Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Ngân hàng TMCP công thương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.34 KB, 5 trang )















Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) được thành lập từ năm
1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân
hàng Việt Nam.
Có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 151 Chi nhánh
và trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm.
Có 9 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty Chứng
khoán Công thương, Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty Bảo hiểm
VietinBank, Công ty Quản lý Quỹ, Công ty Vàng bạc đá quý, Công ty Công đoàn,
Công ty Chuyển tiền toàn cầu, Công ty VietinAviva và 05 đơn vị sự nghiệp là Trung
tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực, nhà nghỉ Bank Star I và nhà nghỉ Bank Star II - Cửa Lò.
Là thành viên sáng lập và là đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA.
Có quan hệ đại lý với trên 900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia
và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000.
Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội ngân hàng Châu Á,


Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành
và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.
Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại
điện tử tại Việt Nam, đáp ứng yêu cầu quản trị & kinh doanh.
Là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Châu Âu, đánh dấu bước
phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới.
Không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển
các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.

Điểm mạnh: Đến nay, NHCT đã có mạng lưới kinh doanh phát triển rộng khắp trong cả nước
gồm: 2 sở giao dịch, 134 chi nhánh, 149 phòng giao dịch và hơn 400 quỹ tiết kiệm; hơn 120
“ngõn hàng” giao dịch tự động (ATM).
Có 03 Công ty hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê Tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán,
Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản và 02 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông
tin và Trung tâm Đào tạo.
2 Am hiểu về thị trường trong nước.
Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Incombank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vì vậy Ngân hàng Công Thương Việt Nam rất am hiểu về thị
trường trong nước
3 Mở rộng quan hệ quốc tế
NHCTVN đã phát triển một mạng lưới ngân hàng đại lý rộng lớn với hơn 600 ngân hàng đại lý
trên khắp các châu lục. Nghiệp vụ ngân hàng đại lý đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động
nghiệp vụ ngân hàng Quốc tế của hầu hết các ngân hàng trên thế giới. Nghiệp vụ ngân hàng đại
lý có tính chất mở đường, khai thông mối quan hệ hợp tác với các ngân hàng nước ngoài.
Điểm yếu;


Năng lực quản lý, điều hành còn nhiều hạn chế so với yêu cầu của NHTM hiện đại, bộ máy
quản lý cồng kềnh, không hiệu quả (đây là điểm chung của các NHTM VN )
2 Chính sách xây dựng thương hiệu còn kém.

Thương hiệu của các NHTMVN nói chung và NHCT nói riêng hầu như chỉ được biết đến trong
phạm vi quốc gia, chưa vươn tầm được ra khu vực và thế giới. Điều này là 1 trở ngại lớn lao khi
Việt Nam đang trong tiến trình hũa nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới
3 Chất lượng nguồn nhân lực kém, chính sách tiền lương chưa thỏa đáng, dễ dẫn đến chảy máu
chất xám.
Đội ngũ lao động của các NHTMVN khá đông nhưng trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp
ứng các yêu cầu trong quá trình hội nhập. Không có hệ thống khuyến kích hợp lý để thu hút nhân
tài và áp dụng công nghệ hiện đại. Cơ cấu tổ chức trong nội bộ nhiều NHTM còn lạc hậu, không
phù hợp với chuẩn mực quản lý hiện đại đã được áp dụng phổ biến nhiều năm nay ở các nước.
4 Các tỷ lệ về chi phí nghiệp vụ và khả năng sinh lời của phần lớn các NHTM VN nói chung và
NHCT VN nói riêng đều thua kém các ngân hàng trong khu vực.
5 Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng và chưa đáp ứng nhu cầu toàn diện của khách hàng.
Hệ thống dịch vụ ngân hàng trong nước còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa định hướng
theo nhu cầu khách hàng và nặng về dịch vụ ngân hàng truyền thống. Các ngân hàng huy động
vốn chủ yếu dưới dạng tiền gửi chiếm 94% tổng nguồn vốn huy động và cấp tín dụng là hoạt
động chủ yếu của ngân hàng, chiếm trên 80% tổng thu nhập.
Cơ hội:
Năng lực quản lý, điều hành còn nhiều hạn chế so với yêu cầu của NHTM hiện đại, bộ máy
quản lý cồng kềnh, không hiệu quả (đây là điểm chung của các NHTM VN )
2 Chính sách xây dựng thương hiệu còn kém.
Thương hiệu của các NHTMVN nói chung và NHCT nói riêng hầu như chỉ được biết đến trong
phạm vi quốc gia, chưa vươn tầm được ra khu vực và thế giới. Điều này là 1 trở ngại lớn lao khi
Việt Nam đang trong tiến trình hũa nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới
3 Chất lượng nguồn nhân lực kém, chính sách tiền lương chưa thỏa đáng, dễ dẫn đến chảy máu
chất xám.
Đội ngũ lao động của các NHTMVN khá đông nhưng trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp
ứng các yêu cầu trong quá trình hội nhập. Không có hệ thống khuyến kích hợp lý để thu hút nhân
tài và áp dụng công nghệ hiện đại. Cơ cấu tổ chức trong nội bộ nhiều NHTM còn lạc hậu, không
phù hợp với chuẩn mực quản lý hiện đại đã được áp dụng phổ biến nhiều năm nay ở các nước.
4 Các tỷ lệ về chi phí nghiệp vụ và khả năng sinh lời của phần lớn các NHTM VN nói chung và

NHCT VN nói riêng đều thua kém các ngân hàng trong khu vực.
5 Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng và chưa đáp ứng nhu cầu toàn diện của khách hàng.
Hệ thống dịch vụ ngân hàng trong nước còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, chưa định hướng
theo nhu cầu khách hàng và nặng về dịch vụ ngân hàng truyền thống. Các ngân hàng huy động
vốn chủ yếu dưới dạng tiền gửi chiếm 94% tổng nguồn vốn huy động và cấp tín dụng là hoạt
động chủ yếu của ngân hàng, chiếm trên 80% tổng thu nhập.
Thách thức:


Về hệ thống công nghệ và hạ tầng dữ liệu thông tin
Mặc dù Vietinbank đang nỗ lực từng bước nâng cấp hệ thống công nghệ thông qua các dự án Hiện đại
hóa tuy nhiên nếu so sánh hệ thống công nghệ trong nước với nước ngoài thì các ngân hàng trên thế
giới vuợt xa về trình độ công nghệ ngân hàng với các hệ thống máy móc thiết bị hiện đại cũng như các
ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ ngân hàng.
Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài, để có được nền tảng công nghệ hiện
đại thì đòi hỏi phải có đầu tư lớn, đây là một việc hết sức khó khăn đối với không chỉ Vietinbank nói riêng
mà cả hệ thống các NHTM nói chung do năng lực tài chính còn hạn chế. Do vậy, quản trị công nghệ đang
là một thách thức lớn trước sức ép hội nhập của Vietinbank.
Về công tác quản trị rủi ro
Hiện nay công tác quản trị rủi ro còn tồn tại rất nhiều vấn đề đối với Vietinbank. Các thách thức trong việc
quản trị rủi ro xuất phát từ các vấn đề trong chính sách của ngân hàng nhà nước cũng như trong văn hóa
quản trị rủi ro của các ngân hàng. Cụ thể:
- Về chính sách của NHNN: Thể chế của hệ thống ngân hàng còn nhiều bất cập, hệ thống pháp luật về
ngân hàngthiếu đồng bộ, chưa phù hợp với yêu cầu cải cách và lộ trình hội nhập. Các văn bản, chính
sách và cơ chế của NHNN chưa phù hợp, thiếu rõ ràng dẫn đến không đưa ra được các hướng dẫn
trong công tác quản trị rủi ro cho các NHTM. Hơn thế nữa, hệ thống quản lý, thanh tra, giám sát ngân
hàng còn hạn chế, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu thực tiễn hoạt động ngân hàng hiện nay rất
phức tạp. Bên cạnh đó, phương pháp thanh tra giám sát chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế vì hoạt
động này vẫn dựa trên thanh tra giám sát tuân thủ, chưa áp dụng rộng rãi thanh tra giám sát rủi ro nên
hiệu quả không cao. Bằng chứng là tỷ lệ nợ xấu tăng cao trong các ngân hàng một thời gian dài chưa

được cảnh báo và xử lý nghiêm khắc ngay từ đầu.
- Về văn hóa rủi ro: Văn hóa rủi ro là một khái niệm mới và hiện nay chưa được phổ cập đến toàn bộ
ngân hàng. Thực trạng hiện nay tại một số ngân hàng ở Việt Nam là khi có sự kiện rủi ro xảy ra, các bộ
phận phát sinh rủi ro thường có xu hướng che dấu rủi ro hơn là chủ động nghiên cứu, đưa ra các biện
pháp phòng ngừa và báo cáo rủi ro đó. Do vậy các vấn đề về rủi ro từ trước đến nay thường được xem
nhẹ và không được tập trung nguồn lực.
Về năng lực cạnh tranh
Việc Việt Nam gia nhập WTO tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng nước ngoài đầu tư vào Việt
Nam. Sự có mặt của các ngân hàng nước ngoài sẽ ngày càng gây sức ép cạnh tranh cho các ngân hàng
trong nước. Với hệ thống công nghệ hiện đại và nguồn nhân lực dồi dào, chuyên môn cao, các ngân
hàng nước ngoài có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn ngân hàng trong nước trên mọi lĩnh vực như cung cấp
dịch vụ ngân hàng, sản phẩm về tín dụng, thanh toán, huy động vốn…
Về chất lượng dịch vụ
Mặc dù Vietinbank là ngân hàng có hệ thống mạng lưới phủ sóng toàn nước và nhiều nhất trong các
NHTM Việt Nam tuy nhiên sản phẩm và dịch vụ còn đơn điệu, tính tiện ích chưa cao và chất lượng dịch
vụ là thấp, chủ yếu là các sản phẩm mang tính truyền thống. Hơn thế nữa, do thị trường Việt Nam vẫn
còn là một thị trường mới nổi trên thế giới, sự cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, công nghệ và thương
hiệu chưa phổ biến, dẫn tới sự bất ổn của thị trường dịch vụ, do đó dễ tạo ra sự cạnh tranh về giá (lãi
suất) để lôi kéo khách hàng của nhau. Nếu dịch vụ ngân hàng không được cải tiến mạnh mẽ, phát triển
dịch vụ chưa theo định hướng nhu cầu của khách hàng, thì hệ thống ngân hàng trong nước sẽ khó duy
trì thị phần của mình, nhất là khi sự phân biệt giữa NHTM trong nước và nước ngoài căn bản được xóa
bỏ vào năm 2011.
Về nhân lực, tài lực
- Về nhân lực:Mặc dù Vietinbank là một trong những ngân hàng có đội ngũ nhân lực mạnh trong các
NHTM VN tuy nhiên để vươn ra tầm quốc tế thì trình độ quản trị của các NHTM VN còn hạn chế. Đặc
biệt, hiện nay quản lý rủi ro là một phạm trù mới, đòi hỏi các kiến thức chuyên sâu, am hiểu rộng về lĩnh


vực tài chính ngân hàng nói riêng và các ảnh hưởng khách quan quan từ nền kinh tế vĩ mô nói chung.
Nhân lực hiểu biết về quản lý rủi ro trên thị trường lao động Việt Nam còn khan hiếm, dẫn đến nhân lực

cho công tác triển khai còn yếu kém.
- Về tài lực: việc đầu tư vào công tác quản trị rủi ro nhằm từng bước tiệm cận theo chuẩn mực Basel II và
thông lệ quốc tế cũng đặt ra đòi hỏi chi phí khá cao. Tham khảo 1 số ngân hàng trên thế giới khi đầu tư
vào con người và công nghệ để phục vụ công tác quản trị rủi ro thì chi phí ước tính chiếm 0,05% giá trị
tài sản của ngân hàng, trong đó khoảng 40-80% tổng chi phí thực hiện sẽ liên quan đến chi phí về hệ
thống IT([1]). Đáng lưu ý đây là những ngân hàng đã có nền tảng phát triển từ trước và chỉ nâng cấp lên
để đáp ứng yêu cầu cao hơn, trong khi tại Việt Nam nền tảng con người và công nghệ còn từ xuất phát
điểm khá thấp, do vậy chi phí dự kiến sẽ còn cao hơn với các ngân hàng tham chiếu.

Giải pháp:
Thứ nhất; Sự thay đổi chính sách của NHNN và các Bộ/ngành
NHNN và các Bộ/Ban ngành cần ổn định chính sách lãi suất, xử lý nợ xấu, nâng cao tính kế hoạch của
nền kinh tế, chuyển quan hệ cho vay ngoại tệ sang quan hệ mua bán… nhằm giúp các NHTM có khả
năng quản lý rủi ro tốt hơn.
Hiệp hội ngân hàng cần có tiếng nói và hành động mạnh mẽ trong việc phối hợp các ngân hàng chia sẻ
thông tin và kinh nghiệm quản trị rủi ro.
Vụ chế độ kế toán và kiểm toán rà soát lại các chuẩn mực kế toán và kiểm toán Việt Nam nhằm đảm bảo
phù hợp với tinh thần chuẩn mực IAS, IFRS, tạo tiền đề cho công tác quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế
và Basel II.
Cơ chế chính sách của các cơ quan quản lý Nhà nước phải được ban hành kịp thời, phù hợp với với lộ
trình thực hiện các cam kết quốc tế về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Không những thế, một vấn đề rất
quan trọng là cần xác định rõ lộ trình mở cửa thị trường với các mốc thời gian cụ thể để đảm bảo tính
tiên liệu của chính sách cũng như tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động theo nguyên tác thương mại –
thị trường. Đây sẽ là một trong những cơ sở đảm bảo hệ thống ngân hàng Việt Nam hội nhập hiệu quả.
Thứ hai; Tiếp tục thu hút dòng vốn nước ngoài đầu tư vào ngân hàng
Trong quá trình hội nhập quốc tế, đòi hỏi các ngân hàng phải mở rộng quy mô, nâng cao năng lực quản
trị và chất lượng sản phẩm. Việc thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài (phát hành trái phiếu quốc tế, các
công cụ nợ quốc tế…) không những giúp VietinBank mở rộng quy mô mà còn là một bước đệm giúp
ngân hàng vươn mình ra tầm quốc tế.
Thứ ba; Nâng cao năng lực quản trị rủi ro, hướng tới việc tuân theo chuẩn mực quốc tế Basel II

Mở cửa thị trường tài chính đồng nghĩa với các NHTM nói chung và VietinBank nói riêng sẽ tiếp cận
nhiều hơn với thị trường quốc tế, nhưng cũng sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ các biến động của ngành tài
chính ngân hàng toàn cầu. Hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng phải đối mặt với các cơn sốc kinh tế, tài
chính quốc tế và nguy cơ khủng hoảng. Bên cạnh đó, tình hình thị trường tài chính trong nước lại tiềm ẩn
nhiều rủi ro trong khi NHNN Việt Nam lại chưa đưa ra được hướng dẫn hay tài liệu cụ thể nào về quản trị
rủi ro, dẫn đến sự lúng túng trong công tác quản trị rủi ro tại các NHTM. Do vậy, mặc dù trong thời gian
qua VietinBank đã có những thay đổi tích cực trong việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro, tuy nhiên để
có thể hòa nhập vào nền kinh tế tài chính toàn cầu, đứng trong hàng ngũ các ngân hàng thương mại lớn
trên thế giới, đồng thời giúp ngân hàng phòng ngừa được các yếu tố rủi ro thì việc đáp ứng được yêu
cầu các chuẩn mực quốc tế hiện nay được coi là yếu tố quan trọng.
Thứ tư; Nâng cao năng lực quản trị tài chính
Hiện nay, các số liệu công bố về tỷ lệ nợ xấu thường thấp hơn nhiều so với thực tế và đánh giá của các
tổ chức có uy tín, không phản ánh đúng chất lượng các khoản tín dụng. Vì vậy cần phải có những thông


tin cụ thể, chính xác thì mới có thể đánh giá được thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm khắc phục và
hạn chế nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh. Một trong những giải pháp đó là VietinBank phải phân loại nợ và
trích lập dự phòng rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế.
Tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản để bảo đảm khả năng chịu đựng rủi ro: Trong thời gian tới,
Vietinbank xác định việc xử lý nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng là mục tiêu quan trọng không kém
việc tập trung mở rộng tín dụng. Do quá trình xử lý nợ xấu sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận để lại của ngân
hàng, nên nguồn vốn để tăng vốn chủ sở hữu sẽ đến từ việc phát hành cổ phiếu cho các nhà đầu tư
trong và ngoài nước. Hệ số an toàn vốn tối thiểu cần phải được xây dựng chi tiết hơn nữa tới các mức
độ rủi ro của các khoản tín dụng như quy định hệ số chuyển đổi cao hơn đối với các khoản nợ ở nhóm
cao hơn, như vậy mới phản ánh đúng được mức độ rủi ro mà các ngân hàng phải gánh chịu. Ngoài ra,
quá trình thực hiện tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu cần phải hạn chế tình trạng sở hữu chéo giữa các ngân
hàng để bảo đảm mức vốn chủ sở hữu thực đủ lớn, trở thành tấm đệm rủi ro cho hệ thống ngân hàng.
Thứ năm; Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ
Tăng cường khả năng huy động vốn thông qua việc cung cấp các sản phẩm huy động phù hợp với môi
trường kinh tế Việt Nam: Trong môi trường lạm phát có nhiều biến động thì các sản phẩm huy động vốn

với lãi suất cố định trở nên không phù hợp với nhu cầu của người gửi tiền. Điều này dẫn đến tình trạng
các khách hàng thường rút tiền ở ngân hàng trả mức lãi suất thấp để đem gửi tại các ngân hàng trả lãi
cao hơn và lựa chọn các kỳ hạn tiền gửi ngắn. Để hạn chế tình trạng này, Vietinbank có thể cung cấp các
sản phẩm tiền gửi với lãi suất thả nổi dựa theo biến động của lạm phát với mức trần và mức sàn quy
định cụ thể trong chính sách lãi suất. Giải pháp này sẽ giúp Vietinbank cải thiện cơ cấu nguồn vốn theo
hướng huy động được các nguồn vốn trung và dài hạn nhiều hơn, đảm bảo khả năng cung cấp nguồn
vốn cho các nhu cầu tín dụng trung và dài hạn. Bên cạnh đó, các dịch vụ thanh toán đi kèm cần được
phát triển mạnh hơn nữa cả về chất và về lượng nhằm thu hút được nguồn tiền nhàn rỗi của người dân,
đồng thời giữ cho nguồn vốn huy động được ổn định.
Phát triển chiến lược dịch vụ: Phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng thu phí, xác định nhóm dịch vụ
mũi nhọn để tập trung phát triển. Dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại để phát triển dịch vụ, lấy mức độ
thỏa mãn nhu cầu khách hàng là định hướng phát triển.
Thứ sáu; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hệ thống công nghệ và xây dựng văn hóa phòng
ngừa rủi ro cho toàn ngân hàng
Trong kinh doanh ngân hàng, hiểu rõ tầm quan trọng của rủi ro cũng như văn hóa rủi ro là điều rất quan
trọng. Vì vậy phải thường xuyên cập nhật kiến thức về rủi ro cán bộ và nhân viên ngân hàng. Một mặt
vừa nâng cao nhận thức và hiểu được văn hóa rủi ro, mặt khác giúp ngân hàng nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực.
Song song với việc phát triển nguồn nhân lực, ngân hàng cần qui định cơ chế cung cấp thông tin đầy đủ,
minh bạch, chính xác, kịp thời với hệ thống dữ liệu đầy đủ, cập nhật, điều này không chỉ phục vụ cho
công tác phân tích và dự báo, mà còn phục vụ cho việc điều chỉnh cơ chế chính sách sát với yêu cầu
thực tiễn.
Ngoài ra, cần coi ứng dụng công nghệ thông tin và yếu tố then chốt, hỗ trợ mọi hoạt động phát triển
kinh doanh. Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, an toàn, có tính thống nhất, tích
hợp, ổn định cao./.



×