Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

SKKN GIẢI PHÁP KHI áp DỤNG PHƯƠNG PHÁP dạy học dự án môn SINH học 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.59 KB, 4 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Kiên Giang, ngày 25 tháng 7 năm 2015

BÁO CÁO
GIẢI PHÁP TÁC NGHIỆP
____________

- Họ và tên: Hồ Văn Nguyên
- Chức danh: Tổ trưởng chuyên môn tổ Hóa - Sinh
- Đơn vị công tác: Trường THPT An Biên
1. Tên giải pháp
Giải pháp khi áp dụng phương pháp Dạy học dự án trong môn Sinh học lớp
12 ở trường THPT An Biên
2. Căn cứ:
- Hướng dẫn số 791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013 của Bộ Giáp dục và Đào
tạo về triển khai thí điểm chương trình giáo dục nhà trường phổ thông.
- Điều 28, Luật Giáo dục số 38/2005/QH 11
- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo
- Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo
Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ
3. Thực trạng tình hình:
3-1. Ưu điểm:
- Bản thân tôi và nhiều giáo viên khác đã được tập huấn về Dạy học và kiểm
tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh và tập
huấn Xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo
định hướng phát triển năng lực học sinh.
- Môn tin học đã được đưa vào giảng dạy trong nhà trường từ rất lâu, nên học
sinh có một trình độ tin học khá tốt, thuận lợi để tích hợp các môn.


- Học sinh đã có tài khoản để đăng nhập vào hệ thống “Trường học kết nối”
tại website: .
3-2. Hạn chế:
- Chương trình Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định
hướng phát triển năng lực học sinh đã được tập huấn cho các trường, nhưng chưa
phải bắt buộc nên giáo viên vẫn chưa thật sự bắt đầu.
- Đầu vào của học sinh trường THPT An Biên (và nhiều trường khác ở nông
thôn) đã có nâng cao hơn, nhưng vẫn còn thấp so với yêu cầu trung bình về học
lực khi tuyển vào, vì vậy khi thực hiện giải pháp dạy học dự án sẽ gặp khó khăn.
- Phần nhiều các em ít tiếp xúc với thực tế ruộng đồng, vườn rau, ao cá ...
Điều này cùng với lối học thụ động, thường là truyền thụ một chiều từ thầy đến
trò đã diễn ra nhiều năm trong nhà trường nói chung, nên đã khiến các em rất ít có
kĩ năng sống.
-1-


4. Các nội dung chính của giải pháp
4-1. Các nội dung của giải pháp:
a) Xây dựng ý tưởng để thực hiện giải pháp, làm cho giáo viên hiểu rõ
phương pháp dạy học dự án, tạo sự đồng thuận trong tổ chuyên môn và nhà
trường. Hiệu quả của nội dung này là khắc phục được thực trạng dù đã được triển
khai nhưng phương pháp Dạy học dự án chưa thực sự phổ biến trong nhà trường;
qua đó cũng góp phần tuyên truyền tính chất có lợi của phương pháp dạy học tiên
tiến này; tạo ra sự đồng thuận và sự ủng hộ ở trong tổ chuyên môn, của lãnh đạo
nhà trường, tạo điều kiện vận dụng được việc tích hợp các môn học.
b) Cho học sinh hiểu như thế nào là Dạy học dự án và học tập theo dự án.
Chuẩn bị các kĩ năng, các điều kiện cần thiết cho học sinh khi thực hiện học tập
theo dự án; phát huy khả năng tin học của học sinh để tích hợp liên môn trong
quá trình thực hiện. Hiệu quả của nội dung này là tôi đã khai thác được những
thuận lợi của thực trạng nhà trường và của học sinh trước khi thực hiện giải pháp.

Ngoài ra tôi cũng tạo được sự ủng hộ từ chính học sinh của mình.
c) Thực hiện giải pháp từ dễ đến khó để hạn chế khó khăn về học lực ở đầu
vào; chọn dự án học tập là phần Sinh thái để tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc
với thực tế nhiều hơn, từ đó mà hình thành kĩ năng cho học sinh, trong đó có kĩ
năng sống. Hiệu quả của nội dung này là tôi đã khắc phục được những hạn chế
về học lực của học sinh; giúp học sinh làm quen dần với phương pháp học tập
mới; góp phần giảm thiểu khó khăn cho học sinh khi thực hiện dự án.
4-2. Việc triển khai thực hiện các nội dung của giải pháp qua hai dự án
học tập ở môn Sinh học 12:
a) Dự án 1: Tìm hiểu và xây dựng các vấn đề học tập của bài 34: Sự phát
sinh loài người.
- Bước 1: Tôi đề nghị thành lập nhóm theo tổ. Sau đó tôi phổ biến nhiệm vụ học
tập của dự án cho các nhóm. Thời gian thực hiện của các nhóm là từ 5/1/2015
đến 13/1/2015 (khoảng hơn một tuần). Hướng dẫn cho các nhóm tham khảo
thêm ở sách giáo khoa sinh học 12 nâng cao và giới thiệu các website để các em
khai thác tài liệu như website: .
- Bước 2: Các nhóm lập kế hoạch theo hướng dẫn của giáo viên và gởi lại cho
thầy để chỉnh sửa. Sau đó các nhóm bắt tay vào thực hiện các nhiệm vụ học tập
của nhóm mình.
- Bước 3: Các nhóm báo cáo sản phẩm đã hoàn thành trong tiết 2, sáng thứ 5
ngày 15/1/2015. Có mời thầy, cô trong và ngoài nhà trường cùng dự giờ.
- Bước 4: Kiểm tra bằng TNKQ để đánh giá hiệu quả của dự án.
b) Dự án 2: Hoạt động của con người và sự tác động tới cuộc sống của con
người, tới các quần thể, quần xã sinh vật. Biện pháp khắc phục.
- Bước 1: Giới thiệu tên dự án, mục đích, yêu cầu của dự án, thời gian hoàn thành.
Sau đó cùng học sinh xây dựng bản đồ khái niệm có liên quan đến dự án.
- Bước 2: Cho học sinh thành lập nhóm và đặt tên nhóm theo sở thích. Từ nhiệm
vụ chung của dự án, tôi hướng dẫn các nhóm chọn những đề tài nhỏ hơn.
- Bước 3: Hướng dẫn cho các nhóm cách thực hiện đề tài của dự án.
- Bước 4: Các nhóm hoàn thành sản phẩm chuẩn bị báo cáo. Kết quả có 10 sản

phẩm (gồm 8 video clip; 2 sản phẩm trình chiếu PowerPoint).
-2-


- Bước 5: Tổ chức cho các nhóm báo cáo sản phẩm của dự án trước thầy, cô
giáo trong và ngoài nhà trường. Thời gian vào 14 giờ ngày 21/3/2015 tại hội
trường trường THPT An Biên.
5. Kết quả thực hiện và phạm vi áp dụng nhân rộng:
5-1: Một số kết quả thu được qua việc thực hiện giải pháp:
a) Bảng so sánh kết quả hai kiểu dạy học ở hai lớp có trình độ tương đương:
Lớp
Điểm
Điểm từ 5 Điểm từ 7
Điểm từ
Hình thức
dưới 5
đến 6
đến 8
9 đến 10
dạy học
12a1(41 em)
8
27
6
0
Truyền thống
12a3(43 em)
3
16
18

6
Dạy học dự án
b) Bảng so sánh kết quả về học tập của học sinh:
Trước khi áp dụng giải pháp

Sau khi áp dụng giải pháp

Học sinh ít chứng tỏ được kĩ năng
sống; tỷ lệ học sinh 12 đạt trung bình
bộ môn chỉ có 72%, có 9,6% giỏi.

Góp phần nâng cao kĩ năng sống cho
học sinh 12; tỷ lệ học sinh12 đạt trung
bình bộ môn là 100%, có 23,5% giỏi.

c) Bảng so sánh về tác động của giải pháp đến thầy, cô giáo:
Vấn đề thăm dò ý kiến
Ý kiến thầy , cô giáo
Trước khi có giải pháp Có biết phương pháp Dạy học dự án nhưng
thấy khó thực hiện quá vì chưa tìm hiểu kĩ.
Sau khi thực hiện giải Hiểu rõ cách thực hiện hơn và cảm thấy có
pháp
thể áp dụng ngay ở năm học sau vào môn
học của mình.
Vai trò của Dạy học
Rất hữu ích cho học sinh; cảm thấy tin
dự án
tưởng năng lực học sinh hơn.
trong nhà trường


Tỷ lệ đồng ý
25/25 (100%)
19/25
(76%)
19/25
(76%)

5-2. Khả năng ứng dụng và hướng phát triển của giải pháp:
a) Khả năng ứng dụng: Rất rộng: học sinh có thể thực hiện nhiều hình thức dự
án học tập khác nhau như sưu tầm tài liệu, hiện vật; viết kịch bản; làm phim, làm
videoclip; diễn kịch ...
b) Hướng phát triển của giải pháp: Có thể áp dụng cho nhiều môn, ở nhiều
trường học khác nhau trong phạm vi một tỉnh và cả nước. Đối tượng áp dụng
không chỉ cho học sinh lớp 12 mà còn ở cả lớp 10, lớp 11.
6. Kiến nghị: Sở Giáo dục & Đào tạo Kiên Giang cần mở nhiều hội thảo về
áp dụng Dạy học dự án vào nhà trường ở cả cấp THPT và THCS.
Người báo cáo

HỒ VĂN NGUYÊN
-3-


-4-



×