Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Bài tập lớn Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu Đại học Hàng Hải 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.27 KB, 35 trang )

BÀI TẬP LỚN GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

MỤC LỤC
MỤC LỤC...........................................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 :CƠ SỞ CHUNG VỀ GIAO NHẬN..............................................................................2
HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU...................................................................................................2
1.1. Cơ sở pháp lý về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.............................................2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ VỀ HÀNG HÓA............................................................................................13
VÀ TRANG THIẾT BỊ LÀM HÀNG...............................................................................................13
2.1. Mặt hàng phin lọc dùng cho máy móc...................................................................................13
CHƯƠNG 3: TIẾN HÀNH GIAO NHẬN HÀNG NGUYÊN CONTAINER NHẬP KHẨU MẶT
HÀNG PHIN LỌC............................................................................................................................15
KẾT LUẬN.......................................................................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................35

LỜI MỞ ĐẦU
Sau khi hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nhất
định. Để có được kết quả này, chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp to lớn
của ngoại thương – chiếc cầu nối kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới. Việc mở ra
các quan hệ ngoại thương và đầu tư quốc tế ngày càng rộng rãi đòi hỏi phải phát
triển không ngừng các hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.
Sinh viên : Đặng Khánh Linh

Lớp: KTN53 - ĐH3

1


BÀI TẬP LỚN GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU


Giao nhận hàng hoá là một lĩnh vực góp phần tích luỹ ngoại tệ, đơn giản hoá
các thủ tục làm cho hoạt động lưu thông hàng hoá diễn rất nhanh chóng, liên tục đảm
báo hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp được thuận lợi, đồng thòi cũng góp
phần tăng thêm mối quan hệ với các nước khác trên thế giới.
Biết rõ tầm quan trọng của việc nắm vững các quy trình thủ tục của quá trình
nhập khẩu hàng hoá, bài tập lớn môn học Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu đã
trình bày chi tiết cụ thể về hoạt động giao nhận một lô hàng, đem lại những kiến thức
hữu ích cho sinh viên.
Bài tập lớn Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở chung về giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
Chương 2: Cơ sở về hàng hóa và trang thiết bị làm hàng
Chương 3: Tiến hành giao nhận hàng nguyên container nhập khẩu mặt
hàng phin lọc dùng cho máy móc.

CHƯƠNG 1 :CƠ SỞ CHUNG VỀ GIAO NHẬN
HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
1.1. Cơ sở pháp lý về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.
1.1.1. Luật Quốc gia.
a) Luật Thương mại 2005.
Với mục đích thiết lập một cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh các hoạt động
thương mại nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế đất nước, mở rộng giao
lưu và hợp tác quốc tế trên mọi phương diện, Luật Thương mại Việt Nam đã được
Sinh viên : Đặng Khánh Linh

Lớp: KTN53 - ĐH3

2


BÀI TẬP LỚN GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU


Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 chính
thức thông qua ngày 14/06/2005 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2006.
Nội dung cơ bản của Luật Thương mại Việt Nam bao gồm những quy định về
các quan hệ pháp lý có liên quan đến các hoạt động thương mại, trong đó có hoạt
động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Các quy định có liên quan đến hoạt động
giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu nhằm mục đích đảm bảo an toàn vận chuyển
hàng hóa, khai thác có hiệu quả các tiềm năng của hoạt động giao nhận ở Việt Nam
để tạo nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển đất nước trên mọi phương diện, tăng
cường giao lưu và hợp tác trong khu vực và quốc tế.
b) Luật Hải quan.
Luật hải quan số 29/2001/QH10 và Luật số 42/2005/QH11 sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật hải quan đã hết hiệu lực vào cuối năm 2014. Hiện nay, nó được
thay thế bằng Luật hải quan 2014 số 54/2014/QH13 và chính thức có hiệu lực từ
ngày 01/01/2015.
Luât Hải quan 2014 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014 và có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
Luật này quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa được xuất
khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của
tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong lãnh thổ hải quan; về tổ chức và
hoạt động của Hải quan.
c) Các điều kiện kinh doanh chuẩn.
Góp phần vào việc điều chỉnh hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng
đường hàng không ở Việt Nam không thể không nhắc đến Các điều kiện kinh doanh
chuẩn của Hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam (VIFFAS) (gọi tắt là CĐKKDC).
CĐKKDC sẽ được áp dụng cho tất cả các dịch vụ được cung cấp, tiến hành,
thực hiện hoặc đưa ra bởi công ty đang hoạt động như những Người giao nhận vận
tải kể cả trong trường hợp Công ty này (hội viên của VIFFAS) đưa ra vận đơn hoặc
một chứng từ nào khác chứng tỏ hợp đồng chuyên chở giữa một bên không phải là

Công ty với khách hàng hoặc chủ hàng.
Sinh viên : Đặng Khánh Linh

Lớp: KTN53 - ĐH3

3


BÀI TẬP LỚN GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

Trong trường hợp Công ty hoạt động như người vận tải, những quy định của
chứng từ được phát hành bởi hoặc nhân danh Công ty mang nội dung của vận đơn,
dù chuyển nhượng được hay không, sẽ là bắt buộc và trong trường hợp có xung đột
các điều kiện thì những quy định của chứng từ vẫn bao trùm lên các điều kiện của
CĐKKDC trong phạm vi xung đột.
Đối với các dịch vụ liên quan đến thủ tục hải quan, thuế, giấy phép, tài liệu
lãnh sự, giấy chứng nhận xuất xứ, giám định, các loại giấy chứng nhận và các dịch
vụ tương tự hoặc ngẫu nhiên, Công ty luôn chỉ được coi là hành động như một đại lý
và không bao giờ được coi là người uỷ thác.
d) Các luật và quy định khác.
Bên cạnh những bộ luật và quy định trên, người giao nhận khi tiến hành hoạt
động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu còn cần quan tâm đến các văn bản pháp qui
của Chính Phủ như : Nghị định số 115/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định về điều
kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển, Luật thuế xuất nhập khẩu, luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của luật thuế xuất nhập khẩu, Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng
6 năm 2005….
Chính vì hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu ở Việt Nam được quản
lý, điều chỉnh bởi nhiều ngành, nhiều bộ luật khác nhau như vậy nên đòi hỏi người
làm hoạt động giao nhận phải nắm rõ tất cả những quy định đó thì mới tiến hành
công việc một cách nhanh chóng và thuận lợi.

1.1.2. Các quy tắc, quy chuẩn quốc tế và các công ước liên quan.
Bên cạnh nguồn luật quốc gia, nguồn luật quốc tế cũng có vai trò quan trọng
trong việc điều chỉnh hoạt động giao nhận hàng hóaxuất nhập khẩu. Vì người giao
nhận không chỉ giao dịch với đối tác người nước ngoài mà còn chuyên chở và giao
nhận hàng hoá trên lãnh thổ của nước khác hoặc lãnh thổ quốc tế. Cho nên, nguồn
luật quốc tế sẽ rất quan trọng nhất là khi có tranh chấp xảy ra. Người giao nhận cần
quan tâm đến các quy tắc và công ước quốc tế sau:
- Incoterms (viết tắt của International Commerce Terms - Các điều
khoản thương mại quốc tế) là một bộ các quy tắc thương mại quốc
Sinh viên : Đặng Khánh Linh

Lớp: KTN53 - ĐH3

4


BÀI TẬP LỚN GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

tế được Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) phát hành và được công nhận
và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Incoterm quy định những quy tắc có
liên quan đến giá cả và trách nhiệm của các bên (bên bán và bên mua)
trong một hoạt động thương mại quốc tế.
- Các văn kiện như: Điều lệ giao nhận, vận đơn,... do FIATA soạn thảo
được thừa nhận và sử dụng rộng rãi.
Khi mà vận tải và thương mại làm cho các quốc gia gần nhau cùng với xu thế
toàn cầu hoá như hiện nay, nguồn luật quốc tế không chỉ có tác dụng điều chỉnh và
giải quyết các tranh chấp mà còn nhằm làm giảm bớt những tranh chấp đó và thúc
đẩy thương mại quốc tế phát triển.
1.2. Cơ sở lý luận về nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.
1.2.1. Khái niệm dịch vụ giao nhận và người giao nhận.

Dịch vụ giao nhận (Freight Forwarding service), theo qui tắc mẫu của FIATA
về dịch vụ giao nhận “là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom
hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hoá cũng như các dịch vụ tư
vấn có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề Hải quan, tài chính, mua bảo
hiểm, thanh toán, thu thập các chứng từ có liên quan đến hàng hoá”.
Theo Điều 136 Luật Thương mại Việt Nam thì : “Giao nhận hàng hoá là
hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ
người gởi, tổ chức vận chuyển, lưu kho bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ
khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác cuả chủ hàng hoặc
của người vận tải”.
Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên
quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng
(người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng).
Người kinh doanh dịch vụ giao nhận gọi chung là người giao nhận (Forwarder,
Freight Forwarder, Forwarding Agent). Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu,
Công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ một người
nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá.

Sinh viên : Đặng Khánh Linh

Lớp: KTN53 - ĐH3

5


BÀI TẬP LỚN GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

Trước đây người giao nhận thường chỉ làm đại lý (Agent) thực hiện một số
công việc do các nhà xuất nhập khẩu (XNK) uỷ thác như xếp dỡ hàng hoá, lưu kho
bãi, làm thủ tục giấy tờ, lo liệu vận chuyển nội địa, thủ tục thanh toán tiền hàng...

Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế và những tiến bộ trong khoa
học kỹ thuật của ngành vận tải mà dịch vụ Giao nhận ngày càng được mở rộng hơn.
Ngày nay người Giao nhận đóng một vai trò quan trọng trong thương mại và vận tải
quốc tế. Người Giao nhận không chỉ làm các thủ tục Hải quan, thuê tàu mà còn cung
cấp dịch vụ trọn gói về toàn bộ quá trình vận tải và phân phối hàng hoá.
1.2.2. Vai trò của người giao nhận.
a, Người giao nhận đóng vai trò như một nhà môi giới hải quan.
Người giao nhận sẽ đảm nhiệm các công việc làm thủ tục hải quan cho hàng
hoá xuất khẩu và nhập khẩu. Đồng thời anh ta có thể mở rộng hoạt động phục vụ cả
hàng xuất khẩu và dành chỗ chở hàng trong vận tải quốc tế hoặc lưu cước với các
hóng tàu theo sự ủy thỏc của người xuất khẩu hoặc nhập khẩu, tùy thuộc vào hợp
đồng mua bán. Trên cơ sở được nhà nước cho phép, thay mặt người xuất khẩu nhập
khẩu để khai báo, làm thủ tục hải quan như một môi giới hải quan.
b, Người giao nhận sẽ hành động như một đại lý.
Người giao nhận có thể không đảm nhiệm trách nhiệm của người chuyên chở.
Anh ta chỉ hoạt động theo uỷ thác của người gửi hàng, hoạt động như cầu nối giữa
người gửi hàng và người chuyên chở như một đại lý. Người uỷ thác sẽ chịu mọi chi
phí trách nhiệm về hoạt động của người giao nhận khi họ thực hiện các công việc
được uỷ thác nhận hàng, giao hàng, làm thủ tục hải quan... trên cơ sở hợp đồng uỷ
thác.
c, Người giao nhận lo liệu việc chuyển tải và chuyển tiếp hàng hoá.
Người giao nhận sẽ căn cứ vào loại hàng hoá, yêu cầu của người gửi hàng và
qua việc xem xét lịch trình chạy tàu của hãng tàu để nghiên cứu thiết kế quá trình
chuyển tải và chuyển tiếp hàng hoá đảm bảo được thời gian, tuyến đường, tính nhan
chóng, tính hiệu quả và an toàn cho hàng hoá. Công việc này đòi hỏi như một nghệ
thuật cũng như óc tổ chức của nhà giao nhận.
d, Người giao nhận tổ chức các hoạt động gom hàng.
Sinh viên : Đặng Khánh Linh

Lớp: KTN53 - ĐH3


6


BÀI TẬP LỚN GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

Thông qua các hoạt động gom hàng, người giao nhận có thể cung cấp hàng
thường xuyên và đầy đủ cho các hãng vận chuyển, đồng thời tạo ra các đơn vị hàng
lớn hơn thuận tiện cho quá trình bốc xếp và bảo quản. Đặc biệt trong vận tải hàng
hoá bằng container dịch vụ gom hàng là không thể thiếu đợpc nhằm biến hàng lẻ
thành hàng nguyên để tận dụng sức chở của cont và giảm cước phí vận tải. Khi là
người gom hàng người giao nhận có thể đóng vai trò là người chuyên chở hoặc chỉ là
đại lý.
e, Người giao nhận tổ chức lưu kho và bảo quản hàng hoá.
Đây không chỉ đơn thuần là việc gửi hàng mà còn đảm nhiệm những công việc
sau:
- Phân loại hàng hoá
- Lưu kho cho hàng hoá
- Tổ chức bảo quản phù hợp với tính chất hàng hoá
- Là trung tâm phân phối lưu thông hàng hoá
f, Người giao nhận hoạt động như một người chuyên chở thực sự.
Người giao nhận cam kết với người gửi hàng về việc chuyên chở hàng hoá từ
địa điểm này tới địa điểm khác. Có thể người giao nhận không hề có phương tiện vận
chuyển hoặc chỉ có một phần, chỉ có thể vận chuyển hàng hoá ở một số chặng nhất
định và còn lại là sử dụng dịch vụ chuyên chở của bên thư ba nhưng họ cam kết với
chủ hàng bằng toàn bộ trách nhiệm của họ như một người chuyên chở thực sự để vận
chuyển hàng hoá đến địa điểm đích như quy định trong hợp đồng chuyên chở.
1.2.3. Quyền hạn nghĩa vụ của người giao nhận.
Người giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác.
Người giao nhận phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng

và phải chịu trách nhiệm về những sơ suất, lỗi lầm và thiếu sót do mình gây ra.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của
khách hàng thì người giao nhận có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng,
nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng.

Sinh viên : Đặng Khánh Linh

Lớp: KTN53 - ĐH3

7


BÀI TẬP LỚN GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

Sau khi ký kết hợp đồng, nếu xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không
thực hiện được toàn bộ hoặc một phần những chỉ dẫn của khách hàng thì người giao
nhận phải thông báo ngay cho khách hàng biết để xin chỉ dẫn thêm.
Trong trường hợp hợp đồng không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện
nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp
lý.
1.2.4. Giới hạn trách nhiệm của người giao nhận.
a) Khi người giao nhận là đại lý.
Người giao nhận hoạt động với danh nghĩa đại lý phải chịu trách nhiệm do lỗi
của bản thân mình hay lỗi của người làm thuê cho mình.
Ví dụ:
- Giao hàng trái với chỉ dẫn
- Quên mua bảo hiểm mặc dù đã có chỉ thị
- Lỗi lầm khi làm thủ tục hải quan
- Gửi hàng sai địa chỉ,chở hàng sai đến nơi qui định
- Giao hàng mà không thu tiền của người nhận hàng...

Người giao nhận cũng bị bên thứ ba khiếu nại về bất cứ hư hỏng hay mất mát
hàng hoá hay tổn hại cá nhân mà anh ta gây cho họ trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ. Tuy nhiên người giao nhận thường không nhận trách nhiệm về mình những hành
vi hay sơ suất của bên thứ ba như: người chuyên chở, người nhận lại dịch vụ giao
nhận... miễn là anh ta đã biểu hiện đầy đủ sự quan tâm chu đáo trong việc lựa chọn
bên thứ ba đó.
Điều đó được thể hiện qua điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn (Standard Trading
Condition) khi người giao nhận hoạt động với tư cách là đại lý trong việc thực hiện
chức năng truyền thống của mình như: lưu cước, lo vận chuyển và khai báo Hải
quan...
b) Khi người giao nhận là người uỷ thác, người chuyên chở.
Là người uỷ thác, người giao nhận là một bên ký hợp đồng độc lập nhận trách
nhiệm với danh nghĩa của mình thực hiện dịch vụ do khách hàng yêu cầu. Người này
chịu trách nhiệm về những hành vi sơ suất của người chuyên chở và người nhận lại
Sinh viên : Đặng Khánh Linh

Lớp: KTN53 - ĐH3

8


BÀI TẬP LỚN GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

dịch vụ giao nhận... mà anh ta sử dụng để thực hiện hợp đồng. Nói chung người giao
nhận thương lượng giá dịch vụ với khách hàng chứ không phải là nhận lại hoa hồng.
Khi người giao nhận đảm nhận vai trò của người uỷ thác để làm dịch vụ vận
tải đa phương thức thì điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn nói chung không áp dụng. Vì
không có công ước quốc tế được áp dụng nên hợp đồng vận tải liên hợp thường do
những qui tắc của Phòng thương mại quốc tế điều chỉnh gọi là:”Những qui tắc thống
nhất của ICC về một chứng từ thống nhất trong vận tải liên hợp”.

Tuy nhiên nếu người giao nhận không chịu trách nhiệm và những hư hỏng mất
mát của hàng hoá phát sinh từ những trường hợp sau đây:
- Do lỗi của khách hàng hoặc người được khách hàng uỷ thác.
- Khách hàng đóng gói và kẻ ký mã hiệu không phù hợp.
- Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hoá.
- Do chiến tranh, đình công.
- Do các trường hợp bất khả kháng (tuy nhiên người giao nhận phải
chứng minh được điều này).
Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trường hợp
anh ta tự vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận tải của chính mình
(Performing carrier) mà còn trong trường hợp anh ta bằng việc phát hành chứng từ
vận tải của mình hay cách khác, cam kết đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở
(người thầu chuyên chở - contracting carrier). Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ
liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu kho, bốc xếp hay phân phối... thì người giao nhận
sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên chở nếu người Giao nhận thực hiện các dịch vụ
trên bằng phương tiện và người cuả mình, hoặc người giao nhận đã cam kết rõ ràng
hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm như một người chuyên chở.
Ngoài ra người giao nhận sẽ không chịu trách nhiệm về các khoản lợi mà lẽ ra
khách hàng được hưởng về sự chậm trễ hoặc giao hàng sai địa chỉ mà không phải do
lỗi của mình
c) Việc miễn trừ hợp đồng.
Tuy nhiên trong việc hình thành những điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn, người
giao nhận được hưởng một số miễn trừ trách nhiệm mà lẽ ra họ phải chịu. Trong luật
Sinh viên : Đặng Khánh Linh

Lớp: KTN53 - ĐH3

9



BÀI TẬP LỚN GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

tập tục, người giao nhận khi hoạt động như người chuyên chở là một người chuyên
chở “công cộng” và phụ thuộc vào “trách nhiệm chặt chẽ”, nghiã là anh ta chịu trách
nhiệm về tổn thất hàng hoá do thiên tai hay do những nhân tố khác được miễn trừ
trách nhiệm theo luật tập tục
Trong thực tế người giao nhận nhận trách nhiệm chặt chẽ đó bằng cách qui
định trong điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn rằng anh ta không phải là người “chuyên
chở công cộng”.
1.2.5. Quan hệ của người giao nhận với các bên liên quan.
Trong lĩnh vực cơ quan, công sở, người giao nhận phải giao dịch với những cơ quan
sau:
- Cơ quan Hải quan để khai báo hải quan.
- Cơ quan Cảng để làm thủ tục thông cảng.
- Ngân hàng T.Ư để được phép kết hối, ngoài ra Ngân hàng là đơn vị
đứng ra bảo lãnh sẽ trả tiền cho người xuất khẩu và thực hiện thanh
toán tiền hàng cho người xuất khẩu.
- Bộ y tế, Bộ khoa học công nghệ và môi trường, Bộ văn hoá thông
tin... để xin giấy phép (nếu cần tuỳ theo từng mặt hàng).
- Cơ quan Lãnh sự để xin giấy chứng nhận xuất xứ.
- Cơ quan kiểm soát xuất nhập khẩu.
- Cơ quan cấp giấy vận tải.
Trong lĩnh vực tư nhân, người giao nhận phải giao dịch với các bên:
- Người chuyên chở hay các đaị lý khác như :
+ Chủ tàu
+ Người kinh dooanh vận tải đường bộ, đường sắt, hàng
không
+ Ngưòi kinh doanh vận tải thuỷ về mặt sắp xếp lịch trình và
vận chuyển, lưu cước.
- Người giữ kho để lưu kho hàng hoá

- Người bảo hiểm để bảo hiểm cho hàng hoá
- Tổ chức đóng gói bao bì để đóng gói hàng hoá
Sinh viên : Đặng Khánh Linh

Lớp: KTN53 - ĐH3

10


BÀI TẬP LỚN GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

- Ngân hàng thương mại để thực hiện tín dụng chứng từ

Chính phủ và các nhà đương cục khác


Cơ quan
quan Cảng
cảng

Cơ quan Hải quan

Kiểm soát xuất nhập khẩu. Giám sát ngoại hối
vận tải, cấp giấy phép y tế, cơ quan lãnh sự

QUAN HỆ CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN VỚI CÁC BÊN LIÊN QUAN
Người gửi,
người nhận

Người bảo hiểm

Sinh viên : Đặng
Khánh Linh
hàng hóa

NGƯÒI GIAO NHẬN

 Người chuyên chở và
các đại lý khác
 Chủ tàu
 Người kinh doanh vận
tải đường bộ, đường
sắt, đường không.
 Người kinh doanh vận
tải nội thủy
 Người giữ kho
 Tổ chức đóng gói
 Đại lý
 Ngân hàng
Lớp: KTN53 - ĐH3
Người bảo hiểm trách nhiệm

11


BÀI TẬP LỚN GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

1.2.6 Nghiệp vụ giao hàng nguyên container
a) Xuất khẩu
- Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác điền vào booking note và
đưa cho đại diện hãng tầu để xin ký cùng với bản danh mục hàng xuất

khẩu (cargo list).
- Sau khi đăng ký booking note, hãng tầu sẽ cấp lệnh giao vỏ container để
chủ hàng mượn.. và giao Packing List và Seal
- Chủ hàng lấy container rỗng về địa điềm đóng hàng của mình
Sinh viên : Đặng Khánh Linh

Lớp: KTN53 - ĐH3

12


BÀI TẬP LỚN GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

- Mời đại diện hải qian, kiểm nghiệm, kiểm dịch, giám đinh (nếu có) đến
kiểm tra và giám sát việc đóng hàng vào container. Sau khi đóng xong,
nhân viên hải quan sẽ niêm phong, kẹp chì container. Chủ hàng điều
chỉnh lại Packing List và Cargo List, nếu cần
- Chủ hàng vận chuyển và giao container cho tầu tại CY quy định, trước
khi hết thời gian quy định (closing time) của từng chuyến tầu (thường là
8 tiếng trước khi tầu bắt đầu xếp hàng) và lấy biên lai nhận container để
chở Mate’s Receipt;
- Sau khi container đã xếp lên tầu thì mang Mate’s Receipt; để đổi lấy
vận đơn.
b) Nhập khẩu.
- Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng mang B/L và giấy
giới thiệu của cơ quan để nhận D/O từ hãng tàu.
- Chủ hàng mang D/O đến Hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm hoá
(chủ hàng có thể đề nghị đưa cả Container về kho riêng hoặc ICD
để kiểm tra Hải quan nhưng phải trả vỏ Container đúng hạn).
- Sau khi hoàn tất thủ tục Hải quan, chủ hàng phải mang bộ chứng từ

nhận hàng cùng với D/O đến văn phòng quản lý tàu tại Cảng để xác
nhận D/O.
- Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ VỀ HÀNG HÓA
VÀ TRANG THIẾT BỊ LÀM HÀNG
2.1. Mặt hàng phin lọc dùng cho máy móc.
2.1.1. Mô tả chung về lô hàng.
Lô hàng phin lọc dùng cho máy móc được Công ty TNHH MỘT THÀNH
VIÊN PHỤ TÙNG VÀ PHIN LỌC nhập khẩu từ DONALDSON FILTRATION
ASIA PACEFIC PTE LTD (DFAP). Công ty TNHH MỘT THÀNH VIÊN PHỤ
Sinh viên : Đặng Khánh Linh

Lớp: KTN53 - ĐH3

13


BÀI TẬP LỚN GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

TÙNG VÀ PHIN LỌC kí hợp đồng thuê Công ty cổ phần thương mại và xuất nhập
khẩu Huy Quang đứng ra nhận hàng và làm thủ tục giao nhận hàng hóa.
2.1.2. Tính chất của lô hàng
- Mặt hàng: Filter
- Loại hàng: Hàng khô (Dry Cargo)
- Tính chất: Là những hàng hóa phải được bảo quản trong điều kiện khô ráo,
tránh ẩm ướt thì mới đảm bảo chất lượng của hàng. Hàng hóa đóng trong hộp, có
kích thước nhỏ, dễ bị tác động bởi ngoại lực nên cần chú ý chèn lót bằng các vật liệu
như mút, xốp, ….
- Số lượng: 2165 chiếc

- Trọng lượng cả bì (Gross Weight) : 7,865.000 KGS
- Thể tích hàng: 29.550 M3
- Hàng được gói trong túi và đóng trong thùng carton. Số lượng : 656 Cartons.
- Vận chuyển trong Container.
2.1.3. Bao bì và cách đóng gói.
Đây là loại hàng hóa có kích thước nhỏ, dễ bị tác động bởi các va đập vật lý
như va đập, chèn nén…. trong quá trình vận chuyển.
Bao bì trong: Trong các hộp carton của nhà sản xuất, mặt hàng phin lọc được
dựng trong túi nylon kín, sau đó được đặt trong lớp đệm xốp nhằm lấp đầy các
khoảng trống và gia cố cố định vị trí của hàng hóa.
Bao bì ngoài: Các hộp carton của nhà sản xuất được đặt tiếp trong hộp carton
giấy bì cứng, ở giữa có các vật liệu đệm.
2.2. Trang thiết bị.
Xe nâng hàng: dùng để phục vụ việc xếp, dỡ hàng hoá ra vào Container.
Pallet gỗ: dùng để cố định hàng hóa khi hàng được nâng lên bởi xe nâng.
Pallet cho phép di chuyển và xếp hàng hóa một cách hiệu quả.
Túi khí chèn lót: dùng để chèn vào khoảng trống giữa các kiện hàng trong
container. Trong quá trình bơm hơi, túi chèn lót phồng lên để lấp đầy các khoảng
trống và đẩy các pallet sát tường, giữ cho hàng hóa không xê dịch trong suốt quá
trình vận chuyển. Đồng thời các thay đổi hình dạng của túi chèn lót do các tác dụng
Sinh viên : Đặng Khánh Linh

Lớp: KTN53 - ĐH3

14


BÀI TẬP LỚN GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

lực lên nó cho phép túi hấp thụ và làm yếu đi các rung động trong vận chuyển mà

không làm hư hại hàng hóa.
Xe ô tô dùng để vận chuyển container đến cảng hoặc về kho hàng.
2.3. Con người.
Nhân viên chứng từ: chịu trách nhiệm chuẩn bị mọi chứng từ liên quan đến
việc thông quan để nhân viên khác đi làm việc với Hải quan và các cơ quan khác.
Nhân viên hiện trường: trực tiếp đi đến các kho bãi, cảng biển để làm các thủ
tục thông quan và nhận hàng từ các công ty vận tải.
Nhân viên chăm sóc khách hàng: chịu trách nhiệm liên lạc và thông báo với
khách hàng
Kế toán: hạch toán và kiểm soát thu chi khi tiến hành công việc.

CHƯƠNG 3: TIẾN HÀNH GIAO NHẬN HÀNG NGUYÊN
CONTAINER NHẬP KHẨU MẶT HÀNG PHIN LỌC
DÙNG CHO MÁY MÓC
3.1. Thiết kế tuyến đường, phương pháp giao nhận
3.1.1. Thiết kế tuyến đường.
Công ty nhập hàng theo điều kiện FCA.
Sinh viên : Đặng Khánh Linh

Lớp: KTN53 - ĐH3

15


BÀI TẬP LỚN GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

Cảng Singapore cách cảng hải phòng 1315 hải lý, nếu tốc độ trung bình là 13
hải lý/h thì mất khoảng 4 ngày để đến nơi. Tuyến đường vận chuyển năm trong Vùng
biển Đông Nam Á.
Sau khi nhận hàng tại kho của người bán, đóng hàng vào trong cont và vận

chuyển ra CY và giao cho người chuyên chở chặng chính. Trước đó đã liên lạc hãng
tàu để biết lịch tàu chạy.
Khi đã nhận được hàng sẽ thuê xe kéo cont về kho của khách hàng ở Quảng
Ninh.
3.1.2. Quy trình thực hiện nhập khẩu lô hàng.

Ký hợp đồng ủy
thác với người
nhập khẩu.

Đại lý của người
giao nhận ở nước
xuất khẩu đặt chỗ
ở hãng tàu.

Nhận xác nhận và
lệnh cấp vỏ
container rỗng.

Vận chuyển hàng
về cảng đích.

Cấp HB/L cho
người xuất khẩu
và làm thủ tục
xuất khẩu lô hàng.

Nhận hàng tại kho
người bán và
đóng vào

container.

Nhận và kiểm tra
bộ chứng từ

Làm thủ tục hải
quan nhập khẩu
lô hàng

Làm thủ tục lấy
hàng từ cảng

Sinh viên : Đặng Khánh Linh

Lớp: KTN53 - ĐH3

16


BÀI TẬP LỚN GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

Tiến hành thanh
toán chi phí làm
hàng với khách
hàng

Trả vỏ container
cho hãng tàu

Vận chuyển hàng

về kho của chủ
hàng

3.2. Phân tích quá trình.
Các giấy tờ liên quan khác được kẹp sau bài tập.
3.2.1 Ký hợp đồng ủy thác với người nhập khẩu.
Sau khi người nhập khẩu ký hợp đồng kinh tế với người xuất khẩu, người nhập
khẩu ký với người giao nhận hợp đồng ủy thác để ủy thác cho người giao nhận nhận
lô hàng từ kho người xuất khẩu để vận chuyển về kho người nhập khẩu.
a) Hợp đồng Kinh tế.

Sinh viên : Đặng Khánh Linh

Lớp: KTN53 - ĐH3

17


BÀI TẬP LỚN GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
= = = =***** = = = =

HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN, GIAO NHẬN HÀNG HOÁ
Số: 0108_15/HĐVC/P&F-HQ
- Căn cứ bộ luật dân sự đã được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005.
- Căn cứ Luật thương mại Việt Nam 2005
- Căn cứ các quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam về bốc xếp, vận chuyển và

giao nhận
- Căn cứ nhu cầu thực tế của hai bên.
Hôm nay, ngày 19 tháng 11 năm 2015, tại Hải Phòng, chúng tôi gồm có:
Bên A: ( Bên thuê vận chuyển ): Công ty TNHH MTV Phụ Tùng và Phin Lọc
Đại diện : Ông Nguyễn Quang Minh

Chức vụ : Giám Đốc

Địa chỉ : Tổ 2, Khu 4C, Cẩm Trung, Cẩm Phả, Quảng Ninh
MST : 5701730814
Điện thoại : 0333.933433
Tài khoản số : 0141000769766 Tại ngân hàng Vietcombank- CN Quảng Ninh
Bên B: ( Bên vận chuyển ): Công ty Cổ phần giao nhận kho vận ngoại thương
Hải Phòng
Đại diện : Ông Thái Duy Long

Chức vụ : Giám Đốc

Địa chỉ : Số 5 A, đường Hoàng Văn Thụ, Q.Hồng Bàng, Hải Phòng, Việt Nam
MST : 02000228955
Sinh viên : Đặng Khánh Linh

Lớp: KTN53 - ĐH3

18


BÀI TẬP LỚN GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

Điện thoại : 031. 842007 Fax : 031.3836 399

Tài Khoản số :165168719 Tại Ngân hàng ACB – CN Hải Phòng
Sau khi cân nhắc và bàn bạc hai bên thoả thuận ký hợp đồng này theo các điều khoản
sau:
Điều 1. Bên A uỷ thác cho bên B thực hiện tất cả các công việc để nhập khẩu lô
hàng sau:
-

Tên hàng: Phin lọc dùng cho máy móc (Filter)

-

Số lượng: 1 container 20’GP

-

Thành tiền: 33.275USD

Hàng phải được giao, nhận trong container chậm nhất vào ngày 05/12/2012
Cảng xếp hàng: Cảng Singapore - Singapore
Cảng dỡ hàng: Cảng Hải Phòng
Bên A uỷ thác cho bên B khai báo làm thủ tục Nhập khẩu hàng của bên A qua
cảng Hải Phòng (với hãng tàu, hải quan, kho hàng cảng, Vinacontrol, bảo hiểm và
các đơn vị liên quan).
Tổ chức tiếp nhận, vận tải, bảo quản, giao hàng về kho bên A (hoặc do bên A
chỉ định).
Điều 2: Trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng
1. Trách nhiệm của bên A:
- Cung cấp các chứng từ liên quan đến lô hàng xuất, nhập khẩu cho bên B để
khai báo, làm thủ tục với hải quan, hãng tàu, kho hàng cảng,...
- Giao chứng từ cho bên B phải đầy đủ, đảm bảo tính pháp lý và tính thời gian.

Trường hợp chứng từ không đảm bảo yêu cầu dẫn đến phát sinh chi phí (lưu kho, lưu
bãi, lưu vỏ cont..) bên A phải thanh toán cho bên B (khi bên B đã ứng trước theo yêu
cầu của bên A để giải quyết lấy hàng phục vụ cho sản xuất kinh doanh).
- Thông báo thời gian và địa điểm lấy hàng cho Bên B trước 2 ngày.
-Bố trí công nhân, cán bộ kỹ thuật sắp xếp dỡ hang hoá xuống phương tiện vận
tải cho bên B trong thời gian nhanh nhất tại địa điểm chuyển hàng của bên A
Sinh viên : Đặng Khánh Linh

Lớp: KTN53 - ĐH3

19


BÀI TẬP LỚN GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

- Tổ chức giải phóng hàng đối với hàng nhập khẩu trong vòng 24 giờ. Nếu việc
giải phóng hàng ngoài thời gian trên, bên A phải chịu (300.000đ/xe 40'/ngày;
200.000đ/xe 20'/ngày;120.000đồng/ngày xe hàng lẻ).
- Trường hợp hàng có đổ vỡ, tổn thất tại kho cảng phải mở kiện kiểm đếm khi
hải quan kiểm hoá, bên B thay mặt bên A mời giám định (phí giám định bên A chịu)
- Thanh toán cho bên B cước phí vận tải và các chi phí khác do bên B ứng trước
nếu có và đã được bên A thống nhất với bên B.
2. Trách nhiệm của bên B
- Chịu trách nhiệm bảo đảm thời gian làm thủ tục tiếp nhận hàng.
- Chuẩn bị đầy đủ số lượng, chất lượng phương tiện vận chuyển theo yêu cầu
của bên A ngay sau khi kết thúc quá trình vận chuyển bên B phải chuyển ngay cho
bên A chứng từ hoá đơn hợp lệ.
- Đảm bảo xếp hàng hoá lên xe phải an toàn chắc chắn đúng yêu cầu kỹ thuật
thì mới cho xe đi.Trong quá trình vận chuyển phải đảm bảo toàn vẹn cho container.
- Đáp ứng yêu cầu vận chuyển cho bên A. Nếu trong quá trình thực hiện phát

sinh trường hợp đặc biệt ảnh hưởng tới kế hoạch giao hàng phải kịp thời thông báo
cho bên A và cùng bên A khắc phục.
- Quá trình giao nhận, vận tải có xảy ra hư hao, mất mát (do chủ quan bên B gây
ra) bên B phải bồi thường cho bên A theo giá thị trường tại thời điểm đó. Trường
hợp container không nguyên chì hoặc bẹp, thủng bên B thông báo đầy đủ cho bên A
biết và yêu cầu bảo hiểm giám định, đảm bảo cho bên A có đầy đủ cơ sở pháp lý để
khiếu nại đòi bồi thường tổn thất.
- Lái xe đến trả hàng phải tuân thủ tuyệt đối các quy định về nội quy cơ quan,
an toàn kho bãi và chịu sự điều hành sắp xếp thứ tự của bên A
Điều 3: Cước phí và hình thức thanh toán
1. Cước phí: 65.000.000 VND
2. Đồng tiền tính toán: USD hoặc VND
3. Đồng tiền thanh toán: VND

Sinh viên : Đặng Khánh Linh

Lớp: KTN53 - ĐH3

20


BÀI TẬP LỚN GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

4. Phương thức thanh toán: Thanh toán bằng phương thức chuyển khoản,bên A
phải chịu mọi chi phí ngân hàng. bên B phải nhận được đủ số tiền ghi trên hóa đơn
và theo từng đề nghị thanh toán của bên B lập, thanh toán gọn hết từng lô hàng.
Trong trường hợp đồng tiền tính toán là USD, thanh toán bằng VND, áp dụng tỷ giá
của Ngân hàng ngoại thương Vietcombank tại thời điểm phát hành hóa đơn.
5. Chứng từ thanh toán: Hoá đơn do bộ tài chính phát hành (có thể hiện VAT)
và các chứng từ có liên quan khác.

6. Thời hạn thanh toán: Sau khi Bên B xuất hóa đơn và các chứng từ khác có
liên quan cho Bên A.
Nếu hết thời hạn thanh toán, Bên A không thanh toán đầy đủ cho Bên B thì Bên
A sẽ phải trả lãi đối với số tiền trả chậm theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà
nước qui định với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán.
Điều 4: Điều khoản trọng tài.
1. Nếu có bất kỳ mâu thuẫn nào phát sinh giữa hai bên thì trước tiên hai bên
phải thông báo cho nhau để hòa giải, thương lượng. Nếu không thể tự hòa giải thì
cuối cùng sẽ đưa ra giải quyết tại tòa án nhâ dân thành phố Hà Nội.
2. Bên thua kiện sẽ phải chịu mọi chi phí liên quan đến vụ kiện.
Điều 5: Điều khoản bất khả kháng.
1. Trong trường hợp bất khả kháng, bao gồm chiến tranh, động đất, lũ lụt, thời
tiết bất thường, thay đổi chính sách của chính phủ hay bất cứ trường hợp nào xảy ra
một cách khách quan mà các bên không thể dự đoán và không thể khắc phục được,
hai bên sẽ không phải chịu trách nhiệm pháp lý trong việc không thực hiện theo đúng
hợp đồng.
2. Khi điều kiện bất khả kháng kết thúc thì 2 bên sẽ chịu trách nhiệm thực hiện
hợp đồng trừ trường hợp hai bên có một thỏa thuận khác đường viết bằng văn bản.
Điều 6: Điều khoản chung.
Hai bên cam kết thực hiện đúng điều kiện, điều khoản của hợp đồng. Trong quá
trình thực hiện có vướng mắc hai bên chủ động gặp nhau giải quyết trên tinh thần
hợp tác và hiểu biết lẫn nhau. Trường hợp không thể thoả thuận được, buộc phải đưa

Sinh viên : Đặng Khánh Linh

Lớp: KTN53 - ĐH3

21



BÀI TẬP LỚN GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

ra toà án kinh tế giải quyết theo luật định. Phán quyết của toà án kinh tế là chung
thẩm để hai bên thực hiện, bên nào thua kiện bên đó phải chịu các chi phí.
Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ 1 bản có
hiệu lực thi hành kểt từ ngày 19/11/2015.
Hải phòng 19/11/2015
Địa diện bên A

Đại diện bên B

(đã ký)

(đã ký)

b) Hình thức của giấy uỷ quyền như sau:
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIẤY UỶ QUYỀN
Kính gửi: Chi cục hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng Khu vực II
Đại lý hàng tàu
Các cơ quan hữu quan
Công ty TNHH MTV Phụ Tùng và Phin Lọc uỷ quyền cho:
Công ty Cổ phần giao nhận kho vận ngoại thương Hải Phòng
Địa chỉ: Số 5 A, đường Hoàng Văn Thụ, Q.Hồng Bàng, Hải Phòng, Việt Nam.
Được thay mặt chúng tôi làm việc với Hải quan Hải Phòng, hãng tàu và các cơ
quan hữu quan làm các chứng từ liên quan phục vụ cho việc nhập khẩu lô hàng phin
lọc dùng cho máy móc từ Singapore được ký giữa Công ty TNHH MTV Phụ Tùng
và Phin Lọc và Công ty DONALDSON FILTRATION ASIA PACEFIC PTE LTD
(DFAP), Singapore. Được ký và ký sao y, đóng dấu và khai báo các chứng từ liên

quan đến lô hàng nêu trên.
Kính mong các quý cơ quan tạo mọi điều kiện giúp đỡ
Giấy uỷ quyền này có giá trị đến ngày 30/12/2015
Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên : Đặng Khánh Linh

Lớp: KTN53 - ĐH3

22


BÀI TẬP LỚN GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

Hải Phòng, Ngày 19/11/2015
Công ty TNHH MTV Phụ Tùng và Phin Lọc
Giám đốc:

Nguyễn Quang Minh

3.2.2 Đại lý của người giao nhận ở nước xuất khẩu đặt chỗ ở hãng tàu.
Người giao nhận sau khi ký hợp đồng ủy thác sẽ liên hệ với đại lý của mình bên
nước người xuất khẩu để tiến hành đặt chỗ ở hãng tàu với thời gian và số lượng phù
hợp với lô hàng cần vận chuyển thông qua booking request.
3.2.3 Nhận xác nhận và lệnh cấp vỏ container rỗng.
Sau khi nhận được booking request từ người giao nhận, hãng tàu gửi lại cho
người giao nhận giấy xác nhận đặt chỗ và lênh cấp container rỗng phù hợp với lô
hàng của khách hàng. Thông qua booking confirmation.
Đồng thời hãng tàu cấp lệnh giao vỏ container rỗng cho người giao nhận. Lái xe
khi lấy vỏ container phải kiểm tra kỹ vỏ container có phù hợp để đóng hàng hay

không.
3.2.4 Nhận hàng tại kho người bán và đóng vào container.
Sau khi lấy container rỗng từ hãng tàu người giao nhận đưa xe đến kéo
container từ hãng tàu về kho người bán để nhận hàng và tiến hành đóng hàng vào
container. Mời hải quan xác nhận, kiểm tra hàng sau đó niêm phong kẹp chì
container.
3.2.5 Cấp HB/L cho người xuất khẩu và làm thủ tục xuất khẩu lô hàng.
Sau khi đóng xong hàng vào container người giao nhận cấp cho người xuất
khẩu HB/L và vận chuyển container chứa hàng đến làm thủ tục xuất khẩu cho lô
hàng.
3.2.6 Vận chuyển hàng về cảng đích.
Sinh viên : Đặng Khánh Linh

Lớp: KTN53 - ĐH3

23


BÀI TẬP LỚN GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

Sau khi làm xong thủ tục hải quan cho lô hàng, tiến hành vận chuyển hàng ra
cảng, giao hàng cho hãng tàu để vận chuyển về cảng nhập và nhận MB/L do hãng tàu
cấp. Trứơc khi giao hàng cho ngươì chuyên chở, thì người giao nhận phải liên lạc với
hãng tàu để biết lịch tàu và tiến hành đăng ký lưu cước với hãng tàu.
3.2.7 Nhận và kiểm tra bộ chứng từ
Để có thể nhận hàng từ người vận chuyển và làm thủ tục hải quan cho hàng
hoá, người giao nhận phải kiểm tra chứng từ đầy đủ và chính xác. Bộ chứng từ gồm:
- Hợp đồng thương mại ( 01 bản sao )
- Hoá đơn thương mại ( 01 bản gốc + 01 bản sao )
- Packing list ( 01 bản gốc + 01 bản sao )

- C/O (01 bản gốc )
- giấy phép kinh doanh ( 01 bản sao )
- điện chuyển tiền ( 01 bản sao )
- Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá ( 01 bản gốc )
- Giấy uỷ quyền nhận hàng ( 01 bản gốc )
- Giấy uỷ quyền làm thủ tục hải quan ( 01 bản gốc )
- Vận đơn ( 01 bản gốc )
Các chứng từ sao y cần có chữ ký và xác nhận của chủ hàng và chủ hàng chịu
trách nhiệm trước pháp luật. Các nhân viên giao nhận của công ty kiểm tra những
thông tin sau để tránh tình trạng vướng mắc thủ tục hải quan và tồn đọng tại cảng:
người gửi, người nhận, hàng hóa, tên tàu, ngày tàu đến, số cont, số chì, cảng đi, cảng
đến….
Nhân viên phải kiểm tra tính chính xác và tính hợp lệ của Bộ chứng từ trước
khi khai báo Hải quan. Nếu có sai xót thì phải báo ngay cho Công ty TNHH MỘT
THÀNH VIÊN PHỤ TÙNG VÀ PHIN LỌC để kịp thời điều chỉnh, bổ sung vào bộ
chứng từ cho phù hợp, tránh sau này khi khai báo mới phát hiện ra thì sẽ mất thời
gian và chi phí điều chỉnh, ảnh hưởng đến tiến độ vận chuyển hàng hóa.
3.2.8. Làm thủ tục hải quan nhập khẩu lô hàng.
a) Khai báo hải quan

Sinh viên : Đặng Khánh Linh

Lớp: KTN53 - ĐH3

24


BÀI TẬP LỚN GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ hải quan, nhân viên giao nhận sẽ tiến hành

khai báo Hải quan điện tử qua phần mềm ECUS5 VNACCS.
Bước 1: Nhân viên nhập dữ liệu vào phần mềm ECUS5:
_Nhập thông tin tờ khai: Người nhập khẩu, người xuất khẩu, loại hình nhập
khẩu, hợp đồng, hóa đơn thương mại, phương tiện vận tải, nước xuất khẩu, cảng –
địa điểm xếp hàng, cảng – địa điểm dỡ hàng, điều kiện giao hàng, đồng tiền thanh
toán – tỷ giá tính thuế, phương thức thanh toán ….
_Nhập danh sách hàng tờ khai: Tên hàng – quy cách phẩm chất, mã số hàng
hóa (mã HS), xuất xứ hàng hóa, số lượng, đơn vị tính, đơn giá nguyên tệ, trị giá
nguyên tệ, thuế suất thuế nhập khẩu , thuế suất thuế VAT (10%).
Sau khi tiến hành ghi lại, phần mềm ECUS5 sẽ tự động tính số tiền thuế mà
doanh nghiệp phải nộp cho lô hàng này.
Bước 2: Sau khi nhập xong thì tiến hành khai báo, dữ liệu sẽ chuyển qua mạng vào
hệ thống tiếp nhận Hải quan. Hệ thống tiếp nhận của Hải quan nhận được các dữ liệu
này tự động cấp cho doanh nghiệp số tiếp nhận hồ sơ. Cán bộ hải quan kiểm tra dữ
liệu doanh nghiệp truyền đã chính xác và phản hồi số tờ khai.
Lưu ý: Nhân viên cần kiểm tra kĩ lưỡng các thông tin trên tờ khai mà mình đã
nhập để giảm tối đa sai sót
Bước 3: Sau khi kiểm tra tính hợp lệ và chính xác của các dữ liệu được truyền, cán
bộ Hải quan tiến hành việc phân luồng tờ khai và phản hồi cho doanh nghiệp
 Luồng xanh (luồng 1):

Hàng hóa không thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, hàng hóa không nằm trong
diện phải xin giấy phép, không nằm trong diện hưởng ưu đãi về thuế. Hàng hóa của
chủ hàng thuộc luồng này được miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế
hàng hóa. Doanh nghiệp thực hiện nộp thuế theo thông báo thuế mà hệ thống xuất ra
( nếu có). Sau đó in tờ khai thông quan, tờ mã vạch để sẵn sàng đi lấy hàng.
 Luồng vàng (luồng 2)
Hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, Danh mục
phải xin giấy phép của các Bộ, Ban, Ngành, hàng hóa xin được hưởng ưu đãi thuế
dựa trên C/O

Sinh viên : Đặng Khánh Linh

Lớp: KTN53 - ĐH3

25


×