Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP MÔN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 22 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
*****************************

BÁO CÁO THỰC TẬP MÔN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

Sinh viên: Lưu Thị Hồng Phượng
Lớp:
DH2CM1
Nhóm:
7
Mã SV: DC00203036


BÀI 1: VẬN HÀNH HỆ THỐNG SBR & XỬ LÝ SINH HỌC BẰNG DÒNG
CHẢY LIÊN TỤC
1.1.
Dụng cụ
- Ống đong hình chóp nón
- Máy bơm
- Máy sục khí
- Máy đo DO và pH
- Ống đong, cốc đong, bình tam giác…
1.2.
Hóa chất
- H2SO4 đặc, giấy lọc
- Các hóa chất đo COD
- …
1.3.
Tiến hành
Yêu cầu của giáo viên: Xử lý sinh học bằng dòng chảy liên tục



Nguyên lý hoạt động: Nước thải sẽ được bơm liên tục vào bể hiếu khí hòa trộn với
một lượng bùn hoạt tính có sẵn trong bể bằng cách sục khí để cung cấp oxy cho vsv.
Chất bẩn sẽ được hấp phụ lên bề mặt bùn hoạt tính tạo thành các bông bùn được dẫn
sang bể lắng, nước trong sẽ được thu ở trên; bùn lắng xuống 1 phần sẽ thải bỏ, còn 1
phần đem tuần hoàn để đảm bảo lượng bùn trong bể hếu khí được ổn định.
1.3.1. Lấy mẫu xác định COD
- Lấy 2 chai nhựa (1) & (2) để lấy 2 mẫu lần lượt là mẫu nước trong bể
hiếu khí và mẫu nước trong bể lắng.
- Đem bảo quản bằng 1ml H2SO4 đặc
 Đo COD sau 5 ngày
• Phá mẫu chai (1)
- Chuẩn bị 2 ống nghiệm sạch. Lấy 2ml mẫu cho vào mỗi ống nghiệm, tiếp
tục cho 1ml K2Cr2O7/HgSO4 và 3ml Ag2SO4/H2SO4.
- Đậy và vặn chặt nắp ống nghiệm. Lắc đều, rửa sạch bằng nước cất và lau
khô đem đi phá mẫu bằng bộ phá mẫu COD đã gia nhiệt 150 trong 2h.


Chai (2) tương tự và làm song song với chai (1)
Làm song song với mẫu trắng
Tắt nguồn điện bộ phá mẫu, đợi khoảng 20 phút để nhiệt độ nguội xuống
120 hoặc nguội hơn. Khi còn hơi ấm ấm đem đảo ngược vài lần rồi để
nguội xuống nhiệt độ phòng.
• Chuẩn độ.
Chai (1). Đổ cả 2 ống nghiệm sau khi phá mẫu vào bình tam giác 100ml,
tráng rửa sạch ống nghiệm thêm nước cất đến khoảng 50ml.
Thêm 3 giọt chỉ thị feroin, lắc đều.
Chuẩn độ bằng dung dịch chuẩn muối Morh 0,12N cho đến khi dung
dịch chuyển từ màu xanh sang nâu đỏ thì dừng. Ghi thể tích tiêu tốn VHK.
Chai (2) tương tự (1) => Ghi thể tích tiêu tốn VL.

Mẫu trắng tương tự => Ghi thể tích tiêu tốn VMT



-

-

Lấy mẫu xác định chỉ số SVI
- Lấy mẫu nước trong bể hiếu khí vào bình chóp nón tam giác 1000ml rồi
để lắng trong 30 phút. Ghi lại thể tích ta được V30ml
- Lấy 50ml nước trong bể hiếu khí cho lọc qua giấy (đã sấy và cân được
khối lượng m0). Sau khi lọc xong đem sấy ở 105 trong 1h đem cân được
khối lượng m1. Tính toán TSS => SVI
1.4.
Kết quả
1.4.1. Kết quả đo COD
+ V = 4ml : thể tích mẫu
+ VHK = 3,5 ml : thể tích muối Morh đem chuẩn độ mẫu chai (1) sau khi phá
mẫu.
+ VL = 3,7 ml : thể tích muối Morh đem chuẩn độ mẫu chai (2) sau khi phá
mẫu.
+ VMT = 3,9 ml : thể tích muối Morh đem chuẩn độ mẫu trắng sau khi phá
mẫu.
+ N: nồng độ muối Morh đem chuẩn độ 0,12N
- Chai (1)
(mg/l)
- Chai (2)
(mg/l)
Nhận xét: COD của nước trong bể hiếu khí cao hơn COD của nước sau khi qua bể

lắng, chứng tỏ nước sau khi qua bể lắng đã được xử lý 1 phần các hợp chất hóa học
do lượng oxy cần thiết trong nước sau bể lắng cần ít hơn nước trong bể hiếu khí.
1.4.2. Tính toán SVI
- V30ml = 50 ml/l
- Khối lượng giấy lọc đã sấy: m01 = 0,8 g; m02 = 0,823 g
- Khối lượng giấy lọc sau khi lọc V=50ml mẫu:
m1.1 = 0,818g; m1.2 =0,839g
 360 mg/l
 320 mg/l
 (TSS1+TSS2)/2 = 340 mg/l
 147 ml/g
1.3.2.


Nhận xét: SVI = 147 nằm trong khoảng 100 – 150 ml/g => bùn có khả năng lắng bình
thường.


1.1.

1.2.

1.3.

1.4.

BÀI 2: XỬ LÝ NƯỚC BẰNG PHƯƠNG PHÁP KEO TỤ
Dụng cụ, thiết bị
- Beaker 1000ml
- Bộ Jartest

- Máy đo độ đục, pH
- Pipet 5ml, 10ml
- Đũa thủy tinh
Hóa chất
- HCl 0,1M và 0,01M
- NaOH 0,1M và ,01M
- Phèn nhôm
Tiến hành
Yêu cầu của giáo viên: xác định vận tốc khuấy tối ưu
- Cho 500ml nước cần phân tích vào beaker 1000ml – sử dụng 3 beaker
- Cho 2g phèn nhôm vào cốc (coi 2g là lượng phèn tối ưu)
- Hiệu chỉnh pH về tối ưu. Giả sử pH tối ưu là 6,5.
- Khuấy nhanh bằng đũa thủy tinh trong vòng 1 phút
- Khuấy chậm bằng bộ jartest với vận tốc 10, 20, 30 phút.
- Sau khi khuấy để lắng 30 phút rồi đem đo độ đục
Kết quả
- Độ đục ban đầu của mẫu nước D0 = 214 NTU
- Quan sát hiện tượng
Mẫu
1(10 v/p)

Quan sát hiện tượng
Cặn lắng được nhiều, ít cặn
lơ lửng

2 (20 v/p)

Cặn lắng được ít hơn, nhiều
cặn lơ lửng hơn


3 (30 v/p)

Hầu như cặn không lắng

Vận tốc khuấy tối ưu
Beaker
1
pH
mphèn (g)
Vận tốc khuấy
10
(v/p)
Độ đục (NTU)
1,02

Giải thích
Do vận tốc khuấy chậm nên
lượng cặn ít bị di chuyển.
Vận tốc khuấy nhanh hơn
trong khi thời gian lắng vẫn
giữ nguyên nên cặn không
kịp lắng xuống.
Do tốc độ khuấy nhanh, thời
gian lắng không thay đổi.

-

2
6,5
2


3

20

30

1,07

1,94


Nhận xét : Qua biểu đồ ta thấy vận tốc khuấy càng tăng thì độ đục càng cao
 Vận tốc khuấy tối ưu là 10 phút do có độ đục thấp nhất.


BÀI 3: XỬ LÝ KHÍ BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRAO ĐỔI ION VÀ PHƯƠNG
PHÁP HẤP PHỤ
1.1.
Dụng cụ, thiết bị
- Tủ sấy
- Cân điện tử
- Beaker 1000ml
- Pipet các loại
- Giấy lọc
- Bình tam giác, bình định mức…
- Ống đong
1.2.
Hóa chất
- Giấy lọc

- EDTA
- HCl, NaOH
- Chỉ thị murexit
- Các hóa chất xác định hàm lượng Fe
1.3.
Tiến hành
 Mô hình

 Xác định khả năng khử sắt của hạt cation
- Chuẩn bị mẫu nước có chứa hàm lượng Fe
- Hàm lượng Fe ban đầu : 20mg/l (tức là cân 0,099 g FeSO4.7H2O pha
-

-

trong 1 lít nước)
Cho mẫu nước chạy qua máy trao đổi ion (chỉ trao đổi cation)
Bơm mẫu nước qua cột trao đổi ion
Lấy phần nước trong sau khi qua cột trao đổi ion đem xác định hàm
lượng Fe còn lại.
• Xây dựng đường chuẩn
Chuẩn bị 6 bình định mức 25ml có đánh số từ 0 ->5


-

Làm lần lượt theo các bước sau :

Bình số
0

1
2
3
4
5
2+
Dd Fe làm việc
0
0,5
1
1,5
2
3
(5mg/l)
H2O (ml)
10
Dd đệm axetat
2
(ml)
Thuốc thử 1-10
phenalthrolin
1
(ml)
Định mức đến
25ml để trong 15
25
phút
- Đem đo quang ở bước sóng 510nm
- Lập phương trình đường chuẩn Abs = aC+b
• Phân tích mẫu nước còn lại sau khi qua cột trao đổi ion.

- Cho 1ml axit H2SO4 đặc để axit hóa 100ml mẫu
- Lấy chính xác 50ml mẫu đã axit hóa ở trên
- Thêm 5ml K2S2O8 và đun sôi nhẹ trong khoảng 40 phút, đảm bảo không
cạn quá 20ml
- Làm nguội rồi chuyển vào bình định mức 100ml rồi thêm nước tới vạch
- Hút 20ml đ trên cho vào bđm 25ml, thêm 1ml đ đệm CH3COONH4, 1ml
thuốc thử 1,10 phenantrolin.
- Để phát triển màu 15 phút rồi đem đo quang
 Khảo sát sự ảnh hưởng của pH lên quá trình trao đổi ion
- Chuẩn bị mẫu nước có độ cứng > 300 mg CaCO3/l
- Độ cứng tổng ban đầu trong mẫu nước là 400 mgCaCO3/l ( tức là cân 0,4
-

g CaCO3 pha trong 1 lít nước)
Điều chỉnh pH = 7
Cho mẫu nước chạy qua máy trao đổi ion (chỉ trao đổi cation)
Bơm mẫu nước qua cột trao đổi ion
Lấy phần nước trong sau khi qua cột trao đổi ion đem xác định hàm
lượng độ cứng còn lại.
+ Lấy 50ml mẫu nước còn lại cho vào bình tam giác 100ml.
+ Lấy 2ml NaOH 2M điều chỉnh pH = 12 – 13
+ Cho ½ hạt gạo murexit, mẫu có màu hồng
+ Chuẩn độ bằng EDTA 0,01N cho đến khi dung dịch chuyển từ màu
hồng chuyển sang màu tím. Ghi thể tích tiêu tốn VMorh.


Kết quả
 Xác định khả năng khử sắt của hạt cation
1.4.


CFe2+(mg/l)
0
0,1
0,2
0,3
0,4
0,6

Abs
0
0,137
0,215
0,405
0,521
0,734

Abs Fe2+ sau xử lý: 0,085

 Cđo = = 0,065 (mgFe/l)
 Cmẫu = Cđo.f = 0,065= 0,406 (mgFe/l)

Nhận xét : Hiệu quả khử sắt của hạt trao đổi ion là

 Khảo sát sự ảnh hưởng của pH lên quá trình trao đổi ion
- Với pH = 7

CCa2+ = = 13 (mgCaCO3/l)
Trong đó:
+ VMorh = 1,3 ml: thể tích muối Morh tiêu tốn
+ N =0,01N: nồng độ của muối Morh

+ V = 50ml: thể tích mẫu đem chuẩn độ

 Hiệu quả khử độ cứng của hạt trao đổi ion là
-

Với pH = 3 => Hiệu quả = 98,34%
Với pH = 5 => Hiệu quả = 97,88%
Với pH = 8 => Hiệu quả = 96,25%
 Vẽ được đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa pH và hiệu quả xử lý


Nhận xét: dựa vào đồ thị ta thấy, pH càng tăng thì hiệu quả xử lý càng giảm.
Khi trong nước ban đầu có cùng một độ cứng, cùng phương pháp trao đổi ion nhưng
với pH khác nhau thì hiệu quả xử lý khác nhau.


1.1.

1.2.

1.3.

1.4.

BÀI 4: XỬ LÝ NƯỚC MÀU BẰNG THAN HOẠT TÍNH
Dụng cụ, thiết bị
- Ống đong, cốc đong, bình tam giác…
- Đũa thủy tinh
- Cân điện tử
Hóa chất

- Than hoạt tính nghiền nhỏ
- Phẩm màu : Xanh metylen 5%
- Hóa chất điều chỉnh pH : HCl, NaOH
- Giấy lọc
Tiến hành xác định thời gian hấp phụ tối ưu
Yêu cầu của giáo viên: xác định thời gian hấp phụ tối ưu
 Pha phẩm màu xanh metylen với nồng độ 100mg/l
+ Pha dung dịch xanh metylen 5%
Cân 1,25g metylen blue rồi pha trong bình định mức 25ml
Lấy 2ml dung dịch trên rồi định mức lên 1000ml ta được dung dịch xanh
metylen có nồng độ 100mg/l
 Chuẩn bị 4 bình tam giác có dán nhãn tương ứng với thời gian
khuấy là 15, 30, 45, 60 phút
 Cho 100ml xanh metylen vào bình tam giác
 Điều chỉnh về pH tối ưu, pH = 6
 Lấy 2ml mẫu ban đầu đo độ truyền qua T0 tại bước sóng 470
 Cân 0,3g than cho vào mỗi cốc
 Khuấy bằng đũa thủy tinh trong thời gian là 15, 30, 45, 60 phút
 Sau đó lọc than bằng giấy lọc
 Lấy dịch lọc đem đi đo độ truyền qua T tại bước sóng 470
Kết quả
Bình
m(g)
T (%)
D (g/l)
D0 (g/l)
V (m3)
a

1 (15’)

0,301
79,8
0,098

2 (30’)
0,305
82,5
0,083

3 (45’)
0,303
84,7
0,072

4 (60’)
0,302
87,5
0,058

3,79.10-5

4,27.10-5

0,187
10-4
2,96.10-5

3,41.10-5

Trong đó:

+ m: khối lượng than, (g)
+ T (%) : độ truyền suốt
+ D: Mật độ quang của dung dịch sau hấp phụ, (g/l)
D = 2 – lgT
+ D0 : Mật độ quang trong nước ban đầu, (g/l)
D0 = 2 – lgT0 = 2 – lg65= 0,187 g/l
+ V: thể tích nước ô nhiễm trong thiết bị hấp phụ (m3)
+ a: đại lượng hấp phụ
a = V(D0 – D)/m


Nhận xét: Dựa vào biểu đồ ta thấy thời gian khuấy hay thời gian hấp phụ càng tang
thì đại lượng hấp phụ hay dung lượng hấp phụ càng nhiều.
 Thời gian hấp phụ tối ưu là 60 phút


BÀI 5: XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN, KHỐI LƯỢNG RIÊNG, NHIỆT TRỊ,
ĐỘ ẨM, TVS, ĐỘ TRO CỦA CTR
1.1.
Dụng cụ, thiết bị
- Lò sấy
- Lò nung
- Cân
- Thùng
- Dụng cụ bảo hộ
- Máy đo nhiệt trị…
1.2.
Tiến hành
1.2.1. Xác định thành phần, tải lượng CTR
• Thành phần làm cá nhân

- Tiến hành cân rác từng ngày trong gia đình ghi lại khối lượng, chụp ảnh
trong 5 ngày ( từ 2/9 – 6/9)
- Số người trong gia đình: 4 người


Ngày

Ảnh chụp

Khối lượng

1

280g

2

265g

3

620g


4

190g

5


280g

Tổng

1635g = 1,635 kg
Tải lượng rác
Tải lượng rác = khối lượng rác / (số người ngày)
= 1,635 / (4 5) = 0,082 (kg/người.ngđ)
• Xác định thành phần thải rác theo nhóm lớn
- Tiến hành:
+ Mẫu CTR ban đầu được tập trung từ rác thải sinh hoạt, xây dựng từ
thành viên của từng nhóm có khối lượng khoảng 20 – 30kg. Sau khi tập
kết lại tiến hành xáo trộn đều bằng cách vun thành đống nhiều lần. Khi
mẫu đã trộn đều đồng nhất chia làm 4 phần bằng nhau.
+ Kết hợp 2 phần chéo nhau và tiếp tục trộn đều thành đống. Tiếp tục
làm như trên, chia 4 phần bằng nhau rồi lấy 2 phần chéo nhau (thực tế
làm là 2 lần). Khối lượng còn lại khoảng 2 – 4kg để phân tích thành
phần.
+ Mẫu được phân loại thủ công bằng tay. Mỗi thành phần sẽ được đặt
vào mỗi túi riêng.



+ Sau đó đem cân lên và ghi lại khối lượng của các thành phần.
- Kết quả
+ Khối lượng rác sau 2 lần chia là mCTR1 = 3kg
+ Phân loại và khối lượng từng thành phần
% trọng lượng
Hợp phần
Khoảng giá trị (kg)

Trung bình
Chất thải thực phẩm
1,1
36,67
Giấy
0,15
5
Chất dẻo
0,1
3,3
Cao su
0,05
1,67
Gỗ
0,3
10
Thủy tinh
1
33,33
Kim loại không thép
0,1
3,3
Nilon
0,2
6,67
Tổng hợp
3
Nhận xét:
Thành phần chất thải rắn ở trên đa phần là thực phẩm thừa. Ở Việt Nam,
thường xử lý bằng phương pháp chôn lấp. Ngoài ra, chúng ta có thể xử lý

bằng phương pháp ủ sinh học để tận dụng nguồn rác thải hữu cơ làm
phân bón.
- Đối với thủy tinh, kim loại không thép, cao su, giấy…có thể đem đi tái
chế lại để sử dụng hoặc làm thành các sản phẩm khác.
- Đối với túi nilon chúng ta không nên đốt hay chôn vì nó khó phân hủy..Ở
quy mô gia đình chúng ta nên tái sử dụng nó, và thay vì dung túi nilon thì
hãy dung túi giấy sẽ dễ xử lý hơn khi thu gom.
1.2.2. Xác định khối lượng riêng
• Tiến hành
- Mỗi nhóm nhỏ đem đi 1 túi rác (gồm 4 nhóm nhỏ)
- Tập hợp lại, trộn đều bằng kỹ thuật “một phần tư”
- Các bước tiến hành:
+ Đổ nhẹ CTR vào thùng thí nghiệm có thể tích đã biết cho đến khi đầy
đến miệng
+ Nâng thùng lên cách mặt sàn khoảng 30cm và thả rơi tự do xuống 4
lần.
+ Đổ nhẹ CTR vào thùng thí nghiệm để bù vào chất thải đã nén xuống.
+ Cân và ghi khối lượng của cả thùng thí nghiệm và CTR.
+ Trừ khối lượng cân được ở trên cho khối lượng của cả thùng thí
nghiệm => khối lượng của phần chất thải rắn thí nghiệm.
+ chia khối lượng tính được ở trên cho thể tích thùng thí nghiệm => khối
lượng CTR thí nghiệm.
+ Lặp lại thí nghiệm ít nhất 2 lần để có giá trị khối lượng riêng trung
bình.
• Kết quả
Thể tích thùng thí nghiệm: V = 22 lít = 0,022 m3
- Lần 1:
-



-

+ m thùng = 500 g = 0,5kg
+ m1thùng + CTR = 3,5 kg
 mCTR1 = m thùng - m1thùng + CTR = 3kg
 = 136,4 kg/m3
Lần 2:
+ m2thùng + CTR = 2,9 kg
 mCTR2 = 2,4kg
 = 109,09 kg/m3
 Khối lượng riêng trung bình D = (D1+D2)/2 = 122,75 kg/m3

1.2.3. Xác định độ ẩm, TVS, độ tro, nhiệt trị
• Tiến hành
- Nghiền nhỏ CTR bằng máy nghiền (CTR: rau, giấy vụn, bánh mì đem cắt

nhỏ rồi cho vào nghiền)
- Nặn thành những viên nhỏ (số lượng = 2 viên)
- Chuẩn bị bát nung bằng sứ, cân lên được m (g)
- Khối lượng bát có chứa mẫu, m0
 Khối lượng mẫu đã nặn ở trên, m1 (g)
- Đem sấy ở 105 trong 2h đến khối lượng không đổi,đem đi cân được ms
 Khối lượng mẫu sau khi sấy, m2 (g)
- Sau đó:
+ Lấy 1 viên (1) đã sấy ở trên đem nung ở 500 trong 1h, rồi cân lên được
mn (g)
 Khối lượng mẫu còn lại sau nung, m3 (g)
+ Viên (2) còn lại đem đi đo nhiệt trị bằng máy đo.
• Kết quả
Viên

1
2
m (g)
28,466
m0 (g)
29,962
ms (g)
28,79
mn (g)
28,482
m1 = m0 – m (g)
1,496
m2 = ms – m (g)
0,324
0,313
m3 = mn – m (g)
0,016

-

-

Độ ẩm của CTR
W = = 78,34%
Độ tro là X = (mn – m)100 = 1,6%
Tổng hàm lượng chất rắn bay hơi
TVS = (m2 – m3)100%/m2
= (0,324 – 0,016) 100/0,324
= 95,06%
Nhiệt trị là 16999 J/g




BÀI 6: LỌC XUÔI
1.1 Tiến hành
• Chuẩn bị mô hình
- 2 bình 10 lít có đục lỗ để nối ống dẫn nước
- Ống dẫn nước: đoạn trong bình có đục lỗ với khoảng cách đều nhau để
-

-

thu nước lọc ở dưới bình.
Vải ngăn cách vật liệu
Băng tan, keo nến, kéo để gắn ống dẫn nước với bình.
Bình đựng nước sau lọc khoảng 10 -20 lít
Vật liệu lọc: than hoạt tính dạng phân chuột, đá dăm, cát vàng, cát đen,
sỏi to có đường kính khoảng 2,5cm, sỏi vừa có đường kính khoảng1 –
1,5cm; sỏi nhỏ có đường kính khoảng 0,5 – 1cm.

Bình 1 gồm các lớp với chiều dày lần lượt từ dưới lên là:

+ Sỏi vừa: 3cm
+ Sỏi nhỏ: 8cm
+ Than hoạt tính: 5cm
+ Cát vàng: 2,5 cm
+ Cát đen: 5cm


-


Bình 2 gồm các lớp vật liệu với chiều dày lần lượt từ dưới lên là:

+ Sỏi to: 5cm
+ Đá dăm: 4cm
+ Than hoạt tính: 14cm

Chuẩn bị mẫu nước
Lần 1: mẫu ban đầu có độ đục là 459 NTU
Lần 2: mẫu ban đầu có độ đục là 891 NTU
Tiến hành rửa lọc và xếp mô hình
Tách riêng từng loại vật liệu lọc cho ra khay rồi tiến hành rửa sạch
Sau đó để ráo nước và xếp các lớp vật liệu vào bình theo chiều dày đã
định.
- Ở giữa mỗi lớp vật liệu (kích thước nhỏ) có vải ngăn cách để thuận tiện
cho việc tháo, rửa vật liệu lọc cũng như các lớp không bị xáo trộn vào
nhau.
• Tiến hành lọc
- Để bình 1 cao hơn bình 2 để nước tự chảy, bình 2 cao hơn mặt sàn để thu
nước tự chảy.
- Đổ nước vào bình 1 rồi cho nước tự chảy sang bình 2
- Khi nước bắt đầu chảy từ bình 2 ra bấm thời gian sau 2 phút lấy mẫu ở
bình 1 và 2 đi đo độ đục.
- Ghi lại thời gian lọc và lượng nước thu được để tính tốc độ nước chảy.
1.2. Kết quả
• Lần 1
- Thể tích đem đi lọc: 7,2l
- Độ đục ở:
+ Bình 1: 13,66 NTU
+ Bình 2: 9,95 NTU

- Thời gian lọc hết nước: 8 phút
- Lượng nước thu được: 6,6l


-


 Tốc độ lọc : v1 = 0,014 l/s
• Lần 2
- Thể tích đem đi lọc: 7,2l
- Độ đục ở:

-

+ Bình 1: 101 NTU
+ Bình 2: 84 NTU
Thời gian lọc hết nước: 10 phút
Lượng nước thu được: 6,5l
 Tốc độ lọc : v2 = 0,011 l/s

Nhận xét:
+ Ở lần lọc 1, độ đục ban đầu là 459NTU, sau khi qua mô hình lọc độ đục giảm còn
9,95 NTU => hiệu suất xử lý là 97,83%
+ Ở lần lọc 2, độ đục ban đầu cao hơn là 891 NTU, sau khi qua mô hình độ đục còn
84 NTU => hiệu suất xử lý là 90,57%
 Với cùng một mô hình xử lý, độ đục càng cao thì hiệu suất xử lý sẽ
kém, thời gian lọc lâu, tốc độ chậm.


ĐÁNH GIÁ ĐIỂM THÀNH VIÊN NHÓM 7 – LỚP DH2CM1


STT
1
2
3
4
5
6

Họ và tên
Nguyễn Thị Mơ
Nguyễn Thị Kiều Nga
Cao Thị Ngọc
Nguyễn Tùng Ngọc
Lê Thị Nhung
Lưu Thị Hồng Phượng (NT)

Điểm đánh giá
A
A
A
B
A
A



×