Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận môn marketing quốc tế trình bày cách thức mà doanh nghiệp việt nam đã xử lý vấn đề chống bán phá giá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.4 KB, 12 trang )

Bài tập lớn
Marketing quốc tế
Giảng viên : Ts. Dương Thị Hoa

Đề tài
Trình bày cách thức mà doanh nghiệp Việt Nam đã xử lý vấn đề
chống bán phá giá

Nhóm 10
Trần Thị Thanh Huyền
Trần Viết Kông
Trần Anh Tuấn

NỘI DUNG CHÍNH
1. Giới thiệu tình hình xuất khẩu tôm của Việt Nam
2. Tìm hiểu về bán phá giá và luật chống bán phá giá

3. Cách thức doanh nghiệp Việt Nam xử lý vấn đề chống bán phá giá tôm tại Mỹ
4. Đánh giá và đề xuất giải pháp


Lời nói đầu

Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng và chế biến
thủy hải sản nói chung và tôm xuất khẩu nói riêng. Tuy nhiên, những quy định luật pháp
khắt khe của các nước nhập khẩu đặc biệt là luật chống bán phá giá đã đem đến cho Việt
Nam những thiệt hại nặng nề và đặt ra những thách thức vô cùng to lớn. Là sinh viên
khối ngành Marketing, chúng em nhận thấy rằng bản thân có trách nhiệm và tính cấp
thiết trong việc nghiên cứu vấn đề này hi vọng có thể mang đến giá trị bền vững cho
ngành xuất khẩu tôm của Việt Nam sang các nước trên thế giới. Ở bài viết này, chúng em
tập trung nghiên cứu đề tài “cách thức mà doanh nghiệp Việt Nam đã xử lý vấn đề chống


bán phá giá “ để từ đó có thể đóng góp một số giải pháp cho ngành xuất khẩu tôm của
nước ta.

I.Giới thiệu tình hình xuất khẩu Tôm của Việt Nam
Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường bờ biển dài rất thuận lợi phát
triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì
tăng trưởng liên tục trong 17 năm với mức tăng bình quân là 9,07%/năm. Với chủ trương
thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát
triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm,
đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước.
Trong khi đó sự cạn kiệt dần của nguồn thủy sản tự nhiên và trình độ hoạt động khai
thác đánh bắt chưa được cải thiện, sản lượng thủy sản từ hoạt động khai thác tăng khá
thấp trong các năm qua, với mức tăng bình quân 6,42%/năm.
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam tăng trưởng đều qua các năm, cụ thể: Giai đoạn 20102014, xuất khẩu thủy sản đã tăng từ 5 tỷ USD năm 2010 lên 7,8 tỷ USD năm 2014, bình
quân mỗi năm tăng khoảng 12%.
Hiện nay, 3 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là tôm, cá tra và cá ngừ chiếm
gần 75% tổng giá trị xuất khẩu của toàn ngành (căn cứ theo số liệu xuất khẩu thủy sản
Việt Nam 6 tháng đầu năm 2015), trong đó tôm chiếm tỷ trọng lớn nhất về giá trị.


Sau vụ kiện chống bán phá giá xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Hoa Kỳ, xuất khẩu
tôm của Việt Nam vào thị trường này tăng mạnh và vượt qua Nhật Bản trở thành thị
trường nhập khẩu tôm số 1 của Việt Nam.
Hiện nay, thủy sản Việt Nam xuất khẩu tới khoảng 170 thị trường, trong đó, 3 thị
trường chính là Mỹ, EU và Nhật chiếm hơn 60% kim ngạch xuất khẩu. Riêng trong 6
tháng đầu năm 2015, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt hơn 3 tỷ USD, trong đó, Hoa
Kỳ là thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam lớn nhất, chiếm tỷ trọng 19%, tiếp theo là
EU chiếm 18% và Nhật Bản chiếm 15%.
Trong 3 thị trường chính của thủy sản Việt Nam là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản thì thị
trường Hoa Kỳ có mức tăng trưởng mạnh nhất trong năm 2013 và đầu năm 2014 (tăng

27,4% trong năm 2013 và 87,8% trong tháng 1 năm 2014) và góp phần quan trọng trong
thành tích của xuất khẩu thủy sản Việt Nam (năm 2013 tăng 9,6% và trong tháng 1 năm
2014 tăng 19,9%). Động lực chính của sự tăng trưởng này chủ yếu là do thắng lợi của vụ
kiến bán phá giá tôm Việt Nam tại Hoa Kỳ, mức tăng trưởng mạnh của mặt hàng tôm và
sự hồi phục của nền kinh tế Hoa Kỳ trong năm 2013 và năm 2014.
Thị trường Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn của Viêt Nam trong thời gian
qua, tuy nhiên đây cũng là thị trường phức tạp nhất và khó khăn nhất về các tranh chấp
đối với hai mặt hàng chủ lực của thủy sản xuất khẩu Việt Nam là tôm và cá tra.
II. Tìm hiểu về bán phá giá và luật chống bán phá giá
Bán phá giá là gì ?
Bán phá giá trong thương mại quốc tế có thể hiểu là hiện tượng xảy ra khi một loại
hàng hoá được xuất khẩu từ nước này sang nước khác với mức giá thấp hơn giá bán của
hàng hoá đó tại thị trường nội địa nước xuất khẩu.
Cụ thể, nếu một sản phẩm của nước A bán tại thị trường nước A với giá X nhưng lại
được xuất khẩu sang nước B với giá Y (Ytừ nước A sang nước B.
Trong WTO, đây được xem là “hành vi cạnh tranh không lành mạnh” của các nhà sản
xuất, xuất khẩu nước ngoài đối với ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu. Và các “vụ
kiện chống bán phá giá” và tiếp đó là các biện pháp chống bán phá giá (kết quả của các
vụ kiện) là một hình thức để hạn chế hành vi này.


Các biện pháp chống bán phá giá
Biện pháp chống bán phá giá là tất cả các biện pháp mà nước nhập khẩu có thể sử dụng
để chống lại hiện tượng bán phá giá của hàng nhập khẩu (sau khi cókết luận cuối cùng
khẳng định có việc bán phá giá gây thiệt hại đáng kể). Trong đa số các kết hợp giữa hạn
ngạch nhập khẩu và thuế chống bán phá giá.Các biện pháp trường hợp, biện pháp chống
bán phá giá là áp đặt thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm nhập khẩu (thuế phần trăm
giá trị sản phẩm hoặc thuế cố địnhtrên đơn vị sản phẩm). Biện pháp chống bán phá giá
còn có thể là các hạn ngạch nhập khẩu hoặc chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu

được quy định trong luật bán phá giá.
Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá
Không phải cứ có hiện tượng hàng hoá nước ngoài bán phá giá là nước nhập khẩu có
thể áp dụng các biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hoá đó. Theo quy định của
WTO thì việc áp dụng các biện pháp chống bán phá giá chỉ có thể thực hiện nếu cơ quan
có thẩm quyền của nước nhập khẩu, sau khi đã tiến hành điều tra chống bán phá giá , ra
kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của cả 03 điều kiện sau:
Hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá (với biên độ phá giá không thấp hơn 2%)
Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể hoặc bị đe
doạ thiệt hại đáng kể hoặc ngăn cản đáng kể sự hình thành của ngành sản xuất trong nước
(gọi chung là yếu tố “thiệt hại”)
Có mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại nói trên.
Biên độ phá giá được tính như thế nào
Biên độ phá giá được tính toán theo công thức:
Biên độ phá giá = Giá Thông thường – Giá Xuất khẩu
Trong đó:
-Giá Thông thường là giá bán của sản phẩm tương tự tại thị trường nước xuất khẩu (hoặc
giá bán của sản phẩm tương tự từ nước xuất khẩu sang một nước thứ ba; hoặc giá xây
dựng từ tổng chi phí sản xuất ra sản phẩm, chi phí quản lý, bán hàng và khoản lợi nhuận
hợp lý – WTO có quy định cụ thể các điều kiện để áp dụng từng phương pháp này).


-Giá Xuất khẩu là giá trên hợp đồng giữa nhà xuất khẩu nước ngoài với nhà nhập khẩu
(hoặc giá bán cho người mua độc lập đầu tiên).
-Sản phẩm tương tự với sản phẩm bị điều tra là: Sản phẩm giống hệt (có tất cả các đặc
tính giống sản phẩm đang bị điều tra).
-Sản phẩm gần giống (có nhiều đặc điểm gần giống với sản phẩm đang bị điều tra), trong
trường hợp không có sản phẩm giống hệt.
III. Cách thức Việt Nam xử lý vấn đề chống bán phá giá tôm sang thị trường Mỹ
Bối cảnh

Mỹ là thị trường xuât khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên đây lại là thị trường
đầy nguy hiểm. Vụ kiện bán phá giá tôm của Việt Nam tại Mỹ diễn ra trong khoảng thời
gian 11/02/2010 – 11/07/2011 đã khiến cho mặt hàng tôm xuất khẩu chao đảo, rớt giá
nghiêm trọng và mất uy tín trên thị trường quốc tế.
Mỹ là một thị trường hấp dẫn nhưng khó tính. Thị trường Mỹ tuy rộng lớn nhưng nhu
cầu của người tiêu dùng Mỹ lại rất cao. Một sản phẩm thuỷ sản phải đạt tiêu chuẩn về
mẫu mã, chất lượng, độ an toàn thực phẩm và hàm lượng chất dinh dưỡng thì mới có đủ
khả năng xuất hiện và cạnh tranh trên thị trường Mỹ. Nếu không có đủ tất cả các yêu cầu
trên thì sản phẩm đó sẽ bị các sản phẩm của các hãng khác cạnh tranh loại bỏ, hoặc bị
chính người tiêu dùng Mỹ tẩy chay, khả năng tồn tại và phát triển của sản phẩm đó là rất
khó khăn. Đó là về phía những người tiêu dùng còn về phía Chính phủ Mỹ cũng có rất
nhiều những qui định đặt ra cho các sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu. Khi đưa sản phẩm
thuỷ sản vào thị trường Mỹ, chúng ta phải quan tâm và hiểu được hệ thống pháp luật của
Mỹ. Hệ thống luật của Mỹ khá phức tạp, chặt chẽ và mới lạ đối với các doanh nghiệp
xuất khẩu Việt Nam. Vì vậy nếu không nghiên cứu tìm hiểu rõ thì các doanh nghiệp sẽ
phải gánh chịu những thua thiệt nặng nề trong kinh doanh.
Trong quyết định sơ bộ, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã tính tỷ lệ phá giá từ 12,11% đến
19,6% cho các công ty được hưởng “thuế suất riêng rẽ”. Biên độ phá giá cao tới 93,13%
được áp dụng cho các bị đơn còn lại, vốn bị DOC cho là có sự trợ cấp của Chính phủ.
DOC đã xác định rằng, Việt Nam là một nền kinh tế “phi thị trường”, do vậy đã không
kiểm tra doanh thu hay chi phí sản xuất thực tế của các công ty tôm Việt Nam. Thay vào
đó, DOC chỉ xem xét các công ty ở một nước có nền kinh tế thị trường được quyết định
là giống với Việt Nam nhất. Nước được chọn này được gọi là “nước thay thế.” DOC đã
tính “giá trị thay thế” cho tất cả các yếu tố đầu vào dùng để sản xuất tôm đông lạnh ở


nước thay thế, và các giá trị này sau đó được DOC gọi là “giá trị thông thường” dùng để
so sánh với giá xuất khẩu sang Mỹ.
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam VASEP, năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp Việt Nam được xây dựng dựa trên những lợi thế về thiên nhiên, về

chi phí nhân công cũng như dựa trên sự nỗ lực của chính bản thân các doanh nghiệp
trong hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất khẩu. "Quyết định của DOC cho thấy cơ
quan này đã không xem xét toàn diện những yếu tố kể trên, gây nên sự bất công đối với
các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, việc không cho 4 doanh nghiệp Việt Nam hưởng
mức thuế riêng biệt là vô lý vì tất cả đều là công ty tư nhân, hoạt động hoàn toàn độc lập,
không phụ thuộc nhà nước"

Cách thức Việt Nam đã làm để xử lý vấn đề chống bán phá giá tôm tại Mỹ
Trước thách thức lớn như vậy, Việt Nam đã làm gì để đối phó với vấn đề chống bán
phá giá tại Mỹ ?
1.Chủ động tham gia đương đầu với vụ kiện
Ngay khi mặt hàng tôm xuất khẩu bị kiện bán phá giá, Việt Nam đã có biện pháp ứng
phó đầu tiên đó là trực tiếp chủ động đương đầu với vụ kiện. Theo các chuyên gia nhận
xét, đây là bước đi hoàn toàn đúng đắn. Vì nếu Việt Nam không tham gia vào vụ kiện với
Hoa Kỳ, ngành xuất khẩu tôm Việt Nam sẽ phải chịu mức thuế 93%. Với mức thuế này,
gần như DOC đã đánh bật Việt Nam ra khỏi thị trường Mỹ. Không những thế còn gây
thiệt hại nặng nề đến đời sống của bà con nông dân cũng như uy tín của mặt hàng tôm
xuất khẩu trên thị trường quốc tế.
Các bước Việt Nam đã làm để đương đầu với vụ kiện :
Lưu giữ tất cả các số liệu, tài liệu có thể làm bằng chứng chứng minh không bán phá giá
Kể từ khi DOC ra quyết định sơ bộ, các nhà xuất khẩu tôm Việt Nam đã cung cấp cho
DOC thông tin và số liệu thực tế chi tiết về tôm nguyên liệu mua vào cụ thể theo từng cỡ
đếm của Bangladesh. Giờ đây DOC cần phải sử dụng các giá trị cụ thể theo cỡ đếm này
để so sánh với giá xuất khẩu theo cỡ đếm. Nếu DOC làm như vậy thì tỷ lệ phá giá của các
bị đơn bắt buộc Việt Nam sẽ giảm xuống còn 0%.
Yêu yêu cầu được tham gia, hợp tác với cơ quan điều tra và chủ động thực hiện các
quyền và nghĩa vụ tố tụng :


Về thuế suất riêng rẽ, đã có 34 công ty Việt Nam yêu cầu DOC cho hưởng “thuế suất

riêng rẽ” với lý do họ không chịu sự kiểm soát của Chính phủ Việt Nam. Song, trong
quyết định sơ bộ, DOC đã từ chối yêu cầu này của 16 công ty, với lý do là các công ty
này đã không chứng minh được sự độc lập với Chính phủ Việt Nam. Do vậy, các công ty
này đã buộc phải nộp thuế theo mức “thuế suất toàn quốc” là 93% như công bố trong
quyết định sơ bộ từ tháng 7, tức là thực tế đã đánh bật họ ra khỏi thị trường Mỹ.
Mỗi công ty trong số 16 công ty này đã nộp thêm những thông tin cần thiết chứng
minh cho sự độc lập của họ với sự kiểm soát của Chính phủ. DOC giờ đây đã có tất cả
các thông tin cần trong hồ sơ để cho 16 công ty được nhận thuế suất riêng rẽ để họ có thể
lại xuất sang Mỹ.
Vai trò của các hiệp hội :
Trong vụ việc đầu tiên, mọi công việc từ ý tưởng khởi kiện đến quyết định tham vấn,
từ lựa chọn luật sư đến chuẩn bị chứng cứ, từ tham gia các thủ tục tố tụng đến theo dõi
thực thi… đối với Việt Nam đều là “lần đầu tiên”. Những cái được và chưa được trong vụ
việc của những “lần đầu tiên” này là những kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam nói
chung và các doanh nghiệp, hiệp hội nói riêng trong việc sử dụng công cụ giải quyết
tranh chấp trong WTO để bảo vệ lợi ích của mình.
Đặc biệt, điểm đáng ghi nhận nhất trong vụ việc này là vai trò chủ động, tích cực của
các Hiệp hội doanh nghiệp trong việc phát hiện vấn đề cũng như tham gia vào quá trình
chuẩn bị cho vụ việc. Cụ thể, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam
(VASEP) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tiến hành:
Chủ động nghiên cứu nghiêm túc vấn đề từ góc độ của Việt Nam và kinh nghiệm quốc
tế, đưa đề xuất với Chính phủ về việc Việt Nam cần khởi kiện Hoa Kỳ ra WTO;
Trong khi các Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền còn đang lúng túng bởi chưa có tiêu
chí hay cơ chế nội bộ nào cho việc quyết định có khởi kiện hay không, đã có những lập
luận thuyết phục và chặt chẽ với các cơ quan liên quan cũng như những hình thức tuyên
truyền thích hợp nhằm tạo sự ủng hộ của công chúng, góp phần vào quá trình ra quyết
định khởi kiện của Chính phủ;
Tham gia tích cực và hiệu quả vào việc lựa chọn luật sư tư vấn cho vụ việc và với việc
giới thiệu luật sư giỏi, nhiều kinh nghiệm và có kết nối từ vụ việc gốc ở Hoa Kỳ và tranh
chấp trong WTO, có thể nói hai Hiệp hội đã cùng góp phần vào thành công trong kết quả

của vụ việc.
Công tác vận động hành lang


Vận động hành lang cũng là công tác xuyên suốt quá trình diễn ra vụ kiện.
Kêu gọi sự ủng hộ của các nghị sỹ Mỹ : Các đại biểu tham dự đã cùng đặt bút ký vào
lá thư gửi các nghị sĩ Mỹ nhằm kêu gọi sự cảm thông, chia sẻ với những khó khăn của
ngành tôm Việt Nam, đồng thời phản ứng mạnh mẽ trước phán quyết bất công của DOC.
Lá thư của các đại biểu Quốc hội nêu rõ, đơn kiện và biên độ thuế bán phá giá mà phía
Mỹ vừa tuyên bố với tôm Việt Nam
" Chúng tôi hiểu rằng, ngành công nghiệp tôm của Mỹ đang gặp rất nhiều khó khăn
nhưng Liên minh tôm Miền Nam - SSA không nên đổ lỗi những khó khăn này do tôm
nhập khẩu gây ra. Chúng tôi tin tưởng rằng thuế chống phá giá sẽ không cải thiện điều
kiện kinh tế của ngành công nghiệp tôm Miền Nam nước Mỹ mà, ngược lại, nó sẽ gây ra
tác động tiêu cực tới người tiêu dùng Mỹ, làm cho rất nhiều người Mỹ mất việc làm những công việc có được do nhập khẩu tôm"
“ Chúng tôi kêu gọi quý ngài và các nghị sĩ khác hãy có những hành động tác động
ngay lập tức tới DOC và Uỷ ban Hiệp Thương Quốc Tế (USITC) thực hiện các hoạt động
điều tra tiếp theo một cách khách quan, không thiên vị và không áp đặt, góp phần tránh
làm tổn hại tới nguyên tắc không phân biệt đối xử đã được ghi nhận trang trọng trong
Hiệp Định Song phương Việt - Mỹ và không đi ngược lại xu thế tích cực trong buôn bán
thương mại song phương giữa hai nước chúng ta"
Lá thư của 2500 cư dân : "Chúng tôi là những người nuôi tôm ở 3 miền Bắc, Trung,
Nam của Việt Nam, gửi các ngài bức thư này với mục đích bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ
của chúng tôi về vụ kiện... Cuộc sống và sinh kế của chúng tôi và gia đình đều trông chờ
vào công việc nuôi tôm từ bao năm nay. Kể từ khi vụ kiện xảy ra, cuộc sống của những
người nông dân chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, việc DOC ra quyết định sơ
bộ với biên độ thuế bán phá giá cho tôm Việt Nam từ 12,11% đến 93,13% đã gây biết
bao thiệt hại cho công việc nuôi và bán tôm của chúng tôi... Chúng tôi yêu cầu DOC và
USITC có một cái nhìn khách quan, trung thực và không thiên vị trong việc điều tra và
phán quyết, để có thể xem xét lại biên độ thuế giành cho tôm Việt Nam, giúp những

người dân nghèo như chúng tôi có niềm tin vào thưưong mại công bằng..."
2. Đa dạng hóa sản phẩm
Trước đây chỉ XK các sản phẩm dạng đông block, nhưng hiện nay tỷ lệ sản phẩm
GTGT ngày càng tăng, đến nay ước đạt khoảng 35%. Các sản phẩm sushi, sashimi,
surimi đã có mặt ở hầu hết các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu.


Các nhà máy sáng tạo nhiều mặt hàng, sản phẩm mới hấp dẫn, có giá trị, đồng thời
khai thác các đối tượng thủy sản mới để chế biến.
Một xu hướng mới là chế biến phụ phẩm đạt hiểu quả cao, mang lại lợi ích kinh tế lớn
và giảm thiểu tác động đến môi trường.
3. Mở rộng thị trường
Năm 2013, Việt Nam xuất khẩu tôm sang 85 thị trường, với tổng giá trị đạt 3 tỷ USD,
một số thị trường chủ lực của tôm Việt Nam vẫn gồm 3 khu vực : Mỹ, EU, Nhật Bản.
Nhưng Việt Nam còn xác định và mở rộng thêm một số khu vực chủ lực khác đó là
Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Australia, Brazil, Mexico. Đặc biệt, 2 thị trường tăng
đột biến trong kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam đó là Trung Quốc và Hong Kong
4. Phát triển quy mô sản xuất
Số nhà máy và công suất cấp đông của các cơ sở chế biến tăng rất nhanh trong giai
đoạn 2001- 2013.
Trong giai đoạn này, có sự phân khúc rõ rệt về phân bố và quy mô các DN CBTS XK
theo vùng. Có trên 80% sản lượng chế biến xuất khẩu từ các tỉnh thành phố thuộc vùng
Đông Nam Bộ và ĐBSCL. Sản lượng chế biến xuất khẩu của vùng đồng bằng sông Hồng
chiếm tỷ trọng chưa đến 1,5%.
Khu vực ĐBSCL đã hình thành một số công ty quy mố lớn như Tập đoàn TS Minh
Phú, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, công ty Cổ phần Hùng Vương…
Quy mô công suất các nhà máy lớn tăng nhanh, vượt xa tốc độ tăng GT kim ngạch
xuất khẩu, tỷ lệ sử dụng máy móc thiết bị của các dây chuyền CBTS đông lạnh chỉ đạt 50
– 70%: đây là hạn chế trong sử dụng vốn đầu tư, trình độ quy hoạch còn xa thực tế.
5.Tăng cường rà soát và nâng cao chất lượng sản phẩm

Trong năm 2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy mạnh triển khai áp
dụng VietGAP trong NTTS, hiện cơ quan quản lý về NTTS của 63 tỉnh thành đã được tập
huấn về quy phạm thực hành NTTS tốt và cơ sở, doanh nghiệp nuôi ở các địa phương
đang trong quá trình đăng ký áp dụng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chú ý
nhiều hơn đến việc kết nối thị trường với việc hài hòa, công nhận lẫn nhau giữa tiêu
chuẩn của Việt Nam với những tiêu chuẩn quốc tế thông qua đàm phán. Đây chính là giải


pháp nhằm khẳng định tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam và thúc đẩy việc thực hiện
mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu. Ngành thủy sản sẽ chú trọng phát triển liên kết
chuỗi giá trị, xây dựng mô hình người nuôi, người cung ứng thức ăn, thuốc, chế phẩm
sinh học, doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ và xây dựng các chính sách khuyến khích liên
kết trong sản xuất thủy sản, áp dụng nuôi trồng, khai thác thủy sản có chứng nhận.
Kết quả
Năm 2013, Việt Nam đã thắng lớn ở 2 vụ kiện tại Mỹ là chống bán phá giá và chống
trợ cấp mặt hàng tôm, đưa thuế suất nhập khẩu về mức 0%. Nhờ đó, trong những tháng
cuối năm 2013, xuất khẩu tôm và cá tra sang Mỹ tăng mạnh. Hiện, Mỹ đang là thị trường
nhập khẩu đứng đầu về mặt hàng tôm với mức tăng trưởng gần 27%.
Thị trường xuất khẩu năm 2013 có nhiều thay đổi, với mức tăng đột biến của thị
trường Trung Quốc và Hồng Kông, đạt 650 triệu USD, tăng 65% so với năm 2012. Tuy
nhiên, hạn chế lớn nhất hiện nay trong xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc chủ yếu là
vẫn đang đi theo đường tiểu ngạch. Mỹ, Nhật Bản và EU tiếp tục là những thị trường dẫn
đầu và đều tăng trưởng so với năm ngoái.
IV. Đánh giá và đề xuất giải pháp
1.Phát triển thương hiệu
Sản phẩm thủy sản Việt Nam chưa có thương hiệu trên thị trường thế giới, đặc biệt ở
phân khúc bán lẻ cho người tiêu dùng. Thông thường, thủy sản Việt Nam mới chỉ được
xuất khẩu trực tiếp cho nhà nhập khẩu, sau đó được dán nhãn mác, thương hiệu của nhà
nhập khẩu hoặc nhà phân phối rồi mới đến tay người tiêu dùng. Do vậy giá trị sản phẩm
DN thu về không cao.

Thời gian tới, nước ta nên có định hướng phát triển bền vững. Trước mắt là các doanh
nghiệp lớn có tiềm lực về tài chính nên đẩy nhanh việc phát triển thương hiệu để có thể
phát huy hết thế mạnh của Việt Nam và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường .
2. Nghiên cứu thị trường
Cần xây dựng đội ngũ chuyên gia về nghiên cứu thị trường các nước xuất khẩu. Về
luật pháp, chính trị, mức cầu cũng như thói quen mua sắm của từng nước. Hiện nay Việt


Nam chưa nghiên cứu sâu về thị trường các nước nhập khẩu, hầu như đều phải thong qua
các trung gian dẫn đến việc bị phụ thuộc nhiều và thu lại lợi nhuận thấp. Mỗi đất nước sẽ
có những đặc điểm đặt ra những cơ hội và thách thức riêng nên cần xây dựng đội ngũ
nghiên cứu thị trường ở cho mỗi nước nhập khẩu.
3. Nâng cao tiến bộ khoa học công nghệ vào nuôi trồng và chế biến
Hiện nay, Việt Nam cũng đã chú ý đến việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào
quá trình nuôi trồng và chế biến tuy nhiên những mô hình này chưa thực sự hiện đại, tiến
độ thực hiện còn chậm. Đa số còn chịu sự chi phối của dịch bệnh và thời tiết. Vì vậy, cần
tăng cường mức độ kiểm soát và cập nhật những tiến bộ khoa học hơn nữa để đảm bảo
chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo nguồn cung cho thị trường xuất khẩu.
4. Mở rộng các phân khúc thị trường
Mỗi doanh nghiệp và khu vực ở Việt Nam sẽ có quy mô, tiềm lực và thế mạnh khác
nhau. Vì thế ở mỗi thị trường xuất khẩu nên phân đoạn thị trường để mỗi doanh nghiệp
Việt Nam có thể phát huy tối đa thế mạnh của mình và đáp ứng nhu cầu thị trường nước
nhập khẩu một cách tốt nhất.

Kết luận
Luật chống bán phá giá cũng như các rào cản khác về luật pháp và chính trị của các
nước nhập khẩu là thách thức và đã gây nhiều khó khăn cho ngành xuất khẩu tôm của
Việt Nam. Tuy nhiên, nước ta đã có những bước đi rất chắc chắn và đem lại được nhiều
kết quả đáng khen ngợi. Cách thức mà cách doanh nghiệp Việt Nam đối phó với vấn đề
chống bán phá giá đã đem đến nhiều bài học kinh nghiệm, niềm tin cũng như thành quả

to lớn. Nhưng Việt Nam chưa phát huy được hết tiềm năng của ngành sản xuất và chế
biến tôm của đất nước để có thể có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Chúng em
hi vọng bài nghiên cứu và một số đề xuất giải pháp của nhóm có thể giúp ngành xuất tôm
của Việt Nam một phần nào đó phát triển bền vững trên thị trường quốc tế.




×