Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TÍCH hợp LIÊN môn TRONG GIẢNG dạy đoạn trích Đất Nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 16 trang )

TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY
ĐOẠN TRÍCH “ ĐẤT NƯỚC” (NGUYỄN KHOA ĐIỀM)
Nguyễn Khoa Điềm là một trong những bài thơ tiêu biểu cho thế hệ trẻ những năm
chống Mĩ – thế hệ có những đóng góp nổi bật vào thơ ca Việt Nam những năm này, đã
đem đến cho thơ tiếng nói trữ tình của tuổi trẻ (Lê Anh Xuân, Nguyễn Mỹ, Bằng Việt,
Xuân Quỳnh, Vũ Quần Phương, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Nguyễn Khoa Điềm,
Thanh Thảo, Hữu Thỉnh v.v…). Trong thơ của lớp nhà thơ này nổi bật lên sự tự ý thức của
tuổi trẻ về vai trò, trách nhiệm của mình trong cuộc chiến đấu và sự tự ý thức sâu sắc về
đất nước, về nhân dân qua những trải nghiệm của chính mình.
Trong thơ thời chống Mĩ, chủ đề Đất nước vốn là chủ đề bao trùm. Những cảm nhận
về Đất nước của các nhà thơ trẻ thời kỳ này có những nét riêng biệt mang dấu ấn của sự
trải nghiệm bằng chính cuộc sống của mình. Đặc biệt ở thơ, những cây bút trực tiếp cầm
súng (Tre Việt Nam của Nguyễn Duy, Lửa đèn của Phạm Tiến Duật, trường ca Những
người đi tới biển của Thanh Thảo, Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh…)
Trong sự cảm nhận về Đất nước của các nhà thơ trẻ chống Mĩ cốt lõi là tư tưởng về
nhân dân: Nhân dân là người tạo dựng nên Đất nước, là người gánh chịu những gian lao
làm nên chiến công vĩ đại mà hết sức thầm lặng, vô danh.
“Đất Nước” là chương V trong trường ca “Mặt đường khát vọng”: sự thức tỉnh của
thế hệ trẻ các thành thị miền Nam, và rộng ra, sự tự nhận thức của tuổi trẻ Việt Nam trong
những năm chiến tranh này là đi đến sự lựa chọn quyết định: đứng về phía nhân dân, Tổ
quốc, chia sẻ vận mệnh và trách nhiệm với dân tộc trong cuộc đấu tranh thiêng liêng để
giải phóng và bảo vệ Đất nước.
Cái riêng biệt, độc đáo của đoạn thơ này là sự cảm nhận, phát hiện về Đất nước trong
một cái nhìn tổng hợp, toàn vẹn, mang đậm tư tưởng nhân dân, sử dụng phong phú các yếu
tố của văn hóa, văn học dân gian một cách sáng tạo và rất thích hợp với tư tưởng nhân dân
của tác phẩm.
Để giúp học sinh hiểu bài và thực hiện tích hợp liên môn, chúng ta cần căn cứ vào
trọng tâm kiến thức kĩ năng của bài học và bài học ở các môn học sẽ tích hợp để có cách
tích hợp liên môn hợp lí.
1. Mục tiêu dạy học
1. 1. Kiến thức:


- Môn Ngữ Văn:
+ Cái nhìn mới mẻ, sâu sắc về đất nước: là của nhân dân, do nhân dân sáng tạo, gìn giữ.


+ Chất chính luận hòa quyện cùng chất trữ tình và khả năng vận dụng một cách sáng tạo
nguồn chất liệu văn hóa, văn học dân gian.
- Môn GDCD: trách nhiệm của công dân với đất nước
- Môn Lịch sử: cuộc tổng tấn công và nổi dậy xuân Mậu Thân, cuộc tiến công chiến lược
năm 1972.
- Môn Địa lí: sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và phòng
chống thiên tai.
1. 2. Kĩ năng:
- Môn Ngữ Văn:
+ Đọc – hiểu tác phẩm thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.
+ Làm quen với giọng thơ giàu chất trí tuệ, suy tư.
- Môn GDCD: Vận dụng liên hệ hiểu biết pháp luật và quyết định hành động bản thân
trong biểu hiện trách nhiệm đối với đất nước.
- Môn Lịch sử:
+ Đọc bản đồ.
+ Phân tích sự kiện lịch sử để thấy được ý nghĩa của những sự kiện lịch sử.
- Môn Địa lí:
+ Đọc bản đồ.
+ Phân tích và xử lí thông tin về môi trường sống gần gũi với học sinh.
1.3. Về thái độ, tư tưởng:
- Môn Ngữ Văn:
+ Cảm nhận được những suy tư sâu sắc của nhà thơ về Đất Nước và trách nhiệm của
mỗi người đối với quê hương, xứ sở;
+ Hiểu được sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất chính luận và trữ tình, sự vận dụng các
chất liệu của văn hóa và văn học dân gian, sự phong phú, linh hoạt của giọng điệu thơ.
- Môn GDCD: HS ý thức được vai trò của công dân đối với Đất Nước đặc biệt là ý thức

trách nhiệm của HS trong việc học tập đối với Đất Nước.
- Môn Lịch sử: HS hoài nhớ chiến thắng của dân ta trong “mưa bom bão đạn” kẻ thù để
viết lên hai tiếng “Đất Nước” thiêng liêng.
- Môn Địa lí: HS ý thức được vai trò của cá nhân trong việc giữ gìn bảo tồn môi trường
sống và chung tay bảo vệ môi trường.
1.4 Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn để giải quyết các
vấn đề bài học đặt ra:
Môn tích
hợp liên
môn

Tên bài

Kiến thức tích hợp
liên môn

Giải quyết các
vấn đề bài học
đặt ra


Môn tích
hợp liên
môn
Lịch sử

Tên bài

Kiến thức tích hợp
liên môn


Bài 22: Nhân dân hai miền - Khu Trị- Thiên;
trực tiếp chống đế quốc Mĩ
xâm lược. Nhân dân miền - Chiến dịch xuân
Bắc vừa chiến đấu vừa sản Mậu Thân (1968);
xuất (1965-1973)

Giải quyết các
vấn đề bài học
đặt ra
Hoàn cảnh ra đời
trường ca và ý
nghĩa của đoạn
trích

Phần I mục 3 cuộc tổng tấn - Chiến dịch Xuân
công và nổi dậy xuân Mậu - Hè 1972 (Mùa Hè
Thân
Đỏ Lửa- Easter
Phần III mục 3 cuộc tiến Offensive)
công chiến lược năm 1972
Địa lí

Bài 14: Sử dụng và bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên
Bài 15: Bảo vệ môi trường
và phòng chống thiên tai

Bảo vệ môi trường
(liên hệ giáo dục: tự

hào biển đảo, địa
danh du lịch)

- Đất Nước là
không gian núi non
rừng bể, chim chóc
muôn loài
- Nhân dân làm
nên không
gian
địa lí của
Đất
Nước

Giáo dục
công dân

Bài 8: Pháp luật với sự phát - Tinh thần trách Ý thức trách nhiệm
triển của công dân (phần nhiệm của công dân với Đất Nước
3.b)

đối với Đất Nước;
- Hiến pháp 2013

2. Ý nghĩa của bài học:
2.1 Đối với thực tiễn dạy học: GV tích hợp với các môn Địa lý, GDCD, Lịch sử trong
giảng dạy Đất Nước (Trích) của Nguyễn Khoa Điềm để:
- Giúp bài học phong phú và sinh động để học sinh “Thích” và “Vui” học góp phần hạn
chế việc “Ngán văn”.
- Học sinh cảm nhận :

+ “ Đất Nước” là những gì gần gũi thân thương với học sinh
+ Nhân dân mình làm nên Đất NướcViệt Nam: Không gian địa lí, thời gian lịch sử, nét
đẹp văn hóa,…
2.2 Đối với thực tiễn đời sống xã hội:


- Ý thức trách nhiệm cá nhân với Đất Nước (Yêu nước, tự hào đất nước, bảo vệ giữ gìn,
dựng xây phát triển,…)
- Ý thức bảo vệ môi trường, chủ quyền biên giới, biển đảo.
- Thấy được tiềm năng du lịch của đất nước với những danh lam thắng cảnh gắn với văn
hóa lâu đời.
3. Thiết bị dạy học, học liệu
3.1 Các thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu sử dụng trong dạy học.
a. Môn Lịch sử:
- Tranh, bản đồ.
+ Chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968.
+ Chiến dịch Xuân - Hè 1972 (Việt Nam Cộng hòa gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa, Mỹ gọi
là Easter Offensive).
b. Môn Địa Lí:
- Tranh bản đồ.
- Hình ảnh các địa danh trong đoạn trích “Đất Nước” có đề cập đến.
- Hình ảnh nạn phá rừng, ô nhễm biển,… ở nước ta.
c. Môn Giáo dục công dân:
- Học liệu trích từ Hiến pháp 2013 và trích trình chiếu nội dung điều 76, 77 Chương V
Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân để học sinh ý thức hơn trách nhiệm của học sinh
trong cuộc sống hiện nay.
Điều 76
Công dân phải trung thành với Tổ quốc.
Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.
Điều 77

Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân.
3.2 Các ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học của bài học:
Ngày nay, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, giáo viên trình chiếu kênh hình sẽ
có ưu thế hơn vì học sinh được trực quan với hình ảnh rõ, kích thước lớn, màu sắc sinh
động và ấn tượng hơn.
Việc tích hợp liên môn như trên không mất quá nhiều thời gian tiết dạy nếu GV sử
dụng giáo án điện tử hợp lí. Trong việc tích hợp liên môn cho bài học này, GV chỉ trình
chiếu những hình ảnh có liên quan để phát vấn trao đổi, rèn kĩ năng đọc bản đồ cho học
sinh.
4. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học


Trong phần này, GV xin chỉ tập trung mô tả các hoạt động dạy học ở một số đoạn thơ
có tích hợp liên môn chứ không trình bày cả bài.
4.1 Tích hợp liên môn môn Lịch sử vào phần tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của trường
ca “Mặt dường khát vọng” (Nguyễn Khoa Điềm)
* Hoạt động: tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của trường ca “Mặt dường khát vọng” (Nguyễn
Khoa Điềm)
- Thao tác 1: GV cho HS xác định và đọc rõ hoàn cảnh ra đời của trường ca “ Mặt dường
khát vọng” ( Nguyễn Khoa Điềm) trong sách giáo khoa.
- Thao tác 2: HS đọc SGK
- Thao tác 3: GV hỏi: Hiểu biết của em về chiến khu Trị- Thiên? ( GV gợi ý bằng cách
trình chiếu lần lượt hai bản đồ, sơ đồ sau để học sinh dễ dàng xác định:

Bản đồ các cuộc tấn công trong sự kiện
xuân Mậu Thân (1968)

Sơ đồ trận tiến công của
Quân đội Nhân dân Việt Nam

Chiến dịch Xuân - Hè 1972

Hè Đỏ Lửa- Easter Offensive)
- Thao tác 4: HS lên màn chiếu xác định vị trí Khu (Mùa
Trị Thiên
- Thao tác 5:
+ GV nói: Không phải ngẫu nhiên mà GV trình chiếu chiến dịch năm 1968 và 1972
như trên, kèm theo việc xác định vị trí trên bản đồ của HS, Trường ca “Mặt đường khát
vọng” viết năm 1971, nhưng trước đó 1968 và sau đó 1972 tại khu Trị -Thiên và nhiều
nơi khác đều diễn ra những trận chiến ác liệt.
+ GV hỏi:
 Theo em, tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh này có ý nghĩa gì?
 Em cảm nhận vì sao mà tác giả đặt tên trường ca là “Mặt đường khát vọng”
và nhan đề chương V là “Đất Nước”?


- Thao tác 6: HS trả lời
- Thao tác 7: GV chốt lại
Việc sử dụng tài liệu tham khảo về lịch sử văn hóa là phương tiện có hiệu quả để
giúp giáo viên làm rõ nội dung sách giáo khoa, kích thích sự hứng thú học tập của học
sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn.
4.2 Tích hợp liên môn môn Địa lí vào phần tìm hiểu đoạn thơ:
Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi
bạc" Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển
khơi" Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
- Thao tác 1: GV mời HS đọc đoạn thơ

- Thao tác 2: HS đọc
- Thao tác 3: GV dẫn dắt: Ở đoạn thơ trước, chúng ta đã cảm nhận Đất Nước là chiều sâu
văn hóa, là không gian gần gũi thân thương của tình yêu đôi lứa, đoạn thơ này tác giả giúp
ta cảm nhận Đất Nước là gì? GV tạo hiệu ứng màu chữ để HS cảm nhận.
Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"
Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi"
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
- Thao tác 4: HS suy nghĩ trả lời
- Thao tác 5:
+ GV chốt lại : bằng nghệ thuật tách gộp “Đất”, “Nước”, từ láy “mênh mông”, hình ảnh
đẹp, lớn lao… tác giả đã cho ta cảm nhận Đất Nước còn là không gian rộng lớn của vạn
vật, chim chóc muôn loài.
+ GV tạo tình huống: (GV sử dụng tranh ảnh môi trường rừng bị đốt phá, biển bị ô
nhiễm để giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường). Thế nhưng em sẽ suy nghĩ gì khi
xem hình ảnh sau đây? Hãy sử dụng hiểu biết của mình và cả kiến thức địa lí về bảo vệ
môi trường mà em được học để nói lên suy nghĩ của em?


Nạn phá rừng

Ô nhiễm biển. Rác thải đầy trên bãi biển
Mũi Né - Bình Thuận
(Ảnh Mễ Thuận Thành, Châu Tường)

- Thao tác 6: HS trình bày suy nghĩ
- Thao tác 7: GV chốt lại: Đất Nước là không gian rộng lớn nhiều tài nguyên “Rừng vàng

biển bạc” nhưng nguồn tài nguyên nào cũng có hạn, chúng ta phải biết bảo tồn, bảo vệ
bằng những hành động thiết thực nhất: không vứt rác bừa bãi, không mua bán động vật quí
hiếm, tiết kiệm điện, nước,…
4.3 Tích hợp liên môn môn Giáo dục công dân vào phần tìm hiểu đoạn thơ:
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ
Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ra cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ


mộng


Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…
- Thao tác 1: GV mời HS đọc đoạn thơ

- Thao tác 2: HS đọc
- Thao tác 3: GV dẫn dắt: Tác giả đã dùng giọng thơ chính luận để lập luận: dù không biết
Đất Nước có từ khi nào nhưng tác giả đã giúp ta cảm nhận Đất Nước là chiều sâu văn hóa,
không gian địa lí (không gian riêng tư đôi lứa, không gian rộng lớn của vạn vật và không
gian chung sống của cộng đồng), thời gian lịch sử (huyền thoại xa xưa, bề dày lịch sử quá
khứ - hiện tại - tương lai) để từ đó tác giả nhắn nhủ đến mọi người điều gì qua đoạn thơ
này?
- Thao tác 3: HS trả lời
- Thao tác 4: GV chốt lại: tác giả nhắn nhủ mọi người sống phải có trách nhiệm với Đất
Nước. Vậy căn cứ vào đoạn thơ em hãy cảm nhận xem đó là những trách nhiệm gì? (GV
tạo hiệu ứng chữ màu để học sinh cảm nhận)
- Thao tác 5: HS trả lời
- Thao tác 6: GV chốt lại và tạo tình huống: Hiến Pháp 2013 nước ta hiện nay qui định
trách nhiệm của công dân với Đất Nước như thế nào? (giáo viên sử dụng thêm học liệu
trích từ Hiến pháp 2013 và trích trình chiếu nội dung điều 76, 77 Chương V Quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân để học sinh ý thức hơn trách nhiệm của học sinh trong cuộc
sống hiện nay.)
Điều 76
Công dân phải trung thành với Tổ quốc.
Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.
Điều 77
Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân.
- Thao tác 7: HS thảo luận cặp đôi để suy nghĩa trả lời
- Thao tác 8: GV chốt lại. Gợi mở liên hệ giáo dục HS : Theo em là học sinh chúng ta thể
hiện trách nhiệm của mình đối với Đất Nước như thế nào? Em có thể sử dụng hiểu biết của
mình từ môn GDCD về đạo đức người công dân đối với đất nước. Hay đặc biệt trong bài
“Pháp luật và sự phát triển của công dân”, em có hiểu vì sao nhà nước tạo điều kiện cho
công dân học tập?
- Thao tác 9: HS trình bày suy nghĩ

- Thao tác 10: GV chốt lại


4.4. Tích hợp liên môn môn Địa lí vào phần tìm hiểu đoạn thơ:
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng
cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau 4.000 năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta
- Thao tác 1: GV dẫn dắt:
Trong đoạn trích
“Đất
Nước”, tác giả đã lập luận rất
khéo léo từ việc lí giải Đất
Nước là gì để nêu trách
nhiệm của mỗi người với Đất
Nước mà tác giả còn giúp
người đọc khám phá một
điều khác nữa. Đất nước là
của ai? Đất nước do ai làm
nên? Em hãy dọc đoạn thơ
trên và tìm cho mình câu trả

lời. GV mời HS đọc đoạn thơ
- Thao tác 2: HS đọc
- Thao tác 3: GV có thể sử
dụng hình ảnh địa lí sau để
học sinh dễ cảm nhận và rèn
kĩ năng đọc bản đồ xác định
địa danh, cảm nhận vẻ đẹp
địa danh Đất Nước. (GV
trình chiếu kênh hình ảnh
này, hoặc in ra và cho học
sinh thi nhau lên xác định địa

Bản đồ Việt Nam


danh trên bảng. Đây cũng là một hình thức tạo không khí thi đua vui tươi cho lớp học)
Giáo viên có thể dùng bản đồ kèm tranh ảnh được chú thích sau để HS dễ hiểu nội
dung bài học. Khi đọc và phân tích câu thơ có hình ảnh liên quan, GV trực quan lên bảng
hoặc dán bản đồ rồi đưa hình ảnh cho học sinh xác định để tạo không khí tươi vui cho lớp
học.

(Hòn Vọng Phu, núi Tô Thị; Tam Thanh,
Lạng Sơn)
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho
Đất Nước những núi Vọng Phu

(Hòn trống mái, Vịnh Hạ Long)
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn
Trống Mái


(Tượng đài Thánh Gióng,
xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội)


(Những ngọn núi như những con voi chầu
phục đất Tổ,

(Sông Cửu Long)
Những con rồng nằm im góp dòng sông

xã Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ)

xanh thẳm

Chín mươi chín con voi góp mình dựng
đất Tổ Hùng Vương

(Núi bút, Núi Thiên Bút, xã Nghĩa Chánh,
Quảng Ngãi.
Núi Thiên Bút cao 60m, hình chóp nón,
trông xa tựa như ngọn bút lông chỉ lên trời)

(Non Nghiên- Quảng Ngãi)
Người học trò nghèo góp cho Đất nước
mình núi Bút non Nghiên

(Hòn Con cóc - Vịnh Hạ Long)
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh



Vườn Trầu
Bà Điểm - TPHCM

Lễ Nghinh Ông
sông Ông Đốc - Cà Mau

Núi và điện thờ Bà Đen
Tây Ninh

Cù Lao Chàm
cồn Ông Trang – Cà Mau

- Thao tác 4: Sau khi xem kênh hình ảnh, HS trả lời.
- Thao tác 5:
+ GV chốt lại : Bằng nghệ thuật liệt kê địa danh từ Bắc  Nam, điệp từ “ góp”, …tác
giả đã cho ta cảm nhận chính nhân dân làm nên không gian địa lí cả đất nước.
+ GV hỏi: Điều hay nhất không đơn thuần là ta cảm nhận nhân dân làm nên không gian
địa lí mà ẩn chứa sau mỗi địa danh, sơn danh kia là phẩm chất cao đẹp của người dân Việt.
Theo em đó là phẩm chất nào?
- Thao tác 6: HS suy nghĩ trả lời


- Thao tác 7:
+ GV chốt lại
…vợ nhớ chồng …

 núi Vọng Phu

 thủy chung


Cặp vợ chồng yêu nhau …

 hòn Trống Mái

 tình nghĩa


Gót ngựa của Thánh Gióng…

 ao đầm

Voi đất Tổ, rồng… dòng sông  Vua Hùng

 yêu nước, căm thù giặc
 uống nước nhớ nguồn

Người học trò nghèo…

 núi Bút non Nghiên  Hiếu học

ông Đốc… ông Trang…

 địa danh, sơn danh

 yêu nước, nguyện xả thân
vì ĐN

+ Tích hợp: Các địa danh, sơn danh trên hiện nay là thế mạnh, tiềm năng cho lĩnh vực nào?
- Thao tác 8: HS suy nghĩ trả lời
- Thao tác 9: Gv chốt lại. Giảng thêm: từ đất liền đến biển đảo quê hương đâu đâu cũng

đẹp là một niềm tự hào là chủ quyền biển đảo biên giới đất nước ta “Một tất đất không thể
mất, một hải lí không thể về tay giặc”. (Tích hợp chủ quyền biển đảo biên giới)
Bản thân văn học có mối quan hệ mật thiết với các loại hình nghệ thuật khác. Giáo
viên có thể bổ sung hình ảnh tư liệu thuộc các lĩnh vực nói trên vào bài giảng để học sinh
có vốn văn hóa rộng khi tiếp nhận.
Học sinh tiếp nhận kiến thức văn học qua tranh ảnh, đồ dùng trực quan kết hợp với
bài viết sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo sẽ nhớ lâu và hứng thú hơn.
Để việc khai thác nguồn tư liệu này có hiệu quả, phát huy tính tích cực của học sinh,
giáo viên cần nghiên cứu kỹ mục tiêu và nội dung của từng tư liệu trong bài học, tư liệu
thuyết minh hình ảnh.
5. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh:
- Mức độ hiểu bài, hứng thú học tập của HS
- HS có kĩ năng vận dụng hiểu biết và kiến thức liên môn để giải quyết tình huống. GV có
thể củng cố bài học bằng cách sử dụng câu hỏi củng cố bài học và trò chơi để kiểm tra sự
hiểu biết của học sinh. Ví dụ như:
+ Trong đoạn trích “Đất Nước”, Nguyễn Khoa Điềm đã nhắn nhỡ với mỗi người phải
có trách nhiệm như thế nào với Đất Nước?
+ Bản thân em sẽ làm những việc gì để thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với Đất
Nước?
+ GV tạo hoạt động trò chơi “Nhìn hình đọc thơ”: GV chiếu hình ảnh thơ giúp HS nhớ
lại dòng thơ, ý thơ mình vừa học và GV hỏi về nội dung nghệ thuật của dòng thơ, đoạn
thơ.
Sự hiểu bài, hứng thú trong học tập của học sinh là một trạng thái tâm lý rất quan
trọng. Nó có ảnh hưởng lớn đến kết quả và chất lượng học tập của học sinh.
6. Thay lời kết:


Việc sử dụng tài liệu liên môn còn giúp người học có thêm cơ sở để hiểu rõ nội dung
bài học. Tài liệu tham khảo về địa lí, lịch sử văn hóa là phương tiện có hiệu quả để giúp giáo

viên làm rõ nội dung sách giáo khoa, kích thích sự hứng thú học tập của học sinh, góp phần
nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn.
Nội dung đề tài hoàn toàn là những kinh nghiệm chủ quan mà người viết rút ra từ thực
tiễn. Việc vận dụng nội dung của đề tài này tùy thuộc rất lớn vào nỗ lực của người dạy.
Người viết rất mong được đem đến cho thầy cô một vài chia sẻ kinh nghiệm bổ ích. Đồng
thời mong quý thầy cô góp ý để người viết hoàn thiện nội dung đề tài này tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
------------TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. SGK Ngữ văn 12, ban cơ bản, tập 1, NXB Giáo Dục,2007
2. SGV Ngữ văn 12, ban cơ bản, tập1, NXB Giáo Dục,2007
3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 12, NXB Giáo Dục, 2010.
4. Thiết kế bài học Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo Dục, 2009.
5. Phan Trọng Luận (2001), Phương pháp dạy học văn, NXB ĐHQG, Hà Nội.
6. Trần Văn Vụ (2009), Chuyên đề dạy hoc Ngữ văn 12 - Đất Nước, NXBGD
7. Lê Bảo - Hà Minh Đức…(2002), Giảng văn Văn học Việt Nam, NXBGD
8. Thạc Sĩ Phạm Ngọc Thắm- Phạm Thị Hồng Hoa (2009), Bồi dưỡng Làm Văn 12, NXB
ĐHQGTPHCM
9. Phan Danh Hiếu (2014), Cẩm nang luyện thi đại học Ngữ văn, NXB ĐHQGHN
10. Thạc sỹ Trần Thị Hoa – Giáo viên Trường THPT Thái Hòa (Hàm Yên, Tuyên Quang),
Tích hợp kiến thức lịch sử - văn hoá trong dạy môn Văn học, nguồn />ngày 23/07/2014



×