Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Nghiên cứu an toàn vệ sinh lao động tại Khách sạn Mường Thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.31 KB, 27 trang )

MỤC LỤC

1


LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại xã hội đang ngày càng phát triển không ngừng thì vai trò
quan trọng của người lao động ngày càng được khẳng định rõ ràng. Sự phát triển
hưng thịnh hay suy vong của mỗi tổ chức phụ thuộc lớn vào yếu tố con ngườingười lao động trong tổ chức đó. Chính vì vậy các vấn đề về an toàn vệ sinh cho
người lao động đang ngày càng đựơc xã hội quan tâm hơn. Trên thực tế tại những
doanh nghiệp thương mại ở nước ta hiện nay vẫn còn tồn tại rất nhiều doanh
nghiệp thương mại không đảm bảo điều kiện tối thiểu về an toàn và vệ sinh lao
động cho người lao động, điều này ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất của
doanh nghiệp và tính mạng người lao động. Sự quan tâm, hiểu biết và ứng dụng
kiến thức về an toàn vệ sinh lao động trong sản xuất, kinh doanh ở nước ta còn hạn
chế, vì thế việc đảm bảo một môi trường cho người lao động làm việc an toàn, hạn
chế các nguy cơ gây ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, phát huy toàn diện nhân
cách người lao động nhằm góp phần ổn định và phát triển sản xuất là vấn đề cần
phải được quan tâm thích đáng.
“An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”. Công tác đảm bảo an toàn vệ
sinh lao động gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và gắn
liền với việc quản lý con người.
Nắm bắt được tầm quan trọng đó nhóm 4 chúng em đã quyết định đi đến
nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu an toàn vệ sinh lao động tại Khách sạn Mường
Thanh”. Với đề tài này thì nhóm đã quyết định nghiên cứu với ba phần nội dung
như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Thực trạng an toàn vệ sinh lao động tại khách sạn Mường Thanh
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh lao
động tại khách sạn Mường Thanh


2


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Điều kiện lao động
Là tổng thế các yếu tố về kinh tế, xã hội, tổ chức, kĩ thuật tự nhiên, thể hiện qua
quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, năng lực của người lao
động và sự tương tác qua lại giữa các yếu tố đó tạo nên điều kiện làm việc của con
người trong quá trình sản xuất kinh doanh. Các yếu tố của điều kiện lao động gồm có:
- Các yếu tố của sản xuất kinh doanh: Máy móc, thiết bị, công cụ, nhà xưởng, năng
lượng, đối tượng,…
- Các yếu tố có liên quan SXKD: Yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tế, quan hệ đời sống,…
1.1.2. Công tác an toàn vệ sinh lao động
Là hoạt động đồng bộ trên các mặt pháp luật, tổ chức quản lý, KT –XH, khoa học
công nghệ, nhằm cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo AT – VSLĐ phòng ngừa BNN,
bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho NLĐ
1.1.3. An toàn lao động
1.1.3.1. Khái niệm
An toàn lao động là các biện pháp giảm thiểu hoặc triệt để những yếu tố nguy
hiểm trong sản xuất, kinh doanh hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người
lao động.
1.1.3.2. Các yếu tố nguy hiểm
a. Khái niệm
Yếu tố nguy hiểm trong sản xuất là các yếu tố có tác động chấn thương, tử vong
cho người lao động trong quá trình sản xuất.
Các lĩnh vực sản xuất tiềm ẩn yếu tố nguy hiểm:
- Trong sử dụng các loại máy cơ khí
- Lắp đặt sửa chữa và sử dụng điện
- Lắp đặt sửa chữa và sử dụng thiết bị áp lực

- Lắp đặt sửa chữa các thiết bị
- Trong lắp máy và xây dựng
- Trong ngành luyện kim
- Trong sử dụng và bảo quản hóa chất
3


- Trong khai thác khoáng sản
- Trong thăm dò khai thác dầu khí
- Trong nhà bếp, quán bar: Nổ bình ga, chập điện
b. Phân loại
• Nhóm yếu tố nguy hiểm cơ học:
- Các bộ phận cơ cấu chuyền động
- Sự chuyển động của bản thân máy móc
- Các bộ phận chuyển động quay với tốc độ lớn
- Các bộ phận chuyển động tịnh tiến
- Vật rơi, đổ, sập
- Vật văng bắn
- Trơn, trượt, ngã,….
• Nhóm yếu tố nguy hiểm về điện
Tùy theo từng mức điện áp và cường độ dòng điện tạo nguy cơ (các yếu tố về điện
làm tê liệt hệ thống tim mạch, hô hấp):
- Điện giật
- Điện phóng
- Điện từ trường
- Cháy nổ do chập điện,…
• Nhóm các yếu tố nguy hiểm về hóa chất (thể rắn, lỏng, khí và hơi)
- Gây nhiễm độc cấp tính: SO2, SO3, CO, CO2, NO2, H2S…
- Hóa chất bảo vệ thực vật và các chất độc khác thuộc danh mục phải khai báo, đăng kí
hoặc bỏng do hóa chất (độ 2, độ 3)

- Bột giặt, thuốc đánh bóng nền nhà, sơn và những hóa chất xịt kính, gỗ, kim loại, các
loại chất tẩy rửa toilet đều có hóa chất độc hại như ammoniac, axit sunfuric, kiềm,
chlorine, phenol,…Các hóa chất bay hơi ở nồng độ đậm đặc và tiếp xúc kéo dài có nguy
cơ gây ung thư và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
• Nhóm yếu tố nguy hiểm nổ
- Nổ vật lý: Nổ khi áp suất của môi chất trong các thiết bị chịu áp lực, các bình chứa khí
nén, khí thiên nhiên hóa lỏng vượt quá giới hạn bền cho phép của vỏ bình hoặc do thiết
bị bị rạn nứt, phồng móp, bị ăn mòn do sử dụng lâu.
4


Ví dụ: Nổ nồi hơi, nổ bình nén…
- Nổ hóa học: Là sự biến đổi về mặt hóa học của các chất diễn ra trong một thời gian
rất ngắn, với một tốc độ rất lớn tạo ra lượng sản phẩm cháy lớn, nhiệt độ rất cao và áp
lực lớn phá hủy các công trình, gây tại nạn cho người trong phạm vi vùng nổ.
Ví dụ: Nổ xăng dầu, hóa chất, thuốc nổ,…
- Nổ vật liêu nổ (nổ chất nổ): Sinh công rất lớn, đồng thời gây ra sóng xung kích trong
không khí và gây chấn động trên bề mặt đất trong phạm vi bán kính nhất định
- Nổ kim loại nóng chảy: Khi rót kim loại lỏng vào khuôn bị ướt, khi thải xỉ…
• Nhóm yếu tố nguy hiểm về nhiệt
- Môi trường ở thể rắn, lỏng, khí
- Gây bỏng, nóng hoặc lạnh
- Nguyên nhân: Do vật nung nóng chảy, tia lửa điện, ngọn lửa…
Ví dụ:
- Nhân viên ở bộ phận bếp thường xuyên phải tiếp xúc với mối nguy hiểm về nhiệt độ
cao (tay cầm không chắc chắn hay đặt ở vị trí không thích hợp có thể gây bỏng nhiệt
hay hơi nước cho người lao động, dầu mỡ nóng bắn vào gây bỏng).
- Nhân viên dịch vụ sửa xe phải đối diện với nguy cơ bị bỏng do các tia lửa từ máy hàn,
máy tiện phát ra.
1.1.3.3. Tai nạn lao động

a. Khái niệm
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của
cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động gắn liện với
thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
b. Những trường hợp được coi là tai nạn lao động
- Tai nạn lao động xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi
làm việc về nơi ở vào thời gian và tại địa điểm hợp lý.
- Tai nạn do những nguyên nhân khách quan như: Thiên tai, hỏa hoạn và các trường
hợp rủi ro khác gắn liền với việc thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động
1.1.3.4. Phân loại tai nạn lao động
• Theo mức độ tổn thương đến cơ thể
- Tai nạn lao động làm chết người
- Tai nạn lao động năng
5


- Tai nạn lao động nhẹ
• Theo ngành nghề sản xuất
• Theo nguyên nhân
- Nguyên nhân chủ quan
- Nguyên nhân khách quan
• Theo độ tuổi và giới tính
1.1.4. Vệ sinh lao động
1.1.4.1. Khái niệm
Là hệ thống các biện pháp, phương tiện về tổ chức và kỹ thuật vệ sinh nhằm
phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất kinh doanh đối với người
lao động, bảo vệ người lao động khỏi bệnh nghề nghiệp.
1.1.4.2. Các yếu tố có hại
Gồm 2 nhóm:



Nhóm 1: Các yếu tố có hại liên quan đến môi trường làm việc.

- Các yếu tố vật lý: Vi khí hậu xấu, ồn, rung, ánh sang, bụi
- Các yếu tố hóa học: Hóa chất, hơi khí độc.
- Các yếu tố sinh vật học có hại.
- Điều kiện vệ sinh kém trong môi trường làm việc.


Nhóm 2: Các yếu tố có hại liên quan đến tâm sinh lý người lao động.

- Lao động thể lực nặng nhọc.
- Tư thế lao động gò bó
- Stress về tâm lý, XH
- Căng thẳng thần kinh giác quan nhịp điệu làm việc.
- Tính chất đơn điệu của công việc.
1.1.4.3. Bệnh nghề nghiệp
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do ĐKLĐ có hại của nghề nghiệp tác động tới
NLĐ.
Ví dụ: Bệnh xương khớp ở những người lao động nặng, bệnh thanh quản, phổi ở giáo viên

6


1.2. Mục đích, ý nghĩa, tính chất công tác an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp
thương mại, dịch vụ
1.2.1. Mục đích, ý nghĩa
1.2.1.1. Mục đích
Công tác anh toàn vệ sinh lao động dựa trên các quy định của pháp luật thông qua
việc thực hiện các chế độ, chính sách, các biện pháp về khoa học kỹ thuật, về tổ chức,

hành chính, về kinh tế - xã hội để:
- Loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, tạo nên một điều
kiện lao động tiện nghi, thuận lợi và môi trường lao động ngày càng được cải thiện tốt
hơn nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng NLĐ, góp phần tăng năng xuất lao động và giảm
thiệt hại cho doanh nghiệp cũng như NLĐ
- Ngăn ngừa TNLĐ và BNN, hạn chế ốm đau và giảm sút sức khỏe cũng như thiệt hại
khác đối với NLĐ
- Mục tiêu chủ yếu là cải thiện điều kiện lao động, phải xử lý ôi nhiễm không khí, nước
thải, đất đai,… tại khu vực DN hoạt động, vì vậy không chỉ là công việc của doanh
nghiệp mà phải được cả xã hội quan tâm
1.2.1.2. Ý nghĩa
• Ý nghĩa về chính trị
- AT - VSLĐ thực hiện bản chất ưu việt của chế độ CNXH, thể hiện quan điểm con người
là động lực và mục tiêu của sự phát triển.
- Trong xã hội có tỷ lệ NLĐ, BNN thấp là xã hội luôn coi trọng NLĐ là vốn quý nhất, phải
được tôn trọng, phải được bảo vệ.
- Thực hiện công tác AT- VSLĐ chính là góp phần chăm sóc sức khỏe, tính mạng và đời
sống của con người – lực lượng quan trọng nhất để phát triển đất nước.
• Ý nghĩa xã hội
- AT-VSLĐ vừa là yêu cầu cần thiết của sản xuất, vừa là quyền lợi, nguyện vọng chính
đáng của NLĐ, là biểu hiện thiết thực nhất chăm lo đến đời sống hạnh phúc của họ.
- AT-VSLĐ tốt đảm bảo xã hội trong sáng, lành mạnh, đội ngũ giai cấp công nhân có
điều kiện phát triển toàn diện về trí lực, thể lực. Mọi NLĐ có sức khỏe sẽ làm việc có
hiệu quả cao, làm chủ bản thân, làm chủ khoa học kỹ thuật,… TNLĐ không xảy ra, sức
khỏe được đảm bảo thì Nhà nước, xã hội và gia đình không phải chịu những tổn thất do
phải nuôi dưỡng điều trị và do đó hạnh phúc gia đình được đảm bảo.
7


• Lợi ích về kinh tế

- AT - VSLĐ đem lại lợi ích thiết thực, tạo ra các điều kiện lao động tốt tưc là đảm bảo
cho NLĐ không bị tác động bởi các yếu tố có hại trong sản xuất, giữ gìn được sức kh ỏe
và khả năng lao động của họ, do đó NLĐ làm việc được liên tục, được tăng năng xuất
cao.
- Đảm bảo thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật, an toàn lao động đúng theo quy
phạm, quy trình và chỉ tiêu sẽ dảm bảo cho máy móc, thiết bị, nhà xưởng sử dụng được
lâu dài, không bị sự cố hư hỏng, bảo vệ tài sản cố định và do đó cũng tránh được lao
động đáng tiếc có thể xảy ra
• Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, phát triển kinh doanh
- Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, làm tốt công tác AT-VSLĐ là nội dung xúc
tiến thương mại, tạo điều kiện cho sản phẩm vượt rào cản phi thuế quan và tiêu chuẩn
lao động, quản lý chất lượng sản phẩm, không gây ô nhiễm môi trường, chính là điều
kiện để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường phát triển kinh doanh
- Thực hiện tốt AT-VSLĐ là hành động thiết thực để xây dựng văn hóa an toàn tại nơi
làm việc của DN, sẽ mang lại khả năng cạnh tranh cao, mang lại vị thế, uy tín cao trước
bạn hàng, quốc tế, góp phần đưa DN hội nhập vững vàng hơn trên thị trường khu vực
và quốc tế.
1.2.2. Tính chất
1.2.2.1. Tính chất khoa học
- Mọi hoạt động của công tác AT-VSLĐ là nhằm loại trừ yếu tố nguy hiểm và có hại cho
NLĐ.
- Các biện pháp phòng chống TNLĐ, BNN đều xuất phát từ cơ sở khoa học bằng những
biện pháp KHKT mới
- Các hoạt động điều tra, khảo sát, phân tích điều kiện lao động, đánh giá ảnh hưởng
của các yếu tố nguy hiểm và có hại đến sức khỏe của NLĐ, các biện pháp xử lý ô nhiễm
môi trường lao động, các giải pháp kỹ thuật an toàn dụng cụ, thiết bị,… đều là những
hoạt động KHKT-CN mới do các bộ phận KHKT-CN đề xuất thực hiện.
1.2.2.2. Tính chất pháp lý
AT-VSLĐ phải mang tính pháp lý thể hiện ở chỗ:
- Muốn cho các giải pháp đảm bảo AT-VSLĐ thực hiện được thì phải thể chế hóa chúng

thành những luật lệ, chế độ, chính sách tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn, hướng
dẫn để buộc mọi cấp quản lý, mọi tổ chức cá nhân, DN phải nghiêm chỉnh thực hiện.
8


- Đồng thời cấp có thẩm quyền phải tiến hành thanh tra, kiểm tra một cách thường
xuyên, khen thưởng những đơn vị có thành tích và xử phạt kịp thời và thích đáng
những đơn vị, cá nhân vi phạm thì công tác AT-VSLĐ mới được tôn trọng và có hiệu
quả thiết thực.
1.2.2.3. Tính chất quần chúng
AT-VSLĐ phải mang tính quần chúng vì:
- Ở mọi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh từ NSDLĐ đến NLĐ đều là đối tượng cần
được bảo vệ.
- Chính NLĐ là chủ thể tham gia vào việc tự bảo vệ mình và bảo về người khác.
- Mọi hoạt động của công tác AT-VSLĐ chỉ có thể đạt kết qủa khi các cấp quản lý, NSDLĐ
các cán bộ KHCN và bản thân NLĐ đều phải tự giác và tích cực tham gia thực hiện các
chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, quy định, các biện pháp cải thiện điều kiện lao động,
phòng chống TNLĐ và BNN

9


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI KHÁCH SẠN
MƯỜNG THANH
2.1. Khái quát về khách sạn Mường Thanh
2.1.1. Giới thiệu chung về khách sạn Mường Thanh
Tập đoàn khách sạn Mường Thanh được công nhận là “Chuỗi Khách Sạn Tư Nhân
Lớn Nhất Việt Nam” vơi hệ thống 45 khách sạn và dự án khách sạn đạt tiêu chuẩn 3, 4
và 5 sao trải dài trên cả nước và tạo việc làm và đời sống ổn định cho hơn 8700 lao
động

2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
• Năm 1997, Mường Thanh khởi công xây dựng khách sạn đầu tiên tại thành phố
Điện Biên Phủ và được thành lập bởi một con người xứ nghệ, ông Lê Thanh
Thản.




Địa chỉ: 514 Đường 7/5, P. Him Lam, Tp. Điện Biên Phủ, Điện Biên
Tel: 0230 3810043
Số phòng: 144

Năm 2003, với tầm nhìn xa, chủ tịch HĐQT quyết tâm chuyển hướng đầu tư về Hà
Nội. Liên tục trong những năm sau đó, hàng loạt khách sạn mang thương hiệu Mường
Thanh đã lần lượt ra đời.
Từ 7/2003 – 9/2015, đã ra đời 45 khách san cụ thể như: Khách sạn Mường Thanh
Linh Đàm, Mường Thanh Vinh, Mường Thanh Lai Châu, Mường Thanh Grand Hà Nội,
Khách sạn Mường Thanh Diễn Châu, Khách sạn Mường Thanh Hoiliday Điện Biên Phủ,
Khách sạn Mường Thanh Grand Hạ Long, Khách sạn Mường Thanh Grand XaLa,
Mường Thanh Sa Pa, Mường Thanh Vũng Tàu, Mường Thanh Grand Nha Trang, Mường
Thanh Luxury Sông Lam, khách sạn Mường Thanh Holiday Huế, Khách sạn Mường
Thanh Grand Đà Nẵng, khách sạn Mường Thanh Luxury Quảng Nam, Mường Thanh
Grand tại Bắc Giang, Thanh Hóa, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Khách sạn Mường Thanh Luxury
Nha Trang và Khách sạn Mường Thanh Hoilyday Mũi Né, Mường Thanh Hà Nội, Mường
Thanh Holiday Hội An, Mường thanh Luxury Cần Thơ,...
Tập đoàn khách sạn Mường Thanh đã chính thức ghi thêm vào “Chuỗi khách sạn
tư nhân lớn nhất Việt nam” của mình con số 45 khách sạn và dự án khách sạn trải dài
trên khắp cả nước. Trong tương lai, Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh sẽ tiếp tục phát
triển và mở rộng quy mô chuỗi khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp trải dài theo đất


10


nước và vươn tới các nước trong khu vực Đông Dương, nâng vị thế tập đoàn khách sạn
tư nhân lên tầm quốc tế.

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Tập đoàn khách sạn Mường Thanh cung cấp cho thị trường các phân khúc trung
và cao cấp khác nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng nội địa và quốc
tế, tọa lạc tại vị trí trung tâm của các thành phố, thị trấn trên khắp cả nước. Với quy mô
số lượng phòng từ 80 đến 150 phòng.
Mường Thanh Luxury là thương hiệu khách sạn 5 sao cao cấp tọa lạc tại trung
tâm các thành phố lớn và các trung tâm du lịch nổi tiếng của Việt Nam. Với kinh
nghiệm lâu năm và phong phú về văn hóa bản địa cũng như dịch vụ khách sạn, đảm bảo
mỗi kỳ nghỉ của khách hàng sẽ trở nên trọn vẹn và đáng nhớ hơn khi khám phá thêm
những điều vô cùng thú vị về những vùng đất mà mình đặt chân đến.
Mường Thanh Grand được ưu ái tọa lạc tại những vị trí đắc địa của những đô thị
lớn, các khách sạn thuộc phân khúc 4 sao đã và đang mang đến một không gian nghỉ
dưỡng tuyệt vời cho những kỳ nghỉ và chuyến công tác cho khách hàng.
Mường Thanh Holiday là nhóm khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao trở lên, tọa lạc ở
các địa điểm du lịch, nghỉ dưỡng nổi tiếng trên toàn quốc với thiết kế tinh tế cùng
phong cách phục vụ chuyên nghiệp nhằm mang đến cho du khách kì nghỉ tiện nghi và
thoải mái.
2.2. Điều kiện lao động, tổ chức bộ máy và thực trạng cơ cấu an toàn vệ sinh lao
động khách sạn Mường Thanh.
2.2.1. Điều kiện lao động

Lao động trong khách sạn được làm việc trong môi trường hiện đại, đầy đủ tiện
nghi và an toàn


Lao động trong khách sạn đòi hỏi tính chuyên môn hóa cao
Do tính chuyên môn hóa cao nên khả năng thay thế nhau của lao động giữa các bộ
phận trong khách sạn là ít. Vì vậy công việc của các nhân viên trong khách sạn được
quản lý cân đối và sử dụng vào đúng chuyên môn, giảm sự chồng chéo công việc.


Lao động trong khách sạn chịu sức ép rất lớn về mặt tâm lý

11


Môi trường làm việc trong khách sạn là một môi trường quyến rũ và đầy phức
tạp, cùng với quan niệm xã hội về nghề nghiệp, sức ép từ phía gia đình từ đó tác động
rất lớn tới hiệu quả làm việc của nhân viên
Ngoài ra nhân viên trong khách sạn luôn phải tiếp xúc trực tiếp với tần suất khá
dày đối với khách hàng. Khách trong khách sạn thuộc đủ mọi thành phần khác nhau về
quốc tịch, trình độ văn hóa, nhu cầu sở thích, phong tục tập quán, ngôn ngữ…cho nên
đòi hỏi nhân viên phải nắm bắt được những đặc điểm của khách để từ đó có những thái
độ ứng xử sao cho phù hợp nhất

việc

Cường độ lao động và thời gian lao động phân bổ không đều trong quá trình làm
Xét trung bình cường độ lao động trong khách sạn là không cao nhưng nó lại

không được phân bổ đều theo thời gian. Cường độ lao động trong khách sạn thay đổi
thất thường do tính mùa vụ và do đặc điểm tiêu dùng của khách gây ra, tính mùa vụ có
thể diễn ra trong năm, trong tháng, trong ngày và thậm chí là trong giờ.
Do khách sạn mở cửa 8.760 giờ trong một năm và nhân viên khách sạn cũng trong
tình trạng sẵn sàng phục vụ khách nên phân chia ca làm việc cho nhân viên là điều

không thể thiếu. Nhân viên được làm theo ca để giảm áp lực công việc và lấy lại sức
khỏe cho ca làm việc tiếp theo.
2.2.2. Tổ chức lao động và thực trạng cơ cấu an toàn vệ sinh lao động tại khách
sạn Mường Thanh

Tổng giám đốc

Bộ phận quản trị

Phó tổng giám đốc

Thư kí

Bộ phận điều hành

Phòng tài chính

Bộ phận lưu trú

Phòng nhân
sự

Bộ phận kế
toán

Bộ phận
tiền sảnh

Bộ phận ăn
uống


BP
Marketing

Phòng y tế

Bộ phận
mua

Bộ phận
buồng

Bộ phận
bếp

BP
đặt hàng

12


Bộ phận
đào tạo

Bộ phận lưu
trữ

Bộ phận
giặt là
Bộ phận

kỹ thuật

Bộ phận
bảo vệ

BP quan hệ
đối ngoại

TT thể
thao

Sơ đồ tổ chức bộ máy của khách sạn


Cách phân loại dựa vào chức năng và nhiệm vụ của mỗi bộ phận
Trong mỗi bộ phận luôn tồn tại 6 cấp: Trưởng bộ phận (giám đốc), trợ lý giám

đốc, giám sát viên, nhân viên chính, nhân viên phụ, nhân viên học việc. Cơ cấu này được
thể hiện ở trong các bộ phân và được phân chia như sau:





Bộ phận quản lý cấp cao
Bộ phận hành chính
Bộ phận tiền sảnh
Bộ phận nhà hàng

- Quản lý nhà hàng

- Phục vụ bàn
- Tiếp tân
- Bộ phận bếp
- Lao công NH
• Bộ phận kho
• Bộ phận buồng phòng
- Quản lý
- Lao công buồng
- Nhân viên buồng





Bộ phận giải trí.
Bộ phận kỹ thuật
Bộ phận bảo an
Bộ phận tạp vụ
Cụ thể:



Bộ phận tiền sảnh:
13


Một trưởng bộ phận tiền sảnh: Phụ trách chung trong việc quản lý nhân viên và
điều hành mội hoạt động của bộ phận, hai trợ lý chịu trách nhiệm hỗ trợ cho trưởng bộ
phận trong công tác quản lý, kiểm soát viên phụ trách cho các bộ phận nhỏ như lễ tân,
gác cửa, đặt phòng….18 nhân viên chính, 19 nhân viên phụ, bộ phận tiền sảnh được

chuyên môn hóa thành: Bộ phận lễ tân, bộ phận gác cửa, bộ phận đặt trước, bộ phận
tổng đài, bộ phận quan hệ khách hàng.
Nhiệm vụ: nhận đặt chỗ trước, đón tiếp khách và phục vụ khách ban đầu (làm các
thủ tục nhập phòng: Trao thẻ, chìa khóa…), phục vụ trong thời gian khách lưu lại (bảo
quản giao nhận chìa khóa, hành lý, giữ thư tín, bưu phẩm…), thanh toán và tiễn khách.


Bộ phận buồng:
Giám đốc bộ phận buồng chịu trách nhiệm chung về hoạt động kinh doanh của bộ

phận cũng như quản lý thuyên chuyển nhân viên, ba trợ lý giám đốc hỗ trợ giám đốc
trong việc quản lý, 15 kiểm soát viên quản lý trực tiếp các bộ phận nhỏ như bộ phận
cắm hoa, bộ phận làm phòng, bộ phận bảo dưỡng các khu công cộng, các nhân viên lao
động trực tiếp.
Nhiệm vụ: Chuẩn bị đón khách, làm vệ sinh phòng, kiểm tra trang thiết bị. Đón
khách và bàn giao phòng. Phục vụ trong thời gian khách ở như thay ga trải giường, vệ
sinh phòng, thay khóa….


Bộ phận nhà hàng: Gồm 1 văn phòng, 2 nhà hàng, 3 quán bar
Một giám đốc chịu trách nhiệm chung, 1 trưởng phòng, 3 trợ lý giám đốc, 11 kiểm

soát viên phụ trách quản lý 2 nhà hàng và 3 quán bar, 27 nhân viên chính, 50 nhân viên
phụ và 1 nhân viên học việc.
Nhiệm vụ: Phục vụ các món ăn, đồ uống chất lượng cao. Cung cấp các món Âu, Á,
tổ chức việc.

bếp

Bộ phận bếp: Một bếp trưởng, 5 trợ lý, 14 kiểm soát viên, các nhân viên bếp và phụ


Nhiệm vụ: Bảo quản thức ăn, đồ uống. Sơ chế và chế biến các món ăn phục vụ

viên

Bộ phận kỹ thuật:1 trưởng bộ phận phụ trách chung, 6 kiểm soát viên, các nhân

Nhiệm vụ: Sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị cơ sở vật chất của khách sạn


Cách phân loại dựa vào cấp độ và sự tác động của các yếu tố an toàn vệ sinh lao động

- Bộ phận quản lý cấp cao: Giám đốc, trợ lý giám đốc, kiểm soát viên
- Bộ phận hành chính: Tài chính kế toán, nhân sự…
14


- Bộ phận nhà hàng: Quản lý nhà hàng, phục vụ bàn, tiếp tân, lao công, bảo vệ, kho,
bếp….
- Bộ phận phòng buồng: Quản lý, nhân viên, lao công….
- Bộ phận giải trí: Quán bar, trung tâm thương mại, spa…
2.3. Các yếu tố nguy hiểm và biện pháp đảm bảo an toàn lao động
2.3.1. Nhóm yếu tố nguy hiểm cơ học:
Đối với các nhóm lao động bộ phận kho, lao công, bảo vệ luôn tiếp xúc với nguy cơ
trơn, trượt, ngã trong thời gian làm việc, đổ hàng trong khi xếp hàng hóa.
2.3.1.1. Vết cắt
Các vết cắt có thể xảy ra khi sử dụng dao, thiết bị trong nhà bếp, là ủi,…. Hoặc từ
việc xử lý các mảnh kính, thủy tinh, sứ, vỡ của các nhân viên phục vụ phòng, bồi bàn,
hay đầu bếp.
Các máy móc thường sử dụng trong bếp và giặt là gồm có máy xay, cắt thịt, máy

trộn, hay bàn là… cần được sử dụng cẩn thận. Để giảm thiểu nguy cơ bị thương
Để đảm bảo an toàn cho người lao động, khách sạn có các biện pháp sau:
- Vứt bỏ các mảnh vỡ thủy tinh, kính, đồ sứ…..
- Sử dụng thớt để đảm bảo an toàn khi cắt và chặt.
- Ngắt kết nối nguồn điện trước khi làm sạch, vệ sinh các thiết bị có lưỡi dao, trục quay
- Trước khi làm việc đảm bảo nhân viên được đào tạo về vận hành thiết bị và quy trình
làm việc an toàn.
- Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất cho hoạt động, làm sạch, và bảo trì các
thiết bị.
- Sau khi làm sạch, hãy chắc chắn rằng tất cả các thiết bị an toàn cần được đưa trở lại
chỗ cũ.
- Đặt một giấy cảnh báo trên thiết bị hư hỏng và không an toàn và không khởi động lại
thiết bị. Thông báo cho người quản lý.
- Không sử dụng các thiết bị nếu cảm thấy không khỏe hoặc buồn ngủ, mất tập trung.
- Không mặc quần áo rộng hoặc sờn, găng tay, hoặc đồ trang sức có thể bị rơi, mắc vào
máy đang chuyển động.

15


2.3.1.2. Trơn trượt ngã
Nhiều nhân viên bị thương từ việc trượt ngã. Trơn trợt và ngã có thể xảy ra từ:
Sàn và cầu thang trơn và lộn xộn, thảm rách hoặc gập ghềnh, thang bị hỏng, tầm nhìn
kém.
Để đảm bảo an toàn cho người lao động, khách sạn có các biện pháp sau:
- Nhân viên cần báo cáo những nơi thiếu ánh sáng
- Luôn giữ sàn nhà và cầu thang sạch sẽ, khô ráo, không trơn trượt, không có các mảnh
vỡ và vật cản.
- Sử dụng các loại sáp trống trơn để đánh bóng.
- Nhân viên kiểm tra thảm không có các lỗ, viền rách tránh những va chạm có thể gây

vấp ngã.
- Sử dụng dấu hiệu cảnh báo đầy đủ cho sàn ướt và mối nguy hiểm khác: khi dọn dẹp vệ
sinh
- Chỉ sử dụng thang trong tình trạng tốt và có chân chống trượt.
- Ngay lập tức loại bỏ hoặc làm sạch bất kỳ thứ gì có thể dẫn tới vấp hoặc trượt khi
nhận thấy.
- Không sử dụng ghế, ghế đẩu, hoặc hộp để thay thế cho thang.
2.3.1.3. Bỏng
Nguy hiểm này có thế xảy đến với các nhân viên làm việc tại phòng bếp hay giặt
là….hay do sơ ý khi sử dụng hóa chất. Bỏng có thế gây nguy hiểm cho người lao động từ
mức độ nhẹ tới nặng. Các nhân viên được đào tạo về các nguy hiểm có thể xảy ra và các
biện pháp phòng chống có thể sử dụng khi đối phó với các vật nóng.
Để đảm bảo an toàn cho người lao động, khách sạn có các biện pháp sau:
- Bố trí các vật dễ cháy như khăn lau tay, khăn lau bếp, găng tay, miếng lót tay, các loại
dây cắm, rèm cửa sổ... Cách xa lò, bếp và những nguồn nhiệt trong bếp để hạn chế việc
bắt lửa từ các nguồn điện và gây cháy, bỏng cho người lao động.
- Trang phục người lao động làm trong nhà bếp, phòng giặt là được thiết kế riêng với
chất liệu sử dụng cách nhiệt, chất liệu thoáng, mát, thấm mồ hôi giúp hạn chế hấp
nhiệt, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần người lao động.
- Hệ thống sàn nhà được lát loại gạch men chống trượt,hạn chế trơn trượt lúc làm việc,
tránh bỏng lúc bưng bê, đi lại. Khách sạn bố trí thảm lau tại các chỗ nhiều người đi lại,
dễ trơn trượt để sẵn sàng phục vụ việc lau chùi.
16


Các nhân viên khi làm việc ở nhà bếp cần đặc biệt chú ý:
- Khi chạm, di chuyển các nồi chảo và cán kim loại nóng, cần sử dụng găng tay thích
hợp. - Giữ quai nồi khỏi nguồn lửa của bếp.
- Tổ chức khu vực làm việc gọn gàng để ngăn ngừa tiếp xúc với đồ vật nóng và lửa.
- Chắc chắn rằng tay cầm của nồi chảo không nằm ngoài quầy hoặc bếp nấu.

- Sử dụng găng tay bao lò nướng thích hợp để xử lý các vật nóng. Sử dụng găng tay dài
cho lò sâu.
- Làm theo các hướng dẫn an toàn điện và lửa
- Mở nước nóng và vòi chất lỏng nóng từ từ để tránh bắn.
- Báo cáo các vấn đề cho người quản lý.
- Không đổ quá đầy nồi và chảo.
- Không mở nồi, nồi áp suất khi đang còn áp suất.
- Khi dùng xong việc cần tắt các thiết bị điện, bếp, kiểm tra van gas thường xuyên.
2.3.1.4. Vật rơi, đổ, sập
Nguy hiểm này thường xảy ra ở khu vực lưu trữ của khách sạn như nhà kho lưu
trữ hóa chất, thực phẩm, công cụ trang thiết bị lao động.
Mối nguy hiểm tiềm năng: Sự sụp đổ của hàng hóa được lưu trữ, trượt và vấp ngã.
- Kệ được bảo đảm kê vững chắc ở vị trí dựa vào tường và cân bằng trên sàn nhà.
- Đảm bảo kho lưu trữ đủ ánh sáng.
- Trong tất cả các phòng ban, phòng bếp, nhà kho các đồ đạc được sắp xếp theo nguyên
tắc vật nặng xếp dưới vật nhẹ xếp lên trên để tránh đổ vỡ.
Ví dụ: Như trong phòng bếp, bát đĩa luôn được xếp theo trình tự các ngăn rõ ràng,
bắt đĩa to và nặng được xếp ở ngăn dưới, bát nhỏ, nhẹ được xếp lên các ngăn phía trên
để tiện cho việc tìm kiếm, gọn gàng và ít bị đổ sấp lúc lấy đồ.
- Giữ không gian thoáng giữa tầng trên cùng của giá hàng hóa được lưu trữ và trần
nhà, đảm bảo hệ thống báo cháy.
- Không có chứng ngại vật trên đường đi lại trong khu vực lưu trữ.
- Không ngăn xếp nhiều hàng nhỏ, rời nhau trên các kệ cao nhất.
- Không sắp xếp quá nhiều hàng lên giá đỡ.

17


2.3.2. Nhóm yếu tố nguy hiểm về điện:
Bộ phận bếp, bộ phận kỹ thuật, bộ phận giải trí thường xuyên làm việc trong môi

trường tiếp xúc với các thiết bị điện, tiếp xúc với các bộ phận kim loại của máy móc,
thiết bị đã bị rò điện chạm vỏ, tiếp xúc va chạm vào các vật mang điện như: dây trần,
mối nối dây điện, cầu dao, cầu chì, các bộ phận dẫn điện của thiết bị để hở v.v... Gây tổn
thương cơ thể, thậm chí chết người, chập điện gây cháy nổ tổn thất lớn về người và tài
sản cho công trình và thiết bị.
Để đảm bảo an toàn cho người lao động, khách sạn có các biện pháp sau:


Bao che, rào ngăn và biển báo.

- Các bộ phận mang điện như cầu dao phải đặt trong hộp kín, cầu chì, ổ cắm điện phải
có nắp đậy, các đầu dây nối phải bọc kín bằng vật liệu cách điện...
- Các thiết bị điện như trạm biến áp, trạm đóng cắt, trạm phân phối điện v.v... phải được
rào ngăn cẩn thận chắc chắn và phải có biển báo, biển cấm.
- Kiểm tra và lắp thay thế các phích cắm điện / ổ cắm / nắp thường xuyên. Tránh quá
tải ổ cắm
- Tại những nơi có thiết bị nguy hiểm (ví dụ như cầu dao tổng) chỉ những người có
phận sự mới được ra vào.
- Khi hết giờ làm việc, các nhân viên, bộ phận phải kiểm tra tắt hết đèn, quạt, bếp điện….
trước khi ra về và ghi và sổ sách.
- Sắp xếp vật tư, hàng hóa trong kho phải gọn gàng, sạch sẽ. Xếp riêng từng loại có
khoảng cách ngăn cháy (0.5 mét cách tường) để tiện việc kiểm tra hàng và chữa cháy
khi cần thiết.
- Đưa ra bản nội quy an toàn bằng các văn bản giấy tờ được cố định trên tường trong
các phòng, buồng và những nơi cần chú ý để cho người lao động biết.



Sử dụng đầy đủ và đúng chủng loại PTBVCN.
Bảo vệ chống sét.


2.3.3. Nhóm yếu tố nguy hiểm về hóa chất:
Bộ phận bếp, bộ phận tạp vụ, bộ phận lao công giặt là, dọn phòng, vệ sinh, tiếp xúc
với phụ gia thực phẩm.
Để đảm bảo an toàn cho người lao động, khách sạn có các biện pháp sau:
- Các nhân viên cần trang bị bảo hộ cá nhân phù hợp khi làm việc với hóa chất: găng
tay, khẩu trang, kính…
- Thay thế bằng các sản phẩm hóa chất ít độc hại hơn nếu có thể
18


- Hệ thống thông gió thích hợp, và luôn đảm bảo được hoạt động như mở cửa sổ, lỗ
thông hơi, chạy các quạt gió hút mùi.
- Khu vực chứa hóa chất phải đảm bảo cách xa khu vực bếp để tránh cháy nổ, và tránh
ảnh hưởng đến bầu không khí.
- Đảm bảo rằng tất cả các thùng chứa hóa chất được dán nhãn đúng.
- Những biển cảnh báo khu vực chứa hóa chất hoặc khu vực có sử dụng vật liệu chứa
hóa chất có nguy cơ gây nguy hiểm phải được ghi rõ và dán tại nơi dễ nhìn.
- Các nhân viên phục vụ tiếp xúc với hóa chất được trải qua khóa đào tạo về tác hại và
cách phòng tránh của các loại hóa chất, cách sử dụng hóa chất an toàn, cách phân biệt,
và các hóa chất được phép sử dụng.
- Tổ chức cho nhân viên khám sức khỏe khi tuyển dụng, khám sức khỏe định kỳ 6 tháng
1 lần và khám bệnh nghề nghiệp định kì.
- Quản lý bộ phận được đào tạo cơ bản về cách sơ cứu để hỗ trợ nhân viên kịp thời
trong những tình huống cần sơ cứu ngay.
2.3.4. Nhóm yếu tố nguy hiểm về nổ:
Bộ phận kho, bộ phận bếp do xu thế cân bằng áp suất của các thiết bị chịu áp lực
kèm theo sự giải phóng năng lượng lớn, khi điều kiện độ bền của thiết bị không đảm
bảo đã dẫn đến hiện tượng nổ.
Để đảm bảo an toàn cho người lao động, khách sạn có các biện pháp sau:



Đối với bình (chai) chứa khí:

- Các bình chứa khí phải có đầy đủ các dụng cụ cơ cấu an toàn: Áp kế, van an toàn v.v...
Và bảo đảm hoạt động chính xác.
- Khi nạp khí hoá lỏng vào bình phải chừa lại một phần thể tích bình khoảng 10%.
- Không để các bình chứa khí ngoài nắng hoặc gần những nơi có ngọn lửa trần hay các
nguồn nhiệt cao (khu vực hàn điện, hàn hơi, gần các lò đốt, nung, sấy...).
- Các bình chứa khi đặt đứng cố định phải để vào khung giá tránh đổ vỡ. Khi vận chuyển
phải sử dụng các phương tiện chuyên dùng tránh va xóc mạnh. Tuyệt đối cấm mang vác
trên người hoặc vần lăn trên sàn.
- Phải vận chuyển và chứa kho riêng cho các loại bình khác nhau.
- Phải sơn và ghi rõ tên chất khí theo đúng quy định để tránh nạp khí nhầm lẫn.


Đối với máy nén khí:

19


Sử dụng máy nén khí phải tuân thủ các quy định trong quy trình an toàn lao động
bình chịu áp lực. Máy nén khí phải có đầy đủ các thiết bị an toàn như áp kế, nhiệt kế,
van an toàn, bộ phận tách dầu, bộ phận lọc khí trên măng sông hút khí. Áp kế và van an
toàn phải được định kỳ đăng kiểm so với mẫu.
2.3.5. Nhóm yếu tố nguy hiểm về nhiệt:
Bộ phận bếp làm việc trong các buồng kho đông lạnh bảo quản và chế biến thực
phẩm. Hệ thống đường ống dẫn hơi khí nóng hoặc lạnh, hoá chất cháy ở điều kiện tự
nhiên, các bộ phận sinh hơi và chứa hơi, các buồng đốt (than, dầu, ga...)
Để đảm bảo an toàn cho người lao động, khách sạn có các biện pháp sau:

- Thực hiện nghiêm túc các quy định về đăng kiểm và khám nghiệm kỹ thuật đối với các
thiết bị nồi hơi, hệ thống ống dẫn hơi khí hoá chất,... Có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn.
- Phải trang bị đầy đủ các cơ cấu dụng cụ an toàn như đồng hồ, áp kế, van an toàn, thiết
bị điều chỉnh tự động phụ tải nhiệt, cơ cấu dập lửa tạt,...
- Định kỳ kiểm tra chất lượng các thiết bị công nghệ, các cơ cấu dụng cụ an toàn. Đặc
biệt chú ý tới các mối hàn của thiết bị và hệ thống đường ống dẫn.
- Công nhân vận hành các thiết bị nồi hơi, các lò công nghiệp, hàn điện, hàn hơi, hàn
plasma... Phải được huấn luyện đầy đủ về kỹ thuật an toàn và có khả năng xử lý các tình
huống sự cố xảy ra.
- Trang bị cho người lao động đầy đủ các loại PTBVCN theo đúng các quy định hiện
hành.
2.4. Các yếu tố có hại và biện pháp đảm bảo vệ sinh lao động
2.4.1. Vi khí hậu
2.4.1.1. Nhiệt độ không khí:
Nguồn phát sinh nhiệt trong môi trường của khách sạn thường là nhiệt trong bộ
phận giặt là, bộ phận bếp. Nhân viên làm việc tại bếp, phòng giặt là có thể gặp phải
những căng thẳng do nhiệt từ những máy móc và thiết bị được sử dụng xung quanh.
Điều này có thể dẫn tới đau đầu, mệt mỏi, khó chịu.
Khách sạn có các biện pháp để ngăn chặn căng thẳng do nhiệt:
- Cho lắp đặt máy móc để thanh lọc không khí và điều hòa nhiệt độ tại bộ phận này. Nếu
khu vực làm việc chỉ khoảng dưới 35 ° C, thì có thể chỉ sử dụng quạt thông gió.
- Bố trí hệ thống phun nuớc hạt mịn để vừa làm mát đồng thời làm sạch bụi trong
không khí
20


- Sắp xếp các giờ nghỉ giải lao ngắn, thường xuyên cho nhân viên trong khu vực thoáng
khí và nhiệt độ mát hơn
- Những tiêu chuẩn vệ sinh khi thiết kế khách sạn như nhiệt độ tối ưu và nhiệt độ cho
phép, độ ẩm tương đối, vận tốc gió ở chỗ làm việc cố định... đựơc thực hiện đầy đủ và

thường xuyên kiểm tra để điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế.
- Trang bị đầy đủ các phương tiện BHLĐ như áo quần chống nóng, khẩu trang, kính
mắt tránh khói và hơi nóng bốc lên trực tiếp. Đồng phục cho bộ phận này thường có
màu trắng rộng rãi, thoáng, chất liệu thấm hút mồ hôi.
2.4.1.2. Độ ẩm tương đối của không khí.
Khách sạn thường xuyên sử dụng điều hòa vì vậy môi trường làm việc có độ ẩm
thấp, không khí khô, nếu không tạo độ thông thoáng phù hợp và để trạng thái cơ thể bị
nóng, lạnh đột ngột bất thường trong môi trường này hoặc chịu lạnh cố định trong thời
gian dài sẽ dễ dẫn đến rất nhiều bất lợi cho sức khỏe, là nguồn phát sinh của nhiều vi
khuẩn gây bệnh đặc biệt các bệnh về hô hấp.
Các biện pháp:
- Đảm bảo sự khô ráo với độ ẩm tốt nhất từ 30% đến dưới 60% để các loại vi khuẩn,
nấm không có điều kiện phát triển.
- Điều chỉnh độ chênh nhiệt độ trong nhà và ngoài trời khoảng 8 đến 10 độ C cho phù
hợp với cơ thể con người. Trong mùa nóng, nhiệt độ điều hoà khoảng 26 độ C, đảm bảo
cho nhân viên tránh được các bệnh như đau đầu, viêm họng, ngạt mũi …
- Thường xuyên bảo dưỡng máy điều hoà: làm sạch tấm lọc không khí của cục lạnh 2
tuần một lần bằng máy hút bụi hoặc chải nhẹ bằng nước ấm với nước xà phòng, đồng
thời làm sạch hệ thống ống lưu thông trong cục lạnh và cục nóng, loại bỏ các lớp bụi bịt
các lớp thông gió trên cục máy ít nhất một lần một tháng.

21


Bảng :Tiêu chuẩn vi khí hậu cho phép.

(Nguồn: Lý Ngọc Minh, Quản lý an toàn sức khỏe MTLĐ và PCCN ở doanh nghiệp, NXB
KH-KT, Hà Nội,)
2.4.2. Tiếng ồn
Khách sạn Mường Thanh không có sự ảnh hưởng nhiều từ tiếng ồn bên ngoài như

phương tiện giao thông… và môi trường bên trong của khách sạn là khá yên tĩnh. Dù
vậy, nhưng ở một vài khu vực nhân viên có thể gặp phải các nguy hiểm từ tiếng ồn như
phòng kĩ thuật, máy phát điện, hội trường, bar…. Việc tiếp xúc nhiều với tiếng ồn quá
mức có thể dẫn tới mất khả năng nghe.
Để ngăn chặn việc này, một người cần có môi trường làm việc với âm thanh ở
mức 85dB trong 8 giời làm việc 1 ngày.
Để giảm thiểu tiếng ồn và giữ âm thanh ở mức độ an toàn, khách sạn có một số
biện pháp:
- Thay thế các máy cũ, có tiếng kêu quá ồn ào.
- Sắp đặt các nguồn tiếng ồn ra khỏi các bức tường, sử dụng tường cách âm.
- Cách li các nguồn phát tiếng ồn, xây dựng các vách ngăn tiếng ồn hoặc các rào cản ở
phòng máy
- Bảo trì máy móc và mua máy đều đặn…
22


2.4.3. Bụi
Khách sạn rất quan tâm đến tác hại của bụi vì bụi rất dễ thâm nhập và bám vào
tất cả mọi vật gây hại cho sức khỏe người lao động. Do đó các biện pháp phòng chống
bụi luôn được khách sạn Mường Thanh chú trọng. Biện pháp phòng chống tại một số
phòng như sauiện pháp phòng chống bụi ở phòng ăn: Phòng ăn là nơi thoáng sạch,
mát, khô, không có mùi hôi, không có bụi, khói. Không sử dụng các loại khăn bám bụi,
sau khi dùng xong được giặt tẩy và là phẳng diệt khuẩn, tẩm tinh dầu thơm. Các loại
dụng cụ ăn uống phải được chế tạo từ những vật liệu hợp vệ sinh, không ảnh hưởng tới
chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và để dễ tháo lắp, cọ rửa, diệt khuẩn và không
bám bụi.
Biện pháp phòng chống bụi ở khu bếp: Khu vực bếp cần có hệ thống hút thoát
khói, bụi và khử mùi. Sàn bếp và khu vực bếp phải được lau chùi thường xuyên. Các vật
dụng làm bếp phải được rửa sach, sấy khô và cất vào đúng nơi quy định để tránh bám
bụi.

Biện pháp phòng chống bụi ở các phòng trong khách sạn: Buồng (hay phòng ở)
khách sạn là nơi du khách nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe và cũng là nơi du du khách sinh
hoạt, làm việc, ăn uống,.. Không gian bên trong phòng ở tương đối hẹp nhưng lại chứa
rất nhiều trang thiết bị và đồ đạc như: Tủ lạnh, tủ quần áo, giường, ga, gối,…
- Ga, gối, chăn màn, rèm cửa, ri- đô,…vỏ gối phải thay giặt thường xuyên chăn, màn,
rèm thay giặt định kì, đối với đệm tối thiểu một tháng một lần phơi và đập hết bụi.
- Trần: Quét bụi và mạng nhện, lau chùi các máng đèn & các vật dụng trên trần.
- Tường: Làm sạch tường, chân tường
- Cửa gỗ, cửa kính & cửa sổ kính bên trong và bên ngoài: Lau kính và lau bụi khung
kính, gỗ. lau kính dưới thấp, trên cao, đu dây bằng gondola. Tiến hành thực hiện công
việc bằng các thiết bị hỗ trợ hiện đại, an toàn kết hợp với chất tẩy rửa cao cấp
- Sàn gạch: Quét & thu gom rác, làm sạch bằng máy chà sàn.
- Thảm trải sàn trong văn phòng, khách sạn sử dụng lâu ngày dẫn đến tình trạng có
một lớp màng bụi, các chất bẩn bám trên bề mặt thảm. Vì vậy để phòng tránh bụi,
khách sạn Tháng Lợi đã: Xử lý các vết bẩn lâu ngày trên bề mặt thảm bằng dùng máy
chà thảm kết hợp với hóa chất xử lý vết bẩn trên bề mặt thảm. Giặt thảm định kỳ theo
tuần, theo tháng . - Hút bụi thảm;
Các khu vực khác:

23


- Cầu thang bộ: Làm sạch & chà bậc thang, lau tay vịn cầu thang và hệ thống thiết bị
phòng cháy chữa cháy.
- Thang máy: Lau thành thang máy, lau tay vịn, nút bấm điều khiển thang máy, lau cửa
thang máy, trần và sàn thang máy
- Bên cạch đó, khách sạn ngoài việc có hệ thống máy hút bụi, quạt thông gió, điều chỉnh
tốc độ quạt, quạt thông gió hợp lý. Giữ khu vực làm việc sạch sẽ, bề mặt và các khe kẽ
của máy móc, thiết bị, nền nhà không để tích tụ bụi; chỉ dùng máy hút bụi hoặc khăn lau
ướt để vệ sinh máy móc, thiết bị. Không được rũ bụi hay dùng thiết bị bơm phun khí để

làm sạch bụi trên trang phục bảo hộ lao động. Không hút thuốc lá, thuốc lào tại nơi làm
việc trong giờ làm việc và cần luôn giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Lưu ý trong quá
trình thực hiện các biện pháp phòng tránh bụi, các nhân viên cần trang bị các vật dụng
bảo hộ như khẩu trang, găng tay,mũ,…
2.4.4. Vi sinh vật có hại
Ở khách sạn, các chất thải bỏ trong quá trình sản xuất chế biến, phục vụ cũng như
tiêu dùng của khách hàng có khối lượng lớn, thành phần đa dạng. Sự tồn đọng của các
chất thải sẽ tạo điều kiện cho nhiều loại vi sinh vật có hại phát triển gây ô nhiễm môi
trường khách sạn. Môi trường vi sinh vật có hại phát triển thường xuất hiện tại một số
khu vực bếp, phòng vệ sinh, thùng đựng chất thải.
Để hạn chế tác động của vi sinh vật có hại các nhân viên trong khách sạn cần đảm
bảo:
- Nhân viên phải có kiến thức về an toàn vệ sinh lao động đặc biệt là những tác hại của
vi sinh vật có hại.
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân như: Mặc quần áo, trang phục sạch sẽ, rửa tay trước khi thực
hiện công việc của mình, cắt ngắn và giữ móng tay sạch sẽ, mặc đồ bảo hộ khi thực hiện
các công việc tiếp xúc với hóa chất độc hại…
- Đảm bảo tình trạng sức khỏe tốt của nhân viên. Những người mắc bệnh hoặc nghi có
bệnh truyền nhiễm thì không được phép làm việc, khám sức khỏe định kì hàng năm..
- Đảm bảo chất lượng không khí và sự thông gió trong khách sạn, thiết kế hệ thống
thông gió bằng khí tự nhiên hoặc quạt hút gió nhằm hạn chế tối ưu sự có mặt của vi
sinh vật có hại. Tất cả các khu vực trong khách sạn cần được lau chùi, tẩy rửa thường
xuyên bằng hóa chất tẩy rửa.

24


CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẢM BẢO AN TOÀN
VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH
3.1. Đánh giá

3.1.1. Ưu điểm
- Có thể thấy khách sạn Mường Thanh quan tâm chú trọng tới công tác an toàn vệ sinh
lao động.
- Cấu trúc tổ chức chia thành các bộ phận hợp lý, với chức năng riêng, tạo điều kiện để
thực hiện tốt các công tác an toàn vệ sinh lao động.
- Đội ngũ lãnh đạo và nhân viên hiểu được tầm quan trọng của công tác này và ý thức
được tránh nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cá nhân.
- Các biện pháp an toàn và vệ sinh lao động được đưa ra hợp lý và khá đầy đủ, phù hợp
với đặc trưng của từng bộ phận.
- Có trang bị bảo hộ lao động là giày chống trơn cho toàn thể nhân viên đồng thời có
trang bị phù hợp với từng bộ phận
- Tổ chức các lớp tập huấn về an toàn điện, PCCC, tổ chức khám sức khỏe định kì cho
người lao động.
Việc đưa ra các quy định biện pháp AN-VSLĐ đã góp phần giảm thiểu tai nạn và
đảm bảo vệ sinh lao động cho nhân viên của khách sạn
3.1.2. Hạn Chế
- Chưa đồng đều ở các bộ phận: Các bộ phận văn phòng chưa có các quy định rõ ràng cụ
thể
- Chưa có các quy định cụ thể về tư thế lao động an toàn, và các biện pháp để giảm sự
mệt mỏi, đơn điệu khi lao động.
- Chưa có văn bản quy đinh quy rõ trách nhiệm của ban lãnh đạo và người lao động.
Hay văn bản quy định riêng cho từng bộ phận.
3.2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.
- Hoàn thiện hệ thống xử lý bụi, khí độc, tiếng ồn: Cần lắp thêm hệ thống quạt thông gió,
tạo các ô thoáng tại các tổ giặt là, nhà bếp. Xây dựng, lắp đặt các thiết bị cách âm tại
quán bar của khách sạn để giảm tiếng ồn ra bên ngoài. Lắp ráp các thiết bị máy móc
phải đảm bảo đảm chất lượng, tôn trọng chế độ bảo dưỡng, áp dụng các biện pháp
cách ly, triệt tiêt tiếng ồn.

25



×