Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN TÍCH họp nội DUNG BIẾN đổi KHÍ hậu vào môn địa lý 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.77 KB, 14 trang )

Tích hợp nội dung biến đổi khí hậu vào môn Địa Lý khối lớp 12 ở trung tâm GDTX

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu thường đề cập tới với sự thay
đổi bất thường của khí hậu, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu trên Trái đất là do sự gia tăng các hoạt
động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp
thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất
liền khác.
Theo Báo cáo Phát triển Con người 2007 – 2008 của UNDP, với kịch bản
nước biển dâng, đến năm 2100, nhiệt độ tăng trung bình 3-4 độ C sẽ có khoảng 22
triệu người Việt Nam bị ảnh hưởng. Đặc biệt, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị
ngập úng hoàn toàn, khiến năng suất nông nghiệp giảm 20%. Bão lụt, ngập úng
cũng gia tăng. Bệnh tật, nhất là sốt xuất huyết, sốt rét phát triển mạnh khiến sức
khỏe của người dân bị ảnh hưởng.
Việt Nam đang chịu ảnh hưởng từ nhiều mặt của BĐKH, thiên tai, bão lụt,
hạn hán diễn ra dồn dập hơn trước. Điều này là hiển nhiên và không thể chối bỏ.
Trước tình hình này, các lĩnh vực, ngành, địa phương đã triển khai các hoạt động
nghiên cứu, đánh giá tình hình, diễn biến và tác động của BĐKH đến tài nguyên,
môi trường, sự phát triển kinh tế - xã hội, đề xuất và bước đầu thực hiện các giải
pháp ứng phó, và về lâu dài tích hợp mục tiêu ứng phó BĐKH vào trong các hoạt
động thường xuyên của mình.
Với vai trò là một giáo viên giảng dạy địa lý ở trung tâm giáo dục thường
xuyên (TT GDTX), có nhiệm vụ đào tạo ra những công dân hữu dụng, có ích cho
đất nước, tôi thấy rằng việc lồng ghép, tích hợp nội dung biến đổi khí hậu vào
chương trình giảng dạy ở một số môn học nhất là môn Địa lý là hoàn toàn phù hợp
và cần thiết nhằm trang bị cho các em những kiến thức tốt nhất về BĐKH, đồng
thời các em cũng chính là các cầu nối thông tin để tuyên truyền đến cộng đồng. Đó
là lý do để tôi chọn đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm của mình là: “TÍCH HỢP
NỘI DUNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO MÔN ĐỊA LÝ KHỐI LỚP 12 Ở


TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN”.

Trang 1


Tích hợp nội dung biến đổi khí hậu vào môn Địa Lý khối lớp 12 ở trung tâm GDTX

II. Mô tả nội dung sáng kiến kinh nghiệm
Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những nội dung, nhiệm vụ
quan trọng trong chương trình giáo dục hiện nay nhằm cụ thể những quan điểm,
đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới phương pháp giáo dục
trong thời kì hội nhập.
Chính vì vậy, việc đưa ra các giải pháp nhằm giáo dục ứng phó với biến đổi
khí hậu cho học viên là vấn đề cần được quan tâm đúng mức nhằm góp phần trang
bị cho học viên kiến thức cơ bản để thích nghi và ứng phó với biến đổi khí hậu giúp
học viên phát triển trong một môi trường sống an toàn, lành mạnh
Đề tài : “Tích hợp nội dung biến đổi khí hậu vào môn Địa Lý khối lớp 12 ở
trung tâm giáo dục thường xuyên” gồm các nội dung sau:
-Khái niệm biến đổi khí hậu
-Nguyên nhân hình thành biến đổi khí hậu
-Tác động của biến đổi khí hậu
-Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
-Biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long
-Các giải pháp nhằm ứng phó và thích nghi với biến đổi khí hậu
III. Đối tượng và phạm vi đề tài
Việc giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cần được tiến hành ở mọi cấp học,
mọi đối tượng.

Trang 2



Tích hợp nội dung biến đổi khí hậu vào môn Địa Lý khối lớp 12 ở trung tâm GDTX

B. PHẦN NỘI DUNG
I. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp sau
1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tổng hợp từ các nguồn tài liệu : tạp chí, thực tế địa phương,báo cáo khoa
học và các công trình nghiên cứu có liên quan nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề
tài.
2. Phương pháp tổng hợp đánh giá
Trên cơ sở phân tích các thông tin, số liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp,
đánh giá.
II. Những vấn đề chung về biến đổi khí hậu
1. Khái niệm về biến đổi khí hậu
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam: “BĐKH là sự thay đổi của hệ
thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong
tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo”.
Theo quan điểm của Tổ chức khí tượng thế giới (WMO), BĐKH là sự vận
động bên trong hệ thống khí hậu, do những thay đổi kết cấu hệ thống hoặc trong
mối quan hệ tương tác giữa các thành phần dưới tác động của ngoại lực hoặc do
hoạt động của con người.
Sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí
hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập niên hoặc dài hơn.
BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài,
hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong
khai thác sử dụng đất.
Sự thay đổi về khí hậu do ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp từ hoạt động của
con người cùng với BĐKH do tự nhiên sẽ làm thay đổi cấu thành của khí quyển.
2. Nguyên nhân hình thành biến đổi khí hậu

BĐKH là do nồng độ của khí hiệu ứng nhà kính tăng lên trong khí quyển ở
mức độ cao, làm cho Trái Đất ấm lên, nhiệt độ bề mặt Trái Đất nóng lên. Nhiệt độ
Trái đất nóng lên tạo ra các biến đổi đối với các vấn đề thời tiết hiện nay. Theo báo
cáo mới nhất của Liên Hiệp Quốc, nguyên nhân của hiện tượng BĐKH 90 % do con
người gây ra, 10% là do tự nhiên.
Trang 3


Tích hợp nội dung biến đổi khí hậu vào môn Địa Lý khối lớp 12 ở trung tâm GDTX

3. Tác động của biến đổi khí hậu

Theo kết quả đánh giá cho toàn cầu của Uỷ ban Liên chính phủ về
BĐKH (IPCC, 2007) và những nghiên cứu sơ bộ ban đầu của các nhà khoa
học Việt Nam, tác động tiềm tàng của BĐKH đối với nước ta là nghiêm trọng
và cần được nghiên cứu sâu thêm. Sự gia tăng của các hiện tượng khí hậu cực
đoan và thiên tai, cả về tần số và cường độ do BĐKH là mối đe doạ thường
xuyên, trước mắt và lâu dài đối với tất cả các lĩnh vực, các vùng và các cộng
đồng. Bão, lũ lụt, hạn hán, mưa lớn, nắng nóng là thiên tai xảy ra hàng năm ở
nhiều vùng trong cả nước, gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống. Trong đó,
những lĩnh vực chịu tác động mạnh mẽ của BĐKH có thể được tổng hợp qua
sơ đồ sau:
Tác động của biến đổi khí hậu

Đến môi trường
tự nhiên

Đến hoạt động
kinh tế


- Môi trường đất
-

Môi

trường

nước

lượng mưa, dòng chảy
sông ngòi, nguồn nước
mặt, nước ngầm, lLượng

- Nông nghiệp

- Vấn đề di dân

- Lâm nghiệp

- An ninh xã hội

- Ngư nghiệp, thuỷ sản

- Chất lượng cuộc

- Năng lượng

sống, y tế, sức khoẻ

bốc hơi , lũ lụt, hạn hán,


- Công nghiệp

xâm nhập mặn, triều

- Giao thông vận tải

cường.

- Xây dựng

- Môi trường không khí.

Đến các yếu tố
xã hội

cộng đồng
- Bảo tồn di tích văn
hoá, lịch sử.
- Bảo tồn các phong

- Du lịch

tục tâp quán...

- Môi trường biển. Hệ
sinh thái và đa dạng sinh
học.

BĐKH sẽ làm cho các thiên tai trở nên ác liệt hơn và có thể trở thành thảm hoạ,

gây rủi ro lớn cho phát triển kinh tế, xã hội hoặc xoá đi những thành quả nhiều năm
học.

của sự phát triển. Những khu vực được dự tính chịu tác động lớn nhất của các hiện
Trang 4


Tích hợp nội dung biến đổi khí hậu vào môn Địa Lý khối lớp 12 ở trung tâm GDTX

tượng khí hậu cực đoan nói trên là dải ven biển Trung Bộ, vùng núi phía Bắc và
Bắc Trung Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
4. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Theo số liệu quan trắc của Trung tâm khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu ở
Việt Nam có thể thấy rõ qua các biểu hiện đáng lưu ý sau :
* Nhiệt độ: Trong khoảng 50 năm qua (1951-2000)
- Nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã tăng lên 0,70C.
- Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỷ gần đây (1961-2000) cao hơn trung
bình năm của 3 thập kỷ trước đó (1931-1960) là 0,60C.
- Nhiệt độ trung bình năm của thập kỷ 1991-2000 ở Hà Nội, Đà Nẵng,
TP.Hồ Chí Minh đều cao hơn nhiệt độ trung bình của thập kỷ 1931-1940 lần lượt là
0,8 ; 0,4 và 0,60C.
- Dự báo nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 30C vào năm 2100.
* Lượng mưa: Trên từng địa điểm thì xu thế biến đổi của lượng mưa trung
bình năm trong 9 thập kỷ qua (1911-2000) không rõ rệt theo các thời kỳ và trên các
vùng khác nhau, có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống.
- Lượng mưa có xu thế biến đổi không đồng đều giữa các vùng, có thể tăng
từ 0 % đến 10 % vào mùa mưa và giảm từ 0 % đến 5% vào mùa khô. Tính biến
động của mưa tăng lên.
* Mực nước biển: Theo số liệu quan trắc trong khoảng 50 năm qua ở các
trạm Cửa Ông và Hòn Dấu, mực nước biển trung bình đã tăng lên khoảng 20cm phù

hợp với xu thế chung của toàn cầu.
- Mực nước biển trung bình trên toàn dải bờ biển Việt Nam có thể dâng lên
1m vào năm 2100
5. Biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn
thương nhất do nước biển dâng. Nhìn tổng thể, kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng
sông Cửu Long sẽ chịu sự tác động trên các mặt:
- Biến động trong sản xuất: Nếu không có giống mới chịu được mặn, kinh tế
lúa và kinh tế vườn sẽ giảm sút
- Xây dựng kết cấu hạ tầng càng tốn kém hơn.
- Biến động về phân bố dân cư, đô thị và các trung tâm, cơ sở kinh tế sẽ diễn
ra sự dịch chuyển trong nội vùng và ra ngoài vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Những biến động về môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội nêu lên trên
đây sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của Đồng bằng sông Cửu Long nếu
không kịp thời có sự ứng phó thích hợp. Cuộc sống của hàng chục triệu người dân
Trang 5


Tích hợp nội dung biến đổi khí hậu vào môn Địa Lý khối lớp 12 ở trung tâm GDTX

sẽ gặp nhiều xáo trộn lớn .Vai trò vựa lúa cả nước, nguồn đóng góp quan trọng cho
tổng kim ngạch xuất khẩu và ngân sách nhà nước mà Đồng bằng sông Cửu Long
đang đảm nhiệm sẽ chịu thách thức nghiêm trọng.Nhiều khía cạnh về an ninh quốc
phòng sẽ được đặt ra, trước tiên là an ninh lương thực cho cả nước.
Nhiều nhà khoa học và các tổ chức quốc tế có uy tín đã xếp Việt Nam, đặc biệt là
vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong nhóm quốc gia có nguy cơ tổn thương
cao do tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Tình hình
nhiệt độ gia tăng, mưa giảm, diện tích lũ mở rộng và mực nước biển dâng cao sẽ tác
động rất lớn đến hệ sinh thái và sản xuất nông nghiệp cũng như tạo ra các vấn đề
khó khăn cho sự phát triển kinh tế - xã hội khu vực.

ĐBSCL sẽ là khu vực chịu tác hại nặng nề nhất do BĐKH gây ra. Những
năm gần đây, vào các tháng mùa khô, hầu hết các tỉnh ĐBSCL đều bị nước mặn
xâm nhập, gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất nông nghiệp, nhiều địa phương rơi
vào tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt trầm trọng.Do đó, cần có biện pháp giảm
nhẹ và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Sơ đồ tác động giữa BĐKH và suy giảm tài nguyên tự nhiên, KT-XH
Suy giảm chất
lượng không
khí
Suy giảm tài
nguyên đất

Suy giảm
ozon tầng
bình lưu

BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU

III. Giải
Suypháp
giảm tài

Suy giảm sự
đa dạng sinh
học
Suy giảm trật
tự xã hội

Suy giảm phát

triển kinh tế

nguyên nước

Suy giảm
tài là nơi để tuyên truyền, thực hiện giáo dục
Trung tâm giáo dục thường
xuyên
nguyên rừng

vì sự phát triển bền vững, là nơi trang bị cho chủ nhân tương lai của đất nước kiến
thức về sự biến đổi khí hậu, về khả năng của con người trong cuộc chiến làm giảm
thiểu sự biến đổi khí hậu. Nhà trường không chỉ là nơi hình thành kiến thức, thái độ
mà còn làm cho các chủ nhân tương lai có những hành vi cụ thể đối với những hành
động gây tác hại cho môi trường, cho sự biến đổi khí hậu. Những hành vi ấy ở mức
độ thấp có thể chỉ là ý thức tiết kiệm và hành vi tiết kiệm, hành vi chống lại sự xâm
hại Trái đất (như việc không sử dụng máy lạnh có chất CFC, sử dụng phương tiện
giao thông công cộng để làm giảm lượng thải CO 2 vào không khí) ở mức độ cao
Trang 6


Tích hợp nội dung biến đổi khí hậu vào môn Địa Lý khối lớp 12 ở trung tâm GDTX

hơn là việc suy nghĩ, tìm kiếm kĩ thuật thay thế các chất thải làm tăng nhiệt độ bề
mặt Trái đất….
Các TTGDTX có thể thành lập các câu lạc bộ về sự biến đổi khí hậu, về phát
triển bền vững. Xây dựng các website để tuyên truyền, để chia sẻ thông tin về biến
đổi khí hậu…. Nếu như việc tuyên truyền và thực hiện giáo dục vì sự phát triển bền
vững được triển khai rộng rãi ở TTGDTX, thì trong tương lai gần sẽ có những công
trình khoa học, những sản phẩm sáng tạo được ra đời do những học viên, giáo viên

Việt Nam nghiên cứu thực hiện
Sự biến đổi khí hậu có qui mô toàn cầu nhưng hành động để ngăn cản sự
biến đổi khí hậu ấy đòi hỏi mọi người, mọi quốc gia, mọi vùng và toàn thế giới.
Khẩu hiệu “Suy nghĩ toàn cầu, hành động địa phương” xem ra phù hợp trong hoàn
cảnh hiện nay, khi mà cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu không còn là của
riêng ai.
Hiện nay, đã có rất nhiều ngành khoa học cùng góp sức chống lại sự biến đổi
khí hậu trong đó các TTGDTX là nơi có thể tuyên truyền một cách tốt nhất những
tác động của biến đổi khí hậu.
Với vai trò là một bộ môn khoa học, các giáo viên phổ thông, qua môn học
của mình sẽ giúp cho học viên hiểu được nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu toàn
cầu. Làm cho mỗi công dân tương lai nhận thức được vai trò của chính họ trong
cuộc chiến biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhiều bài học Địa lí có những nội dung liên
quan đến biến đổi khí hậu toàn cầu. Vì vậy, các thầy cô giảng dạy Địa lí ở
TTGDTX sẽ làm cho mỗi học viên hiểu rằng chính họ chứ không phải ai khác có
thể làm chậm đi sự biến đổi khí hậu toàn cầu, giữ vững cuộc sống của nhân loại –
chi phí cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu trong lĩnh vực giáo dục là chi phí
hiệu quả nhất, kinh tế nhất.
- Xác định rõ trách nhiệm của mình với vai trò là người giảng dạy và người
thực hiện trực tiếp các hoạt động giáo dục học viên, cần phải có các hành động tích
cực nhằm làm giảm các nguy cơ có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
- Việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi cá nhân, ngoài việc bản thân
phải thực hiện tốt, còn có trách nhiệm vận động cộng đồng cùng thực hiện tốt, đồng
thời nhắc nhở, ngăn cản khi thấy những biểu hiện vi phạm.

Trang 7


Tích hợp nội dung biến đổi khí hậu vào môn Địa Lý khối lớp 12 ở trung tâm GDTX


- Hiểu và thấm nhuần phương châm trước khi hành động là: “ Vì sự sống của
Trái đất” và “ cuộc sống của nhân loại” trong đó có bản thân mình.
- Chuẩn bị cho bản thân, gia đình cùng với cộng đồng tâm thế thích ứng để sống
chung với biến đổi khí hậu.
- Việc thực hiện nghiêm túc nhất và có hiệu quả nhất vấn đề giáo dục BĐKH là
lồng ghép, tích hợp nội dung BĐKH vào môn Địa lí trong TTGDTX, các học viên ở
lứa tuổi này đã nhận biết đầy đủ về hiện tượng, nguyên nhân gây biến đổi khí hậu,
tự chủ động về hành vi bảo vệ môi trường làm giảm thiểu biến đổi khí hậu và có
khả năng tuyên truyền vận động thuyết phục các thành phần khác trong xã hội cùng
thực hiện. Thông qua môn học này học viên có thể :
+Hiểu biết và nhận thức về các biểu hiện gây ô nhiễm, tác hại của ô nhiễm
đến cuộc sống hàng ngày.
+ Tổ chức phong trào thi đua về bảo vệ môi trường góp phầm làm giảm thiểu
biến đổi khí hậu ( làm sạch lớp học, trường học, tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, gom
rác thải, trồng và chăm sóc cây xanh..).
+Thực hiện tuyên truyền ở địa phương vào dịp nghỉ hè, đợt công tác xã hội,
ngoài giờ học...đồng thời tham gia vào việc gom rác thải, vệ sinh môi trường.
+ Vận động mọi người, mọi tổ chức xã hội thực hiện phong trào trồng cây
nơi cư trú; tiết kiệm năng lượng, hạn chế sử dụng nguyên liệu hóa thạch ( than,
dầu mỏ, khi đốt..)…
IV.Kết quả đạt được
Trong quá trình thực hiện, tôi xác định rằng việc giáo dục ứng phó với biến đổi
khí hậu cho học viên bao gồm những nội dung hết sức đơn giản, rất gần gũi với các
em, đây là những kiến thức tối thiểu để các em có thể tự tìm hiểu trong học tập, vui
chơi giải trí và sinh hoạt thường ngày. Hầu hết các em đều giải thích được các hiện
tượng tự nhiên, những nguyên nhân, hậu quả do biến đổi khí hậu gây ra, từ đó các
em có thể tự học cách thích nghi, giảm nhẹ, cũng như ứng phó với biến đổi khí hậu
Thực tế có thể khẳng định, giáo dục biến đổi khí hậu qua môn Địa lý đặc biệt có
ưu thế, bởi vì hầu hết các bài học trong chương trình các cấp học đều có liên quan
đến các yếu tố trên Trái đất (Địa lý tự nhiên, Địa lý kinh tế xã hội và môi

trường…).Tôi đã lồng ghép giáo dục biến đổi khí hậu cho học viên khối 12 qua
những bài học sau:
Trang 8


Tích hợp nội dung biến đổi khí hậu vào môn Địa Lý khối lớp 12 ở trung tâm GDTX

Tên bài học
Nội dung tích hợp
Mục đích giáo dục
Bài 6: Đất nước Địa hình chịu tác động Với những tác động tích cực và tiêu
nhiều đồi núi

mạnh mẽ của con người

cực của con người sẽ làm cho bề
mặt địa hình thay đổi=> Khí hậu
thay đổi=> Sinh vật thay đổi

Bài

8:

Thiên Ảnh

hưởng

của

Biển Nội dung cần chú ý vận dụng là


nhiên chịu ảnh Đông đến thiên nhiên ảnh hưởng của biển đến thiên nhiên
hưởng sâu sắc Việt Nam

Việt Nam biểu hiện qua các yếu tố

của biển

thời tiết khí hậu ( lượng mưa, nhiệt
độ trung bình, độ ẩm, chế độ
gió…).

Bài 9, 10: Thiên Tính chất nhiệt đới ẩm, Với những biểu hiện đa dạng, bất
nhiên nhiệt đới gió mùa của khí hậu Việt thường của một số yếu tố khí hậu
ẩm gió mùa

Nam

( thời tiết, chế độ thủy văn..) đó là
những tác nhân quan trọng với đời

Ảnh hưởng của thiên sống.
nhiên nhiệt đới ẩm gió Phân tích những biểu hiện của các
đến hoạt động sản xuất và yếu tố khí hậu: nền nhiệt độ cao,
đời sống.

lượng mưa nhiều, độ ẩm lớn và các
hoạt động của gió mùa đã ảnh
hưởng đến đời sống sinh hoạt và
sản xuất của con người


Bài 11,12: Thiên Các miền địa lí tự nhiên

Tìm ra được các nguyên nhân dẫn

nhiên phân hóa

đến sự thất thường của nhịp điệu

đa dạng

mùa khí hậu, của dòng chảy sông
ngòi và tính không ổn định của thời
tiết là những trở ngại lớn trong quá
trình sử dụng tự nhiên của mỗi
miền=> Nêu ra các giải pháp khắc
phục.

Bài 14: Sử dụng Vấn đề sử dụng hợp lí và Hiểu được các nguyên nhân làm
và bảo vệ tài bảo vệ tài nguyên sinh suy giảm nguồn tài nguyên thiên
nguyên

thiên vật, tài nguyên đất, tài nhiên=> đưa ra các biện pháp bảo
Trang 9


Tích hợp nội dung biến đổi khí hậu vào môn Địa Lý khối lớp 12 ở trung tâm GDTX

Tên bài học
nhiên


Nội dung tích hợp
Mục đích giáo dục
nguyên nước, tài nguyên vệ và sử dụng hợp lí nguồn tài
khoáng sản, tài nguyên du nguyên. Liên hệ thực tế ở địa
lịch…

Bài 15: Bảo vệ Vấn

phương.
đề

bảo

vệ

môi Tìm hiểu các nguyên nhân, đưa ra

môi trường và trường. Một số thiên tai các giải pháp ứng phó và thích
phòng

chống chủ yếu và biện pháp nghi, các nội dung cần thực hiện

thiên tai

phòng chống.

nhằm hạn chế tối đa những tác
động xấu từ thiên tai, bảo vệ cuộc
sống và hoạt động sản xuất của con

người.

Bài 32-Bài 41

Phân tích ảnh hưởng của Thấy rõ các khó khăn cơ bản của
các yếu tố tự nhiên ở từng vùng trong điều kiện khí hậu
từng vùng đến sự phát có nhiều thay đổi đã tác động
triển kinh tế xã hội từ không nhỏ đến cuộc sống, sinh hoạt
trung du miền núi phía và

sản xuât của người dân địa

Bắc- Bắc Trung Bộ- Tây phương với nhiều mức độ khác
Nguyên - Đông Nam Bộ - nhau=> Nêu các giải pháp thích
Vùng đồng bằng Sông hợp nhất trong chiến lược ứng phó
Cửu Long và Đồng bằng của từng vùng.
sông Hồng
Bài 42: Vấn đề Khai thác tổng hợp các tài Cần xác định rõ các thế mạnh trong
phát triển kinh nguyên vùng biển và hải khai thác tổng hợp nguồn tài
tế, an ninh quốc đảo

nguyên biển đảo đi đôi với việc bảo

phòng ở Biển

vệ, khai thác hợp lí nguôn tài

Đông

nguyên, chống ô nhiễm môi trường




các

đảo, quần đảo.

biển. Liên hệ thực tế ở địa phương
trong vấn đề khai thác tổng hợp
kinh tế biển

Bài 44,45: Địa lí Ngoài các chủ đề theo
địa phương

Yêu cầu học sinh phân tích rõ

quy định thì có thể đưa nguyên nhân, tác động và các giải
thêm nôi dung Biến đổi pháp ứng phó và thích nghi với
khí hậu ở địa phương vào Biến đổi khí hậu ở địa phương
Trang 10


Tích hợp nội dung biến đổi khí hậu vào môn Địa Lý khối lớp 12 ở trung tâm GDTX

Tên bài học

Nội dung tích hợp
Mục đích giáo dục
để học sinh tìm hiểu, mình nghiên cứu.
nghiên cứu.


Kết quả cụ thể
Năm học 2012-2013, qua khảo sát học viên khối 12 trung tâm GDTX Bình
Tân tôi đã thu được một số kết quả sau:
Thái độ học tập trước khi khảo sát

Tổng số học viên khối 12

24

Bình thường
SL

%

14

58,3

Say mê tìm hiểu
SL
10

%
41,7

Thái độ học tập sau khi khảo sát

Tổng số học viên khối 12


24

Bình thường
SL

%

4

16,7

Say mê tìm hiểu
SL
20

%
83,3

V. Khả năng nhân rộng
Như đã trình bày ở phần hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm về giáo dục ứng
phó với biến đổi khí hậu cho học viên hệ GDTX thông qua việc lồng ghép vào môn
Địa lý. Hình thức này sẽ dễ dàng thực hiện cho học viên các trung tâm GDTX
khác trong và ngoài tỉnh, trường THPT theo nhiều hình thức phong phú hơn, sao
cho các em khẳng định được mình sẽ có thể tự thích nghi và ứng phó với biến đổi
khí hậu
Việc giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho học viên hệ GDTX thông qua
việc lồng ghép vào môn Địa lí là hình thức mang tính lâu dài và bền vững, bởi giáo
dục ứng phó với biến đổi khí hậu cho học viên hệ GDTX hiện nay là một hoạt động
thiết thực mang tính cấp bách.


Trang 11


Tích hợp nội dung biến đổi khí hậu vào môn Địa Lý khối lớp 12 ở trung tâm GDTX

Hoạt động lồng ghép giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu có được sự thành
công trên là nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa GVCN, giáo viên bộ môn, toàn thể học viên
của lớp và hơn hết là sự quan tâm chỉ đạo và tạo mọi điều kiện thuận lợi của Ban Giám
Đốc trung tâm. Điều này đã tiếp thêm sức mạnh, sự tự tin, chủ động sáng tạo trong công
việc của giáo viên bộ môn như tôi để góp phần cùng với trung tâm nâng cao chất lượng
giáo dục cho học viên một cách toàn diện. Những năm tiếp theo sẽ tiếp tục nghiên cứu để
hoàn thành đề tài của mình ngày một hoàn thiện hơn.

Trang 12


Tích hợp nội dung biến đổi khí hậu vào môn Địa Lý khối lớp 12 ở trung tâm GDTX

C. PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết luận
Nhận thức về phát triển bền vững, diễn biến của biến đổi khí hậu và nguyên
nhân gây ra biến đổi khí hậu trong xã hội ngày nay còn rất mờ nhạt. Các nhà quản
lý hành chính, kinh tế, lãnh đạo các cơ sở sản xuất kinh doanh còn tỏ ra rất thờ ơ
với những hậu quả mà chính họ gây ra do không quản lý chặt chẽ, không vì lợi ích
tổng thể mà chỉ vì lợi ích cục bộ, không chủ động giải quyết những hậu quả nảy
sinh trong sản xuất và cuộc sống với môi trường ngay tại nơi sinh sống và sản xuất.
Việc giúp cho mọi người nói chung và học viên trong trung tâm nói riêng có nhận
thức đầy đủ về phát triển bền vững, hậu quả của quá trình khai thác tài nguyên làm
biến đổi khí hậu, đồng thời có hành động bảo vệ môi trường góp phần làm giảm
thiểu biến đổi khí hậu, có kế hoạch ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu là hết

sức cần thiết trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường - hội nhập khu vục và quốc
tế. Đặc biệt trong TTGDTX, cần phải xem việc tích hợp trong các bài giảng đưa nội
dung giáo dục bảo vệ môi trường làm giảm thiểu biến đổi khí hậu vì sự phát triển
bền vững là nhiệm vụ quan trọng, nhưng không thể thiếu sự quan tâm, cộng đồng
trách nhiệm phát huy sức mạnh tổng hợp của tất cả các cơ quan, ban ngành đoàn thể
xã hội cùng chung tay thực hiện mới đem lại kết quả cao.Trong tất cả những biện
pháp vừa nêu, có hiệu quả hơn cả là thông qua giáo dục, làm thay đổi nhận thức,
thay đổi thái độ và nhất là hành vi đối với sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
2. Kiến nghị
Chúng ta cần chủ động thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ GD & ĐT trong việc
đưa giáo dục môi trường, giáo dục BĐKH vào trung tâm với nhiều hình thức khác
nhau, chú ý coi trọng việc tích hợp, lồng ghép kiến thức vào các bài giảng trên lớp
Các TTGDTX cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức
đoàn thể xã hội, tổ chức các hoạt động ( thi tìm hiểu, thực hành tại chỗ..) vệ sinh
môi trường, tiết kiệm điện, trồng cây xanh nơi cư trú.. và sẵn sàng thích nghi với
biến đổi khí hậu.
Các thầy cô giáo cần vận dụng tối đa điều kiện có thể được, giúp học viên hiểu
sâu hơn về phát triển bền vững, những hiện tượng môi trường làm biến đổi khí hậu
và hậu quả của chúng với sự phát triển bền vững. Trong đó đặc biệt chú ý đến
Trang 13


Tích hợp nội dung biến đổi khí hậu vào môn Địa Lý khối lớp 12 ở trung tâm GDTX

nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu chủ yếu là do con người (90 %) gây ra từ các
hoạt động sản xuất, đời sống, sinh hoạt hàng ngày.
Việc cập nhật thường xuyên và tích hợp các nội dung BĐKH vào giảng dạy môn
Địa Lý ở TTGDTX là một yêu cầu thực tế, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã
hội và đất nước.
Người thực hiện


Đặng Thị Tuyết Hừng

Trang 14



×