Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học phân môn luyện từ và câu làm tăng kết quả học tập của học sinh lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.87 KB, 24 trang )

MỤC LỤC

I. Tóm tắt đề tài………………………………………………..…………Trang 1
II. Giới thiệu……………………………………………….……………..Trang 3
III. Phương pháp nghiên cứu……………………………………..…… .Trang 5
1. Khách thểnghiên cứu………………………………….………..………Trang 5
2. Thiết kế nghiên cứu……………………………………..…..….……….Trang 5
3. Quy trình nghiên cứu…………………………………..…..……………Trang 5
4. Đo lường và thu thập dữ liệu……………………..…………..…………Trang 7
IV. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả……………….…………….. Trang 8
V. Kết luận và khuyến nghị………………………….…..……………. Trang 10
VI. Tài liệu tham khảo………………………………..………...………Trang 11
VII. Phụ lục đề tài………………………………………………………Trang 12

1


I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Môn Tiếng Việt trong chương trình bậc Tiểu học nhằm hình thành và phát
triển giúp học sinh các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học
tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Trong bộ môn
Tiếng Việt phân môn Luyện từ và câu có nhiệm vụ cung cấp kiến thức sơ giản
về Tiếng Việt và rèn luyện kỹ năng dùng từ đặt câu. Nội dung Luyện từ và câu ở
lớp 4 vừa mang tính mở rộng hơn so với lớp dưới vừa là nền tảng cơ bản để các
em học tiếp nội dung mới phức tạp hơn ở các lớp trên. Chính vì thế nó có vai trò
rất quan trọng trong cấp học. Luyện từ và câu là một phân môn có “vai trò kép”
vừa hình thành, khai thác, cung cấp về từ ngữ (mở rộng hệ thống hóa vốn từ; rèn
luyện các kỹ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu), vừa kết hợp với việc
cung cấp kiến thức về câu (các kiểu câu, các loại dấu câu thường gặp). Các kiến
thức về từ và câu không dạy riêng lẻ, tách biệt nhau mà chúng cùng đồng hành
hỗ trợ qua lại cho nhau giúp cho việc dạy và học Tiếng Việt đảm bảo tính chặt


chẽ, lôgic. Mặt khác, Luyện từ và câu không đơn thuần là phân môn mang tính
lý thuyết mà thường chú trọng kỹ năng thực hành. Thông qua môn Luyện từ và
câu sẽ bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có
ý thức sử dụng tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp.
Qua thực tế giảng dạy lớp 4A, tôi nhận thấy các em nắm kiến thức về từ và
câu chưa chắc chắn; dùng từ chưa phù hợp, đặt câu chưa hay; trong học tập còn
lơ là, chưa hứng thú, chưa tích cực tham gia các hoạt động học tập; kỹ năng vận
dụng thực hành các bài tập còn hạn chế nên dẫn đến kết quả học tập chưa tốt.
Lứa tuổi học sinh lớp 4 chủ yếu còn tư duy trực quan sinh động nên trong
các hoạt động học tập, việc sử dụng các phương pháp giảng dạy, đồ dùng dạy
học và sử dụng trò chơi học tập trong tiết học chính là tạo ra một môi trường học
tập mà học sinh tích cực chủ động hơn, các em mạnh dạn tham gia các hoạt
động học tập. Từ đó kỹ năng giao tiếp được phát triển. Trò chơi học tập là một
hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nhiều môn học, đặc biệt là phân môn
Luyện từ và câu. Vì thế tôi sử dụng phương pháp trò chơi vào dạy học, vận dụng
vào nhiều dạng bài tập khác nhau tạo được không khí học tập hào hừng, thoải
mái, vui nhộn. Giúp học sinh phát triển tư duy nhanh nhẹn, óc sáng tạo, xử lí
nhanh các tình huống, phát huy năng lực cá nhân, nâng cao năng lực hợp tác,…
Đặt biệt các em tham gia học tập tích cực hơn, nhớ bài kĩ hơn và vận dụng ngày
càng hiệu quả.
Nghiên cứu được tiến hành trên một nhóm duy nhất, đó là lớp 4A với số
học sinh là 29 em. Dùng phép kiểm chứng T - test phụ thuộc (theo cặp) để kiểm
chứng kết quả. Giải pháp thay thế được thực hiện khi dạy các bài từ bài 05 đến
bài 13. Kết quả cho thấy tác động có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của
học sinh: Điểm bài kiểm tra trước tác động có giá trị trung bình là 6,2. Điểm bài
kiểm tra sau tác động có giá trị trung bình là 8,8. Kết quả kiểm chứng T - test
cho thấy p = 0,0000000000075 < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm
trung bình trước tác động và sau tác động không phải ngẫu nhiên mà là do tác
động. Điều đó minh chứng việc sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học
2



phân môn Luyện từ và câu làm tăng kết quả học tập của học sinh lớp 4A, trường
Tiểu học Thuận An.

3


II. GIỚI THIỆU
1. Hiện trạng
Trong những năm qua khi dạy phân môn Luyện từ và câu, giáo viên thường
chú trọng việc truyền thụ kiến thức mới sau đó giao bài tập cho học sinh thực
hành, hoặc yêu cầu các em trao đổi nhóm để làm bài rồi sau đó trình bày kết
quả, giáo viên nhận xét, sửa bài. Vì thế các tiết học thường khô khan, nặng nề
đối với các em. Các trò chơi học tập thỉnh thoảng mới được giáo viên áp dụng
vào tiết dạy bởi lẽ mất nhiều thời gian để nghiên cứu, chuẩn bị. Vì thế đa số các
em chưa tích cực tham gia học tập, còn thụ động, có em còn nhàm chán nên kỹ
năng vận dụng thực hành còn hạn chế, kết quả học tập chưa tốt.
Qua các tiết dạy có sử dụng phương pháp trò chơi ở phân môn Luyện từ và
câu cho thấy học sinh rất tích cực học tập, háo hức tham gia vào các trò chơi,
tinh thần học tập của các em được thoải mái, tự tin hơn, các em nhớ bài lâu và
chính xác hơn so với những tiết không vận dụng các trò chơi trong học tập.
Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy phân môn Luyện
từ và câu:
- Giáo viên chưa tích cực đầu tư vào đổi mới phương pháp dạy học để phát
huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh.
- Giáo viên còn ngại dành thời gian cho việc nghiên cứu thay đổi phương
pháp dạy học, chưa am hiểu về các trò chơi học tập nên vận dụng chưa mạnh
dạn.
- Giáo viên sử dụng các trò chơi học tập chưa được chọn lọc kỹ, không có

thiết bị hỗ trợ trò chơi nên việc tổ chức trò chơi chưa đạt hiệu quả.
- Đồ dùng dạy học trên lớp, giáo viên sử dụng chưa thường xuyên nên ngại
học sinh sẽ không thực hiện được hoặc sẽ lúng túng khi thay đổi hình thức tổ
chức thực hiện.
- Học sinh thụ động, tự ti, không hứng thú, chưa mạnh dạn tham gia vào
các hoạt động học tập vì các tiết học còn nặng nề, đơn điệu.
- Khả năng tiếp thu bài của một số học sinh còn chậm.
Trước thực trạng đó, tôi thiết nghĩ, mình cần phải thay đổi một cách thức
dạy học mới sao cho học sinh hứng thú, say mê và tích cực chủ động hơn khi
học Luyện từ và câu, đồng thời giúp cho chất lượng học tập ngày một nâng cao.
Vì thế để giúp cho học sinh phát huy được mặt tích cực trong học tập, giúp
giáo viên lớp 4A mở rộng thêm kiến thức, phong phú thêm việc vận dụng đổi
mới phương pháp dạy học của mình, đề tài này được nghiên cứu và đã sử dụng
phương pháp trò chơi phù hợp với các dạng bài tập góp phần làm thay đổi cách
truyền thụ và khai thác kiến thức cho học sinh.
2. Giải pháp thay thế:
Tôi sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học phân môn Luyện từ và câu
nhằm giúp cho bản thân có sự đầu tư mạnh dạn hơn việc vận dụng đổi mới
phương pháp, cách thức tổ chức dạy học vào nhiều dạng bài tập khác nhau. Từ
đó học sinh được thay đổi không khí và hình thức học tập, các em được thoải
4


mái hơn, tham gia học tập tích cực hơn, nhớ bài kĩ hơn và nâng cao kết quả học
tập.
Để nghiên cứu đề tài này, tôi đã tham khảo một số tài liệu và đề tài của
đồng nghiệp từng nghiên cứu để có thêm tư liệu như:
- Trò chơi học tập Tiếng Việt 4 - Nhà xuất bản Giáo dục (Nguyễn Thị
Hạnh, Lê Phương Nga)
- Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức - kỹ năng các môn học ở tiểu học

(lớp 4)-Nhà xuất bản Giáo dục.
- Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp tiểu
học - Vụ Giáo dục tiểu học - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
- Kinh nghiệm dạy Luyện từ và câu lớp 5B trường Tiểu học Thuận An,
năm học 2008 - 2009 (tác giả nghiên cứu Ngô Trúc Phượng)
- Kinh nghiệm Tổ chức trò chơi trong dạy học phân môn Luyện từ và câu
lớp 4 trường Tiểu học Tân Thuận, năm học 2012- 2013 (tác giả nghiên cứu
Phạm Thị Xuân)
- Đề tài “Hình thức tổ chức trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3
trường Tiểu học Số 1 Nam Phước” (tác giả nghiên cứu Nguyễn Thị Oanh)
- Hình thức tổ chức trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu...
Violet.vn/th-so1-namphuoc-quangnam/present/same/entry…8556250.
Các đề tài và tài liệu trên giúp tôi có thêm tư liệu trong quá trình nghiên
cứu, phong phú thêm việc tìm giải pháp nâng cao chất lượng học tập phân môn
Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4A trong quá trình dạy – học hàng ngày.
Ngoài ra tôi muốn có một nghiên cứu cụ thể hơn và đánh giá được hiệu quả
của việc đổi mới Phương pháp dạy học thông qua việc sử dụng phương pháp trò
chơi trong dạy - học Luyện từ và câu để hỗ trợ cho giáo viên khi dạy các mảng
kiến thức được xem là khô khan hóc búa, mang tính trừu tượng cao. Qua việc sử
dụng các trò chơi học tập trong dạy - học Luyện từ và câu nhằm nâng cao chất
lượng giờ học, giúp học sinh học môn Luyện từ và câu một cách nhẹ nhàng, tự
nhiên, đạt hiệu quả cao, tạo không khí học tập vui tươi, lành mạnh.
3. Vấn đề nghiên cứu:
Việc sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học phân môn Luyện từ và
câu có làm tăng kết quả học tập của học sinh lớp 4A trường Tiểu học Thuận An
không?
4. Giả thuyết nghiên cứu:
Có. Sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học phân môn Luyện từ và
câu sẽ làm tăng kết quả học tập của học sinh lớp 4A trường Tiểu học Thuận An.


5


III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu:
Tôi chọn học sinh lớp 4A trường Tiểu học Thuận An để thuận lợi cho việc
nghiên cứu ứng dụng, vì tôi trực tiếp dạy môn Toán, Tiếng Việt đồng thời làm
công tác chủ nhiệm ở lớp này.
Về tình hình học sinh trong lớp: Lớp 4A có tất cả 29 học sinh (trong đó có
12 em học sinh nữ) đều là dân tộc Kinh nên thuận lợi cho việc giao tiếp và trao
đổi thông tin khi giảng dạy. Trong lớp, một số em có ý thức tích cực trong học
tập, nhanh nhẹn, nhạy bén. Tuy nhiên, bên cạnh đó lớp vẫn có một số học sinh
còn lơ là trong học tập, còn chờ vào sự nhắc nhở và giúp đỡ từ phía giáo viên.
Về giáo viên dạy Tiếng Việt lớp 4A: Bản thân tôi được phân công nhiệm
vụ dạy lớp 4 đồng thời làm công tác chủ nhiệm lớp trong nhiều năm liên tục nên
cũng có một ít kinh nghiệm thuận lợi cho việc nghiên cứu.
2. Thiết kế nghiên cứu:
Tôi chọn nguyên vẹn lớp 4A để nghiên cứu, cho học sinh làm một đề kiểm
tra trước tác động, lấy kết quả đó làm cơ sở đối chứng. Sau đó tiến hành thực
nghiệm dùng giải pháp “sử dụng phương pháp trò chơi vào dạy học phân môn
Luyện từ và câu” cũng tác động vào học sinh lớp 4A. Sau khi tác động, tôi cho
học sinh làm bài kiểm tra sau tác động lấy kết quả đó làm cơ sở thực nghiệm.
Chọn thiết kế 1: Thiết kế kiểm tra trước và sau tác động với nhóm duy nhất
(được mô tả ở bảng 1)
Bảng 1: Thiết kế nghiên cứu
Kiểm tra trước tác
Tác động
động
Sử dụng phương pháp trò chơi
O1

vào dạy học Luyện từ và câu

Kiểm tra sau tác
động
O2

Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T - test phụ thuộc (theo cặp)
để kiểm chứng kết quả.
3. Quy trình nghiên cứu:
- Chuẩn bị của giáo viên:
+ Nghiên cứu từng bài dạy và chuẩn bị kế hoạch dạy học, kế hoạch tổ chức
từng trò chơi phù hợp với nội dung dạy học.
+ Nghiên cứu kĩ trò chơi để tìm ra phương pháp và hình thức tổ chức nhằm
đạt hiệu quả cao nhất.
+ Tham khảo ý kiến đồng nghiệp cùng chuyên môn về kế hoạch dạy học, các
dạng bài tập và dự định tổ chức trò chơi.
+ Nghiên cứu trò chơi, lựa chọn trò chơi phù hợp với nội dung của từng bài,
nắm vững luật chơi, cách chơi và hình thức tổ chức trò chơi.
+ Giáo viên xác định khoảng thời gian tiến hành dạy thực nghiệm, nghiên
cứu nội dung tất cả các bài tập trong giai đoạn sẽ thực nghiệm để lựa chọn các
trò chơi phù hợp khi soạn giảng cũng như thực dạy trên lớp.
6


+ Cụ thể các bài tập có sử dụng trò chơi trong các tiết dạy thực nghiệm,
thiết kế kế hoạch dạy học, lên kế hoạch chuẩn bị đồ dùng dạy học phục vụ cho
từng tiết dạy.
+ Khi lên lớp, trước khi sử dụng phương pháp trò chơi để thực hành một
bài tập nào đó, giáo viên phải chuẩn bị chu đáo và thực hiện theo các bước sau:
Cho học sinh nắm chắc yêu cầu bài tập, giáo viên giới thiệu tên trò chơi, nêu rõ

thể lệ cuộc chơi, hướng dẫn kĩ cách thực hiện trò chơi cho học sinh nắm, cho
học sinh chuẩn bị số lượng người tham gia và nhận đồ dùng tham gia trò chơi
(nếu có), cho học sinh thực hiện trò chơi - kết hợp theo dõi kết quả, đánh giá kết
quả học sinh thực hiện (nhận xét, tuyên dương học sinh), chốt kiến thức trọng
tâm rút ra sau khi thực hành bài tập.
Qua nghiên cứu nội dung từng bài dạy trong quá trình thực nghiệm, tôi tiến
hành lựa chọn các trò chơi để áp dụng trên từng tiết học Luyện từ và câu trong
quá trình giảng dạy đối với quá trình tác động như:
+ Trò chơi: Hái hoa dân chủ
+ Trò chơi: Tiếp sức
+ Trò chơi: Ai nhanh hơn?
+ Trò chơi: Ai thông minh hơn?
+ Trò chơi: Ai giỏi nhất?
+ Trò chơi: Truyền điện
+ Trò chơi: Kết bạn
+ Trò chơi: Đồng đội
- Chuẩn bị của học sinh:
Hỗ trợ chuẩn bị một số đồ dùng, dụng cụ để thực hiện trò chơi (trong tiết
học Luyện từ và câu) khi được giáo viên yêu cầu, căn dặn ở cuối tiết học liền
trước.
- Tiến hành dạy thực nghiệm:
Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm thực hiện theo thời khóa biểu của nhà
trường và đúng theo tiết chương trình quy định.
Bảng 2: Thời gian thực nghiệm

Thứ ngày
Thứ ba
Ngày 01/9/2014
Thứ năm
Ngày 04/9/2014

Thứ ba

Tiết
theo
PPCT

Tên bài dạy

5

Từ đơn và từ
phức

6

Mở rộng vốn từ:
Nhân hậu – Đoàn
kết

7

Từ ghép và từ láy

Bài tập
có sử
dụng
trò chơi
Bài tập 2
Bài tập 1
Bài tập 2

Bài tập 2

Tên trò chơi
- Truyền điện:
Tìm nhanh từ
đơn, từ phức
- Ai nhanh hơn?
- Đồng đội
- Tìm nhanh từ từ
7


Ngày 09/9/2014
Thứ năm
Ngày 11/9/2014
Thứ ba
Ngày 16/9/2014
Thứ năm
Ngày 18/9/2014
Thứ ba
Ngày 23/9/2014

ghép và từ láy
8
9
10
11

Thứ năm
Ngày 25/9/2014


12

Thứ ba
Ngày 30/9/2014

13

Luyện tập về Từ
ghép và từ láy
Mở rộng vốn từ:
Trung thực – Tự
trọng
Danh từ
Danh từ chung
và danh từ riêng
Mở rộng vốn từ:
Trung thực – Tự
trọng
Cách viết tên
người, tên địa lí
Việt Nam

Bài tập 2

- Tiếp sức

Bài tập 4

- Ai thông minh

hơn?

Bài tập 1

- Tiếp sức

Bài tập 2

- Ai nhanh hơn?

Bài tập 2

- Đồng đội

Bài tập 2

- Đồng đội

4. Đo lường và thu thập dữ liệu:
- Tôi sử dụng bài kiểm tra của học sinh để làm công cụ đo lường, cụ thể
như sau:
+ Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra có 8 câu, nội dung kiến thức
trong các tuần từ tuần 01 đến tuần 03.
+ Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra có 8 câu, nội dung kiến thức từ
tuần 03 đến tuần 07 liên quan đến các bài tập có sử dụng trò chơi dạy thực
nghiệm.
(Các đề kiểm tra kèm theo phần phụ lục)
Các đề kiểm tra và hướng dẫn chấm được giáo viên khối 4 cùng Ban giám
hiệu thẩm định trước khi thực hiện.
- Tiến hành kiểm tra và chấm bài:

Sau khi thực hiện các bài học trên, tôi tiến hành chấm bài trước tác động và
sau tác động theo đáp án đã cho sẵn đồng thời cùng hai giáo viên dạy lớp 4B và
4C kiểm tra lại bài chấm, sau đó thống kê kết quả thực hiện được.
- Độ tin cậy: Để kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu tôi sử dụng phương
pháp “chia đôi dữ liệu”. Sau đó sử dụng công thức Spearman-Brown [r SB = 2 *
rhh / (1 + rhh)] để tính độ tin cậy của toàn bộ dữ liệu. Độ tin cậy được tính đối với
bài kiểm tra trước khi tác động và bài kiểm tra sau khi tác động. Kết quả bài
kiểm tra trước tác động có độ tin cậy r SB = 0,776 > 0,7, kết quả bài kiểm tra sau
tác động có độ tin cậy rSB = 0,796 > 0,7 điều đó cho thấy dữ liệu đáng tin cậy.
(Kiểm chứng độ tin cậy được kèm theo ở phần phụ lục)

8


IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
1. Phân tích dữ liệu
Bảng 3: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra trước và sau tác động
Trước tác động
Sau tác động
Giá trị trung bình
6,2
8,8
Độ lệch chuẩn
1,9
1,1
Giá trị P của T- Test
0,0000000000075
Chênh lệch giá trị trung
bình chuẩn (SMD)
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD =


1, 4
8,8 − 6,2
= 1,4. Điều đó cho
1,9

thấy mức độ ảnh hưởng của phương pháp trò chơi đối với kết quả dạy học phân
môn Luyện từ và câu của lớp 4A là rất lớn.
(Kiểm chứng kết quả đề tài kèm theo phần phụ lục)
Giả thuyết của đề tài đã được kiểm chứng.

Hình 1: Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động
của nhóm duy nhất
2. Bàn luận kết quả
Kết quả của bài kiểm tra trước tác động có trung bình cộng là 6,2; kết quả
bài kiểm tra sau tác động có trung bình cộng là 8,8. Độ chênh lệch điểm số giữa
kiểm tra trước tác động và sau tác động của nhóm duy nhất là 2,6. Điều đó cho
9


thấy điểm trung bình cộng của hai bài kiểm tra trước tác động và sau tác động đã
có sự khác biệt rõ rệt, điểm trung bình cộng sau tác động cao hơn điểm trung
bình cộng trước tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 1,4.
Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn.
Phép kiểm chứng T- test của nhóm duy nhất là p = 0,0000000000075 < 0,05.
Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của bài kiểm tra trước tác
động và sau tác động không phải ngẫu nhiên mà là do tác động.
* Hạn chế:
Kết quả học tập của học sinh tăng chưa đều. Vì khi tổ chức cho học sinh

tham gia thực hành trò chơi, số lượt học sinh luân phiên tham gia trò chơi còn
hạn chế.

10


V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học phân môn Luyện từ và câu đã
làm tăng kết quả học tập của học sinh lớp 4A trường Tiểu học Thuận An.
2. Khuyến nghị:
- Đối với cán bộ quản lí: Qua các tiết dự giờ thăm lớp, cần hướng dẫn, chia
sẻ thêm các kinh nghiệm, phương pháp dạy học hay, tích cực để giáo viên
nghiên cứu vận dụng phù hợp theo tình hình lớp để phương pháp giảng dạy
không khô khan, nhàm chán đối với học sinh.
- Đối với giáo viên: Trong giảng dạy, phải không ngừng tìm tòi, học hỏi,
trau dồi kinh nghiệm từ đồng nghiệp; thường xuyên, tích cực tìm tư liệu tham
khảo từ các nguồn thông tin khác nhau (như: sách tham khảo, tạp chí giáo dục
và truy cập Internet về vận dụng đổi mới phương pháp dạy học,…) để nâng cao
nhận thức và trình độ chuyên môn. Từ đó vận dụng vào công tác giảng dạy được
tốt hơn.
- Kết quả nghiên cứu đề tài trên cho thấy dữ liệu đáng tin cậy, kết quả
không phải do ngẫu nhiên mà là do tác động. Vì thế, giải pháp mà tôi đưa ra
không chỉ áp dụng được đối với giáo viên và học sinh lớp 4A trường Tiểu học
Thuận An mà có thể áp dụng cho các khối lớp khác có giảng dạy phân môn
Luyện từ và câu ở tại đơn vị và các trường bạn trong huyện, tỉnh cùng thực hiện.
- Kết quả đề tài này là sự nỗ lực trong nghiên cứu và vận dụng đạt hiệu quả
rất cao. Tôi rất mong được sự quan tâm, đóng góp của Ban giám khảo và đồng
nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn, góp phần đề ra giải pháp hiệu quả nâng
cao chất lượng giảng dạy.


11


VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng (dự án Việt - Bỉ) - Nhà
xuất bản Giáo dục năm 2009.
- Sách giáo khoa Tiếng Việt 4, tập 1 - Nhà xuất bản Giáo dục.
- Sách giáo viên Tiếng Việt 4, tập 1- Nhà xuất bản Giáo dục.
- Thiết kế bài giảng Tiếng Việt 4, tập 1 - Nhà xuất bản Hà Nội (Nguyễn
Huyền Trang - Phạm Thị Thu Hà), năm 2005.
- Trò chơi học tập Tiếng Việt 4 - Nhà xuất bản Giáo dục (Nguyễn Thị
Hạnh, Lê Phương Nga)
- Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức - kỹ năng các môn học ở tiểu học
(lớp 4) - Nhà xuất bản Giáo dục.
- Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cấp tiểu
học - Vụ Giáo dục tiểu học - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
- Kinh nghiệm dạy Luyện từ và câu lớp 5B trường Tiểu học Thuận An,
năm học 2008 - 2009 (tác giả nghiên cứu Ngô Trúc Phượng)
- Kinh nghiệm Tổ chức trò chơi trong dạy học phân môn Luyện từ và câu
lớp 4 trường Tiểu học Tân Thuận, năm học 2012- 2013 (tác giả nghiên cứu
Phạm Thị Xuân)
- Đề tài “Hình thức tổ chức trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3
trường Tiểu học Số 1 Nam Phước” (tác giả nghiên cứu Nguyễn Thị Oanh)
- Hình thức tổ chức trò chơi trong phân môn Luyện từ và câu...
Violet.vn/th-so1-namphuoc-quangnam/present/same/entry…8556250.

12



VII. PHỤ LỤC (kèm theo)
I. Kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
II. Thực nghiệm (thực hiện tác động)
1. Kế hoạch dạy học tiết 09: Mở rộng vốn từ: Trung thực – Tự trọng
2. Cách tổ chức thực hiện các trò chơi tiết 08, tiết 11, tiết 12.
III. Đề kiểm tra và hướng dẫn đánh giá trước và sau tác động.
Đề kiểm tra trước tác động và đáp án
Đề kiểm tra sau tác động và đáp án
VI. Kết quả
1. Kiểm chứng kết quả đề tài
2. Kiểm chứng độ tin cậy của dữ liệu
- Kiểm chứng độ tin cậy trước tác động
- Kiểm chứng độ tin cậy sau tác động.
Truông Mít, ngày 12 tháng 3 năm 2015
Người thực hiện

Lê Thị Phượng Loan

13


PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
---o0o--I. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
Tên đề tài: “Sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học phân môn
Luyện từ và câu làm tăng kết quả học tập của học sinh lớp 4Atrường Tiểu
học Thuận An”.
Người nghiên cứu: Lê Thị Phượng Loan
Đơn vị : Trường tiểu học Thuận An, xã Truông Mít, huyện Dương
Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.
Bước


Hoạt động
Hiện trạng:
Kết quả học tập môn Luyện từ và câu chưa cao, đa số
học sinh không thích học, thụ động trong giờ học. Dẫn đến
chất lượng học tập của học sinh chưa cao.

1. Hiện trạng
Nguyên nhân

2. Giải pháp thay thế

Nguyên nhân:
- Học sinh có sự nhàm chán không thích học Luyện
từ và câu.
- Còn nhiều học sinh khả năng tư duy kém.
- Bị hỗng kiến thức từ các lớp dưới.
- Gia đình chưa quan tâm đến việc học của học sinh.
Sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học Luyện
từ và câu làm tăng kết quả học tập môn Luyện từ và câu
của học sinh.
Vấn đề nghiên cứu:
Việc “Sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học
môn Luyện từ và câu có làm tăng kết quả học tập môn
Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4A trường Tiểu học
Thuận An không?

3. Vấn đề nghiên cứu,
Giả thuyết nghiên cứu:
Giả thuyết nghiên cứu

Có, việc “Sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy
Tên đề tài
học môn Luyện từ và câu sẽ làm tăng kết quả học tập môn
Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4A trường Tiểu học
Thuận An năm học 2014-2015.
Tên đề tài: “Sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy
học môn Luyện từ và câu làm tăng kết quả học tập của học
sinh lớp 4A trường Tiểu học Thuận An”
14


4. Thiết kế

5. Đo lường

6. Phân tích dữ liệu

7. Kết quả

Tôi dùng thiết kế 1: Thiết kế kiểm tra trước và sau
tác động với nhóm duy nhất là học sinh lớp 4A trường
Tiểu học Thuận An.
Đo kiến thức (kiểm tra chất lượng)
Kiểm tra trước tác động: Dùng bài kiểm tra số 1 làm
cơ sở so sánh trước tác động.
Kiể m tra sau tá c độ ng: Dù ng bài kiểm tra số 2
là m cơ sở so sánh sau tá c độ ng.
So sánh kết quả kiểm tra trước tác động và sau tác động
của 2 nhóm tương đương; Sử dụng phép kiểm chứng T-test
phụ thuộc, kiểm tra mức độ ảnh hưởng SMD

Sau khi kiểm chứng, điểm trung bình của bài kiểm
tra sau tác động là 8,8; điểm trung bình của bài kiểm tra
trước tác động là 6,2. Độ lệch chuẩn của bài kiểm tra sau
tác động là 1,14; Độ lệch chuẩn của của bài kiểm tra
trước tác động là 1,89.
Giá trị P của T-test là 0.0000000000075 chứng tỏ
sau tác động kết quả học Luyện từ và câu của học sinh
được nâng cao rõ rệt.
SMD = 1,37 cho thấy tác động của việc sử dụng
phương pháp trò chơi trong dạy học Luyện từ và câu có
mức độ ảnh hưởng là rất lớn.
Việc Sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học
môn Luyện từ và câu đã làm tăng kết quả học tập môn
Luyện từ và câu của học sinh lớp 4A trường Tiểu học
Thuận An
Khuyến nghị:
+ Đối với cấp lãnh đạo: Cần khuyến khích giáo viên
đầu tư nghiên cứu chọn ra những phương pháp và biện
pháp hữu hiệu nhầm nâng cao chất lượng môn Luyện từ
và câu nói chung, chất lượng 2 mặt giáo dục nói riêng.
Động viên, khen thưởng những giáo viên có thành tích
trong việc nâng cao chất lượng dạy học.
+ Đối với giáo viên: Không ngừng học tập nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân, tích lũy kinh
nghiệm, học hỏi đồng nghiệp và biết áp dụng hợp lí những
phương pháp dạy học vào giảng dạy.
Người thực hiện
15



Lê Thị Phượng Loan
II. THỰC NGHIỆM (thực hiện tác động)
1. Kế hoạch dạy học
Thứ ba ngày 16 tháng 9 năm 2014
Môn: Luyện từ và câu
BÀI: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC – TỰ TRỌNG
I.MỤC TIÊU:
- Mở rộng vốn từ ngữ thuộc chủ điểm Trung thực – Tự trọng
- Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt
thông dụng) về chủ điểm Trung thực – Tự trọng , Tìm được 1,2 từ đồng nghĩa,
trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với 1 từ tìm được; nắm được nghĩa từ tự
trọng.
- Nắm được nghĩa & biết cách dùng từ ngữ nói trên để đặt câu
- Yêu thích tìm hiểu Tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng con cho HS làm bài tập 1.
- Giấy A4, bút dạ cho học sinh làm bài tập 2.
- Phiếu bài tập 4.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập
Mục tiêu: Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán
Việt thông dụng) về chủ điểm Trung thực – Tự trọng(BT4), Tìm được 1,2 từ
đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với 1 từ tìm được( BT1,2);
nắm được nghĩa từ tự trọng
( BT3).
Bài tập 1: Tổ chức trò chơi “Truyền điện”
* Mục tiêu: Học sinh tìm được từ cùng nghĩa và trái nghĩa với từ trung
thực.
- Giáo viên nêu luật chơi và cách chơi.
- Học sinh suy nghĩ tìm từ trong thời gian 1 Phút. Giáo viên gọi học sinh

nêu một từ cùng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ trung thực, sau đó giáo viên nhận
xét nếu bạn tìm đúng thì được quyền truyền cho một bạn kế tiếp nêu nhanh từ
tìm được. Cứ như thế cho đến hết thời gian 5 phút.
- Giáo viên và học sinh nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+ Từ cùng nghĩa với từ trung thực: thẳng thắn, thẳng tính, ngay thẳng, thật
thà, thành thật ……
+ Từ trái nghĩa với từ trung thực: dối trá, gian dối, gian lận, gian manh,
gian xảo, gian ngoan ………
Bài tập 2: Tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn”.
* Mục tiêu: Học sinh biết đặt câu với từ cùng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ
trung thực.
- Giáo viên nêu luật chơi và cách chơi.
16


- Học sinh thi đua đặt câu vào giấy A4, sau đó trình bày câu vừa đặt trên
bảng lớp.
- Học sinh cả lớp và giáo viên nhận xét câu, tuyên dương những bạn đặt
câu nhanh, chính xác. Đồng thời chọn ra bạn đặt câu nhanh nhất để khen
thưởng.
Bài tập 3:
+ GV mời 3 HS lên bảng làm bài thi
- Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng.
+ GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng (ý c)
Bài tập 4:Tổ chức trò chơi “Ai thông minh hơn”.
* Mục tiêu: Học sinh biết chọn thành ngữ, tục ngữ nói về tính trung thực
hoặc về lòng tự trọng.
- Giáo viên nêu luật chơi và cách chơi.
- Giáo viên tổ chức cho HS làm bài trên phiếu: gạch dưới bằng bút đỏ trước
các thành ngữ, tục ngữ nào nói về tính trung thực; gạch dưới bằng bút xanh

thành ngữ, tục ngữ nói về tính tự trọng.
- Học sinh thi đua làm bài tập, sau đó đính kết quả bài làm lên bảng và giải
thích nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ đã chọn.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng và tuyên dương các bạn làm nhanh,
chính xác bài tập.
+ Các thành ngữ, tục ngữ a, c, d: nói về tính trung thực.
+ Các thành ngữ b, e: nói về lòng tự trọng.
Hoạt động nối tiếp:
- Dặn học sinh đọc và chuẩn bị bài sau: Danh từ

17


2. Cách tổ chức thực hiện các trò chơi tiết 08, tiết 11, tiết 12.
Tiết 08: Luyện tập về từ ghép và từ láy
Hoạt động 2: Trò chơi “Tiếp sức”
Mục tiêu: Học sinh tiếp sức tìm và viết các từ ghép (được in đậm) trong
đoạn văn vào ô thích hợp trong bảng phân loại từ ghép.
Cách tiến hành:
Bài tập 1: Sử dụng trò chơi “Tiếp sức”
Bài tập 2: Yêu cầu HS tìm 3 từ ghép có nghĩa tổng hợp, 3 từ ghép có
nghĩa phân loại.
- Giáo viên mời HS đọc yêu cầu của bài tập
- Giáo viên gọi học sinh nêu lại đặc điểm của từ ghép có nghĩa phân loại và
từ ghép có nghĩa tổng hợp.
- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm (mỗi nhóm cử 3 bạn) tham gia trò chơi,
các bạn còn lại làm cổ động viên cho nhóm mình.
- Giáo viên nêu luật chơi và cách chơi.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh 3 đội làm bài trên bảng phụ giáo viên đã
kẻ sẳn bảng phân loại.

- Học sinh thi đua làm bài tập, sau đó trình bày lại kết quả của nhóm mình.
- Giáo viên và học sinh nhận xét, chốt lại lời giải đúng và tuyên dương
nhóm làm nhanh, chính xác bài tập.
Tiết 11: Danh từ chung và danh từ riêng
Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh hơn”
Mục tiêu: Học sinh tìm đúng danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn
văn
Cách tiến hành:
Bài tập 1: Sử dụng trò chơi “Ai nhanh hơn”
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập. - Giáo viên đính 2 bảng phụ viết sẵn bài tập
1 lên bảng lớp.
Bài tập 1. Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn sau:
Chúng tôi / đứng / trên / núi / Chung /. Nhìn / sang / trái / là / dòng / sông /
Lam / uốn khúc / theo / dãy / núi / Thiên Nhẫn /.Mặt / sông / hắt / ánh / nắng /
chiếu / thành / một / đường / quanh co / trắng xóa /. Nhìn / sang / phải / là / dãy /
núi / Trác / nối liền / với / dãy / núi / Đại Huệ / xa xa /. Trước / mặt / chúng tôi /,
giữa / hai / dãy / núi / là / nhà / Bác Hồ.
Danh từ chung

Danh từ riêng

18


- Giáo viên gọi học sinh nêu lại định nghĩa về danh từ chung và danh từ
riêng.
- Đại diện 2 đội nhận 2 bộ thẻ từ ghi sẵn từ cần đính.
- Giáo viên giới thiệu tên trò chơi, nêu thể lệ trò chơi, hướng dẫn học sinh
cách thực hiện (hai đội thi đua, mỗi đội lần lượt từng học sinh tham gia nối tiếp
đính mỗi lần một từ vào vị trí mà các em cho là thích hợp, sau 2 phút nếu đội

nào đính nhanh và chính xác các từ vào vị trí thì đội đó thắng cuộc).
- Đại diện 2 đội nhận 2 bộ thẻ từ ghi sẵn từ cần đính.
- Hiệu lệnh bắt đầu học sinh tham gia trò chơi. Học sinh còn lại cổ vũ và
theo dõi thực hiện.
- Hết thời gian 2 phút, nhận xét kết quả. Giáo viên và học sinh thống nhất
tuyên dương đội thắng cuộc, động viên đội còn lại.
* Giáo viên chốt ý: Giáo viên nêu lại một số từ trong bài tập và kết luận lại
đặc điểm của danh từ chung và danh từ riêng.
Tiết 12: Mở rộng vốn từ: Trung thực – Tự trọng
Hoạt động 2: Trò chơi “Đồng đội”
Mục tiêu: Học sinh chọn từ đúng với nghĩa đã cho.
Cách tiến hành:
Bài tập 2: Sử dụng trò chơi “Đồng đội”
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập. - Giáo viên chia lớp thành 7 đội và phát
phiếu bài tập cho các đội.
Phiếu bài tập 2. Chọn từ trong ngoặc đơn (trung thành, trung hậu, trung
kiên, trung thực, trung nghĩa) ứng với mỗi nghĩa sau:
Nghĩa
Từ
- Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng,
tổ chức hay với người nào đó.
- trước sau như một, không gì lay
chuyển nổi.
- Một lòng một dạ vì việc nghĩa.
- Ăn ở nhân hậu, thành thật, trước sau
như một.
- Ngay thẳng, thật thà.
- Đại diện 7 đội nhận phiếu bài tập.
- Giáo viên giới thiệu tên trò chơi, nêu thể lệ trò chơi, hướng dẫn học sinh
cách thực hiện.

- Hiệu lệnh bắt đầu học sinh tham gia trò chơi.
- Hết thời gian 3 phút, các đội đính kết quả bài tập lên bảng lớp.
19


Giáo viên cùng các đội nhận xét kết quả. Giáo viên và học sinh thống nhất
tuyên dương đội có tinh thần đồng đội cao và hoàn thành nhanh và chính xác bài
tập, động viên các đội còn lại.
III. ĐỀ KIỂM TRA VÀ HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ TRƯỚC VÀ SAU TÁC
ĐỘNG.
KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG
CÂU 1: Phân tích cấu tạo của các tiếng sau: bé ngoan (1 điểm)
Tiếng
Âm đầu
Vần
Thanh

CÂU 2: Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ sau (1 điểm)
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
CÂU 3: Giải câu đố sau (1 điểm)
Để nguyên, lấp lánh trên trời
Bớt đầu, thành chỗ cá bơi hang ngày.
(Là chữ gì?)
CÂU 4: Tìm các từ ngữ (2 điểm)
a) Thể hiện lòng nhân hậu, tình cảm yêu thương đồng loại.
b) Trái nghĩa với nhân hậu hoặc yêu thương.
c) Thể hiện tinh thần đùm bọc, giúp đỡ đồng loại.
d) Trái nghĩa với đùm bọc hoặc giúp đỡ.
CÂU 5: Cho các từ sau: nhân dân, nhân hậu,nhân ái, công nhân, nhân loại,

nhân đức, nhân từ, nhân tài. Hãy cho biết: (2điểm)
a) Trong những từ nào, tiếng nhân có nghĩa là “người”?
b) Trong những từ nào, tiếng nhân có nghĩa là “lòng thương người”?
CÂU 6: 1 điểm
a) Đặt câu với từ nhân dân
b) Đặt câu với từ nhân hậu
CÂU 7: Dấu hai chấm có tác dụng gì? (1 điểm)
a) Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật.
b) Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng
trước.
c) Dấu hai chấm Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân
vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
CÂU 8: Trong các câu sau, dấu hai chấm có tác dụng gì? (1 điểm)
Tôi thở dài:
- Còn đứa bị điểm không, nó tả thế nào?
- Nó không tả, không viết gì hết. Nó nộp giấy trắng cho cô. Hôm trả bài, cô
giận lắm. Cô hỏi: “Sao trò không chịu làm bài?”
Theo Nguyễn Quang Sáng
20


ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG
CÂU 1: 1 điểm
Học sinh phân tích đúng cấu tạo của mỗi tiếng đạt 0,5 điểm
CÂU 2: 1 điểm: Học sinh tìm đúng mỗi từ đạt 0,5 điểm
Ngoài - hoài
CÂU 3: 1 điểm
Học sinh giải đúng mỗi ý đạt 0,5 điểm
Sao - ao
CÂU 4: 2 điểm

Học sinh tìm đúng mỗi ý đạt 0,5 điểm
a) Lòng thương người, lòng nhân ái, lòng vị tha, yêu quý, bao dung, độ
lượng,…
b) Độc ác, hung ác, nanh ác, tàn bạo, hung dữ, dữ tợn,…
c) Cưu mang, giúp đỡ, bảo vệ, che chở, bênh vực,…
d) Ăn hiếp, ức hiếp, hà hiếp, bắt nạt, hành hạ, bóc lột,…
CÂU 5: 2 điểm
Học sinh tìm đúng mỗi ý đạt 1 điểm
a) Nhân dân, công nhân, nhân loại, nhân tài.
b) Nhân hậu, nhân đức, nhân ái, nhân từ.
CÂU 6: 1 điểm
Học sinh đặt đúng mỗi câu đạt 0,5 điểm
CÂU 7: 1 điểm
c) Dấu hai chấm Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân
vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
CÂU 8: 1 điểm
Học sinh tìm trả lời đúng mỗi ý đạt 0,5 điểm
Dấu hai chấm thứ nhất có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau là lời
nói của nhân vật “tôi”
Dấu hai chấm thứ hai có tác dụng báo hiệu phần sau là câu hỏi của cô giáo.

21


BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
CÂU 1: Tìm các từ (1 điểm)
a) Chứa tiếng hiền.
b) Chứa tiếng ác.
CÂU 2: Em chọn từ nào trong ngoặc đơn (đất, cọp, bụt, chị em gái) điền
vào chỗ chấm để hoàn chỉnh các thành ngữ dưới đây? (2 điểm)

a) Hiền như ……………………..
b) Lành như……………………..
c) Dữ như………………………..
d) Thương nhau như……………………..
CÂU 3: Tìm từ ghép, từ láy chứa từng tiếng sau đây (1 điểm)
a) Ngay
b) Thẳng
CÂU 4: Xếp các từ láy trong đoạn văn sau vào nhóm thích hợp (1 điểm)
Cây nhút nhát
Gió rào rào nổi lên. Có một tiếng gì lạ lắm. Những chiếc lá khô lạt xạt lướt
trên cỏ. Cây xấu hổ co rúm mình lại. Nó bỗng thấy xung quanh lao xao.
a) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu.
b) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần.
CÂU 5: Tìm những từ cùng nghĩa và những từ trái nghĩa với trung thực (2
điểm)
a) Từ cùng nghĩa:
b) Từ trái nghĩa:
CÂU 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ tự trọng? (1 điểm)
a) Tin vào bản thân mình.
b) Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.
c) Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác.
CÂU 7: Viết họ và tên 1 bạn nam và 1 bạn nữ trong lớp em (1 điểm)
CÂU 8: Xếp các từ ghép trong ngoặc đơn thành hai nhóm dựa theo nghĩa
của tiếng trung (1 điểm)
(trung bình, trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung thu, trung hậu, trung
kiên, trung tâm).
a) Trung có nghĩa là “ở giữa”.
b) Trung có nghĩa là “một lòng một dạ”

22



ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
CÂU 1: 1 điểm
Học sinh tìm từ đúng yêu cầu mỗi ý đạt 0,5 điểm
a) Hiền từ, hiền hậu, hiền lương, hiền đức, hiền lành,…
b) Ác ôn, ác nhân, ác đức, độc ác, ác độc,…
CÂU 2: 2 điểm: Học sinh điền đúng mỗi câu đạt 0,5 điểm
a) Hiền như bụt.
b) Lành như đất.
c) Dữ như cọp.
d) Thương nhau như chị em gái.
CÂU 3: 1 điểm
Học sinh tìm đúng mỗi ý đạt 0,5 điểm
a) Ngay thẳng, ngay đơ, ngay ngắn,…
b) Thẳng đuột, thẳng tắp, thẳng thắng,…
CÂU 4: 1 điểm
Học sinh tìm đúng mỗi ý đạt 0,5 điểm
a) Nhút nhát, rào rào
b) lao xao, lạt xạt
CÂU 5: 2 điểm
Học sinh tìm đúng mỗi ý đạt 1 điểm
a) Thật thà, thật lòng, thật tâm, thật tình, bộc trực, chính trực, ngay thẳng,

b) Gian dối, dối trá, lừa bịp, gian lận, gian trá,…
CÂU 6: 1 điểm
b) Coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình.
CÂU 7: 1 điểm
Học sinh viết đúng họ và tên của một bạn đạt 0,5 điểm.
CÂU 8: 1 điểm

Học sinh xếp đúng mỗi ý đạt 0,5 điểm
a)Trung bình, trung thu, trung tâm
b) Trung thành, trung nghĩa, trung thực, trung hậu, trung kiên

23


24



×