rạng rỡ. Vẻ đẹp của Kiều gây ấn tượng mạnh qua hình
0,25
ảnh đôi mắt của nàng. Đây là vẻ đẹp ước lệ, tượg trưng thường gặp trong thơ văn
0,25
3 cổ.
0,5
- Khi tả sắc đẹp của Kiều, tác giả Nguyễn Du đã dự báo trước cuộc đời và số
phận của nàng qua hai câu thơ:
“ Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”
- Theo quan niệm của Nguyễn Du về “Hồng nhan bạc mệnh” thì vẻ đẹp của Thuý
Kiều làm cho tạo hoá phải ghen ghét, phải đố kị: “hoa ghen”, “liễu hờn” nên số
0,25
4 phận nàng éo le, đau khổ, đầy trắc trở.
0,5



ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Bài tập 1: Đọc vb và trả lời các câu hỏi:
a/ Sửa lỗi chính tả
b/ Tìm BPTT và nêu tác dụng
c/ Nêu nội dung chính của vb

Tiếng xuối trong như tiếng hát xa
Trăn lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngũ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
( Cảnh khuya – HCM)


Tiếng xuối => tiếng suối
Trăn lồng => trăng lồng
Chưa ngũ => chưa ngủ



So sánh


“Tiếng suối trong như tiếng hát xa” => khắc họa âm thanh tiếng suối du dương trầm
bổng (thi trung hữu nhạc)



“Cảnh khuya như vẽ” => làm nổi bật cảnh thiên nhiên thơ mộng như bức tranh (thi

trung hữu họa)

Điệp từ “lồng” => sự hòa quyện của thiên nhiên tạo nên bức tranh thơ mộng.
Điệp ngữ liên hoàn “ chưa ngủ” lặp lại liên tục ở 2 dòng thơ 3, 4 T/dụng: nhấn

mạnh tâm trạng trăn trở, lo âu của Bác trước tình hình đất nước trong buổi đầu kháng
chiến chống Pháp.


Tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm và yêu nước sâu nặng cùng phong thái
ung dung, lạc quang của Hồ Chí Minh.

Bài tập 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới
"Người ta hay nhắc đến mang nặng đẻ đau. Có những quá trình không phải hoài thai, không đẻ
gì (theo nghĩa hẹp và theo nghĩa đen sinh học), nhưng rất khổ đau và nặng nhọc đèo bồng. Ngọc
trai nguyên chỉ là một hạt các, một hạt bụi biển xâm lăng vào vỏ trai, lòng trai. Cái bụi bặm
khách quan nơi rốn bể lẻn vào cửa trai. Trai xót lòng. Máu liền tiết ra một thứ nước dãi bọc lấy
cái hạt buốt sắc. Có những cơ thể trai đã chết ngay vì hạt cát từ đâu bên ngoài gieo vào giữa
lòng mình (và vì trai chết nên cái bụi kia vẫn là hạt cát). Nhưng có những cơ thể trai vẫn sống,


sống lấy máu mình ra mà bao phủ hạt đau, hạt xót. Tới một thời gian nào đó hạt các khối tình
con cộng với nước mắt hạt trai , đã trở thành lõi sáng của một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời" (Tờ
hoa- Nguyễn Tuân)
Câu 1: Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
a. Giải thích về hiện tượng trai có ngọc
b. Trình bày về quá trình khổ đau của trai để cho ngọc quý
c. Cảm nhận của tác giả về vẽ đẹp và giá trị của ngọc trai
d. Nói về quy luật cộng sinh của đại dương
Câu 2: Hãy ghi lại ít nhất 3 từ chỉ hạt cát trong đoạn văn trên?

- Hạt bụi biển; cái bụi bặm khách quan; hạt buốt sắc, hạt đau, hạt xót, hạt cát khối tình
con, hạt ngọc tròn trặn ánh ngời
Câu 3: Giải thích nghĩa từ "đèo bòng" trong đoạn văn trên?
- Mang vác một vật nặng nào đó một cách khó khăn
Câu 4: Kết quả của quá trình nặng nhọc đèo bòng để hình thành ngọc trai được thể hiện qua câu
văn nào?
a. Cái bụi bặm khách quan nơi cửa bể lẻn vào cửa trai
b. Máu trai liền tiết ra một thứ nước dãi bọc lấy cái hạt buốt sắc.
c. Có những cơ thể trai đã chết ngay vì hạt cát từ đâu bên ngoài gieo vào giữa lòng mình.
d. Tới một thời gian nào đó, hạt cát khối tình con, cộng với nước mắt hạch trai, trở thành
lõi sáng của một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời.
Câu 5: Nghệ thuật biểu đạt nổi bật trong đoạn văn trên là gì?
a. Sử dụng câu văn linh hoạt
b. Sử dụng phong phú phép nhân hóa
c. Sử dụng từ ngữ đồng nghĩa
d. Sử dụng lối so sánh phóng đại
Câu 6: Quá trình trai tạo ngọc trong đoạn văn trên có thể liên tưởng đến chi tiết nào sau đây
a. Sự vất vả của cuộc sống lao động
b. Sự khổ công trong sáng tạo nghệ thuật
c. Sự nhọc nhằn của cuộc sống
d. Sự chiến thắng của ý chí và nghị lực
Câu 7: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào khi ví hình ảnh ngọc trai là hạt cát khối tình
con
a. So sánh
b. Ẩn dụ
c. Nhân hóa
d. Hoán dụ.
Câu 8: Từ đoạn văn trên anh chị có thể rút ra bài học gì cho cuộc sống của mình?
- Cuộc sống có muôn vàn những khó khăn gian khổ con người chỉ thành công khi thật sự
nhẫn nại

- Có những điều mà để đạt được nó con người phải trãi qua những đau đớn, mất mát giống
như quá trình trai tao ngọc quí cho đời.
- Quá trình sáng tạo không ngừng nghĩ trong công việc của con người đem lại những giá trị
sáng tạo nhất định
Bài tập 3: Vận dụng kiến thức đã học trong bài "Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh trả
lời những câu hỏi sau:
Câu 1: Một trong ba quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh là
a.Khi cầm bút người bao giờ cũng xuất phát từ nội dung, đối tượng để quyết mục đích và hình
thức của tác phẩm


b. Khi cầm bút người bao giờ cũng xuất phát từ mục đích và hình thức để quyết định đối tượng
và nội dung
c. Khi cầm bút người luôn xuất phát từ mục đích đối tượng tiếp nhận để quyết định nội
dung và hình thức
d. Cả ba thông tin trên điều sai
Câu 2: Dựa vào hoàn cảnh sáng tác của Tuyên Ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh anh chị hãy trả lời
câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì?
- Viết cho: nhân dân Việt Nam, nhân dân thế giới, Đồng minh và thực dân Pháp, Mĩ
- Mục đích: tuyên bố độc lập, tranh thủ sự ủng hộ của Đồng minh và cũng là để đạp tan âm mưu
xâm lược của đế quốc, thực dân
Câu 3: Để tạo cơ sở pháp lí cho Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Bác đã trích dẫn Tuyên
ngôn độc lập (1776) của Mĩ và tuyên ngôn của quốc gia nào?
a. Anh
b. Trung Quốc
c. Nhât Bản
d. Pháp
Câu 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời những yêu cầu bên dưới:
"Thế mà hơn 80 năm nay bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do,bình đẳng, bác ái đến cướp
nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.

Về chính trị chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để
ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ra đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước
thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
Về kinh tế chúng bốc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn thiếu thốn, nước
ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí làm cho dân ta nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần
cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản của ta ngóc đầu lên. Chúng bốc lột công nhân ta một cách tàn
nhẫn." (Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh)
a. Đoạn văn trên nằm ở phần nào của Tuyên Ngôn Đôc lập
- Đầu phần hai - nêu cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn
b. Nội dung mà đoạn văn thể hiện là gì?
- Kể ra những tội ác mà Pháp đã làm ở VN
c. Tìm và phân tích các biện pháp tu từ được sử dụng
- Bút pháp liệt kê cùng phép lặp cấu trúc “Chúng…Chúng…”Bác đã tạo nên một sự trùng
điệp về tội ác của kẻ thù và một liên hoàn lời tố cáo mạnh mẽ tội ác của chúng, khiến chúng
không thể chối cải.
d. Bác đã sử dụng hai giọng điệu khác nhau khi kể tôi giặc Pháp và khi nói đến nỗi khổ của dân
ta. Anh chị hãy chỉ ra sự khác biệt về giọng điệu trong đoạn văn và cho biết tác dụng?
- Mặt khác Bác còn sử dụng giọng điệu lập luận đối nghịch: khi nói về tội ác của kẻ thù thì
đanh thép căm phẫn; khi nói về nỗi thống khổ của dân ta thì đau đớn, xót thương.
Câu 4: Câu văn cuối cùng của bản Tuyên ngôn Độc lập của nước ta Bác đã viết "Toàn thể dân
tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữa vững quyền
độc lập tự do ấy". Viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của anh chị về điều này.



PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Bài tập 1: Đọc vb và trả lời các câu hỏi:
a/ Sửa lỗi chính tả
b/ Tìm BPTT và nêu tác dụng
c/ Nêu nội dung chính của vb

Tiếng xuối trong như tiếng hát xa
Trăn lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngũ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
( Cảnh khuya – HCM
Bài tập 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới
"Người ta hay nhắc đến mang nặng đẻ đau. Có những quá trình không phải hoài thai, không đẻ
gì (theo nghĩa hẹp và theo nghĩa đen sinh học), nhưng rất khổ đau và nặng nhọc đèo bồng. Ngọc
trai nguyên chỉ là một hạt các, một hạt bụi biển xâm lăng vào vỏ trai, lòng trai. Cái bụi bặm
khách quan nơi rốn bể lẻn vào cửa trai. Trai xót lòng. Máu liền tiết ra một thứ nước dãi bọc lấy
cái hạt buốt sắc. Có những cơ thể trai đã chết ngay vì hạt cát từ đâu bên ngoài gieo vào giữa
lòng mình (và vì trai chết nên cái bụi kia vẫn là hạt cát). Nhưng có những cơ thể trai vẫn sống,
sống lấy máu mình ra mà bao phủ hạt đau, hạt xót. Tới một thời gian nào đó hạt các khối tình
con cộng với nước mắt hạt trai , đã trở thành lõi sáng của một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời" (Tờ
hoa- Nguyễn Tuân)
Câu 1: Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
a. Giải thích về hiện tượng trai có ngọc
b. Trình bày về quá trình khổ đau của trai để cho ngọc quý
c. Cảm nhận của tác giả về vẽ đẹp và giá trị của ngọc trai
d. Nói về quy luật cộng sinh của đại dương
Câu 2: Hãy ghi lại ít nhất 3 từ chỉ hạt cát trong đoạn văn trên?
Câu 3: Giải thích nghĩa từ "đèo bòng" trong đoạn văn trên?
-Câu 4: Kết quả của quá trình nặng nhọc đèo bòng để hình thành ngọc trai được thể hiện qua câu

văn nào?
a. Cái bụi bặm khách quan nơi cửa bể lẻn vào cửa trai
b. Máu trai liền tiết ra một thứ nước dãi bọc lấy cái hạt buốt sắc.
c. Có những cơ thể trai đã chết ngay vì hạt cát từ đâu bên ngoài gieo vào giữa lòng mình.
d. Tới một thời gian nào đó, hạt cát khối tình con, cộng với nước mắt hạch trai, trở thành lõi sáng
của một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời.
Câu 5: Nghệ thuật biểu đạt nổi bật trong đoạn văn trên là gì?
a. Sử dụng câu văn linh hoạt
b. Sử dụng phong phú phép nhân hóa
c. Sử dụng từ ngữ đồng nghĩa
d. Sử dụng lối so sánh phóng đại


Câu 6: Quá trình trai tạo ngọc trong đoạn văn trên có thể liên tưởng đến chi tiết nào sau đây
a. Sự vất vả của cuộc sống lao động
b. Sự khổ công trong sáng tạo nghệ thuật
c. Sự nhọc nhằn của cuộc sống
d. Sự chiến thắng của ý chí và nghị lực
Câu 7: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào khi ví hình ảnh ngọc trai là hạt cát khối tình
con
a. So sánh
b. Ẩn dụ
c. Nhân hóa
d. Hoán dụ.
Câu 8: Từ đoạn văn trên anh chị có thể rút ra bài học gì cho cuộc sống của mình?
Bài tập 3: Vận dụng kiến thức đã học trong bài "Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh trả
lời những câu hỏi sau:
Câu 1: Một trong ba quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh là
a.Khi cầm bút người bao giờ cũng xuất phát từ nội dung đối tượng để quyết mục đích và hình
thức của tác phẩm

b. Khi cầm bút người bao giờ cũng xuất phát từ mục đích và hình thức để quyết định đối tượng
và nội dung
c. Khi cầm bút người luôn xuất phát từ mục đích đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và
hình thức
d. Cả ba thông tin trên điều sai
Câu 2: Dựa vào hoàn cảnh sáng tác của Tuyên Ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh anh chị hãy trả lời
câu hỏi: Viết cho ai? Viết để làm gì?
Câu 3: Để tạo cơ sở pháp lí cho Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Bác đã trích dẫn Tuyên
ngôn độc lập (1776) của Mĩ và tuyên ngôn của quốc gia nào?
a. Anh
b. Trung Quốc
c. Nhât Bản
d. Pháp
Câu 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời những yêu cầu bên dưới:
"Thế mà hơn 80 năm nay bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do,bình đẳng, bác ái đến cướp
nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.
Về chính trị chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để
ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ra đoàn kết.
Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước
thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc dư luận thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.
Về kinh tế chúng bốc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn thiếu thốn, nước
ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.
Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.
Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lí làm cho dân ta nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần
cùng.
Chúng không cho các nhà tư sản của ta ngóc đầu lên. Chúng bốc lột công nhân ta một cách tàn
nhẫn." (Tuyên ngôn Độc lập - Hồ Chí Minh)

a. Đoạn văn trên nằm ở phần nào của Tuyên Ngôn Đôc lập


b. Nội dung mà đoạn văn thể hiện là gì?
c. Tìm và phân tích các biện pháp tu từ được sử dụng
Câu 4: Câu văn cuối cùng của bản Tuyên ngôn Độc lập của nước ta Bác đã viết "Toàn thể dân
tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữa vững quyền
độc lập tự do ấy". Viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của anh chị về câu nói.


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3 điểm).
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
CON CÒ
Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay:
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ,
Con cò Đồng Đăng…”
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
“Con cò ăn đêm,
Con cò xa tổ,
Cò gặp cành mềm,
Cò sợ xáo măng…”
Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!

Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân.
Con chưa biết con cò, con vạc.
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát,
Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân. ..
- 1962 –
( Trích: Con cò – Chế Lan Viên, SGK Ngữ Văn 9, tập hai, NXB GD Việt Nam )


Câu 1: Đoạn thơ viết về đề tài gì ?
Câu 2: Những thông tin sau đây về đoạn thơ trên đúng hay sai ?
1. Hình ảnh thơ giàu chất liệu văn học dân gian.
2. Đoạn thơ không có vần
3. Lời thơ mang âm điệu ngọt ngào, tha thiết của những lời hát ru.
4. Lời thơ mang âm hưởng hào hùng, bi tráng.
5. Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do.
Câu 3: Đoạn thơ trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào ?
Câu 4: Hãy xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ:
“ Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ”
Câu 5: Hình ảnh con cò trong đoạn thơ gợi nhớ tới những bài ca dao nào ?
Câu 6: Câu thơ “Ngủ yên!Ngủ yên!Cò ơi, chớ sợ!” ngắt nhịp như thế nào ?
A. 2/2/2/2
B. 2/2/4
Câu 7: Hình ảnh con cò trong câu thơ sau tượng trưng cho hình ảnh nào ?
“Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!”
Câu 8: Người mẹ muốn nói với con mình điều gì qua hai câu thơ trên ?
( Yêu cầu ghi lại bằng một câu văn )
Câu 9: Từ “ Hơi xuân” trong câu thơ “Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân.” có những lớp nghĩa
nào ? Hãy chỉ rõ ?

Câu 10: Kể tên một số tác phẩm (ghi rõ tác giả) văn học có nội dung ca ngợi vẻ đẹp của tình
cảm gia đình mà anh/ chị đã được học.
Câu 11:
Hãy viết đoạn văn ( khoảng 5 đến 7 dòng) nêu suy nghĩ của anh/ chị về tình mẹ và bổn phận của
những người con.


ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Câu
1
2
3
4

5
6
7

8
9

Đáp án
Tình mẹ ( tình mẫu tử)
Ý 1,3,5 – Đúng; các ý 2,4 – Sai
Đoạn thơ trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Biện pháp đối
HS đưa ra được 2 trong số bài ca dao sau:
- “Con cò bay lả bay la – Bay từ cổng Phủ bay ra cánh đồng”
- “Con cò bay lả bay la – Bay từ cửa Phủ bay về Đồng Đăng”
- “Cái cò đi đón cơn mưa – Tối tăm mù mịt ai đưa cò về”

- “Cái cò mà đi ăn đêm…, Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”
….
A: 2/2/2/2
Người con ( đứa con )
- Mẹ luôn ở bên con, dang đôi cánh tay để che chở, ấp ủ con, để cho con luôn được an
toàn.
( Hoặc: Con cứ ngủ ngoan, không phải bận tâm tới những lo toan của cuộc sống, mẹ
luôn che chở, bảo vệ, nâng đỡ con, vỗ về con.)
- Nghĩa tường minh: Không khí mùa xuân, vẻ đẹp tươi mát, sáng trong của đất trời.
- Nghĩa hàm ẩn: Tình cảm dịu êm, tha thiết ngọt ngào, là hơi ấm của tình yêu thương
mẹ muốn dành cho con.
Nói với con ( Y Phương); Bàn tay mẹ ( Tạ Hữu Yên); Chiếc lược ngà ( Nguyễn Quang
Sáng ); Mẹ và quả (Nguyễn Khoa Điềm ); Cha con nghĩa nặng ( Hồ Biểu Chánh)……
(Yêu cầu: Ít nhất kể tên chính xác 02 tác phẩm, tác giả)

10

Điểm
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25

0,25
0,25


0,25
HS viết được đoạn văn: đảm bảo cấu trúc, các câu có sự liên kết chặt chẽ, rõ nghĩa, thể
hiện những suy nghĩ sâu sắc, tích cực.
- Có thể có các ý cơ bản sau:
+ Mẹ luôn chở che, dìu dắt, nâng đỡ; luôn theo sát bên con trên đường đời.
+ Mẹ luôn bao dung, nhân hậu.
+ Con phải biết ơn, báo đáp tình mẹ. Con cần nhận thức rõ một điều: Hạnh phúc lớn
nhất của mẹ là con luôn gắng sức học tập, rèn luyện để hoàn thiện nhân cách, trở thành
một công dân tốt.

11

0,50


PHIẾU HỌC TẬP SỐ 5
I.Phần đọc hiểu văn bản
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mõi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khủy dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi! Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”
Câu 1: Anh/chị hãy cho biết nhan đề và tác giả của bài thơ trên
Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn thơ?
Câu 3: Anh chị hiểu như thế nào về ý thơ
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
Câu 4: Tìm và phân tích biện pháp nghệ thuật trong những câu thơ sau
“Dốc lên khúc khủy dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Câu 5: Tìm và phân tích những câu thơ thể hiện hình ảnh người lính trong đoạn
thơ
Câu 6: Nêu những hiểu biết của anh chị về đoàn quân Tây Tiến
II. Đọc hiểu văn bản
Anh chị hãy phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến – Quang
Dũng


BÀI TẬP VẬN DỤNG
DẠNG 1
Đọc vb và trả lời các câu hỏi:
a/ Sửa lỗi chính tả
b/ Tìm BPTT và nêu tác dụng
c/ Nêu nội dung chính của vb
1.Tiếng trống thu không trên cái chồi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi
chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp
tàng. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rỏ rệt trên nền trời.
( Trích “ Hai đứa trẻ” của Thạch Lam)

a- cái chồi: cái chòi
sắp tàng: sắp tàn
rỏ rệt: rõ rệt
b- Biện pháp so sánh “như rực cháy”, “như hòn than sắp tàn”
Tác dụng: cảnh đẹp vào buổi chiều với màu đỏ rực của mặt trời và màu hồng hồng của đám
mây
c- Cảnh buổi chiều tàn ở thôn quê
2. Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cao, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trút che ngang mặt chữ điền.
( Trích “ Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặt Tử)
a- hàng cao: hàng cau
lá trút: lá trúc
b- Điệp từ “nắng”, so sánh “xanh như ngọc”
Tác dụng: ánh nắng bình minh ấm áp vá khu vườn trù phú xanh tốt
c- Cảnh vật tươi đẹp và con người xứ Huế phúc hậu


3. Hắn về lớp này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng
săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơn cơn, hai
mắt gờm gờm trông gớm chết! Hắn mặt quần nái đen với cái áo tây vàng…
( Trích “chí Phèo” của Nam Cao).
a- cơn cơn: cơng cơng
gờm gờm: gườm gườm
b- So sánh “Trông đặc như thằng săn đá”
Tác dụng: vẻ dữ dằn đáng sợ
c- Ngoại hình dữ dằn của Chí Phèo
4.


Trông đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùng mà chẳng hôi tanh mùi bùng.
( Ca dao)
a- trông: trong
bùng: bùn
b- So sánh “Trong đầm gì đẹp bằng sen”
Tác dụng: nét đẹp tinh khiết, hoàn hảo của hoa sen
c- Vẻ đẹp của hoa sen

5. Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bân khuân trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
( Trích “ Việt Bắc” của Tố Hữu)



bân khuân: bâng khuâng
Hoán dụ “áo chàm”
Tác dụng: người dân Việt Bắc tiễn đưa người ra đi không thể nói nên lời

c- Tâm trạng lưu luyến của người ra đi


6. “Tiếng xuối trong như tiếng hát xa

Trăn lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngũ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
( Cảnh khuya – HCM)


Tiếng xuối => tiếng suối
Trăn lồng => trăng lồng
Chưa ngũ => chưa ngủ



So sánh


“Tiếng suối trong như tiếng hát xa” => khắc họa âm thanh tiếng suối du dương trầm
bổng (thi trung hữu nhạc)



“Cảnh khuya như vẽ” => làm nổi bật cảnh thiên nhiên thơ mộng như bức tranh (thi
trung hữu họa)

Điệp từ “lồng” => sự hòa quyện của thiên nhiên tạo nên bức tranh thơ mộng.
Điệp ngữ liên hoàn “ chưa ngủ” lặp lại liên tục ở 2 dòng thơ 3, 4 T/dụng: nhấn

mạnh tâm trạng trăn trở, lo âu của Bác trước tình hình đất nước trong buổi đầu kháng
chiến chống Pháp.


Tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm và yêu nước sâu nặng cùng phong thái
ung dung, lạc quang của Hồ Chí Minh.

DẠNG 2:

1. Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu sau :
a. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ. (0,5 điểm)
b. Các từ “lảo đảo”, “thập thững” có vai trò gì trong việc thể hiện những hình ảnh cô đồng và
người bà. (0,5 điểm)
c. Sự vô tâm của cháu và nỗi cơ cực của bà thể hiện qua những hồi ức nào? Người cháu đã bày tỏ
nỗi niềm gì qua những hồi ức đó? (1,0 điểm).

“Thuở nhỏ tôi ra ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật


và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần
Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
mùi hệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng
Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn
(Đò Lèn – Nguyễn Duy, Ngữ văn 12,
Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 148)

- Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn bản: Trong đoạn thơ, tác giả đã dùng phương
thức tự sự, biểu cảm, miêu tả
- Các từ + “lảo đảo”khắc họa hình ảnh cô đồng lúc hành lễ trong cái nhìn thích thú của cháu
+ “Thập thững” hình ảnh người bà bươn chãi kiếm sống trong nỗi xót xa của cháu khi

nhớ lại
- Sự vô tâm của đứa cháu được thể hiện rõ qua hình ảnh đối lập cháu thì mãi chơi “câu cá,
bắt chim, ăn trộm nhãn, xem lễ” còn bà thì “mò cua, xúc tép, đi gánh chè xanh”;
- Người cháu trong đoạn thơ đã thể nỗi ân hận, day dứt của mình chưa biết yêu thương chia sẽ
với bà những cơ cực của cuộc sống
2.
“Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng
Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi
Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời
Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ
Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ
Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió
Những trâu bò thong thả cuối ăn mưa”
(Chiều Xuân – Anh Thơ)
Đọc đoạn thơ và trả lời những yêu cầu sau:


Cảnh xuân trong đoạn thơ được miêu tả bằng những hình ảnh thiên nhiên nỗi bật nào?



Cảnh xuân nói lên tình cảm gì của tác giả?



Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ? Nêu giá trị biểu đạt của chúng?


Gợi ý:

a Cảnh xuân trong đoạn thơ được miêu tả bằng những hình ảnh thiên nhiên: chòm xoan hoa
tím rụng tơi bời
cỏ non tràn biếc cỏ, cánh bướm rập rờn trôi trước gió, trâu bò thong thả cuối ăn mưa”
b. Tình cảm của tác giả: mến yêu cảnh sắc thiên nhiên thân thuộc, thể hiện sự gần gũi, gắn bó
với thiên nhiên.
c. Các từ láy: êm êm, im lìm, rập rờn, vu vơ…
Nhờ tính gợi tả cao các từ láy thâu tóm được sự sống bình lặng của mỗi cảnh vật và trạng thái
yên bình tạo nên bức tranh xuân êm ả, thơ mộng chốn quê.

3. Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ “Đất nước – Nguyễn Đình Thi”
“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về”


Đoạn thơ thể hiện tâm tư tình cảm gì của tác giả?



Nêu từ loại của từ “rì rầm” và cho biết ý nghĩa tu từ của nó?



Xác định các dạng phép điệp trong đoạn thơ? Nêu hiệu quả nghệ thuật?


Gợi ý:


Đoạn thơ thể hiện niềm vui lớn về chủ quyền đất nước, niềm tự hào về tinh thần bất khuất
của con người Việt Nam



“Rì rầm” là từ láy => vừa tả thực vừa có tính tượng trưng gợi tiếng nói cha ông xưa luôn
hiện diện cùng con cháu hôm nay, nhắc nhở về truyền thống bất khuất của giống nòi



Các dạng phép điệp:




Điệp từ: của, những, nước, chúng ta



Điệp ngữ: đây là của chúng ta



Điệp cấu trúc ngữ pháp: Trời xanh đây là của chúng ta/ Núi rừng đây là của chúng ta;
Những cánh đồng…/Những ngả đường…/Những dòng sông…




=> tác dungjtaoj nhịp điệu thơ dồn dập, âm hưởng hào hung mở ra toàn cảnh giang
sơn giàu đẹp, khẳng định mạnh mẽ chủ quyền đất nước và niềm tự hào dân tộc.

4. Đọc đoạn văn sau
“Miếng đất dọc chân thành phía ngoài cửa Tây vốn là đất cong.Ở giữa có con đường
mòn nhỏ hẹp cong queo, do những người hay đi tắc giẫm mãi thành đường. Đó cũng là
ranh giới tự nhiên giữa nghĩa địa những người chết chém hoặc chết tù ở về phía tay trái,
và nghĩa địa những người nghèo ở về phía tay phải. Cả hai nơi mộ dày khít lớp này, lớp
khác như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ”
( Thuốc – Lỗ Tấn)


Sữa lỗi chính tả.



Nội dung chính của đoạn văn? Đặt nhan đề?



Phân tích các biện pháp tu từ được sử dụng.

Gợi ý:


Đất cong => đất công
Đi tắc => đi tắt




Đoạn văn miêu tả hình ảnh nghĩa địa, đặc biệt chú ý chi tiết con đường mòn ngăn cách
trong nghĩa địa
Nhan đề: Con đường mòn; hình ảnh nghĩa địa…



5.

Biện pháp tư từ


Ẩn dụ “ con đường mòn” tập quán xấu, sự mê muội của nhân dân



So sánh “như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ” => rất nhiều mộ => hệ quả tất yếu
của tình trạng ngu muội của người dân Th lúc bấy giờ.


ĐỀ THI THỬ 12 –ĐỀ 1
I. Đọc – hiểu văn bản: (3.0 điểm)
1. Đọc và trả lời các câu hỏi sau: (1.0 điểm)
“Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp,
và dù lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi.
Bao giờ cũng thế suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa con trâu còn có lúc đêm nó còn được
đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi đầu vào việc làm cả đêm cả ngày”
Đoạn văn trên nói về vấn đề gì ? Hãy đặt tên cho đoạn trích
2. Chỉ ra chữ viết sai trong câu sau: (1.0 điểm)

a. “Giải bóng đá thế giới được tổ chức ở Nam Mỹ. Theo tiền lệ chưa có một đội bóng Châu Âu
nào chiếm được ngôi vị số một” (Báo Đại Đoàn Kết, số 33).
b. “Muốn tiêu diệt nạn đói thì phải nâng cao năng suất cả trong nông nghiệp, trong ngành vận tải
và trong công nghiệp nữa”
3. Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, có lời thoại:
“Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước
non”
Lời nói trên của nhân vật nào, nói về những ai, thể hiện thái độ gì với người được nói tới? (1.0
điểm
II. Phần làm văn: (7.0 điểm)
Câu 1: Trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa được gợi ra từ câu chuyện sau:
“Một chiếc lá vàng tự bứt khỏi cành rơi xuống gốc. Cái gốc tròn mắt ngạc nhiên hỏi:
- Sao sớm thế ?
Lá vàng giơ tay lên chào, cười và chỉ vào những lộc non”
(Theo những câu chuyện ngụ ngôn chọn lọc – NXB Thanh niên – 2003
Câu 2: Những suy nghĩ và đánh giá của anh (chị) về người vợ nhặt – người đàn bà không tên
trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân (3.5 điểm)
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT MÔN VĂN NĂM 2014
I. Đọc – hiểu văn bản: (3.0 điểm)
Câu 1. Đọc và trả lời các câu hỏi sau: (1.0 điểm)
Tài liệu ôn thi TN môn NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC 2013 -2014
Trả lời:
Đoạn văn trên trích từ tác phẩm VCAP của Tô Hoài
nói về nhân vật Mị, với cuộc đời làm dâu đọa đày tủi cực, phải làm việc quần quật không lúc nào
ngơi nghỉ, thân phận Mị được so sánh với con trâu con ngựa, thậm chí còn khổ hơn kiếp ngựa
trâu.
- Ta có thể đặt tên cho đoạn văn là:
“Cảnh đời làm dâu tủi nhục khổ đau của Mị”
Câu 2: Chỉ ra chữ viết sai trong câu sau: (1.0 điểm)
a. Ở câu trên, cụm từ (theo tiền lệ) dùng sai, ta thay vào nó cụm từ “trong (thực tế) lịch

sử”Trong lịch sử chưa có một đội bóng Châu Âu nào chiếm được ngôi vị số một
b. Câu trên sai ngữ pháp,
vị trí từ “cả” và từ “nữa” đặt không đúng chỗ đã làm câu sai. Ta có hai cách chữa: + Đổi vị trí từ
“ cả”
Muốn tiêu diệt nạn đói, thì phải nâng cao năng suất trong nông nghiệp, trong ngành vận tải và cả
trong công nghiệp nữa.
+ Bỏ từ “nữa”
Muốn tiêu diệt nạn đói, thì phải nâng cao năng suất cả trong nông nghiệp, trong ngành vận tải và
trong công nghiệp.
Câu 3:
Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Ng. Thi, có lời thoại:


×