Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Quyền thành lập và gia nhập công đoàn của người lao động ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

VŨ THỊ HƢỜNG

QUYỀN THÀNH LẬP VÀ GIA NHẬP CÔNG ĐOÀN
CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015


Vũ THị HƯờNG

I HC QUC GIA H NI
KHOA LUT



V TH HNG

lý LUậN Và LịCH Sử NHà NƯớC Và PHáP LUậT

QUYN THNH LP V GIA NHP CễNG ON
CA NGI LAO NG VIT NAM HIN NAY

Chuyờn ngnh : Lý lun v lch s NN&PL
Mó s

: 60.38.01.01



LUN VN THC S LUT HC


Ngi hng dn khoa hc: TS. ng Minh Tun

hà NộI - 2015

H NI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các
số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung
thực.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2015
Tác giả luận văn

Vũ Thị Hƣờng


LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trƣờng, kết hợp với
kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn công tác, với sự cố gắng nỗ lực của bản thân.
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới TS. Đặng
Minh Tuấn là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn khoa học, đã tận tình hƣớng dẫn cho tôi cả


chuyên môn và phƣơng pháp nghiên cứu và chỉ bảo cho tôi nhiều kinh nghiệm
trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Luật trực thuộc Đại
học Quốc gia Hà Nội và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng nhƣ
trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt
nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng nhƣ thực hiện luận văn.
Mặc dù với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót. Tôi mong nhận đƣợc sự góp ý chân thành của các Thầy Cô, đồng nghiệp
và bạn bè để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2015
Tác giả luận văn

Vũ Thị Hƣờng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................1
1.

Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................1

2.

Tình hình nghiên cứu của luận văn..........................................................................3

3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn......................................................3


4.

Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu................................................................................4

5.

Phƣơng pháp nghiên cứu của Luâ ̣n văn...................................................................4

6.

Nhƣ̃ng đóng góp của luâ ̣n văn..................................................................................5

7.

Ý nghĩa của Luận văn ...............................................................................................5

8.

Kết cấu của luận văn .................................................................................................5

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN THÀNH LẬP VÀ GIA NHẬP
CÔNG ĐOÀN CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG .................................................................6
1.1 Khái niệm quyền thành lập và gia nhập công đoàn của ngƣời lao động ...........6
1.1.1. Công đoàn .............................................................................................................6
1.1.2. Quyền của ngƣời lao động ..................................................................................12
1.1.3. Quyền thành lập và gia nhập công đoàn ............................................................14
1.2 Vai trò của quyền thành lập và gia nhập công đoàn của ngƣời lao động ........19
1.3 Các bảo đảm quyền thành lập, gia nhập công đoàn của ngƣời lao động.........21
1.3.1. Điều kiện thành lập, gia nhập công đoàn ...........................................................22

1.3.2. Quy trình, thủ tục thành lập và gia nhập công đoàn ..........................................24
1.3.3. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức ...............................................................26
1.3.4. Các bảo đảm từ phía ngƣời lao động..................................................................27
1.3.5. Xử lí vi phạm pháp luật trong thành lập và gia nhập công đoàn .......................28
1.4 Quyền thành lập và gia nhập công đoàn trong pháp luật quốc tế ..................29
1.4.1. Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con ngƣời (UDHR). ..................................29
1.4.2. Công ƣớc quốc tế về quyền dân sự và chính trị .................................................30
1.4.3. Công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (ICESCR).................32
1.4.4. Công ƣớc quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả những ngƣời lao động di trú và
các thành viên gia đình họ ..............................................................................................35


1.4.5. Văn kiện của ILO ................................................................................................36
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN THÀNH LẬP VÀ GIA
NHẬP CÔNG ĐOÀN CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM ........................42
2.1 Tổng quan pháp luật bảo đảm quyền thành lập và gia nhập công đoàn .........42
2.1.1. Hiến pháp ............................................................................................................42
2.1.2. Bô ̣ luâ ̣t lao đô ̣ng ..................................................................................................43
2.1.3. Luật Công đoàn ...................................................................................................44
2.1.4. Luâ ̣t bảo hiể m xã hô ̣i...........................................................................................46
2.1.5. Bộ luật Hình sự Việt Nam ..................................................................................46
2.2 Điều kiện thành lập và gia nhập công đoàn ở Việt Nam..................................47
2.2.1. Điều kiện thành lập công đoàn ở Việt Nam .......................................................47
2.2.2. Điều kiện gia nhập công đoàn ở Việt Nam ........................................................52
2.3 Quy trình thành lập và gia nhập công đoàn ở Việt Nam .................................56
2.3.1. Quy trình, thủ tục thành lập công đoàn ở Việt Nam ..........................................56
2.3.2. Quy trình, thủ tục gia nhập công đoàn ở Việt Nam ...........................................63
2.4 Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong thành lập và gia nhập công
đoàn… ............................................................................................................................64
2.4.1. Trách nhiệm của Nhà nƣớc đối với Công đoàn .................................................64

2.4.2. Trách nhiệm của công đoàn trong việc thực hiện quyền thành lập và gia nhập
công đoàn của ngƣời lao đô ̣ng.......................................................................................65
2.4.3. Trách nhiệm của ngƣời sử dụng lao động đối với tổ chức công đoàn ..............69
2.5 Các bảo đảm từ phía ngƣời lao động trong thành lập và gia nhập công đoàn
ở Việt Nam.....................................................................................................................71
2.6 Xử lý vi phạm pháp luật về Quyền thành lập và gia nhập công đoàn của
ngƣời lao động...............................................................................................................72
CHƢƠNG 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀNTHÀNH LẬP VÀ
GIA NHẬP CÔNG ĐOÀN CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG .........................................79
3.1. Quan điểm bảo đảm quyền thành lập và gia nhập công đoàn của ngƣời lao
động… ............................................................................................................................79


3.2. Giải pháp bảo đảm quyền thành lập và gia nhập công đoàn của ngƣời lao
động… ............................................................................................................................86
3.2.1. Giải pháp bảo đảm điều kiện thành lập và gia nhập công đoàn ........................87
3.2.2. Giải pháp bảo đảm quy trình thành lập và gia nhập công đoàn........................89
3.2.3. Nâng cao trách nhiệm của cá nhân tổ chức trong thành lập và gia nhập công
đoàn….............................................................................................................................90
3.2.4. Giải pháp bảo đảm từ phía ngƣời lao động ........................................................97
3.2.5. Giải pháp về xử lý vi phạm trong thành lập và gia nhập công đoàn .................98
KẾT LUẬN ..................................................................................................................102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................103
PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu
Nguyên nghĩa
Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Quan hệ Công nghiệp

1
ACIRRT
Úc Đại Lợi
2
Bộ luật hình sự
BLHS
3
Bộ luật lao động
BLLĐ
4
Công đoàn

5
Công đoàn cơ sở
CĐCS
6
Ủy ban về tự do lập hội
CFA
7
Công nhân lao động
CNLĐ
8
Doanh nghiệp
DN
9
Doanh nghiệp nhà nƣớc
DNNN
10 ICCPR
Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, 1966
Công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn

11 ICESCR
hóa, 1966
12 ILO
Tổ chức lao động quốc tế
13 LĐLĐ
Liên đoàn lao động
14 LHQ
Liên hợp quốc
Công ƣớc quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả ngƣời lao
15 MWC
động di trú và các thành viên trong gia đình họ, 1990
16 NLĐ
Ngƣời lao động
17 NSDLĐ
Ngƣời sử dụng lao động
18 OHCHR Văn phòng cao ủy nhân quyền Liên hợp quốc
19 TLĐ
Tổng liên đoàn
20 UDHR
Tuyên ngôn thế giới về Quyền con ngƣời, 1948
21 UNDP
Chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc
22 UNESCO Tổ chức, Giáo dục, khoa học và Văn hóa liên hợp quốc
23 UNHCR Văn phòng cao ủy Liên hợp quốc về ngƣời tỵ nạn
24 UPR
Quy chế đánh giá nhân quyền định thể
24 XHCN
Xã hội chủ nghĩa



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong luật lao động quốc tế, tôn trọng quyền tự do công đoàn đƣợc xem nhƣ
là một nguyên tắc cơ bản trong lao động. Quyền này bao gồm quyền của ngƣời lao
động đƣợc tự do thành lập, tham gia hoặc không tham gia vào các công đoàn khác
nhau. Do đó, theo các công ƣớc quốc tế của Liên hợp quốc và Tổ chức lao động
quốc tế, tất cả ngƣời lao động đều có quyền tự do thành lập, tham gia vào các công
đoàn, nếu việc thành lập, tham gia đó không trái với trật tự công cộng hoặc xâm
phạm an ninh, lợi ích của quốc gia sở tại. Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự và
chính trị năm 1966 quy định “Mọi người đều có quyền tự do lập hội với những
người khác, kể cả quyền lập và gia nhập các công đoàn để bảo vệ lợi ích của mình”
(Điều 22, khoản 1). Quy định này cho phép tất cả mọi ngƣời lao động thực hiện
quyền tự do công đoàn một cách không hạn chế, ngoại trừ những trƣờng hợp pháp
luật của quốc gia thành viên quy định hạn chế đối với những đối tƣợng nhất định,
nhằm mục đính đảm bảo cho một xã hội dân chủ, vì lợi ích, an ninh quốc gia và trật
tự công cộng hoặc vì mục đích bảo vệ các quyền và tự do của những ngƣời khác.
Ngoài Liên hợp quốc, quyền tự do công đoàn của ngƣời lao động cũng luôn là tâm
điểm đƣợc bảo vệ bởi Tổ chức lao động quốc tế. Quyền này là một trong những yếu
tố thể hiện nền dân chủ và sự phát triển của một quốc gia. Nói cách khác, nền dân
chủ và sự phát triển bền vững về kinh tế của một quốc gia sẽ bị hạn chế rất nhiều
nếu một bộ phận ngƣời lao đô ̣ng bị tƣớc đi quyền đƣợc tự thành lập tổ chức để bảo
vệ quyền và lợi ích của mình . Do đó, tôn trọng quyền tự do thành lâ ̣p và gia nhập
công đoàn là việc làm quan trọng giúp bảo đảm quyề n của ngƣời lao đô ̣ng nói riêng,
quyề n con ngƣời nói chung.
Ở Việt Nam t ừ khi bƣớc vào thời kì đổi mới, doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế trên cả nƣớc đã tăng nhanh về số lƣợng và quy mô đầu tƣ, đặc biệt là
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã phát triển mạnh và thu hút số lƣợng lớn lao
động vào làm việc. Trƣớc thực trạng đó, nhiều văn bản pháp luật liên quan đến
quyền của ngƣời lao động đã đƣợc Nhà nƣớc ban hành hoặc bổ sung, sửa đổi cho
phù hợp với những đặc điểm của thời kì mới. Việc bảo đảm quyền con ngƣời nói

chung và quyền của ngƣời lao động nói riêng luôn đƣơ ̣c xác đinh
̣ là chủ trƣơng,
chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc ta, đƣợc ghi nhâ ̣n trong Hiến pháp và nhiều

1


văn bản pháp luâ ̣t quan tro ̣ng . Theo đó, quyền của ngƣời lao động trong các lĩnh
vực khác nhau, nhƣ: chính trị, công đoàn , việc làm, giáo dục, y tế và văn hóa…đã
từng bƣớc đƣợc hoàn thiện. Trong đó, đối với ngƣời lao động quyền tự do công
đoàn là một quyền cơ bản và quan trọng. Tuy nhiên, hiê ̣n nay ở nƣớc ta bảo đảm
của ngƣời lao động nói chung, quyề n thành lâ ̣p và gia nhâ ̣p công đoàn nói riêng vẫn
còn nhiều vấn đề vƣớng mắ c phải nghiên cứu, cụ thể: mô ̣t là , theo công ƣớc quốc tế
thì ngƣời lao động có quyền tự do thành lập công đoàn để bảo về quyền lợi của
mình, ngƣời lao động có thể thành lập nhiều tổ chức công đoàn khác nhau, còn ở
Việt Nam chỉ có một tổ chức công đoàn duy nhất là Tổng liên đoàn lao động Việt
Nam, nhƣ vậy, quyền của ngƣời lao động có những hạn chế nhất định; hai là , đối
với tổ chức công đoàn thì chỉ có ngƣời lao động Việt Nam mới có quyền gia nhập
công đoàn, còn ngƣời lao động là ngƣời nƣớc ngoài thì không đƣợc gia nhập công
đoàn Việt Nam; ba là , việc cung cấp thông tin về tổ chức công đoàn cho ngƣời lao
động là rất hạn chế việc gia nhập công đoàn của ngƣời lao động thƣờng rơi vào thế
bị động. Ngoài ra, còn có các vấn đề về quy trình thủ tục thành lập và gia nhập công
đoàn, trách nhiệm của cơ quan tổ chức trong thành lập và gia nhập công
đoàn…Trên thƣ̣c tế , nhiều chủ doanh nghiệp tìm cách né tránh, trì hoãn, không tạo
điều kiện để ngƣời lao động thực hiện quyền thành lập, gia nhập công đoàn. Sự cản
trở, gây khó khăn của chủ doanh nghiệp đƣợc thực hiện bằng nhiều hình thức, biện
pháp tinh vi, nên rất khó cho việc kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật. Theo
thống kê năm 2012 còn khoảng 80% doanh nghiệp dân doanh, 60% doanh nghiệp
FDI chƣa có tổ chức công đoàn [4]. Trên thực tế, theo thống kê của Tổng LĐLĐ
Việt Nam, từ năm 2009 - 2014, có 3.104 cuộc ngừng việc tập thể xảy ra ở 40 tỉnh,

thành cả nƣớc, tập trung chủ yếu ở vùng kinh tế trọng điểm. Ngừng việc tập thể xảy
ra nhiều ở các doanh nghiệp có vốn nƣớc ngoài với 2.337 cuộc (chiếm 74,9%) [35].
Nhƣ vậy, bình quân mỗi năm xảy ra từ 300 - 450 cuộc ngừng việc và hầu hết mang
tính tự phát; không do Công Đoàn tổ chức, lãnh đạo…
Cùng với đó, Luâ ̣t công đoàn 2012 của Việt Nam đã đƣơ ̣c thông qua thay thế
cho Luâ ̣t Công đoàn năm 1990, theo đó viê ̣c bảo vê ̣ quyề n của ngƣời lao đô ̣ng đƣơ ̣c
xem xét chủ yế u trong viê ̣c bảo đảm mố i quan hê ̣ giƣ̃a ngƣời lao đô ̣ng với ngƣời sƣ̉
dụng lao động; bảo đảm quyền của ngƣời lao động thông qua hoạt động của tổ chức
công đoàn…Sự thay đổi này có ý nghĩa quan trọng song cũng đặt ra những vấn đề

2


cần nghiên cứu về thực thi và bảo đảm quyền trên thực tế cho phù hợp với các công
ƣớc quốc tế có liên quan mà Việt Nam đã là thành viên. Trong điều kiện đó, tác giả
lựa chọn nghiên cứu về vấn đề: “Quyề n thành lâ ̣p và gia nhâ ̣p công đoàn của
ngƣời lao đô ̣ng ở Viêṭ Nam hiêṇ nay” để chỉ ra những điểm còn hạn chế, bất cập;
từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện hơn nữa cơ sở pháp lý bảo đảm quyền thành
lập và tham gia công đoàn của ngƣời lao động ở Việt Nam hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu của luận văn
Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu khoa học liên quan tới ngƣời lao động,
công đoàn nhƣ, đề tài, “Bảo đảm quyền của người lao động trong doanh nghiệp ở
Viê ̣t Nam”, PGS.TS Lê Thi ̣Hoài Thu , 2013; “Cơ chế bảo đảm quyề n của người lao
động trong các loại hình doanh nghiê p̣ ở Viê ̣t Nam hiê ̣n nay”, PGS.TS Lê Thi ̣Châu,
Đề tài khoa học cấp Bộ (Viện nghiên cứu lập pháp); “Bảo vê ̣ người lao động di trú:
tập hợp các văn kiện quan trọng của quốc tế, khu vực Asean và của Việt Nam liên
quan đến vị thế và việc bảo vệ người lao động di trú, Lao động, 2009; Bảo vệ người
lao động theo pháp luật lao động Viê ̣t Nam trong nề n kinh tế thi ̣ trường , Luâ ̣n văn
Ths Luâ ̣t: 6.01.05, Nguyễn Thi Yế
̣ n; Nghd TS Nguyễn Hƣ̃u Chí , Khoa Luâ ̣t, 2005;

Bảo vệ Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng - Thực
trạng và giải pháp: Luận văn ThS. Luật: 60 38 01 07 Nguyễn Đặng Phƣớc Tâm;
Nghd: TS. Nguyễn Xuân Thu, 2009... Các đề tài tập trung nghiên cứu khái quát
biện pháp bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động, cơ chế bảo vệ quyền của ngƣời lao
động…Tuy nhiên, để quyền lợi của ngƣời lao động thực sự đƣợc bảo đảm, để công
đoàn thực sự là tổ chức đại diện cho ý chí, tâm tƣ và nguyện vọng của ngƣời lao
động thì việc đi sâu nghiên cứu quyền thành lập và gia nhập công đoàn dƣới góc độ
quyền con ngƣời là một vấn đề mới cần đƣợc nghiên cứu. Vì vậy, kế thƣ̀a, phát huy
kế t quả nghiên cƣ́u của các tác giả và xuấ t phát tƣ̀ nhƣ̃ng lý do nêu trên
chọn đề tài : “Quyề n thành lâ ̣p và gia nhâ ̣p công đoàn của ngƣời l

, học viên

ao đô ̣ng ở Viê ̣t

Nam hiê ̣n nay” để nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luâ ̣n văn
3.1. Mục đích nghiên cƣ́u của luâ ̣n văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cƣ́u vấ n đề lý luận, các quy định
pháp luật về quyề n thành lâ p̣ và gia nhâ ̣p công đoàn của ngƣời lao đô ̣ng . Trên cơ sở
đó phân tích, đánh giá mức độ tƣơng thích của pháp luật Việt Nam với pháp luật

3


quốc tế trong bảo đảm quyền này của ngƣời lao động, chỉ ra những hạn chế để từ đó
đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm quyề n thành
lâ ̣p và gia nhâ ̣p công đoàn của ngƣời lao đô ̣ng ở Viê ̣t Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cƣ́u của luâ ̣n văn
- Nghiên cứu quy đinh

̣ của pháp luật về bảo đảm quyền thành lập và gia
nhập công đoàn;
- Phân tích, đánh giá quy định của pháp luật Việt Nam về thành lập và gia
nhập công đoàn;
- Đánh giá thực trạng bảo đảm quyền thành lập và gia nhập công đoàn của
ngƣời lao động ở Việt Nam;
- Đề xuất giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyề n
thành lập và gia nhập công đoàn.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn nghiên cƣ́u những vấn đề lý luận, nghiên
cƣ́u các quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t về quyề n thành lâ ̣p và gia nhâ ̣p c ông đoàn của ngƣời
lao đô ̣ng. Đồng thời đánh giá thực tiễn thi hành và phân tích các luận cứ khoa học
về quyền thành lập và gia nhập công đoàn của ngƣời lao động . Trên cơ sở đó góp
phần hoàn thiện pháp luật về quyề n thành lâ ̣p và gia nhâ ̣p công đoàn của ngƣời lao
đô ̣ng ở Viê ̣t Nam.
- Phạm vị nghiên cƣ́u: Luận văn tập trung phân tích quy đinh
̣ pháp luâ ̣t về bảo
đảm quyền thành lập và gia nhập công đoàn theo công ƣớc quốc tế, pháp luật Việt
Nam về quyền thành lập và gia nhập công đoàn. Từ đó, đánh giá thực trạng pháp luật
về quyề n thành lâ ̣p và gia nhập công đoàn của ngƣời lao đô ̣ng ở Viê ̣t Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của Luận văn
Phƣơng pháp luận: trong quá trình nghiên cứu, luận văn dựa vào phƣơng
pháp luận là phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê nin
và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Đồng thời vận dụng các quan điểm, tƣ tƣởng chỉ đạo của
Đảng cộng sản Việt Nam làm định hƣớng nghiên cứu.
Các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong luận văn, gồm: Phƣơng
pháp so sánh pháp luật; Phƣơng pháp phân tích quy phạm và phƣơng pháp đánh giá
thực trạng pháp luật; Phƣơng pháp tổng hợp. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng


4


phƣơng pháp phân tích lịch sử. Các phƣơng pháp đƣợc kết hợp với nhau để cùng
giải quyết vấn đề của luận văn.
6. Nhƣ̃ng đóng góp của luâ ̣n văn
Từ kết quả của quá trình tìm hiểu , nghiên cứu, luận văn sẽ đóng góp thêm
những giá trị về mặt ý nghĩa khoa học và thực tiễn trong một phạm vi nhất định,
những điểm mới và đóng góp dự kiến của Luận văn gồm:
(1) Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn, giúp ngƣời lao
động có thêm cơ sở, căn cứ bảo đảm quyền thành lập và gia nhập công đoàn.
(2) Luận văn nghiên cứu vấn đề bảo đảm quyền thành lập và gia nhập công
đoàn của ngƣời lao động nhìn nhận từ góc độ bảo đảm quyền con ngƣời.
(3) Luận văn chỉ ra những hạn chế, bất cập của quy định pháp luật hiện
hành liên quan tới quyền thành lập và gia nhập công đoàn của ngƣời lao động ở
Việt Nam. Qua đó đóng góp một số giải pháp nhằm bảo đảm quyền thành lập và gia
nhâ ̣p công đoàn .
7. Ý nghĩa của Luận văn
- Về mă ̣t lý luâ ̣n : Kế t quả nghiên cƣ́u của luâ ̣n văn góp phầ n làm sáng tỏ
các vấn đề lý luận về quyền thành lập và gia nhập công đoàn của ngƣời lao động
theo pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam cũng nhƣ pháp luâ ̣t quố c tế ; thƣ̣c tiễn bảo đảm quyề n thành
lâ ̣p và gia nhâ ̣p công đoàn của ngƣời lao đô ̣ng ở Viê ̣t Nam
- Về mă ̣t thƣ̣c tiễn : Kế t quả nghiên cƣ́u của luâ ̣n văn có ý nghiã quan tro ̣ng
trong viê ̣c hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t về quyề n thành lâ ̣p và gia nhâ ̣p công đoàn . Đề tài là
kênh thông tin bổ trơ ̣ giúp cơ quan có thẩ m quyề n thƣ̣c thi pháp luâ ̣t về bảo đảm
quyề n thành lâ ̣p và gia nhâ ̣p công đoàn của ngƣời lao đô ̣ng đƣơ ̣c hiê ̣u quả hơn .
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nô ̣i dung của đề
tài nghiên cứu gồm 3 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quyề n thành lâ ̣p và gia nhâ ̣p công đoàn của

ngƣời lao đô ̣ng
Chương 2: Thực trạng bảo đảm quyền thành lâ ̣p và gia nhâ ̣p công đoàn của
ngƣời lao đô ̣ng ở Viê ̣t Nam
Chương 3: Quan điểm, giải pháp bảo đảm quyề n thành lập và gia nhập công
đoàn của ngƣời lao đô ̣ng.

5


CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN THÀNH LẬP VÀ GIA NHẬP
CÔNG ĐOÀN CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG
1.1 Khái niệm quyền thành lập và gia nhập công đoàn của ngƣời lao động
1.1.1. Công đoàn
1.1.1.1. Lịch sử của tổ chức công đoàn
Cuộc Cách mạng công nghiệp diễn ra ở Anh vào giữa thế kỷ 18, sau đó tiếp
tục ở nhiều nƣớc khác. Cuộc cách mạng này bắt đầu từ việc phát minh và sử dụng
các máy kéo sợi, máy dệt và đặc biệt là máy hơi nƣớc…chuyển lao động bằng tay
sang lao động bằng máy đƣa năng suất lao động lên cao. Từ cuộc cách mạng công
nghiệp, giai cấp công nhân và giai cấp tƣ sản đã ra đời. Hai giai cấp này đối lập
nhau về quyền lợi. Do bị bóc lột, giai cấp công nhân đã đấu tranh chống giai cấp tƣ
sản từ lẻ tẻ, rời rạc, tự phát dần dần thành cuộc đấu tranh của cả một phân xƣởng,
một nhà máy, một ngành, một địa phƣơng. Trong đấu tranh, công nhân nhận thấy
cần tập hợp lực lƣợng, thống nhất hành động mới bảo vệ đƣợc quyền lợi của mình.
Do đó đã hình thành một tổ chức để đáp ứng yêu cầu ấy - đó là Công đoàn. Nhƣ vậy
nguyên nhân chủ yếu để công đoàn ra đời là do quan hệ lao động mâu thuẫn trong
mối quan hệ chủ thợ và để tập hợp bảo vệ quyền lợi của công nhân, công đoàn ra
đời là tất yếu khách quan. Công đoàn ra đời đầu tiên ở Anh vào đầu năm 1868,
Pháp năm 1884, Đức năm 1945…[6].
Dƣới ánh sáng của Chủ nghĩa Mác, phong trào đấu tranh của công nhân ngày

càng đƣợc củng cố. Để truyền bá Chủ nghĩa Mác vào sâu rộng trong giai cấp công
nhân, Mác và Ăng-gen đã đứng ra thành lập Hội Liên hiệp Lao động quốc tế (tức
Quốc tế thứ nhất) vào ngày 28/09/1864 ở Luân Đôn. Quốc tế thứ nhất đồng thời làm
nhiệm vụ Quốc tế công đoàn, vạch ra cƣơng lĩnh cơ bản và tích cực đấu tranh cho
các yêu cầu cụ thể của công đoàn. Phong trào đấu tranh của công nhân và công
đoàn ngày càng diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là sau Quốc tế II đƣợc thành lập ngày
14/05/1889 và trong những năm Chiến tranh thế giới lần thứ I tháng 08/1914.
Thắng lợi Cách mạng tháng 10 Nga 1917 đã làm vang dội thế giới, giải phóng giai
cấp công nhân và nhân dân lao động Nga, thành lập nhà nƣớc vô sản đầu tiên trên
thế giới, phong trào công đoàn thế giới bƣớc sang giai đoạn mới. Trong thời kỳ này,
công đoàn Xô Viết có một vị trí cực kỳ quan trọng trong tổ chức công đoàn quốc tế.

6


Từ sự thắng lợi của Cách mạng tháng 10 Nga, phong trào công nhân và công đoàn
đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều nƣớc khác trên thế giới nhƣ Ý, Hung-ra-ri. Sự ra đời
của quốc tế III (1919) và Công hội Đỏ (RILU) năm 1921 đã đánh dấu một bƣớc tiến
mới của công đoàn thế giới. Chiến tranh thế giới lần II kết thúc, hệ thống các nƣớc
Xã hội chủ nghĩa ra đời thể hiện sự cân bằng lực lƣợng giữa Chủ nghĩa xã hội và
Chủ nghĩa tƣ bản. Trong thời kỳ này, nhiều tổ chức công đoàn ra đời tiêu biểu nhất
là Liên hiệp công đoàn thế giới tháng 10/1945 (Việt Nam trở thành thành viên chính
thức của tổ chức này từ năm 1949); Liên hiệp Quốc tế các công đoàn tự do (1949).
Những tổ chức công đoàn mang tính quốc tế này vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Tuy
nhiên, vào thập kỷ cuối của thế kỷ 20, khi chế độ Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và
các nƣớc Đông Âu sụp đổ, phong trào công đoàn thế giới đã có những khủng hoảng
về kinh nghiệm, mô hình tổ chức, nội dung và phƣơng pháp hoạt động. Ở các nƣớc
Xã hội chủ nghĩa còn lại nhƣ Việt Nam, Trung Quốc, Cu-ba, Cộng hoà dân chủ
nhân dân Triều Tiên, công đoàn dƣới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền
đang tiến hành đổi mới để phù hợp với tình hình mới.

Các học giả nghiên cứu về công đoàn đã đƣa ra các quan điểm của mình về
vấ n đề này . Cuốn Lịch sử Chủ nghĩa Công đoàn (1984) của Sidney và Beatrice
Webb có quan điểm rằng công đoàn là “một hiệp hội của những ngƣời làm công ăn
lƣơng có mục đích duy trì hay cải thiện các điều kiện thuê mƣớn họ” thắng thế. Có
một định nghĩa hiện đại khác của Cục Thống kê Úc Đại Lợi rằng công đoàn là
“...một tổ chức hợp thành chủ yếu bởi những ngƣời làm thuê, hoạt động cơ bản là
thƣơng lƣợng về lƣơng bổng và điều kiện thuê mƣớn cho các thành viên của nó”.
Nhƣ nhà sử học R.A Leeson, trong cuốn United We Stand (Tạm dịch: Chúng ta hãy
đoàn kết đứng lên) (1971) có viết: “Hai quan điểm mâu thuẫn nhau của phong trào
công đoàn đấu tranh với nhau để giành ƣu thế trong thế kỷ mƣời chín: một bên là
truyền thống phƣờng hội nghiêm ngặt có tính phòng thủ truyền lại qua các câu lạc
bộ thợ thuyền và các hội bạn thợ... bên khác là xu thế bành trƣớng có tính tấn công
nhằm thống nhất toàn thể “ngƣời lao động nam cũng nhƣ nữ để thiết lập một trật tự
mới...” Kinh tế gia thế kỷ XIX Adam Smith đã lƣu ý sự bất cân đối về quyền lợi của
ngƣời lao động so với của ngƣời sở hữu (hay “ông chủ”). Trong chƣơng 8, tập I
cuốn Của cải của các Quốc gia, Ad.Smith viết: Hiếm khi ta nghe nói đến sự liên

7


hiệp của các ông chủ, mà thƣờng nghe đến hội của những ngƣời làm công. Nhƣng
ai đó dựa trên điều này mà tƣởng tƣợng rằng các ông chủ hiếm khi tập hợp lại thì kẻ
đó thật dốt nát, cả về thế giới lẫn về vấn đề này. Các ông chủ ở mọi lúc mọi nơi đều
liên hiệp với nhau một cách ngấm ngầm nhƣng khƣ khƣ bất biến, hòng không nâng
lƣơng của nhân công lên trên mức hiện hữu…[Khi những ngƣời lao động tập hợp
lại,] các ông chủ… không ngừng làm ầm ĩ lên, kêu gọi sự hỗ trợ của chính quyền
dân sự, và đòi thực thi nghiêm khắc những luật lệ ngặt nghèo đƣợc ban hành nhằm
chống lại sự liên hiệp của những ngƣời đầy tớ, ngƣời làm công và thợ thuyền. Nhƣ
vậy điều đó cho thấy, công đoàn là bất hợp pháp trong nhiều năm ở hầu hết các
nƣớc. Đã có những hình phạt khắt khe đối với tổ chức công đoàn. Mặc dù thế, công

đoàn vẫn đƣợc thành lập và dần dần có đƣợc sức mạnh chính trị, kết quả cuối cùng
là một bộ luật lao động không chỉ hợp pháp hoá những nỗ lực tổ chức công đoàn mà
đã luật hoá mối quan hệ giữa giới chủ với những ngƣời làm thuê đƣợc tổ chức thành
những công đoàn. Quyền gia nhập công đoàn đã đƣợc nhắc đến trong điều 23 phân
đoạn 4 của bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) và đƣợc khẳng định lại
trong điều 20 phân đoạn 2 rằng “Không được ép buộc bất cứ ai trong việc tham gia
vào một hiệp hội”. Việc cấm đoán một ngƣời không đƣợc tham gia hay thành lập
công đoàn, cũng nhƣ ép buộc một ngƣời làm việc ấy, dù là do chính phủ hay doanh
nghiệp thực hiện, đều bị coi là hành vi xâm hại nhân quyền. Những lý lẽ tƣơng tự
cũng đƣợc đặt ra khi ngƣời thuê mƣớn phân biệt đối xử dựa trên việc có tham gia
công đoàn hay không. Mục đích của ngƣời chủ, thƣờng là kế t hơ p̣ với sự hỗ trợ của
các lực lƣợng bên ngoài, nhằm cấm đoán việc công nhân của mình tham gia công
đoàn.
Trải qua một thời gian dài phát triển, nhận thức về công đoàn ngày càng
hoàn thiện hơn và đa số các quan điểm hiện nay thống nhất rằng: Các công đoàn có
thể tổ chức dựa trên một nhóm công nhân có cùng kỹ năng (công đoàn nghề
nghiệp), những công nhân thuộc các ngành nghề khác nhau (công đoàn toàn thể),
hay các công nhân trong toàn bộ một ngành công nghiệp (công đoàn ngành). Các
công đoàn này thƣờng phân chia theo địa phƣơng và thống nhất với nhau thành các
nghiệp đoàn quốc gia. Các nghiệp đoàn này lại liên kết với nhau thành các tổ chức
quốc tế. Hiện nay, có một số tổ chức công đoàn lớn nhƣ, Liên hiệp công đoàn thế

8


giới (WFTU), thành lập 1945; Tổng công đoàn quốc tế (ITUC) là trung tâm công
đoàn lớn nhất thế giới, ra đời năm 2006; Liên hiệp các công đoàn ngành toàn cầu
(GUFs) [34]. Ở nhiều quốc gia, công đoàn có tƣ cách pháp nhân đƣợc ủy quyền
thƣơng lƣợng với giới chủ thay cho các công nhân mà công đoàn đại diện. Công
đoàn có một số quyền quan trọng nhƣ quyền thƣơng lƣợng tập thể với ngƣời thuê

mƣớn lao động về lƣơng bổng, giờ làm cũng và các điều kiện thuê lao động khác.
Việc hai bên không thể đạt đến một thỏa thuận nào đó có thể dẫn đến những hành
động gây áp lực và đỉnh điểm là đình công. Trong một số trƣờng hợp cực đoan, việc
đình công có thể là hành vi bất hợp pháp. Bên ca ̣nh đó mô ̣t số công đoàn có thể
không có quyền đại diện hợp pháp cho công nhân hoặc quyền này bị hạn chế. Các
công đoàn có thể tham gia vào cuộc đấu tranh chính trị hay xã hội rộng lớn hơn.
Chủ nghĩa công đoàn xã hội bao gồm nhiều công đoàn có thể dùng sức mạnh quốc
tế để ủng hộ cho những chính sách và pháp luật có lợi hơn cho ngƣời lao động.
Hiện nay, trong cơ chế thị trƣờng đang diễn ra sôi động trên phạm vi toàn thế
giới, các tập đoàn tài chính quốc tế , các công ty đa quốc gia đã áp dụng chính sách
đầu tƣ linh hoạt và phƣơng pháp quản lý mềm dẻo

, đồ ng thời tăng cƣờng bóc lột

công nhân. Thêm vào đó là tình hình việc làm của công nhân và ngƣời lao động trên
thế giới đang trở thành vấn đề lớn. Vì vậy, công đoàn thế giới cần phải đổi mới,
kiện toàn tổ chức công đoàn phải phấn đấu vƣơn lên không ngừng vì sự nghiệp hoà
bình thế giới, ổn định kinh tế xã hội và bảo vệ ngƣời lao động.
1.1.1.2. Mục đích và vai trò của Công đoàn
Thứ nhất, mục đích của Công đoàn. Công đoàn hoạt động vì mục đích xã
hô ̣i, nhằ m bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động trong quan hệ lao động ... Mục đích
xã hội của công đoàn thể hiện ở chỗ tổ chức này bảo vệ các quyền gắn liền với việc
bảo vệ nhân phẩm của ngƣời lao động và nâng cao vị thế của ngƣời lao động trong
mối tƣơng quan lao động và xã hội của giới chủ.
Thứ hai, vai trò của Công đoàn. Trong xã hội tƣ bản, các nghiệp đoàn có vai
trò rất quan trọng. Ở đó, các tổ chức nghiệp đoàn có tƣ cách nhƣ là “lực lƣợng quân
bình” kéo cân lại vị thế vốn nhỏ bé của ngƣời lao động làm thuê so với thế lực “vạn
năng” của nhà tƣ bản. Nhà nƣớc tƣ sản đã dùng công cụ pháp lý để xác lập quyền
thành lập và hoạt động nghiệp đoàn của ngƣời lao động, và cũng bằng công cụ pháp


9


lý giữ cho các nghiệp đoàn hoạt động trong khuôn khổ của trật tự xã hội tƣ bản. Ở
các nƣớc xã hội chủ nghĩa nói chung và Việt Nam nói riêng, công đoàn cũng có một
vị trí, vai trò rất quan trọng ngoài tính chất là một tổ chức nghề nghiệp của ngƣời
lao động, công đoàn ở Việt Nam còn đƣợc xác định là một tổ chức chính trị xã hội .
Chính tính chất nghề nghiệp và tính chất chính trị xã hội đã khiến cho tổ chức công
đoàn có vị trí, vai trò, chức năng đặc biệt: không chỉ đại diện cho lực lƣợng tự mình
(đoàn viên công đoàn ), công đoàn còn đại diện cho mọi ngƣời lao động trong xã
hội; không chỉ bảo vệ cho lợi ích của ngƣời lao động, công đoàn còn đại diện cho
họ tham gia quản lý kinh tế xã hội. Có thể thấy, trong nền kinh tế thị trƣờng, công
đoàn có vai trò: Công đoàn giúp nâng cao mức phúc lợi tiền lƣơng và lao động;
Công đoàn đã thúc đẩy dân chủ trong doanh nghiệp, đồng thời giúp nâng cao trình
độ quản lý doanh nghiệp; Công đoàn góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất doanh
nghiệp; Công đoàn phát huy vai trò tích cực trong mặt bảo vệ công bằng xã hội.
1.1.1.3. Công Đoàn ở Việt Nam
Ngày 28/7/1929 Ban chấp hành Trung ƣơng lâm thời Đông Dƣơng Cộng sản
đảng quyết định tổ chức Hội nghị đại biểu Tổng Công hội đỏ Bắc Kì lần thứ I,
nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác vận động công nhân tăng cƣờng sự thống nhất về
tổ chức và hành động của tổ chức công hội. Hội nghị đƣợc tổ chức tại trụ sở Tổng
công hội Bắc kỳ, số nhà 15 phố Hàng Nón, Hà Nội. Tham dự Đại hội có các đại
biểu các Tổng công hội tỉnh và thành phố: Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, khu mỏ
Đông Triều, Mạo Khê. Việc thành lập Tổng công hội đỏ Bắc kỳ có ý nghĩa hết sức
to lớn đối với phong trào công nhân Việt Nam. Đó vừa là kết quả tất yếu của sự
trƣởng thành về chất lƣợng của phong trào công nhân nƣớc ta, vừa là thắng lợi của
đƣờng lối công vận của Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng Sản Đông Dƣơng, đồng
thời cũng đáp ứng nhu cầu cấp thiết về tổ chức của phong trào công nhân Việt Nam.
Việc thành lập tổ chức công đoàn đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam góp
phần vào sự lớn mạnh của phong trào cộng sản công nhân quốc tế. Mối quan hệ

giữa phong trào công nhân Việt Nam với phong trào công nhân thế giới, đặc biệt là
với công nhân và công đoàn Pháp đã đƣợc công hội đỏ thiết lập. Trƣớc yêu cầu và
nhiệm vụ mới của cách mạng, ngày 20/6/1946, Hội nghị Cán bộ công đoàn cứu
quốc toàn quốc đã quyết định đổi tên “Hội công nhân cứu quốc” thành “Công đoàn”
và thành lập Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ngày 28 tháng 7 đƣợc lấy là ngày
Công đoàn Việt Nam.

10


Hiện nay ở Việt Nam, “công đoàn” không đƣợc coi là một danh từ chung.
Định nghĩa về công đoàn đƣợc quy định trong Hiến pháp “Công đoàn Việt Nam là
tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của ngƣời lao động đƣợc thành
lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho ngƣời lao động, chăm lo và bảo vệ quyền , lợi
ích hợp pháp , chính đáng của ngƣời lao động ; tham gia quản lý nhà nƣớc , quản lý
kinh tế - xã hội; tham gia kiể m tra , thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà
nƣớc, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ
của ngƣời lao động; tuyên truyền, vận động ngƣời lao động học tập, nâng cao trình
độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (điều
10), và đƣợc cụ thể hóa trong Luật công đoàn 2012 “Công đoàn là tổ chức chính trị
- xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của ngƣời lao động, đƣợc thành lập trên
cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dƣới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên
chức, công nhân và những ngƣời lao động khác (sau đây gọi chung là ngƣời lao
động), cùng với cơ quan nhà nƣớc, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của ngƣời lao động; tham gia quản lý nhà
nƣớc, quản lý kinh tế - xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của
cơ quan nhà nƣớc, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động ngƣời lao
động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” (Điều 1)

Khái niệm “Công đoàn” đƣơ ̣c hiể u là tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, là
một tổ chức quần chúng rộng lớn nhất của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Công đoàn xuất hiện khi công nhân biết ý thức về sức mạnh tập thể và biết chăm lo
bảo vệ quyền lợi cho chính mình. Tổ chức công đoàn ban đầu chỉ là một tổ chức
đƣợc lập ra nhằm đấu tranh và hạn chế sự bóc lột của giới chủ chứ chƣa phải là một
tổ chức có nhiều quyền năng nhƣ ngày nay. Sự phát triển của công đoàn gắn liền
với sự lớn mạnh của giai cấp công nhân, với sự phát triển của công nghiệp, kỹ thuâ ̣t
và sự liên kết của ngƣời sƣ̉ du ̣ng lao đô ̣ng . Chính trong sự phát triển đó, hoạt đô ̣ng
công đoàn cũng đƣợc thúc đẩy và dần chiếm đƣợc vị trí quan trọng trong hệ thống
các tổ chức xã hội, cũng nhƣ trong đời sống của ngƣời lao động. Từ chỗ chỉ đƣợc
thừa nhận trong phạm vi hẹp, ngày nay công đoàn đã đƣợc thừa nhận trong phạm vi
toàn xã hội.

11


Thực tế, trong chặng đƣờng lịch sử của đất nƣớc những năm qua, Công đoàn
Việt Nam đã trƣởng thành nhanh chóng thể hiện rõ vai trò của mình đối với xã hội.
Vai trò của Công đoàn Việt Nam để hiện trong các lĩnh vực: Thứ nhất, trong lĩnh
vực chính trị: Công đoàn có vai trò to lớn trong việc góp phần xây dựng và nâng
cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, qua đó tăng cƣờng mối liên hệ mật
thiết giữa Đảng với nhân dân, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao
động, từng bƣớc hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực thi pháp
luật và để Nhà nƣớc thực sự là Nhà nƣớc của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân,
giữ vững sự ổn định về chính trị. Thứ hai, trong lĩnh vực kinh tế: Công đoàn tham
gia xây dựng, hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế nhằm xóa bỏ cơ chế tập trung quan
liêu, bao cấp, củng cố nguyên tắc tập trung trên cơ sở mở rộng dân chủ. Công đoàn
góp phần củng cố những thành tựu kinh tế, văn hóa và khoa học - kỹ thuật đã đạt
đƣợc trong những năm thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng. Tiếp tục đẩy mạnh,
nâng cao hiệu quả hoạt động của các thành phần kinh tế trong đó kinh tế nhà nƣớc

giữ vai trò chủ đạo, liên kết và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển có lợi
cho xã hội. Thứ ba, trong lĩnh vực văn hóa - tư tưởng: Công đoàn phát huy vai trò
của mình trong việc giáo dục công nhân, viên chức và lao động nâng cao lập trƣờng
giai cấp công nhân, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm nền
tảng; phát huy những giá trị cao đẹp, truyền thống văn hóa dân tộc và tiếp thu
những thành tựu tiên tiến của văn minh nhân loại, góp phần xây dựng nền văn hóa
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Thứ tư, trong lĩnh vực xã hội: Công
đoàn có vai trò quan trọng trong việc tham gia xây dựng giai cấp công nhân vững
mạnh cả về số lƣợng và chất lƣợng, không ngừng nâng cao trình độ giác ngộ chính
trị, tính tổ chức kỷ luật, trình độ văn hóa, khoa học - kỹ thuật của công nhân, làm
cho giai cấp công nhân trở thành lực lƣợng nòng cốt của khối liên minh công - nông
- trí, nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Công đoàn là cơ sở vững chắc bảo
đảm vai trò lãnh đạo của Đảng và tăng cƣờng sức mạnh của Nhà nƣớc.
1.1.2. Quyền của ngƣời lao động
Khái niệm “Quyền” thông thƣờng đƣợc hiểu là “cái mà luật pháp, xã hội,
phong tục hay lẽ phải cho phép hƣởng thụ, vận dụng, thi hành…và khi thiếu sẽ
đƣợc yêu cầu để có, nếu bị tƣớc đoạt có thể đòi hỏi để giành lại”. Quyền thƣờng gắn
với một chủ thể pháp luật. Luật pháp của các nƣớc trên thế giới đều quy định quyền

12


và nghĩa vụ cơ bản của công dân là một chế định cơ bản, giữ vị trí quan trọng trong
Hiến pháp. Ở Việt Nam, quyền cơ bản của công dân là những quyền gắn bó mật
thiết tới cuộc sống của mỗi cá nhân - con ngƣời với tƣ cách là một thành viên của
cộng đồng xã hội. Nhà nƣớc thừa nhận quyền của con ngƣời, của công dân trong
Hiến pháp và luật pháp, đƣợc bảo đảm thực hiện thông qua bộ máy công quyền từ
trung ƣơng đến địa phƣơng. Quyền của ngƣời lao động là một trong những nội
dung, thành tố cơ bản cấu thành quyền con ngƣời. Tuy nhiên ngƣời lao động với tƣ
cách là chủ thể tạo ra các sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội, quyền của

ngƣời lao động đƣợc xác định là một trong những quyền phổ biến và đƣợc quan tâm
chú ý nhiều nhất trên cả bình diện quốc gia và quốc tế, đặc biệt là trong điều kiện
hiện nay, xu hƣớng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ.
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về quyền của con ngƣời. Theo Văn
phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc: “Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn
cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc
sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân phẩm, tự do cơ bản của con người”. Theo Tổ chức
Ân xá quốc tế “Nhân quyền là quyền cơ bản và quyền tự do mà tất cả mọi ngƣời
đƣợc hƣởng không phân biệt quốc tịch, giới tính, nguồn gốc quốc gia hay dân tộc,
chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ hoặc trạng thái khác. Nhân quyền bao gồm các quyền
dân sự và chính trị, chẳng hạn nhƣ quyền sống, tự do và tự do phát biểu và các
quyền kinh tế văn hóa xã hội bao gồm quyền tham gia vào nền văn hóa, quyền có
lƣơng thực, quyền làm việc và nhận đƣợc một nền giáo dục... Nhân quyền đƣợc bảo
vệ và duy trì bởi luật pháp quốc tế và quốc gia và các hiệp ƣớc”. Ở Việt Nam, một
số chuyên gia nghiên cứu đã đƣa ra những “quan niệm” về quyền con ngƣời là
“những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi
nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế”. Các
tác giả của nhiều giáo trình viết về quyền con ngƣời đều có chung nhận định: “Dù
nhìn ở góc độ, cấp độ nào thì quyền con ngƣời cũng đƣợc xác định là những chuẩn
mực đƣợc cộng đồng quốc tế thừa nhận và tuân thủ. Những chuẩn mực này kết tinh
những giá trị nhân văn của toàn nhân loại chỉ áp dụng với con ngƣời, cho tất cả mọi
ngƣời. Nhờ có những chuẩn mực này, mọi thành viên trong gia đình nhân loại mới
đƣợc bảo vệ nhân phẩm và mới có điều kiện phát triển đầy đủ các năng lực của cá

13


nhân với tƣ cách là một con ngƣời”. Bảo đảm quyền của con ngƣời nói chung và
bảo đảm quyền của ngƣời lao động nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan
trọng trong quá trình xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở Việt Nam. “Đảm bảo quyền

của ngƣời lao động” hoặc “bảo đảm quyền của ngƣời lao động” không có sự phân
biệt. Trên thực tế “Bảo đảm” có nghĩa là “Sự giữ đƣợc đầy đủ, trọn vẹn”, còn thuật
ngữ “Đảm bảo” có nghĩa là “Hứa giữ gìn chắc chắn” [19]. Trong tiếng anh, từ “đảm
bảo” hay “bảo đảm” đƣợc dịch là “ensure” hay “guarantee”. Với mục đích và nhiệm
vụ nghiên cứu của đề tài, việc sử dụng khái niệm “bảo đảm quyền của ngƣời lao
động” sẽ là đầy đủ và chính xác hơn. Quyền của ngƣời lao động và việc bảo đảm
quyền này trong thực tế phụ thuộc vào thể chế chính trị, truyền thống văn hóa, trình
độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độ dân trí…trong mỗi giai đoạn và trong từng
thời kỳ lịch sử. Cho đến nay sau hơn hai thập kỷ xây dựng và phát triển kinh tế thị
trƣờng định hƣớng XHCN, nƣớc ta đã đạt đƣợc những thành tựu có ý nghĩa lịch sử
trong việc phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có việc bảo đảm quyền của ngƣời lao
động. Tuy nhiên đó mới chỉ là kết quả bƣớc đầu, hơn nữa việc xây dựng và phát
triển kinh tế thị trƣờng mới chỉ diễn ra trong thời gian chƣa đƣợc bao lâu, với những
hạn chế, yếu kém về mặt chủ quan đã làm cho việc bảo đảm quyền của ngƣời lao
động nói chung và quyền của ngƣời lao động trong các loại hình doanh nghiệp ở
nƣớc ta hiện nay bộc lộ nhiều bất cập. Vì vậy, việc xây dựng, hoàn thiện và vận
hành có hiệu quả cơ chế bảo đảm quyền của ngƣời lao động trong các loại hình
doanh nghiệp ở nƣớc ta hiện nay trở thành vấn đề mang tính cấp thiết.
Thông thƣờng, quyền của ngƣời lao động đƣợc chia thành: Quyền được làm
việc; Quyền tự do không bị lao động cưỡng bức; Quyền được hưởng mức lương
công bằng, hợp lý và được trả lương bằng nhau cho những công việc như nhau;
Quyền được đảm bảo điều kiện làm việc an toàn và vệ sinh; Quyền nghỉ ngơi;
Quyền công đoàn; Quyền được hưởng an sinh xã hội. Nhƣ vậy, quyền công đoàn là
một bộ phận cấu thành quyền của ngƣời lao động.
1.1.3. Quyền thành lập và gia nhập công đoàn
1.1.3.1. Khái niệm quyền thành lập công đoàn của người lao động
Theo từ điển Tiếng Việt thuâ ̣t ngƣ̃ “thành lập” có nghĩa là: chính thức lập
nên, dựng nên (thƣờng nói về một tổ chức quan trọng). Theo cách hiểu thông

14



thƣờng, thuật ngữ thành lập đƣợc hiểu theo hai nghĩa: thứ nhất, là thành lập một tổ
chức mới (nghĩa rộng); thứ hai, là thành lập một thành viên mới của tổ chức đó hoă ̣c
mô ̣t bô ̣ phâ ̣n mới của tổ chƣ́c đó (nghĩa hẹp). Ngƣời lao động đƣợc pháp luật hoặc
xã hội công nhận cho đƣợc hƣởng, đƣợc làm, đƣợc đòi hỏi để lập nên tổ chức công
đoàn bảo vệ lợi ích của mình. Thành lập công đoàn ở Việt Nam đƣợc hiểu theo
nghĩa thứ hai, đó là “ thành lập một thành viên mới của tổ chức đó …”. Nhƣ vậy,
quyền thành lập Công đoàn của ngƣời lao động đƣợc hiểu là quyề n của tâ ̣p thể
ngƣời lao động đƣơ ̣c lập nên tổ chức Công đoàn để bảo vệ cho lợi ích của mình .
Cầ n lƣu ý rằ ng , cá nhân ngƣời lao động không thể thực hiện quyền thành lập Công
đoàn mà phải thực hiện quyền đó thông qua hành vi của một tập thể lao động.
Theo pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam , hiê ̣n nay chƣa có khái niê ̣m chính thƣ́c về “thành
lâ ̣p công đoàn” , tuy nhiên nó đƣơ ̣c hiể u là quyề n thàn h lâ ̣p công đoàn cơ sở - mô ̣t
bô ̣ phâ ̣n cấ u thành của hê ̣ thố ng Công đoàn Viê ̣t Nam . Chẳng hạn công đoàn ngành
trung ƣơng đƣợc tổ chức theo đặc điểm ngành, nghề do Đoàn chủ tịch tổng liên
đoàn quyết định thành lập phù hợp với các quy định của Luật công đoàn Việt Nam
(tổ chức đã có là Tổng liên đoàn lao động Việt Nam; thành viên mới đƣợc thành lập
là các công đoàn ngành trung ƣơng). Công đoàn cơ sở đƣợc thành lập ở các doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các đơn vị sự nghiệp và cơ quan Nhà nƣớc,
các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội có 5 đoàn viên trở lên và đƣợc
công đoàn cấp trên quyết định công nhận. Công đoàn cơ sở có tƣ cách pháp nhân.
Nghiệp đoàn là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp những ngƣời lao động tự do
hợp pháp cùng ngành, nghề, đƣợc thành lập theo địa bàn hoặc theo đơn vị lao động
có 10 đoàn viên trở lên và đƣợc công đoàn cấp trên là Liên đoàn lao động cấp
huyện hoặc công đoàn ngành địa phƣơng trực tiếp quyết định thành lập (hoặc giải
thể) và chỉ đạo hoạt động. Công đoàn ngành: công đoàn cấp trên cơ sở hoạt động
trong phạm vi các ngành nghề, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho
ngƣời lao động trong ngành nghề tƣơng ứng. Về tổ chức, công đoàn ngành gồm có
công đoàn ngành trung ƣơng và công đoàn ngành địa phƣơng nhƣng hoạt động chủ

yếu ở cấp ngành trung ƣơng để chỉ đạo công đoàn cơ quan bộ, đoàn thể trung ƣơng,
công đoàn tổng công ty và công đoàn cơ sở của các đơn vị thuộc bộ [5].
1.1.3.2. Khái niệm quyền gia nhập công đoàn của người lao động

15


Theo từ điển Tiếng Việt thuật ngữ “Gia nhập” nghĩa là đứng vào hàng ngũ,
trở thành thành viên của một tổ chức nào đó. Ví dụ: gia nhập quân đội, gia nhập
Liên hợp quốc…Ngƣời lao động đƣợc pháp luật hoặc xã hội công nhận cho đƣợc
hƣởng, đƣợc làm, đƣợc tham gia đứng vào hàng ngũ của tổ chức công đoàn để bảo
vệ lợi ích của mình. Bên cạnh đó, “gia nhập” còn đƣợc hiểu là một chủ thể (một
quốc gia một tổ chức, một cá nhân) đủ điều kiện tán thành những quy định của tổ
chức đã có trong xã hội và tự nguyện xin vào tổ chức đó, đƣợc tổ chức đó chấp
thuận. Việc gia nhập tổ chức phải có ít nhất hai điều kiện: một là, bên gia nhập phải
đủ điều kiện mà tổ chức yêu cầu, đồng thời phải tự nguyện xin vào tổ chức; hai là,
phải đƣợc đồng ý, chấp thuận theo quy chế nội bộ của tổ chức.
Nhƣ vậy quyền gia nhập tổ chức Công đoàn của ngƣời lao động là quyền của
ngƣời lao động dƣợc tự do gia nhập hoặc không gia nhập tổ chức Công đoàn, không
một cá nhân, tổ chức nào có thể ngăn cản quyền tự do gia nhập Công đoàn của
ngƣời lao động.
1.1.3.3. Mối quan hệ giữa quyền lập hội và quyền thành lập và gia nhập
công đoàn
Thƣ́ nhấ t , Lập hội là việc các cá nhân liên kết, tập hợp lại với nhau thành
nhóm để hƣớng đến những lợi ích, mục đích hay sự quan tâm chung. Trong khi các
nhóm, hội đoàn, tổ chức tự nguyện là các thành tố hạt nhân của xã hội dân sự thì
các chế độ độc đoán luôn tìm cách cản trở sự liên kết tự do của ngƣời dân, khống
chế sự hoạt động của các hội tự nguyện. Điều này đã đƣợc nhắc đến nhƣ nỗ lực
nhằm “nguyên tử hóa” (tách rời cá nhân ra thành các đơn vị riêng lẻ) của các chế độ
lạm quyền. Các hội có hình thức đa dạng, đó có thể là các câu lạc bộ, hội nghề

nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các quỹ, công đoàn, tổ chức tôn giáo, chính đảng
và công ty. Do sự đa dạng của các nhóm, pháp luật các quốc gia thƣờng có quy định
điều chỉnh riêng một số nhóm, hội bằng các luật riêng nhƣ: luật về doanh nghiệp,
luật về công đoàn - nghiệp đoàn, luật về các đảng phái chính trị, luật về các tổ chức
tôn giáo. Theo cách hiểu thông thƣờng, trong tiếng Việt, danh từ "hội" có hai nghĩa
gần nhau dùng để chỉ: 1) cuộc vui tổ chức chung cho đông đảo ngƣời tham dự, theo
phong tục hoặc nhân dịp đặc biệt; 2) tổ chức quần chúng rộng rãi của những ngƣời
cùng chung một nghề nghiệp hoặc có chung một hoạt động [33].

16


Khái niệm “hội” trong tiếng Anh cũng có nội hàm rất rộng. Theo Đại diện
đặc biệt của LHQ về những ngƣời bảo vệ nhân quyền (trong văn bản số A/95/401,
đoạn 46) thì: Khái niệm “hội” nhắc đến bất kỳ nhóm cá nhân hoặc bất kỳ thực thể
pháp lý nào liên kết với nhau để cùng nhau hành động, bày tỏ, thúc đẩy, theo đuổi
hoặc bảo vệ một lĩnh vực quan tâm chung. Trong báo cáo của mình, Báo cáo viên
về tự do hội họp và lập hội của Liên Hợp quốc Maina Kiai đã nhắc lại và sử dụng
định nghĩa này (Báo cáo về năm hoạt động đầu tiên 1/5/2011 - 30/4/2012, A/HCR/
20/27, đoạn 51). Quyền tự do lập hội chỉ giới hạn ở các nhóm hình thành vì mục
đích “công”, còn các nhóm chỉ vì lợi ích riêng tƣ, chẳng hạn nhƣ nhóm gia đình,
đƣợc bảo vệ bởi các quy định khác, chẳng hạn nhƣ Công ƣớc về các quyền dân sự,
chính trị (ICCPR) Điều 17. Trong vụ P.S. kiện Đan Mạch (mã số 397/90), HRC (Ủy
ban Nhân quyền, cơ quan giám sát việc thực thi ICCPR) kết luận rằng khiếu nại của
ngƣời cha liên quan đến sự vi phạm quyền của mình đƣợc tụ họp với con trai không
làm phát sinh vấn đề liên quan đến quyền lập hội (Điều 22 ICCPR). Hội đó có thể
là các câu lạc bộ, hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các quỹ, công đoàn,
tổ chức tôn giáo, quyền tự do hiệp hội có ý nghĩa quan trọng đối với thúc đẩy các
quyền con ngƣời, đời sống hiệp hội là một chỉ số của xã hội dân chủ [14]. Hội có
thể có tƣ cách pháp nhân hoặc không có tƣ cách pháp nhân. Nếu không có tƣ cách

pháp nhân, hội có thể bị giới hạn một số quyền nhất định (nhƣ quyền sở hữu tài
sản...). Quyền lập hội gồm ba lĩnh vực cơ bản là: Một là, quyền thành lập hội; hai
là, quyền gia nhập hội; ba là, hoạt động, điều hành các hội.
Quyền thành lập và gia nhập hội. ICCPR tái khẳng định và cụ thể hóa quy
định về quyền tự do hội họp trong Điều 20 UDHR. Khoản 1 Điều 22 ICCPR xác
định: Mọi ngƣời có quyền tự do lập hội với những ngƣời khác, kể cả quyền lập và
gia nhập các công đoàn để bảo vệ lợi ích của mình. Từ nội dung đó, có thể thấy
quyền này bao gồm cả ba khía cạnh: (i) Thành lập ra các hội mới, (ii) Gia nhập các
hội đã có sẵn, và (iii) Hoạt động, điều hành các hội, bao gồm cả việc tìm kiếm, huy
động các nguồn kinh phí. Quyền thành lập và gia nhập các hội là nội dung chủ yếu
của quyền tự do hiệp hội. Quyền này bao hàm cả quyền thành lập và gia nhập các
công đoàn để bảo vệ lợi ích của ngƣời lao động. Cũng cần lƣu ý là quyền thành lập
và gia nhập các công đoàn đƣợc bảo vệ cả trong ICCPR (Điều 22) và ICESCR

17


×