Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

XÂY DỰNG EBOOK HỌC PHẦN THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC CHO SINH VIÊN SƢ PHẠM HÓA TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 78 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA HÓA


PHAN NGUYỄN PHƢƠNG THẢO
XÂY DỰNG E-BOOK HỌC PHẦN THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH PHƢƠNG
PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC CHO SINH VIÊN SƢ PHẠM HÓA TRƢỜNG
ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐÀ NẴNG.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN SƢ PHẠM

Đà Nẵng, 2016


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KHOA HÓA


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN SƢ PHẠM
XÂY DỰNG E-BOOK HỌC PHẦN THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH PHƢƠNG
PHÁP DAỲ HỌC HÓA HỌC CHO SINH VIÊN SƢ PHẠM HÓA TRƢỜNG
ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ĐÀ NẴNG.

Sinh viên thực hiện: PHAN NGUYỄN PHƢƠNG THẢO
Lớp : 12SHH
Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Lan Anh


Đà Nẵng, 2016


Đại học Đà Nẵng

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trƣờng Đại học Sƣ Phạm

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Khoa Hóa Học

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: PHAN NGUYỄN PHƢƠNG THẢO
Lớp

: 12SHH

1. Tên đề tài: “Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành phƣơng pháp
dạy học hóa học cho sinh viên Sƣ phạm Hóa học trƣờng Đại học Sƣ phạm –
Đại học Đà Nẵng”.
2. Dụng cụ và hóa chất:
- Các dụng cụ và hóa chất tại phòng thí nghiệm phƣơng pháp trƣờng Đại học sƣ
phạm Đà Nẵng sử dụng cho các thí nghiệm hóa học.
3. Nội dung nghiên cứu:
- Nghiên cứu các cơ sở lý luận của đề tài
- Nghiên cứu các phần mềm tin học để xây dựng ebook
4. Giáo viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Lan Anh
5. Ngày giao đề tài:


01/08/2015

6. Ngày hoàn thành:

15/04/2016

Chủ nhiệm khoa

Giáo viên hƣớng dẫn

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo về cho Khoa ngày…tháng…năm…
Kết quả điểm đánh giá:………….
Ngày…tháng…năm 2016
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tôi được sự giúp đỡ,
động viên của rất nhiều người, là nguồn khích lệ lớn lao đã giúp tôi hoàn
thành khóa luận này.
Trước hết, tôi xin gởi lời tri ân sâu sắc đến ThS. Nguyễn Thị Lan Anh.
Cô đã rất tận tình góp ý chuyên môn, vạch ra định hướng, ý tưởng, động viên
tôi trong những lúc khó khăn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể quý thầy cô giáo đã giảng dạy tôi trong
suốt quá trình học, các thầy cô trong tổ phương pháp và giáo viên phụ trách phòng thí
nghiệm đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học và nghiên cứu.
Tôi cũng cảm ơn các bạn sinh viên lớp 12SHH và 13SHH đã giúp đỡ tôi có
trong quá trình hoàn thành bài khóa luận của mình.
Tôi xin hết lòng biết ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình và bạn bè.

Đó là nguồn động viên tinh thần rất lớn để tôi hoàn thành luận văn này.

Đà Nẵng, ngày… tháng… năm 2016
Sinh viên thực hiện

Phan Nguyễn Phƣơng Thảo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài. .................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................................ 2
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu....................................................................... 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu .........................................................................................2
3.2. Khách thể nghiên cứu ........................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................ 2
5. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................................... 2
5.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận ...............................................................2
5.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn ............................................................2
5.3. Phương pháp thống kê toán học ........................................................................2
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................... 3
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................................. 3
1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tích cực ................................... 5
1.2.1. Phương pháp dạy học tích cực và vai trò của phương tiện dạy học..............5
1.2.2. Vai trò của công nghệ thông tin trong việc nâng cao tính tích cực của học
sinh ..............................................................................................................................5
1.3. E-book ................................................................................................................. 8
1.3.1. Khái niệm ........................................................................................................8
1.3.2. Ưu, nhược điểm của e-book ............................................................................9
1.3.2.1. Ưu điểm ...................................................................................................9

1.3.2.2. Hạn chế ...................................................................................................9
1.4. Thí nghiệm trong dạy học hoá học ................................................................... 9
1.4.1. Các loại thí nghiệm hoá học ............................................................................9
1.4.1.1. Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên ........................................................9
1.4.1.2. Thí nghiệm học sinh ................................................................................9
1.4.2. Ý nghĩa tác dụng của thí nghiệm ..................................................................10
1.4.3. Những yêu cầu sư phạm về kĩ thuật biểu diễn thí nghiệm và biện pháp
đạt các yêu cầu đó ....................................................................................................10


1.4.3.1. Bảo đảm an toàn ..................................................................................10
1.4.3.2. Bảo đảm thành công .............................................................................11
1.4.3.3. Thí nghiệm phải rõ, học sinh phải được quan sát đầy đủ ....................11
1.4.3.4. Thí nghiệm phải đơn giản, dụng cụ thí nghiệm phải gọn gàng mĩ thuật
và đảm bảo tính khoa học ..................................................................................11
1.4.3.5. Số lượng thí nghiệm trong một bài vừa phải........................................11
1.4.3.6. Phải biết kết hợp chặt chẽ thí nghiệm biểu diễn với trình bày bài
giảng ...................................................................................................................12
1.4.4. Sử dụng thí nghiệm trong dạy học hoá học..................................................12
1.4.5. Những hình thức cơ bản phối hợp lời nói của giáo viên với việc biểu diễn
thí nghiệm .................................................................................................................13
1.4.5.1.Biểu diễn thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu .............................13
1.4.5.2. Biểu diễn thí nghiệm theo phương pháp minh hoạ...............................13
1.5. Tổng quan học phần thí nghiệm thực hành dạy học hóa học cho sinh viên
sƣ phạm hóahọc trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Đà Nẵng .......................... 14
1.5.1. Giới thiệu học phần........................................................................................14
1.5.2. Mục đích, yêu cầu của học phần “Thí nghiệm thực hành PPDH Hóa Học”
...................................................................................................................................15
1.5.2.1. Mục đích ................................................................................................15
1.5.2.2. Yêu cầu ..................................................................................................15

1.5.3. Quy định đối với SV trong học phần “ Thí nghiệm thực hành PPDH Hóa
Học” .......................................................................................................................... 15
1.5.3.1. Bước chuẩn bị cho bài thực hành thí nghiệm .......................................15
1.5.3.2. Quy định khi tiến hành thực hành thí nghiệm ......................................16
1.5.3.3. Quy định về việc sử dụng dụng cụ hoá chất ........................................16
1.5.3.4. Quy định đối với các thí nghiệm có chất độc.......................................16
1.5.4. Các bước tiến hành một buổi thực hành thí nghiệm ..................................17
1.5.5. Quy trình rèn luyện kỹ năng biểu diễn thí nghiệm.....................................17
1.5.6. Viết tường trình cho các bài thực hành thí nghiệm .....................................18


1.6. Tổng quan các thí nghiệm hóa học trong học phần thí nghiệm thực hành
dạy học hóa học của trƣờng Đại học Sƣ phạm - ĐHĐN ..................................... 19
1.6.1. Các thí nghiệm hóa học về phi kim ..............................................................19
1.6.2. Các thí nghiệm hóa học về kim loại ..............................................................20
1.6.3. Các thí nghiệm hóa học hữu cơ ....................................................................21
1.7. Tự học ................................................................................................................ 23
1.7.1. Sự cần thiết của tự học ..................................................................................23
1.7.2. Khái niệm tự học ............................................................................................24
1.7.3. Các hình thức của tự học ..............................................................................24
1.7.4. Cách hướng dẫn sinh viên tự học .................................................................25
1.7.5. Cách tự học của SV .......................................................................................25
1.8. Tự học qua E-book và lợi ích ......................................................................... 26
1.8.1. Tự học qua E-Book........................................................................................26
1.8.2. Lợi ích của tự học qua E-Book .....................................................................26
Chƣơng 2: QUI TRÌNH THIẾT KẾ E-BOOK .................................................... 28
2.1. Ý tƣởng thiết kế E-Book .................................................................................. 28
2.2. Nguyên tắc thiết kế E-Book ............................................................................ 29
2.2.1. Đảm bảo tính khoa học..................................................................................29
2.2.2. Đảm bảo tính sư phạm ..................................................................................29

2.2.3. Đảm bảo tính khả thi .....................................................................................30
2.2.4. Đảm bảo tính thẩm mỹ ...................................................................................30
2.3. Các phần mềm đƣợc sử dụng để thiết kế e-book .......................................... 31
2.3.1. Phần mềm Microsoft Word ...........................................................................31
2.3.2. Phần mềm Proshow Producer ....................................................................... 31
2.3.3. Phần mềm SnagIT ......................................................................................... 32
2.3.4. Phần mềm PocketCHM 5.9 ...........................................................................32
2.4. Quy trình thiết kế e-book ................................................................................ 33
Chƣơng 3: XÂY DỰNG E-BOOK HỌC PHẦN THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH
PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC CHO SINH VIÊN SƢ PHẠM HÓA
HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG........................ 35


3.1. Tình hình giảng dạy học phần thí nghiệm thực hành phƣơng pháp dạy học
hóa học ở trƣờng Đại học Sƣ phạm Đà Nẵng ....................................................... 35
3.2. Cấu trúc, giao diện ebook ................................................................................ 36
3.2.1. Cấu trúc của ebook ........................................................................................36
3.2.2. Giao diện ebook ..............................................................................................36
3.3. Nội dung ebook .................................................................................................. 39
3.3.1. Trang chủ ........................................................................................................39
3.3.2. Trang “Giới thiệu E-Book học phần Thí nghiệm thực hành PPDHHH”.40
3.3.3. Trang “Hướng dẫn sử dụng e-book” ...........................................................41
3.3.4. Trang Kỹ thuật sử dụng dụng cụ và hóa chất ..............................................42
3.3.5. Trang “Kỹ thuật an toàn trong thí nghiệm hoá học” ..................................46
3.3.6. Trang “ Phương pháp tiến hành thí nghiệm hóa học”............................47
3.3.7. Trang “Tư liệu tham khảo” ...........................................................................54
3.4. Sử dụng E – Book .............................................................................................. 55
3.4.1. Sử dụng E -Book trước khi thực hành thí nghiệm .....................................55
3.4.2. Sử dụng E – Book trong khi thực hành thí nghiệm ....................................56
3.4.3. Ý nghĩa của ebook học phần thí nghiệm phương pháp dạy học hóa học ..57

3.5. Khảo sát đánh giá của SV về hiệu quả của E-book ...................................... 57
3.5.1. Mục đích khảo sát ...........................................................................................57
3.5.2. Nội dung khảo sát ...........................................................................................58
3.5.3. Đối tượng khảo sát ..........................................................................................58
3.5.4. Tiến hành thực nghiệm..................................................................................58
3.5.5. Kết quả khảo sát: ............................................................................................58
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 62
1. Kết luận ................................................................................................................ 62
1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài ............................................62
1.2. Xây dựng các định hướng cho việc thiết kế E-Book bao gồm ý tưởng thiết
kế, nguyên tắc thiết kế, quy trình thiết kế...............................................................62
1.3. Thiết kế E−Book học phần “ Thí nghiệm thực hành PPDHHH” cho SV sư
phạm hoá học trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng. ..............................62


1.4. Khảo sát ý kiến sinh viên để đánh giá đề tài ...................................................63
2. Kiến nghị .............................................................................................................. 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 65
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 67
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2. 1. Nội dung của ebook ở dạng hmt ..............................................................31
Hình 2. 2. Giao diện phần mềm Proshow Producer ..................................................32
Hình 2. 3. Giao diện phần mềm SNAGIT .................................................................32
Hình 2. 4. Giao diện phần mềm PocketCHM pro 5.9 ...............................................33
Hình 3. 1. Giao diện cấu trúc của ebook .................................................................. 36
Hình 3. 2. Bảng chức năng thanh công cụ E-Book ..................................................37
Hình 3. 3.Thẻ chức năng contents .............................................................................37
Hình 3. 4. Chức năng thẻ “Search”...........................................................................38
Hình 3. 5. Chức năng thẻ “Favorites”.......................................................................38
Hình 3. 6. Giao diện trang chủ ebook .......................................................................39

Hình 3. 7. Giao diện trang “Giới thiệu E-Book” ......................................................40
Hình 3. 8. Giao diện trang giới thiệu học phần .........................................................41
Hình 3. 9. Giao diện trang cấu trúc ebook ................................................................42
Hình 3. 10. Giao diện trang hƣớng dẫn sử dụng ebook ............................................42
Hình 3. 11. Giao diện phần “Kỹ thuật sử dụng dụng cụ thủy tinh” ..........................44
Hình 3. 12. Giao diện phần “Bảo quản hóa chất”. ....................................................45
Hình 3. 13. Giao diện phần “Yêu cầu về cách dán nhãn hóa chất”. .........................45
Hình 3. 14. Giao diện phần “Phân loại hóa chất độc hại”.........................................46
Hình 3. 15. Giao diện phần tiến hành thí nghiệm an toàn.........................................47
Hình 3. 16. Giao diện phần thí nghiệm về phi kim ...................................................48
Hình 3. 17. Giao diện phần thí nghiệm về kim loại ..................................................50
Hình 3. 18. Giao diện phần thí nghiệm hữu cơ .........................................................53
Hình 3. 19. Giao diện trang tƣ liệu tham khảo ..........................................................55
Hình 3. 20. Giao diện phần Hóa học và đời sống .....................................................55


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT: Công nghệ thông tin
GV: Giáo viên
PPDHHH: Phƣơng pháp dạy học hóa học
SV: Sinh viên
ĐHĐN: Đại học Đà Nẵng


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học đã làm thay đổi nhanh chóng đời sống xã
hội. Những ứng dụng CNTT đã đi sâu vào đời sống tạo ra những cuộc cách mạng

trong nhiều lĩnh vực, trong đó có cả ngành giáo dục. Đó là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi
mới phƣơng pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục, góp phần
nhằm nâng cao hiệu quả và chất lƣợng giáo dục.
Nhận ra lợi ích này các nƣớc trên thế giới đang tiến hành nghiên cứu và tìm
kiếm những hình thức đào tạo có chi phí thấp mà chất lƣợng cao đó chính là
việc thiết kế và sử dụng sách điện tử (E-Book). E-Book là một mô hình dạy học
với sự hỗ trợ của máy tính nhằm giúp ngƣời học đạt các mức độ nhận thức cao
trong quá trình học tập. Đây là phƣơng thức đào tạo mới đang phát triển trên thế
giới cũng nhƣ tại Việt Nam hiện nay.
Học phần “Thí nghiệm thực hành phƣơng pháp dạy học Hoá học” đóng
vai trò quan trọng không thể thiếu trong chƣơng trình đào tạo SV sƣ phạm Hoá
học. Nó giúp SV nắm vững mặt lí luận dạy học (mặt phƣơng pháp) của thí nghiệm
hoá học đồng thời rèn luyện cho SV khả năng phân tích mục đích trí dục và đức
dục của từng thí nghiệm trong chƣơng trình phổ thông, xây dựng mối liên hệ
giữa thí nghiệm với nội dung bài giảng, phƣơng pháp biểu diễn và tổ chức cho học
sinh tiến hành thí nghiệm, phƣơng pháp sử dụng các thí nghiệm ấy vào các bài
dạy hóa học cụ thể.
Từ thực tiễn giảng dạy môn “Thí nghiệm thực hành phƣơng pháp dạy học
hoá học” ở trƣờng Đại học Sƣ phạm Đà Nẵng, chúng tôi thấy rằng hiệu quả còn
chƣa cao do đa số SV còn chƣa có sự chuẩn bị tốt ở nhà trƣớc khi thực hành, chƣa
có nhiều thời gian rèn luyện. Vì thể để nâng cao tính tích cực chủ động cũng nhƣ
tăng cƣờng khả năng tự học, tự rèn luyện và phát triển tƣ duy của SV, từ đó, nâng
cao hiệu quả của học phần cũng nhƣ chất lƣợng sinh viên sƣ phạm Hóa học, chúng
tôi quyết định chọn đề tài: “Xây dựng e-book học phần thí nghiệm thực hành
phương pháp dạy học hóa học cho sinh viên Sư phạm Hóa học trường Đại học


2

Sư phạm – Đại học Đà Nẵng”.

2. Mục tiêu nghiên cứu:
Xây dựng E-Book nhằm hỗ trợ hoạt động tự học và rèn luyện phƣơng pháp
tiến hành thí nghiệm hoá học cho SV góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo SV sƣ
phạm hoá học trƣờng Ðại học Sƣ phạm, nâng cao chuyên môn cho giáo viên hóa
học ở trƣờng trung học phổ thông.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc xây dựng E-Book thí nghiệm thực hành phƣơng pháp dạy học cho SV sƣ
phạm hóa học ở trƣờng Đại học Sƣ phạm- Đại học Đà Nẵng.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Quá trình đào tạo SV sƣ phạm Hóa học ở trƣờng Đại học Sƣ phạm- Đại học
Đà Nẵng.
4. Phạm vi nghiên cứu
Các thí nghiệm của học phần thí nghiệm thực hành phƣơng pháp dạy học
trong chƣơng trình đào tạo SV sƣ phạm hoá học trƣờng Đại học Sƣ phạm- Đại học
Đà Nẵng.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
- Đọc và nghiên cứu tài liệu
- Sử dụng phối hợp các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ
thống hóa trong nghiên cứu các tài liệu lý thuyết có liên quan.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Khảo sát ý kiến sinh viên và một số giảng viên về tính cực cực cũng nhƣ những
mặt còn hạn chế của E-book học phần thí nghiệm thực hành phƣơng pháp dạy học
hóa học cho SV Sƣ phạm Hóa học trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Đà Nẵng.
5.3. Phương pháp thống kê toán học
- Dùng các phƣơng pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu, các kết
quả điều tra và các kết quả thực nghiệm để có những nhận xét, đánh giá xác thực.
- Sử dụng các phần mềm và công thức để xử lý kết quả thực nghiệm



3

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
E-Book là phiên bản điện tử của giáo trình giấy và có thể xem trên màn hình
của máy tính, nó là sự tích hợp các công nghệ phần mềm dạy học (nhƣ công nghệ
WEB, công nghệ đa phƣơng tiện để thể hiện các tính năng mô phỏng, tƣơng
tác, tích hợp hình ảnh (tĩnh, động), có khả năng thể hiện và truyền tải tri thức
nhanh chóng và hiệu quả. Vì vậy sử dụng E-Book giúp giảm giờ lên lớp đối với
SV do họ có thể chủ động học tập mọi nơi, mọi lúc.
Hiện nay có thể dễ dàng tìm thấy các E-Book phục vụ cho việc học tập của
SV đại học trên mạng internet nhƣ trang web E-Book online của Edusoft Team
(), trang web thƣ viện giáo trình điện tử của Bộ GD&ĐT
()



một

số

trang

web

khác

nhƣ


, ,... hoặc kho tài nguyên trong các
trang web của các trƣờng đại học nhƣ Đại học Cần Thơ, Đại học Bách khoa Hà
Nội, Đại học Khoa học tự nhiên thành phố HCM,… Tác giả của các E-Book
này là các giảng viên của các trƣờng đại học trong cả nƣớc, các E-Book mang nội
dung lý thuyết và bài tập các môn học của SV rất nhiều chuyên ngành khác nhau
với 2 định dạng phổ biến là định dạng DOC hoặc PDF. Đây chủ yếu là các bài
giảng hoặc giáo trình của giảng viên đƣợc đăng tải lên mạng nên thực chất đây
chỉ là bản “số hoá” của sách in. Các định dạng khác của E-Book nhƣ HTML
hay CHM hay multimedia book đƣợc hỗ trợ bằng số liệu, hình ảnh (ảnh màu,
động hoặc tĩnh), phim, âm thanh,... nhằm hỗ trợ hoạt động tự học của SV đại học
còn rất ít và chƣa phổ biến.
Định dạng CHM là một dạng E-Book rất thông dụng trên mạng internet
do tính phổ biến, sự gọn nhẹ, dễ chia sẻ, dễ làm, dễ tuỳ biến và dễ sử dụng của
nó. CHM là viết tắt của Compile HTML. Các file này có phần mở rộng là CHM.
Đây là một file ban đầu đƣợc Microsoft sử dụng để làm file trợ giúp cho các
ứng dụng trong Microsoft Window, nhƣng về sau do có những ƣu điểm và tính
năng vƣợt trội mà thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ là một định dạng E-book. Từ hệ điều


4

hành Window98 dễ dàng trên môi trƣờng Window mà không cần thiết phải cài đặt
bất cứ phần mềm hỗ trợ. Đồng thời cùng một nội dung nhƣng định dạng CHM có
dung lƣợng nhỏ hơn khá nhiều so với các định dạng khác, do vậy chia sẻ nhanh
chóng hơn. Trong E-Book mục lục đƣợc thiết kế dạng hình cây thƣ mục, vì vậy
dễ dàng có đƣợc cái nhìn tổng quát và có thể tuỳ biến chọn lựa nội dung cần
đọc. Giao diện E-Book rất thân thiện với ngƣời dùng vì nó giống nhƣ các file
help đi kèm các phần mềm của Microsoft. Ngƣời thiết kế có thể đƣa vào E-Book
những công cụ multimedia nhƣ hình ảnh, âm thanh, phim, liên kết,… làm cho EBook trở nên sinh động, hấp dẫn ngƣời đọc. Dung lƣợng E-Book rất nhỏ vì vậy
dễ dàng chia sẻ qua mạng internet hoặc ghi vào đĩa CD, DVD, ngƣời học có thể

học mọi nơi mọi lúc mà không cần trực tuyến trên mạng. Với những ƣu thế vƣợt
trội nhƣ trên, E- Book định dạng CHM đƣợc rất nhiều ngƣời quan tâm thiết kế
nhƣng chủ yếu phục vụ cho việc tự học tin học, tự học ngoại ngữ hoặc tự học các
nghề phổ thông. Các E- Book định dạng CHM có nội dung hoá học có thể tìm
thấy trên mạng internet nhƣ ảo thuật hoá học.chm; sổ tay kiến thức hoá học
THPT.chm; tra cứu hoá lớp10,11,12.chm,… Các E-Book này đều đƣợc đầu tƣ
công phu về nội dung, tuy nhiên về mặt multimedia hầu nhƣ không có.
Học phần “Thí nghiệm thực hành phƣơng pháp dạy học hoá học” là học
phần không thể thiếu trong chƣơng trình đào tạo SV sƣ phạm hoá học vì đây
chính là học phần rèn luyện nghiệp vụ cho SV, nó giúp SV có đƣợc những kỹ
năng, kỹ xảo về kĩ thuật và phƣơng pháp tiến hành thí nghiệm hoá học, một
phƣơng tiện trực quan chủ yếu có vai trò quyết định trong dạy học hoá học. Về thí
nghiệm thực hành phƣơng pháp dạy học hoá học và thí nghiệm hoá học ở trƣờng
phổ thông Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu. Các tài liệu đó đều là
những tài liệu quý có giá trị cả về lí luận và thực tiễn. Tuy nhiên các tài liệu này
chủ yếu đều ở dạng sách in nên hình ảnh minh hoạ chƣa đẹp, chƣa khoa học hoặc
chƣa đúng với thực tế của các dụng cụ. SV khó hình dung các hiện tƣợng xảy ra
trong từng giai đoạn của thí nghiệm. Vì vậy việc xây dựng giáo trình điện tử cho
học phần này là hết sức cần thiết giúp cho SV hình dung các bƣớc tiến hành thí
nghiệm, các hiện tƣợng xảy ra,… từ việc chuẩn bị kỹ lƣỡng cho bài thực hành


5

từ đó tiết kiệm đƣợc dụng cụ hoá chất, rút ngắn thời gian tự làm thí nghiệm
thay vào đó dành nhiều thời gian rèn luyện các kỹ năng dạy học cho SV trong
buổi thực hành.
1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tích cực[4]
1.2.1. Phương pháp dạy học tích cực và vai trò của phương tiện dạy học
Trong thời đại hiện nay, tốc độ phát triển của công nghệ thông tin khiến

cho nhà giáo không thể dạy hết mọi điều cho học trò, mà dù có kéo dài thời
gian để dạy hết mọi điều thì rồi các kiến thức đó cũng nhanh chóng trở nên lạc
hậu. Do đó, ngƣời thầy cần phải tìm ra phƣơng pháp dạy học tích cực hơn để
tăng hiệu quả dạy và học. Dạy cho học sinh cách học chủ động, cách học suốt
đời, cách học những điều mà thực tế đòi hỏi thay vì việc phải chuyển tải một
lƣợng kiến thức quá nhiều đến mức chúng không nhớ nổi hoặc cố nhớ lúc học,
còn lúc thi và cần vận dụng thì quên sạch.
Quan niệm và tiêu chuẩn dạy tốt thƣờng thay đổi theo thời gian và đƣợc
chính xác hoá dần. Trƣớc đây, “dạy tốt” thuần tuý là nghệ thuật cá nhân, với
cách giảng truyền thống “thầy nói, trò ghi”, chủ yếu vẫn là theo hƣớng làm cho
học sinh dễ tiếp thu những gì thầy “độc thoại” ở lớp. Nó đã bộc lộ nhiều nhƣợc
điểm, trong đó hai nhƣợc điểm lớn nhất là:
– Đặt học sinh vào vị trí thụ động, chờ đợi. Cách dạy này chƣa thể giúp
cho ngƣời học “biến quá trình đƣợc đào tạo thành tự đào tạo”.
– Chƣa kiểm soát đƣợc nội dung có phù hợp với mục tiêu đào tạo thực
hành hay không.
Do đó, đến nay dạy tốt còn phải đáp ứng những đòi hỏi mới do thực tiễn
đặt ra.
1.2.2. Vai trò của công nghệ thông tin trong việc nâng cao tính tích cực
của học sinh
Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc nhất là chỉ thị 58CT/UW của Bộ Chính Trị [1] ngày 07 tháng 10 năm 2000 về việc đẩy mạnh ứng
dụng công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa đã
chỉ rõ trọng tâm của ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ thông


6

tin và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo,
đây là nhiệm vụ mà Thủ tƣớng Chính phủ đã giao cho ngành giáo dục giai
đoạn 2001–2005 thông qua quyết định số 81/2001/QĐ-TTg.

Hiện nay các trƣờng đại học, cao đẳng và trƣờng phổ thông đều trang bị
phòng máy tính, phòng đa năng, kết nối Internet và Tin học đƣợc giảng dạy chính
thức. Một số trƣờng còn trang bị thêm thiết bị ghi âm, chụp hình, quay phim
(Sound Recorder, Camera, Camcorder), máy quét hình (Scanner), và một số thiết
bị khác, tạo cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho giáo viên sử dụng vào quá
trình dạy học của mình. Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc
đổi mới các phƣơng pháp và hình thức dạy học. Những phƣơng pháp dạy học theo
cách tiếp cận kiến tạo, phƣơng pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải
quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi(3). Các hình thức dạy
học nhƣ dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy học cá nhân cũng có những đổi
mới trong môi trƣờng công nghệ thông tin và truyền thông. Chẳng hạn, cá nhân
làm việc tự lực với máy tính, với Internet, dạy học theo hình thức lớp học phân
tán qua mạng, dạy học qua cầu truyền hình. Nếu trƣớc kia ngƣời ta nhấn mạnh tới
phƣơng pháp dạy sao cho ngƣời học nhớ lâu, dễ hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là
hình thành và phát triển cho ngƣời học các phƣơng pháp học chủ động. Nếu
trƣớc kia ngƣời ta thƣờng quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và
thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực
sáng tạo của ngƣời học. Nhƣ vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm”
sang “lấy ngƣời học làm trung tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Sử dụng máy tính nhƣ công cụ dạy học hay nhƣ là phƣơng tiện góp phần
nâng cao tính tích cực trong dạy - học là để khai thác điểm mạnh của kỹ thuật
hiện đại hỗ trợ cho quá trình dạy - học. Máy tính có thể mô phỏng những hiện
tƣợng không thể hoặc không nên để xảy ra trong nhà trƣờng, không thể
hoặc khó thể hiện nhờ những phƣơng tiện khác. Việc mô phỏng có thể tránh
đƣợc những thí nghiệm nguy hiểm, vƣợt quá những hạn chế về thời gian,
không gian và kinh phí.
Máy tính có khả năng lƣu giữ một lƣợng thông tin rất lớn và tái


7


hiện chúng dƣới những dạng khác nhau trong thời gian hạn chế. Máy tính
có thể đƣợc dùng nhƣ một máy soạn thảo văn bản tuyệt vời. Ngƣời giáo viên
có thể dùng nó để chuẩn bị bài giảng, nội dung giảng dạy,… và chỉnh sửa, bổ
sung, cập nhật thông tin cho bài giảng luôn mới, luôn phong phú và sinh động.
Máy tính cũng đƣợc dùng để tạo ra các bảng tính với những công thức hoặc
chƣơng trình cài đặt sẵn và do đó có thể giúp ngƣời học trong việc điều tra,
nghiên cứu… và máy tính có thể hỗ trợ tốt cho những ngƣời học khác nhau từ
ngƣời có tài năng đến ngƣời bị khuyết tật…
Máy tính còn cho phép ngƣời học học theo từng bƣớc riêng của
mình, do đó tiết kiệm đƣợc nhiều thời gian giảng bài trên lớp, tạo nên khả năng
cá thể hoá trong học tập của ngƣời học. Các chƣơng trình dạy học trên máy
còn tạo điều kiện cho ngƣời học tự củng cố những kiến thức mà mình chƣa
nắm vững. Mô phỏng trên máy tính giúp ngƣời học tự rèn luyện kỹ năng thực
hành, làm các bài thí nghiệm mà không cần có trang thiết bị thực.
Dạy học bằng máy tính nói riêng cũng nhƣ sử dụng các phƣơng tiện hiện
đại nói chung có ƣu điểm nổi bật là: hàm lƣợng thông tin truyền đạt cao trong
thời gian ngắn, cách truyền đạt thông tin sinh động tạo điều kiện cho ngƣời học
dễ tiếp thu kiến thức đƣợc truyền đạt, gây hứng thú trong học tập; thông tin
đƣợc truyền đạt cho ngƣời học bằng nhiều hình thức; bài giảng đƣợc chắt lọc từ
các bài mẫu và từ nhiều nguồn tƣ liệu tổng hợp. Giáo viên khi đó tiết kiệm đƣợc
thời gian “chết” (thời gian để vẽ các sơ đồ, hình vẽ, kẻ bảng, viết công thức,…)
trên lớp. Do đó, chất lƣợng bài giảng rất cao và hiệu quả sử dụng giờ giảng cũng
rất cao.
Dạy học, xét về hình thức tiến hành là một quá trình truyền thông hai
chiều. Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học nói chung, vào
nâng cao tính tích cực trong dạy - học nói riêng là xu hƣớng tất yếu của thời đại.
Sở dĩ nhƣ vậy là vì công nghệ thông tin có những những thế mạnh mang lại cho
con ngƣời sử dụng nó là: tốc độ cao, nhất quán, chính xác và ổn định.
Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao tính tích cực trong dạy- học

là xu hƣớng tất yếu còn đƣợc lý giải qua các chức năng của công nghệ thông tin


8

mang lại cho con ngƣời nhƣ thu thập, xử lý, lƣu giữ và truyền dữ liệu.
Công nghệ thông tin sẽ làm thay đổi không chỉ nội dung và cả phƣơng pháp
truyền đạt của ngƣời thầy trong dạy học:
– Có thể minh hoạ bài giảng một cách sinh động thông qua hình ảnh, âm
thanh.
– Có thể tiến hành các thí nghiệm minh hoạ trực tiếp trong khi giảng.
– Có thể chỉ ra các tài liệu tham khảo, cần thiết ngay trong lúc giảng.
– Nguồn thông tin đa dạng, phong phú, sinh động và có cả yếu tố bất ngờ.
– Có thể làm tăng hàng chục, hàng trăm lần lƣợng thông tin trong một
giờ giảng bài.
– Có thể hƣớng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu.
Trong dạy học hiện đại, ngƣời thầy dạy những tri thức mà ngƣời học cần
và xã hội đang đòi hỏi; ngƣời dạy quản lý, tổ chức quá trình nhận thức, dẫn dắt
học viên tiếp cận khai thác kho tài nguyên tri thức của nhân loại, để ngƣời học
tự tìm kiếm tri thức, tự sáng tạo. Công nghệ thông tin là phƣơng tiện hữu hiệu
giúp ngƣời thầy thực hiện đƣợc mục tiêu trên.
1.3. E-book [13]
1.3.1. Khái niệm
E-Book là từ viết tắt của electronic book (sách điện tử). Hiểu một cách đơn
giản, E-book là sản phẩm “số hóa” cuốn sách in, là một hình thức văn bản, mà để
đọc đƣợc, cần phải có máy tính điện tử (computer) hoặc máy đọc sách điện tử (EBook readers, smartbook). Một số điện thoại di động (smartphone) cũng có thể dùng
để đọc E-book .
Nhƣ vậy E-Book là toàn bộ kịch bản dạy học của ngƣời thầy đƣợc số hóa,
tạo nên một phần mềm dạy học hoàn chỉnh có tƣơng tác và khả năng quản lý. Đặc
biệt là nó có thể thay thế vai trò của ngƣời thầy ở một số thời điểm nhất định.

Toàn bộ hoạt động dạy học đƣợc chƣơng trình hóa thông qua môi trƣờng
multimedia, thông tin đƣợc truyền dƣới các dạng: văn bản (text), đồ họa (graphics),
hoạt cảnh (animation), ảnh chụp (image), âm thanh (audio) và phim video (video
clip).


9

1.3.2. Ưu, nhược điểm của e-book
1.3.2.1. Ưu điểm
E-book có những tính năng ƣu việt mà sách in thông thƣờng không thể có
đƣợc nhƣ cung cấp tối đa các tƣ liệu multimedia dƣới dạng văn bản, đồ hoạ, hoạt
cảnh, hình ảnh, âm thanh, phim video,… hoặc các phần mềm trợ giúp khác. Ngƣời
dùng có thể truy xuất nhanh đến các phần, mục trong E-Book, không gian lƣu trữ
nhỏ trong một đĩa CD, hoặc một đĩa DVD có thể lƣu trữ đƣợc rất nhiều E-Book,
ngƣời dùng có thể đọc ở mọi lúc, mọi nơi. Về tính năng sử dụng, khi đọc E-Book
trên máy tính ngƣời dùng có thể điều chỉnh cỡ chữ đến mức tốt nhất của mình,
có thể in thành bản in những nội dung cần thiết nếu đƣợc sự đồng ý của tác giả.
Giá thành của E−Book rẻ hơn sách in khá nhiều, không bị hỏng theo thời gian.
Thậm chí, có thể sao lƣu dự phòng nếu đƣợc tác giả chấp nhận.
1.3.2.2. Hạn chế
Bên cạnh những ƣu điểm vƣợt trội nhƣ trên E-Book còn có một số hạn chế
nhất định nhƣ cần có thiết bị để đọc đƣợc E-Book nhƣ máy tính, thiết bị đọc EBook,… Một số E-Book đƣợc thiết kế bằng phần mềm chuyên dụng thì cần phải
cài đặt những phần mềm vào máy tính thì mới có thể đọc đƣợc E-Book. Về mặt
sức khoẻ, sử dụng E-Book có thể ảnh hƣởng đến thị giác do phải đọc trên máy tính
lâu.
1.4. Thí nghiệm trong dạy học hoá học [6]
1.4.1. Các loại thí nghiệm hoá học
Trong các trƣờng phổ thông thƣờng sử dụng các hình thức thí nghiệm sau
đây:

1.4.1.1. Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên:
Thí nghiệm biểu diễn của giáo viên là thí nghiệm mà giáo viên tự tay trình
bày trƣớc học sinh.
1.4.1.2. Thí nghiệm học sinh:
Thí nghiệm do học sinh tự làm với các dạng sau:
+ Thí nghiệm đồng loạt: khi học bài mới để nghiên cứu một vài nội dung
của bài học.


10

+ Thí nghiệm thực hành: ở lớp học nhằm củng cố kiến thức đã học và rèn
luyện kĩ năng kĩ xảo làm thí nghiệm, thƣờng đƣợc tổ chức sau một số bài học.
+ Thí nghiệm ngoại khoá (ngoài lớp): nhƣ thí nghiệm vui trong các buổi vui
về hoá học nhƣ ngày lễ, hội vui, …
+ Thí nghiệm ở nhà: thí nghiệm đơn giản và dài ngày giao cho học sinh tự
làm ở nhà.
1.4.2. Ý nghĩa tác dụng của thí nghiệm
Thí nghiệm có vai trò hết sức quan trọng vì chúng không chỉ là phƣơng tiện,
công cụ lao động sƣ phạm của hoạt động dạy học mà giúp cho quá trình khám
phá, lĩnh hội tri thức của học sinh trở nên sinh động hơn, nhẹ nhàng hơn và đạt
hiệu quả cao hơn. Vì những lí do sau đây:
- Giúp học sinh dễ hiểu bài, hiểu chính xác, hiểu sâu hơn, nhớ lâu và vận
dụng tốt các kiến thức hoá học.
- Giúp nâng cao lòng tin của học sinh vào khoa học.
- Giúp kích thích hứng thú học tập bộ môn, tạo động cơ và thái độ học tập
tích cực đúng đắn.
- Giúp phát triển tƣ duy của học sinh.
Ngoài ra thí nghiệm biểu diễn còn có những ưu điểm riêng:
- Hình thành những kĩ năng thí nghiệm đầu tiên cho học sinh một cách

chính xác: động tác thí nghiệm của thầy khi biểu diễn thí nghiệm tác động trực
tiếp đến các giác quan của học sinh, làm cho họ hiểu, ghi nhớ và nhờ vậy mà hình
thành trong trí nhớ các em kĩ năng thí nghiệm chính xác.
- Tiết kiệm đƣợc thời gian, hoá chất và dụng cụ: thao tác thí nghiệm của
giáo viên đã trở thành kĩ xảo nên tốn ít thời gian. Hoá chất giáo viên sử dụng đúng
theo hƣớng dẫn kĩ thuật và với một bộ dụng cụ và hoá chất đem sử dụng, giúp học
sinh cả lớp hiểu đƣợc vấn đề nghiên cứu.
1.4.3. Những yêu cầu sư phạm về kĩ thuật biểu diễn thí nghiệm và biện
pháp đạt các yêu cầu đó
1.4.3.1. Bảo đảm an toàn
Giáo viên phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về đảm bảo an toàn cho


11

học sinh (và cho ngay cả giáo viên). Muốn vậy phải kiểm tra dụng cụ, hoá chất
trƣớc khi làm thí nghiệm; tuân thủ tất cả những qui định về bảo hiểm; năm
vững kĩ thuật thí nghiệm; làm đúng hƣớng dẫn, trau dồi kĩ năng thí nghiệm; luôn
luôn cẩn thận, bình tĩnh, đề cao tinh thần trách nhiệm và hiểu đƣợc nguyên nhân
của những trƣờng hợp xảy ra nguy hiểm.
1.4.3.2. Bảo đảm thành công
Muốn thí nghiệm bảo đảm thành công, giáo viên phải làm đúng kĩ thuật, các
hoá chất đảm bảo chất lƣợng và đúng nồng độ qui định, có kĩ năng thành thạo, phải
chuẩn bị chu đáo và làm thử nhiều lần trƣớc khi biểu diễn thí nghiệm trên lớp,
trƣờng hợp thí nghiệm không thành công cần bình tĩnh tìm nguyên nhân, tìm cách
khắc phục rồi làm lại. Nếu làm lại, thí nghiệm thành công sẽ không ảnh
hƣởng đến lòng tin vào khoa học của học sinh.
1.4.3.3. Thí nghiệm phải rõ, học sinh phải được quan sát đầy đủ
Khi biểu diễn thí nghiệm tất cả học sinh trong lớp phải quan sát đƣợc dấu
hiệu bên ngoài của thí nghiệm. Muốn vậy phải không đƣợc đứng che lấp thí

nghiệm, kích thƣớc dụng cụ và lƣợng hoá chất phải đủ lớn, bàn biểu diễn thí
nghiệm phải có độ cao hợp lí, ánh sáng tốt, có phông màu sắc thích hợp và thí
nghiệm phải có hiện tƣợng quan sát đƣợc.
1.4.3.4. Thí nghiệm phải đơn giản, dụng cụ thí nghiệm phải gọn gàng mĩ
thuật và đảm bảo tính khoa học
Các thí nghiệm đƣợc chọn làm thí nghiệm phải đơn giản về thiết bị, thời gian
tiêu tốn ít (thƣờng không quá 5 phút). Khi lắp dụng cụ thí nghiệm phải làm sao có
đƣợc bộ dụng cụ vừa đẹp mắt, vừa đơn giản mà thuận lợi cho việc quan sát của
học sinh, đảm bảo an toàn trong khi tiến hành thí nghiệm.
1.4.3.5. Số lượng thí nghiệm trong một bài vừa phải
Trong một tiết dạy không nên làm quá nhiều thí nghiệm, chỉ nên chọn 1 đến 3
thí nghiệm. Vậy vấn đề đặt ra là chúng ta chọn thí nghiệm nào làm thí nghiệm
biểu diễn:
- Chỉ nên chọn thí nghiệm phục vụ cho trọng tâm bài giảng.
- Thể hiện tính chất đặc trƣng của đối tƣợng nghiên cứu.


12

- Nếu có thể có nhiều thí nghiệm cùng một loại thì chọn thí nghiệm nào đặc
trƣng, đại diện cho thể loại đó.
1.4.3.6. Phải biết kết hợp chặt chẽ thí nghiệm biểu diễn với trình bày
bài giảng
Trong thực tế giảng dạy hoá học không ít giáo viên chƣa đáp ứng đƣợc yêu
cầu này. Để kết hợp tốt thí nghiệm biểu diễn với trình bày bài giảng thì trƣớc khi
biểu diễn giáo viên phải nói rõ mục đích của thí nghiệm, tác dụng của từng dụng cụ,
chuẩn bị cho học sinh quan sát, định hƣớng cho học sinh quan sát những gì.
Trong khi biểu diễn phải luyện tập cho học sinh quan sát các hiện tƣợng xảy ra
để họ nhận biết đƣợc các hiện tƣợng và đó là cơ sở để họ giải thích đƣợc các hiện
tƣợng và rút ra những kết luận khoa học của vấn đề nghiên cứu.

Trong thí nghiệm biểu diễn thì thí nghiệm là nguồn thông tin đối với học
sinh, còn lời nói của giáo viên giữ vai trò hƣớng dẫn sự quan sát và chỉ đạo sự suy
nghĩ của trò để đi đến kết luận đúng đắn hợp lí, qua đó họ lĩnh hội đƣợc kiến thức.
Lí luận dạy học đã tổng kết đƣợc bốn hình thức kết hợp lời nói của thầy với biểu
diễn thí nghiệm.
1.4.4. Sử dụng thí nghiệm trong dạy học hoá học
Thí nghiệm là một phƣơng tiện hết sức quan trọng trong dạy học hoá học.
Muốn cho việc sử dụng thí nghiệm đạt hiệu quả cao, trƣớc tiên là phải xác định
đúng mục đích, yêu cầu của thí nghiệm. Thí nghiệm bao giờ cũng kết hợp chặt
chẽ với bài học, phục vụ đắc lực cho việc lĩnh hội kiến thức của học sinh.
Có hai hình thức sử dụng thí nghiệm là sử dụng thí nghiệm theo phƣơng
pháp nghiên cứu và theo phƣơng pháp minh hoạ. Dựa vào các giai đoạn dạy học:
- Trƣớc khi học các lí thuyết chủ đạo nên sử dụng thí nghiệm hoá học theo
phƣơng pháp nghiên cứu. Lúc này coi thí nghiệm là nguồn cung cấp kiến thức cho
học sinh.
- Sau khi học các lí thuyết chủ đạo nên sử dụng thí nghiệm theo phƣơng
pháp minh hoạ. Lúc này chúng ta có thể gợi ý cho học sinh dựa vào lí thuyết chủ
đạo để dự đoán trƣớc tính chất của chất, sau đó làm thí nghiệm để minh hoạ. Ở đây
thí nghiệm có tác dụng kiểm chứng cho những dự đoán tính chất của chất.


13

Khi sử dụng thí nghiệm theo phƣơng pháp nghiên cứu cần hƣớng dẫn học
sinh quan sát và gợi ý để họ tự rút ra đƣợc các kiến thức mới. Cần khai thác triệt để
các hiện tƣợng quan sát đƣợc trong thí nghiệm để khắc sâu kiến thức cho học sinh.
1.4.5. Những hình thức cơ bản phối hợp lời nói của giáo viên với việc biểu
diễn thí nghiệm
1.4.5.1.Biểu diễn thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu
Biễu diễn thí nghiệm theo phƣơng pháp nghiên cứu có 2 hình thức:

- Hình thức 1 (biện pháp quan sát trực tiếp): Giáo viên vừa biểu diễn thí
nghiệm vừa dùng lời nói hƣớng dẫn học sinh quan sát. Học sinh trên cơ sở quan
sát trực tiếp nhận thức đƣợc tính chất của đối tƣợng nghiên cứu mà không cần suy
lí. Hình thức 1 áp dụng cho các đối tƣợng và quá trình đơn giản, có thể rút ra kết
luận nhờ quan sát trực tiếp.
- Hình thức 2 (biện pháp qui nạp): Giáo viên vừa biểu diễn thí nghiệm vừa
dùng lời nói hƣớng dẫn học sinh quan sát. Học sinh trên cơ sở quan sát, kết hợp
với vốn hiểu biết sẵn có của học trƣớc đó, giáo viên hƣớng dẫn họ làm sáng tỏ và
trình bày ra đƣợc những mối liên hệ giữa các hiện tƣợng mà học không thể nhận
thấy đƣợc trong quá trình tri giác trực tiếp. Hình thức 2 áp dụng cho các đối tƣợng
và quá trình phức tạp. Ở đây lời nói của giáo viên không chỉ có chức năng hƣớng
dẫn HS quan sát nhƣ hình thức 1 mà có tới 3 chức năng: hƣớng dẫn sự quan sát
trực tiếp của trò để giúp họ nắm vững những dấu hiệu chính và những giai đoạn
chính của thí nghiệm. Gợi ý cho trò tái hiện kiến thức cũ có liên quan cần thiết để
giải thích hiện tƣợng. Hƣớng dẫn trò tự giải thích hiện tƣợng (có sự giúp đỡ của
giáo viên) và tự đi đến kết luận. Biểu diễn theo phƣơng pháp nghiên cứu là một
phƣơng pháp tích cực, tính chất nhận thức của HS là chủ động và tự giành lấy kiến
thức. Ở đây thí nghiệm là nguồn thông tin, lời nói của GV chỉ có chức năng hƣớng
dẫn.
1.4.5.2. Biểu diễn thí nghiệm theo phương pháp minh hoạ
Biểu diễn thí nghiệm theo phƣơng pháp minh hoạ: có 2 hình thức.
- Hình thức 3 (biện pháp minh hoạ): Giáo viên dùng lời nói thông báo kết
quả thí nghiệm, sau đó biểu diễn thí nghiệm để minh hoạ cho thông báo của mình.


14

Hình thức này áp dụng cho những sự kiên và quá trình đơn giản nhƣ trong hình
thức 1. nhƣng khác với hình thức 1, trong hình thức này lời nói của thầy là nguồn
thông tin chính, còn thí nghiệm là nguồn thông tin minh hoạ.

- Hình thức 4 (biện pháp diễn dịch): Trƣớc hết giáo viên mô tả diễn biến
của thí nghiệm. Học sinh nghe thấy thầy mô tả nhƣng chƣa hiểu đƣợc vì sao lại có
những diễn biến nhƣ vậy. Để học sinh hiểu đƣợc diễn biến của thí nghiệm mà thầy
mô tả, giáo viên phải gợi ý để trò tái hiện lại kiến thức cũ có liên quan tới hiện
tƣợng thí nghiệm mà thầy mô tả, từ đó họ giải thích đƣợc các hiện tƣợng giáo viên
mô tả. Cuối cùng giáo viên biểu diễn thí nghiệm để minh hoạ cho sự mô tả của
mình. Hình thức này áp dụng cho các sự kiện và quá trình phức tạp. Trật tự thí
nghiệm và lời nói trong hình thức này là nghịch đảo của hình thức 2. Những tính
chất nhận thức của học sinh trong hình thức này ở mức độ nào đó cũng mang tính
thụ động. HS thu kiến thức trƣớc tiên từ lời nói của giáo viên, còn việc biểu diễn
thí nghiệm chỉ nhằm khẳng định hoặc cụ thể hoá các thông báo bằng lời của giáo
viên. Biểu diễn thí nghiệm theo phƣơng pháp minh hoạ tốn ít thời gian hơn so
với phƣơng pháp nghiên cứu.
1.5. Tổng quan học phần thí nghiệm thực hành dạy học hóa học cho sinh
viên sƣ phạm hóahọc trƣờng Đại học Sƣ phạm – Đại học Đà Nẵng [7]
1.5.1. Giới thiệu học phần
Học phần thí nghiệm thực hành phƣơng pháp dạy học hóa học là học phần
bắt buộc đối với sinh viên sƣ phạm hóa nhằm giúp ngƣời giáo viên tƣơng lai rèn
luyện các kĩ năng tiến hành một số thí nghiệm trong chƣơng trình trung học phổ
thông.
Số tín chỉ: 01
Giáo trình: “Thí nghiệm thực hành phƣơng pháp dạy học hóa học”. ThS Phan
Văn An- trƣờng Đại học Sƣ phạm- ĐHĐN.
Địa điểm: Phòng thí nghiệm phƣơng pháp dạy học hóa học tầng 2 nhà B2.
Thời gian: Từ 7h30 đến 11h00 hoặc từ 13h00 đến 17h00


15

1.5.2. Mục đích, yêu cầu của học phần “Thí nghiệm thực hành PPDH Hóa

Học”
1.5.2.1. Mục đích
- Rèn luyện cho sinh viên phân tích mục đích trí đức dục của từng thí
nghiệm, mối liên hệ của thí nghiệm với nội dung bài giảng, phƣơng pháp biểu
diễn và cách thức tổ chức cho học sinh phổ thông tiến hành thí nghiệm, phƣơng
pháp sử dụng của thí nghiệm đó vào các bài dạy hoá học cụ thể,…
- Rèn luyện cho sinh viên kỹ thuật và phƣơng pháp tiến hành thí nghiệm
đảm bảo hiệu quả và đáp ứng yêu cầu sƣ phạm ở trƣờng phổ thông.
- Rèn luyện cho sinh viên thành thạo, khéo léo, sáng tạo trong khi tiến hành
thí nghiệm, đề ra những phƣơng án cải tiến cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể
của trƣờng phổ thông và của các đối tƣợng học sinh.
- Rèn luyện tác phong sƣ phạm: bình tĩnh, chững chạc, tự tin.
1.5.2.2. Yêu cầu
Sinh viên phải nắm vững kỹ thuật tiến hành để thực hiện thành công thí
nghiệm, biết hƣớng dẫn và tạo điều kiện cho học sinh quan sát tốt các hiện tƣợng
xảy ra đồng thời biết phân tích và khai thác thí nghiệm phục vụ cho nội dung bài
giảng.
Sinh viên biết kết hợp thí nghiệm với lời nói và viết bảng một cách khoa học.
1.5.3. Quy định đối với SV trong học phần “ Thí nghiệm thực hành
PPDH Hóa Học”
1.5.3.1. Bước chuẩn bị cho bài thực hành thí nghiệm
- Sinh viên phải chuẩn bị cho các bài thí nghiệm thực hành theo mẫu,
đồng thời nghiên cứu kỹ E-Book và sách giáo khoa hoá học phổ thông để hiểu
đƣợc sơ bộ mục đích yêu cầu của thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm cũng nhƣ
dự định hình thức và phƣơng pháp tiến hành nhƣ giáo viên biểu diễn hay cho
học sinh tự làm, theo phƣơng pháp nghiên cứu hay phƣơng pháp minh hoạ,…
- Ôn tập lại những kiến thức cũ trong các học phần Hoá học đại cƣơng, Hoá
vô cơ, Hoá học hữu cơ, Hoá học phân tích, Hoá lý,… có liên quan đến những



×