Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

An toàn vệ sinh lao động tại Khách Sạn Sofitel Plaza Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.07 KB, 28 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển
mạnh mẽ những khu công nghiệp. Vì vậy nững năm gần đây nền công nghiệp
nước ta đã đạt được những thành tựu kinh tế đáng kể cho đất nước. tuy nhiên, sự
phát triển khoa học kỹ thuật và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất nảy sinh nhiều yếu tố liên quan đến điều kiện làm việc cũng như sưc khỏe
của người lao động. Trên thực tế tại những cơ sở sản xuất ở nước ta hiện nay
vẫn tồn tại rất nhiều cơ sở sản xuất không đảm bảo điều kiện tối thiểu về an toàn
và vệ sinh lao động cho người lao động, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tình
hình sản xuất của doanh nghiệp và tính mạng của người lao động. Sự quan tâm
hiểu biết và ứng dụng kiến thức về an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất ở
nước ta vẫn còn hạn chế, vì thế việc đảm bảo một môi trường cho người lao
động làm việc an toàn, hạn chế các nguy cơ gây ra tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, phát huy toàn diện nhân cách người lao động nhằm góp phần ổn định và
phát triển sản xuất là vấn đề cần phải được quan tâm thích đáng. Vì vậy, để tìm
hiểu rõ về công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp hiện
nay, chúng em đã chọn tìm hiểu về Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao
động tại khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội
I.Lý thuyết
1.Điều kiện lao động
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế, xã
hội, tự nhiên, môi trường và văn hoá xung quanh con người nơi làm việc. Điều
kiện lao động thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao
động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu tố trên tạo
nên điều kiện làm việc của con người trong quá trình lao động sản xuất.
- Các yếu tố của sản xuất kinh doanh: máy, thiết bị, công cụ, nhà xưởng, năng
lượng, nguyên nhiên vật liệu, đối tượng lao động, người sử dụng lao động.
- Các yếu tố liên quan đến SXKD: các yếu tố tự nhiên có liên quan đến nơi làm
việc, các yếu tố kinh tế, xã hội, quan hệ, đời sống hoàn cảnh gia đình liên quan



đến người lao động, quan hệ đồng nghiệp - đồng nghiệp, quan hệ của cấp dưới
với cấp trên, chế độ thưởng - phạt, sự hài lòng với công việc...
*Ảnh hưởng của điều kiện lao động:
Tích cực: HIệu quả lao động tốt, năng suất cao
TIêu cực: Gây ảnh hưởng đến kết quả lao động, sức khỏe và an toàn của người
lao động: Các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương, các yếu tố có hại gây ảnh
hưởng sức khỏe
Chỉ tiêu đánh giá ĐKLĐ:
• Tình trạng an toàn của quy trình công nghệ, máy thiết bị
• Tình hình tổ chức lao động: tổ chức sử dụng lao động, cường độ, tư thế,
vị trí, tinh thần người lao động
• Năng lực nói chung của đội ngũ lao động
• Tình trạng nhà xưởng( thiết kế, PCCC, bố trí, tiêu chuẩn vệ sinh công
nghiệp)
2.An toàn lao động
An toàn lao động: là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm
nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá
trình lao động.
2.1Các yếu tố gây nguy hiểm:
Nhóm yếu tố nguy hiểm cơ học:từ các bộ phận truyền động và chuyển
động,vật rơi đổ sập,...
 Nhóm yếu tố nguy hiểm về điện:nguy cơ điện giật,điện phóng,điện từ
trường,cháy chập điện,.., làm tê liệt hệ thống tim mạch hô hấp.
 Nhóm các yếu tố nguy hiểm về hóa chất:thể rắn lỏng khí và hơi nguy cơ
nhiểm độc ung thư và các bệnh hô hấp khác,..
 Nhóm yếu tố nguy hiểm về nổ:nổ vật lý,nổ hóa học,vật liệu gây nổ,..
 Nhóm yếu tố nguy hiểm về nhiệt:nguy cơ bỏng,nguy cơ cháy nổ,..
2.2.Biện pháp đảm bảo an toàn lao động



 Quản lý và giám sát an toàn lao động: Công việc này phải tiến hành
thường xuyên, nhiều cấp ngành tham gia và được quần chúng hưởng
ứng.Dự báo nguy cơ tai nạn lao động kịp thời để có sự phòng bị hữu hiệu
 Những nơi có nguy cơ tai nạn lao động cần cóthiết bị che chắn an toàn,
biển báo nguy hiểm để người lao động luôn có ý thức nâng cao cảnh giác
để tự phòng tránh tai nạn lao động.
 Giáo dục an toàn và phòng tránh tai nạn thường xuyên và đầy đủ để cả
người sử dụng lao động và người lao động cùng nhận thấy được việc cần
làm để bảo vệ người lao động ngày một tốt hơn.
3.Vệ sinh lao động
Vệ sinh lao động là hệ thống các biện pháp, phương tiện về tổ chức và kỹ thuật
vệ sinh nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong SXKD đối với
NLĐ, bảo vệ NLĐ khỏi BNN.
3.1. Yếu tố có hại
Yếu tố có hại là những yếu tố của điều kiện lao động không thuận lợi, vượt quá
giới hạn của tiêu chuẩn vệ sinh lao động cho phép, làm giảm sức khỏe người lao
động, gây bệnh nghề nghiệp. đó là vi khí hậu, tiếng ồn, rung động, phóng xạ, ánh
sáng, bụi, các chất, hơi, khí độc, các sinh vật có hại.
 Vi khí hậu xấu
 Tiếng ồn
 Rung động
 Bức xạ và phóng xạ
 Chiếu sáng không hợp lý (chói quá hoặc tối quá)
 Bụi
 Các yếu tố vi sinh vật có hại
 Các yếu tố về cường độ lao động, tư thế lao động gò bó và đơn điệu trong
lao động không phù hợp với hoạt động tâm sinh lý bình thường và nhân
trắc của cơ thể người lao động trong lao động
3.2.Biện pháp đảm bảo VSLĐ
* Vi khí hậu



-Cập nhật dự báo thời tiết.
-Tập huấn cho NLĐ tác hại của VKH xấu, biện pháp phòng ngừa, kỹ năng kiểm
tra.
-Kiểm tra thường xuyên vào ngày, giờ cao điểm, nếu phát hiện nguy cơ, rủi ro
cao cần tiến hành xử lý ngay.
* Tiếng ồn
-Dùng quá trình SXKD không tiếng ồn.
- Đổi mới công nghệ, thiết bị.
-Che chắn, bảo vệ bằng vật liệu cách âm, giảm thanh.
- Hạn chế thời gian phát tiếng ồn.
-Định kỳ bảo dưỡng trang thiết bị.
- Trồng cây xanh.
* Rung động
-Thay các thiết bị phát ra rung động hoặc sửa chữa kịp thời nếu hỏng.
-Cách ly những thiết bị phát ra tiếng động lớn
-Biện pháp hòng hộ cá nhân: Giày có đế chống rung,gặng tay có đệm đàn hồi,..
-Biện pháp y tế:Không tuyển người có bệnh thần kinh hay các bệnh ở tay,không
bố trí nữ lái xe tải cỡ lớn gây lắc xóc nhiều.
* Bức xạ và phóng xạ
- Nơi làm việc phải có tường chắn bằng chì, cao su chì, biển báo theo quy định.
- Bố trí phòng làm việc thích hợp cho từng khu vực.
-Có hệ thống thông gió, lọc bụi, khí độc.
-Sử dụng biện pháp che chắn,tăng khoảng cách an toàn.
- Giảm thời gian tiếp xúc.
*Bụi
-Cơ khí hóa tự động hóa ít tiếp xúc với bụi,sử dụng hệ thống thông gió,thường
xuyên tổng vệ sinh nơi làm việc,..
- BP cá nhân người lao động:Sử dụng khẩu trang ,quần áo mặt nạ ,kính,..

- BP y tế: không tuyển những người bệnh mãn tihs về hô hấp làm việc ở nơi
nhiều bụi,định kì kiểm tra hàm lượng bụi,khám định kì cho người lao động,..


*Các yếu tố vi sinh vật có hại
-Thực hiện biện pháp vệ sinh khi vận chuyển, bảo quản nguyên vật liệu, hàng
hóa.
-Thu gom rác,xử lý rác,xử lý nước thải.
*Các yếu tố về cường độ lao động, tư thế lao động gò bó và đơn điệu trong lao
động không phù hợp với hoạt động tâm sinh lý bình thường và nhân trắc của cơ
thể người lao động trong lao động
-Cơ giới hóa và tự động trong quá trình SXKD.
- Tổ chức lao động khoa học.
- Cải thiện ĐKLV,bố trí giờ giấc lao động và nghỉ ngơi hợp lý.
- Động viên tình cảm, tâm lý nhằm loại những nhân tố tiêu cực dẫn đến mệt mỏi.
4. Sự cần thiết thực hiện công tác ATVSLĐ hiện nay tại Việt Nam
Trong mọi hoạt động sản xuất, phương tiện lao động và môi trường lao
động là những yếu tố tác động trực tiếp đối với người lao động. Với mục tiêu
bảo vệ an toàn cho người lao động tránh khỏi những ảnh hưởng của những yếu
tố nguy hiểm có hại và tạo ra điều kiện làm việc thuận lợi nhằm đảm bảo sức
khoẻ cho người lao động, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm góp phần
thúc đẩy quá trình phát triển chung của đất nước do vậy các đơn vị sử dụng lao
động phải hết sức coi trọng công tác an toàn vệ sinh lao động.
Nội dung về an toàn vệ sinh lao động được quy định trong rất nhiều văn
bản luật như: Bộ luật Lao động, Luật Hóa chất, Luật Khoáng sản, Luật Công
đoàn… và một số chỉ thị, hướng dẫn do Chính phủ ban hành nhằm bảo vệ sức
khỏe, cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn và bệnh nghề nghiệp đối
với người lao động. Thực hiện tốt an toàn vệ sinh lao động nhằm bảo đảm sức
khỏe và tính mạng của người lao động, góp phần quan trọng vào việc phát triển
sản xuất và đời sống xã hội.

Sự cần thiết đẩy mạnh thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam
hiện nay trở nên nổi bật bởi thực trạng:
-

Theo thống kê chưa đầy đủ, năm 2015, cả nước có khoảng 7.000 người
bị nạn trong năm 2015. Điều này tức là có hơn 500 người bị nạn theo


người/tháng, hơn 130 người/tuần, 27 người/ngày và khoảng 3,4 người bị
-

nạn/giờ (tính theo 8 giờ làm việc).
Lực lượng thanh tra viên về ATVSLĐ còn thiếu rất nhiều. Năm 2014,
theo thống kê của Thanh tra Bộ, cả nước có 465 thanh tra viên lao động
đảm nhận chức năng thanh tra việc thực hiện chính sách lao động, an
toàn vệ sinh lao động, người có công, bảo hiểm xã hội, lao động trẻ em,
giải quyết khiếu nại tố cáo về việc thực hiện chế độ chính sách lao
động… Số cán bộ làm công tác thanh tra chính sách lao động và an toàn
vệ sinh lao động trong cả nước chỉ đạt trên 1/3 số cán bộ thanh tra lao

-

động trên.
Nguồn thanh tra viên còn yếu kém về trình độ. Có tới 30 – 50% là cán
bộ mới ra trường hoặc chuyển công tác, 25% cán bộ có trình độ cao
đẳng, trung cấp. Thực tế, thanh tra ở các Sở Lao động Thương binh và
Xã hội các tỉnh, thành chưa đáp ứng được nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra ở
cơ sở. Thời gian chủ yếu là làm việc và giải quyết đơn thư, phần lớn các

-


Sở chưa tổ chức thanh tra theo kế hoạch.
Hiện nay các trang thiết bị, máy móc, đo đạc, xe cộ phục vụ cho việc
thanh tra ATVSLĐ cũng đã lạc hậu nhiều, vì vậy mà công tác thanh tra

-

chưa hiệu quả và đánh giá thực sự chính xác.
Công tác quản lý về ATVSLĐ hiện còn tồn tại một số hạn chế như: việc
ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành còn chậm gây khó khăn cho
việc thực hiện; việc tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ chưa tập trung; tình
hình thực hiện công tác thành tra ATVSLĐ trong thời gian qua chưa
thực sự hiệu quả, số tai nạn lao động và mắc bệnh nghề nghiệp vẫn còn
nhiều.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, muốn duy trì và phát triển sản xuất, phải đảm
bảo ATVSLĐ, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Thực tế cho thấy, tai nạn lao động gây thiệt hại lớn về người và tài sản cũng như
những mất mát về tinh thần rất khó bù đắp đối với nhiều gia đình và xã hội, đồng
thời ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe của cộng đồng. Để hạn chế tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp và đảm bảo ATVSLĐ cần nâng cao trách nhiệm của các


cấp, các ngành, nhất là vai trò của người lao động trong việc tự bảo vệ mình và
đồng nghiệp, tránh các nguy cơ dẫn đến tai nạn lao động, cũng như tăng cường
các biện pháp phòng ngừa, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động.
Bên cạnh đó, các đơn vị sử dụng lao động cần tổ chức huấn luyện, hướng
dẫn, thông báo cho người lao động về những quy định, biện pháp làm việc an
toàn, những tai nạn lao động cần đề phòng; trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ
thuật bảo hộ lao động bởi công tác ATVSLĐ luôn gắn liền với sản xuất, phải coi

việc thực hiện công tác ATVSLĐ là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính
quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là của
người sử dụng lao động và người lao động. Song song đó xây dựng văn hóa an
toàn, ưu tiên và coi trọng biện pháp phòng ngừa, bảo đảm công tác ATVSLĐ
gắn liền với công tác bảo vệ môi trường... là những nội dung quan trọng cần đặt
ra. Do đó, việc thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động ở nước ta hiện nay là
cần thiết và cấp bách.
II.Thực trạng ATVSLĐ tại khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội
1.Giới thiệu về khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội
Sofitel Plaza Hà Nội là một trong những khách sạn 5 sao nổi tiếng và có tên tuổi
tại Hà Nội và cả nước nói chung. Khách sạn là một trong số hàng trăm chi nhánh
đặt trên 5 châu lục dưới sự quản lý của tập đoàn Accor Sofiel Plaza Hà Nội
- Địa chỉ ở đường Thanh Niên, Phường Trúc Bạch, Quận Ba Đình, Hà Nội gồm
có 322 phòng Deluxe và Suite.
- Khách sạn còn có 3 nhà hàng là Brasserie Weslake nơi tuyệt vời để thưởng
thức các món ăn ngon đa dạng, có thực đơn gọi món kiểu Âu, Á có bữa trưa và
tối tự chọn hàng ngày với sức chứa 100 người . Nhà hàng Ming Palace chuyên
cung cấp các món ăn tuyệt hảo của Trung Quốc và Việt Nam. Nhà hàng Le
Panorama là một địa điểm lý tưởng sang trọng cho các cuộc hội thảo hội nghị
với sức chứa từ 200- 250 khách.
- Bên cạnh khách sạn còn có các quán bar là Sông Hồng bar, Summit lounge…
phục vụ khoảng 70 chỗ ngồi. Diện tích của quán không lớn nhưng cũng tạo cho


khách cảm giác thân mật và ấm cúng. Tại đây khách được phục vụ bữa ăn nhẹ,
uống cocktail, nghe nhạc…đến 12h đêm
-Các dịch vụ kèm thêm khác như Câu lạc bộ đêm Exotica( vui chơi giải trí) câu
lạc bộ sức khỏe, bể bơi.
2.Cơ cấu nhóm lao động trong công ty
Nhóm lao động trong khách sạn Sofiel plaza Hà Nội

- Bộ phận quản trị cấp cao
- Bộ phận hành chính: kế toán, nhân sự, tài chính,kinh doanh
- Bộ phận lễ tân
- Bộ phân kho
- Bộ phận nhà hàng:
+ Quản lý nhà hàng.
+ Phục vụ bàn.
+ Tiếp tân.
+ Bộ phận bếp.
+ Lao công nhà hàng
- Bộ phận buồng phòng:+ Quản lý
+ Nhân viên buồng.
+ Lao công buồng.
- Bộ phận giặt là
- Bộ phận giải trí:

+ Quầy bar.
+ Phòng Spa

- Bộ phận kĩ thuật
- Bộ phận bảo an
- Bộ phận tạp vụ
3. Các yếu tố nguy hiểm và biện pháp đảm bảo an toàn lao động tại khách
sạn Sofitel Hà Nội
3.1.Nhóm yếu tố nguy hiểm cơ học
Các yếu tố nguy hiểm thuộc nhóm cơ học có ảnh hưởng đến các nhóm lao động
trong khách sạn có thể kể đến như trơn trượt, ngã do quá trình di chuyển của
người lao động bị ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến việc không đảm bảo
an toàn lao động như nền nhà không trống trượt…. các vật dụng rơi, đổ sập vào
người gây nguy hiểm

Các nhóm lao động có thể chịu các yếu tố nguy hiểm này bao gồm:
 Bộ phận kho:
Những người làm ở bộ phận kho là những người lao động thường xuyên tiếp xúc
với những vật dụng và hàng hóa như kiểm tra, vận chuyển hàng hóa ra vào kho,


sắp xếp, bố trí quản lý các hàng hóa, thiết bị trong kho, khó tránh khỏi việc bị
hàng hóa rơi, đổ vào người. Đây có thể coi là các yếu tố nguy hiểm được coi là
chính và chủ yếu của nhóm đối tượng lao động này
• Nguyên nhân:
Các yếu tố nguy hiểm ảnh hưởng tới nhóm lao động này nguyên nhân có thể kể
đến như:
- Giá hàng, kệ hàng bố trí không hợp lý
- Giá/kệ hàng chưa đảm bảo về chất lượng về kết cấu
- Việc sắp xếp và bố trí hàng hàng, thiết bị chưa phù hợp với từng loại giá hàng,
vị trí trong kho...
• Biện pháp:
- Nâng cao, sử dụng giá hàng có chất lượng hơn
-Xây dựng và thiết kế một cách hợp lý về bố trí và sử dụng các dụng cụ trong
kho
- Các hàng hóa, thiết bị trong khoa hàng cần được sắp xếp một cách khoa học và
hiệu quả để tiện cho việc di chuyển
 Bộ phận nhà hàng
Trong nhóm lao động này có thể chia thành các nhóm lao động nhỏ hơn như:
Quản lý nhà hàng, phục vụ bàn, tiếp tân, bộ phận bếp, lao công nhà hàng.
Với nhóm đối tượng lao động là quản lý nhà hàng, các yếu tố nguy hiểm thường
ít gặp hơn so với các nhóm đối tượng lao đông khác.
-Nhóm lao động phục vụ bàn và lao công nhà hàng: đều là những người có mật
độ đi lại khá nhiều và với những nhân viên phục vụ bàn phải mang theo các sản
phầm để khách hàng. Các yếu tố nguy hiểm có thể kể đến chẳng hạn như: đồ ăn,

rơi, đổ vào người, trơn trượt do quá trình đi lại…
• Biện pháp:
- Xác định lượng sản phẩm tối đa mà một người vận chuyển một lần
-Sử dụng nền/sàn nhà chống trượt hoặc sử dụng giầy đồng phục lao động phù
hợp
3.2. Nhóm yếu tố nguy hiểm về điện


Tùy theo từng mức điện áp và cường độ dòng điện tạo ra các nguy cơ như: điện
giật, điện phóng, điện từ trường, cháy do chập điện,..
 Bộ phận kỹ thuật
Công việc chính của nhóm lao động kỹ thuật là lắp đặt, sửa chữa và bảo dưỡng
thiết bị, cơ sở vật chất của khách sạn. Những công việc này có hoạt động trực
tiếp liên quan đến điện và các thiết bị điện tại khách sạn. Ví dụ như: lắp đặt
mạng điện, sửa chữa đèn điện, lắm đặt máy lạnh, điều hòa, thep dõi, điểu chỉnh
hoạt động của các thiết bị điện…
• Nguyên nhân:
- Các thiết bị bảo hộ lao động chưa được trang bị đầy đủ và phù hợp
- Các thiết bị bị các yếu tố khách quan tác động: hở dây do lỗi nhà sản xuất,
chuột cắn, hoặc do khâu lắp ráp chưa chặt chẽ
• Biện pháp:
- Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ cho người lao động
- Kiểm tra và rà soát thường xuyên các thiết bị điện tại khách sạn
Ngoài ra, các nhóm lao động khác cũng có nguy cơ gặp nguy hiểm về điện trong
quá trình tiếp xúc với các thiết bị điện tuy nhiên không cao bằng nhóm lao động
kỹ thuật.
3.3. Nhóm yếu tố nguy hiểm về hóa chất
- Nhiễm độc cấp tính: Xảy ra sau lần tiếp xúc ngắn, đơn lẻ (thường không lâu
hơn 1 ca làm việc) với số lượng lớn hoặc nồng độ cao của một chất.
- Nhiễm độc mãn tính: Ảnh hưởng đến sức khoẻ gây ra do tiếp xúc nhiều lần lặp

đi lặp lại trong một thời gian dài. Nhiễm độc mãn tinh chỉ có thể nhận biết được
sau nhiều năm tiếp xúc.
* Các hóa chất thường gặp tại khách sạn chủ yếu là: Bột giặt, thuốc đánh bóng
nền nhà, hóa chất tẩy rửa vệ sinh, chất xịt kính, gỗ, kim loại… Các chất hóa học
này nếu như ở nồng độ đậm đặc và tiếp xúc kéo dài có thể gây ra nhiễm độc mãn
tính như: khả năng sinh sản ở cả phụ nữ và nam giới, ung thư…
 Bộ phận lao động phục vụ (lao công nhà hàng và nhân viên buồng).


Công việc của nhóm lao động này trong khách sạn này là dọn dẹp, vệ sinh nơi
đảm nhận. Với một khách sạn mang tầm cỡ năm sao thì công tác đảm bảo vệ
sinh là yếu tố vô cùng quan trọng và cần được thực hiện thường xuyên liên tục.
Bởi vậy nên, nhóm lao động rất dễ mắc các bệnh liên quan đến ảnh hưởng của
tiếp xúc hóa chất. Ví dụ như: vô sinh, các bệnh da mẫn cảm, dị ứng, ung thư…
• Nguyên nhân:
-Tiếp xúc lâu, trong thời gian dài
-Các công tác bảo hộ lao động chưa được đảm bảo chặt chẽ
• Biện pháp:
- Thường xuyên phân bổ nhân lực cho các vị trí công việc khác nhau
- Đảm bảo về bảo hộ lao động cho người lao động (áo, gang tay, khẩu trang
phòng độc…)
-Tổ chức các buổi tuyên truyền hướng dẫn an toàn lao động
3.4. Nhóm yếu tố nguy hiểm về nổ
Tại một khách sạn lớn thì những thiết bị như bình phòng cháy chữa cháy, các
bình khí nén, máy nén khí, thiết bị áp lực hay bình gas rất dễ gây ra cháy nổ,
nhiều mối nguy hiểm cho mọi người. Những mối nguy hại đến từ các bình khí
nén hay của thiết bị chịu áp lực sẽ dẫn đến phá hủy cả khách sạn, nhà cửa xung
quanh, máy móc thiết bị, gây chấn thương tại nạn cho người xung quanh. Hiện
tượng nổ của thiết bị áp lực có thể đơn thuần là nổ vậy lý, nhưng cũng có khi là
sự kết hợp giữa hai hiện tượng nổ xảy ra liên tiếp, đó là nổ hóa học và nổ vật lý.

Nhưng có thể rất hy hữu xảy ra tại khách sạn vì thường những thiết bị này được
sử dụng ở các nhà sản xuất, xưởng chế tạo nhiều hơn.
Bên cạnh đó hiện tượng cháy nổ bình gas hay bình phòng cháy chữa cháy rất dễ
xảy ra tại vì số lượng bình gas và bình phòng cháy chữa cháy được trang bị rất
nhiều để phục vụ cho hoạt động cũng như an toàn của mọi người. Nhưng cũng
khá nhiều mối lo ngại vì sự nguy hiểm như đường dây dẫn gas bị xì, khoá van bị
hỏng hoặc ống gas nối sai khớp… và gây ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động
Các nhóm lao động có thể chịu yếu tố nguy hiểm này như:


 Bộ phận bếp hay tạp vụ vệ sinh trong bếp,có thể bị bỏng, hít phải khí gas và
nặng hơn là cháy nổ bình ga,nồi hơi nguy hiểm tới tính mạng.
 Bộ phận an ninh-trông xe:Có nhiều trường hợp là các xe máy, ô tô được để ở
dưới tầng hầm để xe khi trời nhiệt độ quá cao có thể dẫn tới hiện tượng nén
khí ở các bình xăng và gây ra cháy nổ các xe máy hàng loạt và gây nguy
hiểm cho mọi người.
 Một số bộ phận khác trong khách sạn chịu ảnh hưởng từ việc cháy nổ các
bình nén khí,bình chữa cháy khi vượt quá giới hạn về nhiệt độ cho phép
• Nguyên nhân:
-Lỗi do nhà sản xuất để hở dây,van ga,lắp ráp chưa chặt chẽ đảm bảo an toàn
-Ảnh hưởng từ nhiệt độ thiên nhiên,độ ẩm,vượt quá giới hạn bền của các thiết bị
-Hoặc trong quá trình vận chuyển,các bình chịu tác động mạnh xóc va đập mạnh
dẫn đến cháy nổ.
-Do các thiết bị bị rạn nứt,ăn mòn do sử dụng lâu ngày
• Biện pháp:
-Kiểm tra độ bền,độ tin cậy của các thiết bị một cách kĩ lưỡng trước khi sử dụng.
-Rà soát kiểm tra các thiết bị theo thời hạn nếu thiết bị quá thời hạn sử dụng cần
thay ngay.
-Hạn chế khả năng phát sinh đến nguồn nhiệt dẫn đến cháy nổ,..
3.5.Nhóm yếu tố nguy hiểm về nhiệt

Các bộ phận chịu ảnh hưởng:
 Bộ phận bếp
Nguy cơ bỏng nhiệt đối với nhân viên ở bộ phận bếp như các thiết bị nhà bếp
như nồi hơi và thiết bị chịu áp lực làm việc đối với môi chất có nhiệt độ cao
(thấp) luôn tạo mối nguy hiểm bỏng nhiệt. Họ thường xuyên phải tiếp xúc gần
với nhiệt độ cao vì vậy dễ bị dầu mỡ nóng bắn vào gây bỏng nhiệt.
Nhân viên vệ sinh tạp vụ bếp:Bỏng do các hóa chất, chất lỏng do hoạt tính cao
như các dụng cụ tẩy rửa vệ sinh dụng cụ nhà bếp. Họ thường xuyên tiếp xúc với
hóa chất độc hại cũng rất dễ bị bỏng nhiệt.


 Bộ phận kĩ thuật: đối diện với nguy cơ bị bỏng do các tia lửa điện từ máy
hàn,máy tiện phát ra,..
• Biện pháp:
-Tạo khoảng cách an toàn với các thiết bị dễ gây bỏng,cách ly nhiệt độ bằng biện
pháp che chắn
-Trang bị những phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động(găng tay,quần
áo,kính,..)
4. Các yếu tố có hại và biện pháp đảm bảo vệ sinh lao động tại khách sạn
Sofitel Hà Nội
4.1.Yếu tố có hại về tâm lý làm việc
 Stress về tâm lý do áp lực công việc
Có các nhóm lao động chịu ảnh hưởng:
+ Bộ phận quản trị cấp cao
+ Bộ phận hành chính:kế toán, nhân lực, tài chính
+ Quản lý nhà hàng
+ Quản lý quầy bar
+ Nhân viên phục vụ quầy bar
+ Bộ phận kỹ thuật
 Bộ phận quản trị cấp cao

Bộ phận bao gồm các chức danh: tổng giám đốc, trợ lý cho tổng giám đốc, giám
đốc bộ phận ẩm thực, giám đốc tài chính, giám đốc kinh doanh, giám đốc
marketing, giám đốc bộ phận buồng.
Những nhà quản trị cấp cao có trách nhiệm lớn nhất về hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Họ là những người đứng đầu tổ chức, thực hiện các hoạt động
với tư cách là người đại diện, biểu tượng cho khách sạn, hoạch định các chính
sách, kế hoạch hoạt động,phối hợp và kiểm tra công việc của nhân viên dưới
quyền. Hơn nữa, họ phải thường xuyên xem xét, phân tích bối cảnh xung quanh
để nhận ra những tin tức, những hoạt động và những sự kiện có thể đem lại cơ
hội tốt hay sự đe dọa đối với hoạt động của tổ chức. Áp lực công việc lớn dẫn
đến tâm lý stress, căng thẳng.
 Bộ phận hành chính
 Bộ phận nhân sự


Nhiệm vụ của bộ phận này là :Quản lý hồ sơ;tuyển chọn, đào tạo nguồn nhân
lực;bố trí sử dụng nhân lực và giải quyết các chế độ chính sách về lao động,..
Trong mỗi tổ chức, doanh nghiệp thì nhân tố con người có ý nghĩa quyết định
đối với sự thành công hay thất bại của hoạt động kinh doanh của tổ chức, doanh
nghiệp đó. Các khâu như tuyển dụng, đào tạo, đãi ngộ trả công đều ảnh hượng
trực tiếp đến kết quả hoạt động của khách sạn đòi hỏi phòng Nhân sự phải làm
việc tận tâm, hết sức để tuyển chọn những người phù hợp nhất hay phải có các
biện pháp góp phần phát huy năng lực làm việc của con người ở mức độ triệt để
và hiệu quả ,áp lực công việc lớn dẫn đến stress.
 Bộ phận tài chính kế toán:
Nhiệm vụ: Quản lý vốn;bảo toàn vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh;tính
toán lợi nhuận của công ty;phân bố các quỹ phát triển sản xuất, quỹ khen
thưởng;thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước như nộp thuế…
Các nhiệm vụ mà bộ phận tài chính kế toán thực hiện đòi hỏi sự tỷ mỉ, cẩn thận,
kỹ lưỡng và mức độ thành thạo.Khi có bất kì sai sót nào về tài chính, họ sẽ là

những người đầu tiên phải chịu trách nhiệm. Từ đó tạo ra áp lực công việc đối
với cán bộ nhân viên phòng kế toán tài chính.
 Bộ phận kỹ thuật
Nhiệm vụ: sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị cơ sở vật chất của khách sạn,kỹ
thuật đòi hỏi độ chính xác tuyệt đối.Vì vậy các nhân viên phòng kỹ thuật đòi hỏi
phải có nghiệp vụ, trình độ kỹ thuật chuyên môn cao mới có thể đáp ứng được
nhu cầu công việc. Hơn nữa đây còn là khách sạn có quy mô lớn, tiêu chuẩn
quốc tế với nhiều các trang thiết bị hiện đại tránh xảy ra tình trạnh sai sót do đó
áp lực công việc lớn.
 Bộ phận bar
 Nhân viên phục vụ quầy bar
Áp lực công việc lớn do họ thường phải tiếp xúc với các khách hàng sử dụng các
đồ uống có cồn: rượu, bia… dẫn đến say sỉn và có thái độ không lịch sự, nhã
nhặn đối với nhân viên.Tại các phòng bar sử dụng âm thanh lớn cũng gây ảnh
hưởng đến tâm lý của nhân viên.
 Quản lý quầy bar,nhà hàng


Các quản lý là người trực tiếp chỉ đạo thực hiện quyết định của cấp trên xuống
nhân viên dưới quyền. theo dõi, quản lý, đánh giá và kiểm soát các nhân viên
dưới quyền. Chính vì vậy áp lực công việc của họ cũng khá lớn.
• Biện pháp:
- Đối với các bộ phận cấp cao, trưởng, phó, quản lý phòng ban khách sạn trả
mức lương tương ứng với trách nhiệm công việc của họ. Hàng năm khách sạn có
tổ chức các chuyến du lịch nhằm giúp họ giải tỏa áp lực công việc
-Thời gian làm việc nghỉ ngơi hợp lý: làm việc theo giờ hành chính và được
nghỉ ngơi 1 tiếng ăn cơm và nghỉ trưa.
 Tính chất đơn điệu của công việc
 Bộ phận trông xe
Công việc của họ chỉ là quẹt thẻ khi xe vào và xe ra khỏi bãi đỗ xe của khách

sạn. Công việc đó cứ lặp đi lặp lại hàng tháng, hàng năm dẫn đến tâm lý chán
chường, mệt mỏi của người lao động Hiện khách sạn chưa có biện pháp bởi lao
động trông giữ xe là những lao động phổ thông không có trình độ chuyên môn
nên khó có thể thuyên chuyển, đổi vị trí làm việc để tránh nhàm chán do tính đơn
điệu của công việc.
 Bộ phận vệ sinh-tạp vụ
 Tư thế lao động gò bó
 Lễ tân
Nhiệm vụ nhân viên lễ tân:
+ Đón tiếp khách và phục vụ khách ban đầu; làm thủ tục nhập phòng ( trao thẻ,
chìa khóa,..)
+ Phục vụ trong thời gian khách lưu lại: bảo quản giao nhận chìa khóa, hành lỹ,
giữ thư tín, bưu phẩm,…
+ Thanh toán và tiễn khách.
Trong một ca làm việc nhân viên lễ tân luôn phải đứng và có thái độ niềm nở đối
với khách hàng Với việc đứng thường xuyên liên tục như vậy sẽ khiến nhân viên
có thể mắc phải các triệu chứng: vẹo cột sống, giãn tĩnh mạch, chân bẹt, tâm lý
mệt mỏi, thần kinh suy nhược, đau mỏi cơ xương…
• Biện pháp: khách sạn có trang bị ghế ngồi cho mỗi nhân viên lễ tân để họ có
thể ngồi nghỉ trong 1 thời gian ngắn.
 Bộ phận bảo an


Đối với đội bảo an tại sảnh của khách sạn họ cũng phải đứng hoàn toàn trong
một ca làm việc với vị trí gần như cố định để đón khách và đảm bảo an ninh cho
khách sạn.
• Biện pháp:
-Rút ngắn thời gian làm việc của đội bảo an so với các bộ phận khác. Mỗi ca
làm việc là 4 tiếng cách nhau 30 phút và có sự thay phiên để nghỉ ngơi.
-Bổ sung các khoản trợ cấp,tạo động lực làm việc cho người lao động

 Tư thế ngồi bắt buộc
Chủ yếu xảy ra với khối nhân viên hành chính, văn phòng.Các bộ phận kể trên
công việc được thực hiện chủ yếu trên máy tính. Chính vì vậy phần lớn thời gian
làm việc họ đều ngồi. Ngồi nhiều có thể dẫn đến các bệnh: biến dạng cột sống,
tăng áp lực trong khung chậu, biến đổi vị trí tử cung, rối loạn kinh nguyệt, gây ra
táo bón, hạ trĩ.
• Biện pháp:
- Thời gian làm việc nghỉ ngơi hợp lý,làm việc giờ hành chính giữa ca nghỉ một
tiếng.
- Bố trí các dụng cụ lao động hợp lý.
- Kết hợp với vận động bàn tay, cánh tay,thay đổi tư thế…
 Lao động nặng nhọc
 Bộ phận kho: công việc của họ là sắp xếp, kiểm tra đồ dùng trong kho. Vận
chuyển hàng hóa đến kho. Hàng hóa thường là đồ cồng kềnh, nặng, đòi hỏi
người lao động phải bỏ nhiều sức.
• Biện pháp: có các thiết bị bảo hộ cho ngừoi lao động: gang tay, mũ bảo hộ,
xe đẩy… Cung cấp cho nhân viên bữa ăn đủ chất dinh dưỡng để họ nạp
năng lượng.
 Bộ phận buồng phòng
Nhiệm vụ bộ phân buồng phòng:
+Luôn đảm bảo và duy trì vệ sinh trong buồng phòng
+ Đảm bảo 100% vệ sinh đồ giặt
+ Lên kế hoạch sửa chữa kết hợp với các bộ phận liên quan để bảo trì, sửa chữa
phòng luôn ở điều kiện tốt nhất
+ Kiểm tra, kiểm soát về chi tiêu cho bộ phận: hóa chất vệ sinh, dụng cụ vệ sinh,



+ Thường xuyên liên lạc về tình trạng phòng cho bộ phận lễ tân để bán phòng và
kiểm soát tình trạng các phòng

+Lên lịch làm việc và quản lý số lượng nhân viên trong bộ phận
Theo lý thuyết thì nhân viên buồng chỉ phải làm số công việc chính tuy nhiên
công việc lau dọn của nhân viên ở khách sạn Sofitel plaza Hà Nội hết sức phong
phú: gồm cả lau lề cánh cửa phòng khách, phòng tám, cạnh tủ phía kê sát tường;
1 ca làm việc 8h được giao đến 18 phòng. Trên ý thuyết chỉ dọn 15-16 phòng.
• Biện pháp:
-Tuyển thêm nhân viên cho bộ phận buồng phòng
-Cắt giảm số phòng cần dọn trong 1 ca là 14 phòng
-Sắp xếp thời gian làm việc hợp lý để tránh lao động quá sức
4.2.Yếu tố có hại về môi trường làm việc
 Vi khí hậu xấu
Tại hầu hết các bộ phận buồng phòng, hành chính, nhà hàng, tạp vụ, kho.. đều
chịu ảnh hưởng .Làm việc trong điều kiện vi khí hậu thay đổi sẽ ảnh hưởng nhất
định đối với sức khỏe con người, dẫn đến những bệnh nhất định về da, hô hấp.
- Đối với vi khí hậu nóng:
Nhiệt thân: làm việc ở ngoài trời trong điều kiện khí hậu nóng bức gây ra các
triệu chứng nóng, sốt, say nắng…ví dụ như nhân viên bảo an, nhân viên vận
chuyển…
Chuyển hóa nước: làm việc ở nhiệt độ cao nên cơ thể mất rất nhiều nước do thải
nhiệt gây ảnh hưởng đến tim, thận, gan, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh.
Các nhân viên kho làm việc trong trong điều kiện kho nóng bí, chật chội… cộng
thêm đặc thù công việc vất vả cũng gây nên các bệnh về tim, hô hấp.
- Đối với vi khí hậu lạnh:
Lạnh làm cơ thể mất nhiều nhiệt, nhịp tim nhịp thở giảm và tiêu thụ oxy tăng.
Đồng thời lạnh cũng làm cho các cơ co lại gây nên các hiện tượng nổi da gà, các
mạch máu co thắt gây cảm giác tê, cóng chân tay, vận động khó khăn. Ngoài ra
còn có thể gây nên các bệnh về viêm khớp, viêm phế quản và 1 số bệnh mãn tính
do lưu thông kém và đề kháng cơ thể yếu. Các triệu chứng này thì ở hầu hết các
bộ phận đều chịu sự ảnh hưởng.
• Biện pháp:



-Trang bị, lắp đặt các quạt thông gió, máy điều hòa tại các phòng ban, buồng
phòng,…nhằm điều hòa không khí cho phù hợp với nhiệt độ cơ thể người.
-Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân người lao động, trang câp quần
áo đồng phục đúng tiêu chuẩn và phù hợp với các mùa: thoáng mát vào mùa hè
và giữ ấm vào mùa đông.
- Thiết kế không gian nghỉ ngơi có kích thước hợp lý cho nhân viên trong các
giờ giải lao giữa ca, nghỉ trưa…
 Tiếng ồn
Các bộ phận chịu ảnh hưởng:
 Bộ phận bar (phục vụ bàn, chỉnh nhạc,..)
 Bộ phận phục vụ (hội trường, khu tổ chức sự kiện)
 Bộ phận kĩ thuật (tiếng máy phát điện, hệ thống máy móc khác,..)
 Bộ phận nhà ăn: tiếng ồn từ việc chế biến thực phẩm, nấu nướng, tiếng ồn khi
đến giờ ăn của nhân viên, bộ phận giặt là.
 Bộ phận bảo an cũng chịu những tiếng ồn nhất đinh bên ngoài trời: tiếng xe
cộ, tiếng nói chuyện…
Các bệnh có thể mắc như bệnh về tai, nhức đầu, mệt mỏi ảnh hưởng đến thần
kinh người lao động,..
• Biện pháp
- Đảm bảo khoảng cách thích hợp từ nguồn tiếng ồn đến nơi làm việc.
- Các khu hội trường, nơi tổ chức sự kiện có biện pháp cách ly, triệt tiêu và giảm
tiếng ồn lan truyền: các lớp cách âm, các buồng cách âm...
 Bức xạ và phóng xạ
Bộ phận kỹ thuật, bảo trì, bộ phận bếp mới chịu sự ảnh hưởng chủ yếu từ các
nguồn phóng xạ, bức xạ từ máy móc, các thiết bị lắp đặt hệ thống trong khách
sạn: các máy tạo nhiệt, điện trong nhà bếp, tủ lạnh, tủ đông, thiết bị tạo sóng…
Ngoài ra, các bộ phận bảo an, bộ phận lễ tân bên ngoài, bộ phận vận chuyển
cũng chịu những bức xạ và phóng xạ chủ yếu từ các tia sáng mặt trời có trong tự

nhiên. Bởi đó là những sự tiếp xúc của cơ thể với chúng.
• Biện pháp


- Khách sạn đã sử dụng các biện pháp che chắn, tăng khoảng cách an toàn và
giảm thời gian tiếp xúc với các nguồn phóng xạ và bức xạ để đảm bảo an toàn
cho nhân viên trong khách sạn.
- Sử dụng trang thiết bị bảo vệ cá nhân cho các bộ phận kỹ thuật và nhà bếp nhà
hàng. Đồng thời có các đợt khám sức khỏe định kỳ cho họ.
 Chiếu sáng không hợp lý
Xung quanh tòa nhà được bao bọc bởi rất nhiều các tấm cửa kính trắng, vào mùa
hè sẽ xảy ra các hiện tượng khúc xạ ánh sáng gây quáng và chói mắt cho nhân
cho nhân viên các bộ phận hành chính làm việc gần của sổ, bộ phận lễ tân đứng
chào khách bên ngoài, cộng thêm bộ phận bảo an làm việc ngoài trời sẽ nắng gắt
về mùa hè.
Chiếu sáng không hợp lý tại các nơi làm việc khác nhau se gây nên các bệnh về
thị lực: cận đối với nhân viên hành chính, đau nhức mắt tại các quán bar, nhân
viên khó nghỉ ngơi khi hệ thống đèn không phù hợp trong mỗi giờ nghỉ ca…
• Biện pháp
- Lắp đặt hệ thống đèn điện chiếu sáng phù hợp tại nơi làm việc, nghỉ chơi cho
nhân viên.
- Sử dụng ánh sáng mặt trời khi cần thiết còn không sẽ trang bị các rèm cửa sổ
che chắn khi cần thiết tại buồng, các phòng ban.
 Bụi
Vệ sinh khách sạn là một điều bắt buộc đối với khách sạn nhằm tạo ra an toàn vệ
sinh đối với du khách cũng như nhân viên. Ở khách sạn bụi chủ yếu là do đốt các
nhiên liệu đun nấu, hoạt động sinh lý từ bên ngoài đưa vào ảnh hưởng tới bộ
phận bếp, bộ phận vệ sinh-tạp vụ.
Ngoài ra bộ phận bảo an làm việc ngoài trời cũng hít phải một lượng khói bụi
cực lớn mỗi ngày, bộ phận vận chuyển hàng hóa cũng sẽ hít phải bụi, hơi và chất

khí sinh ra trong quá trình bốc dỡ hàng hóa…
• Biện pháp
- Hạn chế việc sinh bụi bằng cách hạn chế mở cửa khách sạn, chỉ khi có khách
mới mở. Đông thời tránh việc làm lan tỏa bui trong không khí.


- Có các hệ thống thông gió làm giảm bụi trong không khí
- Có bộ phận vệ sinh – tạp vụ thường xuyên vệ sinh các khu vực để hút bụi cũng
như vệ sinh sach sẽ nhằm hạn chế bui trong không khí.
- Có đồ bảo hộ lao động cho nhân viên vận chuyển, bảo –an tránh tiếp xúc với
bụi bẩn, khí độc.
 Hóa chất
Các chất hóa học độc hại được sử dụng trong khách sạn cũng gây ảnh hưởng
không nhỏ tới sức khỏe của nhân viên, lao động trong khách sạn:
 Bộ phận vệ sinh – phục vụ nhà hàng,bếp,các phòng ( hóa chất tẩy rửa, lau
sàn…)
 Bộ phận giặt là ( bột giặt, nước xả, hóa chất tổng hợp…)
 Bộ phận kĩ thuật ( các chất làm sạch, đánh bóng thiết bị, máy móc, dầu
mỡ…)
Ngoài ra còn có khí độc từ các chất thải của khách sạn cũng gây khó chịu cho
nhân viên, khách lưu trú…
• Biện pháp
- Đã hạn chế tối đa việc thay thế các loại hóa chất.
- Trang bị cho nhân viên các đồ bảo hộ, khẩu trang lọc độc, găng tay, giày,
ủng… tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
- Bảo quản các hóa chất trong thùng kín, có ghi nhãn rõ ràng, bảo quản tại phòng
chuyên biệt.
- Có các biện pháp thu gom, quy hoạch xử lý rác thải hợp lý trước khi thải ra môi
trường.
 Các yếu tố sinh vật có hại

Các vi sinh vật có hại tồn tại trong khách sạn cũng là nguyên nhân gây nên nhiều
bệnh tật cho nhân viên khách sạn: bệnh ngoài da, nấm, mốc…đặc biệt là ở khu
vực kho chứa hàng lúc nào cũng ẩm có rất nhiều các vi sinh vật có hại ảnh
hưởng đến sức khỏe của bộ phận kho, vận chuyển. Bộ phận vệ sinh - tạp vụ (nhà
vệ sinh…), bộ phận bếp nhà hàng tương đối ẩm ướt là nơi ký sinh của rất nhiều
các loại vi khuẩn trong thực phẩm, đồ dùng, không khí….


• Biện pháp
- Thường xuyên lau dọn, vệ sinh đồ đạc, các khu vệ sinh, nhà bếp… trong khách
sạn. Và có sự giám sát của quản lý, trưởng bộ phận
- Để hàng hóa, thực phẩm đúng nơi quy định, gọn gang và bảo quản tốt tránh có
sự phân hủy làm phát sinh vi sinh vật gây bệnh.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho các nhân viên các bộ phận này.
- Thường xuyên vệ sinh, quét dọn kho để tránh ẩm mốc.
5. Đánh giá công tác quản lý ATVSLĐ tại khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội
5.1. Kết quả đạt được
Công tác an toàn vệ sinh lao động luôn được khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội
quan tâm nhằm chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo an toàn tính mạng,
sức khỏe người lao động, bảo vệ tài sản của cơ sở lao động nói riêng và nhà
nước nói chung, giảm thiểu đến mức thấp nhất hoặc không để xảy ra cháy nổ, tai
nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.Bộ máy tổ chức thực hiện công tác an toàn vệ
sinh lao động bước đầu được củng cố. Công tác thông tin, tuyên truyền được đổi
mới, đa dạng hóa do được quan tâm thực hiện. Thông tin được truyền bá rộng rãi
khuyến khích, cảnh báo, thường xuyên nhắc nhở người lao động và người sử
dụng lao động thực hiện tốt công tác an toàn – vệ sinh lao động, nâng cao nhận
thức của mọi người về vai trò của công tác và thể hiện sự quan tâm thực hiện
công tác này.
Công tác huấn luyện ATVSLĐ tại khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội đã có nhiều
chuyển biến tích cực và doanh nghiệp đã chi nhiều kinh phí hơn cho hoạt động

này. Sofitel Plaza Hà Nội cũng đã đầu tư nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại
hơn và có độ an toàn cao hơn nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động và gia
tăng uy tín của khách hàng đối với khách sạn từ đó thu được những lợi ích nhất
định.
Bên cạnh đó, Sofitel Plaza Hà Nội thông qua việc tuyên truyền đã nâng cao ý
thức của người lao động trong chấp hành các nội quy, quy định về an toàn vệ
sinh lao động.
5.2. Những hạn chế, tồn tại


Thời gian qua, công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động đã được Đảng, Nhà
nước nói chung và Sofitel Plaza Hà Nội nói riêng quan tâm thực hiện và đã đạt
được những kết quả quan trọng, nhưng cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém.Trong
một số trường hợp Sofitel Plaza Hà Nội sử dụng lao động chưa nêu cao trách
nhiệm, vi phạm các quy định pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Phần lớn người lao động còn hạn chế về kiến thức, kỹ năng và thiếu chủ động
trong phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chưa thực hiện đúng quy
định về khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Bên cạnh đó, nhận thức của nhiều cấp ủy đảng, chính quyền và quan trọng nhất
là của Sofitel Plaza Hà Nội – Ban lãnh đạo Sofitel Plaza Hà Nội và người lao
động về an toàn lao động, vệ sinh lao động chưa đầy đủ… Tổ chức bộ máy quản
lí nhà nước phân tán, thiếu sự phối hợp, hiệu quả thấp. Năng lực, trình độ cán bộ
làm công tác này còn nhiều hạn chế, chưa thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm trong
việc giám sát, bảo vệ quyền lợi người lao động. Pháp luật của Nhà Nước về quản
lý an toàn vệ sinh lao động chưa chặt ché là một trong những nguyên nhân dẫn
đến hạn chế trong thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động của Sofitel Plaza
Hà Nội. Nhiều trường hợp, ban quản lý và cả người lao động chỉ thực hiện an
toàn về sinh lao động theo hình thức đối phó, thực hiện để qua mắt thanh tra Nhà
Nước.
5. Kiến nghị nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh lao động tại khách sạn

Khách sạn cần phổ biến kiến thức về ATVSLĐ cho nhân viên trong công ty, để
người lao động nâng cao ý thức tự phòng tránh thông qua các hình thức như: các
hội thảo, tọa đàm về ATVSLĐ, đồng thời xây dựng và thực hiện các chương
trình về ATVSLĐ hàng năm như tập huấn phòng cháy chữa cháy để moi người
biết nên làm gì khi có hỏa hoạn xảy ra. Kịp thời cập nhật thông tin, phổ biến luật
pháp và hướng dẫn các biện pháp đảm bảo ATVSLĐ cho nhân viên.
Bên cạnh đó cần có những biện pháp xử phạt hợp lý, chặt chẽ đối cới các hành vi
không đảm bảo ATVSLĐ trong công ty để ngăn chặn các hành vi này tái phạm,
gây nguy hiểm cho mọi người.
KẾT LUẬN


Hiện nay mặc dù còn khá nhiều vấn đề khó khăn nhưng toàn bộ ban lãnh đạo và
đội ngũ nhân viên trong khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội đều rất quan tâm chú
trọng tới công tác đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động, coi đó là nghĩa vụ và
trách nhiệm của mỗi thành viên trong khách sạn
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đặt được vấn đề quản lý an toàn và vệ
sinh lao động tại Sofitel có nơi, có chỗ còn chưa được thực hiện một cách toàn
diện và đồng bộ. Chính vì vậy trong thời gian tới khách sạn cần tập trung nhiều
hơn nữa vào công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động nhằm khắc phục những
yếu kém còn tồn tại đặc biệt là thái độ và ý thức làm việc của nhân viên về an
toàn vệ sinh lao động. An toàn vệ sinh lao động tại Sofitel nói riêng và các
doanh nghiệp nói chung cần được đẩy mạnh vì công tác này không chỉ ảnh
hưởng đến hình ảnh đến các doanh nghiệp mà còn nâng cao được giá trị cốt lõi
bền vững của doanh nghiệp.


BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
HP: An toàn vệ sinh lao động
Nhóm 01

STT

Họ và tên

Mã sinh viên

1

Lê Thị Dịu

13D210216

2

Nguyễn Thùy Dương(NT)

13D210359

3

Trịnh Minh Dương

13D210220

4

Bùi Thị Hà

13D210222


5

Trần Thị Hà

13D210360

6

Vũ Thị Thu Hà

13D210013

7

Nghiêm Thị Lệ Hằng

13D210224

8

Trần Thị Hằng

13D210295

9

Phí Thị Hạnh(TK)

13D210294


Thành
Nhóm
viên đánh trưởng
gíá
đánh giá

Trong đó:
A: Hoàn thành nhiệm vụ, tích cực tham gia đóng góp ý kiến.
B: Hoàn thành nhiệm vụ.
C: Không hoàn thành nhiệm vụ


tên


Trường ĐH Thương Mại

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

HP: ATVSLĐ

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 1
Nhóm 1

Thời gian: 9h30

Ngày 29/03/2016

Địa điểm: Thư viện

Thành viên tham gia: 9/9
Nội dung:
1. Nhóm trưởng tập hợp thành viên họp và thảo luận đề tài thảo luận của cả
nhóm
2. Nhóm trưởng đưa ra đề tài và tiến hành phân công nhiệm vụ cho từng thành
viên
Đề tài: “Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động tại một doanh nghiệp
cụ thể”. Cả nhóm quyết định liên hệ tại khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội
3. Nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho từng thành viên:
-

Trịnh Dương :I-1,2
Lệ Hằng:I-3+Mở đầu+kết luận
Bùi Ngọc Hà : I.4+ II.6
Trần Hằng: II.1+II.2
Thùy Dương+Lê Dịu : II.4
Thu Hà+Hạnh : I.5
Trần Hà: III.

-

Tổng hợp bài:Thùy Dương
Thuyết trình :Lê Dịu
Slide:Bùi Ngọc Hà

Nhóm trưởng gia hạn nhiệm vụ cho các thành viên là ngày 06/04/2016
Buổi họp nhóm diễn ra thành công!
Thư ký

Nhóm trưởng


(Ký, ghi rõ họ tên)

(Ký, ghi rõ họ tên)


×