HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN
Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
GS.TS. Đinh Xuân Khoa; PGS.TS. Phạm Minh Hùng
Trường Đại học Vinh
Tóm tắt: Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo GV trong giai đoạn hiện nay là
một yêu cầu cấp thiết nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ GV đủ về số lượng, đồng
bộ về cơ cấu, nâng cao chất lượng; góp phần đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT nước
nhà. Là một trong 7 trung tâm đào tạo giáo viên chất lượng cao của cả nước, Trường
Đại học Vinh càng ý thức sâu sắc hơn trách nhiệm của mình trong việc đổi mới và
nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên và đã đề xuất được 6 giải pháp nhằm
thực hiện nhiệm vụ đó.
Trường Đại học Vinh được thành lập từ năm 1959. Trải qua 57 năm xây dựng
và phát triển, từ một trường Đại học sư phạm (ĐHSP), đến nay Trường ĐH Vinh đã
trở thành trường ĐH đa ngành. Tuy đã chính thức chuyển sang đào tạo đa ngành từ
năm 2001 nhưng Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường vẫn luôn luôn coi trọng đào tạo
sư phạm (SP), lấy chất lượng đào tạo SP làm nòng cốt để nâng cao chất lượng đào tạo
các ngành ngoài SP.
1. Thực trạng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của Trường Đại học Vinh
Trường ĐH Vinh có bề dày truyền thống đào tạo SP hơn nửa thế kỉ. Chất lượng
và uy tín đào tạo SP của Nhà trường đã được khẳng định và là niềm tự hào của các thế
hệ cán bộ, giảng viên (GV), sinh viên (SV) Nhà trường.
1.1. Thực trạng các ngành đào tạo, đội ngũ giảng viên sư phạm
Hiện tại, Trường Đại học Vinh đang đào tạo 14 ngành SP, bao gồm các ngành
SP Toán học, SP Vật lý, SP Hóa học, SP Sinh học, SP Tin học, SP Ngữ văn, SP Lịch
sử, SP Địa lý, SP Tiếng Anh, Giáo dục Chính trị, Giáo dục Thể chất, Giáo dục Quốc
phòng - An ninh, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Mầm non.
Trong 57 năm qua, Trường ĐH Vinh đã đào tạo hơn 50.000 giáo viên các cấp.
Giáo viên được đào tạo từ Nhà trường đã có mặt ở mọi miền Tổ quốc, đóng góp xứng
đáng vào sự nghiệp GD&ĐT của đất nước. Hàng trăm cựu sinh viên SP của Nhà
trường đã trở thành các nhà khoa học, các nhà quản lý có uy tín trong và ngoài ngành
GD&ĐT.
271
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Hiện tại, Trường có 374 giảng viên SP với cơ cấu theo độ tuổi, giới tính, trình
độ đào tạo; chức danh giảng dạy như sau:
- Cơ cấu theo độ tuổi: Dưới 31 có 67 người (chiếm tỉ lệ 17.9%); Từ 31 đến dưới
41 có 168 người (chiếm tỉ lệ 44.9%); Từ 41 đến dưới 51 có 59 người (chiếm tỉ lệ 15.7%);
Từ 51 trở lên có 80 người (chiếm tỉ lệ 21.5%).
- Cơ cấu theo giới tính: Nam có 207 người (chiếm tỉ lệ 55.3%); Nữ có 167
người (chiếm tỉ lệ 44.7%).
- Cơ cấu theo trình độ đào tạo: Thạc sĩ có 211 người (chiếm tỉ lệ 58.0%); Tiến
sĩ có 157 người (chiếm tỉ lệ 42.0%);
- Cơ cấu theo chức danh giảng dạy: Trợ giảng có 7 người (chiếm tỉ lệ 2.9%);
Giảng viên có 247 người (chiếm tỉ lệ 66.4%); Giảng viên chính có 69 người (chiếm tỉ
lệ 18.4%); GS, PGS có 51 người (chiếm tỉ lệ 13.6%);
Như vậy, đa số GV các ngành SP của Trường thuộc độ tuổi từ 41-51; Cơ cấu
theo giới tính tương đối hợp lý; Trình độ đào tạo cao; Số GV chính, số GV có học hàm
GS, PGS chiếm trên 35%.
1.2. Thực trạng các hoạt động mà Nhà trường đã triển khai để nâng cao chất
lượng đào tạo giáo viên
i) Đổi mới phương pháp dạy học đáp ứng yêu cầu phát huy tính chủ động sáng
tạo, rèn luyện phương pháp tự học cho sinh viên
Từ năm 2002, Đảng ủy Trường ĐH Vinh đã ban hành NQ 240 về Đổi mới
phương pháp dạy học ở Trường ĐH Vinh. Sau 14 năm đổi mới, Nhà trường đã thu
được những kết quả bước đầu:
- Làm thay đổi nhận thức của GV
Đa số GV đều ý thức được sự cần thiết phải đổi mới PPDH. Nếu không đổi
mới PPDH thì không thể nâng cao được chất lượng đào tạo. GV cũng nhận thức được
đổi mới PPDH thực chất là một cuộc cách mạng trong giáo dục nói chung và trong trường đại học nói riêng. Đổi mới PPDH đòi hỏi mỗi GV phải biết tự vượt mình, phải
đầu tư nhiều công sức cho việc tổ chức quá trình học và tự học, tự nghiên cứu của SV,
thông qua sử dụng hợp lý các PP, hình thức dạy học.
- Các PPDH truyền thống được cải tiến, các PPDH mới được đưa vào sử dụng
một cách rộng rãi
Đổi mới PPDH không có nghĩa là gạt bỏ, phủ nhận sạch trơn các PPDH truyền
thống. Tuy nhiên cũng không thể sử dụng các PPDH truyền thống như trước đây. Vì
272
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
thế, trong quá trình giảng dạy, GV đã biết kết hợp sử dụng PP thuyết trình với PP đàm
thoại, thảo luận. Các PPDH mới như: Thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, hợp tác,
tình huống, nghiên cứu… cũng được đưa vào sử dụng ngày càng phổ biến ở các
ngành đào tạo SP cũng như ở GV của Nhà trường. Với việc sử dụng ngày càng nhiều
PPDH mới đã dần dần thay đổi cách dạy, cách học của GV và SV theo hướng phát
huy tính tích cực, chủ động của người học, lấy người học làm trung tâm.
- Công nghệ thông tin được khai thác, phục vụ đắc lực cho đổi mới PPDH
Việc đổi mới PPDH sẽ không mang lại hiệu quả cao, nếu không có sự hỗ trợ
đắc lực của công nghệ thông tin (CNTT). Ý thức được vai trò quan trọng của CNTT
nên trong những năm qua, Trường Đại học Vinh đã tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng
CNTT nhằm phục vụ tốt hơn công tác quản lý nhà trường nói chung, quản lý đào tạo
theo hệ thống tín chỉ và đổi mới PPDH nói riêng. Đến nay, Nhà trường đã có hơn 60%
các lớp học có hệ thống âm thanh, thiết bị trình chiếu, máy tính, Projector lắp cố định,
có các phòng học trực tuyến… tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới PPDH của GV.
Hệ thống thông tin nội bộ, mạng Internet, trang Web, các thiết bị thí nghiệm, thực
tập… của Nhà trường cũng được hoàn thiện và hiện đại hóa.
- Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV thực sự trở thành động
lực cho đổi mới PPDH
Cùng với việc đổi mới PPDH, Trường ĐH Vinh cũng đã đẩy mạnh đổi mới
phương pháp kiểm tra đánh giá (KTĐG) và coi đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng đào tạo. Nhà trường đã chọn việc làm đầu tiên là lập lại nền nếp kỉ cương trong
thi cử, chấm dứt tình trạng sau mỗi buổi thi “phao thi rơi trắng sân trường”. Tiếp theo
là xây dựng ngân hàng đề thi cho các học phần của tất cả các ngành đào tạo theo hướng tổng hợp kiến thức, trong đó đề thi của nhiều học phần được biên soạn dưới hình
thức trắc nghiệm khách quan; tách các khâu dạy và thi độc lập với nhau, tổ chức thi
trên máy, đánh giá điểm thường xuyên của tất cả các học phần bằng hình thức test
online… Chính việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá đã buộc cả người dạy
lẫn người học phải đổi mới PP dạy và học.
- Cách học của SV đã được đổi mới theo hướng tự học, tự nghiên cứu
Từ những đổi mới về PPDH, phương pháp KTĐG mà PP học tập của SV cũng
có sự đổi mới. SV đã ý thức được rằng không thể đạt kết quả cao trong học tập nếu
như vẫn tiếp tục duy trì cách học cũ: Lên lớp chỉ để ghi bài, khi nào thi mới đưa vở ra,
học cấp tập một hai buổi cho thuộc để chép đúng, chép đủ ra bài làm. Bên cạnh đó, ph-
273
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
ương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ cũng đòi hỏi SV phải tự học, tự nghiên cứu
nhiều.
ii) Tăng cường tư vấn học tập, nghiên cứu khoa học cho sinh viên
Từ năm học 2007-2008, Trường ĐH Vinh đã chuyển sang đào tạo theo hệ
thống tín chỉ. Công tác tư vấn học tập, nghiên cứu khoa học (NCKH) cho SV trở thành
một “khâu”, một “mắt xích” của quá trình đào tạo. Nhà trường đã nhanh chóng xây
dựng hệ thống Cố vấn học tập, bao gồm những GV có kinh nghiệm để giúp đỡ SV
trong học tập và NCKH. Đội ngũ này không ngừng được mở rộng. Nhà trường đã có
định hướng trong thời gian tới, tất cả GV đều có trách nhiệm tư vấn, giúp đỡ SV trong
học tập và NCKH. Vì thế, mỗi GV phải nắm vững nhiệm vụ tư vấn, giúp đỡ SV trong
học tập và NCKH. Quan trọng hơn, họ phải có kỹ năng tư vấn, giúp đỡ SV trong học
tập và NCKH.
iii) Tổ chức các hoạt động ngoại khóa và các hoạt động giáo dục cho sinh viên.
Để có thể trở thành một giáo viên giỏi, ngoài việc nắm vững tri thức khoa học,
có năng lực sư phạm, người giáo viên còn phải có các kỹ năng mềm khác. Các kỹ
năng này phần lớn được hình thành trong quá trình học tập ở trường/khoa SP, thông
qua việc SV tích cực tham gia vào các hoạt động ngoài giờ lên lớp do GV tổ chức. Vì
thế, Nhà trường đã chỉ đạo các khoa/ngành SP đưa vào chương trình đào tạo các hoạt
động ngoại khóa và các hoạt động giáo dục để rèn luyện cho SV những kỹ năng tổ
chức các hoạt động này.
iv) Bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên
Trong những năm qua, Nhà trường đã tổ chức hoặc cử GV tham gia nhiều hội
nghị, hội thảo, tập huấn chuyên đề về đổi mới PPDH và KTĐG; xây dựng nguồn tư
liệu hỗ trợ đổi mới PPDH và KTĐG; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho
các hoạt động đổi mới PPDH và KTĐG. Nhà trường cũng đã cử GV tham dự các
chương trình bồi dưỡng về đổi mới PPDH và KTĐG do Bộ GD&ĐT tổ chức (thông
qua các dự án).
Khi tham gia Dự án phát triển giáo viên THPT và TCCN, hàng trăm lượt GV
của Nhà trường đã được bồi dưỡng về các vấn đề như: Phát triển chương trình đào tạo
giáo viên THPT; Mô hình đào tạo giáo viên THPT ở một số quốc gia trên thế giới;
Phương pháp luận giảng dạy hiện đại; Xây dựng môi trường học tập tích cực cho SV;
Công tác đánh giá kết quả học tập; Các phương tiện hỗ trợ giảng dạy và học tập… Các
274
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
nội dung bồi dưỡng này đã góp phần to lớn trong việc tăng cường năng lực NVSP cho
GV của Nhà trường.
Bên cạnh đấy, các khoa/ngành SP của Nhà trường cũng đẩy mạnh các hoạt
động sinh hoạt chuyên môn, dự giờ thăm lớp, đi thực tế ở các trường MN, trường PT...
Những hoạt động này cũng đã góp phần bồi dưỡng nâng cao NVSP cho GV.
2. Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của
Trường Đại học Vinh
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phải bắt đầu từ đổi mới đào tạo, bồi
dưỡng giáo viên - lực lượng quyết định chất lượng giáo dục.
Trường ĐH Vinh là một trong 7 trung tâm đào tạo SP lớn của cả nước (cùng
với các Trường ĐHSP Thái Nguyên, Trường ĐHSP Hà Nội, Trường ĐHSP Hà Nội 2,
Trường ĐHSP Huế, Trường ĐHSP Đà Nẵng và Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh). Để
phát huy tốt vai trò của mình trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho cả hệ
thống giáo dục, Trường ĐH Vinh cần áp dụng đồng bộ một số giải pháp sau đây:
2.1. Đổi mới công tác tuyển sinh đối với ngành sư phạm
Ngoài việc căn cứ vào kết quả các môn thi ở kỳ thi THPT Quốc gia (theo khối
thi), Nhà trường còn kiểm tra khả năng thích ứng với nghề sư phạm của thí sinh. Cụ
thể kiểm tra: Hình thể (không cao quá, không thấp quá; không có dị tật…); Ngôn ngữ
(không có nhiều lỗi về ngữ âm, từ vựng…); Định hướng đối với nghề SP (qua một số
câu hỏi, bài tập trắc nghiệm).
2.2. Đổi mới mô hình đào tạo, tổ chức trong Nhà trường
2.2.1. Về mô hình đào tạo
Hiện nay, ở nước ta và trên thế giới đang tồn tại các mô hình đào tạo giáo
viên sau đây:
+) Mô hình song song là mô hình đào tạo song song hai khối kiến thức khoa
học cơ bản (KHCB) và NVSP. Ưu điểm của mô hình này là có tính tích hợp cao giữa
hai khối kiến thức KHCB và NVSP, nhưng hạn chế của nó là sự cứng nhắc ở đầu ra
(người đã có một bằng ĐH rồi muốn trở thành GV cũng không thể có lối vào).
+) Mô hình chuyển tiếp là mô hình đào tạo khối kiến thức KHCB trước, khối
kiến thức NVSP sau. Ưu điểm của mô hình chuyển tiếp là cung cấp cho người học một
nền tảng kiến thức khoa học vững chắc, đồng thời tạo ra một đầu vào “mở” cho nghề
SP. Còn hạn chế của mô hình này là thiếu sự tích hợp giữa hai khối kiến thức KHCB
và NVSP.
275
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
+) Mô hình mô hình 3+1. Trong đó 3 năm đầu đào tạo tại trường ĐHSP. SV
được chuẩn bị đầy đủ cả kiến thức KHCB, lẫn kiến thức NVSP. Một năm sau, SV
được đào tạo tại trường phổ thông; chủ yếu là thực hành tất cả các công việc của người
giáo viên (dạy học, giáo dục, hoạt động xã hội…). Trường phổ thông thực sự tham gia
vào quá trình đào tạo giáo viên.
+) Mô hình của Trường ĐHSP Hà Nội là mô hình chia thành 2 giai đoạn:
* Giai đoạn đầu, đào tạo theo hướng tích hợp để khi kết thúc giai đoạn này, SV
nếu ra trường, có thể dạy được các môn học tích hợp ở THCS.
* Giai đoạn hai, đào tạo theo hướng phân hóa để khi tốt nghiệp, SV vừa có thể
dạy được các môn học tích hợp ở THCS, vừa có thể dạy được các môn học phân hóa ở
THPT và có thể tiếp tục học lên trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.
+) Mô hình của Phần Lan
Phần Lan cách đây hơn 30 năm không còn trường SP. Giáo viên được đào tạo
trong tất cả các trường đại học. Khi SV tốt nghiệp xuất sắc (hoặc giỏi) một ngành học
nào đó (tương ứng với môn học ở trường phổ thông),nếu có nguyện vọng trở thành
giáo viên thì được học NVSP từ 1- 2 năm.
Để dạy từ lớp 1- 6, giáo viên phải có bằng Thạc sĩ giáo dục. Còn để dạy từ
lớp 7- 12, giáo viên phải có bằng Thạc sĩ khoa học. Nhờ đào tạo theo mô hình này mà
Phần Lan có được một đội ngũ giáo viên tốt nhất thế giới, làm nên “cú sốc PISA”
Trên cơ sở phân tích ưu điểm và hạn chế của từng mô hình, Trường Đại học
Vinh sẽ nghiên cứu và thử nghiệm mô hình 3+1.
2.2.2. Về mô hình tổ chức
Trước đây, khoa đào tạo SP của Nhà trường thường gắn với các ngành đào tạo,
tương ứng với các môn học ở trường THPT. Các khoa/ngành này, về cơ bản độc lập
với nhau. Vì thế, tính liên thông giữa các khoa/ngành, giữa các học phần trong từng
khoa/ngành rất hạn chế. Tình trạng một nội dung được dạy ở nhiều học phần trong
khoa/ngành khá phổ biến.
Khi chương trình GDPT thay đổi, không còn các môn học truyền thống như
trước đây nữa thì các khoa/ngành SP trong trường cũng được tổ chức lại. Mô hình liên
khoa, liên bộ môn chắc chắn sẽ là mô hình phổ biến trong các khoa/ngành SP của Nhà
trường.
2.3. Đổi mới nội dung chương trình và phương pháp đào tạo trong các
khoa/ngành sư phạm
276
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
2.3.1. Về nội dung chương trình đào tạo giáo viên
+) Chương trình đào tạo (CTĐT) của các các khoa/ngành SP trong Nhà trường
trước đây thường được xây dựng theo hướng tiếp cận nội dung, nghĩa là CT đưa ra
một danh mục các môn học theo từng khối kiến thức (đại cương/chuyên nghiệp). Còn
hiện nay, để đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, CTĐT của Trường
được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực, tiếp cận CDIO. Theo các hướng tiếp cận
này, khoa/ngành SP cần xác định hệ thống các năng lực chung và năng lực riêng mà
mỗi SV phải đạt được, nếu muốn trở thành GV trong tương lai. Trên cơ sở đó mới lựa
chọn các lĩnh vực kiến thức/học phần bắt buộc, tự chọn có vai trò cụ thể trong việc
hình thành và phát triển những năng lực chung và năng lực riêng cho SV.
+) Các học phần trong CTĐT, trước hết là các học phần NVSP sẽ được cấu trúc
lại cho phù hợp với tiếp cận phát triển năng lực và phẩm chất của người giáo viên.
Chẳng han, các học phần Tâm lý học, Giáo dục học, Phương pháp dạy học bộ môn
được cấu trúc lại thành các học phần: Phát triển học sinh theo lứa tuổi (Tiểu học,
THCS, THPT); Tổ chức hoạt động giáo dục ở trường phổ thông (Tiểu học, THCS,
THPT); Tổ chức hoạt động dạy học ở trường phổ thông (Tiểu học, THCS, THPT);
Phát triển chương trình phổ thông (Tiểu học, THCS, THPT); Sử dụng hiệu quả các
phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học - giáo dục ở trường phổ thông
(Tiểu học, THCS,THPT)...
+) CTĐT của các khoa/ngành SP phải đặc biệt coi trọng việc đào tạo NVSP,
trang bị các kiến thức về khoa học đánh giá, đo lường trong giáo dục, về giáo dục hòa
nhập, giáo viên chủ nhiệm lớp và tư vấn, hướng nghiệp; giáo dục nhân cách, đạo đức,
lối sống và năng lực nghề nghiệp cho SV. Nhà trường đã tăng thời lượng các học phần
NVSP lên từ 25-30% của CTĐT.
2.3.2. Về nội dung chương trình bồi dưỡng giáo viên
Nhà trường chủ động xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên, tập trung
vào các vấn đề sau đây: 1) Người giáo viên phổ thông trong bối cảnh đổi mới căn bản,
toàn diện GD&ĐT (vai trò của giáo viên; đặc trưng lao động nghề nghiệp mới của
giáo viên; các yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với giáo viên; những thách thức
đối với người giáo viên ...); 2) Phát triển chương trình giáo dục phổ thông (khái niệm
chương trình, chương trình khung, khung chương trình và đề cương môn học; cấu trúc
chương trình; Quy trình phát triển chương trình giáo dục phổ thông...); 3) Dạy học tích
hợp và phân hóa ở trường phổ thông (Khái niệm dạy học tích hợp và phân hóa; nội
dung dạy học tích hợp và phân hóa; phương pháp dạy học tích hợp và phân hóa...) 4)
277
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Đổi mới PPDH ở trường phổ thông theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một
chiều, ghi nhớ máy móc (Khái quát chung về đổi mới PPDH ở trường phổ thông; các
PP và kỹ thuật dạy học tích cực ở trường phổ thông; sử dụng PP và kỹ thuật dạy học
tích cực ở trường phổ thông...); 5) Sử dụng phương tiện kỹ thuật và công nghệ trong
dạy học ở trường phổ thông (sử dụng phương tiện trực quan trên giảng đường; sử dụng
các thiết bị thí nghiệm, thực hành trong dạy học; tìm kiếm và khai thác các nguồn dữ
liệu phục vụ dạy học; sử dụng phần mềm, công cụ soạn thảo văn bản và trình diễn bài
giảng...); 6) Nghiên cứu KHGD của giáo viên phổ thông (sự cần thiết phải đẩy mạnh
nghiên cứu KHGD của giáo viên phổ thông; những nội dung cần tập trung nghiên cứu
của giáo viên phổ thông; tổ chức nghiên cứu KHGD ở trường phổ thông; ứng dụng,
chuyển giao và công bố các kết quả nghiên cứu KHGD của giáo viên phổ thông...).
2.3.3. Về phương pháp đào tạo giáo viên
- Phương pháp đào tạo (PPĐT) phải tập trung dạy cách học, dạy cách tự học; từ
đó chuyển sang dạy cách dạy, dạy cách dạy tự học cho SV.
- Gắn đào tạo ở các khoa/ngành SP của Nhà trường với thực tế sinh động của
GDPT; hoàn thiện quy trình rèn luyện NVSP toàn khoá cho SV; tạo môi trường thuận
lợi để SV phát triển các năng lực SP.
- Tăng cường sử dụng CNTT và các phương tiện truyền thông trong đào tạo
giáo viên.
- Huy động giáo viên các trường phổ thông tham gia vào quá trình đào tạo của
khoa/ngành SP...
2.4. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên sư phạm
Việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV trong các khoa/ngành
SP phải tiến hành một cách đồng bộ, cả về nội dung, phương pháp và hình thức.
2.4.1. Về nội dung kiểm tra, đánh giá
Nội dung kiểm tra, đánh giá phải mang tính chất toàn diện, theo hướng chú
trọng năng lực phân tích, sáng tạo, tự cập nhật, đổi mới kiến thức; đạo đức nghề nghiệp;
năng lực nghiên cứu và ứng dụng KHGD; năng lực thực hành, năng lực tổ chức hoạt
động dạy học - giáo dục, năng lực thích nghi với các loại hình nhà trường phổ thông...
Từ đó, cụ thể hóa vào việc đánh giá từng môn học, từng hoạt động của SV.
2.4.2. Về phương pháp kiểm tra, đánh giá
278
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
Tùy theo đối tượng đánh giá là kiến thức, kỹ năng hay thái độ mà sử dụng các
phương pháp đánh giá (quan sát, vấn đáp, trắc nghiệm viết) thích hợp. Mỗi phương
pháp đánh giá đều có ưu điểm và hạn chế của nó nhưng đều có tác dụng trong việc
phát triển năng lực nghề nghiệp của SV. Nếu phương pháp vấn đáp đánh giá được kỹ
năng diễn đạt, trình bày vấn đề bằng ngôn ngữ nói của SV thì phương pháp trắc
nghiệm viết (tự luận) lại đánh giá được kỹ năng diễn đạt, trình bày vấn đề bằng ngôn
ngữ viết của SV.
2.4.3. Về hình thức kiểm tra, đánh giá
Hình thức kiểm tra, đánh giá cũng cần được đa dạng hóa, kết hợp chặt chẽ giữa
đánh giá thường xuyên/quá trình với đánh giá kết thúc học phần/môn học; giữa đánh
giá của giảng viên với tự đánh giá của SV; đánh giá của các trường/khoa SP với đánh
giá của các cơ sở giáo dục...
2.5. Tăng cường sự gắn kết giữa các khoa/ngành sư phạm với các cơ sở giáo
dục trong đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên
Các cơ sở giáo dục (trường mầm non, trường phổ thông) vừa là “thị trường lao
động” của các khoa/ngành SP, vừa là “thao trường” để SV rèn luyện những kỹ năng
nghề nghiệp cần thiết. Với vai trò như vậy, các cơ sở giáo dục không chỉ là người
tuyển dụng nhân lực của Nhà trường mà quan trọng hơn còn là người tham gia tích cực
vào quá trình đào tạo ra nguồn nhân lực đó.
Để tăng cường sự gắn kết giữa các khoa/ngành SP với các cơ sở giáo dục trong
đào tạo NVSP cho SV, Nhà trường cần xây dựng một cơ chế phối hợp chặt chẽ, trong
đó xác định rõ trách nhiệm của các khoa/ngành SP, của SV và của các cơ sở giáo dục.
Khi SV được “sống” thường xuyên trong một không gian SP sinh động như vậy, họ sẽ
có điều kiện để trải nghiệm những điều đã được học trước đây về trẻ em, về nghề dạy
học. Từ đây, tình cảm nghề nghiệp, kỹ năng nghề nghiệp được hình thành ở SV một
cách tự nhiên và bền vững.
2.6. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học giáo dục ở các khoa/ngành sư phạm
Để có cơ sở cho việc đổi mới công tác đào tạo giáo viên, bản thân các
khoa/ngành SP của Nhà trường phải đẩy mạnh nghiên cứu KHGD. Cụ thể, cần tập
trung vào các vấn đề sau đây: Phát triển chương trình đào tạo giáo viên, chương trình
GDPT; Bản chất của dạy học tích hợp và phân hóa ở trường phổ thông; Đổi mới
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học - giáo dục theo hướng phát huy tính tự
giác, tích cực, sáng tạo của người học; Những thay đổi trong lao động SP của người
279
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
giáo viên trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; Xây dựng môi trường
giáo dục; Kết hợp giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội...
3. Kết luận
Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo GV trong giai đoạn hiện nay là một yêu
cầu cấp thiết nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ GV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ
cấu, nâng cao chất lượng; góp phần đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT nước nhà. Là
một trong 7 trung tâm đào tạo giáo viên chất lượng cao của cả nước, Trường Đại học
Vinh càng ý thức sâu sắc hơn trách nhiệm của mình trong việc đổi mới và nâng cao
chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Chương trình phát triển ngành sư phạm và các
trường sư phạm, giai đoạn 2011-2020.
Dự án phát triển giáo viên THPT và TCCN (2009), Mô hình đào tạo giáo viên
THPT và TCCN trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Tài liệu hội thảo, Hà Nội.
Đảng cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành
Trung ương khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.
280