I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đổi mới phương pháp dạy học có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao
chất lượng dạy học. Việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực phối hợp
với việc sử dụng linh hoạt các đồ dùng dạy học trong tất cả các tiết dạy học Mĩ
thuật là rất cần thiết, nó là công cụ đắc lực, hỗ trợ cho đổi mới phương pháp
giảng dạy, học tập, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn.
Trong chương trình Mĩ thuật ở THCS, Vẽ theo mẫu có vị trí quan trọng và
có liên quan chặt chẽ với các phân môn khác và là phân môn cơ bản trong
chương trình Mĩ thuật ở THCS. Vẽ theo mẫu giúp học sinh phát triển khả năng
quan sát, nhận xét đặc điểm, hình dáng, cấu trúc của đồ vật và rèn luyện kĩ năng
miêu tả đồ vật bằng đường nét, hình khối, đậm nhạt, màu sắc.
Dạy Mĩ thuật ở trường THCS không nhằm đào tạo các em học sinh trở
thành họa sĩ mà nhằm giáo dục thẩm mĩ cho các em, tạo điều kiện cho các em
tiếp xúc, làm quen và thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp vào sinh hoạt, học
tập hằng ngày và những công việc cụ thể mai sau. Để học sinh học tốt bộ môn
Mĩ thuật nói chung và phân môn vẽ theo mẫu nói riêng đòi hỏi trong tiết dạy của
giáo viên việc chuẩn bị phong phú đồ dùng trực quan là rất quan trọng, với dụng
cụ trực quan nhằm nâng cao năng lực quan sát, khả năng tư duy hình tượng khơi
gợi tính sáng tạo và tăng kết quả học tập của các em. Minh họa bằng đồ dùng
trực quan giúp học sinh quan sát cụ thể vật mẫu, cách làm việc, cách phác thảo,
cách vẽ để các em định hướng được bài vẽ của mình. Giải pháp sử dụng đồ dùng
trực quan còn giúp các em làm việc có định hướng, gợi mở kiến thức thông qua
suy nghĩ và óc sáng tạo của mình, giúp các em hiểu bài, tăng hiệu quả học bộ
môn Mĩ thuật.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương là 2 lớp 7A, 7B
trường THCS Bến Củi. Lớp thực nghiệm là lớp 7A được thực hiện giải pháp
thay thế khi dạy bài vẽ theo mẫu cái ấm tích và cái bát. Lớp đối chứng là lớp 7B
giảng dạy theo phương pháp truyền thống. Việc sử dụng đồ dùng trực quan
phong phú vào bài giảng đã có ảnh hưởng rất rõ rệt đến kết quả học tập của học
sinh. Lớp thực nghiệm học sinh được tiếp cận nhiều vật mẫu ở nhiều góc nhìn
các em có thể chọn được góc nhìn đẹp để vẽ, nhiều học sinh tích cực học tập,
phát biểu ý kiến xây dựng bài và bài thực hành chính xác hơn, bài vẽ phong phú
về bố cục và độ đậm nhạt trên mẫu. Lớp thực nghiệm thông qua bài kiểm tra
đánh giá đạt kết quả cao hơn lớp đối chứng. Kết quả phép kiểm chứng khi bình
phương p = 0,00092849 <0,001 có ý nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa lớp thực
nghiệm và đối chứng. Kết quả cho ta thấy sự chênh lệch giữa nhóm thực nghiệm
và nhóm đối chứng có ý nghĩa, không phải là ngẫu nhiên. Điều đó chứng minh
rằng, việc sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy phân môn vẽ theo mẫu Mĩ
thuật lớp 7A đã nâng cao kết quả học tập và tạo được sự hứng thú học tập bộ
môn Mĩ thuật của các em. Cũng chính vì lý do đó mà tôi đã chọn đề tài nghiên
cứu khoa học sư phạm ứng dụng: “Sử dụng đồ dùng trực quan làm tăng kết
quả học tập phân môn vẽ theo mẫu - môn Mĩ thuật lớp 7A trường THCS
Bến Củi”.
1
II. GIỚI THIỆU
Mĩ thuật là môn học trực quan, đối tượng diễn tả của Mĩ thuật- phân môn
vẽ theo mẫu thường là những đồ vật gần gũi, quen thuộc quanh ta có thể nhìn
thấy, sờ được, có hình có khối, có đậm có nhạt, có màu sắc. Hướng dẫn học sinh
vẽ theo mẫu thông qua vật mẫu được bày ở trước mắt là rất cần thiết, dạy bằng
dụng cụ trực quan bao giờ cũng mang lại hiệu quả cao, trực quan là phương
pháp dạy sao cho học sinh thấy ngay, thấy một cách rõ ràng, cụ thể để các em
hiểu nhanh, nhớ lâu, dù là những khái niệm trừu tượng như cân đối, hài hòa, hay
những gì ẩn chứa trong bố cục, đường nét, màu sắc,…Đối với phân môn vẽ theo
mẫu, quan sát để hiểu và nắm được đối tượng về hình dáng chung, cấu trúc, đậm
nhạt và tỉ lệ của vật mẫu, giúp người vẽ có ý định sắp xếp cho bài vẽ của mình
sao cho bố cục hài hòa, hợp lý với khổ giấy, diễn tả được vẻ đẹp của vật mẫu.
Vậy việc chuẩn bị tốt và sử dụng có hiệu quả đồ dùng trực quan là yếu tố then
chốt, quyết định sự thành công của tiết dạy học vẽ theo mẫu.
Qua thời gian giảng dạy tại trường THCS Bến Củi bản thân tôi nhận thấy
minh họa đồ dùng trực quan sẽ giúp học sinh học tập bộ môn vẽ theo mẫu và bài
vẽ thực hành của các em học sinh có chất lượng cao hơn so với những giờ học ít
hoặc không sử dụng đồ dùng dạy học.
1. Hiện trạng:
- Nhiều học sinh chưa thật sự quan tâm đến môn học nên chưa chuẩn bị
tốt dụng cụ học tập.
- Bài vẽ của học sinh còn đơn điệu, chỉ tập trung diễn tả ở vài góc nhìn,
chưa thật sự là vẽ theo mẫu mà chỉ rập khuôn sao chép theo sách giáo khoa hoặc
của bạn bè trong lớp.
- Nhiều học sinh chưa đạt kết quả trong tiết vẽ theo mẫu.
- Đa số các em chưa tích cực, chưa chủ động trong học tập, chưa phát huy
được tính sáng tạo trong bài thực hành của mình.
- Việc sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên chưa tốt.
2. Nguyên nhân:
- Chưa có phòng học chức năng, tài liệu tham khảo liên quan đến bộ môn
quá ít.
- Một số học sinh chưa yêu thích học bộ môn và xem đây là môn phụ.
- Học sinh chưa nắm được phương pháp học tập bộ môn. Không nắm
được cách vẽ, chưa biết cách quan sát vật mẫu từ bao quát đến chi tiết.
- Hình ảnh, tư liệu tham khảo quá ít không giúp các em mở mang kiến
thức.
- Do giáo viên không hoặc ít sử dụng đồ dùng trực quan để giảng dạy; đồ
dùng trực quan không phong phú:
+ Mẫu vẽ chỉ có một bộ mẫu ở một vài góc nhìn, ít có góc nhìn đẹp.
+ Tranh minh họa đơn điệu chỉ thể hiện hình vẽ ở một góc nhìn.
+ Nếu giáo viên minh họa trực tiếp trên bảng ở nhiều góc nhìn thì không
đủ thời gian cho học sinh thực hành.
2
3. Giải pháp thay thế:
Để giảng dạy tốt bộ môn Mĩ thuật và mang lại hiệu quả cao không những
cần năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà còn đòi hỏi người giáo viên
phải biết khai thác hết kiến thức từ đồ dùng trực quan làm tăng hiệu quả bài học.
Giờ học trên lớp nếu có sử dụng đồ dùng trực quan thì đa số các em có hứng
thú, học tập có hiệu quả, yêu thích học bộ môn hơn.
Do lớp học chưa phải là phòng của bộ môn nên việc giúp học sinh nhìn
thấy được mẫu theo nhiều góc độ sẽ bị giới hạn, vì thế giáo viên cần chuẩn bị
nhiều bộ mẫu vẽ đặt ở nhiều vị trí khác nhau trong phòng học.
Quan sát để nắm được, hiểu được đối tượng về hình dáng chung, cấu trúc,
đậm nhạt và tỉ lệ của vật mẫu. Giúp người vẽ có ý định sắp xếp cho bài vẽ của
mình sao cho phù hợp tỉ lệ với khổ giấy. Quan sát để thu nhận được nhiều thông
tin từ bao quát đến chi tiết. Và nhằm để đối chiếu, so sánh, rút ra nhận xét đúng,
chuẩn xác và khách quan về đối tượng. Minh họa trực quan sẽ giúp học sinh
thấy và hiểu cụ thể hơn vấn đề qua cách minh họa của giáo viên về: bố cục,
đường nét, màu sắc, đậm nhạt,…
Giáo viên tự làm bộ tranh minh họa các bước vẽ với nhiều góc nhìn khác
nhau.
Như vậy, đối với bài học vẽ theo mẫu cần phải có sự chuẩn bị tốt và
phong phú mẫu và tranh minh họa các bước vẽ, tranh tham khảo, kết hợp tốt các
phương pháp giảng dạy để giúp học sinh học tập tốt hơn phân môn vẽ theo mẫu.
Qua thời gian trực tiếp giảng dạy bản thân tôi nhận thấy minh họa trực quan
giúp học sinh thực hành, học tập có hiệu quả làm tăng kết quả học phân môn vẽ
theo mẫu – môn Mĩ thuật lớp 7A trường THCS Bến Củi là rất cần thiết.
* Một số nghiên cứu gần đây có liên quan đến đề tài:
Luận văn: “Vai trò của phương pháp dạy học trực quan đối với môn học
Mĩ thuật ở cấp THCS” của Phạm Thị Ngát- lớp k54B- Sư phạm Mĩ thuật.
Sáng kiến kinh nghiệm: “Rèn kĩ năng quan sát, phân tích cho học sinh
qua phân môn vẽ theo mẫu” của Phạm Thị Hồng Như- THCS thị trấn Thới Lai.
Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số phương pháp sữa thói quen vẽ theo cảm
tính trong phân môn vẽ theo mẫu của học sinh khối 6 trường THCS Mộc LỵMộc châu- Sơn La”
Sáng kiến kinh nghiệm: “Hướng dẫn học sinh phát triển kỹ năng vẽ theo
mẫu môn Mĩ thuật THCS” của Ngô Phương Bình- trường THCS Trần Hưng
Đạo.
Các đề tài này đều nghiên cứu tìm kiếm những giải pháp nhằm nâng cao
kết quả học tập ở môn Mĩ thuật nói chung và ở phân môn vẽ theo mẫu nói
riêng.
Bản thân tôi muốn có một nghiên cứu thực tế và phù hợp với điều kiện
thực tế của địa phương, nghiên cứu cụ thể trên chính học sinh trường THCS Bến
Củi. Để qua đó có giải pháp giảng dạy phù hợp hơn cho đối tượng học sinh mà
bản thân tôi trực tiếp hướng dẫn.
4. Vấn đề nghiên cứu:
3
Việc sử dụng đồ dùng trực quan có làm tăng kết quả học tập phân môn vẽ
theo mẫu – môn Mĩ thuật lớp 7A trường THCS Bến Củi hay không?
5. Giả thuyết nghiên cứu:
Việc sử dụng đồ dùng trực quan làm tăng kết quả học tập phân môn vẽ
theo mẫu - môn Mĩ thuật lớp 7A trường THCS Bến Củi.
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu
Khách thể được sử dụng để nghiên cứu đề tài là học sinh lớp 7A và lớp
7B trường THCS Bến Củi vì các đối tượng này có nhiều điều kiện thuận lợi cho
việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng về cả đối tượng học sinh và giáo
viên.
* Giáo viên: Võ Thị Hà dạy cả 2 lớp 7A và 7B. Giáo viên có kinh nghiệm
công tác giảng dạy 10 năm. Giáo viên có lòng nhiệt huyết, nhiệt tình và có trách
nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh.
* Học sinh: Chọn 2 lớp 7A và 7B là hai lớp có nhiều điểm tương đồng:
trình độ học sinh, số lượng, giới tính, độ tuổi, dân tộc…
Bảng 1: Sĩ số học sinh, giới tính và thành phần dân tộc:
Lớp
Lớp 7A
Lớp 7B
Số HS
25
25
Nam
17
15
Nữ
8
10
Dân tộc kinh
25
25
Ý thức học tập của học sinh 2 lớp: đa số học sinh đều ngoan, tích cực, chủ
động tham gia học tập. Bên cạnh đó cả 2 lớp vẫn còn một số học sinh năng lực
tư duy hạn chế, trầm, ít tham gia các hoạt động chung của lớp.
Kết quả học tập môn Mĩ thuật của học sinh 2 lớp gần giống nhau trong bài
Vẽ theo mẫu: Lọ hoa và quả. Tiết 8/HKI- Năm học: 2014-2015.
2. Thiết kế nghiên cứu
Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương:
Chọn 2 lớp nguyên vẹn: Lớp 7A dạy thực nghiệm và lớp 7B là lớp đối
chứng. Lấy kết quả của bài Vẽ theo mẫu: Lọ hoa và quả (Tiết: 8- HKI) của cả
hai lớp để làm bài kiểm tra trước tác động. Dùng phép kiểm chứng khi bình
phương để kiểm chứng sự tương quan của hai nhóm trước khi tác động.
Bảng 2: Kết quả kiểm tra trước tác động.
Đạt
Chưa đạt
Lớp đối chứng (7B)
13
12
Lớp thực nghiệm (7A)
14
11
p=
0,77594679
* Kết quả p = 0,77594679 > 0,001 từ đó kết luận hai nhóm thực nghiệm
và đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương.
4
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm
tương đương (được mô tả ở bảng 3).
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu.
Nhóm
KT trước TĐ
Tác động
KT sau TĐ
Lớp 7A
Sử dụng đồ dùng trực quan
56%
96%
(TN)
trong dạy học.
Lớp 7B
Không sử dụng đồ dùng trực quan
52%
56%
(ĐC)
trong dạy học.
Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng khi bình phương.
Sau đó tiến hành giảng dạy 2 lớp và tiến hành cho học sinh vẽ bài, lấy kết
quả bài kiểm tra sau tác động. Cụ thể:
- Bài kiểm tra trước tác động, giáo viên cho học sinh vẽ bài: Vẽ theo mẫuLọ hoa và quả (tiết 1) cho cả 2 lớp cùng làm.
- Bài kiểm tra sau tác động, giáo viên cho học sinh vẽ theo mẫu Cái ấm
tích và cái bát (tiết 1) cho cả 2 lớp cùng làm.
- Tiến hành kiểm tra và chấm bài.
3. Quy trình nghiên cứu
* Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch bài học: Kế hoạch bài học lớp 7A và lớp 7B.
- Đồ dùng trực quan:
+ Vật mẫu: Chuẩn bị 3 nhóm mẫu Cái ấm tích và cái bát với nhiều dáng khác
nhau.
+ Tranh minh họa: Các bước vẽ với nhiều góc nhìn khác nhau, bài vẽ của giáo
viên, họa sĩ, bài vẽ của học sinh các năm trước.
- Giáo viên dạy lớp 7B (lớp đối chứng) thiết kế bài học chỉ sử dụng đồ dùng
trực quan là một nhóm mẫu vẽ, các bước lên lớp khác vẫn hoạt động bình
thường. Sau khi học xong nội dung bài học giáo viên cho học sinh vẽ bài và nộp
lại ngay cuối tiết học.
- Giáo viên dạy lớp 7A (lớp thực nghiệm) thiết kế bài học có sử dụng đồ dùng
trực quan, các bước lên lớp khác vẫn hoạt động bình thường, tập trung khai thác
đồ dùng trực quan như: vật mẫu (Cái ấm tích và cái bát), bài vẽ minh họa các
bước vẽ, tranh tham khảo của giáo viên, họa sĩ và bài vẽ của học sinh các năm
trước. Sau khi học xong nội dung bài học giáo viên cho học sinh vẽ bài và nộp
lại ngay cuối tiết học.
* Tiến hành dạy thực nghiệm:
Giáo viên dạy lớp 7A tổ chức giảng dạy có sử dụng đồ dùng trực quan phong
phú. Thời gian thực hiện theo kế hoạch dạy học và theo thời khóa biểu của nhà
trường để bảo đảm tính khách quan.
Bảng 4: Thời gian thực nghiệm
Thứ, ngày
Môn/ Lớp/ Tiết
Tiết PPCT
5
Tên bài dạy
Thứ 2
Mĩ thuật/ 7A/ Tiết 2
13
14/11/2014
Mĩ thuật/ 7B/ Tiết 3
13
Vẽ theo mẫu:
Cái ấm tích và cái bát.(tiết 1)
4. Đo lường và thu thập dữ liệu
- Bài kiểm tra trước tác động: Lấy kết quả bài Lọ hoa và quả – Tiết 8/ Học
kì I - Năm học 2014 – 2015
- Bài kiểm tra sau tác động: Là kết quả thực hành bài Cái ấm tích và cái
bát – Tiết 13/ Học kì I - Năm học 2014 – 2015.
- Quy trình kiểm tra và chấm bài kiểm tra:
+ Ra đề kiểm tra và đáp án sau đó lấy ý kiến đóng góp của các giáo viên
trong tổ xã hội để bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp.
+ Tổ chức kiểm tra 2 lớp cùng một thời điểm, cùng đề kiểm tra. Sau đó tổ
chức chấm điểm theo đáp án đã xây dựng.
+ Nhận xét kết quả kiểm tra của 2 lớp.
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
Phân tích dữ liệu:
Cần lập bảng tổng hợp kết quả của hai lớp trước tác động và sau tác động
để thấy được sự khác biệt kết quả.
Nhóm
Lớp thực nghiệm
7A
Lớp đối chứng
7B
p
Trước tác động
Sau tác động
Đạt
Chưa Đạt
Đạt
Chưa Đạt
14
11
24
1
13
12
14
11
0.77594679
0.00092849
Bảng tổng hợp kết quả chấm bài trước và sau tác động
6
Biểu đồ so sánh kết quả trung bình giữa hai lớp trước và sau tác động.
BÀN LUẬN:
Từ kết quả nghiên cứu ta thấy hai nhóm đối tượng nghiên cứu (cột 1 và 2)
trước tác động là hoàn toàn tương đương. Sau khi có sự tác động bằng phương
pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy cho kết quả hoàn toàn khả quan
(cột 3 và cột 4). Bằng phép kiểm chứng khi bình phương để kiểm chứng chênh
lệch điểm trung bình cho kết quả p = 0,00092849 < 0,001 cho thấy độ chênh
lệch điểm trung bình giữa hai nhóm là có ý nghĩa. Điều này minh chứng là điểm
trung bình lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng không phải do ngẫu nhiên mà
là do kết quả của sự tác động.
Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng đồ dùng trực
quan phong phú của lớp thực nghiệm có kết quả cao.
Giả thuyết đề tài: “Việc sử dụng đồ dùng trực quan làm tăng kết quả học
tập phân môn vẽ theo mẫu - môn Mĩ thuật lớp 7A trường THCS Bến Củi” đã
được kiểm chứng.
* Hạn chế:
- Nghiên cứu này sử dụng đồ dùng trực quan trong giờ học phân môn vẽ
theo mẫu là một giải pháp rất tốt. Nhưng để áp dụng có hiệu quả người giáo viên
cần phải linh hoạt khi sử dụng mẫu vẽ, tranh ảnh đúng lúc, phân bố thời gian
hợp lí.
- Giáo viên cần xây dựng hợp lí hệ thống câu hỏi từ thấp đến cao, gợi ý
học sinh quan sát mẫu vật từ bao quát đến chi tiết tránh tình trạng sa đà phân
tích nhiều chi tiết vụn vặt trên vật mẫu.
V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
KẾT LUẬN:
- Đồ dùng trực quan sinh động trong giảng dạy bộ môn Mĩ thuật nói
chung và phân môn vẽ theo mẫu nói riêng là rất cần thiết, đồ dùng trực quan
7
chính là phương tiện hỗ trợ đắc lực, thông qua đồ dùng mà học sinh được kiểm
chứng “mắt thấy tai nghe” liên hệ từ kiến thức bài học và thực tiễn trên cơ sở đó
mà học sinh hiểu nội dung bài. Qua nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích, kinh
nghiệm giảng dạy và đúc kết từ nghiên cứu đề tài đồ dùng trực quan không
những giáo dục thẩm mĩ, khắc sâu kiến thức, tăng hiệu quả của bài dạy, học sinh
có hứng thú trong học tập mà còn giúp các em học sinh thực hành bài vẽ của
mình đạt chất lượng cao hơn.
- Như vậy trong quá trình dạy phân môn vẽ theo mẫu việc dụng đồ dùng
trực quan vào bài giảng đã làm tăng kết quả học tập của các em học sinh lớp 7A
trường THCS Bến Củi.
KHUYẾN NGHỊ:
- Đối với các cấp lãnh đạo cần quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, trang bị
đồ dùng dạy học đầy đủ, phòng học phù hợp với đặc trưng bộ môn, tài liệu tham
khảo liên quan đến bộ môn Mĩ thuật.
- Đối với giáo viên cần trang bị kiến thức, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ, sử dụng đồ dùng trực quan của nhà trường có hiệu quả, tự làm đồ dùng trực
quan phù hợp và đạt chất lượng để minh họa cho bài dạy của mình.
- Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm,
chia sẻ và đặc biệt là đối với giáo viên dạy mĩ thuật trung học cơ sở có thể áp
dụng đề tài này vào việc dạy học phân môn vẽ theo mẫu để tạo hứng thú và nâng
cao kết quả học tập cho học sinh.
Chân Thành cám ơn!
8
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa Mĩ thuật 6 của Bộ GD & ĐT – 2002.
- Tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, dự án Việt Bỉ - Bộ GD
& ĐT – 2010.
2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kỳ III (2004 –
2007) môn Mĩ thuật quyển 2 của Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS môn Mĩ
thuật – Âm nhạc – Thể dục của Bộ giáo dục và Đào tạo.
4. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Mĩ thuật THCS của Nhà
xuất bản Giáo dục năm 2008.
5. Mạng Internet: http:/giaoan.net, http:/thuvienbaigiangdientu.bachkim.com,
http:/thuvientailieu.bachkim.com, http:/flashviolet.vn,…
VII. PHỤ LỤC KÈM THEO
- Phụ lục 1: Kế hoạch bài học lớp thực nghiệm.
- Phụ lục 2: Kế hoạch bài học lớp đối chứng.
- Phụ lục 3: Đề và đáp án kiểm tra trước tác động.
- Phụ lục 4: Đề và đáp án kiểm tra sau tác động.
- Phụ lục 5: Bảng điểm lớp thực nghiệm.
- Phụ lục 6: Bảng điểm lớp đối chứng.
- Phụ lục 7: File ảnh bảng tính.
9
Bến Củi, ngày tháng 3 năm 2015
Người thực hiện
Võ Thị Hà
PHỤ LỤC KÈM THEO
PHỤ LỤC 1: KẾ HOẠCH BÀI DẠY LỚP THỰC NGHIỆM (7A)
Bài: 13-tiết: 13
Ngày dạy: 14/11/2014
Tuần dạy: 13
BÀI: 13
VẼ THEO MẪU
1. MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức:
- HS biết:
+ Nâng cao hơn về hình dáng, tỉ lệ, đậm nhạt và đặc điểm của mẫu.
+ Có ý thức về vẻ đẹp, hình khối, tỉ lệ, màu sắc của vật mẫu.
+ Biết nhận xét mẫu theo nhiều góc độ.
- HS hiểu: Vai trò phương pháp kiểm tra hình vẽ.
1.2 Kỹ năng:
- Biết lựa chọn mẫu phù hợp để vẽ.
- Biết phân tích, so sánh hình dáng, tỉ lệ và đặc điểm của mẫu.
- Vẽ được hình gần giống với mẫu theo từng góc nhìn của học sinh.
1.3 Thái độ: Yêu thích cái đẹp từ vật dụng gia đình.
2. TRỌNG TÂM: HS quan sát dựng hình gần giống mẫu ở từng góc nhìn, theo
các bước đã học.
3. CHUẨN BỊ:
3.1 Giáo viên:
- Bài HS của năm trước.
- Tranh cách vẽ cái ấm tích và cái bát.
- Mẫu: 2 bộ mẫu cái ấm tích và cái bát.
10
3.2 Học sinh:
- Dụng cụ học tập.
- Mẫu.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số.
4.2 Kiểm tra miệng:
- GV gọi 3 em HS đem bài “Đề tài cuộc sống quanh em” lên đính bảng,
nhận xét:
+ Nội dung.
+ Bố cục.
+ Hình vẽ.
+ Màu sắc.
- HS nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
4.3 Bài mới:
Giới thiệu bài: Trong gia đình chúng ta có rất nhiều vật dụng khác nhau.
Ngoài mục đích sử dụng còn có mục đích trang trí. Hôm nay cô giới thiệu với
các em 2 vật mẫu cơ bản: Đó là cái ấm tích và cái bát.
GV: ghi tựa bài lên bảng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan sát, I. Quan sát, nhận xét
nhận xét.
- Gv hướng dẫn HS quan sát 1 số bộ mẫu, cách
bày mẫu vẽ và bố cục mẫu theo nhiều góc nhìn
khác nhau:
Hình: 1
Hình: 2
Hình: 3
Hình: 4
Hình: 5
GV: Mẫu vật gồm có vật gì?
HS: Cái ấm tích và cái bát.
GV mời HS lên bày mẫu.
Hình: 6
11
GV: Mẫu nào có cách bố cục đẹp và chưa đẹp?
Vì sao?
HS:+ Mẫu (hình 3). Vì cách bày mẫu hợp lí,
khoảng cách 2 vật mẫu không quá xa, không quá
gần thẳng hàng nhau. Các bộ phận của mẫu
không bị che khuất.
+ Chưa đẹp (hình: 1, 2)
HS: Trả lời vì sao.
GV: Chốt ý.
- Mẫu chưa đẹp vì bố cục loãng, hẹp, che khuất
vật mẫu….
GV điều chỉnh lại vật mẫu. Nhóm mẫu 2 ở hình
4, 5, 6 giáo viên cho học sinh tự đặt mẫu như
nhóm 1 và phân tích thêm sự phong phú về mẫu
vẽ cho học sinh nắm.
GV: Mẫu này được đặt vị trí nào so với đường
tầm mắt?
HS: Ngang đường tầm mắt
GV: Vật nào ở phía trước vật nào ở phía sau?
HS: Cái bát trước ấm tích.
GV: Cái bát che mấy phần cái ấm?
HS: Bát che khuất một phần cái ấm tích.
GV: Chiều cao cái bát chiếm mấy phần ấm tích?
HS: Cái bát chiếm gần 1/3 cái ấm tích.
GV: Chiều rộng cái bát so với ấm tích như thế
nào?
HS: Cái ấm tích rộng hơn.
GV: Cái ấm tích gồm các bộ phận nào?
HS: Quai, nắp, vai, vòi, thân, đáy.
GV: Cái bát có các bộ phận nào?
HS: Miệng, thân, đáy.
GV: Chất liệu của vật mẫu?
HS: Sành, sứ…
GV: Nêu cấu trúc của ấm và bát?
HS: Trả lời.
GV chốt ý:
. Cái ấm.
+ Nắp: hình bầu dục.
+ Cổ và vai ấm: hình chóp cụt
+ Thân ấm: dạng hình trụ.
. Cái bát:
+ Miệng: hình bầu dục.
+ Thân: hình chóp cục.
+ Đáy: hình trụ
GV chốt ý và hướng dẫn trên mẫu vẽ.
12
- Mẫu: Cái ấm tích và cái bát.
- Vị trí mẫu:
+ Cái bát trước ấm tích.
+ Bát che khuất một phần cái
ấm tích.
+ Cái bát chiếm khoảng 1/3 cái
ấm tích.
+ Cái ấm tích rộng hơn.
- Cấu tạo:
+ Cái ấm: Quai, nắp, vai, vòi,
thân, đáy
+ Cái bát: Miệng, thân, đáy.
- Chất liệu: Sành, sứ.
* Chú ý: Khung hình chung của mẫu sẽ thay đổi
khi mẫu được quan sát ở các góc độ khác nhau.
H1: Nghiêng phải
H2: Chính diện
H3: Nghiêng trái
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách vẽ
hình.
GV vừa giảng vừa minh hoạ tranh cách vẽ.
GV: Nêu các bước tiến hành bài vẽ hình cái ấm
tích và cái bát?
HS: 4 bước.
GV chốt ý, giảng thêm.
HS:
Bước 1: Ước lượng tỉ lệ chiều cao, chiều ngang
của mẫu, vẽ phác khung hình chung và hình
riêng.
Bước 2: Kẻ trục cái ấm và cái bát, tìm tỉ lệ các bộ
phận.
Bước 3: Vẽ hình bằng nét thẳng.
Bước 4: Vẽ hình bằng nét cong hoàn chỉnh bài.
Bước:1
Bước: 2
Bước: 3
Bước: 4
* Giáo viên cho HS xem bài vẽ ở 1 vài góc độ
khác nhau.
13
II. Cách vẽ hình:
- Ước lượng tỉ lệ, vẽ phác
khung hình chung và riêng.
- Kẻ trục cái ấm và cái bát, tìm
tỉ lệ các bộ phận.
- Vẽ hình bằng nét thẳng.
- Vẽ hình bằng nét cong hoàn
chỉnh bài.
GV đính 3 bài HS năm trước lên bảng cho HS
nhận xét về bố cục, hình vẽ.
HS nhận xét.
GV nhận xét, rút kinh nghiệm.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài
III. Thực hành:
- HS quan sát và vẽ vào giấy A4.
Hãy vẽ hình cái ấm tích và cái
- GV theo dõi giúp HS tìm:
bát theo mẫu đã đặt.
GV: Tỉ lệ chung và tỉ lệ từng bộ phận như thế
nào?
GV: Điểm đặt và điểm bị che khuất của ấm như
thế nào?
- GV nhắc nhở HS ở mỗi vị trí khác nhau thì hình
vẽ sẽ khác nhau, nhắc nhở HS phải so sánh tỉ lệ.
- Giáo viên theo dõi, góp ý, nhắc nhở, động viên
học sinh làm bài.
4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố:
- Chọn 1 số bài tốt cho HS nhận xét về: bố cục, hình, tỉ lệ, đặc điểm mẫu.
- HS nhận xét theo cảm nhận riêng của mình.
- Gv nhận xét, đánh giá.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học:
* Đối với bài học ở tiết học này: Về nhà tự đặt mẫu tương tự để vẽ.
* Đối với bài ở tiết tiếp theo: Xem trước bài 14: Ấm tích và cái bát (tiết 2)
- Dụng cụ.
- Quan sát đậm nhạt mẫu.
- Tập đánh đậm nhạt cái ấm và cái bát.
- Bài tiết 1.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
- Nội dung: Thực hiện đúng mục tiêu.
Bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Phương pháp: Thời gian đảm bảo.
Sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài.
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: Tranh, mẫu vẽ phong phú, hợp lí.
14
Sử dụng có hiệu quả HS tiếp thu bài tốt, bài
vẽ đạt hiệu quả cao.
6. PHỤ LỤC: Không có.
PHỤ LỤC 2: KẾ HOẠCH BÀI DẠY LỚP ĐỐI CHỨNG(7B)
Bài: 13- Tiết: 13
Ngày dạy: 14/11/2014
Tuần dạy: 13
BÀI: 13
VẼ THEO MẪU
1. MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức:
- HS biết:
+ Nâng cao hơn về hình dáng, tỉ lệ, đậm nhạt và đặc điểm của mẫu.
+ Có ý thức về vẻ đẹp, hình khối, tỉ lệ, màu sắc của vật mẫu.
- HS hiểu: Vai trò phương pháp kiểm tra hình vẽ.
1.2 Kỹ năng:
- Biết lựa chọn mẫu phù hợp để vẽ.
- Biết phân tích, so sánh hình dáng, tỉ lệ và đặc điểm của mẫu.
1.3 Thái độ: Yêu thích cái đẹp từ vật dụng gia đình.
2. TRỌNG TÂM: HS quan sát dựng hình gần giống mẫu theo các bước đã học.
3. CHUẨN BỊ:
3.1 Giáo viên:
- Bài HS của năm trước.
- Tranh cách vẽ cái ấm tích và cái bát.
- Mẫu: 1 bộ mẫu cái ấm tích và cái bát.
3.2 Học sinh:
- Dụng cụ học tập.
- Mẫu.
15
4. TIẾN TRÌNH:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số.
4. 2 Kiểm tra miệng:
- GV gọi 3 em HS đem bài “Đề tài cuộc sống quanh em” lên đính bảng,
nhận xét:
+ Nội dung.
+ Bố cục.
+ Hình vẽ.
+ Màu sắc.
- GV nhận xét, đánh giá.
4.3 Bài mới:
Giới thiệu bài: Trong gia đình chúng ta có rất nhiều vật dụng khác nhau.
Ngoài mục đích sử dụng còn có mục đích trang trí. Hôm nay cô giới thiệu với
các em 2 vật mẫu cơ bản: Đó là cái ấm tích và cái bát.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh quan I. Quan sát, nhận xét
sát, nhận xét.
- Giáo viên hướng dẫn HS quan sát mẫu.
GV: Mẫu vật gồm có vật gì?
HS: Cái ấm tích và cái bát.
GV mời HS lên bày mẫu.
GV: Vật mẫu được bày đẹp chưa? Vì sao?
HS: Chưa đẹp.
HS: Trả lời vì sao.
GV: Chốt ý.
- Mẫu chưa đẹp vì bố cục loãng, hẹp, che
khuất vật mẫu….
GV điều chỉnh lại vật mẫu.
GV: Mẫu này được đặt vị trí nào so với
đường tầm mắt?
HS: Ngang đường tầm mắt
GV: Vật nào ở phía trước vật nào ở phía sau?
HS: Cái bát trước ấm tích.
GV: Cái bát che mấy phần cái ấm?
HS: Bát che khuất một phần cái ấm tích.
GV: Chiều cao cái bát chiếm mấy phần ấm
tích?
HS: Cái bát chiếm gần 1/3 cái ấm tích.
16
- Mẫu: Cái ấm tích và cái bát.
- Vị trí mẫu:
+ Cái bát trước ấm tích.
+ Bát che khuất một phần cái ấm
tích.
+ Cái bát chiếm khoảng 1/3 cái ấm
GV: Chiều rộng cái bát so với ấm tích như
thế nào?
HS: Cái ấm tích rộng hơn.
GV: Cái ấm tích gồm các bộ phận nào?
HS: Quai, nắp, vai, vòi, thân, đáy.
GV: Cái bát có các bộ phận nào?
HS: Miệng, thân, đáy.
GV: Chất liệu của vật mẫu?
HS: Sành, sứ…
GV: Nêu cấu trúc của ấm và bát?
HS: Trả lời.
GV chốt ý:
. Cái ấm.
+ Nắp: hình bầu dục.
+ Cổ và vai ấm: hình chóp cụt
+ Thân ấm: dạng hình trụ.
. Cái bát:
+ Miệng: hình bầu dục.
+ Thân: hình chóp cục.
+ Đáy: hình trụ
GV chốt ý và hướng dẫn trên mẫu vẽ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh vẽ hình.
GV vừa giảng vừa minh hoạ tranh cách vẽ.
GV: Nêu các bước tiến hành bài vẽ hình cái
ấm tích và cái bát?
HS: 4 bước.
GV chốt ý, giảng thêm.
HS:
- Ước lượng tỉ lệ chiều cao, chiều ngang của
mẫu vẽ phác khung hình chung và hình riêng.
- Kẻ trục cái ấm và cái bát, tìm tỉ lệ các bộ
phận.
- Vẽ hình bằng nét thẳng.
- Vẽ hình bằng nét cong hoàn chỉnh bài.
Bước: 1
Bước: 2
17
tích.
+ Cái ấm tích rộng hơn.
- Cấu tạo:
+ Cái ấm: Quai, nắp, vai, vòi, thân,
đáy
+ Cái bát: Miệng, thân, đáy.
- Chất liệu: Sành, sứ.
II. Cách vẽ hình:
- Ước lượng tỉ lệ vẽ phác khung hình
chung và riêng.
- Kẻ trục cái ấm và cái bát, tìm tỉ lệ
các bộ phận.
- Vẽ hình bằng nét thẳng.
- Vẽ hình bằng nét cong hoàn chỉnh
bài.
Bước: 3
Bước: 4
III. Thực hành:
GV đính 3 bài HS năm trước lên bảng cho HS
Hãy vẽ hình cái ấm tích và cái bát
nhận xét về bố cục, hình vẽ.
theo mẫu đã đặt.
HS nhận xét.
GV nhận xét, rút kinh nghiệm.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài
- HS quan sát và vẽ vào giấy A4.
- GV theo dõi giúp HS tìm:
GV: Tỉ lệ chung và tỉ lệ từng bộ phận như
thế nào?
GV: Điểm đặt và điểm bị che khuất của ấm
như thế nào?
- GV nhắc nhở HS ở mỗi vị trí khác nhau thì
hình vẽ sẽ khác nhau, nhắc nhở HS phải so
sánh tỉ lệ.
- Giáo viên theo dõi, góp ý, nhắc nhở, động
viên học sinh làm bài.
4.4 Câu hỏi, bài tập củng cố:
- Chọn 1 số bài tốt cho HS nhận xét về: bố cục, hình, tỉ lệ, đặc điểm
mẫu.
- HS nhận xét theo cảm nhận riêng của mình.
- Gv nhận xét, đánh giá.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học:
* Đối với bài học ở tiết học này: Về nhà tự đặt mẫu tương tự để vẽ.
* Đối với bài ở tiết tiếp theo: Xem trước bài 14: Ấm tích và cái bát (tiết
2)
- Dụng cụ.
- Quan sát đậm nhạt mẫu.
- Tập đánh đậm nhạt cái ấm và cái bát.
- Bài tiết 1.
5. RÚT KINH NGHIỆM:
- Nội dung: Thực hiện đúng mục tiêu.
Bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng.
Bài vẽ chưa phong phú về hình.
- Phương pháp: Thời gian đảm bảo.
Sử dụng các phương pháp phù hợp.
- Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: Tranh, mẫu vẽ chưa phong phú.
6. PHỤ LỤC: Không có.
18
PHỤ LỤC 3: ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG
Thời gian 1 tiết
Lớp thực nghiệm: 7A
Lớp đối chứng: 7B
1. MỤC TIÊU:
1.1. Kiến thức:
- Giúp học sinh biết được cách bày mẫu như thế nào là hợp lí.
- Nâng cao hơn nhận biết về hình dáng, tỉ lệ, đặc diểm của mẫu.
1.2. Kĩ năng:
- Nâng cao hơn nhận thức về phương pháp tiến hành bài vẽ.
- HS vẽ được hình gần với mẫu.
1.3. Thái độ:
- Yêu quý vẻ đẹp của những vật mẫu qua bố cục đường nét, màu sắc.
2. TRỌNG TÂM:
- Nâng cao hơn nhận thức về phương pháp tiến hành bài vẽ.
- HS vẽ được hình gần với mẫu.
3. CHUẨN BỊ:
3.1.GV: - Bộ mẫu lọ hoa và quả.
- Bài vẽ của học sinh năm trước.
3.2. HS: - Chuẩn bị mẫu vẽ.
- Giấy, chì, màu, tẩy
4. ĐỀ:
Em hãy vẽ lọ hoa và quả (vẽ hình)
(Thời gian 45 phút, giấy A4)
ĐÁP ÁN:
19
+ ĐẠT: Bố cục cân xứng, hình vẽ gần giống mẫu, đường nét đẹp.
+ CHƯA ĐẠT: Bố cục chưa cân xứng, hình vẽ chưa giống mẫu, đường
nét cẩu thả.
PHỤ LỤC 4: ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
Thời gian: 1 tiết
- Lớp thực nghiệm: 7A
- Lớp đối chứng: 7B
1. MỤC TIÊU:
1.1 Kiến thức:
- HS biết:
+ Nâng cao hơn về hình dáng, tỉ lệ, đậm nhạt và đặc điểm của mẫu.
+ Có ý thức về vẻ đẹp, hình khối, tỉ lệ, màu sắc của vật mẫu.
+ Biết nhận xét mẫu theo nhiều góc độ.
- HS hiểu: Vai trò phương pháp kiểm tra hình vẽ.
1.2 Kỹ năng:
- Biết lựa chọn mẫu phù hợp để vẽ.
- Biết phân tích, so sánh hình dáng, tỉ lệ và đặc điểm của mẫu.
- Vẽ được hình gần giống với mẫu theo từng góc nhìn của học sinh.
1.3 Thái độ: Yêu thích cái đẹp từ vật dụng gia đình.
2. TRỌNG TÂM: HS quan sát dựng hình gần giống mẫu ở từng góc nhìn, theo
các bước đã học.
3. CHUẨN BỊ:
3.1 Giáo viên:
- Bài HS của năm trước.
- Tranh cách vẽ cái ấm và cái bát.
- Mẫu: 3 nhóm mẫu Cái ấm và cái bát.
3.2 Học sinh:
- Dụng cụ học tập.
20
- Mẫu.
4. ĐỀ:
Em hãy vẽ Cái ấm tích và cái bát (vẽ hình)
(Thời gian 45 phút, giấy A4)
ĐÁP ÁN:
+ ĐẠT: Bố cục cân xứng, hình vẽ gần giống mẫu theo từng góc nhìn của
học sinh, đường nét đẹp.
+ CHƯA ĐẠT: Bố cục chưa cân xứng, hình vẽ chưa giống mẫu, đường
nét cẩu thả.
PHỤ LỤC 5: BẢNG ĐIỂM LỚP THỰC NGHIỆM
TT
Họ và tên
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Vương Hoàng Ân
Trần Minh Cảnh
Nguyễn Thị Ngọc Châu
Đổ Minh Chiến
Phạm Phú Cường
Dương Thị Ngọc Duyên
Nguyễn Thị Cao Dương
Nguyễn Phát Đạt
Nguyễn Văn Giàu
Hà Thị Kim Hằng
Nguyễn Văn Hậu
Trầm Minh Khang
Đỗ An Lộc
Nguyễn Thị Trà Mi
Đinh Thị Cẩm Nhi
Nguyễn Ngọc Ninh
Vương Thị Phượng
Nguyễn Thạch Sanh
Nguyễn Duy Tân
Nhan Thanh Thiên
Điểm KT trước TĐ
Đạt
Chưa đạt
CĐ
Đ
CĐ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
CĐ
Đ
CĐ
CĐ
CĐ
Đ
CĐ
Đ
Đ
CĐ
CĐ
Đ
21
Điểm KT sau TĐ
Đạt
Chưa đạt
CĐ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
21
22
23
24
25
Nguyễn Văn Thuận
Vũ Minh Tiến
Trần Xuân Tới
Nguyễn Thị Anh Trúc
Võ Minh Quốc Việt
Đ
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
• Kết quả KT trước tác động: Loại đạt: 14; Chưa đạt: 11
• Kết quả KT sau tác động: Loại đạt: 24; Chưa đạt: 1
PHỤ LỤC 6: BẢNG ĐIỂM LỚP ĐỐI CHỨNG
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Họ và tên
Nguyễn Duy Bảo
Nguyễn Thị Mỹ Được
Nguyễn Tống Đức
Đinh Thị Thu Hiền
Lý Thái Hòa
Phạm Đình Hợp
Nguyễn Trịnh Duy Khang
Phạm Tuấn Khang
Phạm Quốc Khánh
Nguyễn Trung Kiên
Đỗ Quang Linh
Nguyễn Thị Hà My
Phạm Quốc Nghĩa
Nguyễn Hoàng Kim ngọc
Trần Hữu Nhân
Phạm Thị Uyển Nhi
Phan Huỳnh Hồng Sơn
Phan Ngọc Tài
Phan Ngọc Tấn
Đỗ Thị Giang Thanh
Điểm KT trước TĐ
Đạt
Chưa đạt
CĐ
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Đ
CĐ
Đ
CĐ
CĐ
CĐ
Đ
CĐ
Đ
Đ
Đ
CĐ
Đ
Đ
CĐ
22
Điểm KT sau TĐ
Đạt
Chưa đạt
CĐ
Đ
CĐ
Đ
Đ
Đ
CĐ
CĐ
CĐ
CĐ
CĐ
CĐ
Đ
Đ
Đ
Đ
Đ
CĐ
Đ
CĐ
21
22
23
24
25
Phan Quyết Thắng
Đặng Huyền Thơ
Nguyễn Thủy Tiên
Nguyễn Thị Thanh Trà
Lê Ngọc Như Ý
Đ
CĐ
CĐ
Đ
Đ
Đ
Đ
CĐ
Đ
Đ
• Kết quả KT trước tác động: Loại đạt: 13; Chưa đạt: 12.
• Kết quả KT sau tác động: Loại đạt: 14; Chưa đạt: 11
PHỤ LỤC 7: PHÉP KIỂM CHỨNG KHI BÌNH PHƯƠNG
23
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
1. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG
- NHẬN XÉT :....................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
- XẾP LOẠI : ......................................................................................................
...............................................................................................................................
TM. HĐKH
24
2. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO
DỤC VÀ ĐÀO TẠO:
- NHẬN XÉT :....................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
- XẾP LOẠI : ......................................................................................................
25