Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Danh nghĩa lịch sử” trong thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế về chủ quyền biển và hải đảo dưới góc độ luật quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 111 trang )

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

QUC CNG

"Danh nghĩa Lịch sử"
trong thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc Tế
về chủ quyền biển và hải đảo d-ới góc độ Luật quốc tế

LUN VN THC S LUT HC

H NI - 2015


I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT

QUC CNG

"Danh nghĩa Lịch sử"
trong thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc Tế
về chủ quyền biển và hải đảo d-ới góc độ Luật quốc tế
Chuyờn ngnh: Lut Quc t
Mó s: 60 38 01 08

LUN VN THC S LUT HC

Cỏn b hng dn khoa hc: PGS. TS. NGUYN B DIN

H NI - 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

Đỗ Quốc Cường


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ cái viết tắt
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DANH NGHĨA LỊCH
SỬ TRONG LUẬT PHÁP QUỐC TẾ ............................................. 6
1.1.

Nguồn gốc và vị trí của khái niệm “danh nghĩa lịch sử” trong
luật biển quốc tế.................................................................................. 6


1.1.1. Nguồn gốc của khái niệm ..................................................................... 8
1.1.2. Vị trí của “danh nghĩa lịch sử” trong luật biển quốc tế...................... 11
1.2.

Định nghĩa và các yếu tố cấu thành nên “danh nghĩa lịch sử” .... 16

1.2.1. Định nghĩa của “danh nghĩa lịch sử” ................................................. 16
1.2.2. Các Yếu tố Cấu thành nên “Danh nghĩa Lịch sử” ............................. 19
1.3.

“Danh nghĩa lịch sử” trong thực tiễn hành vi quốc gia ................ 32

1.4.

Tầm quan trọng của “danh nghĩa lịch sử” trong luật pháp quốc tế .. 34

Chương 2: “DANH NGHĨA LỊCH SỬ” TRONG THỰC TIỄN GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ .............................................. 35
2.1.

Vụ việc Đảo Palmas giữa Hoa Kỳ và Hà Lan năm 1928 .............. 35

2.1.1. Khái quát về tranh chấp ...................................................................... 35
2.1.2. Khái quát Phán quyết của Trọng tài viên ........................................... 36
2.1.3. Đánh giá về Phán quyết của Trọng tài viên ....................................... 40
2.2.

Tranh chấp về chủ quyền trên hai nhóm đảo Minquiers và
Ecrehos giữa Anh và Pháp .............................................................. 41


2.2.1. Sơ lược về tranh chấp giữa Vương Quốc Anh và Pháp ..................... 41


2.2.2. Quyết định của Tòa ............................................................................ 43
2.3.

Vụ việc Trọng tài Eritrea/Yemen ................................................... 45

2.3.1. Khái quát về tranh chấp ...................................................................... 45
2.3.2. Phân tích Phán quyết của Tòa Trọng tài ............................................ 46
2.4.

Tranh chấp về chủ quyền trên hai đảo Pulau Ligitan và
Pulau Sipadan giữa Indonesia và Malaysia ................................... 49

2.4.1. Khái quát về tranh chấp ...................................................................... 49
2.4.2. Yếu tố “danh nghĩa lịch sử” trong quá trình giải quyết vụ việc ........ 49
2.5.

Các kết luận rút ra được từ lịch sử giải quyết những tranh
chấp về chủ quyền biển – hải đảo liên quan tới “danh nghĩa
lịch sử” ............................................................................................... 56

Chương 3: “DANH NGHĨA LỊCH SỬ - CÁC QUYỀN LỊCH SỬ” CỦA
TRUNG QUỐC TẠI BIỂN ĐÔNG DƯỚI GÓC ĐỘ LUẬT
PHÁP QUỐC TẾ ............................................................................... 58
3.1.

Sơ lược về yêu sách “danh nghĩa lịch sử - các quyền lịch sử”
của Trung Quốc trong Biển Đông................................................... 58


3.1.1. Tóm tắt tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông .................................. 58
3.1.2. Khái quát yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông ....... 60
3.2.

Phân tích các yếu tố cấu thành nên“danh nghĩa lịch sử” của
Trung Quốc đối với các đảo trên Biển Đông ................................. 63

3.2.1. Sự thực thi chủ quyền hòa bình và liên tục trong một khoảng thời
gian đáng kể........................................................................................ 63
3.2.2. Sự công nhận của các quốc gia khác .................................................. 75
3.2.3. Sự phản đối liên tục từ bên ngoài ....................................................... 86
3.3.

Nhận định về “danh nghĩa lịch sử” của Trung Quốc ................... 92

KẾT LUẬN .................................................................................................... 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 97


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

CHND Trung Hoa

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

CHXHCN Việt Nam

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam


ICJ

Tòa án Công lý Quốc tế

ILC

Ủy ban Luật pháp Quốc tế

Liên bang CHXHCN Xô-

Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô-

viết

viết

PCA

Tòa Trọng tài Thường trực

UNCLOS

Công ước Liên hợp Quốc về Luật Biển

UNCLOS I, III

Hội nghị của Liên hợp Quốc về Luật Biển
lần thứ Nhất và lần thứ Ba

Việt Nam DCCH


Việt Nam Dân chủ Cộng hòa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia đối với chủ quyền biển và hải đảo
diễn ra phổ biến trên phạm vi toàn cầu. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương
tất yếu cũng không tránh khỏi xu thế đó. Nhiều tranh chấp giữa các quốc gia
tại khu vực này về chủ quyền biển và hải đảo đã tồn tại dai dẳng nhiều thập
niên, mà tiêu biểu phải kể đến tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật Bản trên
Biển Hoa Đông hay giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á (Việt Nam,
Philippin, Brunei,…) trên Biển Đông. Một điều dễ nhận thấy đó là trong các
tranh chấp này, Trung Quốc luôn tuyên bố rằng mình có “danh nghĩa lịch sử”
hợp pháp đối với các khu vực đang có tranh chấp tại Biển Đông và Biển Hoa
Đông. Vậy khái niệm “danh nghĩa lịch sử” ấy là như thế nào?
Trong lịch sử lâu dài các tranh chấp quốc tế về chủ quyền biển và hải
đảo, có nhiều lý do được các quốc gia đưa ra nhằm hợp thức hóa cho các lập
luận nhằm củng cố cho yêu sách của mình như là xuất phát từ hiệu lực của
điều ước quốc tế; các lý do về kinh tế, chính trị, văn hóa; quyền phát sinh từ
hoạt động chiếm cứ hữu hiệu, v…v… Một trong những phương tiện pháp lý
được nhiều quốc gia dựa vào là “danh nghĩa lịch sử”. Trên thực tế, đến nay
vẫn chưa tồn tại một định nghĩa toàn diện và thống nhất về khái niệm “danh
nghĩa lịch sử” được ghi nhận trong các điều ước quốc tế. Một văn kiện pháp
lý quan trọng điều chỉnh hành vi của các quốc gia trên biển là Công ước Luật
Biển của Liên Hợp Quốc 1982 cũng chỉ đề cập tới khái niệm này qua tên gọi
(như là tại các Điều 15 hay Điều 298) mà không đưa ra định nghĩa rõ ràng về
“danh nghĩa lịch sử”. “Danh nghĩa lịch sử” nhìn chung chỉ được qui định
thông qua hệ thống tập quán pháp và án lệ pháp quốc tế và có thể thấy các nhà
nghiên cứu luật học trên thế giới khi xây dựng khái niệm về “danh nghĩa lịch

sử” cũng chủ yếu tham khảo từ các nguồn này.
1


Như đã nói đến ở trên, trong nhiều vụ việc tranh chấp quốc tế về chủ
quyền biển và hải đảo, một bên hoặc cả hai bên trong vụ việc đều đã dựa vào
“danh nghĩa lịch sử” để làm nền tảng cho một phần hoặc toàn bộ lập luận của
mình để bảo vệ cho quan điểm của mình như là vụ việc Hoạch định Biển và
các Vấn đề Lãnh thổ giữa Qatar và Bahrain, vụ việc Minquiers và Ecrehos hay
vụ việc Trọng tài giữa Eritrea-Yemen, v…v… Trong trường hợp nếu Trung
Quốc đồng ý đưa một trong những tranh chấp chủ quyền của mình tại Biển
Đông hoặc Biển Hoa Đông ( có thể là với Nhật Bản, Philippin hoặc đặc biệt là
Việt Nam) ra một thiết chế tài phán quốc tế để giải quyết như là Tòa án Công
lý Quốc tế (ICJ), thì khả năng cao là Trung Quốc sẽ biện hộ cho quan điểm của
mình trên cơ sở “danh nghĩa lịch sử”. Tuy vậy, đáng tiếc là cho tới thời điểm
này tại Việt Nam vẫn chưa có một nghiên cứu riêng biệt, đầy đủ và toàn diện
về khái niệm “danh nghĩa lịch sử” cũng như thực tiễn xét xử và quan điểm luật
học của các Tòa án Quốc tế liên quan đến khái niệm này. Vì thế, yêu cầu đặt ra
hiện nay là cần có đề tài đi sâu vào các vấn đề về lý thuyết và thực tiễn xoay
quanh “danh nghĩa lịch sử” với tư cách như là một công cụ pháp lý được sử
dụng nhiều lần trong các tranh chấp quốc tế về chủ quyền biển và hải đảo, từ
đó đưa ra những phân tích, dự báo về mức độ thuyết phục trong “danh nghĩa
lịch sử” mà Trung Quốc đưa ra trong trường hợp nước này nhất trí đưa tranh
chấp của mình lên một thiết chế tài phán quốc tế để giải quyết.
Xuất phát từ lí do đó, tôi quyết định chọn đề tài: “Danh nghĩa Lịch
sử” trong thực tiễn giải quyết tranh chấp quốc tế về chủ quyền biển và hải
đảo dưới góc độ Luật quốc tế, làm luận văn thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Đề tài được lựa chọn, xét về mặt khái niệm “danh nghĩa lịch sử” trong
công pháp quốc tế nói chung, không phải là mới mẻ do trên thực tế có khá nhiều

công trình nghiên cứu được thực hiện trên thế giới, tiêu biểu có thể kể đến:

2


- Kozlowski A., The Legal Construct Of Historic Title to Territory in
International Law – An Overview, Polish Yearbook of International Law, Vol.
30 (2010), pp. 61 – 100.
- Blum Y.Z, Historic Titles in International Law, M. Nijhoff, La Haye;
1965, pp. 53 – 55.
- Blum Y.Z., “Historic Rights”, in Rudolf Bernhardt (ed.),
Encyclopedia

of

Public

International

Law,

Installment

7

(Amsterdam:North-Holland Publishing Co., 1984).
- Gioia A., Historic Titles in Rudiger Wolfrum (ed), Max Planck
Encyclopedia of Public International Law, vol IV (Oxford, OUP, 2012)
819 MN 17.
Tuy nhiên, các tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về công pháp quốc tế nói

chung và luật biển nói riêng tại Việt Nam vẫn chỉ mới đề cập rất sơ qua về
khái niệm này mà chưa đi sâu vào phân tích các nội dung bao hàm bên trong
của nó, về thực tiễn áp dụng khái niệm trong các tranh chấp quốc tế về chủ
quyền biển và hải đảo cũng như là nội dung và giá trị thực chất của “danh
nghĩa lịch sử” của Trung Quốc trên Biển Đông trên cơ sở những phân tích về
mặt lý thuyết và thực tiễn đó.
3. Tính mới và đóng góp của đề tài
Thông qua nghiên cứu hiện tại người viết mong muốn được đưa ra những
phân tích về những nội dung cơ bản nhất về lý thuyết xoay quanh khái niệm
“danh nghĩa lịch sử” như là nguồn gốc, vị trí của nó trong luật pháp quốc tế, định
nghĩa, đặc điểm, v…v… Bên cạnh đó là một số kết luận về quan điểm của cơ
quan tài phán quốc tế đối với phương tiện pháp lý này để từ đó đưa ra những dự
báo về khả năng thành công của “danh nghĩa lịch sử” của Trung Quốc trong
trường hợp nước này đồng ý đưa tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông ra giải
quyết tại một cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền. Đây là những nội dung
mới, chưa có nghiên cứu riêng biệt nào trước đó của Việt Nam.
3


4. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát. Trình bày và phân tích các vấn đề về lý luận của
khái niệm“danh nghĩa lịch sử”; Phân tích thực tiễn áp dụng khái niệm “danh
nghĩa lịch sử” trong giải quyết tranh chấp quốc tế về chủ quyền biển và hải
đảo; Đưa ra những phân tích và dự đoán về mức độ thuyết phục trong các
“danh nghĩa lịch sử” do Trung Quốc đưa ra.
- Mục tiêu cụ thể. Bài viết dựa trên cơ sở các lập luận của các cơ quan
tài phán quốc tế để xây dựng nên phán quyết trong các tranh chấp quốc tế về
chủ quyền biển và hải đảo, lý luận của các chuyên gia luật học thế giới và
thực tiễn hành vi các quốc gia để đưa ra những nội dung cơ bản nhất về “danh
nghĩa lịch sử”; Phân tích một số vụ tranh chấp tiêu biểu đã được đưa ra thiết

chế tài phán quốc tế để giải quyết trong đó các bên (hoặc một bên) trong tranh
chấp chủ yếu dựa vào “danh nghĩa lịch sử” để củng cố cho yêu sách của mình,
và cách thức cơ quan tài phán biện luận để đưa ra phán quyết của mình đối
với căn cứ đó, từ đó rút ra một số điểm mang tính mấu chốt trong quan điểm
của cơ quan tài phán quốc tế về “danh nghĩa lịch sử”; Phân tích “danh nghĩa
lịch sử” mà Trung Quốc đưa ra trong tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông từ
đó dự đoán về mức độ thuyết phục của chúng trong trường hợp các bên đồng
ý đưa vụ việc ra giải quyết tại một cơ quan tài phán quốc tế.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là khái niệm “danh nghĩa lịch sử” trong công
pháp quốc tế;
- Phạm vi nghiên cứu: các quy định của luật thành văn, tập quán pháp,
học thuyết và đặc biệt là hệ thống án lệ về “danh nghĩa lịch sử”.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên c ơ sở phương pháp biện chứng duy vật ,
phương pháp tổ ng hơ ̣p , thố ng kê, phương pháp phân tích, phương pháp quan
sát, so sánh,...
4


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầ u và kế t luận , nội dung dự kiến của luận văn bao gồm
ba phần lớn với những ý tưởng triển khai tập trung vào:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về “danh nghĩa lịch sử” trong luật
pháp quốc tế.
Chương 2. “Danh nghĩa lịch sử” trong thực tiễn giải quyết tranh chấp
quốc tế.
Chương 3. “Danh nghĩa lịch sử - các quyền lịch sử” của Trung Quốc
tại Biển Đông dưới góc độ luật pháp quốc tế.


5


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DANH NGHĨA LỊCH SỬ
TRONG LUẬT PHÁP QUỐC TẾ
1.1. Nguồn gốc và vị trí của khái niệm “danh nghĩa lịch sử” trong
luật biển quốc tế
Trước hết, xét dưới góc độ lý thuyết cần phải làm rõ một số vấn đề
như sau:
Thứ nhất, trong lĩnh vực công pháp quốc tế nói chung và luật biển nói
riêng, vào thời điểm ban đầu “danh nghĩa lịch sử” (historic title) bắt nguồn từ
hai thuật ngữ“vùng nước lịch sử” (historic waters) hay ở phạm vi hẹp hơn là
“các vịnh lịch sử” (historic bays), và sự hình thành nên hai khái niệm này
trong luật pháp quốc tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Do đó, có thể
khẳng định rằng nói đến nguồn gốc của “danh nghĩa lịch sử” là nói đến nguồn
gốc của các thuật ngữ “vùng nước lịch sử” và “vịnh lịch sử”.
Thứ hai, bên cạnh các thuật ngữ “danh nghĩa lịch sử” (historic title),
“vùng nước lịch sử” (historic waters), “vịnh lịch sử” (historic bay), còn xuất
hiện một số thuật ngữ có liên quan như là “danh nghĩa có tính chất lịch sử”
(historical title), “vùng nước có tính chất lịch sử” (historical waters), dường
như là ba thuật ngữ đầu tiên được sử dụng phổ biến hơn cả trong các văn bản
chính thức (ví dụ như Công ước Liên hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 đều
sử dụng từ “historic bays” hay là “historic titles” tại các điều 10, 15 và 298;
hai nghiên cứu chuyên sâu của Ban Thư kí LHQ về vấn đề này cũng có tiêu
đề là Historic Bays, tài liệu mã số A/CONF.13/1 và Juridicial Regime of
Historic Waters, Including Historic Bays tài liệu mã số A/CN.4/143) và
những công trình nghiên cứu chuyên sâu của các học giả uy tín cũng sử dụng
những thuật ngữ tương tự, ví dụ như các công trình của Artur Kozlowski (The


6


Legal Construct Of Historic Title to Territory in International Law – An
Overview), Yehuda Blum (Historic Titles in International Law), Andrea Gioia
(Historic Titles). Thậm chí, có học giả còn cho rằng giữa những thuật ngữ này
dường như không có sự phân biệt đáng kể, điển hình như Kozlowski đã cho
rằng: “Như vậy, nếu đối tượng được cân nhắc ở đây là danh nghĩa lịch sử
(đôi khi cũng được nhắc đến như là danh nghĩa có tính chất lịch sử)…”
(Thus, if the object of consideration here is historic title (also sometimes
referred to as historical title)…) [48, tr.63]. Trong phán quyết của tòa trọng tài
trong vụ việc Eritrea/Yemen (Giai đoạn I – Chủ quyền lãnh thổ và phạm vi
của tranh chấp), tòa và các bên cũng sử dụng thuật ngữ “historic title” [50].
Như vậy, dường như ở đây vấn đề về tên gọi của học thuyết này đạt được một
sự nhất quán tương đối cao trong luật pháp quốc tế, và cái được quan tâm đến
nhiều hơn ở đây là những nội hàm bên trong của nó, mà sẽ được phân tích chi
tiết hơn tại phần dưới.
Thứ ba, có một điều chắc chắn là bên cạnh “các vùng nước lịch sử vịnh lịch sử”, dường như là khái niệm danh nghĩa lịch sử có thể áp dụng
tương tự cho những nỗ lực nhằm chứng minh các quyền chủ quyền đối với
các vùng lãnh thổ đất liền trên biển [48, tr.64]. Một khi đã phân tích nghiên
cứu các phán quyết của tòa án quốc tế thì khó có thể bác bỏ được ý kiến này.
Thuật ngữ “danh nghĩa lịch sử” xuất hiện trong phán quyết nổi tiếng của Tòa
án Công lý Quốc tế (ICJ) trong tranh chấp giữa Anh và Na Uy về quyền tự
do đánh bắt trong Biển Bắc (1951) [31]. Vụ việc này là về nỗ lực của Na Uy
nhằm mở rộng lãnh hải của mình sử dụng phương pháp đường cơ sở thẳng,
có dựa vào tập quán lịch sử. Khái niệm danh nghĩa lịch sử, mặc dù xuất hiện
dưới một tên gọi khác là “danh nghĩa cổ xưa hoặc ban đầu”, cũng đã được
ICJ dựa vào trong Phán quyết năm 1953 của mình trong tranh chấp giữa
Pháp và Vương Quốc Anh liên quan đến các quyền đối với hai nhóm đảo


7


Minquiers và Ecrehos [84]. Việc viện dẫn đến khái niệm này có thể được
tìm thấy trong phán quyết trọng tài về tranh chấp chủ quyền giữa Ấn Độ và
Pakistan (Sa mạc Kutch) [83], và cũng được dựa vào trong những lập luận
của các bên trước tòa trọng tài trong tranh chấp giữa Eritrea và Yemen đối
với một hòn đảo trong Biển Đỏ [82].
1.1.1. Nguồn gốc của khái niệm
Quy chế pháp lý đặc biệt của các vịnh lịch sử (hay “vùng nước lịch
sử”) đã được công nhận ngay từ trong Vụ việc Trọng tài Thẩm quyền Nghề cá
tại Bờ biển Đại Tây Dương năm 1910 [62, tr.134]. Tòa trọng tài trong vụ việc
này đã khẳng định rằng:
Các công ước và tập quán được củng cố vững chắc có thể
được coi là nền tảng để yêu sách những vịnh, mà dựa trên chính cơ
sở đó có thể được gọi là các vịnh lịch sử, này như là lãnh thổ… và
rằng: những yêu sách như vậy nên được coi là có hiệu lực trong
trường hợp không tồn tại bất kì nguyên tắc nào trong luật pháp quốc
tế về nội dung này… [62, tr.184].
Tòa thấy rằng “các vịnh có vai trò quan trọng hơn như là các Vịnh
Chaleurs, Conception, và Miramichi” [62, tr.184] cũng nên được coi là vịnh
lịch sử. Trong vụ việc Thẩm quyền Nghề cá năm 1951 [30], Tòa án Công lý
Quốc tế rất rõ ràng đã coi vùng nước lịch sử là một khái niệm được công nhận
trong công pháp quốc tế. Như vậy học thuyết này đã được các nhà nghiên cứu
và nhà bình luận quốc tế biết tới rộng rãi và đã được viện dẫn như là một nền
tảng để các quốc gia yêu sách thẩm quyền đặc biệt trên biển. Nó đã được công
nhận trong các quyết định của các tòa án quốc gia ở cấp độ cao nhất, trong
các phán quyết của các Tòa án và Tòa Trọng tài Quốc tế (một số vụ việc tiêu
biểu trong số đó sẽ được phân tích ở dưới đây).
Lần đầu tiên thuật ngữ “vịnh lịch sử” xuất hiện trong lĩnh vực luật biển


8


quốc tế là vào năm 1956, tại phiên họp thứ tám của Ủy ban Luật pháp Quốc
tế. Khi đó Ủy ban hoàn thành dự thảo cuối cùng về các điều khoản của Ủy
ban liên quan đến Luật Biển và dự thảo này sau đó đã được Đại Hội đồng
Liên hợp Quốc đưa ra tại Hội nghị lần thứ Nhất của Liên Hợp Quốc về Luật
Biển tổ chức vào năm 1958 tại Geneva để xem xét. Điều 7 của dự thảo đề cập
đến các vịnh; hai khoản 1 và 3 có định nghĩa về một vịnh và đặt ra các quy tắc
cho việc phân định nội thủy tại một vịnh (các bờ vịnh thuộc về một một quốc
gia duy nhất), trong khi khoản 4 có một đoạn như sau:
“4. Các quy định nói trên sẽ không áp dụng cho cái-gọi-là vịnh lịch
sử…” [45, đoạn 2, tr.1].
Hội nghị của Liên hợp Quốc về Luật Biển tổ chức tại Geneva vào
ngày 24/2/1958 đã đưa các điều luật trong bản dự thảo của Ủy ban Luật
pháp Quốc tế đề cập tới lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải, bao gồm Điều 7
về các vịnh, tới Ủy ban số Một của Hội nghị để xem xét. Tại cuộc họp lần
thứ ba của Ủy ban, trong mối liên hệ tới việc tổ chức hoạt động của Ủy ban,
đại diện của Panama đề xuất rằng Ủy ban nên thành lập một tiểu ban để
nghiên cứu vấn đề về các vịnh và đặc biệt là vấn đề quy chế pháp lý của các
“vịnh lịch sử”. Vị đại diện này đã nhắc tới bị vong lục của Ban Thư kí được
nhắc tới ở trên và chỉ ra rằng:
Việc các văn kiện quốc tế sẽ được Hội nghị soạn thảo đề
cập tới các vấn đề như là định nghĩa của vịnh lịch sử, các quyền
của quốc gia ven biển hoặc của các quốc gia ven biển, thủ tục để
tuyên bố một vịnh là “lịch sử”, các điều kiện cho sự công nhận
của các quốc gia khác, và việc giải quyết hòa bình các tranh chấp
phát sinh từ sự phản đối của những quốc gia khác có vai trò tối
quan trọng [45, đoạn 9, tr. 2].


9


Tại cuộc họp lần thứ sáu mươi ba của mình Ủy ban số Một đã trình
bày một dự thảo nghị quyết do Ấn Độ và Panama cùng đệ trình có nội
dung như sau:
Ủy ban số Một,
Xét thấy rằng Ủy ban Luật pháp Quốc tế đã không quy định
về chế độ của các vùng nước lịch sử, bao gồm các vịnh lịch sử,
Ghi nhận tầm quan trọng của quy chế pháp lý của các khu
vực như vậy,
Khuyến nghị rằng Hội nghị nên đưa vấn đề này ra Đại Hội
đồng Liên hợp Quốc để xem xét và đề nghị rằng Đại Hội đồng nên
có những sự chuẩn bị phù hợp cho nghiên cứu về chế độ pháp lý
của các vùng nước lịch sử bao gồm các vịnh lịch sử, và chuẩn bị
cho việc gửi kết quả của những nghiên cứu này tới tất các các quốc
gia thành viên của Liên hợp Quốc [13].
Nghị quyết được Ủy ban số Một thông qua đã được đệ trình lên Hội
nghị trong báo cáo của Ủy ban về công tác của mình [65]. Nghị quyết được
Hội nghị thông qua mà không cần đưa ra thảo luận tại phiên họp toàn thể lần
thứ hai mươi [65], Điều khoản trong Điều 7 về các vịnh chỉ rõ rằng các quy
định của điều này không áp dụng cho các “vịnh lịch sử” đã được thông qua
với cách diễn đạt do Ủy ban Luật pháp Quốc tế đề xuất và được trích dẫn ở
trên tại đoạn 2 của bài nghiên cứu này.
Tại khóa họp lần thứ mười bốn của mình, Đại Hội đồng một lần nữa
chuyển mục này cho Ủy ban số Sáu và được Ủy ban đưa ra thảo luận tại các
cuộc họp số 643 đến cuộc họp số 646 của Ủy ban [64]. Trong quá trình tranh
luận một số đại diện đã thảo luận về nội dung của vấn đề, nhưng phần lớn các
diễn giả đều bảo lưu lập trường của họ về khía cạnh này và chỉ giới hạn trong

nội dung là nghiên cứu về vấn đề này nên được tổ chức như thế thế nào. Cuối

10


cùng đã có thỏa thuận chung rằng nghiên cứu này nên được giao phó cho Ủy
ban Luật pháp Quốc tế. Ủy ban số Sáu nhất trí thông qua và đệ trình lên Đại
Hội đồng một bản dự thảo nghị quyết vì mục đích đó, và tại phiên họp toàn thể
số 847 vào ngày 7/12/1959, Đại Hội đồng đã thông qua nghị quyết 1453 (XIV):
Đại Hội đồng,
Nhớ lại rằng, qua một nghị quyết được thông qua vào ngày
27/4/1958, Hội nghị Liên hợp Quốc về Luật Biển đã đề nghị Đại
Hội đồng Liên hợp Quốc lên kế hoạch cho một nghiên cứu về chế
độ pháp lý của các vùng nước lịch sử, bao gồm các vịnh lịch sử, và
cho việc gửi các kết quả của nghiên cứu nói trên tới tất cả các quốc
gia thành viên của Liên hợp Quốc,
Đề nghị Ủy ban Luật pháp Quốc tế, ngay khi Ủy ban xét thấy
thích hợp, tiến hành nghiên cứu về vấn đề chế độ pháp lý của các vùng
nước lịch sử, bao gồm các vịnh lịch sử, và đưa ra các khuyến nghị liên
quan đến vấn đề này mà Ủy ban thấy là phù hợp [45, đoạn 24, tr. 4].
Dựa trên Nghị quyết này, Ủy ban Luật pháp Quốc tế đã giao cho Bộ
phận Pháp điển Hóa thuộc Văn phòng về các Vấn đề Pháp lý của Ban Thư kí
Liên hợp Quốc thực hiện một nghiên cứu về chế độ pháp lý về các vùng nước
lịch sử, bao gồm các vịnh lịch sử, và đến năm 1962 báo cáo này đã hoàn
thành. Mặc dù chỉ mang tính chất là một bài giới thiệu sơ bộ về học thuyết
này, Báo cáo của Ban Thư kí đã trình bày được một số khía cạnh rất quan
trọng của “vùng nước lịch sử - vịnh lịch sử” nói chung và “danh nghĩa lịch
sử” nói riêng, mà sẽ được phân tích tại phần sau.
1.1.2. Vị trí của “danh nghĩa lịch sử” trong luật biển quốc tế
Vào thời điểm nghị quyết về việc chuẩn bị báo cáo nói trên mới chỉ

được thông qua, vào ngày 29/4/1958, Hội nghị lần thứ Nhất của Liên hợp
Quốc về Luật Biển chính thức cho phép các quốc gia kí vào bốn Công ước

11


Geneva về luật biển: Công ước về Lãnh hải và Vùng Tiếp giáp Lãnh hải,
Công ước về Biển Cả, Công ước về Hoạt động Đánh bắt và Bảo tồn các
Nguồn Tài nguyên Sinh vật tại Biển Cả, và Công ước về Thềm Lục địa, gọi
chung là Các Công ước Geneva năm 1958 về Luật Biển [89]. Việc hai khái
niệm đi liền với nhau là “vùng nước lịch sử” và “vịnh lịch sử” không được
pháp điển hóa trong Công ước về Lãnh hải và Vùng Tiếp giáp Lãnh hải mà
thay vào đó chỉ là một ngoại lệ đối với Chế độ của các Vịnh tại Điều 7 của
Công ước này có lẽ đã giải thích được cho lý do vì sao cần phải có báo cáo
nói trên để khái niệm này tiếp tục được xem xét nghiên cứu trong các Hội
nghị tiếp theo. Dù vậy, đây có thể coi là một quyết định gây ra nhiều ngạc
nhiên tại Hội nghị, khi mà như đã nói ở trên, hai khái niệm lịch sử này đã
được công nhận bởi nhiều nhà nghiên cứu, và nhất là trong án lệ pháp. Vào
năm 1979, một ấn phẩm của Viện Luật Biển, Đại học Hawaii có tên Luật
Biển: Những Vấn đề Bị Bỏ qua [53] cũng vẫn không đề cập đến việc Hội nghị
Liên hợp Quốc về Luật Biển lần Thứ Ba không nhất trí được về một quy định
xác định các vùng nước lịch sử - vịnh lịch sử cũng như các quyền lịch sử
khác, phạm vi và hiệu lực của chúng. Điều này có thể coi là trái ngược với
những nhận định của Ông Rubio, đại diện của Panama tại Hội nghị Liên hợp
Quốc về Luật Biển năm 1958 tại Geneva, và được ông trình bày tại cuộc họp
lần thứ ba của Ủy ban Số Một (thực tế, đây là cuộc họp đầu tiên mà những
vấn đề thực chất được đưa ra thảo luận). Ông nói, sau khi đề xuất rằng Ủy ban
thiết lập nên một tiểu ban, rằng:
Dự thảo của Ủy ban Luật pháp Quốc tế chỉ đề cập thoáng qua
tới các vịnh lịch sử - tại khoản 4, điều 7 –nhưng Ủy ban đã có trước

mình một tài liệu quý giá của Ban Thư kí (A/CONF.13/1). Vấn đề
các vịnh lịch sử có một tầm quan trọng lớn lao, như đã được công
nhận bởi các tác giả danh tiếng, như là Bustamente và Gidel. Gidel

12


coi các vịnh lịch sử như là một cái van an toàn trong luật biển, và
xét thấy rằng, nếu các quốc gia từ chối chấp nhận học thuyết này sẽ
khiến cho việc đạt được một thỏa thuận về những quy tắc chung về
các vùng biển trở thành điều bất khả thi. Thực tiễn quốc gia đối với
các vịnh lịch sử cũng không kém phần quan trọng; có nhiều vịnh
được khẳng định là “lịch sử” bởi các điều ước quốc tế và tuyên bố
của các chính phủ, và một vài trong số đó đã được các phán quyết
trọng tài công nhận đúng là như vậy [78].
Bất kể những sự kiện diễn ra tại hội nghị năm 1958 là như thế nào, khái
niệm pháp lý của các vịnh lịch sử - vùng nước lịch sử, khi Hội nghị Liên hợp
Quốc lần thứ Ba về Luật Biển bắt đầu tiến hành nghiên cứu, đã sẵn sàng để
được cân nhắc lại. Một cơ hội nữa lại được mở ra để học thuyết này được
pháp điển hóa trong một điều ước quốc tế đa phương có tầm ảnh hưởng lớn
lao như là Công ước Luật biển. Quả thực chủ đề này đã được thảo luận một
cách tích cực tại Phiên họp thứ Hai của Hội nghị (tổ chức tại Caracas).Ví dụ,
Ông Herrera Caceras (đại diện của Honduras) đã nhận định, sau khi lưu ý
rằng quốc gia của ông không phải là một bên tham gia vào bất kì công ước
nào trong số các Công ước Geneva năm 1958 về Luật Biển, rằng:
Honduras là một trong ba quốc gia ven biển giáp với Vịnh
Fonseca trong Thái Bình Dương. Vịnh này hoàn toàn chỉ được điều
chỉnh bởi các thỏa thuận và hoạt động phân định hiện hành giữa các
quốc gia ven biển. Khái niệm pháp lý có tại điều 7 Công ước Geneva
năm 1958 về Lãnh hải và Vùng Tiếp giáp Lãnh hải sẽ được áp dụng

cho vịnh này nhưng với ngoại lệ được đặt ra tại điều đó, tức là, nó
chỉ liên quan đến “các vịnh mà bờ biển của nó thuộc về một quốc gia
duy nhất” và rằng quy định tại Điều này không áp dụng cho cái gọi
là các vịnh “lịch sử”. Honduras coi quy định này là dễ làm phát sinh

13


sự phản đối vì bản chất phân biệt đối xử của nó. Phân biệt đối xử là
bởi nó loại trừ các vịnh giáp với các bờ biển của nhiều quốc gia khác
nhau khi mà, như là trong trường hợp hiện tại, tất cả các quốc gia ven
biển đều khẳng định rằng các vùng nước trong vịnh là nội thủy. Mặc
dù không tồn tại một quy phạm pháp lý đã được xác lập vững chắc,
quy chế của Vịnh Fonseca đã được chấp nhận bởi các quốc gia ven
biển. Chưa từng có ý kiến khẳng định rằng lối vào Vịnh là một eo
biển quốc tế, từ đó cho thấy là sự thống nhất về mặt pháp lý giữa tất
cả các bộ phận của vịnh đã được chấp nhận rộng rãi. Hơn nữa, không
có lý do nào đủ hợp lý để biện minh cho việc loại trừ khỏi khái niệm
pháp lý chung về vịnh những cái gọi là các vịnh “lịch sử” trong
những trường hợp mà khái niệm này có thể áp dụng.Phái đoàn
Honduras do đó khẳng định rằng khái niệm truyền thống về các vịnh
“lịch sử” nên được sửa đổi vì trước đây nó đã được soạn thảo nhằm
đáp ứng một nhu cầu về một định nghĩa pháp lý của các vịnh theo
thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển [77].
Bên cạnh đó, đại diện của Philippin, Ngài Abad Santos, đã chỉ trích dự
thảo các điều khoản về lãnh hải của Vương Quốc Anh [88], cơ sở cho sự chỉ
trích của ông là dự thảo này không hề đề cập đến tác động của các vịnh lịch
sử đến lãnh hải [76]. Đại diện của Guatemala (cũng là một quốc gia ven biển
trong Vịnh Fonseca), Ông Santiso Galvez, được cho là đã phát biểu như trên:
“Cuối cùng, ông mong muốn tận dụng cơ hội này để nhắc lại rằng các vùng

nước bên trong Vịnh lịch sử Amatique là nội thủy, và từ trước đến nay đã
luôn luôn thuộc chủ quyền của Guatemala” [35].
Tuy nhiên, kết quả cuối cùng lại là chủ đề này chỉ được đề cập đến một
cách gián tiếp đúng ba lần trong Công ước Liên hợp Quốc về Luật Biển năm
1982. Khoản 6 Điều 10 quy định rằng đường cơ sở thẳng 24 hải lý của cửa

14


vào tự nhiên của các vịnh “không áp dụng cho những cái gọi là “các vịnh lịch
sử”. Điều 15 công nhận sự tồn tại của danh nghĩa lịch sử tại những vùng nước
bằng việc miễn trừ những vùng nước đó khỏi hiệu lực của nguyên tắc cách
đều – nguyên tắc được Điều này qui định cho việc phân định lãnh hải giữa các
quốc gia có bờ biển liền kề hoặc đối diện nhau, trong trường hợp các bên
không có thỏa thuận khác. Các vùng nước lịch sử một lần nữa được công
nhận tại Điều 298 khoản 1 theo đó trao cho các quốc gia thành viên được viện
dẫn “những ngoại lệ tùy chọn đối với khả năng áp dụng Mục 2” (vốn thiết lập
nên các thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc kéo theo những quyết định có
tính ràng buộc), bao gồm các tranh chấp “liên quan đến các vịnh hoặc danh
nghĩa lịch sử”. “Ngoại lệ tùy chọn” này có thể được một bên trong điều ước
viện dẫn bằng cách đưa ra một tuyên bố bằng văn bản. Mặc khác, các thủ tục
giải quyết tranh chấp thay thế là bắt buộc đối với các bên trong trường hợp
“các cuộc đàm phán giữa các bên đã không đi đến được một thỏa thuận nào
trong một khoảng thời gian hợp lý”.
Lý do để hai công ước quốc tế về luật biển do Liên hợp Quốc bảo trợ
(vốn được soạn thảo với mục đích pháp điển hóa các quy tắc phù hợp của luật
biển quốc tế) không đưa ra được một khái niệm về các vùng nước lịch sử vịnh lịch sử hay là quy định về phương thức chúng được thụ đắc cũng như các
quyền và lợi ích kéo theo, có thể tìm thấy được trong sự thiếu dứt khoát của
Ủy ban Luật pháp Quốc tế khi phát sinh nhu cầu về việc thiết lập nên các khía
cạnh cần thiết của một khái niệm cụ thể. Ủy ban cũng phải đối mặt bởi sự khó

khăn khi tìm cách đạt được một sự đồng thuận về việc hình thành nên những
quy tắc của luật pháp quốc tế cụ thể có tính ràng buộc nhằm điều chỉnh khái
niệm này. Thêm nữa, Ủy ban cũng gặp phải những vấn đề chính trị vốn không
thể được giải quyết hoàn toàn chỉ bằng những cân nhắc tư pháp được trình
bày trong các nghiên cứu được Ban thư kí Liên hợp Quốc chuẩn bị về chủ đề

15


này hay là bằng những nghiên cứu khoa học hoàn toàn mang tính khách quan
và có mức độ xuất sắc không kém. Trong khi những công trình nghiên cứu
này có thể cung cấp những chỉ dẫn mà chỉ đơn thuần mang tính chất pháp lý,
chúng không có khả năng giải quyết những mối mâu thuẫn mà có thể bị làm
cho trầm trọng thêm bằng cách đưa ra bất kì hình thức biểu đạt bằng ngôn
ngữ nào có hiệu lực của một quy tắc. Do vậy, Ủy ban Luật pháp Quốc tế và
hai Hội nghị Liên hợp Quốc về Luật Biển lần thứ I và III đã không thể tạo ra
được một thế cân bằng mà có thể điều hòa được tất cả lợi ích của những quốc
gia có các yêu sách vững chắc đối với những vùng biển tiếp liền dựa trên tập
quán lâu đời, và lợi ích của những quốc gia phản đối các yêu sách vịnh lịch sử
do các quốc gia láng giềng đưa ra, hay là những quốc gia mà nhìn chung là
đặt ra những tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt đối với việc công nhận các quyền lịch
sử để có thể xác nhận cho quyền tự do biển cả và, theo lẽ tự nhiên, phản đối
việc tạo điều kiện thuận lợi cho hành động yêu sách những quyền như vậy.
Và như vậy, khái niệm “vùng nước lịch sử - vịnh lịch sử” cũng như đi
kèm với nó là “danh nghĩa lịch sử” đã không được pháp điển hóa trong một
điều ước quốc tế đa phương chính thức, được công nhận rộng rãi và có tầm
quan trọng lớn lao là Công ước Liên hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Cuối
cùng, như đã được khẳng định trong lời mở đầu của Công ước – “các vấn đề
không quy định trong Công ước sẽ tiếp tục được xử lý bằng các quy tắc và
nguyên tắc của pháp luật quốc tế chung”, khái niệm “vùng nước lịch sử vịnh lịch sử” cũng như là danh nghĩa lịch sử chủ yếu được điều chỉnh bởi tập

quán pháp quốc tế, và đặc biệt là án lệ pháp của các tòa án và tòa trọng tài
quốc tế - trọng tâm của bài viết này.
1.2. Định nghĩa và các yếu tố cấu thành nên “danh nghĩa lịch sử”
1.2.1. Định nghĩa của “danh nghĩa lịch sử”
Như đã phân tích ở trên, theo luật pháp quốc tế thì không tồn tại một

16


định nghĩa chính thức của thuật ngữ “danh nghĩa lịch sử” – hay còn có thể
được đề cập đến với tên gọi có ý nghĩa tương tự là “các quyền lịch sử”. Khi
Ban Thư kí LHQ, theo yêu cầu của ILC, chuẩn bị báo cáo về chế độ pháp lý
của các vùng nước lịch sử, bao gồm các vịnh lịch sử, công trình nghiên cứu
này đã phân tích các yếu tố của danh nghĩa đối với vùng nước lịch sử, và việc
giải quyết các tranh chấp. Tuy vậy, nó không đưa ra một khái niệm mang tính
kết luận về vùng nước lịch sử và tiêu chuẩn để theo đó khái niệm này có thể
được áp dụng. Do đó vấn đề lý thuyết về khái niệm vùng nước lịch sử vẫn
chưa được giải quyết. Do sự tranh cãi xung quanh khái niệm này, Hội nghị
lần thứ Ba của Liên hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS III) đã chấm dứt thảo
luận về vấn đề và chỉ nhắc đến nó rất ít trong Công ước Liên hợp Quốc về
Luật Biển năm 1982 – UNCLOS 1982 (đã được đề cập ở trên). Về vấn đề này
dưới góc độ án lệ pháp quốc tế, bên cạnh phán quyết trong Vụ việc Trọng tài
Thẩm quyền Nghề cá tại Bờ biển Đại Tây dương năm 1910 ở trên, tòa trọng
tài trong vụ việc Eritrea/Yemen (Giai đoạn về chủ quyền lãnh thổ và phạm vi
tranh chấp) – một vụ việc mà các bên trực tiếp viện dẫn đến danh nghĩa lịch
sử (sẽ được đề cập đến chi tiết hơn tại phần dưới đây) – cũng chỉ đưa ra một
nhận định mơ hồ như sau:
Không nghi ngờ gì là khái niệm danh nghĩa lịch sử có một ý
nghĩa đặc biệt trong những tình huống mà thậm chí là tồn tại trong
thế giới đương đại hiện nay, chẳng hạn như tình huống phải xác

định chủ quyền đối với những vùng đất du mục bị chiếm cứ từ thời
điểm không thể xác định bởi một số bộ lạc, những người đã thề
trung thành với nhà cai trị đã mở rộng quyền lực chính trị - xã hội
của mình tới khu vực địa lý đó [82].
Tuy nhiên, một vài học giả đã tìm cách giải thích nó theo cách của
riêng họ. Ví dụ, theo như Blum, “thuật ngữ “các quyền lịch sử” biểu thị sự

17


sở hữu, bởi một quốc gia và trên những vùng lãnh thổ trên đất liền và trên
biển nhất định, các quyền mà theo lẽ thông thường sẽ không được trao cho
nó theo các quy tắc chung của luật pháp quốc tế; những quyền đó được
quốc gia ấy thụ đắc thông qua một quá trình củng cố về mặt lịch sử” [21].
Blum giải thích thêm rằng:
Các quyền lịch sử là sản phẩm của một quá trình lâu dài bao
gồm một chuỗi dài những hành động, không hành động và các
khuôn mẫu hành vi mà, thông qua toàn bộ những hành động đó và
tác động tích lũy của chúng, hình thành nên những quyền như thế và
củng cố chúng thành các quyền hợp pháp theo luật pháp quốc tế [21].
Các học giả khác, như Andrea Gioia, sử dụng thuật ngữ “các quyền lịch
sử” để biểu thị “các quyền mà một quốc gia đã thụ đắc đối với một hoặc nhiều
quốc gia bằng việc thực thi hữu hiệu những quyền đó, với sự mặc nhận của
quốc gia hoặc các quốc gia hữu quan” [34, tr. 328]. Artur Kozlowski không cố
gắng tìm cách gán cho khái niệm này một ý nghĩa cố định mà thay vào đó là
chỉ xét thấy rằng đây là “một nguyên tắc mà cuối cùng phải có nguồn gốc trong
tập quán quốc tế, xét cả về quá trình hình thành và các tác động pháp lý của
nó” [48, tr. 63]. Theo Florian Dupuy và Pierre – Marie Dupuy, khái niệm này
đồng nghĩa với việc “một quốc gia đã thực thi quyền lực nhà nước đối với các
vùng nước ven bờ của nó – mà được coi là có ý nghĩa sống còn đối với an ninh

và kinh tế của nước này – sẽ, sau một khoảng thời gian, được coi là có danh
nghĩa lịch sử đối với những vùng nước có liên quan, với điều kiện là các quốc
gia hữu quan khác đã liên tục chấp nhận những hoàn cảnh như vậy” [27, tr. 137].
Như vậy, có thể thấy ngay cả trong giới học giả quốc tế trong lĩnh vực
công pháp quốc tế nói chung và luật biển quốc tế nói riêng cũng khó thống
nhất được về một khái niệm hoàn chỉnh về “danh nghĩa lịch sử”, và điều này
vẫn tiếp diễn cho đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, có một yếu tố mà gần như

18


mọi tác giả đều đạt được một sự nhất trí chung, đó là về các yếu tố cấu thành
nên danh nghĩa lịch sử. Trên thực tế, đây là yếu tố có thể coi là quan trọng
nhất đối với học thuyết này, thậm chí còn quan trọng hơn cả việc xây dựng
nên được một định nghĩa được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng nghiên
cứu công pháp quốc tế. Bởi vì có đáp ứng được những yếu tố cấu thành này
thì một quốc gia, trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển – hải đảo của
nước này với quốc gia khác, khi yêu sách danh nghĩa lịch sử đối với vùng
lãnh thổ trên biển mới có nhiều khả năng thuyết phục được Tòa án xét xử
tranh chấp này.
1.2.2. Các Yếu tố Cấu thành nên “Danh nghĩa Lịch sử”
Như đã đề cập đến ở trên, dường như có một sự chấp nhận chung là có
ít nhất ba yếu tố phải được tính tới khi xác định xem liệu một quốc gia đã có
được một danh nghĩa lịch sử đối với một vùng biển hay chưa. Những yếu tố
này là: (1) sự thực thi quyền lực trên khu vực bởi quốc gia đang yêu sách
quyền lịch sử; (2) tính liên tục của hoạt động thực thi quyền lực này; (3) thái
độ của các quốc gia khác. Trước tiên, một quốc gia phải thực thi quyền lực
trên vùng lãnh thổ đang xét tới để nhằm có được một danh nghĩa lịch sử đối
với lãnh thổ đó. Thứ hai, hành động thực thi quyền lực đó phải diễn ra liên tục
trong một khoảng thời gian đáng kể; quả thực nó phải được phát triển thành

một tập quán. Gây nhiều tranh cãi hơn là yếu tố thứ ba, lập trường mà các
quốc gia khác có thể đưa ra đối với việc thực thi quyền lực này. Một số tác
giả khẳng định rằng phải có sự công nhận của các quốc gia khác để cho một
danh nghĩa lịch sử có thể phát sinh; số khác nghĩ rằng chỉ cần không có sự
phản đối của các quốc gia này là đủ [45, đoạn 80, tr.13].
Bên cạnh ba yếu tố vừa được nhắc tới đây có một yếu tố thứ tư nữa đôi
khi được đề cập đến. Đã có đề xuất rằng nên dành sự tập trung cho câu hỏi
liệu yêu sách có thể được biện minh trên cơ sở sự cần thiết về kinh tế, an ninh

19


×