BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC HỌC TẬP NHÓM TRÊN LỚP
CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ
ThS. Lê Minh
Trường ĐH Thủ đô Hà Nội
Tóm tắt: Bài viết đề cập đến việc tổ chức học tập nhóm cho học sinh của giáo
viên THCS. Trong đó chủ yếu đề cập đến quy trình tổ chức học tập nhóm và một số
những hạn chế giáo viên chưa làm được khi tổ chức học tập nhóm: hướng dẫn học sinh
nhận thức về bản chất, mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ của học tập nhóm; về nguyên
tắc học tập nhóm; về các giai đoạn hình thành nhóm học tập...Từ đó, chúng tôi đề xuất
một số biện pháp để bồi dưỡng và nâng cao hiệu quả tổ chức học tập nhóm cho học
sinh của giáo viên THCS nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên chung,
giáo viên THCS nói riêng.
Từ khóa: học tập nhóm, tổ chức học tập nhóm, năng lực tổ chức học tập nhóm.
Abstract: The article mentions the organization of study group for pupils in
secondary schools. The article mainly refers to the process of organizing study group
and several limitations the teacher does not achieve when set up study groups, for
instance: keep pupils aware of the purpose, the requirements and tasks of study groups
also the principle of study group and the stage to form study groups. We propose a
number of measures to foster and improve the efficiency for organizing study group
for pupils in secondary schools in order to contribute to improving not just the quality
of education for teachers but secondary school teachers as well.
Key words: study group, the organization of study group, study group
organization skill.
1. Đặt vấn đề
Bản chất của quá trình dạy học là sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, trong
đó giáo viên có vai trò tổ chức, hướng dẫn, định hướng, lãnh đạo, điều chỉnh hoạt động
học tập của học sinh; còn học sinh chủ động tích cực, tự giác điều khiển hoạt động học
của mình. Chính vì vậy, các nhà giáo dục trên thế giới cho rằng phương pháp thảo
luận, học tập theo nhóm là một trong những phương pháp quan trọng phát huy tối đa
được năng lực học tập của cá nhân và tạo ra sự tương tác tích cực nhất của các cá
nhân. Nhưng thực tế cho thấy, việc áp dụng phương pháp học tập nhóm tại nhiều
trường Trung học cơ sở (THCS) chưa mang lại hiệu quả cao; tình trạng này xảy ra do
348
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
nhiều nguyên nhân và một trong số những nguyên nhân đó là do một số giáo viên gặp
khó khăn trong việc tổ chức học tập nhóm cho học sinh: giáo viên chưa hiểu bản chất,
cơ chế; chưa nắm rõ được các bước cơ bản của việc học tập nhóm...Vì thế, các nhóm
học tập hình thành một cách rời rạc, hình thức, làm việc kém hiệu quả. Nếu có những
nghiên cứu cung cấp cho giáo viên quy trình tổ chức học tập nhóm và đưa ra các biện
pháp bồi dưỡng năng lực học tập nhóm cho giáo viên THCS thì sẽ nâng cao được hiệu
quả của hoạt động dạy và học ở bậc THCS.
Theo chúng tôi, phần lớn giáo viên THCS đã có những nhận thức đúng, thái độ
tích cực với việc tổ chức học tập nhóm cho học sinh nhưng còn hạn chế về mặt kĩ năng
tổ chức học tập nhóm do họ gặp một số khó khăn khi thao tác, tiến hành, hướng dẫn
học sinh thành lập nhóm, trao đổi nhóm …Do vậy bài viết tập trung đưa ra các vấn đề
cần thực hiện khi tổ chức hoạt động học tập nhóm, xây dựng quy trình dạy học nhóm
và các biện pháp rèn quy trình đó.
2. Các vấn đề giáo viên cần nhận thức và thực hiện khi tổ chức hoạt động học
tập nhóm
Một số vấn đề giáo viên cần nhận thức và thực hiện khi tổ chức hoạt động
học tập nhóm:
+ Bản chất của học nhóm: học tập nhóm là hình thức học tập vận dụng tối đa sự
cộng tác một cách tích cực của cá nhân để tiến hành công việc chung một cách hiệu
quả nhất.
+ Các kiếu ghép nhóm: Nhóm thuần giới, nhóm chỉ gồm giới nữ hoặc giới nam;
nhóm hỗn hợp có cả học sinh nữ và nam; nhóm đồng đều trình độ học lực; nhóm hỗn
hợp về học lực.
+ Quy mô nhóm: Nhóm nhỏ, có từ 3 đến 6 học sinh, có thể tối đa 8 học sinh;
nhóm cặp đôi có hai học sinh; nhóm toàn thể hay cả lớp, nhóm lớn dưới 25 học sinh,
tuy nhiên hiện nay các lớp bậc phổ thông thường đông học sinh nên thường tách, ghép
thành các nhóm nhỏ.
+ Các loại hình, kiểu nhóm học tập: nhóm thảo luận, được ghép lại tạm thời để
tiến hành thảo luận; nhóm thực hành, luyện tập được ghép lại để thực hành, rèn luyện
kĩ năng, kĩ xảo; nhóm đối ngẫu, được ghép lại để thực hiện cách học kèm cặp, một học
sinh này kèm hay bổ sung cho một học sinh khác.
349
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
+ Các giai đoạn hình thành nhóm: Một nhóm làm việc nói chung và nhóm học
tập nói riêng trong quá trình hình thành thường trải qua 5 giai đoạn: Hình thành, hỗn
loạn, định hình, hoạt động và giải tán.
+ Các nguyên tắc của học nhóm: Sự phụ thuộc tích cực, các thành viên trong
nhóm tích cực trao đổi, chia sẻ tri thức, tự giác thực hiện công việc của nhóm; sự
tương tác trực diện, học sinh trực tiếp đặt câu hỏi cho nhau, cùng nhau đưa ra vấn đề
để thảo luận trực tiếp; trách nhiệm và công việc cá nhân, mỗi thành viên phải có vai
trò, có những đóng góp nhất định trong nhiệm vụ chung; sử dụng những kĩ năng cộng
tác trong nhóm, biết lắng nghe, nhận xét, tỏ thái độ, đưa ra quan điểm của bản thân,
chủ động hỗ trợ các thành viên trong nhóm; xử lí tương tác nhóm, trong khi hoạt động
hoặc lúc gần kết thúc hoạt động nhóm, đánh giá hiệu quả hoạt động của nhóm, những
ưu điểm, hạn chế ...
+ Các quy luật quan trọng của nhóm học tập:
(1) Quy luật về tầm quan trọng và chuỗi: Một cá nhân không thể tạo ra thành
công lớn, sức mạnh của cả nhóm sẽ bị ảnh hưởng khi có liên kết yếu; (2) Quy luật xúc
tác và thích hợp: Nhóm thành công là nhóm có các cá nhân có thể làm thay đổi mọi
thứ theo chiều hướng tích cực; các cá nhân trong nhóm đều có điểm mạnh yếu bù trừ
cho nhau một cách thích hợp; (3) Quy luật tầm nhìn và toàn cảnh: Mục tiêu của nhóm
có tính chất “toàn cảnh” nó rất quan trọng (mục tiêu của nhóm cần được thành viên đề
cao), nhóm cần có “tầm nhìn”, phương hướng hoạt động, sẵn sàng hợp tác vượt qua
thử thách; (4) Quy luật nhận dạng và lãnh đạo: Khả năng làm việc chung của nhóm
cần sớm được các cá nhân quan tâm (tức là biết điểm mạnh, điểm yếu chung của
nhóm); lãnh đạo là yếu tố quan trọng của nhóm, nó giải thích vì sao nhóm không hoạt
động được khi không có người lãnh đạo, hoặc khả năng lãnh đạo, điều phối kém; (5)
Quy luật giao tiếp và lòng tin: Các cá nhân trong nhóm cần biết tương tác, giao tiếp
hiệu quả và có sự tin tưởng lẫn nhau khi làm việc; (6) Quy luật thách thức lớn và điều
chỉnh: nhóm làm việc càng gặp nhiều thách thức thì tinh thần hợp tác, làm việc càng
cần được củng cố; đối mặt với thách thức và khó khăn nhóm cần có sự điều chỉnh hoạt
động hợp lí; (7) Quy luật tổn thất của quá trình: Kết quả làm việc của một nhóm bằng
tổng (Thành tích của cá nhân + Sức cộng tác của cá nhân) – tổn thất của quá trình.
Thành công bao giờ cũng đi liền với tổn thất, sự thành công của cả nhóm gắn liền với
sự bỏ công sức, trí tuệ của nhóm và cá nhân; (8) Quy luật tập hợp các thành viên xuất
sắc và “con sâu làm rầu nồi canh”: Một nhóm học tập sẽ thành công vượt trội nếu các
350
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
thành viên có năng lực xuất sắc nhưng cả nhóm sẽ bị ảnh hưởng nếu có một cá nhân
có thái độ, hành vi làm việc không tốt.
- Quy trình tổ chức học tập nhóm trên lớp
Giai đoạn 1: làm việc chung cả lớp.
+ Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.
+ Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ.
+ Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm
Giai đoạn 2: làm việc theo nhóm
+ Phân công trong nhóm
+ Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm
+ Cử đại diện (hoặc phân công) trình bày kết quả làm việc theo nhóm
Giai đoạn 3: tổng kết trước nhóm
+ Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả
+ Thảo luận chung
+ Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo, hoặc vấn đề tiếp theo trong bài.
3. Mốt số khó khăn, hạn chế trong việc tổ chức hoạt động học tập nhóm trên lớp
của giáo viên THCS
- Giáo viên chưa hướng dẫn cho học sinh nhận thức được bản chất, mục đích,
yêu cầu và nhiệm vụ của học tập nhóm. Phần lớn các giáo viên THCS đều biết rõ điều
này, nhưng chưa hướng dẫn, tổ chức cho học sinh nắm được những điều quan trọng đó.
Bởi vậy một số học sinh cho rằng: học tập nhóm là hình thức học tập rút ngắn
khoảng thời gian lĩnh hội một khối lượng kiến thức nhất định. Do nhận thức chưa đúng
về bản chất của học tập nhóm nên nhiều học sinh có thể vẫn thực hiện tốt, hiệu quả
nhiệm vụ do nhóm giao phó nhưng lại quên nhiệm vụ: chia sẻ, thống nhất vấn đề, hỗ
trợ lẫn nhau để lấp đầy các thiếu xót của một nhóm học tập.
Nhóm học tập bao giờ cũng đề cao quyền lợi chung, trách nhiệm chung của các
thành viên do vậy làm việc theo nhóm nhưng cá nhân lại độc lập thực hiện nhiệm vụ
theo quan điểm riêng của mình không thực hiện theo yêu cầu chung của nhóm thì sẽ
rất khó thành công. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào vai trò định hướng, dẫn dắt của
người giáo viên, giáo viên khi áp dụng phương pháp tổ chức học tập nhóm trước hết
phải giúp học sinh hiểu rằng:
351
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Thứ nhất, sản phẩm của một cá nhân trong học tập nhóm phải là sản phẩm được
nhóm chấp nhận, tham gia nhận xét, bàn luận, trao đổi, đóng góp ý kiến. Kết quả làm
việc của một nhóm học tập là kết quả chung, nó có “màu sắc” của tất cả các thành viên
trong nhóm, nó là sự “hòa trộn” hợp lí trí tuệ, công sức, tinh thần đoàn kết của tất cả
thành viên trong nhóm.
Thứ hai, khi học tập nhóm, nếu các cá nhân không hiểu về trách nhiệm công
việc của nhau, bất đồng trong việc phân công nhiệm vụ thì nhóm học tập không thể
thành công hoặc phân công nhiệm vụ, công việc không hợp lí (do chưa tìm hiểu được
năng lực, điểm mạnh yếu của thành viên). Các nhóm học tập chưa thành công phần lớn
là do chưa thực hiện được nhiệm vụ này vì vậy có thể nhóm có một vài thành viên
xuất sắc nhưng tổng thể hiệu suất làm việc vẫn rời rạc, kém hiệu quả.
Đây là những điều mà giáo viên chưa làm được hoặc còn hạn chế, do nắm chưa
vững kĩ thuật tổ chức học tập theo nhóm, không kích thích, khơi gợi được sự hứng thú
của học sinh khi học tập nhóm.
- Giáo viên chưa xác định được kiểu ghép nhóm phù hợp với học sinh; chưa
giúp học sinh nhận thức một số nguyên tắc quan trọng của việc học nhóm nên nhiều
nhóm học tập của học sinh thảo luận không hiệu quả, chỉ tập trung thực hiện công việc
mà không dựa trên bất kỳ nguyên tắc nào để đảm bảo tiến độ, định hướng công việc
chung của nhóm.
- Giáo viên chưa giám sát nhóm một cách tích cực. Học sinh thường chưa thống
nhất được mục đích chung; không hoàn thành công việc theo đúng tiến độ. Việc báo
cáo, liên lạc, trao đổi không thực hiện theo nguyên tắc: tôn trọng, hợp tác, thích ứng,
đúng thời gian. Một nhóm học tập thành công cần có trưởng nhóm: biết điều phối công
việc, hiểu và biết cách khích lệ các thành viên, biết lập kế hoạch, biết nhìn nhận năng
lực, sở trường của các thành viên; nhiều nhóm học tập của học sinh chỉ lựa chọn
trưởng nhóm một cách cảm tính thiếu nguyên tắc. Như vậy, cùng với việc tiến hành
trao đổi nhóm các nội dung học tập, các giáo viên cần chú ý việc định hướng, kiểm tra
sự vận hành nhóm của học sinh để kịp thời điều chỉnh, giúp các em vận hành nhóm
theo đúng nguyên tắc của một nhóm học tập.
- Chưa giúp học sinh hiểu biết đầy đủ về quy luật quan trọng trong học tập
nhóm nên chưa thực sự điều chỉnh, điều khiển được hoạt động học tập nhóm của học
sinh. Học sinh thường để nhóm phát triển một cách tự do mà chưa theo một quy luật
nào cả. Trong khi đó, giáo viên thường không quan tâm đến các quy luật này cũng như
giúp học sinh nhận biết các quy luật này. Nhiều giáo viên không nắm đầy đủ được sự
diễn ra của các quy luật này trong một nhóm.
- Thao tác, thực hiện chưa đầy đủ về các giai đoạn hình thành nhóm học tập,
cũng như trình tự các thao tác của kĩ năng học tập nhóm. Nhiều giáo viên chưa nhận
352
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
thức và định hình được vấn đề này vì vậy nhóm khó phát triển một cách bền vững dẫn
đến kết quả làm việc không hiệu quả. Một nhóm học tập thực sự hoạt động, làm việc
tích cực đôi khi sẽ gặp các vấn đề xung đột do sự bất đồng quan điểm của các cá nhân
trong việc phân chia công việc, thực hiện công việc chung ... từ đó nhiều nhóm đi vào
bế tắc khi không giải quyết được sự “hỗn loạn” này. Thực chất, một nhóm học tập
khôn ngoan phải chấp nhận điều này, thậm chí đây còn là dấu hiệu bảo đảm nhóm vẫn
đang hoạt động tích cực và giải quyết được các bất đồng nhóm sẽ phát triển hơn.
Nhiều giáo viên lại e ngại khi phải giải quyết hoặc không biết cách giải quyết xung
đột, giải quyết mâu thuẫn theo chiều hướng tích cực trong nhóm học tập của học sinh.
- Hoạt động học tập nhóm bao gồm nhiều kĩ năng thành phần như: Kĩ năng lập
kế hoạch (mục tiêu, mục đích), kĩ năng thiết lập nội quy (thời hạn hoàn thành công
việc, thời gian họp nhóm, quy định về nội dung ), kĩ năng phân công nhiệm vụ, kĩ
năng thảo luận và trao đổi (chia sẻ, lắng nghe, giải quyết xung đột). Theo chúng tôi,
một số giáo viên khi tổ chức học tập nhóm trên lớp cho học sinh thường thực hiện
thiếu quy trình, không bao quát, quan tâm đến tất cả các nhóm học tập do vậy cần chú
ý để giúp học sinh thực hiện tốt 7 bước sau:
Bước 1: xác định, thống nhất mục đích, mục tiêu học tập chung của cả nhóm
Bước 2: phân chia các nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm
Bước 3: tự xác định và thực hiện nội dung công việc được nhóm giao phó
Bước 4: hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên khác hoàn thành các công việc chung
của nhóm
Bước 5: kiểm tra tiến độ công việc của cả nhóm
Bước 6: đóng góp ý kiến, nhận xét về các nội dung công việc của các thành viên
Bước 7: cùng các thành viên trong nhóm tổng hợp các kết quả công việc của
các thành viên
Các bước trên giúp cho việc học nhóm của sinh viên có hiệu quả. Trên thực tế,
khi học tập nhóm, nhiều giáo viên chưa biết cách giúp học sinh trao đổi, chia sẻ tri
thức với các thành viên trong nhóm và phát triển kĩ năng trao đổi, lắng nghe, giải
quyết xung đột cho học sinh. Các kĩ năng đầu tiên quan trọng nhất như lập kế hoạch,
phân công nhiệm vụ ...nhiều giáo viên còn lúng túng do nhận thức chưa đầy đủ và
không biết cách tổ chức nên dẫn đến hoạt động nhóm không được thực hiện hiệu quả.
3. Một số biện pháp nâng cao năng lực tổ chức hoạt động nhóm học tập cho
giáo viên THCS
Từ những vấn đề trên, để hạn chế khó khăn khi tổ chức học tập nhóm cho học
sinh của giáo viên THCS, chúng tôi đề xuất các biện pháp sau:
353
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
- Nhà trường THCS tổ chức các buổi tọa đàm, các buổi tập huấn cho giáo viên
về nâng cao kĩ năng tổ chức học tập nhóm trên lớp chức phương pháp học tập nhóm
trên lớp, xây dựng các tài liệu bồi dưỡng cho các giáo viên trẻ mới vào nghề về
phương pháp này.
- Giáo viên cần tích cực rèn luyện năng lực tổ chức học tập nhóm trên lớp,
thường xuyên nâng cao nhận thức của bản thân về phương pháp dạy học nhóm.
- Giáo viên cần nắm rõ các nguyên tắc, giai đoạn, quy trình, quy luật của việc tổ
chức học tập nhóm và các bước cần tiến hành khi học tập nhóm để hướng dẫn học sinh:
+ Giáo viên phải giúp học sinh nhận thức được ý nghĩa của học nhóm, nắm được
các vấn đề quan trọng của việc học nhóm đã trình bày bên trên: bản chất, nguyên tắc,
quy luật, giai đoạn... của việc học theo nhóm.
+ Giáo viên cần quan tâm đến sự phân chia các chức năng, nhiệm vụ trong
nhóm học tập của học sinh, đặc biệt quan tâm đến nhóm trưởng, nên bồi dưỡng năng
lực quản lí nhóm cho các nhóm trưởng. Muốn vậy, các giáo viên THCS cần quan tâm
đến kĩ năng quản lí, điều hành một nhóm học tập. Giáo viên phải hỗ trợ nhóm học tập
chọn lựa được một cá nhân làm trưởng nhóm (người có khả năng điều phối, phân chia
công việc một cách khoa học, hợp lí nhất). Việc làm này giúp giáo viên hạn chế được
một số khó khăn: không cần quan tâm quá mức tiến độ công việc của nhóm, giao việc
cho các thành viên, tổng hợp nội dung thảo luận của nhóm ...
+ Nhắc nhở học sinh thống nhất mục đích chung của nhóm làm việc, liệt kê một
danh sách cụ thể các nhiệm vụ, công việc cần phải làm của nhóm; hoàn thành công
việc đúng hạn, thích ứng nhanh và không bè phái.
+ Hỗ trợ học sinh kĩ năng phán đoán, nhận xét, tìm hiểu điểm mạnh, yếu của
từng thành viên trong nhóm nhằm mục đích phân chia công việc đúng người đúng
việc. Có thể tạo ra các nhóm nhỏ trong một nhóm lớn, ví dụ một số công việc có thể
làm theo cặp (2 cá nhân) hoặc nhiều hơn tùy theo số lượng thành viên khi có cùng
năng lực, sở trường... Giáo viên cần khuyến khích các thành viên chia sẻ thẳng thắn
năng lực của bản thân để nhóm học tập có chiến lược bổ khuyết ưu nhược điểm của
các thành viên.
+ Hướng dẫn các nhóm học tập, học sinh quy trình báo cáo, liên lạc và bàn bạc,
trao đổi công việc một cách thường xuyên dựa trên nguyên tắc tôn trọng, lắng nghe ý
kiến của các thành viên trong nhóm, làm việc với tinh thần hợp tác cùng phát triển tích
cực. Đây là những vấn đề quan trọng trong làm việc nhóm, nguyên tắc này đảm bảo
các thành viên trong nhóm luôn phối hợp, hợp tác để nhóm được hoạt động. Nguyên
tắc này gần như chưa được giáo viên quan tâm và nhắc nhở bởi vậy nhóm được thành
lập nhưng không được vận hành. Trong nhóm.
354
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
- Giáo viên cần thường xuyên tổ chức đa dạng các loại hình học tập nhóm trên
lớp: nhóm cặp đôi, nhóm nhỏ (3 – 4 thành viên), nhóm lớn (5 – 6 thành viên). Chú ý
rèn luyện tinh thần cộng tác học tập cho học sinh, nâng cao sự tự tin, trách nhiệm học
tập, kĩ năng giao tiếp trong nhóm của học sinh.
- Giáo viên cần tỏ thái độ nhiệt tình, luôn để các nhóm học tập và học sinh
trong các nhóm bộc lộ một cách thoải mái, cách làm việc, hoạt động của nhóm để quan
sát điểm mạnh, yếu khi học tập theo nhóm của học sinh.
5. Kết luận
Trong quá trình hình thành cho học sinh THCS kĩ năng học tập nhóm, chúng tôi
thấy trước tiên cần trang bị cho giáo viên THCS những tri thức cơ bản về bản chất, ý
nghĩa của việc học nhóm; các giai đoạn, quy luật, kĩ năng cơ bản của việc học tập
nhóm. Những khó khăn, hạn chế trong tổ chức học tập nhóm cần được khắc phục bằng
việc bồi dưỡng, rèn luyện trong thời gian dài cùng với sự ý thức tích cực của giáo viên
THCS. Trước khi sự nhận thức chưa hiệu quả, khi áp dụng phương pháp giảng dạy này
nhà trường, các cán bộ quản lí cần quan tâm, hướng dẫn, giúp giáoviên nhận thức rõ sử
dụng phương pháp học tập nhóm qua các buổi tọa đàm, tập huấn. Các giáo viên cần
phải hiểu rằng, phương pháp học tập nhóm không chỉ giúp học sinh THCS học tập tốt
chuyên môn mà trong tương lai còn giúp học sinh hình thành khả năng làm việc nhóm
ở nhiều lĩnh vực đặc biệt là ở những bậc học cao hơn.
[1].
[2].
[3].
[4].
[5].
[6].
[7].
[8].
[9].
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đặng Tự Ân (2015), Mô hình Trường học mới Việt Nam nhìn từ góc độ lí luận
và thực tiễn.
Giselle O. Martin Kniep, Người dịch: Lê Văn Canh (2011), Tám đổi mới để trở
thành người giáo viên giỏi, NXB Giáo dục Việt Nam.
Đặng Thành Hưng (2002); Dạy học hiện đại – Lí luận, biện pháp, kĩ thuật;
NXB ĐHQG HN.
Trần Bá Hoành (2007); Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách
giáo khoa; NXB ĐHSP
Lê Minh (2014), Rèn luyện một số kĩ năng xã hội trong học tập cho sinh viên sư
phạm, Tạp chí giáo dục số 343, kì 1 – 10/2014; trang 16, 17.
Lê Minh (2014), Kĩ năng xã hội của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hà
Nội, Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Nguyễn Thị Thanh (2013), Dạy học theo hướng phát triển kĩ năng học tập hợp
tác cho sinh viên đại học sư phạm, Luận án giáo dục học.
Robert J.Marzano, Debra J.Pickering, Jane E.Pollock; người dịch: Nguyễn
Hồng Vân (2013); Các phương pháp dạy học hiệu quả; NXB Giáo dục VN
(quy tắc Hou Ren Sou trong làm việc
nhóm của Người Nhật).
355