Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Chiến lược phát triển dụ lịch sinh thái huyện cần giờ thành phố hồ chí minh đến năm 2020 tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.47 KB, 26 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề:
Rừng và biển tại huyện Cần Giờ với nhiều cảnh quan thiên phú và đa dạng cùng
với những dấu ấn lịch sử văn hóa dân tộc đa dạng và phong phú là tiềm năng to lớn cho
việc phát triển du lịch sinh thái tại huyện Cần Giờ. Do vậy, việc tìm hiểu và phát triển du
lịch sinh thái tại huyện Cần Giờ nhằm có những định hướng đúng đắn cho việc phát
triển du lịch sinh thái, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần của người dân tại huyện.
2. Tính cấp thiết của đề tài:
Huyện Cần Giờ hiện vẫn là một huyện khó khăn nhất của thành phố. Tuy nhiên,
tiềm năng kinh tế nói chung, tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế biển và đặc biệt là
kinh tế du lịch nói riêng rất lớn. Cần Giờ có ưu thế so với quận huyện khác của thành
phố trong việc khai thác tài nguyên rừng, biển và đặc biệt là du lịch sinh thái với mô
hình phát triển bền vững. Do đó, phát triển huyện Cần Giờ trở thành một trong những
trung tâm du lịch về du lịch sinh thái có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng.
Vì những lý do nêu trên, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Chiến lược phát triển du
lịch sinh thái huyện Cần Giờ, TP.HCM đến năm 2020” làm đề tài tốt nghiệp bậc cao
học của mình.
3. Mục tiêu của đề tài:
- Làm rõ tầm quan trọng của việc phát triển du lịch sinh thái tại huyện Cần Giờ.
- Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức từ đó định hướng chiến lược
phát triển phù hợp cho nghành du lịch sinh thái tại huyện Cần Giờ.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị để phát triển di lịch sinh thái tại huyện Cần
Giờ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu hoạt động của ngành du lịch sinh thái huyện Cần Giờ. Đề tài
không đi sâu nghiên cứu các vấn đề chuyên môn về du lịch mà chỉ phân tích những vấn



2

đề tổng quát phục vụ cho việc xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển du lịch sinh
thái huyện Cần Giờ.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận: phương pháp duy vật biện chứng, đặt việc phát triển du
lịch sinh thái tại huyện Cần Giờ trong mối quan hệ biện chứng với các lĩnh vực khác.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài tập trung vào nghiên cứu, phân tích các thông tin và số liệu thứ cấp thu
thập được qua các phương tiện thông tin đại chúng và từ tình hình phát triển du lịch tại
huyện những năm đã qua, nhằm đề xuất những giải pháp và kiến nghị góp phần phát
triển du lịch sinh thái tại huyện Cần Giờ.
6. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
 Giới thiệu tổng quan về du lịch sinh thái.
Du lịch sinh thái đã và đang phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới
và ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp xã hội, đặc biệt đối với
những người có nhu cầu tham quan du lịch và nghỉ ngơi. Ngoài ý nghĩa góp phần bảo
tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng; sự phát triển du lịch sinh
thái đã và đang mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc làm
và nâng cao thu nhập cho quốc gia cũng như cộng đồng người dân các địa phương.
 Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Năm 2000 rừng ngập mặn Cần Giờ được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh
quyển thế giới nên đến nay đã có những công trình nghiên cứu, tham luận, đề án về du
lịch sinh thái tại Cần Giờ. Điển hình:

Công trình nghiên cứu “Khu dự trữ sinh

quyển rừng ngập mặn CG” (2002) của Lê Đức Tuấn và một số cộng sự đã được Nhà
xuất bản Nông nghiệp ấn hành. Đây là công trình cung cấp đầy đủ nhất từ trước đến nay
về môi trường tự nhiên, các hệ sinh thái động – thực vật Cần Giờ làm cẩm nang cho việc

vận dụng vào việc phát triển du lịch sinh thái ở địa phương này;
Huyện đã có các báo cáo thường niên và định kì như: tựu xây dựng và phát triển
huyện Cần Giờ sau 30 năm Cần Giờ sáp nhập về Tp. HCM” (tháng 02/2008) và “Báo


3

cáo giới thiệu tiềm năng, quy hoạch và các dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái Cần
Giờ” (tháng 6/2008). Ngoài ra, còn một số bài báo về các đề án xây dựng, phát triển khu
du lịch Vàm Sát, Đảo Khỉ, đặc biệt là Khu đô thị sinh thái lấn biển Cần Giờ.
Nhìn chung, các tham luận, nghiên cứu, đề tài về du lịch sinh thái Cần Giờ chỉ
mới dừng lại ở việc đánh giá tiềm năng, hiện trạng và một vài giải pháp mang tính chất
tình thế cho du lịch tại Cần Giờ, chưa có những định hướng, giải pháp tổng thể để đưa
du lịch sinh thái Cần Giờ đi lên, xứng tầm với tiềm năng và vị thế vốn có của nó.
7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược và du lịch sinh thái.
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại Cần Giờ.
Chương 3: Chiến lược phát triển du lịch sinh thái huyện Cần Giờ, Tp.HCM đến
năm 2020.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ DU LỊCH SINH THÁI.
1.1. Một số lý luận cơ bản về chiến lược.
1.1.1. Khái niệm và vai trò của chiến lược.
Khái niệm:
Chiến lược là tập hợp các quyết định (mục tiêu, đường lối, chính sách, phương thức,
phân bổ nguồn lực…) và phương châm hành động để đạt được mục tiêu dài hạn, phát huy
những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu của tổ chức, giúp tổ chức đón nhận những cơ
hội và vượt qua những nguy cơ từ bên ngoài một cách tốt nhất.
Vai trò của chiến lược:
Một chiến lược kinh doanh tốt giúp định vị được công việc kinh doanh hiện tại

đang ở vị trí nào, từ đó đặt ra các mục tiêu thực tế, phù hợp với tổ chức và biết được một
cách rõ ràng về cách đạt được chúng trong tương lai. Có chiến lược đúng đắn với việc
xác định các mục tiêu phù hợp sẽ tận dụng được tối đa các nguồn lực sẵn có của tổ chức
kết hợp với các cơ hội trên thị trường để đạt được mục tiêu của tổ chức một cách tối ưu
nhất.


4

1.1.2. Chiến lược phát triển ngành
Chiến lược phát triển ngành là loại chiến lược mà nội dung của nó bao gồm các yếu tố
chịu ảnh hưởng của chế độ chính trị, xã hội, cách thức phát triển của một đất nước, hoàn cảnh
lịch sử và trình độ phát triển ngành. Chiến lược phát triển ngành cũng phải xác định mục tiêu
chính cần đạt đến dựa trên nguồn lực, cơ cấu kinh tế, phương thức và cơ chế quản lý kinh tế,
trong đó phải xem xét con người là nhân tố quan trọng mang tính quyết định, khi xây dựng
chiến lược chúng ta phải xem xét đến tính đa dạng và khác nhau giữa các chiến lược do nhiều
yếu tố ảnh hưởng.
1.1.3. Quy trình hoạch định chiến lược.
1.1.3.1. Xác định mục tiêu:
Mục tiêu là khái niệm dùng để chỉ những kết quả cụ thể mà doanh nghiệp mong muốn
đạt được trong một giai đoạn nhất định và là cơ sở, nền tảng cho việc xây dựng, hình thành
chiến lược. Để chiến lược cụ thể và mang tính thực tiễn cao thì mục tiêu đặt ra phải phù hợp
thực tiễn, phù hợp với từng điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.
1.1.3.2. Phân tích môi trường hoạt động:
Phân tích đánh giá môi trường bên ngoài: Bao gồm môi trường vĩ mô và Môi
trường vi mô.
1.1.3.3. Hình thành các phương án chiến lược:
Để hình thành nên chiến lược, tổ chức phải phân tích kỹ tác động của môi
trường bên trong và môi trường bên ngoài của tổ chức mình, nhận dạng được các mặt
mạnh, mặt yếu, các cơ hội và nguy cơ mà tổ chức đang phải đối mặt, qua đó giúp hình

thành các phương án chiến lược một cách cụ thể và hiệu quả, phù hợp với điều kiện của
tổ chức mình, phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu để hình thành
nên những chiến lược tốt nhất.
1.1.3.4. Lựa chọn chiến lược:
Căn cứ vào chức năng, mục tiêu, nhiệm vụ của mình mà tổ chức lựa chọn các
phương án chiến lược phù hợp trong số những chiến lược được hình thành.
1.2. Tìm hiểu về du lịch sinh thái.


5

1.2.1. Quan niệm về du lịch sinh thái.
Đa số các ý kiến tại diễn dàn quốc tế chính thức về du lịch sinh thái đều cho rằng
du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo
tồn và quản lý bền vững về mặt sinh thái.
1.2.2. Định nghĩa về du lịch sinh thái.
1.2.2.1. Định nghĩa về du lịch sinh thái của hiệp hội du lịch sinh thái (1992).
“Du lịch sinh thái là sự du hành mục đích đến các khu vực tự nhiên để hiểu biết
lịch sử tự nhiên, văn hóa môi trường, không làm biến đổi tính hoàn chỉnh về sinh thái
đồng thời tạo cơ hội phát triển kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài
chính cho cộng đồng địa phương”.
1.2.2.2. Định nghĩa du lịch sinh thái ở Việt Nam (1999)
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với
giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham
gia tích cực của cộng đồng địa phương.
1.2.3. Đặc điểm của du lịch sinh thái
1.2.4. Vai trò của du lịch sinh thái.
1.2.4.1. Lợi ích sinh thái.
1.2.4.2. Lợi ích kinh tế.
1.2.4.3. Lợi ích cho xã hội.

1.2.4.4. Tác động tiêu cực:
* Tác động đến môi trường.
* Về mặt văn hóa, xã hội.
* Về mặt kinh tế.
1.2.5. Tài nguyên du lịch sinh thái:
1.2.5.1. Hệ sinh thái tự nhiên.
1.2.5.2. Hệ sinh thái nhân văn.
1.2.6. Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái.
1.2.6.1. Nguyên tắc hòa nhập.


6

1.2.6.2.Nguyên tắc tham gia cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch sinh
thái.
1.2.6.3. Nguyên tắc quy mô.
1.2.7. Đối tượng tham gia hoạt động du lịch.
1.2.7.1. Cơ quan quản lý Nhà nước.
1.2.7.2. Các nhà điều hành du lịch.
1.2.7.3. Hướng dẫn viên du lịch.
1.2.8. Kinh nghiệm của một số nước về du lịch sinh thái.
1.2.8.1. Kinh nghiệm của Malaysia.
1.2.8.2. Kinh nghiệm của Thái Lan.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI CẦN
GIỜ.
2.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Cần Giờ.
2.2.1. Vị trí địa lý:
Cần Giờ là một huyện ngoại thành của Tp. HCM, có diện tích tự nhiên71.310 ha,
cách trung tâm thành phố 50 km. Đây là một huyện ven biển duy nhất của Tp. HCM có
đường bờ biển dài 20 km.

2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên.
2.1.2. Kinh tế - xã hội của huyện Cần Giờ.
2.1.2.1. Dân cư – nguồn lao động: dân số huyện là 70.834 người, tỷ lệ gia tăng
tự nhiên 0,9 %; dân số từ 10 tuổi trở lên không biết đọc, biết viết còn chiếm tỷ lệ cao
trên 8%.
2.1.2.2. Về kinh tế:
Nông nghiệp: Chủ yếu là nuôi trồng thủy sản, tổng sản lượng năm 2012 đạt
44.770 tấn. Tổng giá trị doanh thu từ ngành nông nghiệp đạt 1.078,6 tỷ đồng; công
nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: Năm 2012, tổng doanh thu công nghiệp – tiểu thủ công
nghiệp 156,3 tỷ đồng; ngành thương mại – dịch vụ: năm 2012 doanh số ngành thương


7

mại dịch vụ đạt 5.518 tỷ đồng, trong đó ngành dịch vụ đạt 318 tỷ đồng, tổng số DK đến
CG là 420.000 lượt người/năm, toàn huyện có 25 đơn vị kinh doanh cơ sở lưu trú.
2.1.2.3. Về văn hóa xã hội:
Về văn hóa: Huyện có nhiều cơ sở văn hóa phục vụ cho nhu cầu giải trí của nhân
dân: thư viện, nhà văn hóa, sân vận động thể dục – thể thao…. Ngoài ra, CG còn có các
cơ sở tôn giáo như: chùa, đình, miếu, miễu… phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người
dân. Thành phần dân tộc chủ yếu là người Kinh, bên cạnh đó còn có nguời Hoa, Khơ –
me… làm cho văn hóa bản địa thêm phong phú, đa dạng.
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Cần Giờ.
Đến nay, mảnh đất Cần Giờ đã thay da đổi thịt. Đảng bộ, chính quyền và nhân
dân huyện Cần Giờ tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng cách mạng, năng động, sáng
tạo trong từng bước đi, từng giai đoạn cách mạng, vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn để
trưởng thành và phát triển. Những kết quả đã đạt được của Đảng bộ, chính quyền, quân
và dân Cần Giờ đã được Nhà nước ghi nhận và tuyên dương danh hiệu Anh hùng Lực
lượng vũ trang nhân dân (năm 2000) và Anh hùng Lao động trong thời kỳ đổi mới (năm
2005).

2.2. Thực trạng tài nguyên thiên nhiên du lịch sinh thái.
2.2.1. Tài nguyên thiên nhiên.
2.2.1.1. Hệ sinh thái rừng ngập mặn:
* Hệ thực vật:
Rừng ngập mặn Cần Giờ có diện tích 33.009 ha chiếm gần 1/2 diện tích toàn
huyện Cần Giờ, hệ thực vật rừng ngập mặn Cần Giờ chiếm đa số là cây đước.
* Hệ động vật: đa dạng sinh học với trên 200 loài động vật, có những loài động vật.
2.2.1.2. Hệ sinh thái biển, sông, kênh rạch:
* Biển: Bờ biển cần giờ dài gần 20 km; biển phù sa vì thành phần chủ yếu là đất
bùn sét.
* Sông ngòi, kênh rạch:


8

Diện tích sông ngòi, kênh rạch ở Cần Giờ là 22.161 ha, chiếm 31,49% diện tích
đất toàn huyện.
2.2.1.3. Hệ sinh thái ven bờ: bờ hồ, sông, suối…cũng có sức thu hút đối với du
lịch sinh thái.
2.2.2. Tài nguyên nhân văn: Tài nguyên nhân văn của Cần Giờ được chia thành các
nhóm sau:
2.2.2.1. Văn hóa truyền thống:
Có những lễ hội mang màu sắc tế lễ (như lễ hội nghinh Ông), hay mang tính lịch
sử.
+ Lễ hội Nghinh Ông:
+ Ngoài ra, Cần Giờ còn có những lễ hội như: Lý Nhơn cúng đình thần Dương
Văn Hạnh vào 16 tháng 12 âm lịch; Long Hòa tổ chức lễ hội Nghinh Ông Thủy Tướng
vào ngày 15 tháng 3 âm lịch….
2.2.2.2. Di tích lịch sử:
Cần Giờ là cửa biển quan trọng bậc nhất chế ngự đường thủy vào đất Gia Định –

Đồng Nai, Gò Công, Cần Giuộc, cửa biển Cần Giờ và vùng đất rừng Sác ngày ngay đã
được biết đến do thế mạnh thủy lợi.
2.2.2.3. Di tích văn hóa tôn giáo – tín ngưỡng:
Cần Giờ có rất nhiều chùa, thánh thất và nhà thờ. Mỗi cơ sở tôn giáo đều có
những đặc điểm riêng.
2.2.2.4. Di tích văn hóa khảo cổ:
+ Nhóm di tích giồng Am.
+ Nhóm di tích giồng Phệt.
+ Nhóm di tích giồng Cá Vồ.
2.2.2.5. Các làng nghề: làng chiếu, làng muối, làng chài
2.3. Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.
2.3.1. Cơ sở lưu trú: Đến cuối năm 2012, toàn huyện có 25 đơn vị kinh doanh cơ sở
lưu trú với 432 phòng.


9

2.3.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng:
2.3.3. Hình thức vui chơi giải trí.
Dịch vụ vui chơi giải trí này còn khá đơn điệu, các điểm du lịch được khai thác ở
dạng tự nhiên chưa có sự đầu tư lớn thành một quần thể khu vực vui chơi, giải trí; chất
lượng phục vụ du lịch còn hạn chế.
2.4. Nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển du lịch.
Năm 2011 số người trong độ tuổi lao động của huyện là 37.528 người. Trong đó,
chủ lao động hoạt động trong ngành nông nghiệp 16.041 người (chiếm 41%), thương mại
– dịch vụ là 6.103 người (chiếm 16.75%), còn là các ngành khác. Tỷ trọng lao động trong
ngành du lịch Cần Giờ trong tổng số lao động xã hội là rất thấp.
2.5. Thực trạng khai thác du lịch.
2.5.1. Thực trạng khách du lịch tại huyện Cần Giờ
Bảng 2.2: Số lượng khách DL đến CG từ năm 2007 – 2012

Năm
2007
2008
2009
2010
2011
2012

Lượng khách
272.000
360.000
400.000
410.000
457.000
420.000
(Nguồn: UBND huyện Cần Giờ, 2012)

Qua bảng số liệu 2.2 cho thấy, số lượng khách đến CG nhìn chung ngày càng
tăng. (chỉ riêng năm 2012 có giảm so với năm 2011). Tốc độ tăng bình quân gia đoạn
2007 – 2012 là 9,1%.
- Doanh thu hàng năm: Đối tượng đến chủ yếu là học sinh, sinh viên, cán bộ công
nhân viên chức và nếu là khách nước ngoài thì thường là những nhà nghiên cứu. Chính
vì thế, doanh thu từ DL rất thấp, ước tính năm 2012 là 126 tỷ đồng/năm.
Bảng 2.3: Doanh thu từ du lịch từ năm 2007 – 2012
Năm
2007

Doanh thu (tỷ đồng)
81,6



10

2008
2009
2010
2011
2012

108
120
123
137,1
126
(Nguồn: UBND huyện Cần Giờ, 2012)

Nhìn chung, số khách đến CG tăng theo các năm, nhưng vẫn chưa tương xứng với
tiềm năng sẵn có.
2.5.2. Thực trạng hoạt động của các khu du lịch.
2.5.2.1. Khu du lịch 30/4:
Địa danh này phần lớn khách du lịch đến CG đều ghé thăm, có lẽ do đường đi dễ
dàng (cho phép ô tô đến tận nơi), không khí biển mát dịu, hải sản tươi sống, hệ thống
nhà hàng, khách sạn khang trang…. Tuy nhiên, biển CG có một số hạn chế như: nước
biển chứa nhiều phù sa nên có màu nâu đen, sóng tương đối lớn, cát không mịn lại chứa
nhiều xác của động vật biển.
2.5.2.2. Lâm viên Cần Giờ.
Đến CG, DK không thể bỏ qua điểm DL cự kì hấp dẫn – Lâm viên CG hay còn
gọi là “Đảo Khỉ”. Đây cũng là căn cứ địa cách mạng rộng lớn với hệ thống hầm bí mật
che dấu bộ đội đặc công Rừng Sác một thời lửa đạn. Hiện nay, lượng khách đến Đảo
Khỉ ngày càng đông đặc biệt vào dịp lễ, tết và cuối tuần.

2.5.2.3. Khu du lịch Vàm Sát.
2.5.2.4. Trung tâm dã ngoại Thanh thiếu niên Tp. HCM
2.5.2.5. Xã Long Hòa
2.5.2.6. Thị trấn Cần Thạnh.
2.5.2.7. Đảo Thạnh An.
2.6. Thực trạng đầu tư cho ngành du lịch sinh thái
Trong mấy năm qua, huyện đã chủ động xây dựng chương trình phát triển đầu tư
DLST với các công trình trọng điểm: tuyến đường Rừng Sác, các công trình giao thông
liên xã, các công trình phục vụ phục vụ trong các điểm DL (Vàm Sát, Đảo Khỉ). Từ năm


11

2003 – nay có 15 dự án đăng kí đầu tư trên lĩnh vực dịch vụ DL với số vốn lên tới trên
1000 tỷ đồng, trong đó 8 dự án (91 tỉ đồng) đã và đang được triển khai và đưa vào khai
thác tại khu vực ven biển Cần Thạnh, Long Hòa, Lý Nhơn.
2.7. Nhận định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với ngành du lịch
sinh thái huyện Cần Giờ.
2.7.1. Những điểm mạnh.
- Cần Giờ là vùng đất hôi tụ nhiều đặc điểm để phát triển du lịch sinh thái như
rừng, biển, thủy hải sản; giao thông thủy, cảnh quang thiên nhiên, truyền thống lịch sử
cách mạng, lễ hội truyền thống dân gian đặc sắc và không quá xa trung tâm thành phố.
- Là biển duy nhất của thành phố có rừng ngập mặn gắn với mạng lưới sông rạch
chằng chịt; khu căn cứ Rừng Sác, bãi biển 30/4, khu nhà vườn cây ăn trái và nuôi trồng
thủy hải sản, khu lâm viên Cần Giờ; Lễ hội truyền thống Ngư dân Cần Giờ… có nhiều
khả năng thu hút khách du lịch.
- Là khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Thế giới, khu bảo tồn thiên nhiên cấp
quốc gia, danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ tranh trong lịch sử đấu tranh giữ nước, Anh
hùng lao động trong thời kì đổi mới; huyện Cần Giờ có lợi thế so sánh về phát triển du
lịch sinh thái của thành phố đông dân nhất nước, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Được sự quan tâm của thành phố, huyện trong quá trình phát triển.
- Môi trường xã hội tại các điểm du lịch an toàn, quỹ đất dành cho phát triển du
lịch rất lớn.
2.7.2. Những điểm yếu.
- Mặc dù tiềm năng du lịch ở Cần Giờ là rất lớn, song mới chỉ dừng lại ở việc khai
thác tiềm năng sẵn; ngành du lịch Cần Giờ chưa tạo ra được các dịch vụ du lịch đi kèm,
do đó chưa thu hút được nhiều du khách và du khách cũng chỉ dừng lại ở Cần Giờ trong
thời gian ngắn. Ngoài ra, sản phẩm quà tặng, quà lưu niệm không đa dạng, chất lượng
chưa cao.
- Các dịch vụ vui chơi, giải trí còn hạn chế; hệ thống các cơ sở vật chất phục vụ
du lịch còn hạn chế, chưa đầy đủ tiện nghi và an toàn cho khách; chưa cải tạo được bãi


12

tắm tại khu 30/4. Ngoài ra, công tác kết nối các tour du lịch với các công ty lữ hành để
đưa khách đến Cần Giờ còn hạn chế, khách du lịch chủ yếu đi tự túc và hầu hết là đi về
trong ngày vì không có loại hình phục vụ giải trí về đêm, tạo cho du khách tâm lý buồn
chán và ít muốn quay lại Cần Giờ lần thứ 2.
- Về giao thông đường thủy: CG có thế mạnh về kênh, rạch, sông, biển nhưng thế
mạnh ấy đến nay vẫn chỉ là tiềm năng chưa được khai thác. Nguyên nhân chủ yếu do
chưa có bến tàu lớn nên hạn chế phương tiện đường thủy neo đậu; phương tiện đường
thủy quá thô sơ….
- Các di tích lịch sử, di chỉ khảo cổ, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội rất nhiều
nhưng chưa được đầu tư và đưa vào khai thác phục vụ DK.
- Mặt bằng dân trí thấp, tỉ lệ hộ nghèo cao, do vậy đời sống gặp nhiều khó khăn
nên họ chưa ý thức vấn đề bảo vệ tài nguyên sinh thái rừng.
- Các nhà quản lý, các công ty tổ chức chương trình, tuyến và tour DL chưa hợp
lý. Đồng thời, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng để xây dựng
những sản phẩm DL mang tính đặc trưng cho vùng.

- Khả năng đa dạng hóa sản phẩm du lịch của nước ta cũng như của huyện Cần
Giờ còn nhiều hạn chế.
- Ngành du lịch huyện còn non trẻ
- Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ ngành du lịch còn hạn chế.
- Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch còn yếu.
- Các chính sách thu hút đầu tư vào ngành du lịch chưa phát huy hiệu quả.
- Vốn đầu tư vào du lịch còn dàn trải, hiệu quả chưa cao.
2.7.3. Những cơ hội để phát triển ngành du lịch sinh thái huyện Cần Giờ.
Chính sách mở cửa hộ nhập đã giúp ngành du lịch nước ta phát triển mạnh mẽ.
việc Việt Nam gia nhập tổ chức du lịch thế giới, hiệp hội lữ hành Châu Á – Thái Bình
Dương, việc ký kết hiệp định du lịch ASEAN sẽ giúp ngành du lịch nước ta thu hút thêm
nhiều khách du lịch quốc tế.


13

Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, trong đó có nhiều di sản thế giới
như vịnh Hạ Long, động Phong Nha… bên sạnh đó, Việt Nam còn nổi tiếng với nền văn
hóa đa dạng, đặc sắc và một lịch sử phát triển lâu đời. đây là đất nước có thiên nhiên ưu
đãi với nhiều cảnh quan hùng vĩ với nhiều cảnh quan hùng vĩ, kỳ bí, con người thân
thiện, chính trị ổn định, được thế giới công nhận là một trong những điểm đến an toàn
nhất.
Thế giới đang quan tâm tới Việt Nam như một nền kinh tế đang phát triển nhanh,
ổn định. Kinh tế tăng trưởng nhanh dẫn đến việc đời sống nhân dân được cải thiện, nhu
cầu du lịch của người dân trong nước cũng tăng lên, khả năng thu hút khách du lịch quốc
tế cũng được cải thiện qua các năm.
Nhà nước ngày càng quan tâm đến ngành du lịch, đã tích cực xúc tiến nhiều hành
động quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam ra nước ngoài. Ngân sách đầu tư cho du lịch
cũng gia tăng trong những năm gần đây. Việc miễn thị thập nhập cảnh cho một số quốc
gia trong khu vực giúp cho thủ tục nhập cảnh trở nên dễ dàng hơn, đây là một trong

những yếu tố góp phần gia tăng lượng khách du lịch đến từ các nước này.
Tình hình thế giới trong những năm gần đây có nhiều biến động, bất ổn, khách du
lịch chuyển hướng sang các quốc gia có tình hình chính trị ổn định hơn. Với tình hình
chính trị ổn định, Việt Nam có nhiều cơ hội để thu hút lượng khách du lịch quốc tế.
Nằm trong khu vực kinh tế năng động nhất của Việt Nam, huyện Cần Giờ, thành
phố Hồ Chí Minh rất thuận lợi trong thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế, đặc
biệt là khả năng thu hút khách nội địa từ khu vực này.
2.7.4. Những thách thức:
Ngành du lịch việt nam nói chung và ngành du lịch huyện Cần Giờ nói riêng đang
trong giai đoạn đầu phát triển. Kinh nghiệm và khả năng quản lý còn hạn chế, khả năng
cạnh tranh với các nước có nghành du lịch phát triển thấp, du lịch nước ta mới chỉ dựa
vào khai thác tài nguyên tự nhiên là chính.


14

Tình hình thế giới biến động xấu trong những năm gần đây như khủng bố, thiên
tai, lũ lụt, …đã làm cho lượng khách du lịch giảm. Ngành du lịch cả thế giới và Việt
Nam cũng bị ảnh hưởng mạnh.
Các đối thủ của Việt Nam trong khu vực đều có chiến lược phát triển ngành du
lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Thông qua việc quảng bá mạnh mẽ cho du lịch, đầu
tư xây dựng các trung tâm du lịch lớn, tiến hành đa dạng hóa sản phẩm du lịch, liên kết
các ngành làm giảm giá tour du lịch…đã nâng cao lợi thế cạnh tranh của họ so với
chúng ta.
Khả năng phối hợp, liên kết các ngành của nước ta còn yếu, chưa vì mục tiêu
chung của đất nước, làm giảm khả năng cạnh tranh du lịch của nước ta.
Môi trường tự nhiên của Việt Nam nói chung và của huyện Cần Giờ nói riêng
đang đứng trước nguy cơ bị khai thác cạn kiệt, ô nhiễm do tốc độ phát triển du lịch quá
nhanh cộng với việc quản lý yếu kém và việc thiếu ý thức của người dân. Muốn phát
triển du lịch bền vững phải có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, sự hợp tác

của người dân nhằm tôn tạo, bảo tồn tài nguyên phục vụ du lịch.
Tóm tắt chương 2.
CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN CẦN GIỜ,
TP.HCM ĐẾN NĂM 2020.
3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển du lịch sinh thái huyện Cần Giờ,
Tp.HCM đến năm 2020.
3.1.1. Quan điểm phát triển:
Xây dựng Cần Giờ thành nơi du lịch sinh thái có hệ động thực vật đa dạng, văn
hóa lịch sử phong phú vừa đảm bảo cân bằng sinh thái về môi trường, vừa hấp dẫn du
khách.
3.1.1.1. Về môi trường.
Phát triển du lịch sinh thái ở Cần Giờ để kinh doanh du lịch có hiệu quả nhưng
đồng thời phải góp phần bảo vệ, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên môi trường sinh thái để
bảo đảm sự phát triển bền vững.


15

3.1.1.2. Về kinh tế:
Lấy loại hình du lịch làm phương thức nâng cao đời sống của người dân trong
vùng, tạo nhiều công ăn việc làm, thu hút lao động tham gia bảo vệ rừng, dịch vụ du
lịch…
3.1.1.3. Về văn hóa – xã hội:
Chiến lược phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ phải gắn liền với việc giữ gìn và
phát huy truyền thống văn hóa địa phương.
3.1.2. Một số mục tiêu cụ thể:
3.1.2.1. Lượt khách du lịch: Mức tăng trưởng bình quân về số lượng khách từ
10-15%/năm
3.1.2.2. Doanh thu từ hoạt động du lịch: Phấn đấu đạt tổng doanh thu tăng
trưởng bình quân hàng năm đạt tối thiểu 25%

3.1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Phấn đấu hoàn thành đầu tư mới, nâng
cấp và đưa vào khai thác các công trình trọng điểm để phát triển du lịch như: Công trình
đầu tư hạ tầng Khu du lịch sinh thái biển Cần Thạnh; Công trình Khu di tích lịch sử
Rừng Sác.
3.1.3. Định hướng phát triển.
3.1.3.1. Định hướng chung về phát triển du lịch sinh thái.
Xây dựng và từng bước nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ du
lịch; Đa dạng hóa các cá loại hình du lịch; đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho du lịch.
3.1.3.2. Định hướng hình thành các khu chức năng.
 Khu du lịch sinh thái rừng:
Trung tâm điều hành quản lý (thuộc tiểu khu 10 với diện tích khai thác là 50
ha).
Khu du lịch An Bình: (thuộc tiểu khu 5b và 10a với diện tích khai thác du lịch
200ha).
Du lịch Vàm Sát: (thuộc tiểu khu 15a với diện tích khai thác du lịch 200ha),
Lâm Viên Cần Giờ (thuộc tiểu khu 17 với diện tích khai thác du lịch là 514 ha):


16

Khu Dã ngoại Thanh thiếu niên Thành Phố (thuộc tiểu khu 21 với diện tích
khai thác du lịch là 1 ha).
Du lịch đảo Thạnh An (thuộc tiểu khu 14 với diện tích khai thác du lịch là 4 ha )
 Khu du lịch sinh thái biển:
Khu du lịch sinh thái ven biển: ven biển thuộc địa phận xã Long Hòa và thị trấn
Cần Thạnh.
Khu du lịch Cần Thạnh.
Khu du Du lịch Long Hòa.
 Khu du lịch sinh thái nông nghiệp:
Du lịch sinh thái nông nghiệp xã Bình Khánh.

Du lịch sinh thái nông nghiệp xã An Thới Đông.
Du lịch sinh thái nông nghiệp xã Tam Thôn Hiệp.
3.2. Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái huyện Cần Giờ, Tp.HCM.
3.2.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE).
Bảng 3.1: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong.
Các yếu tố bên trong

Mức Phâ

Số

độ

điểm

n

quan loại

quan

trọn

trọng

(1-

S1

Lợi thế về vị trí địa lý


g
4)
0,05 3

S2

Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú

0,12 4

0,48

S3

Có nguồn tài nguyên nhân văn đa dạng

0,08 4

0,32

S4

Được sự quan tâm của thành phố, huyện trong quá trình 0,05 3

0,15

S5

phát triển.


0,05 3

0,15

S6

Môi trường xã hội tại các điểm du lịch an toàn.

0,04 4

0,16

W1

Quỹ đất dành cho phát triển du lịch rất lớn.

0,12 2

0,24

0,15


17

W2

Sản phẩm du lịch chưa phong phú, hấp dẫn, chất lượng chưa 0,05 1


0,05

W3

cao.

0,04 2

0,08

W4

Cơ sở hạ tầng và lưu trú còn yếu kém.

0,05 2

0,1

W5

Ngành du lịch huyện còn non trẻ

0,04 2

0,08

W6

Tài nguyên du lịch chưa được khai thác hiệu quả.


0,09 1

0,09

W7

Quản lý nhà nước chưa theo kịp sự phát triển.

0,09 2

0,18

W8

Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ ngành du lịch còn hạn 0,06 1

0,06

W9

chế.

0,07 1

0,07

W1

Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch còn yếu.


0,07 1

0,07

0

Các chính sách thu hút đầu tư vào ngành du lịch chưa phát
huy hiệu quả.
Vốn đầu tư vào du lịch còn dàn trải, hiệu quả chưa cao.
Khả năng đa dạng hóa sản phẩm du lịch còn hạn chế.
Tổng cộng
1
2,43
* Nhận xét: tổng số điểm quan trọng của ma trận đánh giá các yếu tố bên trong là

2,43 thấp hơn số điểm trung bình là 2,5 cho thấy ngành du lịch huyện chưa khai thác tốt
các điểm mạnh của mình để khắc phục các điểm yếu. Trong tương lai, ngành du lịch cần
tập trung khai thác tốt hơn lợi thế của mình khắc phục những điểm yếu về chất lượng
sản phẩm du lịch, cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, đẩy mạnh công tác quảng bá hình ảnh
du lịch huyện…

3.2.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE).
Bảng 3.2: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài.


18

Các yếu tố bên ngoài

Mức Phâ Số

độ

n

điểm

quan loại quan
trọn

(1-

trọng

4)
4

.

O

Chính sách mở cửa, hội nhập của nhà nước

g
0,1

1

Việt Nam có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng thế giới.

0,15


4

0,6

O

Kinh tế nước ta tăng trưởng khá, ổn định.

0,1

3

0,3

2

Ngành du lịch được thành phố quan tâm, chú trọng phát triển.

0,08

3

0,24

O

Khách quốc tế thích điểm đến an toàn.

0,07


3

0,21

3

Ngành du lịch nước ta đang trong giai đoạn đầu phát triển.

0,1

1

0,1

O

Nạn khủng bố, dịch bệnh, thiên tai tác động đến cầu du lịch.

0,1

2

0,2

4

Cạnh tranh gay gắt từ các vùng lân cận

0,1


1

0,1

O

Khả năng liên kết giữa các ngành còn yếu.

0,07

1

0,07

5

Khả năng đa dạng hóa sản phẩm du lịch còn hạn chế.

0,08

1

0,08

T1 Môi trường tư nhiên có khả năng bị khai thác cạn kiệt, nguy 0,05

1

0,05


0,4

T2 cơ ô nhiễm cao.
T3
T4
T5
T6
Tổng cộng
1
2,35
* Nhận xét: tổng số điểm quan trọng của ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài là
2,35 thấp hơn số điểm trung bình 2,5 cho thấy các chiến lược của ngành du lịch huyện
Cần Giờ phản ứng chưa tốt với các yếu tố bên ngoài.
3.2.3. Ma trận SWOT.
Ma trận SWOT là công cụ kết hợp quan trọng giúp nhà quản trị phát triển bốn
loại chiến lược: chiến lược S-O, chiến lược S-T, chiến lược W-O, chiến lược W-T. Từ
hai ma trận IFE và ma trận EFE ta xây dựng ma trận kết hợp SWOT:


19

Bảng 3.3: Ma trận kết hợp SWOT
CƠ HỘI (O)
THÁCH THỨC (T)
O1: Chính sách mở T1: Ngành du lịch nước ta
cửa, hội nhập của nhà đang trong giai đoạn đầu
nước
phát triển.
O2: Việt Nam có nhiều T2: Nạn khủng bố, dịch

danh lam thắng cảnh bệnh, thiên tai tác động
nổi tiếng thế giới.
đến cầu du lịch.
O3: Kinh tế nước ta T3: Cạnh tranh gay gắt từ
tăng trưởng khá, ổn các vùng lân cận.
định.
T4: Khả năng liên kết giữa
O4: Ngành du lịch các ngành còn yếu.
được thành phố quan T5: Môi trường tư nhiên
tâm, chú trọng phát có khả năng bị khai thác
triển.
cạn kiệt, nguy cơ ô nhiễm
O5: Khách quốc tế cao.
thích điểm đến an toàn.
ĐIỂM MẠNH (S)
Các chiến lược S – O
S1: Lợi thế về vị trí địa lý
1. Kết hợp S1, S2,
S2: Có nguồn tài nguyên thiên S3, S5 với O1, O2, O3,
nhiên phong phú
O5: lựa chọn chiến
S3: Có nguồn tài nguyên nhân lược tăng trưởng tâp

Các chiến lược S – T
1. Kết hợp S1, S2, S3,
S5 với T1, T3: lựa chọn
chiến lược thu hút khách
nội địa.



20

văn đa dạng
S4: Được sự quan tâm của thành
phố, huyện trong quá trình phát
triển.
S5: Môi trường xã hội tại các
điểm du lịch an toàn.
S6: Quỹ đất dành cho phát triển
du lịch rất lớn.

trung theo hướng thâm
nhâp thị trường theo
hướng thu hút khách du
lịch nội địa và quốc tế.
(Chiến lược thu hút
khách nội địa và quốc
tế)
2. Kết hợp S1, S2,
S3, S4, S6 với O1, O2,
O4: chiến lược tâp
trung theo hướng phát
triển sản phẩm.
Các chiến lược W – O
1. Kết hợp W1,
W2, W3, W5, W7, W9
với O1, O2, O4, O6:
lựa chọn chiến lược
liên doanh, liên kết.
2. Kết hợp W6, W8

với O1, O4: thực hiện
chiến lược nâng cao
chất lượng nguồn nhân
lực.

2. Kết hợp S1, S2, S3,
S4, S6 với T3, T4: lựa
chọn chiến lược đa dạng
hóa sản phẩm du lịch, tăng
lợi thế cạnh tranh cho
ngành du lịch của huyện
Cần Giờ.
(đa dạng hóa sản phẩm,
tăng lợi thế cạnh tranh)

ĐIỂM YẾU (W)
Các chiến lược W – T
W1: Sản phẩm du lịch chưa
1. Kết hợp W4, W6
phong phú, hấp dẫn, chất lượng
với T4, T6: lựa chọn
chưa cao.
chiến lược nâng cao chất
W2: Cơ sở hạ tầng và lưu trú
lượng quản lý, kiện toàn
còn yếu kém.
cơ cấu tổ chức nhà nước.
W3: Ngành du lịch huyện còn
2. Kết hợp W1, W4,
non trẻ

W5, W10 với T3, T4, T5:
W4: Tài nguyên du lịch chưa
lựa chọn chiến lược đa
được khai thác hiệu quả.
dạng hóa, phong phú tài
W5: Quản lý nhà nước chưa
nguyên nhân văn, phát
theo kịp sự phát triển.
triển du lịch bền vững.
W6: Chất lượng nguồn nhân lực
(giữ gìn tôn tạo và phát
phục vụ ngành du lịch còn hạn
triển tài nguyên du lịch)
chế.
W7: Công tác tuyên truyền
quảng bá du lịch còn yếu.
W8: Các chính sách thu hút đầu
tư vào ngành du lịch chưa phát
huy hiệu quả.
W9: Vốn đầu tư vào du lịch còn
dàn trải, hiệu quả chưa cao.
W10: Khả năng đa dạng hóa sản
phẩm du lịch còn hạn chế.
3.2.4. Ma trận QSPM: Việc lựa chọn chiến lược được quyết định trên cơ sở sử dụng
ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng ( QSPM ). Ma trận QSPM cho phép ta
có thể đánh giá khách quan các chiến lược có thể thay thế để từ đó lựa chọn chiến lược
phù hợp.


21


Thông qua ma trận QSPM cho chúng ta thấy các chiến lược có tổng số điểm hấp
dẫn và từ đó có thể ra quyết định chọn lựa chiến lược phù hợp đối với ngành du lịch sinh
thái tại huyện Cần Giờ như sau:
 Nhóm kết hợp S+O: chiến lược thu hút khách nội địa và quốc tế có tổng số
điểm hấp dẫn là 140; chiến lược tập trung theo hướng phát triển sản phẩm có tổng số
điểm hấp dẫn là 146.
 Nhóm kết hợp S+T: chiến lược thu hút khách nội địa có tổng số điểm hấp dẫn
là 136; chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh có tổng số điểm hấp
dẫn là 132.
 Nhóm kết hợp W+O: chiến lược liên doanh, liên kết có tổng số điểm hấp dẫn là
158; chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có tổng số điểm hấp dẫn là 139.
 Nhóm kết hợp W+T: chiến lược nâng cao chất lượng quản lý, kiện toàn cơ cấu
tổ chức nhà nước có tổng số điểm hấp dẫn là 135; chiến lược giữ gìn tôn tạo và phát
triển tài nguyên du lịch có tổng số điểm hấp dẫn là 153.
3.3. Lựa chọn chiến lược phát triển du lịch sinh thái huyện Cần Giờ, Tp.HCM.
Việc lựa chọn chiến lược phát triển cho huyện phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như:
tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của huyện, tài nguyên, nhân lực, trình độ phát triển
của ngành, mục tiêu định hướng phát triển trong quy hoạch phát triển của huyện. Qua
phân tích ma trận SWOT, các chiến lược sau là phù hợp cho sự phát triển của ngành du
lịch huyện:
3.3.1. Chiến lược tăng trưởng tập trung hướng phát triển sản phẩm du lịch.
Với điều kiện tự nhiên đặc thù, ngành du lịch huyện cần thiết phải tiến hành đa
dạng hóa sản phẩm, từng bước nâng cao vị thế cạnh tranh cho mình. Đa dạng hóa sản
phẩm du lịch không chỉ đơn thuần tạo ra nhiều sản phẩm mới có chất lượng, mà còn
phải tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm mà mình đang khai thác
3.3.2. Chiến lược liên doanh liên kết phát triển du lịch.
Qua phần phân tích thực trạng của ngành du lịch huyện Cần Giờ và nhận định
những điểm yếu, thì thực hiện chiến lược liên doanh, liên kết là cần thiết để đẩy mạnh



22

khả năng cạnh tranh của ngành này. Trong khi đầu tư từ nguồn ngân sách còn hạn hẹp
thì việc kêu gọi đầu tư từ các thành phần kinh tế trong nước cũng như nước ngoài để đa
dạng hóa sản phẩm du lịch sẽ tạo điều kiện cho ngành này phát triển. Các lĩnh vực mà
huyện cần khuyến khích đầu tư là: cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, dịch vụ du lịch, bảo
vệ môi trường sinh thái, tạo ra các sản phẩm du lịch mới có tính hấp dẫn.
3.3.3. Chiến lược giữ gìn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch.
Ngành du lịch Việt Nam hiện nay đang chú trọng mục tiêu phát triển du lịch bền
vững, nghĩa là phát triển các hoạt động du lịch đáp ứng được nhu cầu của khách hàng
nhưng phải quan tâm đến bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên. Thấy được vai trò
quan trọng của tài nguyên trong chiến lược phát triển ngành du lịch, ngành du lịch huyện
phải quyết tâm theo đuổi chiến lược tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch.
3.4. Giải pháp thực hiện.
3.4.1. Giải pháp thực hiện chiến lược tăng trưởng tập trung hướng phát triển sản
phẩm du lịch.
3.4.1.1. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch.
 Du lịch Nhà – Vườn.
 Du lịch đường sông:
Tận dụng thế mạnh sông rạch chiếm 31,49% diện tích cả huyện, len lỏi trong rừng
phòng hộ, thông thương giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh lân cận (Đồng Nai,
Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang) là điều kiện thuận lợi để huyện phát triển du
lịch đường sông.
 Du lịch tín ngưỡng:
Phát huy đặc điểm của một nền văn hóa lâu đời với kho tài nguyên nhân văn
phong phú được chia thành các nhóm sau: di tích văn hóa khảo cổ như Giồng Am,
Giồng Phệt, Giồng Cá Vồ và nhiều di tích văn hóa tín ngưỡng như đình, chùa, miễu,
thánh thất…
 Phát triển mô hình làng nghề truyền thống đưa vào phục vụ du lịch:



23

Duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống mang tính đặc trưng của vùng đất
Cần Giờ như: làng nghề cá (xã Thạnh An), nghề muối (xã Lý Nhơn), làng nuôi chim yến
(xã Tam Thôn Hiệp)…việc đưa nét đặc trưng này để khai thác du lịch là một yếu tố
quan trọng và cần thiết để đa dạng hóa sản phẩm du lịch.
 Tổ chức các hình thức giải trí để thu hút khách
Các trò giải trí hiện nay ở Cần Giờ rất đơn điệu, nghèo nàn, thực sự DK đến đây
vẫn chưa biết tiêu khiển như thế nào. Do vậy, du lịch Cần Giờ phải tìm ra các trò giải trí
nhiều hơn nữa nhằm lôi kéo DK tham gia.
3.4.1.2.Phát triển thành các tuyến, điểm du lịch mới.
Trong khi huyện cũng cố phát triển các tuyến DL cũ thì cần tiến hành tìm kiếm,
phát triển thêm tuyến, điểm, loại hình DL mới. Quá trình tiến hành phải mời chuyên gia
về để họ khảo sát, phát hiện, triển khai chứ không thể tùy tiện mở tuyến, điểm hay loại
hình DL theo cảm hứng hoặc một lý do nào đó.
3.4.2. Giải pháp thực hiện chiến lược liên doanh liên kết phát triển du lịch.
3.4.2.1. Tổ chức triển khai quy hoạch:
Triển khai xây dựng quy hoạch chi tiết các điểm, khu du lịch và công bố rộng rãi
nhằm thu hút đầu tư.
3.4.2.2.Chính sách đầu tư và thu hút vốn.
 Chính sách khuyến khích đầu tư.
* Thủ tục đầu tư: Thủ tục đươn giản, chi phí ít tốn kém, thái độ nhất quán của
chính quyền là quyết sách hàng đầu để thu hút các nhà đầu tư.
* Chính sách đất đai: có nhiều hình thức chuyển quyền sử dụng đất cho các nhà
đầu tư hoạt động trong lĩnh vực du lịch.
- Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất có thời hạn cho nhà đầu tư, thu tiền
một lần hay nhiều lần.
- Trường hợp nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất.

 Chính sách huy động vốn.


24

- Huy động vốn từ quỹ đất: thực hiện chủ trương “đổi đất lấy hạ tầng” để huy
động nguồn tài chính ngoài ngân sách để đầu tư lại hạ tầng trong vùng qui hoạch phát
triển du lịch sinh thái.
- Các hình thức huy động vốn khác: áp dụng các hình thức BOT, BT thu hút vốn
các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
3.4.2.3. Xúc tiến quảng bá du lịch:
- Phối hợp với các doanh nghiệp, Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư thành
phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá giá trị của Khu du lịch sinh thái Cần Giờ.
+ Xây dựng chương trình quảng cáo và giới thiệu thật súc tích, hấp dẫn để truyền
phát trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là truyền hình và intrernet.
3.4.3. Giải pháp thực hiện chiến lược giữ gìn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du
lịch.
3.4.3.1. Tuyên truyền và giáo dục.
Tăng cường sự hiểu biết về ý nghĩa, giá trị lâu bền của khu bảo tồn cho mọi đối
tượng, cần làm cho họ hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của công tác bảo tồn tự nhiên, cũng
như thấy rõ được những lợi ích thiết thực đối với họ do khu bảo tồn tự nhiên mang lại,
hiểu được nghĩa vụ của mình phải làm gì cho công tác bảo tồn tự nhiên.
3.4.3.2. Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch.
Tăng cường công tác kiểm tra giám sát nhằm phát hiện, xử lý những vi phạm
trong hoạt động kinh doanh du lịch như hoạt động sai chức năng, kinh doanh trái phép…
từng bước đưa hoạt động tổ chức kinh doanh của các tổ chức cá nhân kinh doanh du lịch
vào trật tự, tạo môi trường kinh doanh ổn định.
3.5. Kiến nghị
3.5.1. Đối với Trung ương.
3.5.2. Đối với thành phố: Tăng cường ưu đãi về đầu tư, thuế, tín dụng ngân hàng nhằm

thu hút đầu tư vào các tuyến điểm du lịch của huyện; thường xuyên tổ chức hội chợ du
lịch, tích cực giúp các doanh nghiệp trong công tác quảng bá du lịch Cần Giờ trong nước
và quốc tế; xúc tiến các chương trình bồi dưỡng, đào tạo nhân lực, từng bước nâng cao


25

chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch của thành phố nói chung và của huyện Cần
Giờ nói riêng; tăng cường phân cấp quản lý hành chính cho huyện Cần Giờ để huyện
được chủ động hơn trong việc thu hút và triển khai dự án đầu tư trên địa bàn huyện; tiếp
tục ưu tiên cho Cần Giờ về vốn đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội nói chung, trong đó
có đầu tư phát triển ngành du lịch sinh thái của Huyện.
Tóm tắt chương 3
KẾT LUẬN
Là ngành công nghiệp không khói, ngành du lịch nếu phát triển tương xứng với
tầm vóc của mình chắc chắn sẽ đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế huyện. Trong
xu hướng phát triển chung, ngành du lịch huyện Cần Giờ trong những năm qua cũng đã
đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
Chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Cần Giờ đến năm 2015,
tầm nhìn đến năm 2020 đã xác định: phát triển kinh tế huyện theo hướng từng bước tăng
tỷ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế, phát triển du lịch gắn liền với sự phát triển
kinh tế xã hội của huyện.
Trong thời gian qua, ngành du lịch huyện phát triển chưa tương xứng với tiềm
năng, vì vậy vẫn cần phải có chiến lược phát triển phù hợp nhằm định hướng phát triển
ngành du lịch Huyện trong thời gian tới. Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, luận văn đã
đóng góp được một số vấn đề sau:
1. Hệ thống hóa một số lý luận về chiến lược, du lịch và du lịch sinh thái.
2. Phân tích thực trạng ngành du lịch Huyện trong thời gian qua, tiềm năng phát
triển ngành du lịch sinh thái của Huyện, nhận định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,
thách thức của ngành du lịch Huyện.

3. Xây dựng, lựa chọn một số chiến lược phù hợp và đề ra một số giải pháp để phát
triển du lịch Huyện.
4. Một số kiến nghị đối với Trung ương và thành phố để tạo điều kiện thuận lợi
để chiến lược lựa chọn được thực hiện tốt.


×