Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

GIẢI CHI TIẾT ĐỀ THI THỬ LẦN 2 - CHUYÊN ĐH VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312 KB, 6 trang )

Nguyễn Bá Dũng – Trường THPT Mường So
GIẢI CHI TIẾT ĐỀ THI THỬ LẦN 2 – CHUYÊN ĐH VINH NĂM 2016
Câu 1: Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do 2 gen (A, a và B, b) quy định. Kiểu gen có cả hai alen trội A và B quy
định quả tròn, kiểu gen chỉ có một alen trội A hoặc B quy định quả dài, các kiểu gen còn lại quy định quả dẹt. Cho (P) cây quả
tròn lai với cây quả dài thu được đời con F1 có 4 kiểu tổ hợp khác nhau. Theo lí thuyết, trong những nhận định sau có bao nhiêu
nhận định đúng?
(1) Ở F1 có thể tạo ra tối đa 9 loại kiểu gen.
(2) Ở (P) có 6 phép lai phù hợp với kết quả trên.
(3) Có 2 phép lai (P) thu được tỉ lệ phân li kiểu hình 3 cây quả tròn : 1 cây quả dài.
(4) Ở F1 cây quả dẹt chiếm tỉ lệ 25%.
A. 3.
B. 4. C. 2.
D. 1.
Giải:
- Kiểu gen có cả hai alen trội A và B quy định quả tròn: A-B- (AABB; AABb; AaBB, AaBb)
- Kiểu gen chỉ có một alen trội A hoặc B quy định quả dài -> Aabb hoặc aaBb.
- Mặt khác: Cho cây quả tròn lai với cây quả dài thu được đời con F1 có 4 kiểu tổ hợp -> KG cây quả tròn AABb hoặc AaBB.
=> Có 4 phép lai: + P: AABb x Aabb -> F1: 1AABb : 1AaBb : 1AAbb: 1Aabb -> 2 tròn: 1 dẹt : 1 dài => Dẹt = 1/4
+ P: AABb x aaBb -> F1: 1AABb : 2AaBb : 1Aabb -> 3 tròn : 1 dài
+ P: AaBB x Aabb -> F1: 1AaBB : 2AaBb : 1Aabb -> 3 tròn : 1 dài
+ P: AaBB x aaBb -> F1: 1AaBB : 1AaBb : 1BBbb: 1aaBb -> 2 tròn: 1 dẹt : 1 dài => Dẹt = 1/4
=> Loại (1) và (2); (3) và (4) đúng.
Câu 2: Quá trình dịch mã không thực hiện được khi đột biến gen xảy ra ở vị trí
A. bộ ba liền kề trước bộ ba kết thúc.
B. bộ ba kết thúc.
C. bộ ba mở đầu.
D. bộ ba thứ 10.
Câu 3: Ở bò, kiểu gen AA quy định lông đen; kiểu gen Aa quy định lông đốm; kiểu gen aa quy định lông vàng; alen B quy định
không sừng trội hoàn toàn so với alen b quy định có sừng; alen D quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen d quy định chân
ngắn. Biết các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau. Để đời con thu được kiểu hình phân li theo tỉ lệ 18 : 9 :
9 : 6 : 6 : 3 : 3 : 3 : 3 : 2 : 1 : 1. Kiểu gen của bố mẹ là:


A. AaBbdd × aaBbDd.
B. AaBbDd × AaBbDd.
C. AabbDd × AaBbDd.
D. AaBbDd × AaBbdd.
Giải:
Ta có: 18 : 9 : 9 : 6 : 6 : 3 : 3 : 3 : 3 : 2 : 1 : 1 = 64 = 23 x 23 => AaBbDd × AaBbDd
Câu 4: Trong những cơ chế hình thành loài sau:
(1) Hình thành loài bằng cách li địa lí.
(2) Hình thành loài bằng cách li tập tính.
(3) Hình thành loài bằng cách li sinh thái.
(4) Hình thành loài bằng lai xa kèm đa bội hóa. (ở ĐV có ở Thằn lằn C.
sonorae)
Có bao nhiêu cơ chế có thể xảy ra ở cả động vật và thực vật?
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 1.
Câu 5: Khi tiến hành thí nghiệm lai một tính trạng, Menđen đã phát hiện ra sự tương tác giữa các alen của cùng một gen trong quá
trình hình thành kiểu hình là
A. tương tác bổ sung.
B. tương tác cộng gộp.
C. trội không hoàn toàn. D. trội hoàn toàn.
Câu 6: Trong một chuỗi thức ăn, mối quan hệ giữa các loài S.vật ở các bậc dinh dưỡng liền kề là:
A. sinh vật này ăn sinh vật khác.
B. cạnh tranh.
C. vật dữ - con mồi.
D. ức chế - cảm nhiễm.
Câu 7: Ở người, alen a gây bệnh máu khó đông nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X; alen A quy định máu đông
bình thường. Trong một gia đình, bố mẹ (P) bình thường sinh một đứa con bị hội chứng Claiphentơ đồng thời mắc bệnh máu khó
đông. Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Kiểu gen của (P): XAXa × XAY; cặp NST giới tính của mẹ không phân li trong giảm phân I, bố giảm phân bình thường.
B. Kiểu gen của (P): XAXa × XAY; cặp NST giới tính của mẹ không phân li trong giảm phân II, bố giảm phân bình thường.
C. Kiểu gen của (P): XAXa × XaY; cặp NST giới tính của bố không phân li trong giảm phân I, mẹ giảm phân bình thường.
D. Kiểu gen của (P): XAXa × XaY; cặp NST giới tính của mẹ không phân li trong giảm phân I, bố giảm phân bình thường.
Giải:
- Con bị hội chứng Claiphentơ đồng thời mắc bệnh máu khó đông có KG: XaXaY.
=> Mẹ phải cho giao tử XaXa; vì khi XAXa không phân li trong GP II tạo ra 3 loại giao tử: XAXA; XaXa và O.
Câu 8: Một phân tử 5 - brôm uraxin tác động vào lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử gây đột biến gen, số lượng nhiễm sắc thể
của hợp tử 2n = 4. Khi kết thúc 5 lần nguyên phân, trong tất cả các tế bào con số nhiễm sắc thể mang gen đột biến là
A. 16.
B. 32. C. 15.
D. 60.
Giải: Khi có 5 - brôm uraxin sẽ gây ĐB thay thể 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X sau 3 lần nhân đôi liên tiếp.
- Số tế bào mang gen đột biến = 2k/4 – 1 = 32/4 – 1 = 7. ( Vẽ sơ đồ ra chúng ta sẽ thấy có 1 TB tiền đột biến).
=> Đề bài cho không có đáp án phù hợp.
Câu 9: Ở đậu Hà lan, alen A quy định hoa vàng; alen a quy định hoa xanh. Cho hai cây đậu lưỡng bội tự thụ phấn thu được F1 có
tỉ lệ kiểu hình 3 cây hoa vàng : 5 cây hoa xanh. Biết rằng không có đột biến xảy ra và hai cây tạo ra số lượng cá thể ở đời con như
nhau. Kiểu gen của hai cây trên là:
A. Aa và aa.
B. AA và aa.
C. Aa và Aa.
D. Aa và AA.
Giải:
- Cho hai cây đậu lưỡng bội tự thụ phấn: Tức là AA x AA; Aa x Aa; aa x aa.
Vì hai cây tạo ra số lượng cá thể ở đời con như nhau: giả sử đều là 4 cây.


Nguyễn Bá Dũng – Trường THPT Mường So
- Ta có: AA x AA -> F1: 4 Vàng; aa x aa -> F1: 4 xanh; Aa x Aa -> F1: 3 vàng: 1 xanh
=> Kiểu gen của hai cây là : Aa và aa.


Nhận xét nào sau đây chính xác?
A. Có 5 người trong dòng họ xác định được kiểu gen.
B. Cặp vợ chồng 8 – 9 sinh con có nhóm máu B với xác suất 20,8%.
C. Cặp vợ chồng 6 – 7 có thể sinh con có nhóm máu O.
D. Cặp vợ chồng 10 – 11 chắc chắn sinh con có nhóm máu B.
Giải:
- Ta có: KG của (3): IOIO => KG (1): IBIO và (2): IBIO; KG (5) và (7) đều là: IAIB , KG (11) IOIO;
- (10) nhóm máu B : IB I nhận 1 IB của (7); mặt khác (6) nhóm máu A: IA I . Vậy (10) nhận của (6) 1 IO => KG của (10) là: IBIO

và (6) IA IO.
=> Có 8 người biết chắc chắn KG là: (1), (2), (3), (5), (6), (7), (10), ( 11). (loại đ/a A)
O

- Cặp vợ chồng 6 – 7 : IA I x IAIB không thể sinh con có nhóm máu O (IOIO). (loại đ/a C)
O
- Cặp vợ chồng 10 – 11: IBI x IOIO có thể sinh con có nhóm B (IBIO). (loại đ/a D)

Giải:
- F1 xuất hiện kiể gen dị hợp 4 cặp => Cho F1 tự thụ phấn thì số dòng thuần tối đa = 24 = 16.

Câu 12: Ở một loài thực vật tự thụ phấn, kiểu gen AA quy định hoa màu đỏ; aa quy định hoa màu trắng; Aa quy định hoa màu
hồng. Xét một quần thể ở thế hệ xuất phát có 30% cây hoa màu đỏ; 50% cây hoa màu hồng. Sau một số thế hệ tự thụ phấn, thống
kê quần thể có 320 cây trong đó có 20 cây hoa màu hồng. Theo lí thuyết, quần thể đã trải qua số thế hệ tự thụ phấn là:
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Giải:
- CTDT ở thế hệ xuất phát: 0.3 AA : 0.5 Aa : 0.2 aa.

- Ở F1: Aa = 20/320 = 0.0625 => 0.0625 = 1/2n x 0.5 => n = 3
Câu 13: Thể đa bội không có đặc điểm nào sau đây?
A. Khả năng sinh sản cao.
B. Năng suất cao.
C. Sức chống chịu tốt.
D. Sinh trưởng phát triển tốt.
Câu 14: Một trong những đặc trưng cơ bản của quần xã là
A. thành phần loài.
B. mật độ.
C. kích thước.
D. kiểu tăng trưởng.
Câu 15: Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra thể tứ bội?
A. Dùng 5- brôm uraxin tác động quá trình giảm phân. B. Dùng cônsixin tác động vào lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử
C. Lai tế bào sinh dưỡng của hai loài lưỡng bội.
D. Cho lai hai cơ thể tứ bội thuộc hai loài gần gũi.
Câu 16: Ở ruồi giấm (2n = 8), trên mỗi cặp nhiễm sắc thể chứa một cặp gen dị hợp. Một cơ thể ruồi giấm cái có bốn tế bào sinh
trứng giảm phân có thể cho ra tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A. 16.
B. 8.
C. 4.
D. 10.
Giải: 1 TB sinh trứng khi giảm phân chỉ cho 1 giao tử => 4 TB sinh trứng cho tối đa 4 giao tử.
Câu 17: Ở một loài động vật, khi lai cá thể chân ngắn với cá thể chân dài thu được F1 100% cá thể chân ngắn. Cho F1 tạp giao
thu được F2, tiếp tục cho F2 tạp giao thu được F3 phân li theo tỉ lệ 13 cá thể chân ngắn : 3 cá thể chân dài. Biết rằng tính trạng do
một cặp gen quy định, quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, nhận xét nào sau không đúng?
A. Tính trạng chân ngắn trội hoàn toàn so với tính trạng chân dài.
B. Tính trạng chân dài chủ yếu gặp ở giới XY.
C. Cặp gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường.
D. Gen quy định tính trạng nằm trên đoạn không tương đồng nhiễm sắc thể giới tính X.



Nguyễn Bá Dũng – Trường THPT Mường So
Giải:
- Ab = aB = f1/2 = 0.05; De = dE = f2/2 = 0.15
=> Giao tử mang 2 gen HV = 0.05 x4 x 0.15x4 x 2000 = 240.
Câu 19: Trong các thể đột biến sau, xét về vật chất di truyền thể đột biến nào khác biệt nhất so với các dạng còn lại?
A. Người bị hội chứng Đao. B. Chuối trồng. C. Dưa hấu tam bội. D. Người bị bạch tạng.
Câu 20: Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Một quần thể, thế hệ xuất
phát (P) có 10% cây hoa trắng. Sau một thế hệ thấy số cây hoa trắng trong quần thể chiếm tỷ lệ 9%. Cho rằng quần thể không chịu
tác động của các nhân tố tiến hóa. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đây là loài thực vật tự thụ phấn.
B. Ở F3 trong số các cây hoa đỏ cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 53,8%.
C. Ở thế hệ xuất phát cây có kiểu gen đồng hợp chiếm 50%.
D. Ở đời F3 cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ 40%.
Giải:
+) Nếu xảy ra tự phối thì tỉ lệ đồng hợp tăng,tỉ lệ dị hợp giảm.Ta thấy thế hệ ban đầu aa=10%,thế hệ sau=9%,giảm vì vậy sẽ
không do tự phối ---> do ngẫu phối
+) Gọi CTDT ban đầu: xAA:yAa:0,1aa ----> qa=y/2+0,1=0,09−−−−√=0,3−−>y=0,4−−>x=0,50,09=0,3−−>y=0,4−−>x=0,5
cấu trúc ban đầu 0,5AA:0,4Aa:0,1aa
Câu 21: Ở một quần thể sinh sản hữu tính, do điều kiện sống thay đổi nên các cá thể của quần thể chuyển sang sinh sản vô tính
làm cho nguồn biến dị di truyền của quần thể bị giảm. Nguyên nhân nào sau đây không gây ra hiện tượng trên?
A. Không có sự kết hợp các giao tử trong thụ tinh.
B. Không có sự trao đổi chéo xảy ra giữa các nhiễm sắc thể.
C. Không có sự phân li độc lập của các cặp nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân.
D. Tốc độ sinh sản vô tính chậm hơn rất nhiều so với sinh sản hữu tính.
Câu 22: Khi nói về đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối nhận định nào sau đây đúng ?
A. Quần thể đạt tới trạng thái cân bằng sau 3 đến 4 thế hệ đối với gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X
B. Quần thể đạt tới trạng thái cân bằng sau hai thế hệ đối với gen trên NST thường, tần số alen ở hai giới bằng nhau.
C. Quần thể đạt tới trạng thái cân bằng sau hai thế hệ đối với gen trên NST thường, tần số alen ở hai giới không bằng nhau.
D. Đối với gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X, tần số alen ở giới cái của thế hệ sau bằng tần số alen tương

ứng ở giới đực của thế hệ trước liền kề.
Câu 23: Hai loài ốc có vỏ xoắn ngược chiều nhau; một loài xoắn ngược chiều kim đồng hồ, loài kia xoắn theo chiều kim đồng hồ
nên chúng không thể giao phối được với nhau. Đây là hiện tượng:
A. cách li tập tính.
B. cách li nơi ở.
C. cách li thời gian.
D. cách li cơ học.
Câu 24: Ở sinh vật nhân thực tARN mang axit amin Metiônin có bộ ba đối mã
A. 3’TAX5’.
B. 5’UAX3’.
C. 3’UAX5’.
D. 5’TAX3’.
Giải:
- mARN: 5’ AUG 3’
- tARN : 3’ UAX 5’
Câu 25: Ở một loài thực vật thụ phấn tự do, alen A quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định quả dài; alen B quy
định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Hai cặp gen này nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau.
Khi quần thể F1 cân bằng di truyền, người ta thống kê thấy có 27% quả tròn, hoa đỏ; 9% quả tròn, hoa trắng; 48% quả dài, hoa đỏ;
16% quả dài, hoa trắng. Theo lí thuyết, kết luận nào sau đây đúng?
A. Trong số cây quả tròn, hoa đỏ ở F1 cây có kiểu gen thuần chủng chiếm tỉ lệ 37%.
B. Tỉ lệ phân li kiểu gen của cây quả dài F1 là 16 : 8 : 1.
C. Tần số alen A, a lần lượt là 50% và 50%.
D. Cho tất cả các cây quả tròn, hoa đỏ ở F1 giao phấn ngẫu nhiên; tỷ lệ cây quả dài, hoa trắng ở đời con là 2,194%.
Giải:
- CTDT của QT F1 : 0.27A-B- : 0.09A-bb : 0.48aaB- : 0.16 aabb.
- Tách: + 0.36 A- : 0.64 aa => pA = 0.2, qa = 0.8 => ( loại C)
+ 0.75 B- : 0.25 bb => pB = 0.5; qb = 0.5
- Ta có: AABB = (0.2)2 x (0.5)2 = 0.01; A-B- = 0.27 => Trong số cây quả tròn, hoa đỏ ở F1 cây có kiểu gen thuần chủng =
0.01/0.27 = 0.037 = 3.7 % ( loại A).
- Xét dạng quả, CTDT: 0.04 AA : 0.32Aa : 0.64aa = 1 AA: 8 Aa : 16 aa ( Loại B)

- Cho tất cả các cây quả tròn, hoa đỏ ở F1 giao phấn ngẫu nhiên:
+ Cây quả tròn: (0.04 AA : 0.32Aa) <=> 1/9AA : 8/9Aa => pA = 5/9; qa = 4/9 => aa = (4/9)2
+ Cây hoa đỏ: (0.25BB : 0.50Bb) <=> 1/3BB : 2/3Bb => pB = 2/3; qb = 1/3 => bb = (1/3)2
=> aabb = (4/9)2x (1/3)2 = 0.02194.


Nguyễn Bá Dũng – Trường THPT Mường So

Câu 27: Khi lai cây thân cao, quả tròn thuần chủng với cây thân thấp, quả dài thu được F1 100% cây thân cao, quả tròn. Cho F1
tự thụ phấn thu được F2 gồm 81 cây thân cao, quả tròn; 63 cây thân thấp, quả tròn; 27 cây thân cao, quả dài; 21 cây thân thấp, quả
dài. Biết rằng các cặp gen quy định các tính trạng nằm trên các nhiễm sắc thể thường. Khi cho F1 lai phân tích thu được Fa có tỉ lệ
kiểu hình là:
A. 9 thân cao, quả tròn : 3 thân cao, quả dài : 3 thân thấp, quả tròn : 3 thân thấp, quả dài.
B. 9 thân thấp, quả tròn : 3 thân thấp, quả dài : 3 thân cao, quả tròn : 1 thân cao, quả dài.
C. 1 thân cao, quả tròn : 1 thân cao, quả dài : 3 thân thấp, quả tròn : 3 thân thấp, quả dài.
D. 3 thân cao, quả tròn : 3 thân cao, quả dài : 1 thân thấp, quả tròn : 1 thân thấp, quả dài.
Giải:
- Cao/thấp = 9 : 7 => tương tác bổ sung.
- Tròn / dài = 3 : 1
- Tỉ lệ phân li KH ở F2 : 27 : 21 : 9 : 7 = 64 = 8 x 8 => F2 dị hợp 3 cặp gen (AaBbDd)
=> Đây là phép lai tích hợp tương tác bổ sung và phân li độc lập.
- Lai phân tích : AaBbDd x aabbdd = (1cao : 3 thấp) (1tròn : 1dài).
Câu 28: Ý nào sau đây không đúng khi nói về virut HIV?
A. Sau khi phiên mã ngược phân tử ADN virut cài xen vào ADN của tế bào vật chủ.
B. Vật chất di truyền của virut gồm hai phân tử ARN.
C. Virut kí sinh trong tế bào bạch cầu.
D. Vật chất di truyền của virut HIV hoạt động độc lập với hệ gen của tế bào vật chủ.
Câu 29: Khi nói về gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính, đặc điểm nào sau đây không đúng?
A. Gen nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể X có hiện tượng di truyền chéo.
B. Các gen luôn tồn tại thành từng cặp.

C. Vai trò bố, mẹ không như nhau trong quá trình hình thành kiểu hình ở đời con.
D. Kết quả phép lai thuận và phép lai nghịch khác nhau.
Câu 30: Côđon là tên gọi bộ ba mã hóa trên
A. ADN.
B. chuỗi pôlipeptit.
C. tARN.
D. mARN.
Câu 31: Cho các phương pháp sau:
(1) Nuôi cấy mô thực vật.
(2) Nhân bản vô tính tự nhiên.
(3) Lai tế bào sinh dưỡng.
(4) Nuôi cấy hạt phấn, noãn chưa thụ tinh.
(5) Cấy truyền phôi.
(6) Gây đột biến.
Có bao nhiêu phương pháp nhân nhanh giống trong sản xuất nông nghiệp?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 2.
Câu 32: Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng màu sắc hoa do hai cặp gen (A,a và B,b) quy định; khi có mặt hai gen trội A và
B cho hoa đỏ, các kiểu gen còn lại cho hoa trắng; alen D quy định quả tròn, alen d quy định quả dài. Cho cây hoa đỏ, quả tròn (P)
tự thụ phấn đời con thu được 14,0625% cây hoa đỏ, quả dài. Khi cho cây hoa đỏ, quả tròn (P) giao phấn với cây khác; theo lí
thuyết, có thể có bao nhiêu phép lai cho đời con có 4 kiểu hình với tỉ lệ 3 : 3 : 1 : 1. Biết không phát sinh đột biến mới và các cặp
gen này phân li độc lập.
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Giải:
- P : A-B-D – x A-B-D –  F1 xuất hiện cây quả dài => Dd x Dd ; dd = ¼ = 0.25.

=> A-B- = 0.140625/0.25 = 0.5625 (9: 7) => KG của P : AaBbDd.
- Cây hoa đỏ, quả tròn x cây khác cho tỉ lệ KH (3 : 3 : 1 : 1 ) = (1 Đỏ : 3 trắng) (1 tròn : 1 dài) = 8 = 8 x 1 =>
Câu 33: Trong quá trình phát sinh sự sống, tiến hóa tiền sinh học là quá trình
A. hình thành các tế bào sơ khai đầu tiên từ các đại phân tử hữu cơ.
B. trùng phân tạo các đại phân tử hữu cơ.
C. tổng hợp các hợp chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ.
D. hình thành các loài sinh vật từ tế bào đầu tiên.
Câu 34: Để xác định mật độ cá mè trong ao ta cần phải xác định
A. số lượng cá mè và tỉ lệ tăng trưởng của quần thể.
B. số lượng cá mè và thể tích của ao.
C. số lượng cá mè, tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong.
D. số lượng cá mè và diện tích của ao.
Câu 35: Khi nghiên cứu ở cấp độ phân tử, nhận thấy một gen ở người và tinh tinh cùng quy định một chuỗi pôlipeptit nhưng có
trình tự nuclêôtit khác nhau. Điều này thể hiện đặc điểm nào của mã di truyền ?


Nguyễn Bá Dũng – Trường THPT Mường So
A. Tính liên tục.
B. Tính phổ biến.
C. Tính đặc hiệu.
D. Tính thoái hóa.
Câu 36: Trong quần thể giao phối ngẫu nhiên, xuất hiện nhiều biến dị nhưng chỉ một lượng nhỏ được phát tán trong quần thể.
Giải thích nào sau đây không hợp lí?
A. Trong quần thể ngẫu phối đột biến chủ yếu phát sinh ở tế bào sinh dưỡng.
B. Đột biến xảy ra ở những tế bào thực hiện phân bào nguyên phân.
C. Nhiều đột biến xảy ra ở dòng tế bào tạo giao tử bị chọn lọc tự nhiên đào thải.
D. Một số đột biến xảy ra ở dòng tế bào tạo giao tử làm giảm khả năng sinh sản.
Câu 37: Ở quần đảo Hawai, trên những cánh đồng mía loài cây cảnh Lantana phát triển mạnh làm ảnh hưởng đến năng suất cây
mía. Chim sáo chủ yếu ăn quả của cây cảnh, ngoài ra còn ăn thêm sâu hại mía. Để tăng năng suất cây mía người ta nhập một số
loài sâu bọ kí sinh trên cây cảnh. Khi cây cảnh bị tiêu diệt năng suất mía vẫn không tăng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do:

A. môi trường sống thiếu chất dinh dưỡng.
B. mía không phải là loài ưu thế trên quần đảo.
C. môi trường sống bị biến đổi khi cây cảnh bị tiêu diệt.
D. số lượng sâu hại mía tăng.
Câu 38: Khi nói về hình thành loài nhận xét nào sau đây chính xác?
A. Hình thành loài bằng lai xa kèm đa bội hóa xảy ra ở cả động vật, thực vật.
B. Hình thành loài bằng cách li địa lí sẽ tạo nên các loài có khu phân bố trùng nhau hoặc một phần trùng nhau.
C. Hình thành loài bằng cách li tập tính xảy ra ở cả động vật, thực vật.
D. Hình thành loài bằng cách li sinh thái phải xuất hiện đột biến liên quan đến tập tính giao phối.
Câu 39: Khi nói về quan hệ cạnh tranh trong quần thể, phát biểu nào sau đây không chính xác?
A. Quan hệ cạnh tranh có thể dẫn tới hiện tượng di cư.
B. Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể gay gắt khi nguồn sống hạn hẹp.
C. Nhờ quan hệ cạnh tranh mà số lượng cá thể được duy trì ở mức độ phù hợp với nguồn sống.
D. Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xuất hiện khi mật độ quần thể thay đổi.
Câu 40: Quan sát hai loài chim sẻ khi sống ở các vùng cách biệt thấy chúng có kích thước mỏ tương tự nhau. Khi những quần thể
của hai loài này di cư đến sống trên cùng một đảo, sau một thời gian thấy kích thước mỏ của chúng khác biệt nhau. Kết luận nào
sau đây đúng nhất?
A.Hai loài cùng ăn chung một loại thức ăn nên khi sống chung chúng có sự phân hóa kích thước mỏ
B. Hai loài ăn các loại thức ăn khác nhau nên có thể sống chung với nhau trong môi trường sống.
C. Hai loài cùng sống trong một môi trường nên được chọn lọc theo cùng một hướng.
D. Hai loài cạnh tranh nhau nên mỗi loài đã mở rộng ổ sinh thái.
Câu 41: Ở cà chua alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho hai cây quả đỏ dị hợp (P) lai với
nhau thu được F1. Trong quá trình hình thành hạt phấn có 10% tế bào nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm
phân I, giảm phân II bình thường. Các giao tử hình thành có khả năng thụ tinh như nhau. Theo lí thuyết, trong các nhận định sau
có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Ở F1 thu được tỉ lệ kiểu gen là 1: 1: 9: 18: 9: 1: 1.
(2) Trong số các cây quả đỏ F1,cây có kiểu gen dị hợp chiếm 0,7241.
(3) Ở F1 có 5 kiểu gen đột biến.
(4) Cho các cây lưỡng bội F1 giao phấn đời con thu được cây quả vàng chiếm tỉ lệ 25%.
A. 2.

B. 1.
C. 3.
D. 4.
Giải:
- 10% Aa GP I không phân ly gt : 5%Aa : 5%O.
- 90% Aa giảm phân bình thường  45% A : 45% a
=> Aa x Aa  G: (50%A: 50%a) (45% A : 45% a : 5%Aa : 5%O)
 F1: 22,5% AA : 45%Aa : 22,5%aa : 2,5%AAa : 2,5%Aaa : 2,5%AO : 2,5%aO = 9: 18: 9: 1: 1: 1: 1.
- Cây dị quả đỏ/ cây quả đỏ = 0,525/0.75 = 0,7 ( loại 2).
- F1 có 4 KG đột biến ( loại 3).
- qa = 0,5 => aa = 0,5 x 0,5 = 0,25 = 25 %.
Câu 42: Khi nói về nhóm tuổi, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Việc nghiên cứu nhóm tuổi cho phép ta đánh giá tiềm năng của quần thể sinh vật.
B. Khi nguồn sống giảm, số cá thể thuộc nhóm tuổi trung bình có xu hướng giảm mạnh.
C. Dựa vào tuổi sinh lí để xây dựng tháp tuổi.
D. Cấu trúc tuổi của quần thể chỉ phụ thuộc vào đặc điểm của loài sinh vật.
Câu 43: Các phương pháp bảo vệ vốn gen loài người:
(1) Tư vấn di truyền. (2) Chọc dò dịch ối. (3) Sinh thiết tua nhau thai. (4) Liệu pháp gen.
Có bao nhiêu phương pháp có thể phát hiện bệnh, tật di truyền ở người?
A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 44: Cỏ là nguồn thức ăn cho côn trùng ăn lá, chim ăn hạt và thỏ; thỏ làm mồi cho mèo rừng. Đàn mèo rừng trên đồng cỏ mỗi
năm gia tăng 360kg và bằng 30% lượng thức ăn mà chúng đồng hóa được từ thỏ. Trong năm đó thỏ vẫn còn 75% tổng sản lượng
để duy trì ổn định của loài. Biết sản lượng cỏ là 10 tấn/ha/năm. Côn trùng sử dụng 20% tổng sản lượng cỏ và hệ số chuyển đổi
thức ăn trung bình qua mỗi bậc dinh dưỡng là 10%. Theo lí thuyết, nhận xét nào sau đây đúng?
A. Khối lượng thức ăn mèo rừng đồng hóa được 2.400kg/năm.
B. Sản lượng cỏ còn lại sau khi cung cấp cho côn trùng là 2 tấn/ha/năm.
C. Sản lượng chung của thỏ là 48.000kg/năm.

D. Khối lượng thỏ làm thức ăn cho mèo rừng là 1.200kg/năm.
Giải:


Nguyễn Bá Dũng – Trường THPT Mường So
- Sản lượng thức ăn mèo đồng hóa được: (360 x 100)/30 = 1200.
- Sản lượng thỏ làm thức ăn cho mèo: (1200x100)/10 = 12.000
- Sản lượng chung của Thỏ: (12000 : 25) x 100 = 48.000.
Câu 45: Khi nói về tháp sinh thái phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Dựa vào tháp sinh thái ta có thể dự đoán hướng phát triển của quần xã trong tương lai.
B. Tháp số lượng được xây dựng trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
C. Tháp sinh thái mô tả mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.
D. Tháp năng lượng hoàn thiện nhất luôn có đáy lớn đỉnh bé.
Câu 46: Nguyên nhân làm suy giảm chất lượng cuộc sống của con người:
(1) Sự gia tăng nhanh dân số tạo sức ép lên nguồn tài nguyên thiên nhiên.
(2) Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên không bền vững.
(3) Môi trường ngày càng ô nhiễm.
(4) Sự bất công trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.
(5) Xây dựng ngày càng nhiều các khu bảo tồn thiên nhiên.
Có bao nhiêu phương án đúng?
A. 5.
B. 4.
C. 3. D. 2.
Câu 47: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã?
A. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định.
B. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.
C. Cấu trúc của lưới thức ăn càng phức tạp khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao.
D. Trong tất cả các quần xã sinh vật trên cạn, chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng.
Câu 48: Ở gà, tính trạng màu lông do 2 gen không alen tương tác với nhau quy định. Cho gà trống lông đen giao phối với gà mái
lông trắng thu được F1 100% gà lông đen. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2 với tỉ lệ phân li kiểu hình 6 gà trống lông đen

: 2 gà trống lông xám : 3 gà mái lông đen : 3 gà mái lông đỏ : 1 gà mái lông xám : 1 gà mái lông trắng. Cho gà lông xám F2 giao
phối ngẫu nhiên với nhau đời con thu được
A. tỉ lệ phân li kiểu gen là 1 : 2 : 1.
B. 12,5% gà mái lông trắng.
C. 100% gà trống lông xám có kiểu gen đồng hợp.
D. 100% gà lông xám.
Giải:
- P: trống lông đen (AAXBXB) x mái lông trắng (aaXbY)
- F1: AaXBXb : AaXBY
- Gà lông xám F2 ngẫu phối: (aa XBXB : aaXBXb) x aaXBY
+ aa XBXB x aaXBY  ½ aaXBXB : ½ aaXBY.
+ aaXBXb x aaXBY  ¼ aaXBXB : ¼ aaXBXb : ¼ aaXBY : ¼ aaXbY. ( loại A)
=> Gà mái lông trắng = ½ x ¼ aaXbY = 1/8 = 12, 5 %.

B.
Câu 50: Trong kĩ thuật chuyển gen, enzim dùng để cắt phân tử ADN là
A. restrictaza.
B. ADN pôlimeraza. C. ARN pôlimeraza.

D. ligaza.

----------- HẾT ----------

- Mọi người góp ý và đưa ra cách giải nhanh và hay hơn.



×