Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.26 KB, 11 trang )

Các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà Nước thu hồi
đất
Có thể thấy rằng, vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất là
một trong nội dung quan trọng trong thời gian qua các ngành, các cấp tập trung thực
hiện, Nhà nước ta đã ban hành chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dành
cho người bị thu hồi đất, từng bước hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện ngày càng
tốt hơn cho người có đất bị thu hồi ổn định đời sống và sản xuất. Tuy nhiên, trong
quá trình thực hiện, việc khiếu nại, so bì trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của
người có đất bị thu hồi và những người có liên quan vẫn xảy ra thường xuyên.
Vậy nên, một trong những nội dung chủ yếu mang tính đổi mới về lĩnh vực bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư quy định trong Luật Đất đai năm 2013 so với Luật Đất
đai năm 2003 là các nguyên tắc bồi thường về đất, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin chọn đề tài “Phân tích các
nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà Nước thu hồi đất? Nêu ý
nghĩa của việc quy định các nguyên tắc này?Anh (chị) có nhận định, đánh giá gì
về tính hiệu quả của nguyên tắc này khi áp dụng trong thực tế thời gian qua?”
làm đề tài cho bài tiểu luận của mình.
I. Khái niệm bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Theo quy định của pháp luật hiện hành, trong trường hợp cần thiết, Nhà nước thu
hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; lợi ích quốc gia; lợi ích công
cộng và các mục đích phát triển kinh tế thì người bị thu hồi đất được bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư.
- Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của
người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất
vi phạm pháp luật về đất đai. (khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai 2013)


- Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện
tích đất thu hồi cho người sử dụng đất. (khoản 12 Điều 3 Luật Đất đai 2013)
- Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu
hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển. (khoản 14 Điều 3 Luật Đất đai


2013)
- Tái định cư là việc bố trí chỗ ở mới, ổn định cho người bị thu hồi đất mà phải di
chuyển chỗ ở. Theo quy định của pháp luật thì khu tái định cư phải được xây dựng
cơ sở hạ tầng đồng bộ, đảm bảo đủ điều kiện bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
II. Các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy
định của pháp luật hiện hành.
1. Cơ sở pháp lý
Các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được quy
định cụ thể tại Điều 74, Điều 88 Luật Đất Đai 2013, hướng dẫn thực hiện tại Nghị
định 47/2014/NĐ-CP.
Nhằm đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị thu hồi đất, khắc
phục bất cập và điều tiết hài hòa giữa lợi ích Nhà nước, người sử dụng đất và nhà
đầu tư, đồng thời giảm thiểu và hạn chế các khiếu kiện của công dân trong việc bồi
thường, giải phóng mặt bằng khi bị thu hồi đất. Luật Đất đai năm 2013 vừa tiếp tục
kế thừa, luật hóa những quy định còn phù hợp đã và đang đi vào cuộc sống của
pháp luật đất đai năm 2003, nhưng đồng thời đã sửa đổi, bổ sung một số quy định
định mới nhằm tháo gỡ những hạn chế, bất cập của Luật Đất đai năm 2003. Về
nguyên tắc khi thực hiện thu hồi đất: Luật khẳng định một cách rõ ràng nguyên tắc
công khai, minh bạch và dân chủ trong công tác thu hồi đất thông qua các quy định
về các trường hợp Nhà nước thu hồi đất; quy định trình tự, thủ tục thu hồi đất; bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Để đảm bảo nguyên tắc dân


chủ, công khai, Luật này đã quy định theo hướng tăng cường hơn sự tham gia trực
tiếp của nhân dân trong việc đo đạc, kiểm đếm đất đai, tài sản gắn liền với đất và
xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; trách nhiệm đối thoại và giải
trình của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi người dân chưa có ý kiến đồng
thuận.
2. Nội dung nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
a. Nguyên tắc bồi thường

Các chế định bồi thường về đất, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong
Luật Đất đai năm 2013 được quy định tại 2 điều (Điều 41, 42 và 43) và trên thực tế
không thể thể chế, truyền tải hết các quy định mang tính nguyên tắc để thực hiện
thống nhất khi xử lý những vấn đề phức tạp phát sinh trong thực tiễn thu hồi đất,
bồi thường về đất, hỗ trợ và tái định cư tại các địa phương, các bộ, ngành. Khắc
phục hạn chế này, Luật Đất đai năm 2013 đã tách nguyên tắc bồi thường về đất và
nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà
nước thu hồi đất thành 02 điều riêng biệt (Điều 74 và Điều 88). Trong đó quy định
cụ thể các nguyên tắc bồi thường về đất và các nguyên tắc bồi thường thiệt hại về
tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất để các bộ, ngành, địa phương và
người thu hồi đất căn cứ vào đó thống nhất thực hiện. Nội dung cụ thể nguyên tắc
bồi thường như sau:
“Điều 74. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất
1. Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường
quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.
2. Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với
loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo


giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời
điểm quyết định thu hồi đất.
3. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan,
công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật”.
Nguyên tắc trên thể hiện khi nhà nước lấy đi phần lợi ích của người dân mà người
dân có đầy đủ điều kiện được bồi thường thì Nhà nước có trách nhiệm phải bồi
thường thiệt hại. Quy định trên phù hợp với nguyên tắc dân sự được quy định trong
Bộ luật dân sự 2005. Khi Nhà nước lấy đất thì bồi thường bằng đất cùng loại, nếu
không có đất cùng loại thì bồi thường bằng tiền với giá trị tương đương. Cách tiếp
cận này xuất phát từ quan niệm coi đất đai là tài sản có thể được trả thay bằng tiền
bồi thường để mua được một thửa đất tương đương. Quy định này cũng nhằm ngăn

ngừa tình trạng người bị THĐ đòi hỏi giá bồi thường quá cao do giá trị của đất đai
tăng lên từ việc chuyển mục đích SDĐ hoặc do sự đầu tư của Nhà nước mang lại.
Việc bồi thường phải dân chủ khách quan, tức là phải đảm bảo khi người dân bị thu
hồi đất mà có các đủ điều kiện nhận bồi thường, họ phải được bồi thường. Đây là
quyền liên quan tới lợi ích chính đáng mà không một ai hay tổ chức cá nhân nào
không cho họ thực hiện.
“ Điều 88. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản sản xuất, kinh doanh khi Nhà
nước thu hồi đất
1. Khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt
hại về tài sản thì được bồi thường.
2. Khi Nhà nước thu hồi đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải ngừng sản xuất, kinh
doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại”.


Đây là môt điểm mới của luật đất đai 2013 khi đã bắt đầu xem xét bồi thường về đất
không chỉ với tư cách là tài sản mà còn là tài nguyên và tư liệu sản xuất. Trên thực
tế, ngoài ý nghĩa là tài sản, đất đai còn là tài nguyên thiên nhiên, tư liệu sản xuất và
nguồn sống của con người. Vì đất là tư liệu sản xuất của người bị thu hồi đất nên
nhà đầu tư ngoài việc bồi thường giá trị như một tài sản còn phải bồi thường về thu
nhập, sinh kế cho người mất đất. Nếu chỉ là khoản hỗ trợ trong một thời gian nhất
định thì coi như đã phó mặc việc tìm sinh kế mới cho người mất đất. Do đó, thay vì
phó mặc gánh nặng hỗ trợ đào tạo nghề đối với người mất đất cho Nhà nước, nhà
đầu tư cần phải được yêu cầu cùng bàn bạc với người mất đất về cơ hội tìm sinh kế
mới cho họ; đồng thời, nhà đầu tư phải chi trả cho người mất đất một khoản tiền
tương ứng với mức thu từ sử dụng đất trước đây cho tới khi người bị mất đất có
nguồn thu nhập mới và theo nguyên tắc, càng để lâu, chi phí bồi thường càng lớn để
bắt buộc nhà đầu tư không thể trì hoãn. Theo nguyên tắc này, nhà đầu tư cần nghiên
cứu rất kỹ lưỡng đất đai trong bài toán đầu tư để chi phí ít nhất, chính quyền địa
phương cũng khó đánh đổi mọi giá cho sự phát triển, như vậy chắc chắn sẽ giảm

được tham nhũng từ đất đai và bảo vệ được nguồn lực đất đai.
b. Nguyên tắc hỗ trợ, tái định cư
Đây cũng được coi là một điểm mới của Luật Đất đai năm 2013. Khoản 1, Điều 83
quy định về nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Cụ thể như sau:
“1. Nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất:
a) Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy
định của Luật này còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ;
b) Việc hỗ trợ phải bảo đảm khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng
quy định của pháp luật.”


Thứ nhất, quy định về hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho hộ
gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông
nghiệp mà không có đất nông nghiệp để bồi thường
Thứ hai, quy định về hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho hộ
gia đình, cá nhân sử dụng đất ở kết hợp kinh doanh, dịch vụ mà nguồn thu nhập
chính từ hoạt động kinh doanh dịch vụ khi Nhà nước thu hồi đất ở mà phải di
chuyển chổ ở.
Thứ ba, một trong các hình thức hỗ trợ là hỗ trợ về chỗ ở, tái định cư. Nhằm khắc
phục tình trạng một số khu vực tái định cư chất lượng còn thấp, không đồng bộ về
cơ sở hạ tầng, chưa đảm bảo tiêu chí có điều kiện phát triển bằng hoặc tố hơn nơi ở
cũ. Nhiều địa phương chưa lập khu tái định cư chung cho các dự án tại địa bàn nên
nhiều dự án chưa có khu tái định cư đã thực hiện thu hồi đất ở, thậm chí có những
dự án mà người có đất bị thu hồi phải đi thuê nhà để ở nhiều năm mà vẫn chưa được
bồ trí vào khu tái định cư, Luật Đất đai năm 2013 đã quy định về lập và thực hiện
dự án tái định cư, bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất ở mà phải di chuyển
chỗ ở .
Tính dân chủ, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật
Ở cả trong nguyên tắc về bồi thường cũng như hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất đều
đề cập tới tính bảo đảm khách quan, công bằng, kịp thời, công khai minh bạch, dân

chủ, đúng pháp luật. Đây là một đòi hỏi khách quan trong quá trình thực thi các quy
định của pháp luật về bồi thường hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, vừa là
cơ chế để kiểm soát hoạt động này. Bởi tất cả nội dung, phạm vi, giới hạn, trình tự,
thủ tục…bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất đều do pháp luật
quy định. Việc thực hiện công khai minh bạch, dân chủ được thể hiện như sau:
- Quy định cụ thể những trường hợp Nhà nước THĐ do lỗi của người SDĐ gây ra
hoặc những trường hợp THĐ vì lý do đương nhiên; Trên cơ sở đó, Nhà nước thực


thi chính sách bồi thường, hỗ trợ, TĐC không giống nhau đối với các trường hợp
THĐ: (i) trường hợp THĐ sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc
gia, lợi ích công cộng và mục đích phát triển kinh tế thì người bị THĐ được Nhà
nước bồi thường về đất và bồi thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất bị thu hồi.
Đối với trường hợp thu hồi đất ở (THĐƠ), người bị THĐ ngoài việc được Nhà nước
bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất bị thu hồi còn được hưởng chính sách
TĐC. Trường hợp THĐ nông nghiệp của người trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà
không có đất để giao cho họ tiếp tục sản xuất, người bị THĐ nông nghiệp ngoài
việc được bồi thường về đất và tài sản trên đất còn được Nhà nước hỗ trợ trong việc
ổn định cuộc sống, đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp; (ii) trường hợp THĐ do lỗi của
người SDĐ gây ra thì người bị THĐ không được bồi thường về đất mà chỉ được bồi
thường thiệt hại về tài sản gắn liền với đất bị thu hồi.
- Quy định cụ thể thời hạn thông báo cho người bị THĐ biết về quyết định THĐ
nhằm tạo điều kiện để họ chủ động trong việc thu hoạch mùa màng, thu dọn đồ đạc,
di chuyển chỗ ở để sớm bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư Quy định cụ thể các
trường hợp Nhà nước THĐ để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế và trường
hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm
nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc,
kiểm đếm thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã
nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức
vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.

- Quy định cụ thể điều kiện được bồi thường khi Nhà nước THĐ tại Điều 75 Luật
Đất Đai 2013. Điều này góp phần làm giảm những tranh chấp, khiếu kiện không cần
thiết xung quanh việc bồi thường khi Nhà nước THĐ.
- Pháp luật đất đai hiện hành quy định rõ ràng trách nhiệm của Ủy ban nhân dân
(UBND) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong việc lập và thực hiện các dự án
TĐC trước khi THĐ để bồi thường bằng nhà ở, đất ở cho người bị THĐƠ mà phải


di chuyển chỗ ở. Khu TĐC được quy hoạch chung cho nhiều dự án trên cùng một
địa bàn và phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ
- Các quy định hiện hành về bồi thường, GPMB được công bố rộng rãi cho mọi
người dân biết thông qua những hình thức luật định.
3. Ý nghĩa của việc quy định các nguyên tắc
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, giữ vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế
- xã hội và sự ổn định đời sống của người dân. Trong quá trình phát triển đất nước
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc thu hồi đất để phục vụ cho lợi ích
quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế - xã hội là một quá trình tất yếu, tác
động rất lớn đến người bị thu hồi đất. Để bù đắp cho họ một phần thiệt thòi đó, Nhà
nước ta đã ban hành chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dành cho người bị
thu hồi đất, từng bước hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện ngày càng tốt hơn cho
người có đất bị thu hồi ổn định đời sống và sản xuất.
Với những nội dung sửa đổi, bổ sung quan trọng như đã nêu trên, việc thực hiện
quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị thu hồi đất sẽ được đảm bảo. Từ đó các cơ
quan có thẩm quyền của nhà nước có cơ chế pháp lý chặt chẽ, phù hợp để tổ chức
thực hiện việc thu hồi đất nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội cũng như lợi ích
công cộng, an ninh quốc phòng. Đồng thời hạn chế được tình trạng khiếu kiện,
khiếu nại đối với chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi bị thu hồi đất như
trong thời gian vừa qua.
Luật đã đặc biệt quan tâm tới sinh kế của người có đất thu hồi thông qua cơ chế bồi
thường bằng đất, bằng nhà, bằng tiền; quy định hỗ trợ ổn định cuộc sống tại nơi tái

định cư; nâng mức bồi thường đất nông nghiệp, chú trọng đào tạo nghề để chuyển
đổi nghề nghiệp cho người nông dân…


Ngoài ra, việc quy định nguyên tắc bảo đảm, dân chủ, khách quan, công bằng, kịp
thời, công khai, đúng pháp luật trong quá trình thực hiện có một ý nghĩa đặc biệt
quan trong sau đây:
Công khai, minh bạch và dân chủ trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sẽ giúp
cho người dân được tham gia trực tiếp bàn bạc những vấn đề liên quan đến quyền
và lợi ích chính đáng, hợp pháp của mình khi nhà nước thu hồi đất. Bởi mặc dù ở
nước ta đất đai thuộc sở hữu toàn dân, tuy nhiên nhà nước đã giao quyền chiếm
hữu, sử dụng đất cho người dân. Việc nhà nước thu hồi đất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
những lợi ích hợp pháp mà người sử dụng đất tạo ra trong quá trình sử dụng đất, vì
vậy họ cần phải được tham gia bàn bạc, đưa ra ý kiến, nguyện vọng thông qua đó
bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Việc thực hiện công khai minh bạch và dân chủ là một trong những giải pháp quan
trọng đề phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực đất đai nói chung và bồi thường,
hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất nói riêng. Thông qua việc công khai,
minh bạch các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư, người dân có thể tham gia tích cực, phát huy tính dân
chủ, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước và tố cáo các hành vi tiêu cực, trái
với quy định của pháp luật của những cán bộ, công chức trong quá trình thực thi
quyền hạn của mình. Từ đó góp phần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến bồi thường, hỗ
trợ, tái định cư.
Thông qua việc công khai, minh bạch, dân chủ người dân không chỉ nắm được các
quyền và nghĩa vụ của mình khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc
phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế mà còn có điều
kiện để bày tỏ những mong muốn, nguyện vọng của mình tới các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền. Các cơ quan nhà nước nắm được nguyện vọng của nhân dân để có

thể xem xét, giải quyết kịp thời, không để nảy sinh những mâu thuẫn trong quá trình
giải phóng mặt bằng. Điều này sẽ tạo tâm lí thoải mái, tạo lòng tin của người dân


vào các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, từ đó có thể hạn chế được
những tranh chấp khiếu kiện kéo dài.
III. Tính hiệu quả của nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà Nước thu
hồi đất khi áp dụng trong thực tế
Việc triển khai các dự án chủ yếu thu hồi vào đất nông nghiệp, đối tượng bị thu hồi
đất làm sản xuất nông nghiệp cũng chiếm đến 69%, tiếp đó là thu hồi vào đất ở tại
khu dân cư nông thôn. Việc thu hồi đất thực hiện các dự án nêu trên không chỉ ảnh
hưởng đến địa bàn sinh sống mà còn ảnh hưởng đến phương kế sinh nhai của các
hộ, đặc biệt là các hộ sản xuất nông nghiệp.Ở mỗi địa phương đều có những cách
làm, cách vận dụng khác nhau, vì thế mức độ hài lòng của người dân đối với chính
sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cũng rất khác nhau, thể hiện qua việc đánh giá
về mức độ ổn định đời sống, mức độ đảm bảo đời sống của nguồn thu nhập sau thu
hồi đất. Long An là địa phương có tỷ lệ cao nhất về số hộ hài lòng với cuộc sống
sau thu hồi đất, tuy nhiên tỷ lệ này cũng chỉ đạt 50%.
Kết quả điều tra cho thấy, 100% các hộ dân bị thu hồi đất đều không được tham gia
đào tạo trực tiếp mà được Nhà nước trả bằng tiền. Một số hộ đã đi học nghề, tuy
nhiên chỉ có 17% lao động đã học nghề có thể áp dụng ngành nghề đã đào tạo, còn
đến 83% lao động đi học nghề trả lời không áp dụng vào công việc ngành nghề đã
đào tạo. Trong 1.445 hộ phỏng vấn, chỉ có 345 lao động của các hộ này tìm kiếm
được công việc tại chính dự án đã thu hồi đất, 313 lao động của các hộ tìm kiếm
được công việc tại các dự án khác. Trong khi đó khả năng thu hút lao động vào các
khu công nghiệp còn thấp, chưa đến 35% tổng số lao động đang làm việc, chưa kể
một lượng lớn lao động không đáp ứng yêu cầu về tay nghề (chỉ có 27,23% lao
động bị thu hồi đất tốt nghiệp trung học phổ thông và 14% lao động được đào tạo
chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp hoặc học nghề). Tuy nhiên, phần lớn lao động tại
khu vực nông thôn hiện nay đều rơi vào độ tuổi đã khá cao, trên 35 tuổi, khó có thể

học những nghề đòi hỏi nhiều chất xám.


Việc tổ chức tái định cư cho các hộ dân có đất bị thu hồi trong thời gian qua đã
được các cấp, ngành quan tâm. Chỗ ở tái định cư và đời sống của người dân cơ bản
được đảm bảo. Thành phố Đà Nẵng là một trong những địa phương có nhiều cách
làm tốt trong thực hiện tái định cư, trong đó đã làm tốt việc chia sẽ lợi ích giữa các
nhà và người dân, chỉnh trang lại các khu đô thị, các tuyến phố, phát triển đô thị
kiểu mẫu ở Việt Nam. Qua điều tra các hộ dân thuộc diện tái định cư tại các địa
phương, có 230/275 hộ có ý kiến đề nghị tăng diện tích các căn hộ tái định cư, đất
dịch vụ; có 24/275 hộ có kiến nghị cần có chính sách ưu tiên cho người dân được
đăng ký mua đất thuộc các dự án phát triển nhà, đô thị với giá ưu đãi; một số hộ có
ý kiến đề nghị đổi đất theo tỷ lệ 100%, thực chất đây là phương án tối ưu nhất, tuy
nhiên không khả thi khi mà quỹ đất hiện nay tại các địa phương ngày càng bị thu
hẹp lại, các địa phương đa số vẫn bố trí việc tái định cư tại các điểm tập trung hoặc
có mức hỗ trợ để người dân có đất bị thu hồi có thể tạo lập cho gia đình một nơi ở
mới.
KẾT LUẬN
Thu hồi đất là một việc làm thường xuyên của Nhà nước vì mục đích quốc phòng an
ninh; lợi ích quốc gia; lợi ích công cộng và cấc mục đích phát triển kinh tế. Nhìn
chung, việc làm này là vì lợi ích công. Tuy nhiên, khi thực hiện thu hồi đất lại có sự
va chạm với các lợi ích trong xã hội, điển hình là lợi ích của những tổ chức, cá nhân
đang sử dụng đất trên thực tế. Để thực hiện việc làm này trước hết cần thực hiện
những nguyên tắc trên một cách chặt chẽ, quy củ và cân bằng được giữa hai lợi ích
là công và tư.



×