Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG PHẦN MỀM ISPRING SUITE THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ELEARNING NHẰM HỖ TRỢ KĨ THUẬT DẠY HỌC ĐẢO NGƯỢC (BÀI AMONIAC VÀ MUỐI AMONI VÀ BÀI AXIT NITRIC VÀ MUỐI NITRAT) SGK HOÁ HỌC 11 CƠ BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.86 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HOÁ
-----0-----

THI THỊ DIỆU HUYỀN

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG PHẦN MỀM ISPRING SUITE THIẾT
KẾ BÀI GIẢNG ELEARNING NHẰM HỖ TRỢ KĨ THUẬT
DẠY HỌC ĐẢO NGƯỢC (BÀI AMONIAC VÀ MUỐI AMONI
VÀ BÀI AXIT NITRIC VÀ MUỐI NITRAT) SGK HOÁ HỌC 11
CƠ BẢN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN SƯ PHẠM

Đà Nẵng - 2016

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HOÁ
-----0-----

NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG PHẦN MỀM ISPRING SUITE THIẾT
KẾ BÀI GIẢNG ELEARNING NHẰM HỖ TRỢ KĨ THUẬT
DẠY HỌC ĐẢO NGƯỢC (BÀI AMONIAC VÀ MUỐI AMONI
VÀ BÀI AXIT NITRIC VÀ MUỐI NITRAT) SGK HOÁ HỌC 11
CƠ BẢN


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN SƯ PHẠM

Sinh viên thực hiện

: Thi Thị Diệu Huyền

Lớp

: 12SHH

Giáo viên hướng dẫn : ThS. Ngô Minh Đức

Đà Nẵng - 2016


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐHSP
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KHOA HÓA
NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: THI THỊ DIỆU HUYỀN
Lớp

: 12SHH

1. Tên đề tài: Nghiên cứu sử dụng phần mềm Ispring Suite thiết kế bài giảng ELearning nhằm hỗ trợ kĩ thuật dạy học đảo ngược (bài Amoniac và muối amoni và
bài Axit nitric và muối nitrat) sách giáo khoa hóa học 11 chương trình cơ bản.
2. Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về việc sử dụng phần mềm Ispring suite

trong thiết kế bài giảng E- Learning.
- Tìm hiểu phần mềm Ispring suite.
- Sử dụng phần mềm Ispring Suite thiết kế bài giảng E- Learning nhằm hỗ trợ kĩ
thuật dạy học đảo ngược bài “Amoniac và muối amoni” và bài “Axit nitric và muối
nitrat” sách giáo khoa hóa học 11, chương trình cơ bản, ở trường THPT.
3. Giáo viên hướng dẫn: ThS. Ngô Minh Đức
4. Ngày giao đề tài : 15/06/2015
5. Ngày hoàn thành: 22/04/2016
Chủ nhiệm Khoa
( Ký và ghi rõ họ, tên)

PGS. TS. Lê Tự Hải

Giáo viên hướng dẫn
( Ký và ghi rõ họ, tên)

ThS. Ngô Minh Đức

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày 27 tháng 4 năm 2016
Kết quả điểm đánh giá:…………
Ngày….tháng….năm 2016
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
( Ký và ghi rõ họ, tên)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮC

GV

: Giáo viên


HS

: Học sinh

THPT

: Trung học phổ thông

CNTT

: Công nghệ thông tin

PPDH

: Phương pháp dạy học

PMDH

: Phần mềm dạy học

SGK

: Sách giáo khoa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .....................................................................................2

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu .............................................................2
3.1. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................2
3.2. Khách thể nghiên cứu .............................................................................2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................................2
5. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................3
6.1. Phương pháp thu thập tài liệu ...............................................................3
6.2. Phương pháp điều tra, quan sát, tổng kết kinh nghiệm ......................3
7. Đóng góp mới của đề tài ................................................................................4
8. Giả thuyết khoa học .......................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ...................5
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu....................................................................5
1.2. Cơ sở lí luận về phương pháp dạy học ......................................................5
1.2.1. Phương pháp dạy học ..........................................................................5
1.2.1.1. Khái niệm phương pháp dạy học .............................................5
1.2.1.2. Đặc trưng của phương pháp dạy học.......................................6
1.2.2. Đổi mới phương pháp dạy học ............................................................6


1.2.2.1. Tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học ...................6
1.2.2.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học .................................7
1.2.2.3. Một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học .........................8
1.2.3. Đổi mới phương pháp với sự hỗ trợ của CNTT ..............................12
1.3. Phương pháp dạy học đảo ngược. ...........................................................15
1.3.1. Cơ sở khoa học PPDH đảo ngược.....................................................16
1.3.2. Lợi điểm khi áp dụng mô hình dạy và học đảo ngược ...................18
1.4. Cơ sở lý luận về bài giảng E-Learning ...................................................18
1.4.1. Khái niệm về bài giảng E-Learning .................................................18
1.4.2. Tầm quan trọng của E-Learning .................................................19
1.4.2.1. Lợi ích E-Learning ..................................................................19

1.4.2.2. Hạn chế của E-Learning .........................................................19
1.4.3. So sánh giữa các phương pháp học tập truyền thống với phương
pháp E-Learning ..........................................................................................20
1.4.3.1. Các phương pháp học tập truyền thống .................................20
1.4.3.2. Phương pháp E-Learning .......................................................21
1.4.4. Cấu trúc của bài giảng E-Learning ..................................................21
1.4.5. Các kiểu bài giảng khi dạy môn hóa học ở trường THPT .............22
1.4.5.1. Bài giảng truyền thụ kiến thức mới ...........................................22
1.4.5.2. Bài luyện tập ..............................................................................22
1.4.5.3. Bài ôn tập...................................................................................23
1.4.5.4. Bài thực hành .............................................................................23
1.4.5.5. Bài kiểm tra ...............................................................................23


1.5. Phần mềm Ispring.....................................................................................23
1.5.1. Giới thiệu tổng quát ...........................................................................23
1.5.2. Chức năng ...........................................................................................24
1.5.3. Lợi ích khi sử dụng công cụ ..............................................................24
1.5.3.1. Hỗ trợ PowerPoint hoàn hảo ....................................................24
1.5.3.2. Hỗ trợ điện thoại di động ..........................................................24
1.5.3.3. Tạo tùy chỉnh câu đố và khảo sát ..............................................24
1.5.3.4. Hỗ trợ nhiều tương tác ..............................................................24
1.5.3.5. Hỗ trợ thuyết minh và đa phương tiện.......................................25
1.5.3.6. Áp dụng kịch bản tùy chỉnh phân nhánh ...................................25
1.5.3.7. Hỗ trợ các tính năng E-Learning ..............................................25
1.5.3.8. Tùy chọn xuất bản......................................................................25
1.5.4. Ưu điểm và hạn chế của công cụ.......................................................25
1.5.4.1. Ưu điểm .....................................................................................25
1.5.4.2. Nhược điểm ................................................................................26
1.5.5. Cài đặt và hướng dẫn sử dụng công cụ ............................................26

1.5.5.1. Cài đặt và đăng ký sử dụng phần mềm......................................26
1.5.5.2. Hướng dẫn sử dụng ...................................................................31
CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG PHẦN MỀM ISPRING SUITE THIẾT KẾ BÀI
GIẢNG E-LEARNING BÀI “AMONIAC VÀ MUỐI AMONI” VÀ BÀI
“AXIT NITRIC VÀ MUỐI NITRAT” SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC 11
CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN Ở TRƯỜNG THPT ...........................................52
2.1. Vị trí, nội dung và PPDH bài “Amoniac và muối amoni” và bài “ Axit
nitric và muối nitrat” hóa học lớp 11, chương trình cơ bản ........................52


2.1.1. Vị trí ....................................................................................................52
2.1.2. Nội dung bài “Amoniac và muối amoni” và bài “Axit nitric và
muối nitrat” sách giáo khoa hóa học lớp 11, chương trình cơ bản .........52
2.1.2.1. Bài “Amoniac và muối amoni” .................................................52
2.1.2.2. Bài “axit nitric”.........................................................................54
2.1.3. Nguyên tắc dạy học bài “Amoniac và muối amoni” và “ Axit nitric
và muối nitrat” .............................................................................................56
2.1.4. Phương pháp dạy học bài “Amoniac và muối amoni” và bài “Axit
nitric và muối nitrat” ...................................................................................57
2.2. Nguyên tắc lựa chọn và thiết kế bài giảng e-learning bằng phần mềm
Ispring suite. .....................................................................................................58
2.2.1. Nguyên tắc lựa chọn bài ....................................................................58
2.2.2. Nguyên tắc thiết kế bài lên lớp..........................................................58
2.3. Qui trình thiết kế bài giảng điện tử .........................................................59
2.3.1. Xác định mục tiêu bài học .................................................................59
2.3.2. Xác định trọng tâm và kiến thức cơ bản..........................................59
2.3.3. Multimedia hoá kiến thức .................................................................60
2.3.4. Xây dựng thư viện tư liệu ..................................................................60
2.3.5. Xây dựng và số hóa kịch bản ............................................................61
2.3.6. Chạy thử chương trình, sửa chữa và đóng gói ................................61

2.3.7. Lưu bài giảng ......................................................................................61
2.4. Hệ thống bài giảng e-learning thiết kế với phần mềm Ispring Suite ...61
2.5. Sử dụng câu hỏi trong hệ thống bài tập tương tác ................................62
2.5.1. Hệ thống câu hỏi bài “ Amoniac và muối amoni” .........................62


2.5.2. Hệ thống câu hỏi bài “ Axit nitric và muối nitrat” .........................65
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ SỬ DỤNG PHẦN MỀM ISPRING SUITE THIẾT
KẾ BÀI GIẢNG E-LEARNING NHẰM HỖ TRỢ KĨ THUẬT DẠY HỌC
ĐẢO NGƯỢC ......................................................................................................68
3.1. Bài “ Amoniac và muối amoni” ...............................................................68
3.2. Bài “ Axit nitric và muối nitrat” .............................................................75
KẾT LUẬN ..........................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................81

DANH MỤC BẢNG

Số
Bảng 1.1

Tên bảng
Đổi mới phương pháp dạy và học bằng CNTT

Trang
13


DANH MỤC HÌNH

Số


Tên hình

Trang

Hình 1.1

Mô hình người học là trung tâm

14

Hình 1.2

Lớp học truyền thống và lớp học đảo ngược

16

Hình 1.3

Mô hình lớp học đảo ngược

17

Hình 1.4

Các chức năng của giáo viên

20

Hình 1.5


Sơ đồ các chức năng của phương pháp E-Learning

21

Hình 1.6

Cách cài đặt phần mềm Ispring suite

26

Hình 1.7

Giao diện khi cài phần mềm

27

Hình 1.8

Giao diện khi cài phần mềm

28


Hình 1.9

Giao diện khi cài phần mềm

28


Hình 1.10

Giao diện khi cài phần mềm

28

Hình 1.11

Giao diện khi cài phần mềm

29

Hình 1.12

Giao diện khi cài phần mềm

29

Hình 1.13

Giao diện khi cài phần mềm

30

Hình 1.14

Giao diện tích hợp Ispring suite trên PowerPoint

30


Hình 1.15

Giao diện ispring suite sau khi đã Crack

31

Hình 1.16

Hộp thoại chèn Website

31

Hình 1.17

Giao diện của hộp thoại chèn Website

32

Hình 1.18

Giao diện của hộp thoại chèn Youtube

33

Hình 1.19

Giao diện của hộp thoại chèn sách điện tử

34


Hình 1.20

Giao diện của hộp thoại chèn bài trắc nghiệm

35

Hình 1.21

Giao diện các dạng câu hỏi Quiz

36

Hình 1.22

Hộp thoại các dạng câu hỏi Quiz

36

Hình 1.23

Giao diện dạng câu hỏi True/False

37

Hình 1.24

Giao diện dạng câu hỏi nhiều lựa chọn

38


Hình 1.25

Giao diện dạng câu hỏi đa đáp án

38

Hình 1.26

Giao diện dạng câu hỏi nhập dữ liệu vào ô trống

39

Hình 1.27

Giao diện dạng câu hỏi ghép đôi

40


Hình 1.28

Giao diện dạng câu hỏi trình tự

41

Hình 1.29

Giao diện dạng câu hỏi điền khuyết

41


Hình 1.30

Giao diện dạng câu hỏi điền khuyết đa lựa chọn

43

Hình 1.31

Hộp thoại Quiz trong Quiz Macker

44

Hình 1.32

Giao diện phần cài đặt trong Quiz Macker

44

Hình 1.33

Giao diện Quiz Preview trong Quiz Macker

45

Hình 1.34

Giao diện xuất bản câu hỏi trong Quiz Macker

45


Hình 1.35

Giao diện ghi âm lời giảng

46

Hình 1.36

Giao diện ghi hình lời giảng

47

Hình 1.37

Giao diện quản lí lời giảng

48

Hình 1.38

Giao diện cấu trúc bài giảng

48

Hình 1.39

Giao diện đính kèm file

49


Hình 1.40

Giao diện thiết lập thông tin giảng viên

50

Hình 1.41

Giao diện xuất bản bài giảng

51

Hình 3.1

Slide trang mở đầu

68

Hình 3.2

Slide trang giới thiệu nội dung bài học

69

Hình 3.3

Slide trang nội dung bài học

69


Hình 3.4

Slide trang nội dung bài học

70

Hình 3.5

Slide trang nội dung bài học

70


Hình 3.6

Slide trang nội dung bài học

71

Hình 3.7

Slide trang thí nghiệm hóa học

71

Hình 3.8

Slide trang thí nghiệm hóa học


72

Hình 3.9

Slide trang những vấn đề thực tế có liên quan đến nội dung

72

bài học
Hình 3.10

Slide trang những vấn đề thực tế có liên quan đến nội dung

73

bài học
Hình 3.11

Slide trang bài tập tương tác

73

Hình 3.12

Giao diện khi hoàn thành bài tập tương tác

74

Hình 3.13


Slide trang câu hỏi tương tác

74

Hình 3.14

Slide trang mở đầu

75

Hình 3.15

Slide trang giới thiệu nội dung bài học

75

Hình 3.16

Slide trang nội dung bài học

76

Hình 3.17

Slide trang nội dung bài học

76

Hình 3.18


Slide trang video thí nghiệm hóa học

77

Hình 3.19

Slide trang những vấn đề thực tế có liên quan đến nội dung

77

bài học
Hình 3.20

Slide trang những vấn đề thực tế có liên quan đến nội dung

78

bài học
Hình 3.21

Slide trang bài tập tương tác

78


Hình 3.22

Giao diện khi hoàn thành bài tập tương tác

79


Hình 3.23

Slide trang câu hỏi tương tác

79


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Vấn đề giáo dục luôn được coi là quốc sách hàng đầu, bởi đầu tư cho giáo
dục là đầu tư cho sự phát triển bền vững, là đầu tư cho nguồn nhân lực có đủ kiến
thức, năng lực, trí tuệ và phẩm chất đạo đức trong xã hội mới, đáp ứng được yêu
cầu của công nghệ và nền kinh tế tri thức. Để đầu tư cho giáo dục một cách hiệu quả
cần phải có một sự đổi mới sâu sắc và toàn diện trong mọi khâu của quá trình dạy
và học, trong đó đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là một khâu rất quan trọng.
Vì vậy, vấn đề đổi mới PPDH là một yêu cầu tất yếu trong sự nghiệp đổi mới giáo
dục. Đổi mới phương pháp giáo dục là sử dụng hợp lý, sáng tạo, truyền thụ làm sao
cho học sinh (HS) dễ hiểu, dễ nắm bắt, tự HS có thể làm chủ kiến thức, tư duy sáng
tạo và tích cực.
Hiện nay, cùng với những tác động to lớn của thành tựu công nghệ thông tin
(CNTT) mang lại thì nhu cầu thay đổi PPDH không chỉ dừng lại ở việc đổi mới các
phương pháp mà còn phải kết hợp các sản phẩm CNTT với các PPDH sao cho hiệu
quả để giúp cho quá trình dạy học được diễn ra sinh động, tự chủ và sáng tạo.
Đã có rất nhiều PMDH được tạo ra bằng các ngôn ngữ lập trình hoặc bằng
các công cụ có sẵn như Violet, Adobe Presenter, Lecture Maker, Ispring Suite,…
Trong đó, Ispring Suite là phần mềm hỗ trợ soạn bài giảng sinh động với hình ảnh,
âm thanh và nhiều hoạt động học tập. ISpring Suite là bộ công cụ tiên tiến cho
phép người sử dụng phát triển nội dung e-Learning đầy ấn tượng mà không

cần có kỹ năng lập trình. Công cụ này được cấu hình một cách hoàn hảo, tích
hợp hoàn toàn với PowerPoint và được tối ưu hóa dành cho các thiết bị di động.
Đặc biệt, ISpring Suite giúp nội dung học tập trở nên toàn diện và lôi cuốn hơn
với lời giảng bằng video, ghi và nhập video, đồng bộ nó với các slide và hình ảnh
động – tạo bài giảng video thực sự hiệu quả. Thêm vào đó, GV có thể nâng cao bài
giảng của mình với lời lồng tiếng, video YouTube và phim Flash,… Vì những lí
do trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sử dụng phần mềm Ispring

1


Suite thiết kế bài giảng E-Learning nhằm hỗ trợ kĩ thuật dạy học đảo ngược
(bài Amoniac và muối amoni và bài Axit nitric và muối nitrat) sách giáo khoa
hóa học 11 chương trình cơ bản” để làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của
mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu việc sử dụng CNTT nói chung và việc sử dụng phần mềm
Ispring Suite để thiết kế bài giảng điện tử cho bộ môn hóa học, qua đó:
- Giúp cho HS bước đầu tiếp cận với giáo án E-Learning, tiếp cận với cách
dạy và học trực tuyến.
- Nâng cao tính tự học, tự nghiên cứu của HS góp phần đổi mới phương pháp
dạy và học.
- Chia sẻ công cụ hỗ trợ cho việc soạn giáo án E-Learning đó là dùng phần
mềm Ispring Suite.
Sử dụng phần mềm Ispring Suite để thiết kế bài giảng E-Learning bài
“Amoniac và muối amoni” và bài “Axit nitric và muối nitrat” nâng cao hiệu quả
dạy và học bộ môn hóa học 11, chương trình cơ bản ở trường trung học phổ thông.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc sử dụng phần mềm Ispring suite để thiết kế bài giảng e-learning trong

bài Amoniac và muối amoni và bài Axit nitric và muối nitrat, sách giáo khoa hóa
học 11 chương trình cơ bản ở trường THPT.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy và học bài Amoniac và muối amoni và bài Axit nitric và
muối nitrat, hóa học lớp 11 chương trình cơ bản ở trường THPT.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài tôi đã xác định một số nhiệm vụ sau:
 Nghiên cứu tổng quan vấn đề.
 Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài.

2


- Cơ sở lý luận về PPDH, xu hướng đổi mới, đổi mới với sự hỗ trợ của
CNTT.
- Nghiên cứu cách sử dụng phần mềm Ispring Suite.
- Nghiên cứu nội dung, chương trình SGK bộ môn hóa học ở trường THPT.
 Sử dụng phần mềm Ispring Suite thiết kế bài giảng E-Learning nhằm hỗ trợ
kĩ thuật dạy học đảo ngược (bài Amoniac và muối amoni và bài Axit nitric
và muối nitrat) sách giáo khoa hóa học 11 chương trình cơ bản ở trường
THPT.
5. Phạm vi nghiên cứu
Bài “Amoniac và muối amoni” và bài “Axit nitric và muối nitrat” sách giáo
khoa hóa học 11, chương trình cơ bản.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, để đạt được các mục đích đã nêu, tôi đã sử dụng hệ
thống các phương pháp nghiên cứu sau:
6.1. Phương pháp thu thập tài liệu
- Nghiên cứu tài liệu về lí luận dạy học, tâm lí học, giáo dục học và các tài
liệu khoa học cơ bản liên quan đến đề tài.

- Nghiên cứu phần mềm Ispring Suite để thiết kế bài giảng E-Learning.
- Truy cập thông tin trên mạng internet và sử dụng các phần mềm tin học bổ
trợ.
- Phân tích, tổng hợp.
6.2. Phương pháp điều tra, quan sát, tổng kết kinh nghiệm
Điều tra cơ bản về tình hình sử dụng phần mềm Ispring Suite trong dạy học
môn hóa học ở trường THPT.
- Trao đổi với các giáo viên hóa đã sử dụng bài giảng E-Learning trong dạy
học.
- Thăm dò ý kiến học sinh sau khi được học với bài giảng E-Learning.

3


7. Đóng góp mới của đề tài
Bước đầu sử dụng phần mềm Ispring Suite để thiết kế bài giảng E-Learning
vào dạy học môn hóa học ở trường THPT.
8. Giả thuyết khoa học
Nếu sử dụng phần mềm Ispring thiết kế được hệ thống bài giảng E-Learning
với nội dung đầy đủ, chính xác, khoa học, hình thức mới mẻ, hấp dẫn, sinh động thì
sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn hóa học ở trường THPT, cụ thể là
bài “Amoniac và muối amoni” và bài “Axit nitric và muối nitrat” sách giáo khoa
hóa học 11, chương trình cơ bản.

4


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Đổi mới PPDH bằng CNTT và truyền thông là một chủ đề lớn được
UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình thế kỉ của thế kỉ XXI, dự đoán là sẽ
có một sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào những năm đầu của thế kỉ
XXI do ảnh hưởng của CNTT. CNTT và truyền thông đã góp một phần đáng kể
trong quá trình tự học tự đào tạo con người trong thế kỉ XXI. Hiện nay CNTT và
truyền thông đã ảnh hưởng sâu sắc đến giáo dục và đào tạo nói chung, đến việc đổi
mới PPDH nói riêng, góp phần phát triển giáo dục Việt Nam, đáp ứng nhu cầu đào
tạo nhân lực cho một nền kinh tế tri thức.
Với sự hỗ trợ của CNTT-TT thì hoạt động dạy và học ngày nay được diễn ra
mọi lúc, mọi nơi. Ở nhà, ngay tại góc học tập của mình, người học vẫn có thể nghe
thầy cô giảng, vẫn được giao bài và hướng dẫn làm bài tập, vẫn có thể nộp bài và
trình bày ý kiến của mình,… Để làm được điều này thì ngoài những kĩ năng soạn
giảng thông thường thì người giáo viên cần có kỹ năng xây dựng bài giảng điện
tử và khai thác những dịch vụ truyền thông được cung cấp trên Internet như dịch vụ
lưu trữ, chia sẻ, email, web…để ứng dụng vào công việc giảng dạy của mình. Kỹ
năng xây dựng bài giảng điện tử E-Learning là một trong những kỹ năng rất cần
thiết cho mỗi giáo viên. Phần mềm Ispring là một phần mềm mới rất thiết thực, tiện
lợi cho GV thiết kế bài giảng và hỗ trợ tương tác tốt giữa GV và HS trong bài học.
1.2. Cơ sở lí luận về phương pháp dạy học
1.2.1. Phương pháp dạy học
1.2.1.1. Khái niệm phương pháp dạy học
Theo Nguyễn Ngọc Quang, trong cuốn “Lí luận dạy học hóa học”, tập 1,
NXB Giáo dục Hà Nội, năm 1994, trang 69 có nêu “PPDH là cách thức làm việc
của thầy và trò trong sự phối hợp thống nhất dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm làm trò
tự giác, tích cực, tự lực đạt đến mục đích học tập”.

5


Theo B. Meier thì PPDH là những hành thức và cách thức hành động, thông

qua đó và bằng cách đó GV và HS lĩnh hội những hiện thực tự nhiên và xã hội xung
quanh trong những điều kiện học tập cụ thể.
Tóm lại, theo tôi thì “PPDH là cách thức hoạt động của thầy trong việc tổ
chức, chỉ đạo các hoạt động nhận thức của trò nhằm giúp trò chủ động đạt các mục
tiêu dạy học.”
1.2.1.2. Đặc trưng của phương pháp dạy học
PPDH là một khái niệm rất phức hợp, có rất nhiều bình diện, phương diện
khác nhau. PPDH có một số đặc trưng như:
 PPDH được định hướng bởi mục đích dạy học.
 PPDH có sự thống nhất giữa phương pháp dạy và phương pháp học.
 PPDH thực hiện thống nhất chức năng đào tạo và giáo dục.
 PPDH có sự thống nhất của logic nội dung dạy học và logic tâm lí nhận
thức.
 PPDH có mặt bên ngoài và bên trong, có mặt khách quan và chủ quan.
 PPDH có sự thống nhất của cách thức hành động và phương tiện dạy học.
1.2.2. Đổi mới phương pháp dạy học
1.2.2.1. Tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học
Một thời gian dài chúng ta được trang bị phương pháp để truyền thụ tri thức
cho HS theo quan hệ một chiều: thầy truyền đạt, trò tiếp nhận. Với phương pháp
dạy học này, HS như một cái kho và thầy cô đem những điều tốt đẹp của khoa học
để chất đầy cái kho đó. Kết quả là HS học tập một cách thụ động, thiếu tính độc lập,
sáng tạo trong quá trình học tập.
Theo quan điểm giáo dục hiện đại, dạy học là một quá trình tương tác (GVHS, HS-HS, HS-GV, HS với những người hiểu biết hơn…), trong đó, “học” là một
hoạt động trung tâm. Người học - đối tượng của hoạt động “dạy”, là chủ thể của
hoạt động “học” - được lôi cuốn vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ

6


đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ, chưa có chứ không

phải thụ động tiếp nhận những tri thức do GV sắp đặt.
Để đạt được điều ấy, trong quá trình dạy học, người thầy cần phải biết đánh
thức trong tâm hồn HS, sự ham hiểu biết, dạy các em biết suy nghĩ, phân tích và
hành động tích cực. Vì thế, việc đổi mới phương pháp dạy học để HS chủ động, tích
cực, sáng tạo trong học tập là một vấn đề cần thiết và không thể thiếu được. Bởi vì,
chỉ có đổi mới PPDH, chúng ta mới góp phần khắc phục những biểu hiện trì trệ,
nghiêm trọng trong giáo dục hiện nay; chỉ có đổi mới PPDH chúng ta mới góp
phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo và chỉ có đổi mới PPDH
chúng ta mới tham gia được vào “sân chơi” quốc tế trong việc nâng cao chất lượng
giáo dục và tiếp cận phương pháp giáo dục mới theo quan điểm giáo dục hiện đại.
Vì những lẽ đó, việc đổi mới PPDH hiện nay không chỉ là phong trào mà còn là một
yêu cầu bắt buộc đối với mỗi GV.
1.2.2.2. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong Nghị
quyết Trung ương 4 khóa VII (1/1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII
(12/1996), được thể chế hóa trong Luật Giáo dục (2005), được cụ thể hóa trong các
chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là chỉ thị số 14 (4-1999). Có thể nói cốt
lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói
quen học tập thụ động. Đổi mới PPDH ở trường phổ thông nên được thực hiện theo
các định hướng sau:
a. Bám sát mục tiêu giáo dục PT.
b. Phù hợp với nội dung dạy học cụ thể.
c. Phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh.
d. Phù hợp với cơ sở vật chất, các điều kiện dạy học của nhà trường.
e. Phù hợp với việc đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả dạy - học.
f. Kết hợp giữa việc tiếp thu và sử dụng có chọn lọc, có hiệu quả các PPDH
tiên tiến, hiện đại với việc khai thác những yếu tố tích cực của các PPDH truyền
thống.

7



g. Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị dạy học và đặc biệt
lưu ý đến những ứng dụng của CNTT.
Theo TS. Lê Trọng Tín: việc đổi mới PPDH hóa học cũng theo 7 hướng đổi
mới của PPDH nói chung như đã nêu ở trên, nhưng trước hết tập trung vào hai
hướng sau:
- PPDH hóa học phải đặt người học vào đúng vị trí chủ thể hoạt động nhận
thức, làm cho họ hoạt động trong giờ học, tập cho họ giải quyết các vấn đề của khoa
học từ dễ đến khó, có như vậy họ mới có điều kiện tốt để tiếp thu và vận dụng kiến
thức một cách chủ động và sáng tạo.
- Phương pháp nhận thức khoa học hóa học là thực nghiệm, nên PPDH hóa
học phải tăng cường thí nghiệm thực hành và sử dụng thật tốt các thiết bị dạy học
giúp mô hình hóa, giải thích, chứng minh các quá trình hóa học.
1.2.2.3. Một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học
Chiến lược phát triển giáo dục (2001-2005) đã chỉ rõ: Một trong những giải
pháp thực hiện mục tiêu giáo dục là đổi mới phương pháp giáo dục “Đổi mới và
hiện đại hóa phương pháp giáo dục, chuyển việc truyền đạt tri thức thụ động: Thầy
giảng, trò ghi sang hướng người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri
thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ
thống và có tư duy phân tích tổng hợp phát triển được năng lực của mỗi cá nhân,
tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của HS…”. Như chúng ta đã biết: “Tự học, tự
đào tạo là một con đường phát triển suốt đời của mỗi con người trong điều kiện
kinh tế, xã hội nước ta hiện nay và cả mai sau”. Đó cũng là giáo dục được hình
thành trong quá trình giáo dục.
a/ Dạy học bằng hoạt động của người học
Thực chất của dạy học bằng hoạt động của người học là chuyển từ lối dạy cũ
(thầy nặng về truyền đạt, trò tiếp thu một cách thụ động) sang lối dạy mới, trong đó
vai trò chủ yếu của thầy là tổ chức, hướng dẫn hoạt động, trò chủ động tìm hiểu,
phát hiện ra kiến thức.


8


* Ý nghĩa, tác dụng của dạy học bằng hoạt động của người học.
- Dạy học bằng hoạt động của người học là một nội dung của dạy học hướng
vào người học. HS chỉ có thể phát triển tốt khả năng giải quyết vấn đề, thích ứng
với cuộc sống…nếu như họ có cơ hội hoạt động.
- Đó là một trong những con đường dẫn đến thành công của người GV.
- Có thể làm tăng hiệu quả dạy học.
* Những biện pháp cơ bản để tăng cường hoạt động của HS trong giờ học:
- GV gợi mở, nêu vấn đề cho HS suy nghĩ, tìm hiểu kiến thức mới.
- Sử dụng nhiều câu hỏi dưới các dạng khác nhau từ thấp đến cao.
- GV yêu cầu HS nêu thắc mắc về những vấn đề mà bản thân HS chưa rõ.
- Đưa ra bài tập vận dụng hay yêu cầu HS hoàn thành một nhiệm vụ học tập
trong giờ học.
- GV hướng dẫn HS làm việc với SGK và phiếu học tập (nếu có).
- Hướng dẫn cho HS làm một vài thí nghiệm nhỏ trong bài học.
- Thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV.
- Thuyết trình các nội dung do GV đưa ra cho từng bài học cụ thể.
- Tổ chức cho HS nhận xét, góp ý, tham gia bổ sung vào quá trình đánh giá
lẫn nhau.
- Câu lạc bộ hóa học như : “Ô chữ bí mật”; “ Hái hoa dân chủ”…
b/ Dạy học bằng sự đa dạng phương pháp
Dạy học bằng sự đa dạng phương pháp nghĩa là sử dụng một cách hợp lí
nhiều phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học khác nhau trong một
giờ, một buổi lên lớp hay trong một khóa học để đạt hiệu quả dạy học cao.
* Tác dụng của dạy học bằng sự đa dạng các phương pháp:
- Phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt yếu của mỗi PPDH.
- Thay đổi cách thức hoạt động tư duy của HS, thay đổi sự tác động vào các

giác quan, giúp học sinh không thấy mệt mỏi.
- Tạo điều kiện thích ứng cao nhất giữa phương pháp dạy của GV với
phương pháp học của trò, tạo sự tương tác tốt nhất giữa GV và HS cả lớp.

9


- Mỗi lần thay đổi phương pháp là GV đã một lần tạo ra “cái mới”, như thế
sẽ tránh được sự đơn điệu, nhàm chán.
- Giờ học sẽ sinh động, hấp dẫn, HS sẽ hứng thú và có cơ hội hoạt động tích
cực hơn.
- Góp phần đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả dạy học.
* Một số căn cứ để lựa chọn phương pháp dạy học:
Sử dụng PPDH với từng hoàn cảnh cụ thể. Mỗi PPDH chỉ phát huy tác dụng
cao nhất khi được sử dụng phù hợp với thực tế dạy học. Một số căn cứ để lựa chọn
PPDH:
- Mục đích dạy học chung và mục tiêu môn học.
- Đặc trưng của môn học.
- Nội dung dạy học.
- Đặc điểm lứa tuổi và trình độ HS.
- Điều kiện cơ sở vật chất (phòng ốc và trang thiết bị).
- Thời gian cho phép và thời điểm dạy học.
- Trình độ và năng lực của GV.
- Thế mạnh và hạn chế của phương pháp.
c/ Dạy học tương tác
* Hoạt động dạy học là sự tương tác giữa người dạy, người học và môi trường
Dạy học tương tác cơ bản dựa trên mối quan hệ tương hỗ tồn tại giữa ba tác
nhân: người dạy, người học và môi trường. Ba tác nhân này luôn quan hệ với nhau
sao cho mỗi tác nhân hoạt động và phản ứng dưới ảnh hưởng của hai tác nhân kia.
Người học trong phương pháp dạy học của mình, cung cấp đều đặn thông tin

cho người dạy hoặc bằng lời, bằng bình luận, bằng suy nghĩ, câu hỏi hoặc bằng thái
độ, cử chỉ hay cách ứng xử. Người dạy phản ứng bằng cách cung cấp cho người học
thông tin phụ, câu trả lời cho câu hỏi do người học đặt ra hoặc động viên người học.
Qua đó người dạy nắm được thông tin của người học để có những điều chỉnh trong
phương pháp dạy học. Như vậy người dạy và người học đã tác động qua lại, một
mối liên hệ qua lại mà phương pháp sư phạm rất quan tâm.

10


Tương tự đối với người dạy, trong phương pháp sư phạm của mình, gợi ý
cho người học hướng đi thuận lợi, các phương tiện cần sử dụng và kết quả cần đạt
được. Lúc này, chính người dạy đã hành động còn người học thì phản ứng. Sự tác
động qua lại khá tinh tế giữa hai tác nhân này đã góp phần tạo nên mối quan hệ rất
đáng chú ý của phương pháp dạy học tương tác.
* Các dạng tương tác trong dạy học


Tương tác thầy- trò: Tương tác thầy – trò là tương tác thường gặp nhất và

được nêu lên như một quy luật cơ bản của quá trình dạy học. Trong các tài liệu sư
phạm, người ta đang tìm cách hoàn thiện mối quan hệ này theo hướng:
- Giải phóng người học.
- Hợp tác.
- Lấy học sinh làm trung tâm.
- Thầy thiết kế, trò thi công.
- Tăng cường tính tích cực, chủ động của trò…
- Giáo dục hiện đại đang cố gắng làm sao để hoạt động của trò giữ vai trò
chủ yếu trong giờ học.



Tương tác môi trường- trò: Tác dụng của môi trường đến HS là vô cùng

quan trọng. Chất lượng giáo dục phụ thuộc rất lớn vào môi trường, trong nhiều
trường hợp do môi trường quyết định. Về thời gian, môi trường tác động đến các
em từng giây, từng phút, từng giờ. Về không gian, môi trường tác động đến các em
ở mọi nơi. Môi trường tác động đến các em qua đủ mọi phương tiện, qua đủ năm
giác quan… Nhưng trong thực tế, người ta quên đi tác dụng của môi trường đối với
giáo dục. Vì vậy, việc đưa ra sơ đồ “Bộ ba Người dạy- Người học - Môi trường”
của J. M. Denomme” và M. Roy có ý nghĩa rất quan trọng.


Tương tác môi trường- thầy- trò: Một ngày người thầy nhận ra rằng sự học

phải là sự vận động nội tại. Nếu thầy tích cực mà học sinh thờ ơ thì dù có giảng giải
thế nào cũng không có hiệu quả và rơi vào tình trạng “nước đổ lá khoai”. Vì vậy, họ
phải thay đổi chiến lược, tổ chức cho các em tự học và nắm bắt kiến thức. Người
thầy phải tìm hiểu môi trường dạy học và phải tìm cách phát huy thế mạnh của nó

11


×